Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II
Trường Đại học Thăng Long 351
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA BỘ MÔN
CÔNG TÁC XÃ HỘI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG, HÀ
NỘI
GS. TS Lê Thị Quý
Bộ môn Công tác xã hội
1. Một số hoạt động hợp tác quốc tế tiêu biểu của Bộ môn CTXH:
Hợp tác quốc tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cơ quan,
trường học trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Hợp tác quốc tế không chỉ để tiếp nhận thông
tin khoa học từ bên ngoài mà còn trao đổi những thông tin hoạt động khoa học của Bộ môn/
Khoa/Trường với các đồng nghiệp quốc tế. Bằng cách đó, các giảng viên sẽ không chỉ có điều
kiện nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy của bản thân mà còn có điều kiện đóng góp
với các đồng nghiệp quốc tế, khẳng định vị trí của mình, ngành mình trong môi trường hoạt
động chung.
Ngành CTXH là một ngành mới của Việt Nam trong khi ở nhiều nước đã có từ hơn
100 năm trước. Do đó nhu cầu hợp tác, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giữa đại học Thăng
Long với các nước đã trở nên cấp thiết. Nhận thức được điều đó nên ngay từ cuối năm 2013,
Bộ môn CTXH đã đặt nhiệm vụ cho mình phải mở rộng hợp tác quốc tế, tận dụng các kênh
đa dạng để kết nối với các trường, các khoa CTXH của nhiều nước. Trước hết, Bộ môn đã
làm thủ tục đăng ký thành viên chính thức của hai tổ chức lớn về đào tạo CTXH trên thế giới
là Hiệp hội các trường đào tạo CTXH thế giới (IASSW) và Hiệp hội các trường đào tạo
CTXH Châu Á Thái Bình Dương (APASSW). Với tư cách là phó chủ tịch hiệp hội CTXH
Việt Nam, trưởng bộ môn CTXH trường Thăng Long đã giúp cho 4 bộ môn CTXH của các
trường đại học Việt Nam thành thành viên chính thức của IASSW . Đó là các trường: Đại học
Thăng Long, Đại học KHXH và Nhân văn Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học
khoa học Huế
Đầu năm 2014, ( 18-19/1/2014), Trường đại học Thăng Long mà nòng cốt là Bộ môn
CTXH đã phối hợp với IASSW, Hiệp hội CTXH Việt Nam và một số trường đại học Việt
Nam tổ chức hội thảo quốc tế “Nâng cao năng lực công tác xã hội tại Việt Nam”. Đây là hội
thảo quốc tế có quy mô lớn nhất về đào tạo CTXH ở Việt Nam từ trước đến nay. Hội thảo đã
quy tụ 32 chuyên gia hàng đầu đào tạo CTXH của tất cả các châu lục như châu Á- Thái Bình
Dương, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Phi trong đó có tất cả các chủ tịch của các hiệp hội
đào tạo CTXH của các châu cũng tới dự . Về phía Việt Nam có gần 200 đại biểu là các giáo
sư, tiến sỹ, giáo viên, các nhà quản lý của các trường đại học, cán bộ các trung tâm, cơ sở
thực hành CTXH trong cả nước đã đến dự. GS,TS Vimla Nadkarni, Chủ tịch đương nhiệm và
GS,TS Angie Yuen, nguyên chủ tịch IASSW; GS,TS Phạm Huy Dũng, phó chủ tịch Hội đồng
quản trị trường đại học Thăng Long, một trong những đơn vị đào tạo đại học về công tác xã
hội đầu tiên của Việt Nam đã phát biểu chào mừng hội nghị và nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc hợp tác CTXH giữa Việt Nam và các nước hiện nay vì sự phát triển chung của công tác
xã hội trên thế giới và Việt Nam.
Hội thảo đã đi sâu vào trình bày và thảo luận những chủ đề chuyên môn của CTXH.
Đây là cơ hội quý giá cho những cán bộ giảng dạy CTXH Việt Nam và thế giới trao đổi kinh
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II
Trường Đại học Thăng Long 352
nghiệm và khả năng hợp tác trong tương lai. Bà Vimla Nadkarni, chủ tịch IASSW đã cho rằng
việc đào tạo Công tác xã hội đang gặp phải nhiều thách thức ở phạm vi toàn cầu khi thế giới
ngày nay mang đầy những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, sự thay đổi khí hậu, những
mâu thuẫn trong nội bộ và giữa các quốc gia đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những
người nghèo và những người dễ bị tổn thương. Điều đó đòi hỏi rất lớn sự tham gia của những
người làm công tác xã hội. Bà cũng cho rằng, sự phối hợp hoạt động công tác xã hội giữa các
quốc gia ngày càng quan trọng, góp phần xây dựng một thế giới phát triển ổn định, tiến bộ và
nhân đạo với mọi người.
Một hoạt động hợp tác quốc tế nổi bật của Bộ môn CTXH là chương trình giữa
trường đại học Thăng Long và trường đại học Linneu, Thụy Điển với dự án Panme là dự án
giữa Thuy Điển với các nước đang phát triển. Trường Linneu đã cử 5 đại biểu sang thăm và
làm việc tại trường Thăng Long. Các giảng viên này đã trình bày bài giảng trước sinh viên
Thăng Long và rất được hoan nghênh. Trường Thăng Long đã cử 3 đại biểu sang thăm và làm
việc tại trường Linneu. Đó là GS,TS Phạm Huy Dũng, GS,TS Lê Thị Quý và Ths. Trần Thị
Thanh Hương. GS Quý đã trình bày một bài giảng tại trường Linneu vào tháng 9/2014. Tháng
10/2014, hiệu trưởng trường Thăng Long, TS Phan Huy Phú đã ký thỏa thuận đề nghị dự án
hợp tác dài hạn trao đổi giáo viên và sinh viên giữa hai trường. Dự án Panme và dự án sẽ bắt
đầu thực hiện từ năm 2015.
Ngoài ra, Bộ môn CTXH và trường đã và đang chuẩn bị ký MOU với các trường đại
học quốc gia Philippine, các trường đại học Hàn Quốc. Bộ môn cũng tiếp và giao lưu với giáo
viên và sinh viên các trường đại học Mỹ, Pháp, Inđônêsia, Thái Lan và các nước khác.
2. Phương hướng tương lai :
Chính sách của Bộ môn là gìn giữ và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác
quen thuộc, đồng thời mở rộng quan hệ với các trường mới khi có cơ hội. Do hiện nay các
hoạt động của Bộ môn đang có tiếng vang trong nước, đặc biệt là đơn vị thứ ba trong cả nước
được đào tạo sau đại học ( Sau Học viện Hàn lâm KHXH và trường đại học KHXH và Nhân
văn Hà Nội) nên nhiều trường quốc tế muốn hợp tác với Bộ môn. Chẳng hạn, một số trường
đại học Hàn Quốc muốn đào tạo song phương với đại học Thăng Long về công tác xã hội.
Sinh viên hai trường có thể học 2 năm ở Việt Nam, 2 năm ở Hàn Quốc và nhận bằng của hai
trường hoặc học vài tháng như với trường đại học Thụy Điển. Giáo viên các nước có thể sang
giảng ngắn hạn ở Việt Nam và ngược lại. Điều này đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của giáo viên và
sinh viên Việt Nam về kiến thức, kỹ năng giảng dạy và học tập và cả ngoại ngữ. Điều kiện
cho giáo viên và sinh viên nước ngoài giảng dạy và học tập ở trường Thăng Long là khá khó
khăn do cách dạy và cách học của Việt Nam và các nước là khác nhau. Bên cạnh đó, rào cản
về ngôn ngữ còn rất lớn. Giá tiền dịch cao nên Bộ môn dự định tìm các giáo viên và các em
học sinh giỏi tiếng Anh làm phiên dịch ( kể cả hai dạng nói và viết ).
Tương lai, Bộ môn sẽ củng cố đội ngũ cán bộ giảng dạy vừa có chuyên môn sâu, đạo
đức tốt vừa có ngoại ngữ giỏi để đáp ứng được yêu cầu hợp tác quốc tế của trường/ khoa/bộ
môn. Mặt khác, Bộ môn sẽ lập danh sách những sinh viên học giỏi có ngoại ngữ tốt để có thể
gửi ra nước ngoài tu nghiệp. Khuyến khích giáo viên và sinh viên học ngoại ngữ, đặc biệt là
tiếng Anh là chính sách lớn của Bộ môn để thực hiện tốt hợp tác quốc tế, nâng cao uy tín của
Bộ môn, Khoa, Trường. Đây là một thách thức lớn đối với Bộ môn, đòi hỏi cố gắng không
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II
Trường Đại học Thăng Long 353
ngừng không chỉ của lãnh đạo mà còn của các cán bộ trong Bộ môn. Sự hỗ trợ của trường về
cơ hội và tài chính sẽ là động lực lớn cho Bộ môn trong công việc quan trọng này.
Một số vấn đề rút ra
Điều kiện đầu tiên để bảo đảm hợp tác quốc tế thành công là quan điểm đúng đắn,
năng động của lãnh đạo Trường/ Khoa/ Bộ môn. Thứ hai là khả năng chuyên môn và tính
năng động của các giảng viên và sinh viên.
Hiện nay, chúng ta không chỉ khác các nước khác về phong cách sống mà cả kiến thức
và kỹ năng giảng dạy. Không thể tiếp tục lối giảng dạy và học tập cũ : thiếu năng động, ít
sáng tạo; thày đọc, trò ghi, không chịu tham khảo sách, làm bài thi lặp lại nguyên văn lời thày,
cô; thày giảng nhiều năm không đọc sách tham khảo, bổ sung, cập nhật kiến thức mới… Lối
mòn này sẽ ngăn cản chúng ta đến với thế giới và không thể hợp tác bình đẳng với họ. Cần
phải hiểu rằng: Chúng ta có thể học thế giới nhưng cũng có đóng góp với thế giới, và thế giới
cũng học Việt Nam. Sự tự tin, học hỏi sẽ giúp chúng ta thành công.