Tuần 26: Thứ 2 ngày 21 tháng 2 năm 2011
Tiết 25:
Bài 21: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm và củng cố được kiến thức về nhiệt độ và lượng mưa, từ đó biết cách
khai thác kiến thức từ biểu đồ khí hậu và rút ra được đặc điểm chung của khí hậu ở một
địa phương.
2. Kỹ năng: Phân tích biểu đồ, so sánh, phân biệt và đọc bản đồ.
3. Giáo dục: Ý thức học tập.
II. Phương tiện dạy học:
Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở một số địa điểm.
III. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ:
1. Vai trò của hơi nước trong không khí? Trong điều kiện nào hơi nước sẽ ngưng tụ?
2. Bài tập 1 Bài 20
b. Bài mới
? Để biểu diễn tóm tắt đặc điểm khí hậu của một địa phương người ta làm như thế
nào?
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1:
Dựa vào hình 55 - biểu đồ nhiệt độ,
lượng mưa của Hà nội, dựa vào kí hiệu
màu sắc cho biết:
? Những yếu tố nào được thể hiện trên
biểu đồ?
? Thời gian là bao nhiêu?
? Yếu tố nào được biểu hiện theo đường?
? Yếu tố nào được biểu hiện theo cột?
? Trục dọc bên phải dùng để xác định
yếu tố nào?
? Trục dọc bên trái dùng để xác định yếu
tố nào?
? Đơn vị để xác định nhiệt độ và lượng
mưa là gì?
Giáo viên xác định lại các yếu tố đó trên
biểu đồ giúp học sinh nhận biết để vận
dụng đọc và xác định các yếu tố đó trên
biểu đồ.
Hoạt động 2:
Cho học sinh thảo luận nhóm – 5 phút.
Dựa vào biểu đồ hình 55 – SGK để hoàn
thiến nội dụng bảng SGK, theo hệ thống
1. Bài tập 1:
Biểu đồ biểu hiện: nhiệt độ và lượng mưa.
Trong thời gian 1 năm.
Biểu hiện theo đường: nhiệt độ.
Biểu hiện theo cột: lượng mưa.
Trục phải là lượng mưa: mm.
Trục trái là nhiệt độ:
0
C
2. Bài tập 2:
câu hỏi sau:
? Nhiệt độ tháng cao nhất bằng bao
nhiêu?
? Nhiệt độ tháng thấp nhất bằng bao
nhiêu?
? Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng cao
nhất và tháng thấp nhất là bao nhiêu?
? Lượng mưa tháng cao nhất, tháng thấp
nhất bằng bao nhiêu?
? Lượng mưa chênh lệch giữa tháng cao
nhất và tháng thấp nhất là bao nhiêu?
Sau khi thảo luận song HS báo cáo kết
quả
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Giáo viên chốt lại kiến thức chuẩn.
Hoạt động 3:
? Từ số liệu phân tích từ hình 55 hãy rút
ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của
Hà Nội?
Hoạt động 4:
? Dựa vào biểu đồ hình 56 – 57 - SGK
hai em cùng bàn thảo luận để hoàn thành
nội dung yêu cầu trong bảng sau về nhiệt
độ và lượng mưa của 2 địa điểm của biểu
đồ A và biểu đồ B?
Nhiệt độ: Tháng cao nhất tháng 7: 30
0
C
Tháng thấp nhất tháng 1: 16
0
C
Chênh lệch: 14
0
C
Lượng mưa:
Tháng cao nhất tháng 8: 300 mm
Tháng thấp nhất tháng 12: 25 mm.
Chênh lệch:275 mm
3. Bài tập 3:
Nhiệt độ và lượng mưa có chênh lệch giữa
các tháng trong năm, phân hoá thành 2 mùa
rõ rệt:
Mùa nóng: nhiều mưa.
Mùa lạnh: ít mưa.
Nhiệt độ chênh lệch hay biên độ nhiệt khá
lớn.
4. Bài tập 4:
Nhiệt độ và lượng mưa Biểu đồ địa điểm A Biểu đồ địa điểm B
Tháng có nhiệt độ cao nhất
Tháng có nhiệt độ thấp nhất
Những tháng có mưa nhiều
(mừa mưa) bắt đầu từ thàng
nào đến tháng nào?
Tháng 4
Tháng 1
Tháng 5 đến tháng 10
Tháng 12
Tháng 7
Tháng 10 đến tháng 3
Hoạt động 5:
? Dựa vào bảng thống kế trên cho biết
biểu đồ nào thuộc nửa cầu Bắc ? Biểu đồ
nào thuộc nửa cầu Nam?
? Giải thích cơ sở để xác định?
5. Bài tập 5:
Biểu đồ A thuộc nửa cầu Bắc.
Biểu đồ B thuộc nửa cầu Nam.
IV. Củng cố
Nhận xét đánh giá ý thức tham gia thực hành và chất lượng thực hành.
Hoàn thành các nội dung bài tập vào vở.
V. Hướng dẫn về nhà
Về nhà học bài theo câu hỏi SGK - Vẽ 1 biểu đồ theo số liệu bài trước.
Xem trước bài mới.
? Tìm hiểu trên trái đất có những kiểu khí hậu như thế nào? Phân bố ra sao?