Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi học sinh giỏi lịch sử 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.47 KB, 3 trang )

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Năm: 2010 – 2011
Môn: Lịch sử 9
Thời gian: 90 phút
ĐỀ:
1. Vì sao nói công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Nêu ý nghĩa lịch sử của công xã
Paris? ( 3 điểm)
2. Nêu nội dung chủ yếu của cuộc duy tân Minh Trị ở Nhật? Những sự kiện nào chứng
tỏ Nhật đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc? (3 điểm)
3. Nguyên nhân nào dẩn đến sự liên kết khu vực các nước Tây Âu? Nêu quá trình liên
kết? (4 điểm)
4. Tại sao nói “hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức
với các dân tộc? (4 điểm)
5. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Đông Nam Á có những biến đổi to lớn
nào? Trong đó biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao? (4 điểm)
6. Vì sao Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai?.
(2điểm)
ĐÁP ÁN
1. Sở dĩ ta nói công xã Paris là nhà nước kiểu mới vì công xã tách nhà thờ ra khỏi nhà
nước, giải tán quân đội và cảnh sát củ.
- Thành lập lực lượng vũ trang và an ninh nhân dân.
- Quản lý những xí nghiệp mà tư sản bỏ chạy.
- Mọi người đều có việc làm.
- Chủ cầm đồ trả lại cho dân nghèo những vật đã cầm cố.
- Lập vườn trẻ và nhà giữ trẻ.
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, dạy không thu học phí.
* Ý nghĩa lịch sử: Tuy tồn tại 72 ngày nhưng công xã Paris là một hình ảnh đẹp của nhà
nước kiểu mới. Đã lật đổ chính quyền tư sản, là gương sáng để cổ vũ cho nhân dân toàn
thế giới đấu tranh vì tương lai tốt đẹp.
2.Cuộc Duy tân của Minh Trị Thiên Hoàng
_ Đứng trước nguy cơ có thể bị biến thành thuộc địa như các nước Châu Á khác. Thì


Minh Trị Thiên Hoàng đã sáng suốt thực hiện cuộc cải cách trong nước, nhằm cải cách
toàn bộ về: kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, văn hóa, giáo dục đưa nước nhật ra khỏi
khủng hoảng, bế tắc.
_ Kết quả: Nhật trở thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc
địa hay nữa thuộc địa.
Nhật bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc
_ Cuối thế kỉ XIX nhật chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc biểu hiện cho ta thấy đó
là sự ra đời của các công ti độc quyền như: Mitxưi và Mitxubixi.
_ Về chính trị: Nhật là nước quân chủ lập hiến, thi hành nhiều chính sách đối nội, đối nội
phản động. Nên được gọi là chủ nghĩa quân Phiệt hiếu chiến.
3.* Nguyên nhân dẩn đến sự liên kết khu vực các nước Tây Âu:
- Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh.
- Kinh tế không cách biệt nhau lắm.
- Các nước đều muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ. Nên đã liên kết với nhau hình thành
xu thế liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.
* Quá trình liên kết:
- Tháng 4 năm 1951 cộng đồng thang thép Châu Âu ra đời : Gồm 6 nước: Đức, Pháp, Bỉ,
Hà Lan, Lucxambua, Italia.
- Tháng 3 năm 1957 sáu nước trên thành lập “cộng đồng nguyên tử châu Âu” rồi “cộng
đồng kinh tế châu Âu” (EEC)
- Tháng 7 năm 1967 ba cộng đồng trên hợp thành cộng đồng châu Âu (EC)
- Tháng 12 năm 1991 hội nghị MaATơXríc (Hà Lan) quyết định với tên gọi mới là liên
minh Châu Âu (EU). Là một tổ chức liên minh chính trị lớn nhất thế giới.
- Tổng số nước thành viên năm 2004 là 25 nước; 2007 là 27 nước.
- Ngày 1- 1 – 1999 cho phát hành đồng tiều chung Châu Âu là ơRô (EURO)
4. Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều
kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật
vào sản xuất.
Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hào tan.
_ Là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn

nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường Thế Giới. Việc giữ gìn, bảo vệ
bản sắc Văn Hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, nếu
không nắm bắt thời cơ sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác.
_ Nếu nắm bắt thời cơ không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản
sắc dân tộc.
_ Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách đường lối phù hợp để phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
_ Trong những năm qua, đảng và nhà nước có nhiều chính sách, đường lối phù hợp. Nhờ
đó đất nước ta từng bước phát triển.
5. Những biến đổi to lớn của Đông Nam Á
_ Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Đông Nam Á có những biến đổi to lớn. Nổi
bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN (ASEAN từ 6 nước đã phát
triển thành 10 thành viên).
_ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ
chức thống nhất.
_ Trên cơ sở đó ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế. đồng thời xây
dựng một khu vực đông nam á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
_ Năm 1992 đông nam á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
_ Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm có 23 quốc gia. Lịch sử đông nam á bước
sang thời kì mới.
6. Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới:
- Nước Mỹ ở xa chiến trường được hai đại dương : Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
chở không bị tàn phá.
- Mỹ giàu lên trong chiến tranh thế giới thứ hai do được yên ổn phát triển sản xuất và bán
vũ khí hàng hoá cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.
- Thừa hưởng những thành tựu khoa học thế giới, tài nguyên thiên nhiên phong phú, công
nhân dồi giàu.
- Nhờ trình độ quản lý và tập trung tư bản.
* Dẫn chứng:
- Về công nghiệp: mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

- Về nông nghiệp: Mỹ gấp hai lần sản lượng nông nghiệp của năm nước: Anh, Pháp, Tây
Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.
- Nắm ¾ trử lượng vàng thế giới.
- Về quân sự: Mỹ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
* Từ năm 1973 đến nay công nghiệp Mỹ có phần suy giãm do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan:
- Do Tây Âu và Nhật Bản phát triển vươn lên cạnh tranh ráo riết.
- Kinh tế không ổ định thường xuyên khủng hoảng.
- Chi phối lớn chạy đua vũ trang lập căn cức quân sự và gây chiến tranh xâm lượt.
- Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn trong xã hội.

×