Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẰM GIÚP TRẺ TỰ KỈ LỚP 1 HỌC GHÉP VẦN TẠI NHÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.37 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
NGUYỄN THỊ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẰM GIÚP TRẺ TỰ KỈ LỚP 1
HỌC GHÉP VẦN TẠI NHÀ
Người hướng dẫn khoa học: Ths. Phạm Thị Bền
Hà Nội. 2011
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, trẻ tự kỉ chiếm một tỉ lệ cao. Đây là đối tượng mà giáo
viên thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình quản lí hành vi và dạy học.
Với trẻ nhỏ, học ghép vần có vai trò quan trọng trong việc phát triển
ngôn ngữ, nhận thức và giao tiếp. Nếu không có vốn từ trẻ sẽ gặp khó khăn
trong học tập, trong việc tạo dựng các mối quan hệ xã hội. Vì vậy việc phát
triển kĩ năng học ghép vần cho trẻ là rất quan trọng.
Để trẻ học tốt ghép vần, trẻ hiểu được ý nghĩa các vần trong từ trẻ đã
ghép được thì trước hết giáo viên phải có phương pháp và kĩ năng nhất
định. Với trẻ học Tiểu học nói chung và trẻ tự kỉ ở độ tuổi học Tiểu học nói
riêng, hoạt động học là hoạt động chủ đạo. Chính vì vậy phương pháp dạy
học phù hợp với trẻ là rất cần thiết ở mỗi giáo viên.
Không như những trẻ bình thường khác, trẻ tự kỉ vì hạn chế về một
số mặt phát triển: Trí tuệ, giao tiếp, ngôn ngữ, thể chất… Nên việc học
ghép vần gặp rất nhiều khó khăn. Để giúp trẻ tự kỉ học ghép vần được tốt
hơn thì đòi hỏi giáo viên phải hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, nắm rõ sự
phát triển của trẻ và quan trọng nhất là giáo viên phải có những biện pháp
phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ.
Với những lí do trên, đề tài “Một số biện pháp hỗ trợ nhằm giúp trẻ
tự kỉ lớp 1 học ghép vần tại nhà” được tiến hành nghiên cứu với mong
muốn giúp trẻ học ghép vần được tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu


2
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy ghép vần cho trẻ tự kỉ,
đề tài thực nghiệm một số biện pháp hỗ trợ nhằm giúp trẻ tự kỉ lớp 1 học
ghép vần tại nhà.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy ghép vần cho trẻ tự kỉ lớp 1 tại nhà.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp hỗ trợ nhằm giúp trẻ tự kỉ lớp 1 học ghép vần.
4. Giả thuyết khoa học
Trẻ tự kỉ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học ghép vần. Thực tế là giáo
viên hòa nhập và cha mẹ trẻ tự kỉ chưa có những biện pháp cụ thể để giúp
trẻ học ghép vần được tốt. Nếu áp dụng các biện pháp phù hợp với khả
năng và nhu cầu của trẻ thì việc học ghép vần của trẻ sẽ đạt kết quả tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan trực tiếp đến đề tài: Trẻ tự
kỉ, vần, ghép vần,…
5.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp
trẻ tự kỉ lớp 1 học ghép vần tại nhà.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp hỗ trợ nhằm giúp trẻ
tự kỉ lớp 1 học ghép vần tại nhà.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp hỗ trợ nhằm giúp trẻ tự kỉ lớp 1 học ghép vần.
6.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy ghép vần cho trẻ tự kỉ lớp 1 tại nhà.
6.3. Địa bàn và khách thể khảo sát và thực nghiệm
- 4 trẻ tự kỉ sinh năm 2005 và phụ huynh của trẻ
- 30 giáo viên dạy tại nhà cho trẻ tự kỉ tiểu học tại Hà Nội
7. Phương pháp nghiên cứu

3
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
Tổng hợp, phân tích, khái quát hóa các tài liệu in và điện tử có liên
quan làm cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động của giáo viên, trẻ, cha mẹ và người chăm sóc để
tìm hiểu thực trạng học ghép vần của trẻ tự kỉ lớp 1 và các biện pháp mà
giáo viên, cha mẹ và người chăm sóc sử dụng để dạy ghép vần cho trẻ tại
nhà.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng bảng hỏi dành cho giáo viên, cha mẹ và người chăm sóc trẻ
để tìm hiểu thực trạng quá trình dạy ghép vần cho trẻ tự kỉ lớp 1 tại nhà.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi với giáo viên dạy tại nhà về việc hỗ trợ trẻ tự kỉ lớp 1 học
ghép vần
Trao đổi với phụ huynh của trẻ về tính cần thiết sử dụng một số biện
pháp hỗ trợ nhằm giúp trẻ tự kỉ lớp 1 học ghép vần tại nhà.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu kết quả học ghép vần của trẻ tự kỉ lớp 1 qua hồ sơ học
tập, qua đó tổng kết, đánh giá và xếp loại.
7.2.5. Phương pháp trắc nghiệm
Bảng trắc nghiệm tự thiết kế nhằm đánh giá quá trình học ghép vần
của trẻ tự kỉ lớp 1 tại nhà.
7.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu xử lí số liệu bằng thống
kê toán học
Vận dụng các cách đánh giá, xếp thứ bậc, kiểm định các hệ số trung
gian để xử lí các số liệu thu được qua khảo sát thực trạng và thử nghiệm.
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Giáo dục cho trẻ tự kỉ trên thế giới
1.1.2. Giáo dục cho trẻ tự kỉ ở Việt Nam
1.2. Các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
1.2.1. Tự kỉ
1.2.1.1. Khái niệm
1.2.1.2. Nguyên nhân của tự kỉ
1.2.1.3. Tiêu chí chẩn đoán tự kỉ
1.2.1.4. Phân loại trẻ tự kỉ
1.2.1.5. Đặc điểm của trẻ tự kỉ
1.2.2. Âm tiết và vần Tiếng Việt
1.2.2.1. Khái niệm âm tiết
1.2.2.2. Các loại âm tiết
1.2.2.3. Đặc điểm âm tiết Tiếng Việt
1.2.2.4. Cấu trúc âm tiết Tiếng Việt
1.2.2.5. Vần Tiếng Việt
1.2.2.6. Ghép vần Tiếng Việt
1.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp dạy ghép vần tại nhà cho
trẻ tự kỉ lớp 1
1.3.1. Quá trình khảo sát
1.3.2. Kết quả khảo sát
Kết luận chương 1
5
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NHẰM GIÚP TRẺ TỰ
KỈ LỚP 1 HỌC GHÉP VẦN TẠI NHÀ
2.1. Vài nét về nghiệm thể
2.2. Tiến trình thực nghiệm
2.2.1. Thời gian thực nghiệm
Thời gian thực nghiệm từ ngày 15/05/2011 đến 30/08/2011
2.2.2. Một số biện pháp thực nghiệm

2.2.2.1. Cơ sở xây dựng biện pháp
- Đảm bảo tính vừa sức với trẻ
- Đảm bảo sự tham gia của cha mẹ, giáo viên và gia sư tại nhà.
- Đảm bảo đúng chương trình học tập của trẻ ở trường.
2.2.2.2. Ý nghĩa của các biện pháp
Trẻ tự kỉ không giống như những trẻ bình thường khác nên lựa chọn
phương thức hay hình thức dạy sao cho phù hợp là một điều vô cùng quan
trọng. Không những thế, với mỗi một đối tượng trẻ lại có những phương
pháp, hình thức dạy học khác nhau, không trẻ nào giống trẻ nào. Dựa vào
đặc điểm tâm lí, dựa vào sở thích, dựa vào khả năng hiện tại của trẻ mà mỗi
trẻ cần sử dụng những phương tiện, đồ dùng dạy học (học ghép vần) sao
cho hiệu quả và hứng thú cho học sinh ví dụ: có trẻ học tốt thông qua tranh
ảnh minh họa, có trẻ lại học tốt thông qua đồ dùng trực quan……
Nhóm biện pháp 3 cũng giúp cha mẹ trẻ tiến hành dạy con được tốt
hơn, và theo dõi sát hơn với sự tiến bộ của trẻ. Từ đó cha mẹ cũng biết
được phương pháp nào là hiệu quả, là tốt cho con mình
Ví dụ như lắp webcam hay máy quay camera. Việc lắp máy quay
camera giúp phụ huynh có thể tiến hành, thực hành lại (dạy ôn lại) cho con
mình giống như những cách thức, phương pháp cô đã dạy. Lắp máy quay
có thể lưu giữ lại để trao đổi với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm nhằm
trao đổi về kết quả học ghép vần, ý thức học ghép vần của trẻ tại nhà.
6
Sử dụng hình thức kiểm tra để nâng cao khả năng tập trung chú ý của
trẻ trong quá trình học. Có nhiều hình thức kiểm tra như vấn đáp, đọc,
chỉ… Sử dụng hình thức này trẻ tập trung chú ý vào bài học cao hơn, giáo
viên có thể kiểm tra lại khả năng nhớ bài cũ của trẻ một cách dễ dàng. Hình
thức kiểm tra bài cũ thoải mái, vui vẻ, không gò bó, không căng thẳng cho
trẻ. Trẻ vui vẻ hào hứng khi đạt được điểm được một điểm số cao, điều đó
thúc đẩy sự cố gắng hơn nữa của bản thân trẻ, giữa các trẻ có sự thi đua để
nâng cao thành tích học vần của bản thân.

2.2.2.3. Mục tiêu của các biện pháp
Giúp giáo viên, gia sư dạy học tại nhà thực hiện dạy một cách
nghiêm túc, có chủ đích. Là công cụ để trao đổi hữu hiệu giữa giáo viên
dạy tại nhà với bố mẹ trẻ và giáo viên trên lớp. Từ đó để cùng nhau để cùng
nhau lập mục tiêu, kế hoạch và có các phương pháp, phương tiện dạy học
ghép vần hiệu quả cho trẻ.
Giúp giáo viên/ gia sư dạy học một cách có hệ thống, có trình tự, có
mục đích (kiểm tra bài cũ – dạy học bài mới). Giúp giáo viên/ gia sư linh
động, sáng tạo trong các hình thức, phương pháp dạy. Ngoài việc dạy cá
nhân, giáo viên tổ chức các buổi học nhóm. Việc học nhóm giúp cho học
sinh có sự ganh đua, cố gắng và phấn đấu hơn nữa.
2.2.2.4. Nội dung của các biện pháp
Biện pháp 1: Sử dụng tranh ảnh minh họa tự thiết kế gắn với âm tiết
có chứa vần cần học
Những tranh ảnh minh họa tự thiết kế gắn với các âm tiết có chứa
vấn cần học để phân tích vần ở cấp độ âm vị (ví dụ: i+a=ia) và phân tích
vần ở cấp độ âm tiết (ví dụ: chia = ch+ia), trên cơ sở các vần trong SGK
lớp 1 (xin xem phụ lục 2 và 3).
Khả năng tập trung chú ý của trẻ tự kỉ kém và thường hay bị phân
tán bởi những hình ảnh nhiều màu, nhiều chi tiết nên chúng tôi đã sử dụng
các tranh ảnh đơn giản minh họa những âm tiết có chứa những vần cần
7
nhận biết. Ví dụ: thẻ tranh “cái tai” có viết “t____”, trẻ nhặt thẻ vần “ai” để
ghép vào; thẻ tranh “quả chuối” có viết “ch____”, trẻ nhặt thẻ có vần “uôi”
để ghép vào.
Ngoài việc nhận biết được VẦN và ghép được vần vào âm tiết, trẻ sẽ
hiểu thêm về nghĩa của từ và làm giàu vốn từ vựng cho trẻ.
Biện pháp 2: Sử dụng hệ thống phương tiện hỗ trợ (máy quay,
SGK, sách tham khảo, VCD)
* Sử dụng máy quay

Vì hầu hết các bậc phu huynh đều mơ hồ về phương pháp dạy cho
con nên hình thức sử dụng máy quay giúp phụ huynh dễ dàng hình dung ra
các phương pháp mà cô tiến hành, hình thức mà giáo viên tiến hành và
cách cô sử dụng đồ dùng để dạy học ghép vần cho trẻ tự kỉ.
Cũng như những trẻ bình thường khác, các trẻ học ghép vần tài liệu
chính sử dụng là SGK Tiếng Việt 1. Đây là tài liệu chính để dạy ghép vần
cho trẻ.
Do đặc điểm của trẻ tự kỉ nên khả năng học ghép vần mà chỉ dựa vào
cuốn SGK đạt kết quả chưa cao, và hầu hết các trẻ đều chưa đạt được mức
yêu cầu tối thiểu. Vì đặc điểm của hầu hết trẻ tự kỉ là thích tranh ảnh, thích
quan sát các hình ảnh nên khi học thông qua SGK thì khả năng tập trung
chú ý của trẻ không cao. Cụ thể trẻ chỉ nhìn vào các hình ảnh trong sách mà
không nhìn vào chữ, vào từ, vào vần. Điều đó dẫn đến trẻ học vẹt, đọc vẹt
mà thực chất không hề biết chữ.
* Sử dụng sách “Bé học vần” [4]
Sách “ Bé học vần” của tác giả Đặng Thị Trà dựa vào nội dung SGK
Tiếng Việt 1 của NXBGD. Cuốn sách phù hợp hơn với trẻ tự kỉ trong giai
đoạn đầu của học ghép vần vì các lí do như sau:.
Thứ nhất: về phần chữ và phần vần được in to hơn phần hình ảnh
minh họa. Điều này rất thuận lợi vì nếu như khi trẻ bị mất tập trung do hình
8
ảnh minh học thì cô có thể dùng tay che khuất phần hình ảnh đi, giúp học
sinh chú ý vào bài hơn.
Thứ hai: không có quá nhiều hình ảnh trong bố cục bài học vần, điều
này giúp trẻ tự kỉ tập trung chú ý tốt hơn. Vì, các trẻ tự kỉ thường bị mất tập
trung vào hình ảnh. Điều này ngược lại với SGK, thường thì trong SGK,
mỗi một bài học vần thường có 4-5 hình ảnh minh họa cho bài.
Thứ ba: Phần vần của bài học được in bằng một màu mực khác, giúp
trẻ nhận biết, phân biệt được tốt hơn. Trong SGK thì chỉ in phần vần và từ
đầu tiên của vần, còn những từ ứng dụng và câu ứng dụng thì in cùng một

màu. Điều này khiến trẻ tự kỉ thường bị nhầm lẫn và thời gian nhớ bài lâu
hơn.
* Sử dụng phần mềm VCD dạy học vần Tiếng Việt 1 của công ty
công nghệ tin học nhà trường [5].
Phần mềm VCD dạy Tiếng Việt 1 chia ra làm hai phần rất rõ ràng,
phần chữ cái Tiếng Việt và phần âm vần Tiếng việt
Phần mềm được thiết kế riêng dành cho giáo viên và học sinh học
âm vần Tiếng Việt theo SGK Tiếng Việt lớp 1.
Sử dụng phần mềm học vần Tiếng Việt có đầy đủ phần chữ, hình ảnh
minh họa và phát âm. Giáo viên chỉ cần kích chuột vào vần cần dạy là học
sinh được nghe phát âm chuẩn, rõ ràng kết hợp với việc nhìn từ và quan sát
hình ảnh minh họa cho từ vừa học.
Sử dụng phần mềm học học Tiếng Việt đạt hiệu quả rất cao, hầu hết
học sinh đều hứng thú và vui vẻ khi học. Bên cạnh việc học ghép vần Tiếng
Việt, phần mềm còn có các trò chơi giải trí. Đây là điều mà hầu hết các trẻ
em đều thích thú. Chơi trò chơi đi tìm các chữ vừa học, các vần vừa học,
các từ giống nhau,… học sinh vừa học ghép vần, vừa giải trí để củng cố lại
những kiến thức đã học.
Sử dụng phần mềm dễ dàng hướng dẫn cho phụ huynh dạy con.
Biện pháp 3: Sử dụng hệ thống củng cố (khen thưởng)
9
Giáo viên có thể khen ngợi, động viên trẻ bằng những điểm số như
điểm 9, điểm 10 để khuyến khích trẻ và để trẻ biết được thành tích học tập
của mình. Bên cạnh đó cũng có những những điểm 4, điểm 5 để trẻ nhận
biết được rằng mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Ngoài ra giáo viên cũng có thể dùng những lời nói để động viên, chia
sẻ, khuyến khích trẻ học tập được tốt hơn.
Biện pháp 4: Kết hợp giữa ghép vần với viết vần
Ngoài việc học vần, đọc vần, trẻ tập viết vần vừa học để giúp trẻ nhớ
vần được tốt hơn, hiệu quả học vần được nâng cao.

Hình thức tập viết là một trong những hình thức giao bài tập về nhà
cho trẻ. Tập viết là để ôn lại bài vần đã học, là để gắn trách nhiệm của cha
mẹ với việc học của con cái, cha mẹ không thể ỉ lại hay “khoán trắng” trách
nhiệm cho giáo viên. Giao bài tập về nhà cha mẹ có thể kiểm tra được mức
độ học, quá trình học, nội dung học của con mình. Trách nhiệm của cha mẹ
với việc học của con cái được nâng cao.
Tập viết vần gồm: (1) viết trên thẻ tranh có ghi âm tiết khuyết phần
vần (ví dụ: thẻ tranh “chai bia”, viết “b____” để trẻ tự hoàn thành viết phần
vần vào); (2) viết vào vở theo mẫu.
Biện pháp 5: Học nhóm
Ngoài giờ học cá nhân, giáo viên nên tổ chức các buổi học nhóm
(nhóm 2, 3 trẻ) để có thể tổ chức trò chơi học tập giữa các em. Qua hình
thức học nhóm, giáo viên có thể đánh giá, nhìn nhận về các hình thức, các
phương pháp dạy học cho phù hợp với từng cá nhân trẻ.
2.3. Kết quả thực nghiệm
2.3.1. Kết quả đo trước thực nghiệm
2.3.1.1. Cách phát âm các vần
Sử dụng các thẻ tranh có chứa 9 vần trong bảng sau để kiểm tra cách
phát âm của trẻ. Kết quả thu được trong bảng sau:
10
11
Bảng 1. Kết quả cách phát âm 9 vần của 5 trẻ
Stt Vần L. H. Q. Th. Kh.
1 Ia
bia
tía
tỉa
i – a – ai
b – i – bi – a – ba
t – i – ti – a – ta –

sắc – tá
t – i – ti – a – ta –
hỏi – tỉ
i – a
b – i – bi – a – ba
t – i – ti – a – ta –
sắc – tí
t – i – ti – a – ta –
hỏi – tỉ
a – i – ai
b – ai – bai
t – ai – tai – sắc –
tái
t – ai – tai – hỏi –
tải
a – i – a
b – a – ba – i – a
t – i – ti – a – ta – sắc
– tá
t – i – ti – a – ta – hỏi
– tỉ
a – i – ia
b – i – bi
t – i – ti – sắc – tí
t – i – ti – hỏi – tỉ
2 Ua
chua
mùa
đua
u – a – au

ch – u – chu – a –
cha
m – u – mu – a – ma
– huyền – mà
đ – u – đu – a – đa
u – a
ch – u – chu – a –
cha
m – u – mu – a –
ma – huyền – mù
đ – u – đu – a - đa
u – a – au
ch – au – chau
m – au – mau –
huyền - màu
đ – au – đau
u – a – au
ch – u – chu – a – cha
m – u – mu – a – ma
– huyền – mà
đ – u – đu – a - đa
u – a – ua
ch – ua – chu
m – ua – mu –
huyền – mù
đ – ua – đu
3 uôi
chuối
đuôi
buổi

u – ô – i – ui
ch – u – chu – ô –
chô – i – chi
đ – u – đu – ô – đô
– i – đi
b – u – bu – ô – bô
u – ô – i
ch – u – chu – ô –
chô – i – chi
đ – u – đu – ô – đô
– i – đi
b – u – bu – ô – bô
ô – i – ơi
ch – ơi – chơi
đ – ơi – đơi
b – ơi – bơi
u – ô – i – ui
ch – u – chu – ô – chô
– i – chi
đ – u – đu – ô – đô – i
– đi
b – u – bu – ô – bô – i
u – ô – i – ôi
ch – ôi – chôi
đ – ôi – đôi
b –ôi – bôi
12
– i – bi – i - bi - bi
4 Ươi
cưỡi

lưới
ư – ơ – i – ưi
c – ư – cư – ơ – cơ –
ngã – cỡ
l – ư – lư – ơ – lơ –
i – li
ư – ơ – i
c – ư – cư – ơ – cơ
– i - ci
l – ư – lư – ơ – lơ
– i – li
ơ – i – ơi
c – ơi – cơi
l – ơi - lơi
ư – ơ – i – ưi
c – ư – cư – ơ – cơ –
ngã – cỡ
l – ư – lư – ơ – lơ – i
– li
ư – ơ – i – ơi
c – ơi – cơi
l – ơi – lơi
5 iu
rìu
xíu
i – u – yêu
r – i – ri – u – ru –
huyền – rù
x – i – xi – u – xu –
sắc - xú

i – u
r – i – ri – u – ru –
huyền – rù
x – i – xi – u – xu
– sắc - xú
u – i – u
r – u – i – u
x – u – i – u
i – u – yêu
r – i – ri – u – ru –
huyền – rù
x – i – xi – u – xu –
sắc - xú
i – u
r – i – ri – u – ru
x – i – xi – u – xu
6 êu
lều
đều
ê – u – yêu
l – ê – lê – huyền –
lề
đ – ê – đê – huyền –
đề
ê – u
l – ê – lê – huyền
– lề
đ – ê – đê – huyền
– đề
u – ê – u

l – u – ê
đ – u – ê
ê – u – yêu
l – ê – lê – huyền – lề
đ – ê – đê – huyền –
đề
ê – u
l – ê – lê – l – u – lu
đ – ê – đê – đ – u -
đu
7 on
hòn
lon
o – n – om
h – o – ho – n – hon
l – o – lo – n - lon
o – n – no
h – o – ho – n
l – o – lo – n
o – n – on
h – o – n – on
l – o – n – on
o – n – om
h – o – ho – n – hon
l – o – lo – n - lon
o – n
h – o – ho
l – o – lo
8 ôn ô – n – ô – nô n – ô – nô ô – n – ôn ô – n – ô – nô ô – n
13

bồn
chồn
b – ô – bô – huyền –
bồ
ch – ô – chô – n
b – ô – bô – n
ch – ô – chô – n
b – ô – bô – n – ôn
ch – ô – n – ôn
b – ô – bô – huyền –
bồ
ch – ô – chô – n
b – ô – bô
ch – ô – chô
9 ơn
sơn
cơn
ơ – n – ơ – nơ
s – ơ – sơ
c – ơ – cơ - n
n – ơ – nơ
s – ơ – sơ
c – ơ – cơ - n
ơ – n – ơn
s – ơ – n – ơn
c – ơ – n – ơn
ơ – n – ơ – nơ
s – ơ – sơ
c – ơ – cơ - n
ơ – n

s – ơ – sơ
c – ơ – cơ
14
Nhìn chung, các trẻ đều phát âm vần có sự nhầm lẫn về vị trí của âm
vị (ví dụ “ia” là “ai”), thiếu âm cuối trong vần (ví dụ “ơn” phát âm thành
“ơ”); lược nguyên âm đôi trong âm chính (ví dụ uôi thành ui, ươi thành ưi).
2.3.1.2. Kết quả ghép vần
Chúng tôi sử dụng 9 vần, mỗi vần yêu cầu trẻ ghép trong 5 từ, có
hình ảnh minh họa kèm theo.
Bảng 2. Kết quả ghép vần trong từ của 5 trẻ
STT Vần Kết quả ghép vần của 5 trẻ
L. H. Q. Th. Kh.
1 ia
bia, tía, tỉa, chia, bìa
40% 40% 60% 60% 60%
2 ua
chua, mùa, đua, lùa, thua
40% 40% 60% 60% 60%
3 uôi
chuối, đuôi
buổi, muối, tuổi
40% 40% 60% 60% 60%
4 ươi
cưỡi, lưới, tưới, mười, cười
40% 40% 60% 60% 60%
5 iu
rìu, xíu, tíu, tiu, hiu
40% 40% 60% 60% 60%
6 êu
lều, mếu, đều, trêu, tếu

40% 40% 60% 60% 60%
7 on
hòn, ton, mòn, non, lon
40% 40% 60% 60% 60%
8 ôn
bồn, hôn, nôn, môn, chồn
40% 40% 60% 60% 60%
Khi trẻ học ghép từ có hình ảnh minh họa thì kết quả thu được đã tốt
hơn, có tiến bộ hơn.
2.3.2. Kết quả đo sau thực nghiệm
15
Sau khi thực nghiệm áp dụng các biện pháp, chúng tôi sử dụng lại
công cụ đánh giá để kiểm tra kết quả phát âm vần, ghép vần và tập viết vần
của trẻ. Kết quả như sau.
2.3.2.1. Kết quả phát âm
sau khi tiến hành thực nghiệm, 5 trẻ đã phát âm được đúng hầu hết
các vần. Chúng tôi có bảng đo được cách phát âm của 5 trẻ trong 9 vần thu
được như sau:
Bảng 3: Cách phát âm sau khi thực nghiệm
STT Vần Phát âm theo PP thực
nghiệm mới(PPTNM)
1 ia
bia, tía, tỉa, chia, bìa
i – a -> ia
b – ia – bia
t – ia – tia
ia – tia – tỉa
2 ua
chua, mùa, đua, lùa,
thua

u – a –> ua
đ – ua – đua
ch – ua – chua
ua – mua – mùa
3 uôi
chuối, đuôi
buổi, muối, tuổi
u – ô – i –> uôi
đ – uôi – đuôi
uôi – chuôi – chuối
uôi – buôi – buổi
4 ươi
cưỡi, lưới, tưới, mười,
cười
ư – ơ – i –> ươi
t – ươi – tươi
ươi – lươi – lưới
ươi – cươi – cười
5 iu
rìu, xíu, tíu, tiu, hiu
i – u –> iu
iu – chiu – chịu
16
iu – xiu – xíu
iu – riu – rìu
6 êu
lều, mếu, đều, trêu, tếu
ê – u –> êu
n – êu – nêu
êu – đêu – đều

êu – lêu – lều
7 on
hòn, ton, mòn, non, lon
o – n –> on
c – on – con
l – on – lon
on – hon – hòn
8 ôn
bồn, hôn, nôn, môn,
chồn
ô – n –> ôn
kh – ôn – khôn
ôn – bôn – bồn
ôn – chôn – chồn
2.3.2.2 Kết quả ghép vần
Sau khi áp dụng phương pháp thực nghiệm mới. Chúng tôi thu được
kết quả học ghép vần của năm trẻ như sau
Bảng 4. Kết quả ghép vần trong từ của 5 trẻ sau khi thực nghiệm
STT Vần Kết quả ghép vần của 5 trẻ
L. H. Q. Th. Kh.
1 ia
bia, tía, tỉa, chia, bìa
80% 80% 100% 100% 100%
2 ua
chua, mùa, đua, lùa, thua
80% 80% 100% 100% 100%
3 uôi
chuối, đuôi
buổi, muối, tuổi
80% 80% 100% 100% 100%

4 ươi
cưỡi, lưới, tưới, mười, cười
80% 80% 100% 100% 100%
5 iu
rìu, xíu, tíu, tiu, hiu
80% 80% 100% 100% 100%
17
6 êu
lều, mếu, đều, trêu, tếu
80% 80% 100% 100% 100%
7 on
hòn, ton, mòn, non, lon
80% 80% 100% 100% 100%
8 ôn
bồn, hôn, nôn, môn, chồn
80% 80% 100% 100% 100%
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về lý luận
1.2. Về thực tiễn
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với giáo viên dạy ghép vần tại nhà cho trẻ tự kỉ lớp 1
2.2. Đối với cha mẹ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thị Trà (2010), Bé học vần, NXB Đại học sư phạm.
2. Nguyễn Nữ Tâm An (2007), Sử dụng phương pháp TEACCH trong giáo
dục trẻ tự kỉ tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ.
3. Nguyễn Văn Thành (2006), Trẻ em tự kỉ - Phương pháp giáo dục, NXB
Tôn Giáo.
4. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiếu (2003), Cở sở

ngôn ngữ học và Tiếng Việt, NXB Giáo dục.
5. Đặng Thị Lanh (chủ biên), Hoàng Cao Cương, Trần Thị Minh Phương
18
(2003), Tiếng Việt lớp 1 (tập 1, tập2). NXB Giáo dục.
6. Nguyễn Quang Uẩn (2003), Giao tiếp sư phạm trong giáo dục đặc biệt.
Hà Nội
7. Trần Thị Lệ Thu (2002), Đại cương về giáo dục trẻ CPTTT. NXB ĐH
Quốc Gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Quang Uẩn (2001), Tâm lí học đại cương. NXB ĐH Quốc Gia,
Hà Nội.
9. Tăng Ngọc Thùy Giang, Giới thiệu các phương pháp trị liệu cho trẻ Tự
kỉ, www.Vnspeechtheorapy.com

19
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
( Dành cho giáo viên)
Để tìm ra một số biện pháp hỗ trợ trẻ tự kỉ lớp 1 học ghép vần tại
nhà, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến từ phía thầy/cô. Xin các
thầy/cô vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng đánh dấu X vào câu trả lời
hợp ý thầy (cô) hoặc điền vào ( )
Câu 1: Thầy/ cô đã tốt nghiệp chuyên ngành
□ Chậm phát triển trí tuệ
□ Tự kỉ
□ Khiếm thính
□ Khiếm thị
□ Chuyên ngành khác:



Câu 2: Thầy/ cô có mấy năm khinh nghiệm dạy tại nhà cho trẻ tự kỉ
□ 1 năm
□ 2 năm
□ 3 năm
□ 4 năm
□ Ý kiến khác:


Câu 3: Theo thầy/ cô khả năng giáo dục cho trẻ tự kỉ là:
□ Có khả năng
□ Ít có khả năng
20
□ Không có khả năng
□ Ý kiến khác:


Câu 4: Theo thầy/ cô dạy ghép vần cho trẻ tự kỉ lớp 1 có quan trọng:
□ Rất quan trọng
□ Quan trọng
□ Không quan trọng
□ Ý kiến khác:


Câu 5: Thầy/ cô dạy thêm tại nhà cho trẻ tư kỉ lớp 1 có dạy ghép
vần:
□ Có dạy
□ Không dạy
□ Có dạy nhưng ít
□ Ý kiến khác:



Câu 6: Thầy/ cô có dạy theo chương trình của sách giáo khoa?
□ Hoàn toàn dạy theo chương trình SGK
□ Ít theo chương trình SGK
□ Không theo chương trình SGK
□ Ý kiến khác:


Câu 7: Thầy/ cô sử dụng đồ dùng gì
□ SGK
□ Đồ dùng minh họa (như tranh ảnh, đồ dùng trực quan)
□ Tài liệu khác
21
□ Tất cả các ý trên
Ý kiến khác:


Câu 8: Thầy/ cô sử dụng phương pháp
□ Phương pháp sử dụng SGK và tài liệu khác
□ Phương pháp sử dụng lời và chữ (thuyết trình/ giảng giải)
□ Phương pháp trực quan
□ Kết hợp tất cả các phương pháp trên
Ý kiến khác:


Câu 9: Thầy/ cô sử dụng các phương pháp đó như thế nào
□ Thường xuyên
□ Không thường xuyên
□ Có sử dụng nhưng ít
□ Ý kiến khác:



Câu 10: Những khó khăn mà thầy/ cô gặp phải trong quá trình dạy
ghép vần tại nhà cho trẻ tự kỉ lớp 1:




Câu 11: Thầy/ cô có những thuận lợi gì trong quá trình dạy ghép vần
tại nhà cho trẻ tự kỉ lớp 1:



22

Câu 12: Trong quá trình dạy ghép vần tại nhà thầy/ cô thấy trẻ có:
□ Tiến bộ nhanh
□ Không tiến bộ
□ Tiến bộ chậm
□ Ý kiến khác:


Câu 13: Thầy/ cô đánh giá sự tiến bộ của trẻ như thế nào:




Câu 14: Ai trong gia đình trẻ tham gia vào quá trình dạy
□ Bố/ mẹ
□ Ông/ bà

□ Người giúp việc
□ Tất cả các thành viên khác trong gia đình
Câu 15: Theo thầy/ cô sự hướng dẫn quá trình dạy ghép vần cho trẻ
tự kỉ lớp 1 dành cho cha mẹ trẻ là:
□ Rất cần thiết
□ Cần thiết
□ Không cần thiết
□ Bình thường
Câu 16: Thầy/ cô đã hướng dẫn cha mẹ dạy ghép vần cho trẻ tự kỉ
lớp 1 với tần suất
□ Thường xuyên
□ Thỉnh thoảng
□ Không bao giờ
23
□ Ý kiến khác:


Câu 17: Để tăng cường hiệu quả của quá trình dạy ghép vần tại nhà
cho trẻ tự kỉ lớp 1 thầy/ cô có để nghị gì?





Xin thầy/ cô vui lòng cho biết những thông tin về bản thân:
- Họ và tên: (có thể không viết tên)
- Nơi công tác:
- Trình độ học vấn:
- Về chuyên môn:
Xin chân thành cảm ơn thầy/ cô.

24
Phụ lục 2
BẢNG TỪ
lá tía tô
vỉa hè
bia đá
25

×