Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Điều tra và xác định bệnh xoăn vàng lá cà chua tại một số tỉnh đồng bằng sông hồng năm 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***





VŨ HỮU TUỆ





ðIỀU TRA VÀ XÁC ðỊNH BỆNH XOĂN VÀNG LÁ
CÀ CHUA TẠI MỘT SỐ TỈNH ðỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
NĂM 2012 - 2013





LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***



VŨ HỮU TUỆ




ðIỀU TRA VÀ XÁC ðỊNH BỆNH XOĂN VÀNG LÁ
CÀ CHUA TẠI MỘT SỐ TỈNH ðỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
NĂM 2012 - 2013






CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ : 60.62.01.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ VIẾT CƯỜNG





HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả



Vũ Hữu Tuệ











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè,
người thân và các cơ quan đơn vị.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Nông học,
cán bộ trung tâm bệnh cây nhiệt đới và ban sau đại học trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, trang bị những kiến thức bổ ích trong
suốt thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà
Viết Cường. người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, và
người thân giúp đỡ tôi tận tình trong thời gian thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013




Vũ Hữu Tuệ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii


DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC BIỂU ðỒ vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix

MỞ ðẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3

1.1.1. Triệu chứng bệnh 3

1.1.2. Tác nhân gây bệnh là một phức hợp loài 3

1.1.3. Hình thái của begomovirus gây bệnh xoăn vàng lá cà chua 5

1.1.4. Đặc điểm bộ gen của begomovirus gây bệnh xoăn vàng lá cà chua 5

1.1.5. Lan truyền của begomovirus 7

1.1.6. Môi giới truyền bệnh virus TYLCV: bọ phấn (Bemisia tabaci) 8

1.1.7 Phương pháp lây nhiễm nhân tạo bằng agroinoculatiion 9

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 12


Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
15

2.1 ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 15

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 15

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15

2.2 Vật liệu nghiên cứu 15

2.2.1 Thu thập mẫu, cây thí nghiệm và côn trùng môi giới 15

2.2.2 Thiết bị, dụng cụ và hoá chất nghiên cứu 15

2.3 Nội dung nghiên cứu 16

2.4 Phương pháp nghiên cứu 16

2.4.1 Phương pháp điều tra ngoài đồng ruộng 16

2.4.2 Phương pháp thu thập, bảo quản mẫu bệnh virus hại cà chua 16

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv

2.4.3 Lây nhiễm nhân tạo bệnh xoăn vàng lá cà chua bằng bọ phấn 17

2.4.4 Lây nhiễm nhân tạo bằng agroiculation 17


2.4.5 Giám định virus bằng ELISA 18

2.4.6 Phương pháp giám định virus gây bệnh bằng phương pháp PCR 19

2.5 Phương pháp tính và xử lý số liệu 21

2.5.1 Điều tra ngoài đồng ruộng 21

2.5.2 Thí nghiệm trong nhà lưới 22

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

3.1 Kết quả ñiều tra bệnh do virus hại cà chua tại Hà Nội và một số tỉnh
thuộc ñồng bằng Sông Hống năm 2012 - 2013 23

3.1.1 Mô tả triệu chứng bệnh 23

3.1.2 Tình hình bệnh virus hại cà chua dựa vào loại hình triệu chứng tại một
số tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng năm 2012 – 2013 25

3.1.3 Kết quả điều tra tình hình bệnh xoăn vàng lá cà chua và mật độ bọ phấn
trên cà chua tại Hà Nội và một số tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng năm 2012
- 2013 27

3.2 Kết quả lây nhiễm bệnh nhân tạo bệnh xoăn vàng lá cà chua bằng
phương pháp agroinoculation và truyền qua bọ phấn 42

3.2.1 Kết quả lây nhiễm bệnh nhân tạo bệnh xoăn vàng lá cà chua bằng
phương pháp truyền qua bọ phấn 42


3.3.2 Kết quả lây nhiễm bệnh nhân tạo bệnh xoăn vàng lá cà chua bằng
phương pháp agroinoculation. 44

3.3 Kết quả kiểm tra các mẫu bệnh virus hại cà chua thu thập ngoài ñồng
ruộng bằng kỹ thuật ELISA và PCR 45

3.3.1 Thu thập và bảo quản mẫu bệnh virus gây hại trên cà chua 45

3.3.2 Kết quả kiểm tra ELISA mẫu bệnh hại cà chua 47

3.3.3 Kết quả kiểm tra PCR xác định begomovirus gây hại cà chua 52

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình bệnh virus hại cà chua theo loại hình triệu chứng tại một
số tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng vụ xuân hè 2013 26
Bảng 3.2. Diễn biến của bệnh xoăn vàng lá và mật độ bọ phấn trên giống cà
chua Perfect 89 và Racha vụ xuân hè năm 2013 tại xã Cổ Bi - Gia Lâm – Hà
Nội 28

Bảng 3.3. Diễn biến bệnh xoăn vàng lá và mật độ bọ phấn trên giống cà chua
Magic và VT 3 vụ xuân hè năm 2013 tại xã Đa Tốn – Gia Lâm – Hà Nội 30
Bảng 3.4. Diễn biến bệnh xoăn vàng lá và mật độ bọ phấntrên giống cà chua
Magic và DV 2962 vụ xuân hè năm 2013 tại Văn Lâm – Hưng Yên 33
Bảng 3.5 : Diễn biến của bệnh xoăn vàng lá và mật độ bọ phấn trên giống cà
chua Grandeeva 3963 và Mec VL3500 năm 2012 – 2013 tại Hải Cường - Hải
Hậu – Nam Định 35
Bảng 3.6: Diễn biến bệnh xoăn vàng lá trên giống cà chua VL988, L66 vụ
đông xuân năm 2012 – 2013 tại Bình Nghĩa- Bình Lục- Hà Nam 38
Bảng 3.7: Diễn biến bệnh xoăn vàng lá trên giống cà chua BM199, VL642
năm 2012 – 2013 tại Quỳnh Vân – Quỳnh Phụ - Thái Bình 40
Bảng 3.8. Kết quả lây nhiễm bệnh nhân tạo bệnh xoăn vàng lá cà chua bằng
phương pháp truyền qua bọ phấn 43
Bảng 3.9. Kết quả lây nhiễm bệnh nhân tạo bệnh xoăn vàng lá cà chua bằng
phương pháp agroinoculation 44
Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra ELISA mẫu bệnh hại cà chua thu thập ngoài
đồng ruộng năm 2012 - 2013 49
Bảng 3.11. Các mồi chung và mồi đặc hiệu phát hiện begomovirus gây bệnh
xoăn vàng lá cà chua 53
Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra PCR phát hiện begomovirus bằng cặp mồi ccung
BegoAFor1/BegoARev1 trên các mẫu cà chua 54
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi

Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra PCR phát hiện Tomato leaf curl Hainan virus
bằng cặp mồi đặc hiệu ToLCHnVFor1 và ToLCHnVRev2 trên các mẫu cà
chua dương tính với begomovirus 57
Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra PCR phát hiện Tomato leaf curl Vietnam
(ToLCVV) bằng cặp mồi đặc hiệu To-F4 và To-R4 trên các mẫu cà chua
dương tính với begomovirus 59

Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra PCR phát hiện Tomato yellow leaf curl
Kanchanabury virus (TYLCKaV) bằng cặp mồi đặc hiệu TYKa-A-F1 và
TYKa-A-R1 trên các mẫu cà chua dương tính với begomovirus 61
Bảng 3.16. Kết quả kiểm tra PCR phát hiện mẫu begomovirus VNP93 bằng
cặp mồi đặc hiệu VNP93-A-F và VNP93-A-R trên các mẫu cà chua dương
tính với begomovirus 64





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii

DANH MỤC BIỂU ðỒ

Biểu Đồ 3.1 : Diễn biến bệnh xoăn vàng lá và mật độ bọ phấn trên giống cà
chua Perfect 89 và Racha vụ xuân hè năm 2013 tại xã Cổ Bi – Gia Lâm – Hà
Nội 29
Biểu đồ 3.2: Diễn biến bệnh xoăn vàng lá và mật độ bọ phấn trên giống cà
chua Magic và VT 3 vụ xuân hè năm 2013 tại xã Đa Tốn – Gia Lâm – Hà
Nội 31
Biểu đồ 3.3: Diễn biến bệnh xoăn vàng lá và mật độ bọ phấntrên giống cà
chua Magic và DV 2962 vụ xuân hè năm 2013 tại Văn Lâm – Hưng Yên 34
Biểu đồ 3.4: Diễn biến của bệnh xoăn vàng lá và mật độ bọ phấn trên giống cà
chua Grandeeva 3963 và Mec VL3500 năm 2012 – 2013 tại Hải Cường - Hải
Hậu – Nam Định 36
Biểu đồ 3.5: Diễn biến bệnh xoăn vàng lá trên giống cà chua VL988, L66
năm 2012 – 2013 tại Bình Nghĩa- Bình Lục- Hà Nam 39
Biểu đồ 3.6: Diễn biến bệnh xoăn vàng lá trên giống cà chua BM199, VL642

năm 2012 – 2013 tại Quỳnh Vân – Quỳnh Phụ - Thái Bình 41





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1. Triệu chứng khảm vàng 25
Hình 3.2. Triệu chứng xoăn vàng lá 25
Hình 3.3. Triệu chứng khảm dương xỉ 25
Hình 3.4. Triệu chứng cuốn lá, cây lùn 25
Hình 3.5: Điều tra và lẫy mẫu tại Thái Bình. 46
Hình 3.6: Điều tra và lẫy mẫu tại Hà Tây. 46
Hình3. 7: Cây cà chua có rìa mép lá cong và lá bị biến vàng 47
Hình 3.8: Kiểm tra ELISA phát hiện TYLCV, TYLCTHV và TSWV trên cà
chua 48
Hình 3.9: Chiết DNA và thực hiện phản ứng PCR phát hiện begomovirus trên
cà chua 55
Hình 3.10: Kiểm tra PCR phát hiện các begomovirus từ mẫu cà chua bằng cặp
mồi chung BegoAfor1/BegoARev1 56
Hình 3.11: PCR phát hiện Tomato leaf curl Vietnam (ToLCVV) bằng cặp
mồi đặc hiệu To-F4 và To-R4 trên các mẫu cà chua dương tính với
begomovirus 60
Hình 3.12: PCR phát hiện Tomato yellow leaf curl Kanchanabury virus
(TYLCKaV) bằng cặp mồi đặc hiệu TYKa-A-F1 và TYKa-A-R1 trên các
mẫu cà chua dương tính với begomovirus 62

Hình 3.14: PCR phát hiện virus VNP93 bằng cặp mồi đặc hiệu VNP93-A-F
và VNP93-A-R trên các mẫu cà chua dương tính với begomovirus 65





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TLB
MĐBP
SCPB
SCTN
TKTD
ELISA
PCR

Tỷ lệ bệnh
Mật độ bọ phấn
Số cây phát bệnh
Số cây thí nghiệm
Thời kỳ tiềm dục
Phương pháp Enzyme linked immunosorbent assay
Phương pháp polymerase chain reaction


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1

MỞ ðẦU

Cây cà chua bị tấn công bởi rất nhiều loài virus. Trong số bệnh virus
hại cà chua ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bệnh xoăn vàng lá được xem là
một bệnh cực kỳ quan trọng. Cây bệnh biểu hiện nhiều triệu chứng: cuốn lá
(cong lại hình thìa); mép lá (đặc biệt ở lá non) biến vàng; lá nhỏ hẹp; cây
nhiễm sớm còi cọc với tỷ lệ đậu quả rất thấp (Pico et al., 1996).
Nguyên nhân gây bệnh xoăn vàng lá cà chua khá phức tạp. Bệnh được
xem là một bệnh phức, có nghĩa là một bệnh nhưng do nhiều virus thuộc chi
Begomovirus, họ Geminiviridae gây ra (Moriones & Navas-Castillo, 2000).
Có khoảng 60 begomovirus hại cà chua đã được công bố trên thế
giới
(Stanley et al., 2005). Các begomovirus không truyền qua hạt giống
nhưng
lan truyền trên đồng ruộng bằng bọ phấn (
Bemisia tabaci
) theo kiểu
bền
vững tuần hoàn (Pico et al., 1996). Các begomovirus có hình thái phân tử dạng
hình cầu kép (hình chuỳ) và có bộ gen DNA sợi vòng đơn, kích thước
khoảng
2,6 - 2,8 kb (Stanley et al., 2005).
Trong số bệnh virus hại cà chua ở Việt Nam, bệnh xoăn vàng lá được
xem là bệnh quan trọng nhất. Hiện nay tỉ lệ nhiễm bệnh xoăn lá trên các
ruộng trồng cà chua thường rất cao, có khi tới 100 %.
Ở Việt Nam, đã có ít nhất 5 loài begomovirus được xác định gây ra bệnh
xoăn vàng lá cà chua. Loài thứ nhât là
Tomato leaf curl Vietnam virus


(ToLCVV), được phân lập từ cây cà chua bị bệnh xoăn lá ở miền Bắc vào năm
2001 (Green et al.,
2001). Loài thứ hai là
Tomato yellow leaf curl
Kanchanaburi

(TYLCKaV), được phân lập đầu tiên ở tỉnh Kanchanaburi
(Thái Lan) vào
năm 2002 (Green et al., 2002) và được phát hiện thấy trên
cây cà chua tại
Việt Nam vào năm 2005 (mã số Genbank của mẫu Việt Nam là
DQ169054, -55). Gần đây hơn, từ một mẫu cà chua bị bệnh xoăn lá thu thập tại
Hà Nội, cùng với ToLCVV, một loài begomovirus thứ ba cũng đã được phân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2

lập. Các phân
tích phân tử đã cho thấy loài thứ ba này là một loài mới và
được đặt tên là
Tomato yellow leaf curl Vietnam virus
(TYLCVNV) (Hà Viết
Cường ett al., 2008). Một khảo sát gần đây nhất (Hà Viết Cường et al., 2011) đã
xác định 2 loài begomovirus nữa trên cà chua ở miền Bắc là
Tomato leaf curl
Hainan virus
(ToLCHV) và
Tomato leaf curl Hanoi virus
(ToLCHanV) trong
đó ToLCHanV là loài mới.

Việc nghiên cứu bệnh virus đã cho thấy rằng số lượng begomovirus trên
thế giới rất nhiều, Tuy nhiên những nghiên cứu để xác định số lượng
begomovirus ở Việt Nam vẫn còn ít. Hơn nữa, Việt Nam đã được xác định là
trung tâm đa dạng của begomovirus, do vậy việc xác định số lượng loài
begomovirus là cực kỳ quan trọng. Để góp phần thực hiện yêu cầu cấp thiết đó,
dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Viết Cường, chúng
tôi thực hiện đề tài:

ðiều tra và xác ñịnh bệnh xoăn vàng lá cà chua tại một số tỉnh ñồng
bằng Sông Hồng năm 2012 - 2013”

Mục ñích
Xác định chính xác thành phần begomovirus tại một số tỉnh đồng bằng
Sông Hồng năm 2012 – 2013.
Yêu cầu
- Điều tra bệnh xoăn vàng lá tại một số tỉnh thuộc ĐBSH
- Thu thập các mẫu bệnh ngoài đồng ruộng thuộc địa bàn điều tra và
một số tỉnh miền Bắc.
- Xác định begomovirus gây bệnh bằng các kỹ thuật ELISA, PCR trên
các mẫu thu thập và các mẫu sẵn có.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bệnh xoăn lá cà chua được ghi nhận đầu tiên trên thế giới từ cuối những
năm
40 tại Israel. Các vụ dịch bệnh đã xuất hiện rải rác vào những năm

60,trở
thành nghiêm trọng vào đầu những năm 70 khi thiệt hại năng suất có
thể đạt 100 %. Vào cuối những năm 70, tất cả các vùng trồng cà chua tại Trung
Đông đã bị nhiễm bệnh. Bệnh đã được báo cáo tại vùng Đông Nam Á (Thái
Lan và cả Đài Loan), châu Phi và Châu Âu vào những năm 80. Bệnh lần đầu
tiên được công bố tại Châu Mỹ vào năm 1993. Hiện nay, bệnh xoăn vàng lá đã
trở thành bệnh virus quan trọng nhất trên cây cà chua khắp thế giới (Czosnek
& Laterrot, 1997; Moriones & Navas-Castillo, 2000; Pico et al., 1996).
1.1.1. Triệu chứng bệnh
Bệnh xoăn vàng lá xuất hiện triệu chứng trong vòng 2-4 tuần sau khi
nhiễm bệnh và phát triển đầy đủ triệu chứng trong vòng 2 tháng. Triệu chứng
có thể thay đổi theo điều kiện môi trường, giai đoạn sinh trưởng và điều kiện
sinh lý của cây tại thời điểm nhiễm bệnh (Pico et al., 1996).
Triệu chứng sớm nhất là lá cong xuống dưới vào phía bên trong. Về
sau, lá không có hình dạng, nhỏ hẹp, biến vàng từ mép và chót lá lan vào giữa
gân; lá cuốn cong lên phía trên thành hình thuyền; lá non biến vàng mạnh, giòn
và nhỏ hẹp. Cuống lá có thể xoắn vặn. Cây lùn còi cọc, mọc nhiều cành
nhánh nhỏ, đốt thân ngắn. Cây nhiễm sớm thường không ra quả do hoa bị
rụng (Pico et al., 1996). Tuy nhiên triệu chứng do các begomovirus khác nhau
gây ra trên cà chua thường tương tự nhau và không thể phân biệt được.
1.1.2. Tác nhân gây bệnh là một phức hợp loài
Trước những năm 90, tác nhân gây bệnh xoăn vàng lá cà chua đã được
xác định do các begomovirus (chi Begomovius, họ Geminiviridae) truyền qua
bọ phấn (Bemisia tabaci) gây ra. Các begomovirus gây bệnh thường được đặt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4

tên theo cây ký chủ (tomato) và triệu chứng (chủ yếu dưới 2 dạng xoăn lá
(leaf curl) và biến vàng (yellow)) nên tên virus gây bệnh thường là “Tomato
yellow leaf curl virus” và tên các isolate virus gây bệnh thường được kèm

theo 1 từ chỉ địa phương nơi bệnh xuất hiện; ví dụ Tomato yellow leaf
curl - Is (TYLCV-Is) phân lập từ Israel, Tomato yellow leaf curl - Sar
(TYLCV-Sar) phân lập từ Sardinia -Ý, Tomato yellow leaf curl - Th (TYLCV-
Th) phân lập từ Thái Lan (Czosnek & Laterrot, 1997; Moriones & Navas-
Castillo, 2000). Do có ít lựa chọn trong việc đặt tên, các tác giả cũng có xu
hướng lấy chỉ triệu chứng xoăn lá “leaf curl” để đặt tên virus; chẳng hạn
Tomato leaf curl virusAu (ToLCV-Au) phân lập từ Úc (Stonor et al.,
2003) Tomato leaf curl Guzarat virus (ToLCGV) (Chakraborty et al.,
2003) mặc dù các virus này đều tạo triệu chứng biến vàng trên cà chua.
Từ những năm 90 trở lại đây, sự tiến bộ của công nghệ sinh học đã cho
phép giải trình tự toàn bộ bộ gen virus một cách dễ dàng. Các virus gây bệnh
xoăn vàng lá cà chua đầu tiên được giải mã toàn bộ bộ gen là TYLCV-Sar
(Kheyr-
Pour et al., 1991) và TYLCV-Is (Navot et al., 1991). Từ đó đến
nay, số lượng bộ gen begomovirus gây bệnh trên cà chua nói riêng và trên
các cây
trồng và cây dại khác được giải mã toàn bộ đã gia tăng nhanh chóng
(389 vào năm 2005) (Fauquet & Stanley, 2005). Dựa vào các phân tích phân tử,
Ủy ban Phân loại Virus Quốc tế (International Committee on Taxonomy of
Viruses -ICTV) đã xác định ngưỡng phân biệt loài begomovirus là 89 % tương
đồng chuỗi nucleotide cho DNA-A (Fauquet & Stanley, 2003). Chỉ tiêu này đã
cho phép tách được nhiều begomovirus, vốn được xem là các isolate khác
nhau của cùng một loài gây bệnh xoăn vàng lá cà chua, thành các loài phân
biệt; ví dụ TYLCV-Sar trở thành loài Tomato yellow leaf curl Sardinia
virus (TYLCSV), TYLCV-Ch trở thành loài Tomato yellow leaf curl China
virus (TYLCCNV), TYLCV-Th trở thành loài Tomato yellow leaf curl
Thailand virus (TYLCSV) và isolate TYLCV-Is phân lập từ Israel, do quyền
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5


ưu tiên, được công nhận là loài Tomato yellow leaf curl virus (TYLCV).
Tương tự, Tomato leaf curl virus - Taiwan (ToLCV-TW) trở thành
loài
Tomato leaf curl Taiwan virus (ToLCTWV), Tomato leaf curl virus -
New
Delhi
(ToLCV-ND) trở thành loài Tomato leaf curl New Delhi
virus
(ToLCNDV), và isolate ToLCV-Au phân lập đầu tiên từ Úc, do quyền
ưu tiên, được công nhận là Tomato leaf curl virus (ToLCV) (Fauquet et al.,
2003; Stanley et al., 2005).
Như vậy, tác nhân gây bệnh xoăn vàng lá cà chua được xem là một phức
hợp các loài khác nhau (Moriones & Navas-Castillo, 2000). Hậu quả là, dựa
trên triệu chứng quan sát, bệnh không thể được gán cho một loài begomovirus
cụ thể trừ phi danh tính của virus đã được xác định.
1.1.3. Hình thái của begomovirus gây bệnh xoăn vàng lá cà chua
Các begomovirus gây bệnh xoăn vàng lá cà chua nói riêng và
begomovirrus nói chung thuộc chi Begomovirus (họ Geminivirus). Các
geminivirus đều có cấu trúc phân tử (virion) tương tự nhau bao gồm 2
hình cầu 20 mặt (icosahedron), mỗi mặt là 1 tam giác đều với số đơn vị tam
giác (T) trên mỗi mặt = 1, nối với nhau để tạo ra phân tử hình cầu đa diện kép
(gemini). Do nối với nhau nên 2 hình cầu này không hoàn thiện dẫn tới trên
mỗi hình cầu chỉ có 55 tiểu phần protein (protein vỏ) được xắp xếp thành 11
đơn vị hình thái, mỗi đơn vị gồm 5 tiểu phần protein (pentameric capsomer).
Kết quả là toàn bộ phân tử có 110 tiểu phần và 22 đơn vị hình thái (Gafni,
2003; Zhang et al., 2001).
1.1.4. ðặc ñiểm bộ gen của begomovirus gây bệnh xoăn vàng lá cà chua
Các begomovirus là các virus thực vật có bộ gien DNA vòng đơn có
kích
thước khoảng 2.6 - 2.8 kb. Chúng hoặc có bộ gien kép gồm 2 phân tử

DNA
sợi vòng đơn gọi là DNA-A và DNA-B hoặc có bộ gien đơn tương
đương
DNA-A (Seal et al., 2006)
Đối với các virus có bộ gien đơn thì DNA-A của chúng chứa 6 gien
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6

được tổ chức theo 2 chiều ngược nhau. Trên chiều kim đồng hồ (chiều virus) có
2 gien
là (i) V1 mã hóa vỏ protein có chức năng chính là tạo vỏ phân tử
virus, lan
truyên qua vector, vận chuyển bộ gien virus vào và ra khỏi nhân tế
bào ký chủ và vận chuyển bộ gien virus giữa các tế bào; và (ii) V2 mã hóa
protein V2 có chức năng liên quan đến vận chuyển virus giữa các tế bào. Trên
chiều ngược kim đồng hồ (chiều sợi tương đồng virus) có 4 gien là (i) C1 mã
hóa protein
tái sinh hay còn gọi là protein Rep có chức năng chính là cắt -
nối bộ gien
virus tại một vị trí đặc biệt ở vùng nguồn gốc tái sinh và tương tác
với protein ký chủ để tạo điều kiện thuận lợi cho tái sinh virus, (ii) C2 mã hóa
1 protein hoạt hóa phiên mã, (iii) C3 mã hóa 1 protein tăng cường tái sinh và
(iv) C4 mã hóa protein C4 với chức năng liên quan đén phổ ký chủ và phát triển
triệu chứng (Seal et al., 2006).
Giữa 2 vùng gen mã hóa ngược chiều nhau ở trên là một vùng không mã
hóa chứa nguồn gốc tái sinh (ori = origin of replication) gồm (i) các chuỗi lặp
đảo (iteron) cần thiết cho sự nhận biết và gắn kết của protein Rep (Fontes et
al.,
1994) và (ii) một cấu trúc thân - thòng lọng trong đó chuỗi AATACTAT
trên vùng thòng lọng là giống nhau ở tất cả các begomovirus và vị trí TA cuối

cùng là nơi protein Rep cắt và nối bộ gien begomovirrus trong quá trình tái
sinh (Laufs et al., 1995).
Đối với các begomovirus có bộ gien kép thì DNA-A có tổ chức bộ
gienome và chức năng các gien tương tự như DNA-A của các begomovirus có
bộ gien đơn (tên các gien được thêm ký tự A vào đằng trước thành AV1, AV2,
AC1,
AC2, AC3 và AC4); còn DNA-B của chúng chỉ chứa 2 gien được sắp
xếp
theo 2 chiều ngược nhau và mã hóa 2 protein là (i) protein con thoi có
chức năng vận chuyển bộ gien virus vào và ra khỏi nhân tế bào và (ii) protein
vận chuyển có chức năng vận chuyển bộ gien virus giữa các tế bào ký chủ
(Gafni & Epel, 2002)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7

1.1.5. Lan truyền của begomovirus
Tất cả các begomovirus lan truyền ngoài tự nhiên nhờ bọ phấn (B.
tabaci)
theo kiểu bền vững tuần hoàn. Chưa có bằng chứng chứng minh
begomovirus nhân lên trong cơ thể bọ phấn (Czosnek et al., 2002).
Bọ phấn dùng vòi chọ vào mô mạch dẫn để hút dịch cây từ mạch
phloem.
Virus được hút qua vòi, tới diều, thấm qua màng ruột vào xoang cơ
thể, đạt tới tuyến nước bọt và cuối cùng vào ống nước bọt. Nghiên cứu với
TYLCV cho thấy thời gian chích nạp và chích truyền tối thiểu của bọ phấn là
khoảng
15 - 20 phút. Kể từ khi bắt đầu chích nạp, virus được phát hiện có
mặt ở
phần đầu sau khoảng 10 phút, ở ruột giữa.sau khoảng 50 phút, ở xoang

cơ thể sau khoảng 90 phút và ở tuyến nước bọt sau khoảng 7 giờ. Thời gian từ
khi virus được phát hiện thấy ở tuyến nước bọt tới khi bọ phấn có thể truyền
được bệnh là khoảng 1 giờ. Như vậy thời kỳ ẩn của TYLCV trong cơ thể bọ
phấn là khoảng 8 giờ (Czosnek et al., 2002)
Thí nghiệm với TYLCV cũng cho thấy, số lượng virus được tích lũy đạt
cực đại (khoảng 600 triệu phân tử virus) nếu để bọ phấn chích nạp trên cây
bệnh 12 giờ. Thời gian này đối với TYLCSV là 24 giờ (Czosnek et al., 2002)
Sau thời gian chích nạp khoảng 1-2 ngày, virus có thể được duy trì
trong cơ
thể bọ phấn nhiều tuần (3 tuần đối với TYLCSV) hoặc cả đời như
đối với
TYLCV (Czosnek et al., 2002).
Virus có thể truyền qua giao phối từ bọ phấn đực sang bọ phấn cái và
ngược lại. Đã có bằng chứng cho thấy TYLCV có thể truyền qua trứng mặc dù
tỷ lệ
truyền bệnh của bọ phấn trưởng thành phát triển từ trứng mang virus là
rất
nhỏ. Trái lại, thí nghiệm với Tomato mottle virus (ToMoV) cho thấy bọ
phấn không truyền virus này qua trứng (Czosnek et al., 2002; Ghanim et al.,
1998). Một cá thể bọ phấn có thể truyền bệnh sau khi chích nạp 24 giờ mặc dù
tỷ lệ
truyền bệnh không cao; tỷ lệ truyền bệnh đạt 100 % nếu sử dụng 5 - 15
bọ
phấn. Bọ phấn cái truyền virus hiệu quả hơn bọ phấn đực và hiệu quả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8

truyền tốt nhất khi bọ phấn trưởng thành ở 1 -2 tuần tuổi và giảm dần theo thời
gian
sinh trưởng của bọ phấn. Hiệu quả truyền virus giảm theo tuổi là do

lượng
virus được chích nạp giảm (Czosnek et al., 2002).
1.1.6. Môi giới truyền bệnh virus TYLCV: bọ phấn (Bemisia tabaci)
Bọ phấn
Bemisia tabaci
(Gennadius, 1989) thuộc họ rầy phấn
(Aleyrodidae), bộ Homoptera. Khả năng truyền virus TYLCV đã được nhiều
nghiên cứu khẳng định, do đó diễn biến của loài này trên đồng ruộng có ảnh
hưởng lớn tới cây trồng đặc biệt là cây cà chua.
Theo Gerling và cộng sự (1996) bọ phấn
Bemisia tabaci
hoàn thành
một vòng đời khoảng 20 - 30 ngày ở điều kiện thích hợp, trung bình có
khoảng 11 - 15 lứa/năm. Bọ phấn thích hợp và phát triển mạnh ở điều kiện
khô nóng. Mưa nhiều làm giảm mật độ bọ phấn. Bọ phấn không khỏe chỉ có
thể dịch chuyển những khoảng ngắn để tìm những bộ phận non của cây. Tuy
nhiên nếu điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi chúng có thể di chuyển hàng triệu
con với khoảng cách dài hơn. Chúng thường chích hút và bay vào buổi sáng,
buổi chiều mát. Để tránh ánh sáng mặt trời, chúng núp vào mặt dưới của lá.
Điều này phù hợp với phân bố chủ yếu ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Diễn biến mật độ bọ phấn trong năm tùy theo điều kiện sinh thái từng
vùng. Murugan (2001) đã đặt bẫy dính bọ phấn theo dõi mật độ bọ phấn trên
cánh đồng bông ở Coimbatace (Ấn Độ) cho thấy: từ tháng 9 đến tháng 3 năm
sau lượng mưa thấp, nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng lớn với ẩm độ trung
bình tạo điều kiện cho bọ phấn sinh sôi nảy nở nhanh chóng nên mật độ bọ
phấn cao, từ tháng 5 đến tháng 8 mưa nhiều nên mật độ bọ phấn thấp, đỉnh
cao của mật độ bọ phấn khoảng tháng 11 đến tháng 1 năm sau.
Ở Tây Ban Nha, mật độ bọ phấn trên cánh đồng cà chua có 2 đỉnh cao:
khoảng tháng 7 – 8 và tháng 1 và tháng 2 năm sau (Ramos, 2001).
Như vậy sự tăng hay giảm mật độ bọ phấn ở mỗi vùng phụ thuộc vào

nhiệt độ, ẩm độ và cây trồng vùng đó. Theo dõi diễn biến mật đọ bọ phấn trên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9

đồng ruộng để tiến hành công tác dự tính dự báo, để có biện pháp phòng trừ
thích hợp.
Phạm vi kí chủ của bọ phấn
Bemisia tabaci
rất rộng, do đó chúng có mặt
quanh năm trên đồng ruộng. Đây cũng là nguyên nhân làm khiến cho việc
phòng trừ bọ phấn gặp nhiều khó khăn.
Theo Cuodiet và cộng sự (1985) trên thế giới có tới 500 loài cây là kí
chủ của bọ phấn, trong đó ở Florida có tới 50 loài như khoai lang, dưa chuột,
dưa thơm, dưa hấu, bí ngô, cà chua, cà tím, ớt, xà lách, suplơ xanh…Bọ phấn
thích hợp trên cây trồng này hay cây trồng khác tùy thuộc vùng sinh thái. Ở
Florida bọ phấn thích sinh sống trên khoai lang, dưa chuột, bí ngồi hơn là trên
suplơ xanh, cà rốt. Ở Đài Loan thì thứ tự đó là cà tím, cà chua, khoai lang, dưa
chuột, đậu xanh. Một số cỏ dại như cây cà độc dược, cây lulu, cây bông bụt
…là các kí chủ phụ của bọ phấn giúp chúng sống sót trên đồng ruộng khi
không có cây trồng là kí chủ chính tạo thành sự gối lứa trên đồng ruộng.
1.1.7 Phương pháp lây nhiễm nhân tạo bằng agroinoculatiion
1.1.7.1. Lịch sử và ứng dụng kỹ thuật agroinoculation
Agroinoculation là kỹ thuật lây nhiễm nhân tạo (inoculation) các virus
thực vật dùng vi khuẩn
Agrobacterium tumefaciens
. Kỹ thuật được phát triển
lần đầu tiên bởi Grimsley et al. vào năm 1986 và 1987, khi các tác giả đã nối
bộ gen của 2 virus là CaMV (Cauliflower mosaic virus), một virus có bộ gen
DNA sợi kép, mạch vòng và virus MSV (Maize streak virus), một
geminivirus, vào một vector nhị nguyên chuyển gen thực vật. Các tác giả đã

chứng minh rằng cây bị nhiễm vi khuẩn Agrobacterium mang các plasmid tái
tổ hợp này có biểu hiện triệu chứng tương tự như cây bị nhiễm tự nhiên với
phân tử virus nguyên vẹn (virions) (Vaghchhipawala & Mysore, 2008).
Kể từ đó, agroinculation đã trở thành phương pháp lây nhiễm nhân tạo
được lựa chọn cho nhiều mục đích khác nhau trong nghiên cứu bệnh virus
thực vật như xác nhận bản chất đơn thành phần hay đa thành phần của virus,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10

xác định đặc điểm sinh học của các virus mới, nghiên cứu tương tác giữa
virus và cây ký chủ, đánh giá tính kháng virus của cây ký chủ. Phương pháp
đã được áp dụng cho nhiều nhóm virus, thường không thể hoặc rất khó lây
nhiễm bằng tiếp xúc cơ học, như caulimovirus và badnavirus (có bộ gen DNA
sợi kép), geminivirus (bộ gen DNA sợi đơn), luteovirus (có bộ gen RNA sợi
đơn) và cả viroid (một nhóm tác nhân đặc biệt gây bệnh cây với bộ gen chỉ là
các phân tử RNA sợi đơn rất nhỏ, khoảng 300 nucleotide) (Boulton, 1995;
Vaghchhipawala & Mysore, 2008)
1.7.1.2 Cơ chế lây nhiễm bằng agroinoculation
Sau khi cấu trúc xâm nhiễm của begomovirus đã được xây dựng xong
và được biến nạp vào vi khuẩn A. tumerfaciens thì việc lây nhiễm nhân tạo
giống như chuyển gen thực vật. Tế bào vi khuẩn Agrobacterium sau khi được
đưa vào trong mô cây sẽ chuyển toàn bộ cấu trúc xâm nhiễm của virus nằm
giữa bờ trái (LB) và bờ phải (RB) của plasmid và tổng hợp vào bộ gen của tế
bào cây ký chủ. Trong tế bào cây ký chủ, gen AC1 của virus sẽ được biểu
hiện thành protein Rep chịu trách nhiệm cho việc sao chép bộ gen của virus.
Protein Rep sẽ cắt bộ gen của virus khỏi bộ gen của tế bào ký chủ và nối lại
thành bộ gen virus hoàn chỉnh dạng mạnh vòng. Các gen virus trên bộ gen
virus hoàn chỉnh này sẽ được biểu hiện và thực hiện các chức năng sông của
virus bao gồm tái bản, lắp ráp, cảm ứng gây bệnh và di chuyển hệ thống khắp
cây giống như nhiễm virus tự nhiên (Hình 1) (Ferreira

et al.
, 2008; Inoue-
Nagata
et al.
, 2004; Wu
et al.
, 2008)
Hiện nay agroinoculation đã trở thành phương pháp lây nhiễm chuẩn
trong nghiên cứu begomovirus. Một khi dòng vi khuẩn mang cấu trúc xâm
nhiễm đã sẵn có thì việc lây nhiễm trở nên đơn giản và đặc biệt thích hợp khi
lây một lượng lớn cây.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11


Hình 1.1. Sơ ñồ mô tả cơ chế lây nhiễm nhân tạo begomovirus bằng
agroinoculation (nguồn Hà Viết Cường)
Nhân
t
ế b
ào
ký chủ
Rep
(mRNA)
Rep
(protein)
Rep c

ắt v
à
nối tại ori
thành b
ộ gen
virus hoàn
chỉnh
B
ộ gen virus ho
àn ch
ỉnh
thực hiện chức năng gây
bệnh (tạo triệu chứng, di
chuyển hệ thống )
Vector nhị
nguyên
(pCAMBIA)

Bờ phải

Bờ trái
Điểm
cắt nối
Virus
Gen
Rep
Cấu trúc xâm
nhiễm
Ti plasmid
(pAB4404)

C
ấu
trúc
xâm
Tế bào A.
tumerfaciens

(LBA4404)

Biến nạp
Agroinoculation
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo các tài liệu trên thế giới về phân bố của bệnh virus xoăn vàng lá thì
khu vực Đông nam châu Á là một trong các khu vực xuất hiện phổ biến loại
virus này. Việt Nam nằm trong khối các nước Đông nam Á. Ở nước ta, bệnh
virus hại cà chua được phát hiện vào năm 1967 - 1968. Năm 1968, Nguyễn
Thơ - ĐHNN Hà Nội và Bùi Văn Ích - Viện BVTV đã xác định chỉ từ 3-4 con
bọ phấn tiếp xúc cây bệnh và lây lên cây khỏe đã có khả năng truyền bệnh
TYLCV tốt.
Bệnh virus xoăn vàng lá cà chua được phát hiện và bắt đầu nghiên cứu
ở Việt Nam vào những năm 60 cùng khoảng thời gian với nhiều nước trên
thế giới. Từ đó đến nay, loại virus này được nhiều nhà khoa học nghiên cứu,
nhiều công trình đã được công bố giúp chúng ta hiểu rõ hơn về loài virus này
và các biện pháp phòng trừ bệnh virus xoăn vàng lá.
Năm 1970, Bùi Văn Ích và cộng sự bước đầu nghiên cứu nguyên nhân
gây bệnh và vector truyền bệnh virus xoăn vàng lá cà chua. Tác giả nhận định
đó là bệnh virus, triệu chứng chủ yếu là mép lá cong lên, lá ngọn vàng, bệnh

lan truyền qua bọ phấn (
Bemisia
spp), bọ phấn có phạm vi kí chủ rất rộng. Các
tác giả Nguyễn Hữu Thụy, Nguyễn Thơ (1969 - 1970), Hà Minh Trung (1972),
Vũ Triệu Mân và ctv (1974 - 1988) xác định là bệnh virus truyền bằng bọ phấn
và nhiều loài virus khác cũng gây hại. Các kết quả nghiên cứu đều đi đến kết
luận chung là: bênh virus được truyền bằng bọ phấn.
Phương thức truyền lan của bệnh được tác giả Nguyễn Thơ nghiên cứu
vào năm 1967-1969 ở một số hợp tác xã trồng rau ngoại thành Hà Nội trên cà
chua sớm và muộn. Từ các kết quả điều tra năm 1967-1969, tác giả Nguyễn
Thơ nhận thấy: mức độ phát sinh bệnh xoăn lá trên đồng ruộng có quan hệ rất
chặt với mật độ bọ phấn. So sánh tỷ lệ bệnh xoăn lá cà chua ở vụ hè thu, vụ
đông và vụ xuân hè, tác giả cho biết tỷ lệ bệnh vụ hè thu và vụ xuân hè cao
hơn vụ đông. Tác giả cũng cho biết nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt độ hai vụ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13

này cao hơn thích hợp cho bọ phấn phát triển cũng như tăng khả năng truyền
bệnh. Theo Gerling và cộng sự (1996), bọ phấn thích hợp và phát triển mạnh
ở điều kiện khô nóng. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm về hình thức lan truyền
bệnh xoăn lá cà chua (1968), qua các thí nghiệm tác giả kết luận: bệnh xoăn lá
cà chua ở nước ta không truyền qua hạt giống và sát thương cơ học, bệnh chỉ
lan truyền duy nhất qua bọ phấn
Bemisia.
spp với tỷ lệ phát bệnh rất cao. Cụ
thể trên một cây cà chua ở giai đoạn còn non có 2 con bọ phấn là có thể
truyền được bệnh xoăn lá, với số lượng bọ phấn 5 con/cây tiếp xúc liên tục
trong 6 giờ đồng hồ thì bắt đầu truyền được bệnh và tiếp xúc lâu hơn khả
năng truyền bệnh lớn hơn. Theo Vũ Triệu Mân và Nguyễn Thị Kim Oanh
(1993), nhóm virus gây bệnh trên cây cà chua theo phương thức truyền bệnh

có thể chia làm 3 nhóm: nhóm truyền bằng tiếp xúc cơ học (điển hình là
TMV, PVX, CMV…), nhóm truyền bệnh bằng côn trùng theo kiểu không bền
vững (Non-persistant) điển hình là virus Y (PVY) hay A (PVA), nhóm truyền
bằng côn trùng theo kiểu bền vững (persistant) là virus xoăn vàng lá cà chua
(TYLCV).
Các kết quả nghiên cứu bệnh cà chua của Viện BVTV (1970) đã khẳng
định bệnh truyền bằng bọ phấn, cây thuốc lá và cây lulu là kí chủ của bệnh.
Trên đồng ruộng có 2 đỉnh cao về mật độ bọ phấn là tháng 3 đến tháng 6 và
tháng 9 đến tháng 11. Khi trời mưa to, rét đậm thì mật độ bọ phấn giảm.
Bệnh virus xoăn vàng lá ở nước ta là phổ biến, tỷ lệ bênh cao hơn nhiều
so với bệnh khảm lá dương xỉ và khảm vàng lá. Bệnh gây hại khá nặng trên
đồng ruộng: bệnh virus xoăn vàng lá gây thiệt hại đến 80 - 90% năng suất.
Cây cà chua bị bệnh virus xoăn vàng lá sẽ làm cho hoa và nụ bị rụng nhiều,
quả xốp, khô nước phẩm chất kém, năng suất thấp.
Vì vậy phòng trừ bệnh virus xoăn vàng lá góp phần làm tăng năng suất,
sản lượng cà chua. Các kết quả nghiên cứu ở nước ta hiện nay, chủ yếu sử
dụng phòng trừ bằng thuốc hóa học đối với môi giới truyền bệnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14

Các tác giả Bùi Văn Ích, Lê Trường, Nguyễn Thơ (1969) đã sử dụng Bi
58 (thuốc trừ sâu lân hữu cơ) diệt bọ phấn theo cách phun định kì và tưới đã
có hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Trường và cộng tác viên (1971)
thì dùng thuốc sữa Wofatox 50% hoặc Bi 58 % pha nồng độ 1
0
/
00
mỗi tuần 1
lần từ trồng đến khi cây ra 5 chùm hoa đã hạn chế tác hại của bọ phấn và bệnh
xoăn lá. Tác giả Nguyễn Văn Viên (1994) cho biết sử dụng thuố Bi 58 50EC

nồng độ 0.1% phun 4 lần, mỗi lần cách nhau 14 ngày kể từ sau khi trồng và
dừng phun thuốc trước khi thu hoạch 1 tháng sẽ cho hiệu quả tốt, làm giảm số
cây bệnh xoăn vàng trên đồng ruộng. Vũ Triệu Mân và cộng sự (1993) sử
dụng biện pháp tổng hợp là phun thuốc - nhổ bỏ cây bệnh phòng trừ bọ phấn
và bệnh virus trên cà chua có hiệu quả cao nhất.
Trần Khắc Thi (1999) cho biết có thể sử dụng Mornitor và Nuvacron để
phòng trừ bọ phấn. Nguyễn Văn Tuất và cộng sự (2003), Phạm Văn Biên
(2003) lại cho rằng có thể sử dụng Trebon, Padan, Pegasus, Sherpa, Admire,
Bassa cùng việc tỉa bỏ lá già để phòng trừ bọ phấn.
Ở nước ta bọ phấn hại trên nhiều loại cây trồng và cây dại, chúng hại
trên các họ: cà, bầu bí, đậu, bìm bìm, bông…Chúng có thể phát triển quanh
năm trên đồng ruộng. Do đó, phòng trừ bọ phấn cũng như virus xoăn vàng lá
gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh việc sử dụng biện pháp hóa học, các biện pháp
phòng trừ khác được đề xuất như: diệt cỏ dại là kí chủ phụ của bọ phấn, nhổ
bỏ cây bệnh, luân canh với cây trồng không phải kí chủ của bọ phấn, quy
hoạch vùng trồng cà chua hợp lí.
Bệnh virus xoăn lá cà chua hiện vẫn là bệnh hại nguy hiểm trên cây cà
chua, ảnh hưởng đến nghề trồng cà chua cũng như sản phẩm cà chua thương
phẩm của Việt Nam.


×