Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Báo cáo thực tập tại khách sạn sài gòn quy nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 69 trang )

Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội hiện đại ngày nay, đời sống
của con người cũng ngày một nâng cao hơn và du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết yếu,
một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của con người. Nắm bắt nhu cầu
đang tăng cao nay ngành kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn đã ra đời nhằm phục vụ các
dịch vụ có liên quan đến du lịch như ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng,…cung
cấp các dịch vụ trọn gói.Qua các giai đoạn khác nhau, đi du lịch đã dần thay đổi về hình
thức và càng trở nên đa dạng, đó cũng là sự chứng minh cho sự phong phú của ngành sản
xuất phi vật chất này tuy nhiên với sự đa dạng về nhu cầu về từ khách, việc kết hợp hài hoà
yếu tố này thực sự không đơn giản. Nó đã và đang tiếp tục phát triển một cách nhanh chóng,
góp phần không nhỏ cho sự phát triển nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng.
Vốn là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa cây trái xanh tươi, địa hình có núi,
rừng, sông, biển, đồng bằng và cả cao nguyên, gồm nhiều hang động đầm đá và cả danh lam
thắng cảnh như: Hạ Long, phố cổ Hội An, Huế… có thể khẳng định, nước ta có tiềm năng
du lịch phong phú, hấp dẫn so với nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam
có nhiều lợi thế về du lịch với những cảnh quan thiên nhiên đẹp, đa dạng; nhiều di tích lịch
sử có giá trị; các lễ hội văn hóa cổ truyền; các món ăn dân tộc độc đáo những phố nghề,
làng nghề truyền thống cộng với lòng mến khách tinh thần lao động cần cù thông minh,
sáng tạo của con người Việt Nam… là những tài nguyên vô giá của du lịch, chính những lợi
thế này đã hấp dẫn không chỉ khách du lịch trong nước mà còn cả khách du lịch quốc tế.
Với việc tận dụng những lợi thế sẵn có, hơn nữa thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam
một phong cảnh hữu tình làm mê đắm lòng người, người Việt Namân cần hiếu khách. Có lẽ
bởi nền văn hóa đậm đà và thiên nhiên tươi đẹp đó mà Việt Nam đang trở thành điểm đến
hấp dẫn với du khách quốc tế. Ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Bình Định nói
riêng, đang dần phát triển và nhanh chóng trở thành nền kinh tế mũi nhọn.Tuy nhiên so với
tiềm năng và đòi hỏi của ngành du lịch đặt ra thì du lịch Việt Nam cũng như ngành du lịch
Trang:
1
1


Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
Bình Định cần phải chú trọng hơn nữa về vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao chất
lượng dịch vụ, phấn đấu nhiều hơn nữa để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nội địa
cũng như quốc tế đến với Việt Nam trong đó có Bình Định.
Để đáp ứng nhu cầu nguồn lao độngcó trình độ chuyên môn cao, đẩy mạnh phát triển
du lịch của địa phương, được sự cho phép của UBND tỉnh Bình Định Trường Cao đẳng
Bình Định mở các lớp đào tạo hệ chính quy ngành du lịch như: Quản trị kinh doanh du lịch
và Việt Nam học,… Dựa trên lý thuyết đã dạy trong các giáo trình, thầy cô mong muốn sinh
viên chúng em có nhiều kinh nghiệm trong thực tế và nhà trường tổ chức cho chúng em đi
thực tập tại một số cơ sở Nhà hàng - Khách sạn,…vào kỳ học cuối của khóa học ba năm
nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện nghiệp vụ và học hỏi đựơc nhiều kinh nghiệm sau thời
gian thực tập để có thể sẵn sàng tốt nghiệp ra trường và làm việc tại các cơ sở Nhà hàng –
Khách sạn một cách tốt nhất. Với những kiến thức đã dược học và kinh nghiệm thực tập
thực tế sẽ là hành trang vững chác cho chúng em ra trường.
Được sự cho phép của nhà trường và ban ngành liên quan mà đặt biệt hơn là khách
sạn Sài Gòn – Quy Nhơn đã cho chúng tôi có cơ hội thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ
cũng như nâng cao tay nghề và là điều kiện cho chúng tôi tốt nghiệp hệ cao đẳng chính quy
ngành Quản trị kinh doanh du lịch. Nhờ có những bài học được thầy cô truyền đạt tận tình
trên nhà trường cùng với những kinh nghiệm tự bản thân mình rút ra từ va chạm thực tế từ
khóa thực tập này em đã trưởng thành hơn rất nhiều. Tuy khóa thực tập chỉ hai tháng nhưng
kinh nghiệm mà bản thân em học được là rất nhiều.Qua đó, em đã có thêm tự tin và nhiệt
huyết với nghề nghiệp mà mình đã chọn.
MỤC LỤC
Trang:
2
2
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
PHẦN I : MỞ ĐẦU
Lời mở đầu
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

Chương 1: Khái Quát Về Hoạt Động Của Ngành Du Lịch Tỉnh Bình Định 06
1.1.Đặc điểm chung 06
1.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, hành chính và những ảnh hưởng của vị trí đối với sự hình
thành và phát triển của ngành du lịch Tình Bình Định 06
1.1.1.1. Vị trí địa lý 06
1.1.1.2. Hành chính 07
1.1.1.3. Ảnh hưởng của vị trí đối với sự hình thành và phát triển của ngành du lịch Bình
Định 08
1.1.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của ngành du lịch Tình Bình
Định 08
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch Bình Định 09
1.1.2.2. Một số nhân tố kinh tế - xã hội 29
1.1.2.3. Một số nhân tố cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành 31
1.1.2.4. Tiềm năng, thế mạnh của tài nguyên du lịch 36
1.1.2.5. Khó khăn, hạn chế của tài nguyên du lịch 37
1.2.Thực trạng phát triển ngành du lịch địa phương trong thời gian qua, hiện nay và
những tác động của sự phát triển ngành du lịch 38
1.2.1. Tình hình hoạt động của ngành du lịch 38
1.2.1.1. Số lượng khách du lịch 38
1.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng của ngành 39
1.2.2. Tác động của sự phát triển ngành du lịch đối với việc giải quyết các vấn đề kinh tế và
xã hội khác của địa phương 41
1.3.Phương hướng phát triển ngành du lịch của địa phương 43
1.3.1. Những quan điểm, mục tiêu phát triển ngành 43
1.3.2. Định hướng phát triển ngành 44
Trang:
3
3
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
1.3.3. Ý kiến cá nhân về việc thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Tỉnh Bình Định trong

tương lai 45
Chương 2: Trình Bày Hoạt Động Của Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn 47
2.1. Giới thiệu khái quát về đặc điểm khách sạn Sài Gòn Quy Nhơn 47
2.1.1. Vị trí …………………………………………………………………………… 47
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển……………………………………………… 47
2.1.3. Tổng quan về nhà hàng Hoàng Hậu…………………………………………… 48
2.2. Cơ sở vật chất và các sản phẩm dịch vụ cung ứng……… ……………………….49
2.2.1. Nhà hàng và Bar………………………………………………………………….49
2.2.2. Phòng hội nghị……………………………………………………………………50
2.2.3. Các loại phòng lưu trú……………………………………………………………52
2.2.4. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác……………………………………………… 55
2.2.5. Cơ sở vật chất thuộc khu du lịch Ghềnh Ráng………………………………… 58
2.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự của đơn vị và chức năng hoạt động của mỗi bộ
phận 59
2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Sài Gòn – Quy Nhơn………………………59
2.3.2. Bộ máy nhân sự của khách sạn Sài Gòn – Quy Nhơn……………………………60
2.3.3. Chức năng hoạt động của mỗi bộ phận………………………………………… 61
2.4. Kết quả kinh doanh cụ thể của Sài Gòn Quy Nhơn trong những năm gần đây (2005 –
2011) 63
2.4.1. Chỉ tiêu về lượng khách………………………………………………………… 63
2.4.2. Chỉ tiêu về doanh thu và chi phí………………………………………………….64
2.4.3. Chỉ tiêu về lợi nhuận…………………………………………………………… 66
2.4.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh………………………………………….66
Chương 3: Công Việc Cụ Thể Của Sinh Viên Trong Thời Gian Thực Tập Tại
Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn 68
3.1. Nội dung công việc thực tập tại khách sạn 68
3.1.1. Bộ phận Phòng ………………………………………………………………… 68
3.1.1.1. Thời gian và ca làm việc 68
3.1.1.2. Giao nhận ca trực 69
Trang:

4
4
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
3.1.1.3. Quy trình làm việc của nhân viên Phòng 69
3.1.2. Bộ phận Nhà hàng (F&B) 71
3.1.2.1. Thời gian và ca làm việc 71
3.1.2.2. Các công việc của nhân viên Nhà hàng………………………………… 72
3.2. Nhận xét, đánh giá của bản thân về đơn vị thực tập 74
3.2.1. Những thành công, tồn tại của đơn vị và phân tích nguyên nhân 74
3.2.2. Đế xuất các biện pháp cho việc phát triển của đơn vị thực tập 75
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH BÌNH ĐỊNH
1.1. Đặc điểm chung
Trang:
5
5
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
1.1.1. Khái quát về địa lý, hành chính và những ảnh hưởng của vị trí đối với sự hình
thành và phát triển của ngành du lịch Bình Định
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Bảng đồ hành chính tỉnh Bình Định
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung của Tổ quốc Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh
trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang hẹp trung bình 55 km (chỗ hẹp nhất
50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh 6.025 km
2
.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, có chung đường biên giới 63 km từ đèo Bình
Đê, điểm cực Bắc với tọa độ: 14
o

42' Bắc, 108
o
56' Đông; phía Nam giáp tỉnh Phú Yên,
Trang:
6
6
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
có chung đường biên giới 59 km, điểm cực Nam với tọa độ: 13
o
31' Bắc,
108
o
57' Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, có chung
đường biên giới 130 km , điểm cực Tây
với tọa độ: 14
o
27' Bắc, 108
o
27' Đông. Phía
Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134
km, có điểm cực Đông ở xã Nhơn Châu
( Cù Lao Xanh), có tọa độ: 13
o
36' Bắc,
109
o
21' Đông.
Bình Định là tỉnh có vị trí giao
thông thuận lợi nằm trên các tuyến đường
chính của cả nước nối liền các tỉnh với nhau.Nó có tác động, ảnh hưởng lớn đến ngành du

lịch, giúp ngành du lịch của tỉnh nhà có điều kiện phát triển thuận lợi hơn.
1.1.1.2. Hành chính
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng
Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông.
Bình Định được coi như cửa ngõ của các tỉnh Tây Nguyên. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính
gồm 9 huyện, 159 xã phường và 1 thành phố. Quy Nhơn là thành phố loại II, trung tâm kinh
tế - chính trị - văn hoá của tỉnh.
Thành phố có 16 phường: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý
Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh Ráng,
Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và 5 xã: Nhơn Lý,
Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải và Phước Mỹ (trong đó xã Phước Mỹ được tách từ huyện
Tuy Phước và sáp nhập vào Quy Nhơn năm 2006) với tổng diện tích là 284,28 km², dân số
khoảng 284.000 người. Phường Bùi Thị Xuân và phường Trần Quang Diệu được thành lập
ngày 12/3/1987 từ xã Phước Long (thuộc huyện Tuy Phước) trong quá trình mở rộng thành
phố Qui Nhơn về phía Tây - Nam.
1.1.1.3. Ảnh hưởng của vị trí đối với sự hình thành và phát triển của ngành du lịch Bình
Định
Bình Định có hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1D, Quốc
lộ 19 nối với Nam Lào và đông Bắc CamPuChia và Thái Lang qua cưa khẩu quốc tế Bờ Y
Trang:
7
7
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
(trục đông tây) tuyến đường sắt xuyên việt (trục Bắc Nam), sân bay Phù Cát (cách thành
phố Quy nhơn 30 km về hướng bắc), cảng Quy Nhơn ( một trong 10 cảng lớn của cả nước),
134 km bờ biển Đây là điều kiện thuận lợi để Bình Định phát triển mạnh du lịch biển,
phát triển các môn thể thao trên biển và là cơ hội để hình thành các ReSort, các khu du lịch
nghỉ dưỡng hấp dẫn khách du lịch. Bên cạnh đó Bình Định còn có nhiều
tuyến đường giao thông quan trọng rất thuận lọi cho việc
tổ chức các tour du lịch ngoài tỉnh, đồng thời

cũng là yếu tố thu hút khách du lịch đến với
Bình Định ngày càng tăng.
Với vị trí thuận lợi, đa dạng và phong phú tạo cho Bình Định một thế mạnh tác động
trực tiếp hay gián tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là kinh tế du lịch.
Tuy nhiên vị trí của Bình Định còn hạng chế, vì nằm cách xa thành phố lớn nhất là
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là những trung tâm kinh – tế văn hóa chính
trị của cả nước, đây là hai thị trường cung cấp nội địa lớn và cả việc cung cấp lượng khách
quốc tế dồi dào. Vì vậy chúng ta không có cơ hội phục vụ một số dối tượng khách hết sức
quan trọng là khách du lịch ngắn ngày và khách du lịch cuối tuần.
1.1.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của ngành du lịch Bình
Định
Bình Định là tỉnh có nhiều thế mạnh, nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du
lịch. Trong đó phải kể đến các nhân tố tự nhiên cũng như nhân tạo hiện có và các dự án đầy
tiềm năng trong tương lai.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch
phong phú, hấp dẫn.
- Vốn là nơi có sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, các tài nguyên khoáng sản phong
phú cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
- Với bề dày lịch sử đã tạo cho Bình Định có nét đặc trưng riêng về phong tục, tập quán,
các lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống mang nét riêng tại nơi đây thu hút sự
hiếu kỳ của khách du lịch.
Trang:
8
8
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
Nhờ những yết tố thuận lợi đó Bình Định đang ngày một phát triển hoàn thiện hơn
nữa.cụ thể là trong những năm gần đây lợi nhuận kinh tế từ ngành du lịch tăng lên đáng kể.
Tỉnh ta vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho ngành du lich phát triển hơn nữa.
1.1.2.1 Tài nguyên du lịch Bình Định
a/ Tài nguyên du lịch tự nhiên


Địa hình
Do ảnh hưởng của rìa phía Đông cao Nguyên Kon Tum, nên địa hình toàn tỉnh có xu
hướng nghiêng từ Tây sang Đông với độ chênh lệch khá cao (khoảng 1.000 m). Độ cao
trung bình so với mặt biển là 700 m. Bề mặt địa hình thường có dạng núi cao xen lẫn thung
lũng, đồng bằng lòng chảo và đầm phá ven biển.
Ảnh hưởng của phát triển kiến tạo địa chất và khí hậu đã dẫn đến tính đa dạng và
phức tạp của địa hình toàn tỉnh như ngày nay. Về mặt trắc lượng hình thái có thể phân chia
địa hình trong tỉnh ra thành 5 dạng chính: Địa hình núi, địa hình đồi núi xen lẫn đồng bằng,
địa hình đồng bằng lòng chảo xen lẫn thung lũng, địa hình đầm phá ven biển và địa hình
thềm lục địa.
- Vùng núi chiếm hai phần ba diện tích toàn tỉnh thường có độ cao trung bình từ 700 -
1.000 m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1.000 m, đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Toàn
( huyện An Lão). Còn lại có 13 đỉnh cao từ 700 - 1000m. Các dãy núi liên kết với nhau
chạy theo hướng Bắc - Nam. Đặc điểm của núi ở khu vực này có sườn dốc đứng, đỉnh
nhọn, chúng thường bị chia cắt bởi nhiều đường phân thủy. Với góc độ sơn văn có dạng tia
phức tạp. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi
dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này cùng với các điều kiện thủy văn đã
dẫn đến sự hình thành dạng bờ biển có nhiều đầm phá.
- Vùng đồi núi sót xen lẫn đồng bằng bao gồm các đồng bằng bóc mòn tích tụ như: Tuy
Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn ( Bồng Sơn, Tam Quan) v.v. thường có những đồi núi
sót nằm rải rác không theo qui luật, độ cao trung bình khoảng 50 - 200 m.
- Vùng đồng bằng lòng chảo xen lẫn thung lũng là đặc điểm của tỉnh Bình Định và một số
tỉnh miền Trung.
- Vùng đầm phá ven biển và bờ biển được hình thành khá phổ biến trong vùng duyên hải.
Trang:
9
9
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
- Tiếp với khu vực bờ biển là vùng thềm lục địa khá rộng lớn:Độ sâu thường đạt đến 50 m

khi cách bờ khoảng 10 km. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng về khoáng sản, đặc biệt là
tiềm năng về dầu mỏ và khí đốt.
Địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, là điều kiện để xây dựng
các điểm du lịch sinh thái thu hút khách du lịch, tạo nên diểm đạc sác, mới lạ so với những
nơi khác.

Khí hậu
Tỉnh Bình Định nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình và
mặt đệm biến đổi khá lớn nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá
nhiều. Nếu xét tới các xu thế chủ yếu có thể phân chia chế độ gió trong năm của tỉnh có gió
mùa Đông Bắc; phần phía Nam của tỉnh có gió Bắc và Tây Bắc. Trong thời kỳ này hướng
gió nói chung tương đối ổn định. Từ tháng 4 - 8 ở phần phía Bắc tỉnh có gió Nam và Tây
Nam; ở phần phía Nam tỉnh chủ yếu có gió Đông Nam và gió Tây, tiếptheo là gió Tây Bắc
và gió Nam.
Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đền ngành du lịch.Bình Định là tỉnh có khí hậu tương
đối tốt, ít xảy ra thiên lai tự nhiên.Đây là điều kiện quan trọng giúp cho du khách nghĩ đến
Bình Định khi có nhu cầu đi du lịch.

Nguồn nước
Bình Định có nhiều sông suối và hồ đầm nhưng không được lớn và dài, có rất nhiều suối
khoáng đã và đang được khai thác nhiều như Suối khoán Hội Vân (Phù Cát), Suối khoán
Long Mỹ (Tuy Phước). Ngoài ra còn có Suối Tiên, Suối Cầu, Suối Mơ , có thể nói đây là
một phong cảnh thiên nhiên mà ai đã một lần đến Bình Định mà không thể ghé qua và sau
đó để lại những ký ức đẹp về Bình Định yêu dấu thơ mộng, hữu tình, luôn in đậm trong tâm
hồn của mỗi du khách.
Nhờ điều kiện tự nhiên đó đã tạo nên nhiều cảnh quan đẹp nên thơ, hữu tình. Đặc
biệt còn có hệ thống suối nước nóng là một địa điểm thu hút khách du lịch đến vui chơi, giải
trí, nghĩ dưỡng.

Cảnh quan

Từ các điều kiện trên đã tạo cho Bình Định ta có một hệ thống cảnh quan thiên nhiên
vô cùng phong phú, đặc sắc.Nó có giá trị rất quan trọng đối với ngành du lịch.Ngành du lịch
Trang:
10
10
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
phát triển tốt hơn cũng nhờ đến các điều kiện đó và đặc biệt là điều kiện cảnh quan thiên
nhiên.
Bình Định ta có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hấp dẫn phải kể đến như:
Đầm Thị Nại, Đầm Trà Ổ, Suối khoáng Hội Vân, Khu du lịch sinh thái Hầm Hô, Khu du
lịch Giềnh Ráng – Tiên Sa,…
 Khu du lịch sinh thái Hầm Hô
Ở vào địa phận thôn Phú Mỹ trước đây
thuộc xã Bình Phú, nay thuộc, xã Tây Phú,
huyện Tây Sơn có một danh thắng tên gọi Hầm
Hô. Không rõ cái tên dân dã và lạ tai này có
tự bao giờ mà ý nghĩa của nó mỗi người giải
thích một khác. Có người cho rằng do ở đây
có một thác nước cao chừng sáu, bảy mét,
đổ vào một hầm đá rộng, phát ra tiếng kêu ầm ồ như tiếng hô báo cho người chèo bè mảng
trên dòng biết sắp tới chỗ nguy hiểm mà lo phòng bị nên gọi là Hầm Hô. Lại có người giải
thích rằng ở miệng Hầm Hô đá mọc lởm chởm, chìa ra giống như hàm răng hô nên có tên ấy
Hầm Hô là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông Đồng Hưu và sông Cát đổ vào sông Phú
Phong. Thắng cảnh là cả một khúc sông dài tới gần ba kilômét, hai bên bờ là những khối đá
trập trùng, chỗ thì dựng đứng như thành vách, nới thì chồng chất lên nhau thành đống, lại có
đoạn đá nhọn lởm chởm như những thanh gươm dựng đứng. Làm dịu đi vẻ hiểm trở của
những vách đa nhấp nhô là những lùm cây xanh mướt. Nhưng bụi sim, mua lá xanh, hoa tím
xen lẫn những khóm phong lan cheo leo trên đá, lửng lơ trên những cành cây. Điểm xuyết
vào đó là những cây cổ thụ im lìm như đang trầm mặc suy tư. Xa xa là những rừng hoa ngâu
đốm vàng với lác đác những khóm Mai trắng ẩn hiện. Cây cối mọc lâu ngày, rễ rủ như tóc

xoã, xoi bóng xuống mặt nước lung linh, nới từng đàn cá đang tung tăng bơi lội. Sông Hầm
Hô có tiếng là nhiều cá, nhất là về mùa lũ. Cá từ khắp nơi kéo về từng bầy trông đặc cả
nước. Các lội ngược dòng bị thác nước hất tung trở lại trông như thể cá bay.
Thế nhưng, cảnh đẹp đích thực của Hầm Hô khiến du khách viếng thăm phải sửng
sốt về sự tạo hoá của thiên nhiên ngay dưới lòng sông. Với chiều rộng trên dưới ba mươi
mét, lòng sông chi chít những trụ đá hoa cương thiên hình vạn trạng. Vào mùa nước cạn,
Trang:
11
11
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
những ngày trời trong xanh, khi những tia nắng
ban mai rọi xuống, những khối đá hoa cướng ánh lên
muôn màu lóng lánh, rực rỡ như ngàn vạn
viên kim cương khoe mình trên làn nước
trong xanh. Hình dáng thật kì dị của những
trụ đá đã chấp cánh cho trí tưởng tượng của bao
thế hệ của cư dân nơi đây.Hòn lớn, hòn nhỏ,
khối vuông, khối tròn, có những cụm nhìn
tựa đàn voi đang tắm, có những dãy trông như thể bầy ngựa đang phi. Lại có tảng chẳng
khác gì một con cá sấu khổng lồ đang há miệng săn người và rồi biết bao hình dạng giống
như người, như thú, như vật dụng thường ngày…Tất cả bày la liệt, ngổn ngang mà hài hoà,
mà ngoạn mục đến mức không một hoạ sĩ, một nhà điêu khắc tài danh nào có thể tạo dựng
nổi.
Nếu có dịp du ngoạn bằng thuyền đi dọc sông, đắm mình vào thế giới huyền ảo của thiên
nhiên, du khách sẽ có được cảm giác như đi vào thế giới thần thoại.Vượt qua bờ đập, đi
ngược dòng sông một đoạn sẽ gặp một vách đá dựng đứng như tường thành với cái tên dân
gian Hòn Đá Thành. Trên vách đá rêu phủ xanh rì, từng chùm rễ cây leo lòng thòng rủ
xuống trong hệt như một bức tường thành cổ kính. Bên trái thành có một bãi đá chồng chất
lên nhau. Liên tưởng như có một người khổng lồ đổ cả một thúng đá xuống lòng sông, dân
trong vùng gọi đây là khúc sông Trời Lấp. Qua khúc sông nay, ngược tiếp dòng sông sẽ

trông thấy hai bên nhiều khối đá lô nhô, hòn cao, hoà thấp với muôn vàn hình dáng khác
nhau. Bên những hòn đá vây tụ vào nhau là một vũng nước sâu có tê vũng cá Rói.Vào mùa
cạn nước, trong vũng vẫn đầy, từng đàn cá Rói từ khắp nơi đổ dồn về đây.Khi có mồi ăn,
chúng xông vào tranh giành xâu xé, ngồi trên bờ xem không chán mắt. Tiếp một đoạn nữa,
có một khối đá giống như một cá Sấu lớn nằm ngang giữa lòng sông, chắn dòng nước chảy
xiết làm bọt bắn tung trắng xoá, nên có tục danh là hòn Trào. từ đây không thể đi thuyền
được nữa. Muốn đi tiếp vào trong, phải lên bộ đi men theo bờ. Càng đi lại càng thấy lòng
sông hẹp lại nhưng cảnh vật lại càng kì thú.Bất chợt từ trên bờ nhìn xuống, ta có cảm giác
như không phải dòng sông mà trước mắt có cả một đàn cừu trắng đang nô giỡn trên thảo
nguyên.Ngược về phía thượng nguồn, độ dốc càng lớn, nước chảy càng mạnh.Từng đoạn,
Trang:
12
12
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
từng đoạn chia khúc thành những thác nhỏ, nước chảy ầm ầm dội vào vách núi, cảnh vật
càng thêm huyền ảo. Đây đó vang lên tiếng gù của chim Cu Gáy, tiếng hót véo von của
chim Khướu, chim Vành Khuyên, tiếng kêu tích tích của những chú chim Sâu đang nhảy
nhót trên cành. Thỉnh thoảng lại vang lên tiếng Tắc Kè vọng lại từ những hốc đá, lùm cây.
Hương rừng ngào ngạt, diệu thơm hoà lẫn tiếng chim kêu ríu rít khiến cho du khách có cảm
giác như lạc vào cõi thần tiên. Hơn thế, đến đây du khách không chỉ được thưởng ngoạn
cảnh đẹp kì ảo của thiên nhiên mà còn có dịp sống lại những ngày tháng hào hùnh của lích
sử.Chính tại nơi đây, hơn hai trăm năm về trước vị danh tướng Võ Văn Dũng đã rèn quân
luyện võ để rồi sau đó hợp lực với các thủ lĩnh Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa. Cũng tại nơi
đây, anh hùng Mai Xuân Thưởng đã xây dựng căn cứ kháng Pháp. Danh thắng này vì thế,
còn có ý nghĩ thiêng liêng của một chứng tích lịch sử.
 Khu du lịch Giềnh Ráng – Tiên Sa
Quy Nhơn, thủ phủ của Bình Định, có hình dáng thon thả như một con tàu hướng
mũi ra phía biển Đông. Từ lâu, bãi biển Quy Nhơn được coi là một thắng cảnh đẹp với bãi
cát mịn vàng óng cùng với những cảnh vật hữu tình do thiên nhiên bài trí và con người tu
tạo. Gành Ráng là một trong những tác phẩm thiên tạo.Từ đỉnh Gành Ráng có thể phóng

tầm mắt nhìn rộng cả bốn bề. Phía Nam như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình với những dải
núi xanh dựng thành từng lớp, nơi cao, nơi thấp chạy dọc theo ven biển đến tận Quy Hoà.
Hướng về phía Bắc, lướt mắt qua dải cát vàng mịn óng, thành phố Quy Nhơn hiện lên với
đường phố dọc ngang, nhà cửa san sat, suốt ngày người đi, kẻ lại. Xoay lưng vào động cát
phía Tây, quay mặt ra hướng Đông là biển cả bao la một màu xanh biếc. Chếch về phía
Đông Bắc là bán đảo Phương Mai án ngữ cửa Thị Nại như một tấm bình phong khổng lồ.
Xa xa về phía Đông Nam, cách Quy Nhơn chừng năm kilômét có một đảo lớn, tên chứ là
Thanh Châu [hay Nhơn Châu] tục gọi là Cù Lao Xanh. Từ xa xưa những người dân biển đã
coi hòn đảo này như một tiêu mốc để định hướng đi.Sau này một ngọn hải đăng đã được
xây dựng trên đó. Đi dọc theo con đường đất uốn lượn theo triền núi, du khách có dịp chiêm
ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc kì dị mà tạo hoá đã tạc ra.
Trang:
13
13
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
Gềnh Ráng còn nổi tiếng thêm nhờ tài danh của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Do mắc phải
chứng bệnh hiểm nghèo, ông đã phải sống những năm tháng cuối đời trong trại phong Quy
Hoà. Tâm trạng đầy đau thương và giông bão lại được tiếp thêm cảm hứng từ cảnh thiên
nhiên siêu thực ông đã viết nên những áng thơ bất hủ để lại cho đời. Hàn Mặc Tử qua đời
khi còn quá trẻ, lúc nhà thơ mới vừa 28 tuổi. Để thoả nguyện mong ước của thi sĩ lúc sinh
thời, năm 1969, gia đình và thân hữu đã đưa thi hài Hàn mặc Tử về táng ở Gành Ráng. Ngôi
mộ trang nhã được xây cất trên một gò cao, lưng dựa vào núi là nơi mà ai ai dù chỉ một lần
đặt chân đến Gành Ráng cũng đều ghé thăm. Đó không chỉ đơn thuần là một kiến trúc xinh
đẹp ở vào vị trí đắc địa của một danh thắng mà hơn thế là nơi tưởng niệm một danh nhân.
b/ Tài nguyên du lịch nhân văn

Di tích lịch sử - văn hóa
Tài nguyên lịch sử là một nét đặc sắc trong du lịch,là các di tích, công trình xây
dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm mang tầm
cỡ có chiều sâu và bề dày của lịch sử, mang đậm nét văn hóa. Nó có giá trị lịch sử, văn hóa,

khoa học.
Nó là một nét đặc trưng riêng mà ở mỗi nơi, mỗi địa phương mới có, thể hiện tổng
quát quá trình hình thành và phát triển tại nơi đó. Nói về di tích lịch sử - văn hóa phải kể
đến: Bảo tàng Quang Trung, Điện Tây Sơn, Thành Hoàng Đế, Từ đường Võ Văn Dũng,
Lăng Mai Xuân Thưởng, Cầu Thị Nại, Mộ Đào Tấn, Di tích lịch sử Đình làng Cẩm Thượng,
Di tích lịch sử Đình làng Vinh Thạnh,…
 Bảo tàng Quang Trung
Trang:
14
14
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
Bảo tàng Quang Trung cách Tp. Qui Nhơn 50km về phía Tây Bắc, thuộc làng Kiên
Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn,. Bảo tàng được xây dựng năm 1978 theo lối kiến trúc
cổ, dáng vẻ uy nghiêm. Bảo tàng có 9 phòng trưng bày với những di vật quan trọng liên
quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Nằm trong quần thể Bảo tàng Quang Trung là
điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt và các danh tướng thời Tây Sơn. Điệnđượcxây dựng trên chính
nền nhà cũ của ba anh em nhà Tây Sơn. Điện được nhân dân góp công xây dựng vào năm
1958 và hoàn thành vào năm 1960 với tổng thể diện tích 2.325m2. Tại khu di tích này còn
có 2 di tích cực kỳ quý giá là cây me cổ thụ, giếng nước. Hai di tích này có từ thời thân sinh
của anh em nhà Tây Sơn là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng, đến nay đã hơn 300
năm, là những di sản vô giá gắn liền với thời thơ ấu của 3 anh em họ Nguyễn.
Tham quan điện Tây Sơn - Bình Định
Di tích điện thờ Tây Sơn thuộc khối 1, thị trấn Phú
Phong huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn 40km
về hướng Tây Bắc, là nơi thờ 3 anh em Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, trải qua bao bể dâu vẫn luôn
được giữ gìn tôn tạo, thể hiện tấm lòng tự hào, tôn kính,
son sắt thủy chung của dân đối với 3 anh em Tây Sơn.
Điện Tây Sơn tuy nhỏ nhưng trang nghiêm. Trước
sân rộng có tam quan, tiếp đó là nhà bia ghi công lao của

Quang Trung – Nguyễn Huệ. Chính điện gồm 3 gian, gian giữa thờ Quang Trung – Nguyễn
Huệ, gian bên trái thờ Nguyễn Nhạc, gian bên phải thờ Nguyễn Lữ.
Điện Tây Sơn được xây dựng trên nền nhà cũ của ba thủ lĩnh Tây Sơn – và cũng chính
là từ đường thờ ông bà Hồ Phi Phúc – Nguyễn Thị Đồng, những người đã sinh ra 3 anh em
Tây Sơn, là nơi 3 anh em Tây Sơn cất tiếng khóc chào đời, đã cùng đi qua tuổi ấu thơ cho
đến lúc trưởng thành, rồi phất cờ khởi nghĩa trở thành những lãnh tụ kiệt xuất của nông dân
và dân tộc vào cuối thế kỷ XVIII. Hiện nay, trong khu vườn cũ của gia đình anh em Tây
Sơn, sát bên cạnh điện thờ Tây Sơn vẫn còn lại 2 di tích cực kỳ quý giá, là cây me cổ thụ và
giếng nước xưa, tương truyền có từ thời ông Hồ Phi Phúc
Cây me cổ thụ
Trang:
15
15
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
Hơn 200 tuổi, tương truyền do thân sinh 3 anh em Tây Sơn trồng nằm bên cạnh điện
thờ Tây Sơn, cành lá xum xuê che rợp cả một góc vườn. Đây là nơi Nguyễn Nhạc bàn việc
việc nước với các nghĩa sĩ, đồng thời là nơi nhân dân bí mật thờ 3 anh em nhà Tây Sơn sau
khi đình làng bị đốt cháy. Gốc cây có chu vi 3.5m. Trong dân gian Việt Nam đã trởnên quen
thuộc , trữ tình, đượm màu lịch sử:
“ Cây me cũ, bến Trầu xưa
Không nên tình nghĩa thì cũng đón đưa cho trọn niềm”
Giếng nước
Ở bên phải điện Tây Sơn, tương truyền có từ
thời thân sinh ba anh em Tây Sơn, được xây bằng
đá ong, đường kính 0,9m, thành giếng cao 0,8m.
Đến nay giếng nước xưa vẫn mát trong như ngày
nào chắt chiu từng giọt nước ngọt lành nuôi lớn
tâm hồn và ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất
của ba anh em nhà Tây Sơn. Hiện nay, di tích Điện
thờ Tây Sơn, Cây me, Giếng nước được gìn giữ trang trọng, tôn kính, trong khuôn viên của

khu Bảo tàng Quang Trung. Bảo tàng Quang Trung được nhà nước xây dựng vào năm 1978
có quy mô đồ sộ, hoành tráng, kiến trúc theo kiểu cổ, dáng vẻ uy nghiêm, gồm 9 phòng
trưng bày các kỷ vật liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và Hoàng đế Quang
Trung (1771 - 1789).
Lăng Mai Xuân Thưởng
Hơn 200 được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ trên một
ngọn đồi bên cạnh quốc lộ 19 thuộc xã Bình Hòa, huyện Tây
Sơn để tưởng nhớ Mai Xuân Thưởng - nhà yêu nước và cũng là
lãnh tụ xuất sắc của phong trào Cần Vương kháng Pháp tại Bình Định.

Di tích tôn giáo
Là những di tích có liên quan đến các tôn giáo đã tồn tại lâu dài, nó gồm có các chùa,
nhà thờ tôn giáo, hệ thống câc di tích tháp Chămpa có ảnh hưởng đến phong tục tập quán,
lối sống của người dân, nơi người dân thường đi đến thờ cúng, cầu nguyện.
Trang:
16
16
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
Nó là nét độc đáo thể hiện đời sống tinh thần của người dân, có ảnh hưởng lớn đến
họ và có khả năng thu hút khách du lịch đền những nơi đây. Một số di tích tôn giáo tiêu
biểu: Chùa Thập Tháp, Chùa Long Khành, Chùa Hang, Chùa Linh Phong, Tu viện Nguyên
Thiều, Nhà thờ Chánh Tòa, Nhà thờ Quy Đức, Tháp Bánh Ít, Tháp Cánh Tiên, Tháp Đôi,
Tháp Bình Lâm, Tháp Dương Long,…
Chùa Hang
Nằm trên địa phận xã Nhơn Bình, Tp. Qui Nhơn. Chùa
tọa lạc trên sườn núi Trường Úc. Đến năm 1744, chùa được
Thiền sư Thanh Thiền cho di chuyển về địa điểm hiện nay sát
chân núi, cách cầu Trường Úc 700m về hướng đông và đổi tên
là chùa Sơn Long.Tương truyền, dưới chân núi phía sau chùa,
xưa kia có một tảng đá rất lớn trông như miệng rồng có hàm

trên, hàm dưới với một cái lưỡi nhô ra nên gọi là đá Hàm
Long. Nay do sự tàn phá của thời gia nên dấu ấn này không còn nữa. Trong chùa có 15 ngôi
mộ tháp lớn nhỏ, có những ngôi mộ vẫn còn giữ nét rêu phong, cũ kỹ của mấy trăm năm về
trước, có mộ tháp đã được trùng tu khang trang hơn. Đến Sơn Long, bạn còn được chiêm
ngưỡng bức tượng Phật Lồi 7 đầu rồng bằng đá nặng 1,5 tấn, cao 3,1m với hoa văn chạm
khắc sau lưng. Bức tượng này được xác định của người Chăm tạc từ thế kỷ thứ 8.
Nhà Thờ Chánh Tòa
Nằm trung tâm thành phố Qui Nhơn, trên đường
Trần Hưng Đạo. Nhà thờ Chánh Tòa được xây dựng vào
năm 1938 theo lối kiến trúc Pháp và Gô Tích châu Âu, là
nơi để những người theo tôn giáo đến để xưng tội, rửa tội,
đi lễ vào cáo ngày theo quy định của tôn giáo. Ngoài ra còn là nơi làm đám tan, tổ chúc đàm
cưới,…
Tháp Đôi
Trong số các tháp Champa còn lại trên đất Bình
Định, có một quần thể di tích khá độc đáo nằm ngay trên địa
phận phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Đó là tháp
Hưng Thạnh. Đại Nam nhất thống chí chép Hưng Thạnh cổ
Trang:
17
17
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
tháp ở thôn Hưng Thạnh huyện Tuy phước có hai tháp tục gọi là Tháp Đôi. Trong các tác
phẩm nghiên cứu, người pháp gọi đây là Tour Kh’mer vì nhìn từ góc độ kiến trúc và nghệ
thuật khu tháp này đã tiếp thu không ít của nghệ thuật Kh’mer. Xét về phong cách, tháp đôi
có nhiều nét tương đồng với khu tháp Dương Long, đều là những công trình kiến trúc được
xây dựng vào khoảng những thập niên đầu thế kỉ XIII, khi Champa bị người Kh’mer đô hộ.
Di tích hiện còn là hai ngọn tháp không cao lắm nằm cạnh nhau theo trục Bắc –Nam. Tháp
Bắc cao chừng 16m, tháp Nam thấp và nhỏ hơn một chút. Có lẽ chính vì vậy nên trong dân
gian đã gọi bằng một cái tên giản dị : tháp Đôi. Phía Bắc khu tháp có một triền núi chạy

xuống, phía Tây có một nhánh sông chảy ngang. Trên sông có hai cây cầu bắc song song,
một dành cho tàu hoả, một giành cho xe hơi nên cũng được gọi là cầu Đôi. Giữa cảnh sơn
thuỷ hữu tình, hai tháp đứng sóng đôi trông thật duyên dáng và thơ mộng.Nhưng lứa đôi trai
gái thường mượn cảnh trí nơi đây để bày tỏ tâm tình.Cho đến nay nhân địa phương vẫn còn
truyền tụng một bài hát lời lẽ thật thiết tha.
Tháp kia còn đứng đủ đôi
Cầu còn đủ cặp huống chi tôi với nường,
Tháp ngạo nắng sương,
Cầu nương sắt đá.
Dù người thiên hạ,
Tiếng ngả lời nghiêng.
Cao thâm đã chứng lòng nguyền,
Còn cầu, còn tháp còn duyên đôi lứa mình.
Non sông nặng gánh chung tình.
Tháp đôi và những câu hát trữ tình chắc hẳn đã xuất hiện sau các ngọn tháp rất nhiều
vì theo kết quả nghiên cứu, khảo sát của các nhà khoa học, quần thể kiến trúc này lúc đầu
không phải chỉ là hai mà có tới ba toà tháp. Chắc hẳn khi thiết kế, những người xây dựng đã
có nhũng ý tưởng giống như khi xây tháp Dương Long.Tháp Bắc xây trên Bình Đồ hình
vuông được tạo dáng khá cân đối, thân với mái đều được xử lí tinh tế bằng những đường
diềm hơi thắt lại làm chó bố cục kiến trúc thêm chặt chẽ. Thân tháp hình trụ vuông, mỗi mặt
tường đều có trụ ốp để trơn.Giống như tất cả các tháp Chămpa, cửa chính của tháp hướng về
phía Đông. Cửa nhô ra phía trước bởi bốn lớp trụ, thu nhỏ dần ở phía lối vào. Tương ứng
Trang:
18
18
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
với các lớp trụ là bốn lớp vòm mái hình mũi lao nhọn, hai bên trang trí hoa văn đối xứng.
Ba mặt tường còn lại là ba cửa giả, lặp lại các mô tiếp trang trí như cửa chính nhưng có kích
cỡ hơi nhỏ hơn.Mái tháp có cấu tạo nhiều tầng, nhỏ dần về phía trên. Bốn góc diềm mái đều
được gắn tượng chim thần Garuda xoè cánh bay lên tạo cảm giác bớt nặng nề cho toàn bộ

bảy tầng mái. Vòng quanh diềm mái là 21 hình vũ nữ được chạm khắc tinh tế với những tư
thế khác nhau trông rất sống động. Chính giữa phần thu nhỏ ngăn cách mái và thân tháp
được trang trí bằng hình tu sĩ ngồi thiền, hai bên có voi chầu đối xứng.
Tháp Nam có cấu trúc tương tự như tháp Bắc, nhưng ở phần diềm mái, thay vì các
hình vũ nữ, hình khắc trang trí lại thể hiện một đàn hưu 13 con với những dáng vẻ rất khác
nhau trông rất tinh nghịch và sống động.
Là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo, gần đây tháp Đôi đã được trùng tu, tôn
tạo.Trong quá trình xử lý, gia cố lại móng tháp, người ta đã tìm thấy nhiều bức phù điêu vốn
dùng để trang trí tháp, trong đó đáng kể là bức phù điêu khắc hình Makara. Hai quái vật
được thể hiện giống như hai con rồng thân tròn, dài mảnh, chân ngắn, không có vẩy và vây
nối đuôi nhau, đầu tròn, mắt dẹt , mũi to, mào lớn. Phía trên là những tia bờm ngắn dựng
lên. Dưới cằm có râu cuốn về phía sau. Miệng quái vật há rộng, nhe hai hàm răng nhọn lởm
chởm. Toàn bộ phù điêu được thực hiện trên một phiến đá dài 1,24m, rộng0,5m và dày
0,4m. Nhìn hình dáng Makara, có người liên tưởng đến những con rồng được khắc tạc trên
các công trình kiến trúc ở Đại Việt thế kỉ XII-XIII.
Tháp Dương Long :
Dương Long là cả một quần thể ba ngọn tháp nằm gần nhau, đóng
thẳng hàng theo trục Bắc Nam, các cửa chính đều quay về hướng Đông.
Hiện nay tháp nằm trên địa phận hai thôn Vân Tương, xã
Bình Hoà và An Chánh, xã Tây Bình, huyên Tây Sơn, cách
huyện lị chừng 12km về phía Đông. Tháp có nhiều tên gọi.
Ngoài tên phổ biến là Dương Long, đôi khi tháp
còn được gọi theo địa danh: tháp Bình An, tháp An Chánh hay tháp Vân Tường. Người
Pháp gọi di tích này là Tour d’ Ivoire (tháp Ngà). Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì ba
Trang:
19
19
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
toà cổ tháp này được xây cất trên một toà cao có tên là dương long, nằm ở phía Nam núi Trà
Sơn.

Tháp Bắc hiện đã bị hư hại nhiều nhưng vẫn còn rõ hình hài và cấu trúc. Khác với các tháp
còn lại ở Bình Định, nền móng có bình đồ hình vuông, mỗi cạnh rộng chừng 12m, nhưng
được tạo bởi nhiều đường gấp khúcnên giống như một hình đa giác. Tháp cao tới gần 30m,
chia làm ba phần rõ rệt.Đế tháp cao vững chắc, thân tháp cao vút, trên mặt tường trang trí
các trụ ốp để trơn nâng toàn bộ mái tháp. Cửa chính tuy đã bị sạt lở nhưng căn cứ vào dấu
vết còn lại và nhưng tư liệu gián tiếp có thể thấy vòm cửa được tạo dáng hình mũi lao tù vút
lên phía trên với nhiều lớp liên tiếp chồng khít lên nhau. Hai trụ cửa làm bằng đá trên đầu
được trang trí tượng thần Garuda chân quắp hai đầu rắn.Các cửa giả mô phỏng cửa chính
nhưng nhỏ hơn. Thay vì hình Garuda, trên đỉnh trụ trang trí hình lá nhĩ, vòng ngoài là thân
rắn uốn quanh, bên trong là mặt Kala giữ tợn, miệng khạc ra rắn bảy đầu trong tư thế uốn
lượn rất sinh động. Diềm đá ngăn cách thân và mái được chạm khắc tinh vi thể hiện hình
voi và sư tử mỗi con một tư thế nhưu vừa chạy vừa đùa giỡn kết thành dải chạy vòng quanh.
đường chạm khắc mềm mại, uyển chuyển, nhịp nhàng trông rất sống động. Bộ mái có cấu
trúc bốn tầng nhỏ dần về phía trên và kết thúc bằng một búp sen lớn trên đỉnh tháp.Diềm
ngăn cách giữa các tầng và ô khám chính giữa mỗi tầng đều được ghép bằng đá nguyên
khối.
So với tháp Bắc, tháp Nam còn tương đối nguyên vẹn. Kích thước gần như tương đương với
tháp Bắc .Hai tháp tạo thành thế đối xứng xuyên qua tháp chính.Về cấu trúc tháp Nam cũng
không khác so với tháp Bắc. Duy có mô tiếp trang trí thì hầu như ít lặp lại nhưũng chủ đề đã
thể hiện ở tháp Bắc, đặc biệt là dải trang trí quanh diềm mái. Trên giải giữa hoa văn trang trí
là những bầu vú tròn trịa được chạm nổi xếp đều đặn sát cạnh nhau chạy vòng quanh tháp.
Dải phía trên là phù điêu các đạo sĩ ngồi thiền trong khung lá đề và dải dưới cùng là hình
người, sư tử và những con vật kì dị dạng đan xen với những ô trám kết giải, giữa có bông
hoa nở cách xoè đối xứng.Trên các tầng mái, diềm bao quanh cũng được trang trí.Mỗi tầng
thể hiện một cảnh khác nhau. Có thể thấy ở đây hình voi, sư tử , bò thần Nadin, mặt Kala,
rắn thần Naga…Nghệ thuật điêu khắc, chạm trỗ đã đạt tới trình độ điêu luyện. Các đề tài thể
hiện vừa hoành tráng, lộng lẫy, vừa tinh tế, mềm mại. Những con vật và hoạ tiết trang trí
vừa sống động chân thực vừa huyền ảo kì bí.
Trang:
20

20
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
Cảnh trí giờ đây đã thay đổi nhiều nhưng vẻ đẹp lộng lẫy của tháp Dương Long vẫn còn đó.
Dương Long là địa điểm hấp dẫn với tất cả những ai có dịp thăm quan các di tích Bình
Định. Đến đây du khách không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì vĩ và huyền ảo của
những toà tháp cổ mà còn có dịp ghé thăm di tích những trung tâm sản xuất gốm lớn trước
đây của người Chăm. Đó là trung tâm gốm Gò Hời và Gò Cây Ké.

Các lễ hội dân gian
Bình Định là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như Banar, Chăm, Hrê.Hầu hết
các dân tộc này đều có những sinh hoạt văn hoá của mình như lễ hội và ca múa nhạc.Tuy ở
Bình định số lượng các dân tộc này chỉ chiếm một phần ít ỏi; song có thể phục hồi phát triển
các hình thức lễ hội này như những sản phẩm du lịch đặc sắc địa phương.
Các lễ hội là điểm mạnh của mỗi nơi có khả năng thu hút một lượng lớn khách du
lịch đến vào các mùa lễ hội. Các lễ họi tiêu biểu ở Bình Định: Hội Chợ Gò, Hội Vía Bà, Hội
Chùa Ông Núi, Hội làng rèn Tây Phương Danh, Lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa,
Lễ hội Đỗ Giàn, Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Tây Sơn – Đống Đa,…
Lễ hội Chợ Gò
Hội Xuân chợ Gò được tổ chức vào ngày mồng một Tết nguyên đán tại chợ Gò,
Trường Úc, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy
Phước. Đây chủ yếu là họp chợ, mua bán đầu năm lấy
may mắn cho cả năm. Nhưng việc mua bán chỉ
tượng trưng, đi hội vui là chính.Trai gái đi hội chợ
Gò chen chân, liếc mắt để tìm bạn tình. Tuổi thiếu
niên rủng rẻng tiền lì xì thì đi mua đồ chơi, đồ ăn
thức uống. Người có tuổi tham dự các môn cờ
tướng, đá gà Lễ hội chợ Gò cách đây khỏang trên dưới 300 năm. Tương truyền hai vị
tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng chỉ huy đóng quân tại khu vực này, đã
cho mở hội chợ Gò để quân sĩ và nhân dân vui chơi cho vơi đi nỗi nhớ gia đình ngày tết. Lễ
hội chợ Gò ngay nay được nâng lên bước mới: Có phần lễ trang trọng và phần vui hội. Các

trò chơi dân gian được tổ chức: múa lân, chọi gà, cờ tướng, đá cầu, đập niêu, kéo co Chợ
mang nét đẹp vùng Tuy Phước, họp chợ một ngày vui suốt năm.
Lễ hội Cầu Ngư
Trang:
21
21
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
Là một hình thức sinh hoạt văn hoá tín
ngưỡng lâu đời của dân biển Bình Định, được tổ
chức thường xuyên vào mùa xuân hàng năm để
cúng cá Ông và cầu được mùa hải sản (theo truyền
thuyết cá Ông thường giúp thuyền và người mỗi
khi gặp sóng to gió lớn).
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn
Lễ hội Đống Đa hằng năm được tổ chức vào ngày
mồng 5 tháng Giêng âm lịch tại xã Bình Nghi, huyện
Tây Sơn để tưởng nhớ các thủ lĩnh phong trào Tây
Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ
và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789), đánh
thắng 29 vạn quân Thanh. Ngoài nghi lễ truyền thống
còn có nhiều họat động văn hóa dân gian các dân tộc
Kinh, Bana, Chăm Nhiều cuộc biểu diễn võ thuật
như: đấu võ, đánh côn, đi quyền Tiết mục độc đáo của lễ hội là cuộc thi đánh trống bộ,
mỗi bộ 12 chiếc trống da, còn gọi là trống trận Tây Sơn và diễn cảnh đánh trận giả làm sống
lại khí thế hào hùng của nghĩa quân Tây Sơn năm xưa trên đất Bình Định.

Nghệ thuật truyền thống
Vùng Bình Định vốn nổi tiếng về các loại hình nghệ thuật dân gian như hát Bộ, hát
Bài chòi, Chèo Bả Trạo và Tuồng cổ. Bình Định được coi là cái nôi của nghệ thuật hát Bộ,
sau này đã lan truyền ra cả nước và đã trở thành một trong những loại hình nghệ thuật dân

tộc đặc sắc của Việt Nam.
Hát bội
Bình Định là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát Bội (Tuồng), là quê hương
của vị hậu tổ tuồng Đào Tấn. Bình Định đang bảo tồn, kế thừa và phát huy nghệ thuật hát
Bội mang phopng cách Đào Tấn, một loại hình nghệ thuật vừa bác học nhưng lại vừa mang
tính dân gian gần gũi với quần chúng. Và bao thế hệ nối tiếp nhau trên mảnh đất này vẫn ra
sức giữ gìn, trau chuốt loại hình nghệ thuật hát Bội để trở thành nét văn hoá đặc thù riêng
của Bình Định.Ngày nay, bên cạnh nhà hát Tuồng chuyên nghiệp mang tên vị hậu tổ Đào
Trang:
22
22
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
Tấn, Bình Định còn có rất nhiều các đoàn hát Bội quần chúng ở nhiều xã phường
trong tỉnh, luôn đáp ứng nhu cầu cho du khách muốn thưởng
thức và tìm hiểu bộ môn nghệ thuật này.
Võ cổ truyền Bình Định
Bình Định là một vùng đất võ, đó là điều đã
được thừa nhận rộng rãi.Nhưng võ là một cái gì đó vô
hình.Thấy roi, xích, cung, tên, gươm, đao, giáo, mác,
bảo đấy là võ ư?Không phải, đấy chỉ là binh khí, vũ
khí, tức là khí cụ của võ.Nó là một số tín hiệu, phương
tiện của nghề võ dưới dạng vật thể. Võ tồn tại trong
những con người bằng xương bằng thịt. Vô thế biến
thành hữu thể, khi con người vào cuộc, lâm thế, phải đối đầu, phải xuất chiêu, phải đánh trả
hoặc tập luyện, truyền dạy. Vậy khi con người không diễn võ thì võ mất ư? Không phải, võ
vẫn tồn tại trong tâm trí, nội lực của họ, có điều kiện là bộc lộ. Nói võ là văn hóa phi vật
thể, chính là do tính chất tiềm ẩn, vô hình, biến ảo này vậy.
Võ thuật cổ truyền đã trở thành một di sản văn hóa, một nét đẹp riêng của người dân
Bình Định. Ngoài các đội biểu diễn võ thuật chuyên nghiệp, du khách có thể tham quan trực
tiếp từ những người dân lao động bình thường nơi thôn dã với các địa danh nổi tiếng. Tóm

lại, võ thuật cổ truyền đã trở thành bản sắc dân tộc mang nét rất riêng gắn liền với tên tuổi
của Bình Định.

Các làng nghề truyền thống
Bình Định có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như :nghề làm gốm gia dụng,
nghề rèn, nghề làm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ ở vùng Nhơn Hậu , Đập Đá huyện An Nhơn,
nghề làm nón ở huyện Phù Cát, nghề làm bánh tráng phổ biến ở hầu hết các vùng trong
tỉnh. Du khách đến đây sẽ được tham quan qúa trình sản xuất tinh vi với tay nghề điêu luyện
khéo léo của người lao động làm ra những sản phẩm vừa mang đậm nét văn hóa dân gian,
vừa có tính nghệ thuật cao, là những sản phẩm lưu niệm độc đáo, có giá trị cho khách tham
quan du lịch.
Nón ngựa Gò Găng
Trang:
23
23
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
Ở Bình Định có chiếc nón lá Gò Găng nổi tiếng
nhưng vẫn còn thêm một chiếc nón khác rất độc
đáo, một sản phẩm ngày xưa chỉ dành cho giới
quý tộc, quan binh triều đình, đó là chiếc nón
ngựa
Làng nghề này có truyền thống đã hơn một trăm
năm, trải qua biết bao thăng trầm nhưng nghề
làm nón ngựa vẫn tồn tại và phát triển. Không giống các loại nón khác, chiếc nón ngựa được
làm ra bởi nhiều công đoạn và nhiều người tham gia, đồng thời phải trải qua nhiều thao tác
tỉ mỉ như làm khung nón, khâu rọc lá, khâu chằm nón Nghề làm nón ngựa đã giúp cho gia
đình nghèo cải thiện được cuộc sống khó khăn và góp phần xóa đói giảm nghèo. Nguyên
vật liệu để làm nón ngựa ngày càng khó kiếm, người dân lên tận các huyện miền núi Vân
Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão để mua về theo từng phiên chợ. Chất liệu để làm nón ngựa bằng
một loại lá rừng có tên là “lá ké”, vành nón cũng được làm bằng chất liệu của “cây dứa

rừng”. Tuyệt đối không được làm bằng “lá cọ” và tre như nhiều loại nón lá thông thường
khác.
Bên trong mặt nón ngựa cũng có những câu ca dao, tục ngữ mang phong cách đặc
trưng của quê hương Bình Định. Ngoài ra còn có những câu thơ ca dân gian nói về đất
nước, con người và phong tục tập quán dân tộc Việt Nam, ca ngợi gương mẹ hiền, dâu thảo,
phú quý lễ nghĩa và hình ảnh con rồng cháu lạc. Chiếc nón ngựa khi hoàn thành được trang
trí bằng chỉ thêu ngũ sắc rất tinh xảo, trên chóp nón có gắn tua hoặc không Quan sát thật
kỹ chiếc nón ngựa mới hiểu được tâm hồn của người chằm nón ngựa không kém gì các làng
nón nổi tiếng khác ở Bình Định.
LàngRượu Bầu Đá
Trang:
24
24
Báo cáo thực tập tại Khách Sạn Sài Gòn Quy Nhơn
Làng nằm ở địa phận thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc,
huyện An Nhơn. Rượu Bầu Đá ngày nay đã trở thành
một danh tửu, món quà đặc sản không thể thiếu
trong túi quà của nhiều du khách khi đến Miền
đất võ. Đến làng Bầu Đá, thú vị nhất đối với du
khách là được thưởng lãm các quy trình, kỹ thuật
nấu rượu, xem nghệ thuật rót rượu, nếm thử
những giọt rượu còn nóng hôi hổi và đặc biệt được nghe những giai thoại thú vị về rượu
Bầu Đá.
Nhiều làng rượu trong vùng đến nay đã cải tiến, cách tân sao cho có lợi nhất, thế
nhưng ở cái xóm Cù Lâm này vẫn còn giữ nguyên kỹ thuật nấu rượu gia truyền, từ khâu
chọn gạo đến kỹ thuật nấu cơm, ủ men, nấu bằng nồi đồng, ống cất rượu bằng tre Rượu
Bầu Đá trong suốt, có mùi thơm rất đặc trưng, uống một ngụm rượu ta thấy vị ngon ngót
đọng lại ở thanh quản. Nếu quý khách có lỡ quá chén thì cũng không cảm thấy đau đầu, khó
chịu như những loại rượu khác. Đến Bình Định mà chưa được thưởng thức món chim Mía
Phú Phong, cá Sông Kôn, nem Chợ Huyện nhâm nhi với ly rượu Bầu Đá thì coi như quý

khách chưa đến Miền đất võ vậy. Vì thế, từ lâu rượu Bầu Đá đã trở thành nét văn hóa đặc
trưng của miền đất võ Tây Sơn, Bình Định.
Làng gốm Vân Sơn
Rời thành phố Quy Nhơn chừng 20 km về
hướng Bắc, đến thị trấn Đập Đá, hỏi làng gốm đất
nung Vân Sơn, ai cũng biết. Vân Sơn là làng nghề cổ
nhất của Bình Định còn đến bây giờ.Ngày xưa, trung
tâm làng gốm nằm sâu trong xóm An Xuân, thôn Nhạn
Tháp, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn. Nhưng rồi, nguyên liệu ở đó cạn dần, làng nghề dời
làng đến vùng nguyên liệu mới, ra phái ngoài việc giao thương cũng tiện hơn. Vân Sơn
được hình thành như vậy.

Đặc sản - ẩm thực Bình Định
Trang:
25
25

×