Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng quốc tế của ngân hàng công thương việt nam trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.11 KB, 104 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HO ẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG
MẠI TẠI NG ÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 4
1.1 Kh ái n iệm ho ạt độn g Tài trợ thƣơn g m ại. 4
1.2 Đặc điểm củ a ho ạt độn g tài trợ th ƣơng m ại: 7
1.3 Tác d ụn g củ a ho ạt độn g Tài trợ thƣơn g m ại. 8
1.4 Các h ình thức tài trợ th ƣơn g m ại: 8
1.4.1 Thanh toán vượt quá số dư (Overdraft Facility): 8
1.4.2 Tín dụng chứng từ: 11
1.4.3. Bảo lãnh ngân hàng: 18
1.4.4 Bao thanh toán tương đối (F actoring): 21
1.4.5. Bao thanh toán tuyệt đối (F orfaiting): 30
1.4.6. Cam kết đồng tài trợ: 35
1.5 Các n h ân tố ảnh h ƣởn g đến ho ạt độn g TTTM: 38
1.5.1 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng: 38
1.5.2 Các nhân tố bên trong ngân hàng: 41
CHƢƠNG II – ĐÁNH G IÁ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI TẠI
NG ÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM. 44
2.1. Kh ái qu át về Ngân h àng Côn g thƣơn g Việt Nam trƣớc và sau cổ ph ần
ho á. 44
2.2 Th ực trạn g ho ạt độn g TTTM tại NHCTVN trƣớc và sau cổ ph ần ho á. . 46
2.2.1 Tín dụng chứng từ: 49
2.2.2 Bảo lãnh: 58
2.2.3 Cam kết đồng tài trợ: 60
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ thƣơng mại tại NHCTVN sau cổ
phần hoá. 61
2.3.1 Kết quả đạt được: 61
2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân: 64
CHƢƠNG III – GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG


MẠI TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM 74
SAU CỔ PHẦN HÓA 74
3.1 Định hƣớng phát triển NHCTVN đến năm 2015. 74
3.1.1 Mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược chủ yếu của NHCTVN: 74
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng quốc tế của NHCTVN trong
thời gian tới. 76
3.2 Các yêu cầu của cổ phần hoá đối với hoạt động TTTM của NHCTVN. . 78
3.3 Điều kiện và động lực phát triển TTTM tại NHCTVN: 80
3.3.1 Điều kiện pháp lý: 80
3.3.2 Xu thế của hoạt động TTTM: 80
3.3.3 Thực tế trong nước: 81
3.3.4 Thực tế NHCTVN: 82
3.4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động TTTM tại NHCTVN sau cổ phần hoá. 83
3.4.1. Giải pháp hoàn thiện mô hình điều hành, quy trình hoạt động TTTM,
các biện pháp mang tính nghiệp vụ: 83
3.4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách: 86
3.4.3 Phát triển hệ thống các đối tác đại lý: 87
3.4.4. Giải pháp về công tác tín dụng và nguồn ngoại tệ thực hiện tài trợ: 89
3.4.5. Xây dựng chính sách khách hàng và hệ thống tiếp thị nhằm thu hút
khách hàng đến với ngân hàng: 90
3.4.6 Đổi mới công nghệ ngân hàng đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn: 92
3.4.7 Giải pháp về con người: 92
3.4.8 Giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát: 94
3.5. Kiến nghị. 94
3.5.1 Kiến nghị đối với chính phủ và các bộ ngành có liên quan: 94
3.5.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước: 97
3.5.3 Kiến nghị đối với khách hàng của NHCTVN: 99
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO








1
LỜI MỞ ĐẦU

1 - Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam gia nhập WTO, đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình Hội
nhập quốc tế, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đối với toàn bộ nền
kinh tế. Các ngân hàng Việt Nam sẽ là người phải đối mặt đầu tiên với những thách
thức đó, phải cạnh tranh bình đẳng với những tập đoàn ngân hàng tài chính khổng
lồ với tài sản có hàng ngàn tỷ USD đang có mặt tại Việt Nam như Citi Bank,
HSBC, Deutche Bank, Standard Chartered Bank… Với mục tiêu trở thành Tập đoàn
tài chính ngân hàng hiện đại, tiên tiến trong khu vực, đáp ứng toàn diện nhu cầu về
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng-tài chính, Ngân hàng Công thương Việt nam trước
đây và nay là Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (viết tắt:
NHCTVN) đang phải thực hiện tái cơ cấu trên mọi lĩnh vực, đa dạng hoá các hoạt
động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, tăng tỷ trọng thu nhập từ các hoạt
động khác ngoài hoạt động tín dụng đầu tư,… trong đó Tài trợ thương mại được
đánh giá là hoạt động đóng vai trò then chốt và cần thay đổi cho phù hợp và bắt kịp
với xu thế phát triển của thế giới. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng đặt ra với
NHCTVN.
Hoạt động Tài trợ thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (gọi tắt là hoạt
động Tài trợ thương mại) đã được NHCTVN thực hiện hơn chục năm trở lại đây,
qua đó Ngân hàng đã phần nào phát huy được vai trò tích cực đối với hoạt động
xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và gia tăng thu nhập về dịch vụ cho Ngân
hàng.

Song trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, hoạt động Tài trợ thương mại trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu của NHCTVN còn hạn chế cả về chất lượng, loại hình sản
phẩm. Một mặt, những thay đổi về phương thức, cơ chế quản lý, cách thức tổ chức
thực hiện làm cho hoạt động TTTM chưa đáp ứng được kịp thời các đòi hỏi ngày
càng phức tạp của nghiệp vụ, và đặc biệt cổ phần hoá sẽ đặt ra những yêu cầu mới
là phải chuyên môn hóa nghiệp vụ TTTM, phát triển đột phá về dịch vụ TTTM trên

2
cơ sở thoả mãn nhu cầu khách hàng, .… Mặt khác, các nhà xuất nhập khẩu cũng
chưa hiểu thấu đáo về hoạt động này. Hơn nữa, dưới giác độ quản lý vĩ mô, còn có
nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách của Nhà nước…Để đáp ứng tình
hình hiện tại và trong thời gian tới, việc phát triển hoạt động TTTM nhằm nâng cao
thị phần trong lĩnh vực thương mại quốc tế đang là một đòi hỏi bức xúc đặt ra cho
NHCTVN. Góp phần đáp ứng đòi hỏi trên, đề tài: “ Đẩy mạnh hoạt động Tài trợ
thương mại của Ngân hàng Công thương Việt Nam sau cổ phần hoá” đã được tôi
lựa chọn nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.
2 - Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý thuyết về hoạt động TTTM của Ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TTTM tại NHCTVN trước và sau cổ
phần hóa.
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động TTTM tại NHCTVN sau cổ phần hóa.
3 - Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn:
Nghiên cứu hoạt động TTTM trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại NHCTVN từ
năm 2006 đến 2009 - thời điểm trước và sau cổ phần hóa của NHCTVN.
b. Phạm vi:
Tài trợ thương mại là vấn đề rộng và phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề
cần phải giải quyết. Vì vậy luận văn chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp đẩy mạnh hoạt động TTTM trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của NHCTVN sau
thời điểm cổ phần hoá.

4 - Phƣơng pháp nghiên cứu.
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: phương pháp
phân tích, so sánh, thống kê, các bảng số liệu để minh họa.
5 - Đóng góp của luận văn.
- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động TTTM của NHTM.
- Đánh giá thực trạng hoạt động TTTM của NHCTVN.

3
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động TTTM tại NHCTVN sau cổ phần
hóa.
6 - Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM.
Chương II: Đánh giá hoạt động Tài trợ thương mại tại NHCTVN.
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Tài trợ thương mại của Ngân hàng
Công thương Việt Nam sau cổ phần hoá.



4
CHƢƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
THƢƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1 Khái niệm hoạt động Tài trợ thƣơng mại.
Ngân hàng thương mại khi mới ra đời có các hoạt động cơ bản: huy động vốn;
sử dụng vốn; trung gian thanh toán và các dịch vụ khác. Ba hoạt động này có mối
quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau và đều có tầm quan trọng ngang nhau trong sự
thành công của một NHTM.

Bằng hoạt động huy động vốn, NHTM huy động được các khoản tiền nhàn
rỗi tạm thời từ dân cư hoặc các tổ chức kinh tế để tạo nguồn cho hoạt động kinh
doanh của mình. Ngoài ra, khi cần thiết, ngân hàng còn huy động thêm vốn bằng
cách phát hành trái phiếu hoặc đi vay từ ngân hàng nhà nước, các NHTM hoặc các
tổ chức tài chính khác nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và đáp ứng cho nhu cầu
của hoạt động tín dụng.
Huy động vốn là điều kiện cần thiết để bắt đầu hoạt động kinh doanh của
ngân hàng, song sử dụng vốn huy động sao cho có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho
ngân hàng mới là điều quan trọng. NHTM có rất nhiều hình thức sử dụng vốn khác
nhau như: cho vay; chiết khấu chứng từ có giá; tín dụng ứng trước; bảo lãnh; thuê
mua; đầu tư.
Bên cạnh việc huy động vốn và sử dụng vốn, NHTM cũng đồng thời thực
hiện và phát triển các hoạt động trung gian thanh toán và các dịch vụ khác. Hoạt
động trung gian thanh toán phát triển dựa trên sự phát triển của hoạt động huy động,
sử dụng vốn và ngược lại là công cụ hỗ trợ giúp cho hoạt động huy động, sử dụng
vốn phát triển.
Trong một nền kinh tế phát triển, quy mô thanh toán, số lượng các khoản
thanh toán và khoảng cách giữa khách hàng với nhau ngày càng tăng lên nhanh
chóng làm cho việc thanh toán trực tiếp giữa các khách hàng là rất khó khăn và
không thoả mãn được yêu cầu của nền kinh tế. NHTM qua hoạt động thanh toán

5
của mình đã làm tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí lưu thông và
nâng cao khả năng tín dụng.
Bên cạnh thanh toán trong phạm vi quốc gia, việc thực hiện hoạt động thanh
toán quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều kiện nền kinh tế ngày càng
có xu thế mở cửa hội nhập, quá trình trao đổi lưu thông hàng hoá giữa các đối tác ở
các nước khác nhau ngày càng nhiều. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, ngoài việc
hỗ trợ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, ngân hàng còn đứng ra làm trung gian
thanh toán cho các doanh nghiệp. Việc thanh toán giữa hai bên được thực hiện qua

hệ thống ngân hàng bằng các phương thức được thoả thuận thuận tiện nhất cho
khách hàng, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên xuất nhập khẩu, góp phần mở rộng
quan hệ ngoại thương giữa các nước.
Cùng với sự phát triển của hoạt động ngoại thương, phát sinh những vấn đề
sau:
Một là, thương mại là một khâu cuối cùng của quá trình sản xuất (T - H
SX H´- T´). Trong đó: H´- T´ là nằm ở khâu lưu thông. Thương nhân là
người thực hiện giá trị của sản phẩm trong khâu lưu thông này. Tầng lớp thương
nhân tự mình không đủ vốn để mua toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra, cho nên các
xí nghiệp sản xuất phải bán chịu cho họ. Khi phân tích sự tồn tại khách quan của tín
dụng thương mại, Các Mác đã viết: “ Việc sản xuất trên quy mô lớn và nhằm các thị
trường xa xôi làm cho tổng sản phẩm xã hội rơi vào tay các thương nhân; nhưng
vốn của một nước không thể tăng lên gấp đôi, khiến cho thương nhân tự nó lại có
đủ khả năng mua được toàn bộ sản phẩm của toàn quốc với vốn được tài trợ để rồi
đem bán lại” [1]. Như vậy, tài trợ cho thương mại là đòi hỏi tất yếu của quá trình tái
sản xuất xã hội.
Hai là, hoạt động kinh doanh thương mại là: “ việc thực hiện một hay nhiều
hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích kiếm lợi
nhuận”[15]. Không phải lúc nào các nhà buôn cũng đủ vốn để hoạt động thương

6
mại và nâng cao hiệu suất kinh doanh, do vậy việc tài trợ cho các hoạt động kinh
doanh thương mại là tất yếu.
Ba là, sản phẩm đưa vào lưu thông là kết quả của quá trình sản xuất, do vậy
muốn có sản phẩm chất lượng cao, chi phí rẻ, hợp với thị hiếu tiêu dùng của xã hội
và có khả năng cạnh tranh thì phải tài trợ cho một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường. Ta có thể khảo sát sơ đồ TTTM khép kín một chu trình sản xuất hàng xuất
khẩu theo hình 1.1 sau đây:








Hình 1.1: Sơ đồ tài trợ thƣơng mại.
Bốn là, hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế là nhằm vào các thị trường
xa xôi, phong tục, tập quán, luật lệ, môi trường đều rất khác với thị trường trong
nước, cho nên không thể tránh được rủi ro ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh
thương mại. Sự tài trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế là rất
cần thiết nhằm hạn chế và hoặc tránh các rủi ro có thể xẩy ra trên thương trường.
Chính từ những lý do trên, hoạt động TTTM của ngân hàng đã ra đời.
Vậy, TTTM là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về mặt tài chính
trực tiếp hay gián tiếp của NHTM hoặc tổ chức Tài chính cho các doanh nghiệp
hoặc đơn vị kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trong một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán, là một trong các kênh cung
cấp vốn, tín dụng quan trọng cho thị trường. Ngân hàng đã hỗ trợ vốn cho người
Cho vay ngắn
và trung hạn
Cho vay trung
và dài hạn
Tài trợ xuất khẩu
T - H
S X
H´- T´
Cho vay vốn lưu động, chi phí sản

xuất
Cho vay thu mua
xuất khẩu

7
nhập khẩu mở L/C để nhập hàng hoá/dịch vụ thiết yếu cung cấp cho người tiêu
dùng trong nước cũng như nhập máy móc thiết bị/nguyên vật liệu phục vụ quá trình
sản xuất kinh doanh; hỗ trợ vốn cho người xuất khẩu trong việc thu mua hàng xuất
khẩu/đáp ứng mục đích kinh doanh tại thời điểm thiếu vốn; hỗ trợ cho nhà sản
xuất/người cung cấp nguồn vốn để mua nguyên liệu làm hàng xuất khẩu; hỗ trợ vốn
giữa các ngân hàng khi nguồn vốn của ngân hàng khan hiếm… Thông qua hàng loạt
hình thức cấp tín dụng: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay mở L/C trả
ngay/trả chậm, … và các hình thức dịch vụ đi kèm khoản vay: tư vấn, phát hành/
sửa đổi/ thanh toán LC, chấm chứng từ, bảo lãnh ngân hàng đã giúp cho doanh
nghiệp sử dụng vốn vay thuận tiện và mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc hỗ trợ cả về vốn và dịch vụ cho doanh
nghiệp ngoài việc mang lại cho ngân hàng tài trợ một khoản lợi nhuận không nhỏ,
còn góp phần tăng thêm uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính. Như vậy,
TTTM là một hoạt động tất yếu vì sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng và vì khách
hàng của mình.
1.2 Đặc điểm của hoạt động tài trợ thƣơng mại:
+ Xuất phát từ khái niệm, ta có thể nhận thấy một đặc điểm nổi bật của hoạt
động TTTM: nó là cầu nối giữa người mua và người bán. Đi kèm với các thỏa thuận
thương mại, giữa người mua và người bán cũng đồng thời có những thỏa thuận về
mặt tài chính (thông qua những ưu đãi về thanh toán có được nhờ sự trợ giúp của
ngân hàng).
+ TTTM khác với các hoạt động cho vay thương mại, vay thế chấp hay bảo
đảm khác ở chỗ: tiền nhiều khi không được chuyển trực tiếp toàn bộ cho người yêu
cầu mà chuyển cho một bên thứ ba khác. Người yêu cầu chỉ nhận được một cam kết
từ ngân hàng sẽ được thanh toán/thanh toán hộ khi họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ

của mình trong giao dịch với bên thứ ba đó. Toàn bộ số tiền thu được từ giao dịch
sẽ do ngân hàng thu giữ để trả nợ và người yêu cầu sẽ được thanh toán phần chênh
lệch.

8
+ TTTM thường chỉ áp dụng cho từng giao dịch cụ thể và không tính vào
hạn mức cho vay. Tuy nhiên, do mỗi loại hình tài trợ có các hình thức thực hiện
khác nhau, phương tiện sử dụng khác nhau, nguồn tài trợ khác nhau và mức giá
khác nhau nên người yêu cầu cần cân nhắc kỹ để tránh bị nhầm.
1.3 Tác dụng của hoạt động Tài trợ thƣơng mại.
Hoạt động TTTM ra đời không những góp phần tạo thêm những điều kiện
thuận lợi cho khách hàng trong thanh toán mà cả sản xuất kinh doanh. TTTM bằng
những hoạt động của mình đã tạo cho khách hàng có thể sử dụng những nguồn tài
chính ngắn hạn, tức thời để bù đắp tình hình thiếu vốn đột xuất hay tăng vòng quay
của vốn, tăng khả năng sử dụng vốn. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chung
của doanh nghiệp đã như vậy, đối với hoạt động xuất nhập khẩu càng quan trọng
hơn nhiều. Như chúng ta đã biết, các đối tác trong hoạt động xuất nhập khẩu thường
ở các quốc gia khác nhau, vì vậy từ thời gian giao hàng cho tới khi nhận được thanh
toán thường khá lâu; bên cạnh đó, dung lượng của các giao dịch xuất nhập khẩu
thường lớn; và một vấn đề khá quan trọng nữa đó là thông tin về bạn hàng, quốc
gia… Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, các NHTM với thế mạnh của mình là
một nhà chuyên nghiệp trong lĩnh vực thanh toán; có khả năng thu thập, tổng hợp
thông tin; nắm vững tình hình thị trường, giá cả hàng hóa trên thế giới, đã ngày
càng phát triển hoạt động TTTM trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hoạt động này
ngày càng phát triển và trở thành một trong số các hoạt động cơ bản của ngân hàng
hiện đại, đóng góp một phần thu nhập không nhỏ cho ngân hàng.
1.4 Các hình thức tài trợ thƣơng mại:
1.4.1 Thanh toán vượt quá số dư (Overdraft Facility):
Thanh toán vượt quá số dư là việc cấp hạn mức tín dụng cho phép khách
hàng sử dụng trong những khoảng thời gian ngắn trước tình trạng thiếu vốn đột

xuất; hay nói một cách khác, nó được ngân hàng cấp cho khách hàng khi họ tiến
hành thanh toán nhưng số dư hiện tại của tài khoản tiền gửi không đủ.
Các hình thức thanh toán vượt quá số dư dùng trong hoạt động ngoại thương,
cũng gần giống như hình thức thanh toán vượt quá số dư được sử dụng cho các

9
khoản thu từ buôn bán trong nước, là một phương tiện tài trợ ngắn hạn rất linh hoạt
cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu. Thanh toán vượt quá số dư là một hình thức tài
trợ đóng vai trò rất quan trọng.
Đối với người xuất khẩu, thanh toán vượt quá số dư là phương tiện tài trợ
được sử dụng trong khoảng thời gian từ lúc giao hàng cho tới thời điểm được thanh
toán dưới hình thức nhờ thu chứng từ (khoảng thời gian ngắn mà người nhập khẩu
được phép để chuẩn bị cho việc thanh toán).
Người nhập khẩu thường sử dụng hình thức thanh toán vượt quá số dư để tài
trợ cho mình trong thời gian chờ thanh toán cho số hàng hoá mà họ tiêu thụ.
Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng ký quỹ thêm cho khoản thanh toán
vượt quá số dư mà họ dự định tài trợ cho các giao dịch ngoại thương. Phần lớn hàng
hoá được sản xuất hay được mua bán đó sẽ được khách hàng sử dụng để làm phần
ký quỹ.
Một khách hàng khi được chấp nhận, ngân hàng sẽ cam kết mở rộng khoản
vay cho khách hàng tới một hạn mức tối đa nhất định, dựa vào đó khách hàng có thể
sử dụng tùy ý. Khi thiết lập hạn mức này, các ngân hàng cần chú ý một số điểm sau:
- Tổng số tiền cho vay không được vượt quá hạn mức cho phép. Hạn mức
cho phép này được xây dựng dựa trên cơ sở thương lượng giữa ngân
hàng và khách hàng;
- Lãi suất được tính trên số tiền vay vượt quá - lãi suất thường cao hơn lãi
suất cơ bản của ngân hàng;
- Thanh toán vượt quá số dư được sử dụng để đáp ứng yêu cầu tài trợ ngắn
hạn, không nên coi như là một nguồn tài trợ thường xuyên;
- Tuỳ theo hạn mức thanh toán vượt quá số dư, ngân hàng có thể yêu cầu

khách hàng có một khoản ký quỹ. Ví dụ như để đảm bảo cho khoản
thanh toán vượt quá giá trị tài sản, mức bảo lãnh của công ty.
Tổng giá trị thanh toán vượt quá tại mỗi thời điểm dựa trên nhu cầu tiền mặt
của hoạt động kinh doanh, thời gian giữa thu và chi, xu hướng kinh doanh và nhiều
vấn đề khác. Chúng ta có thể minh hoạ bằng ví dụ sau. Trong ví dụ về báo cáo

10
luồng tiền tại bảng 1.1 dưới đây, doanh nghiệp có một luồng tiền hoạt động có xu
hướng tích cực trong cả năm. Tuy nhiên, do không khớp nhau giữa thời điểm thu
tiền bán hàng và thanh toán cho nhà cung cấp, doanh nghiệp cần một khoản tiền
vượt quá tạm thời trong năm kinh doanh đó.

Bảng 1.1: Báo cáo luồng tiền.
Đơn vị tính: Triệu đồng.

Số dƣ đầu
Tổng thu
Tổng chi
Chênh lệch
thu chi
Số dƣ cuối
Tháng 01
0
325.000
300.000
25.000
25.000
Tháng 02
25.000
335.000

325.000
10.000
35.000
Tháng 03
35.000
295.000
325.000
-30.000
5.000
Tháng 04
5.000
315.000
350.000
-35.000
-30.000
Tháng 05
-30.000
360.000
375.000
-15.000
-45.000
Tháng 06
-45.000
415.000
425.000
-10.000
-55.000
Tháng 07
-55.000
355.000

375.000
-20.000
-75.000
Tháng 08
-75.000
340.000
325.000
15.000
-60.000
Tháng 09
-60.000
340.000
300.000
40.000
-20.000
Tháng 10
-20.000
300.000
275.000
25.000
5.000
Tháng 11
5.000
330.000
300.000
30.000
35.000
Tháng 12
35.000
375.000

325.000
50.000
85.000
Tổng cộng

4.085.000
4.000.000
85.000


Trong ví dụ trên, doanh nghiệp cần một khoản vượt quá lớn nhất là 75.000
triệu đồng vào tháng 07, sau đó giá trị vượt quá giảm dần do tổng thu đã vượt tổng
chi.
Nếu một doanh nghiệp nhận thấy việc thanh toán vượt quá số dư trở thành
vấn đề thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng sẽ yêu cầu chuyển số
dư vượt quá đó thành món cho vay trung hạn.
* Thanh toán vượt quá số dư có nhiều ưu thế cho ngân hàng và doanh
nghiệp:
- Doanh nghiệp chỉ phải trả lãi suất cho số tiền thanh toán vượt quá.
- Ngân hàng linh hoạt trong việc xem xét và điều chỉnh hạn mức thanh
toán vượt quá, trên cở sở ngắn hạn.

11
- Thanh toán vượt quá có thể được sử dụng một cách có hiệu quả như là
một món vay trung hạn – món vay chỉ cần được đơn giản gia hạn lại khi
ngân hàng xem xét đến.
- Như là một phần của món nợ ngắn hạn, số dư thanh toán vượt quá
thường không được tính đến trong khi tính toán các yếu tố tài chính của
doanh nghiệp.
1.4.2 Tín dụng chứng từ:

1.4.2.1 Định nghĩa: Tín dụng chứng từ là một thoả thuận được một ngân
hàng phát hành theo yêu cầu của người yêu cầu (người mua/ người nhập khẩu), theo
đó, ngân hàng cam kết sẽ thay mặt khách hàng của mình thực hiện thanh toán cho
người hưởng (người bán/ người xuất khẩu) thông qua một ngân hàng thứ hai một số
tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở xuất trình bộ chứng
từ theo yêu cầu phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng.[5]
1.4.2.2 Các vấn đề liên quan trong thư tín dụng:
















Hình 1.2: Quan hệ pháp lý giữa các bên.
(Trong giao dịch L/C trả ngay)
* Các bên liên quan: Hình 1.2 thể hiện quan hệ pháp lý và các bên liên quan
trong thư tín dụng bao gồm người yêu cầu (Người nhập khẩu), ngân hàng phát
Người nhập khẩu
(Người mở)
Người xuất khẩu

(Người thụ hưởng)
Ngân hàng phát hành
(Ngân hàng của người
nhập khẩu)
Ngân hàng thông báo/
xác nhận (Ngân hàng
của người xuất khẩu)

Cam kết
thanh toán
Cam kết thanh toán
trên cơ sở xác nhận
(Nếu là L/C xác nhận)

Yêu cầu mở
L/C
Yêu cầu thông báo L/C
Hợp đồng mua bán
(Thanh toán theo L/C)
Yêu cầu gắn xác nhận
(Nếu là L/C xác nhận)

12
hành, ngân hàng thông báo và người hưởng (Người xuất khẩu). Trong trường hợp
L/C được xác nhận, có thêm ngân hàng xác nhận.
* Cơ sở pháp lý điều chỉnh:
Trên cơ sở các tập quán thương mại trên phạm vi quốc tế, đã hình thành
những quy tắc thực hành trong việc xử lý và đánh giá các chứng từ, và lần đầu tiên
được đề cập tới trong ấn phẩm có tên là “ Quy tắc thống nhất và thực hành tín dụng
chứng từ” do phòng Thương mại quốc tế tại Paris phát hành năm 1933. Cho đến

nay, do môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi, sự không hợp lý của ngôn ngữ và
yếu tố pháp lý của các quốc gia cũng như sự phát triển của vận tải quốc tế, ấn bản
này đã qua 5 lần chỉnh sửa. Gần đây nhất ấn phẩm số 600 của UCP có tên gọi là
“Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế” đã ra đời - có hiệu lực vào ngày
01/07/2007- và thay thế ấn bản số 500 của UCP xuất bản vào năm 1993.
1.4.2.3 Các loại thư tín dụng:
Có nhiều loại L/C khác nhau căn cứ vào: nghĩa vụ của ngân hàng; tính hiệu
lực đối với người hưởng lợi; tính chuyển nhượng; tuần hoàn hay không tuần hoàn.
Tuy nhiên, người ta không xử lý từng loại L/C riêng lẻ vì trong thực tiễn sử dụng
thường kết hợp chúng lại với nhau.
- Theo trách nhiệm của ngân hàng:
Trong các điều khoản về trách nhiệm của ngân hàng: L/C không huỷ ngang
chỉ có thể được sửa đổi hay huỷ với sự đồng ý của người hưởng và ngân hàng, L/C
không huỷ ngang có thể được xác nhận hoặc không.
Nếu người xuất khẩu không thể yêu cầu người mua phát hành một L/C xác
nhận được, thường thì họ sẽ yêu cầu ngân hàng của mình, hay một ngân hàng có uy
tín tại quốc gia của mình xác nhận L/C đó và đồng thời cam kết thanh toán cho họ.
Sự xác nhận này gọi là “ xác nhận im lặng” (silent confirm).
- Theo tính hiệu lực:
Trong điều khoản về tính hiệu lực, thông thường có sự khác nhau giữa L/C
trả ngay, trả chậm, chấp nhận hay thương lượng. Trong trường hợp L/C trả ngay,
ngân hàng phát hành cam kết thanh toán ngay, căn cứ trên sự xuất trình các chứng

13
từ phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C, trực tiếp cho người thụ hưởng hay
thông qua ngân hàng. Ngược lại, khi một L/C chậm trả được phát hành, người thụ
hưởng cho người mở một khoảng thời gian để chậm thanh toán.
Trong trường hợp L/C chấp nhận, người xuất khẩu cũng dành cho người
nhập khẩu một khoảng thời gian chậm trả, đổi lại việc chấp nhận thanh toán.
Nếu việc thanh toán có hiệu lực thông qua thương lượng, người thụ hưởng có

thể yêu cầu ngân hàng chỉ định thương lượng L/C, bằng việc xuất trình chứng từ
yêu cầu phù hợp với điều khoản và điều kiện của L/C. Nếu ngân hàng chỉ định chấp
nhận thương lượng (ngân hàng này không có nghĩa vụ phải làm nếu đó là L/C
không xác nhận), ngân hàng đó, với L/C trả ngay, sẽ thanh toán ngay lập tức cho
người thụ hưởng trị giá bộ chứng từ.
- Theo tính chuyển nhượng:
Một L/C có thể chuyển nhượng cần phải do người mở yêu cầu và do ngân
hàng phát hành cho phép thực hiện. Trong trường hợp này, người thụ hưởng được
cho quyền yêu cầu ngân hàng chỉ định chuyển nhượng L/C đó toàn bộ hay một phần
cho một hay một số bên thứ ba (người hưởng thứ hai) theo các điều khoản và điều
kiện ghi trong L/C gốc.
L/C chuyển nhượng thường được các công ty thương mại sử dụng, để khỏi
phải dùng vốn của mình bằng cách chuyển nhượng các L/C, do người nhập khẩu
mở cho họ để thanh toán tiền hàng, cho các nhà cung cấp của mình (thường là các
nhà cung cấp phụ).
- Theo tính tuần hoàn:
L/C tuần hoàn thường được sử dụng trong buôn bán hàng tiêu dùng, khi đó
các đợt xếp hàng sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian theo lịch trình đã
định sẵn. Như vậy một L/C được mở cho một số tiền nhất định sẽ tự động phục hồi
sau khi giá trị của L/C đã được sử dụng hết gọi là L/C tuần hoàn.
- Các hình thức đặc biệt khác:
+ Thư tín dụng thương mại:

14
Khi một L/C thương mại được phát hành, nó được ngân hàng phát hành
thông báo trực tiếp cho người thụ hưởng. L/C thương mại được mô tả như là cam
kết chính thức của ngân hàng phát hành cho người thụ hưởng.
Tính có hiệu lực của L/C thương mại cho phép thực hiện điều này căn cứ vào
cái gọi là “điều khoản trung thực”, trong đó ngân hàng phát hành cam kết thanh
toán cho bất kỳ ai cầm giữ hối phiếu đòi tiền mình.

+ Thư tín dụng giáp lưng:
Các nhà cung cấp phụ của người trung gian thường yêu cầu có đảm bảo cho
các khoản thu của họ, trong khi một L/C chuyển nhượng không thể đáp ứng được
điều đó vì các lý do: người trung gian không thể thuyết phục người mua của họ phát
hành một L/C chuyển nhượng; việc chuyển nhượng không thể tiến hành được do sử
dụng các đồng tiền khác nhau; điều kiện giao hàng hay thanh toán; chứng từ…
Trong trường hợp đó, người trung gian có thể yêu cầu ngân hàng của mình phát
hành một L/C giáp lưng cho nhà cung cấp phụ của mình. Lúc này ngân hàng của
người trung gian sẽ nhận được một L/C có giá trị thương lượng tại mình, được coi
như phương tiện đảm bảo cho nghĩa vụ của mình trong việc phát hành L/C cho nhà
cung cấp phụ. Do L/C giáp lưng là L/C riêng biệt nên người trung gian là người duy
nhất chịu trách nhiệm đối với ngân hàng về nghĩa vụ thanh toán trong L/C giáp
lưng.
+ Thư tín dụng bao:
Thư tín dụng bao là L/C mà trong đó người hưởng được ứng trước một
khoản tiền nhất định để tài trợ cho việc sản xuất, thu mua hay vận chuyển hàng hoá
xuất khẩu. Đây là khoản tiền mà người mua ứng trước cho người bán, vì ngay lúc
đó ngân hàng phát hành sẽ ghi Nợ tài khoản của người mua, hay tài trợ cho họ. Các
điều khoản ứng trước trong L/C trước kia thường được viết bằng mực đỏ hay xanh,
do đó ngày nay khi đề cập đến những L/C kiểu này, người ta gọi chúng là các L/C
điều khoản đỏ hay điều khoản xanh.



15





















Hình 1.3: Sơ đồ quy trình xử lý L/C.
1/ Yêu cầu mở L/C
5/ Chứng từ (được giao)
2/ Mở L/C
6/ Ghi Nợ người nhập khẩu
3/ Thông báo L/C
7/ Thanh toán trị giá bộ chứng từ
4/ Hàng hoá (được giao)

1.4.2.4 Các hình thức tài trợ được thực hiện thông qua L/C:
* Tín dụng người mua.
Tín dụng người mua là tín dụng có ràng buộc cấp cho người mua (người
nhập khẩu) hoặc ngân hàng của người mua để thanh toán một thương vụ bán hàng
riêng biệt. Để khuyến khích loại hình tín dụng này phát triển, chính phủ các nước
phát triển đã thành lập công ty bảo hiểm tín dụng để cấp bảo hiểm cho khoản tín

dụng này, các công ty tín dụng này đa số thuộc sở hữu nhà nước. Chỉ có những hợp
đồng nhập khẩu hàng hoá có xuất xứ của nước tài trợ mới được sử dụng hình thức
tín dụng này.
Ngân hàng phát hành
(Ngân hàng của người nhập
khẩu)
Cảng
Cảng
(Chủ tàu)
Người nhập khẩu
(Người mở)
Người xuất khẩu
(Người thụ hưởng)
Ngân hàng thông báo
(Ngân hàng của người xuất
khẩu)
1
5
5
5
4
4
3
2
5
5
7
6
Vận chuyển
hàng hoá

Hợp đồng bán hàng
Thanh toán sau khi kiểm
tra chứng từ

16
Đặc điểm của tín dụng nguời mua là không chi khoản tín dụng cho người vay
mà trả trực tiếp cho người bán theo tiến độ giao hàng/dịch vụ đã thực hiện. Như
vậy, đối với người xuất khẩu, việc bán hàng trở thành bán hàng trả ngay. Để thực
hiện hình thức tín dụng này, thông thường ngân hàng của người xuất khẩu ký một
hợp đồng tín dụng khung với ngân hàng của nước nhập khẩu, trong hợp đồng qui
định rõ các điều khoản và điều kiện như cách xác định lãi suất, kỳ hạn trả nợ, phí,
loại hàng hoá được tài trợ Trên cơ sở của hợp đồng tín dụng khung, khi có các
giao dịch cụ thể hai bên sẽ ký hợp đồng tín dụng riêng lẻ để tài trợ cho từng giao
dịch cụ thể. Ví dụ:
- 5% của giá trị hợp đồng thương mại được ứng trước. Đổi lại, người bán
thông qua ngân hàng phục vụ mình phát hành một thư bảo lãnh tiền ứng trước.
- 10% của giá trị hợp đồng thương mại sẽ thực hiện thanh toán theo phương
thức trả tiền ngay khi người bán xuất trình bộ chứng từ theo L/C không huỷ ngang
do ngân hàng phục vụ người mua mở.
- 85% giá trị của hợp đồng thương mại sẽ được ngân hàng phục vụ người bán
tài trợ trên cơ sở có bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm tín dụng, tiền tài trợ sẽ được trả
thẳng cho người xuất khẩu khi họ xuất trình chứng từ theo yêu cầu của L/C không
huỷ ngang do ngân hàng phục vụ người mua mở.
* Chiết khấu hối phiếu (Bills discounting):
Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện của nhà xuất khẩu ký phát
cho nhà nhập khẩu, yêu cầu nhà nhập khẩu khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một
ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả
một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hối phiếu hoặc theo lệnh của người
hưởng lợi trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
Người hưởng lợi hối phiếu muốn thu tiền của hối phiếu hoặc nhờ ngân hàng

thu hộ hoặc thế chấp hối phiếu cho ngân hàng để vay tiền ngân hàng hoặc bán tờ hối
phiếu đó cho ngân hàng với giá thấp hơn mệnh giá hối phiếu để thu hồi tiền về sớm
hơn.

17
Việc bán hối phiếu cho ngân hàng để sớm thu tiền về với một giá thấp hơn
mệnh giá hối phiếu gọi là chiết khấu hối phiếu. Chiết khấu hối phiếu thực chất là
ngân hàng tài trợ tài chính tức thời cho nhà xuất khẩu hay người ta còn gọi là hình
thức cho vay xuất khẩu.
* Chấp nhận hối phiếu của ngân hàng (Banker's acceptance):
Chấp nhận của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ mậu dịch
quốc tế trong nhiều thế kỷ. Bằng cách "chấp nhận" hối phiếu, ngân hàng tạo ra một
cam kết không điều kiện sẽ thanh toán cho người cầm hối phiếu số tiền đã định vào
một ngày được qui định. Do đó, ngân hàng thay thế một cách hiệu quả tín dụng của
nó cho tín dụng của người đi vay, và trong quá trình đó, nó tạo ra một công cụ lưu
thông có thể được mua bán tự do.
Một giao dịch chấp nhận hối phiếu được thực hiện như sau: một nhà nhập
khẩu tìm kiếm nguồn tài trợ cho việc mua hàng của mình cho tới khi hàng hoá có
thể được bán lại. Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình phát hành một L/C
cho phép nhà xuất khẩu nước ngoài ký phát một hối phiếu thanh toán kỳ hạn cho
ngân hàng. Trên cơ sở đó, nhà xuất khẩu gửi hàng theo một vận đơn theo lệnh của
ngân hàng phát hành và xuất trình hối phiếu trả chậm cùng các chứng từ gửi hàng
cho ngân hàng của mình. Ngân hàng của người xuất khẩu sau đó gửi hối phiếu và
các chứng từ gửi hàng phù hợp cho ngân hàng của người nhập khẩu; ngân hàng của
người nhập khẩu chấp nhận hối phiếu và do đó tạo ra một sự chấp nhận của ngân
hàng. Nhà xuất khẩu chiết khấu hối phiếu tại ngân hàng của mình và nhận tiền
thanh toán lô hàng. Các chứng từ gửi hàng được giao cho nhà nhập khẩu để nhận
hàng. Ngân hàng chấp nhận có thể mua (chiết khấu) sự chấp nhận và đưa nó vào
danh mục chứng khoán đầu tư của chính mình hoặc bán (tái chiết khấu) sự chấp
nhận trên thị trường tiền tệ.

Các kỳ hạn tài trợ điển hình là 30 ngày, 90 ngày, 120 ngày, và nhiều khi lên
tới 180 hay 360 ngày. Tuy nhiên các kỳ hạn có thể được điều chỉnh bao gồm toàn
bộ thời gian cần thiết để gửi chứng từ và xử lý các hàng hoá được tài trợ. Vào
ngày đáo hạn của chấp nhận, ngân hàng chấp nhận được yêu cầu thanh toán cho

18
người cầm hối phiếu hiện hành số tiền ghi trên hối phiếu. Người giữ sự chấp nhận
có quyền đòi toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu từ người ký hậu cuối cùng trong
trường hợp nhà nhập khẩu không chịu hoặc không thể trả tiền vào ngày đáo hạn. Dĩ
nhiên yếu tố này chủ yếu nhằm tăng khả năng bán được hối phiếu và giảm bớt rủi ro.
1.4.3. Bảo lãnh ngân hàng:
1.4.3.1 Định nghĩa: “ Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ
chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực
hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo
lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả
thay”.[16]
“ Bảo lãnh có nghĩa là bất cứ một sự cam kết hoặc đảm bảo thanh toán nào
khác dù cho được gọi và mô tả như thế nào, được một ngân hàng, một công ty bảo
hiểm hoặc một cơ quan hay một người khác (dưới đây gọi là người bảo lãnh) viết ra
để thanh toán một số tiền khi xuất trình văn bản yêu cầu thanh toán và các chứng từ
khác có thể yêu cầu trong bảo lãnh phù hợp với các điều khoản và điều kiện của bảo
lãnh đó”.[21]
1.4.3.2 Mục đích: Bảo lãnh ngân hàng là nhằm ngăn chặn những rủi ro có
thể phát sinh trong các dịch vụ mua bán không thường xuyên, đồng thời bù đắp
những thiệt hại về mặt tài chính cho người thụ hưởng một cách nhanh chóng và
chắc chắn. Bảo lãnh ngân hàng vì thế có mục đích thực hiện ngay (trước khi làm rõ
những bất đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng) một khi phát sinh yêu cầu thực
hiện bảo lãnh ngân hàng.
1.4.3.3 Chức năng:

+ Pháp lý, vì nhà xuất khẩu thông qua thư bảo lãnh do ngân hàng mình mở
thừa nhận nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình.
+ Thực hiện, vì nhà xuất khẩu phải trả khoản tiền đã được bảo đảm trong
trường hợp có tổn thất và vì vậy bảo lãnh ngân hàng thúc đẩy nhà xuất khẩu thực
hiện đúng hợp đồng.

19
+ Bồi thường, vì trong trường hợp hợp đồng không được thực hiện, người
nhập khẩu sẽ được nhận tiền bồi thường những thiệt hại phát sinh.
+ Hình thức tài trợ, khi ngân hàng phát hành một thư bảo lãnh, tức là ngân
hàng đã cấp cho khách hàng một sự tín nhiệm tài chính trong việc ngân hàng cam
kết bồi thường cho khách hàng khi có tổn thất xẩy ra. Sự tín nhiệm tài chính này lớn
hay nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào địa vị, uy tín và độ tín nhiệm của ngân hàng như
thế nào.
1.4.3.4 Các loại bảo lãnh ngân hàng:
Một số loại bảo lãnh chính thường dùng gồm:
a / Bảo lãnh thanh toán (Payment Guarantee): Bảo lãnh thanh toán hoàn
toàn có thể sử dụng như một phương tiện đảm bảo thanh toán trong hợp đồng mua
bán, hợp đồng thuê mua tài chính, hợp đồng đại lý, hợp đồng xây dựng Đối với
loại bảo lãnh này, về mục đích giống như một tín dụng thư thương mại thông
thường là bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, nó hoàn toàn khác nhau về
bản chất và cách truy đòi tiền.
b/ Bảo lãnh tiền đặt cọc (Advance Payment Guarantee):Khi ký kết những
hợp đồng có giá trị lớn, thông thường người bán thường yêu cầu người mua ứng
trước một phần tiền nhằm tài trợ cho người bán thực hiện hợp đồng hoặc coi như
một khoản đặt cọc. Việc ứng trước này phải có một bảo lãnh tiền đặt cọc có giá trị
tương đương làm đảm bảo. Người thụ hưởng (người mua) có thể yêu cầu thanh toán
bảo lãnh nếu người bán không giao hàng hay giao hàng không đủ, không đúng. Bảo
lãnh tiền đặt cọc chỉ có hiệu lực khi bên được bảo lãnh (bên bán) đã nhận được tiền
ứng trước.

c/ Bảo lãnh đấu thầu (Bid Bond): Mục đích đảm bảo cho năng lực tài chính
của khách hàng khi tham gia bỏ thầu, tránh trường hợp người tham gia thầu rút thầu
trước ngày tuyên bố thầu hay đã thắng thầu nhưng không thể thực hiện nghĩa vụ
theo hợp đồng. Trị giá bảo lãnh thường từ 1% - 5% trị giá thầu.
d/ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Guarantee): loại bảo lãnh
này được sử dụng rộng rãi. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung cấp một bảo đảm cho

20
người thụ hưởng về việc thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh. Trong
trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện đúng, đầy đủ những nghĩa vụ đã
được ghi trong hợp đồng thì người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán bảo lãnh.
* Tín dụng dự phòng (SBLC): Tín dụng dự phòng là một loại tín dụng thư
do ngân hàng Mỹ sáng tạo ra. Nguyên do dẫn đến sự ra đời của SBLC là Đạo luật
nội địa Hoa Kỳ (National Bank Act) ban hành ngày 03/06/1864. Đạo luật này qui
định phạm vi cũng như hoạt động của các NHTM Mỹ, trong đó không cho phép
ngân hàng đứng ra cam kết trả nợ cho người khác. Điều đó có nghĩa các NHTM của
Mỹ không được phép phát hành bảo lãnh đảm bảo trả nợ cho khách hàng. Việc phát
hành này từ đây thuộc về các công ty bảo hiểm và các công ty phát hành trái phiếu.
Do đó nhằm phát triển hoạt động của mình, các ngân hàng tìm kiếm các phương
tiện tài trợ khác không bị pháp luật ngăn cấm, là chấp nhận hối phiếu và phát hành
tín dụng thư. Các giao dịch này thực chất đều là bảo lãnh ngân hàng nhưng không bị
coi là trái luật.
Tháng 5/1977, luật diễn giải Mỹ được ban hành cho phép các ngân hàng
được hành động như những người bảo lãnh bằng cách phát hành những SBLC.
Theo luật này, ngân hàng chỉ có trách nhiệm thanh toán khi nhận được hối phiếu
hay những chứng từ yêu cầu thanh toán theo như qui định trong SBLC. Ngân hàng
không có trách nhiệm về sự kiện thực sự có phát sinh không cũng như những tranh
cãi phát sinh giữa các bên của hợp đồng cơ sở. Do hoạt động trong khuôn khổ pháp
luật như vậy, dần dần hình thành nên một tập quán là các ngân hàng Mỹ phát hành
những tín dụng thư cam kết thanh toán dựa trên việc xuất trình một lệnh đòi tiền

(hay hối phiếu) và một văn bản tuyên bố là người yêu cầu mở L/C đã không thực
hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ thoả thuận. Từ thực tế này ra đời một loại
hình giao dịch bảo lãnh với cái tên không phải là bảo lãnh: Tín dụng dự phòng.
Với bản chất là một bảo lãnh, SBLC cũng có các chức năng tương tự như thư
bảo lãnh.
Không như L/C thương mại, với SBLC, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh
toán đến khâu cuối cùng. Chính vì vậy, SBLC không những được áp dụng trong

21
thanh toán thương mại, mà còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác như bảo
lãnh tín dụng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh đầu tư…
1.4.4 Bao thanh toán tương đối (Factoring):
Bao thanh toán tương đối là thuật ngữ được dùng chung để miêu tả việc mua
bán, quản lý và thu mua các khoản thu ngắn hạn từ việc bán hàng và thực hiện dịch
vụ bởi người thu mua các khoản thu ngắn hạn (Factor), trên cơ sở thỏa thuận khung
dài hạn. Không giống như ứng trước các khoản thu, cái được gọi là bao thanh toán
tương đối “đầy đủ” hay “không truy đòi” bao gồm việc gánh lấy rủi ro tín dụng của
người mua các khoản thu.
Cơ sở pháp lý của bao thanh toán tương đối là thoả thuận bao thanh toán,
trong đó quy định trách nhiệm của người mua các khoản thu, các điều khoản áp
dụng cho việc bán các khoản thu, việc chuyển nhượng các khoản thu từ hoạt động
xuất khẩu cho người mua các khoản thu, các dịch vụ khác do người mua các khoản
thu cung cấp, các khoản phí trả cho người mua các khoản thu và lãi suất áp dụng.
Thỏa thuận bao thanh toán có thể bao gồm tất cả các khoản thu của một công ty
(người xuất khẩu), tuy nhiên nó cũng có thể chỉ là bán những khoản thu nhất định từ
người mua ở một quốc gia cụ thể.
Điều kiện tiên quyết của thỏa thuận bao thanh toán tương đối là nhà xuất
khẩu bảo đảm các khoản thu của mình thực sự tồn tại.
Các khoản thu được bán thông qua việc gửi bản gốc của hoá đơn thương mại
kèm với một thư chuyển nhượng cho người mua các khoản thu. Người mua các

khoản thu sẽ kiểm tra và định liệu xem khoản thu nào sẽ được tài trợ và khoản thu
nào không, xác nhận với người xuất khẩu việc mua và chuyển nhượng các khoản
thu, ghi Có cho người xuất khẩu khoảng 80-90% trị giá hoá đơn, phần còn lại sẽ
được chuyển vào tài khoản cầm giữ (ngoại bảng) cho đến khi hoá đơn được thanh
toán hết. Thỏa thuận bao thanh toán tương đối thường dùng cho thời hạn dưới 1
năm.
Có một sự khác biệt giữa việc bao thanh toán tương đối được thông báo và
không được thông báo. Trong trường hợp chuyển nhượng có thông báo, người nhập

22
khẩu được thông báo về việc khoản thu đã được bán và sẽ thanh toán khoản nợ của
mình trực tiếp cho người mua các khoản thu. Trong trường hợp chuyển nhượng
không thông báo, người nhập khẩu sẽ vẫn thanh toán khoản nợ của mình trực tiếp
cho người xuất khẩu, người xuất khẩu tiếp đó có trách nhiệm chuyển toàn bộ trị giá
hoá đơn cho người mua các khoản thu. Khi đó, người mua các khoản thu chịu một
rủi ro đáng kể bởi nếu người xuất khẩu có khó khăn về tài chính, người mua các
khoản thu không chỉ chịu rủi ro về việc các chủ nợ khác nắm quyền quản lý tài sản
của người xuất khẩu, mà còn có một rủi ro đáng kể khác đó là việc người xuất khẩu
sẽ không bao giờ chuyển khoản thanh toán của hoá đơn cho mình. Ngoài ra, ở nhiều
nước, việc chuyển nhượng không thông báo không được chấp nhận do luật của quốc
gia đó quy định.
Thường thì mức phí của bao thanh toán tương đối cao hơn các hình thức tài
trợ khác, ví dụ như ứng trước các khoản thu. Dựa trên yêu cầu về dịch vụ bao thanh
toán sẽ có các mức phí khác nhau như: phí tài trợ cho khoản tiền ứng trước theo một
tỷ lệ % nào đó của giá trị khoản thu, phí cung cấp thông tin về tình hình tín dụng
của người nhập khẩu.
Bao thanh toán tương đối có các hình thức hoạt động sau:
1.4.4.1 Bao thanh toán nhập khẩu trực tiếp: Với hình thức này, người xuất
khẩu sẽ ký hợp đồng bao thanh toán trực tiếp với công ty bao thanh toán nhập khẩu
tại nước người nhập khẩu. Trong trường hợp này, người xuất khẩu sẽ bán toàn bộ

các khoản thu từ người nhập khẩu tại một nước cho một công ty bao thanh toán
nhập khẩu tại nước đó, và công ty này sẽ thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ bao thanh
toán có liên quan tại quốc gia của mình. Tuy nhiên, thường thì người xuất khẩu rất
khó khăn khi tìm được một công ty bao thanh toán có tin tưởng cho mình ở nước
ngoài vì họ thiếu các thông tin cần thiết.
1.4.4.2 Hệ thống bao thanh toán đơn phương: Mô hình bao thanh toán đơn
phương được thể hiện ở hình 1.4. Đây là hình thức bao thanh toán chỉ sử dụng trong
nước, bởi người bán chỉ cộng tác với một công ty bao thanh toán duy nhất. Vì lý do

×