PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG MẦM NON TÂN LẬP
===o0o===
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 4 - 5 TUỔI
TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC”
Lĩnh vực:
Phát triển thẩm mĩ
Tên tác giả:
Đỗ Thị Thu Hà
Chức vụ:
Giáo viên lớp 4TB5 - Trường Mầm Non Tân Lập
Năm học: 2011 - 2012
1
A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Ở trường Mầm non đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một
trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng sáng
tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ.
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển
lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm,.... Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới
kỳ diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi cịn nằm trong
nơi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm
nhạc là nhu cầu không thể thiếu.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm
nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động như: Ca hát, vận động,
nghe hát, trò chơi âm nhạc. Nhưng ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động giáo dục âm
nhạc không chỉ dừng lại ở việc dạy trẻ hát, vận động đơn giản mà phải tổ chức
dưới nhiều hình thức, đồ dùng, đồ chơi phong phú.... hấp dẫn thu hút trẻ. Bên
cạnh đó giáo dục âm nhạc được thực hiện phù hợp trong các hoạt động học có
chủ đích, mọi lúc mọi nơi có ý nghĩa rất lớn. Giáo dục âm nhạc được tích hợp
trong các hoạt động: Đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động tạo hình, hoạt động làm
quen với văn học, hoạt động khám phá, các ngày hội, ngày lễ... Nhờ đó cuộc
sống của trẻ thêm vui vẻ hồn nhiên, mạnh dạn giúp trẻ phát triển toàn diện về
nhân cách.
Giáo dục âm nhạc là một trong những con đường hoàn thiện đạo đức, trí
tuệ, thẩm mĩ và thể lực. Nhà sư phạm Vxu -khôm - linxki đã đánh giá rất cao
hiệu quả giáo dục toàn diện của âm nhạc “Chất lượng công việc giáo dục trong
một nhà trường được xác định phần lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong
hoạt động của nhà trường đó”.
Nhận thức đúng đắn và sâu sắc tác dụng của giáo dục âm nhạc đối với trẻ
mẫu giáo tơi đã nỗ lực, cố gắng tìm tịi để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt
động giáo dục âm nhạc. Tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú giúp
trẻ 4 - 5 tuổi tích cực tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc”.
2
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, nhằm đưa ra một số biện pháp:
- Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc, tìm hiểu phương pháp, biện
pháp, thủ thuật sáng tạo giúp trẻ tích cực tập chung chý ý, thích thú, hào hứng
tham gia hoạt động âm nhạc, nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống, có tổ
chức mà trẻ vẫn cảm thấy tự nhiên, thoải mái, tự tin khơng bị gị ép, trẻ cảm
nhận và thể hiện nhịp điệu âm nhạc sáng tạo trong hoạt động âm nhạc. Từ đó
góp phần phát triển giáo dục tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và sự phát triển
tâm sinh lí của trẻ.
III. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 4 -5 tuổi lớp B5 trường Mầm non Tân Lập
IV. Phạm vi nghiên cứu
Từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2012
3
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận
Ở tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mĩ của trẻ phát triển khá nhanh, tâm hồn
trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh. Vì vậy, trẻ dễ nhận ra
những vẻ đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát và học rất nhanh bằng
cách bắt chước. Trẻ đến với nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ
thuật đối với trẻ thơ rất mạnh mẽ. Đa số trẻ 4 - 5 tuổi đã biết nhận xét về âm
nhạc như tính chất vui vẻ, nhộn nhịp, sôi nổi hay trầm tĩnh, êm dịu, nhịp điệu
nhanh chậm, cường độ to nhỏ, âm sắc nhạc cụ, giọng bạn hát, tiếng kêu của các
con vật, tiếng vật gì gõ, tiếng đàn gì vang lên.... Trẻ hiểu được yêu cầu thể hiện
sắc thái bài hát, thể hiện các động tác trong điệu múa, biết hịa mình với tập thể.
Trong các vận động trị chơi trẻ thích giả làm gà, vịt, mèo, chim hót, thích làm
ca sĩ.... Đặc biệt, rất thích chơi với nhạc cụ. Tuy nhiên mức độ cảm thụ âm nhạc
của trẻ khác nhau, một số cháu cịn nhút nhát khơng hứng thú tham gia hoạt
động, khi hát cịn khơng chính xác về giai điệu lời ca. Để phát triển ở trẻ khả
năng cảm thụ âm nhạc, trẻ hứng thú hoạt động tích cực địi hỏi giáo viên phải
nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Sử dụng các phương pháp, biện pháp
dạy học cơ bản một cách khoa học sáng tạo như: phương pháp trực quan thính
giác, phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành nghệ thuật và sử dụng các
thủ thuật gây hứng thú. Kết hợp các hình thức khác nhau trên cơ sở các nguyên
tắc tính vừa sức, tuần tự liên tục, tự giác tích cực...
- Tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động khác một cách phù hợp,
hiệu quả.
- Sưu tầm nguyên vật liệu phế thải làm nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo đẹp,
phong phú để lôi cuốn trẻ.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
1. Khảo sát thực tế
Năm học 2011 - 2012 được nhà trường phân công dạy lớp 4 -5 tuổi B5
khu Hạ Hội, lớp tơi ó 32 cháu, nữ: 14, nam: 18. Tôi đã gặp những thuận lợi và
khó khăn sau:
4
Thuận lợi: Được phòng Giáo dục & Đào tạo huyện, BGH nhà trường
thường xuyên mở các buổi kiến tập để chị em học hỏi trao đổi chuyên môn.
- Lớp được sự quan tâm của BGH trường tạo điều kiện trang bị bàn ghế
đồ dùng, dụng cụ âm nhạc cho trẻ.
Đa số phụ huynh quan tâm đến việc đưa trẻ đi học vì vậy tỷ lệ chun cần
cao.
Khó khăn:
- Phịng học chật hẹp, số trẻ đông, môi trường tạo hứng thú cho trẻ cịn
hạn chế.
- Chưa có phịng âm nhạc cho trẻ hoạt động, ở khu chưa có đàn Organ,
khi sử dụng phải lên khu trung tâm mượn vì vậy việc sử dụng đàn chưa thường
xuyên trong các hoạt động âm nhạc.
- Một số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo 3 tuổi. Nhiều trẻ cịn nhút nhát chưa
hứng thú tích cực tham gia hoạt động âm nhạc.
Với những khó khăn trên tơi dần khắc phục học hỏi nghiên cứu tìm ra các
biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4 -5 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo
dục âm nhạc.
Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
STT
Tiêu chí khảo sát
1
Kỹ năng ca hát
2
Trẻ thể hiện cảm xúc khi nghe
3
4
5
nhạc, nghe hát
Trẻ hứng thú tích cực tham gia
Số đạt trên số trẻ
12/32
13/32
Tỷ lệ đạt
37,5%
40%
14/32
41%
hoạt động
Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc
15/32
46%
Mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn
13/32
40%
Qua khảo sát quá trình “ Hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ đầu năm tơi
thấy:
- Trẻ chưa hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc.
Một số chưa thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc, nghe hát, kĩ năng hát chưa có tính
nghệ thuật, hát khơng rõ lời, sai giai điệu. Khi dạy trẻ hát cô chưa chú trọng rèn
kĩ năng ca hát cho trẻ. Khả năng vận động theo nhạc chưa tốt.
5
- Cơ chưa sưu tầm được nhiều trị chơi, bài hát hay có nội dung hấp dẫn
phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi.
- Cô chưa đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng ca hát, các thủ thuật gây hứng thú
nên trẻ chưa hứng thú đối với tác phẩm âm nhạc.
Để khắc phục các thực trạng và những hạn chế trên tôi đã áp dụng một số
biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc như sau:
III. Biện pháp thực hiện
1. Lên kế hoạch chung:
Từng chủ đề tôi xây dựng kế hoạch hoạt động ngay từ đầu chủ đề: Sưu
tầm những bài hát mới có nội dung ngắn, dễ nhớ, gần gũi với trẻ phù hợp với
chủ đề, chủ điểm, phù hợp với nhận thức của trẻ chứa đựng tính nhân đạo đi sâu
vào tình cảm, phản ánh được những hứng thú của trẻ.
Ví dụ: Chủ đề: “Trường mầm non” tơi chọn bài “Sáng đến trường” , “Bé
múa” của Hoàng Tiến.
+ Chủ điểm: “Động vật” tôi lựa chọn bài hát về các con vật trẻ yêu thích
như bài hát: “Đố bạn”, “Con vịt bầu” của tác giả Hoàng Long – Hoàng Lân,
“Chị ong nâu và em bé” của Tâm Huyền, “Con cào cào” Lê Thương. “Con ve
con kiến” Y Vân “Chú ếch con”, các bài đồng dao “xỉa cá mè”, “con gà”, “làng
chim”.
+ Chủ điểm: Tết – mùa xuân tôi chọn bài: “Bé chúc xn” Vũ Hồng,
Xn vui vui của Hồng Cơng Dung, Sắp đến tết rồi (Hoàng Vân), Chúc mừng
năm mới (Thanh Hải). Để chuẩn bị một hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tôi
vạch sẵn 1 loạt các hoạt động giữa yên tĩnh và ồn ào giữa năng động và nghỉ
ngơi, Duy trì cân đối giữa vận động “động và tĩnh”: khi kết thúc một hoạt động,
tạo sự chuyển tiếp ngọt ngào uyển chuyển giữa các hoạt động. Nếu dừng lại đột
ngột đứt quãng khi chuyển sang hoạt động kế tiếp sẽ làm cho trẻ mất tập trung,
dễ xảy ra lộn xộn.
Muốn hoạt động giáo dục hiệu quả, tôi phải tìm hiểu phân tích bài hát trên
cơ sở đó luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp với nội dung bài
hát và phải biết đánh đàn và sử dụng thành thạo trong một hoạt động âm nhạc vì
6
khi được nghe nhạc trẻ rất hứng thú. Thường khi dạy bài hát mới trẻ đã được
làm quen từ trước, ở mọi lúc, mọi nơi, qua các phương tiện truyền thơng nên chỉ
cần nghe nhạc là trẻ đã đốn được tên bài hát.
Ví dụ: Khi nghe giai điệu bài: “Đêm trung thu” trẻ đốn ngay đó là giai
điệu bài hát gì? Và nhún nhảy vận động rất phù hợp với nhịp điệu của bài hát.
Để gây hứng thú cho trẻ tơi cịn sưu tầm cải biên một số trị chơi phục vụ
âm nhạc phù hợp với chủ đề chủ điểm để giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố
ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc, cảm thụ âm nhạc
một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Ví dụ: Ở chủ điểm “gia đình” tơi sưu tầm trị chơi: “ Hát về người thân”
qua đó rèn trí nhớ âm nhạc.
Cách chơi: Cơ có ngơi nhà nhiều cánh cửa, đằng sau mỗi cánh cửa là
hình ảnh một người thân, các con lên mở một cánh cửa, cánh cửa nào có hình
ảnh bố, mẹ, bà, bé…. Thì hãy nhớ tên bài hát nói về người thân đó.
Cơ đàn giai điệu bài “Bố là tất cả”, “sau mưa”, “cháu yêu bà”, “bàn tay
mẹ”, …..
Cơ u cầu trẻ đốn tên bài hát, hát bài hát đó… nếu đốn đúng sẽ được
tặng q.
Ví dụ: Ở chủ đề “Động vật” cho trẻ chơi trò chơi : “Giai điệu các con
vật”.
Cách chơi: Cơ có vịng quay âm nhạc, cơ mời tổ trưởng lên quay, khi
vịng quay đến nốt nhạc sẽ có giai điệu của bài hát, con hãy lắng nghe và đốn
xem đó là bài hát nói về con vật gì? Sau đó cả đội thể hiện bài hát nói về con vật
đó.
Luật chơi: Nếu thể hiện đúng bài hát đó, đội chơi sẽ nhận được một món
q. Nếu khơng trả lời đúng tên bài hát hoặc khơng thể hiện được bài hát thì đội
đó sẽ mất lượt chơi và chờ cơ hội lần sau.
Ví dụ: Ở chủ đề “giao thơng” cho trẻ chơi trị chơi “ Ô số kỳ diệu”
Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội chơi chọn một bạn đội trưởng lên oẳn tù tì
xem ai thắng sẽ được chơi trước. Mỗi đội chọn 1 ơ số mình thích, lật ơ số đó ra.
7
Các đội quan sát hình ảnh, đội nào nhận ra hình ảnh đó, nhanh tay lắc xắc xơ để
trả lời tên bài hát, có nội dung hình ảnh trên tranh và hát bài hát đó.
Luật chơi: Đội nào lắc xắc xơ trước thì được quyền trả lời. Đội nào trả lời
đúng và hát được bài hát đó thì sẽ được tặng 1 phương tiện giao thơng. Đội nào
có nhiều phương tiện giao thông nhất là đội thắng cuộc.
Cô cho trẻ chơi hết 4 ơ số là trị chơi kết thúc.
- Ở chủ đề “Bản thân” dạy hát “Năm ngón tay ngoan” cho trẻ chơi trò
chơi âm nhạc “chơi trên những ngón tay cơ giáo quy định” các con hãy lắng
nghe, khi nào cơ đánh đàn có nhịp điệu nhanh các con giả đi nhanh trên 2 ngón
tay trỏ và ngón tay giữa, theo nhịp của bài hát. Khi nào cô đánh đàn có nhịp điệu
chậm các con giả “đi” vừa phải trên 2 đầu ngón tay. Cho trẻ chơi trên giai điệu
của bản nhạc “ Chơi ngón tay”.
Trẻ rất chú ý lắng nghe giai điệu nhanh chậm… của bản nhạc và hứng thú
chơi trên những ngón tay của mình.
- Một số vận động sáng tạo, trị chơi đóng vai, trị chơi đóng kịch….. có
tác dụng rất lớn trong việc tạo hưng phấn, phát triển nhận thức, trí tưởng tượng,
kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. Để tổ chức tốt trị chơi đóng kịch vận động
sáng tạo theo nhạc mỗi hoạt động tôi đều phải lập kế hoạch và tập duyệt nghiêm
túc để tự tin khi dạy trẻ.
2. Tạo góc mở
Trang trí góc mở tạo mơi trường đẹp hấp dẫn giúp trẻ ham muốn tìm tịi
khám phá, suy đốn và phát hiện nhiều điều mới lạ khuyến khích trẻ tích cực
tham gia biểu diễn, nên góc âm nhạc tơi cùng trẻ sưu tầm tranh ảnh, vẽ, cắt, xé
dán, làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải, xốp màu…. Để
trang trí góc thay đổi theo từng chủ đề và làm mơ hình , đồ dùng dụng cụ âm
nhạc, mũ múa, phách tre, trống lắc, đàn, những con rối….
Ví dụ:
8
Những hình ảnh ngộ nghĩnh, những đồ dùng dụng cụ do cơ và trẻ làm, trẻ
rất vui thích. Ở giờ hoạt động góc những lúc rảnh rỗi trẻ được linh hoạt lựa chọn
các dụng cụ và được tự vận động theo ý thích của mình dưới nhiều hình thức:
Hát, vỗ đệm theo nhịp, theo tiết tấu chậm, vận động cơ thể, hát nhảy múa, giậm
chân, lắc lư…. Từ đó giúp trẻ hứng thú, hoạt động sáng tạo.
3. Tạo hứng thú:
9
Muốn thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng
trước những điều mới lạ, nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy, tơi
ln suy nghĩ thay đổi hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng cách
dùng các câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trị chơi, tạo tình
huống bất ngờ kết hợp phương tiện trực quan hình ảnh, áp dụng cơng nghệ
thơng tin: Thường xuyên sưu tầm những hình ảnh trên mạng phù hợp với đề tài,
chủ đề, chủ điểm để dạy trẻ, trẻ được quan sát những hình ảnh thật sống động trẻ
rất hứng thú thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học.
Ví dụ: Khi dạy bài hát “Đố bạn”
Tôi cho trẻ quan sát 1 đoạn video clip về một số con vật trong bài hát như:
Khỉ đang trèo cây, con hươu sao, con voi, con gấu, đang đi…. Từ đó trẻ hình
dung được đặc điểm hình dáng vận động của mỗi con vật, giúp trẻ hiểu nội dung
bài hát và trẻ hứng thú vận động rất sáng tạo phù hợp với từng con vật trong bài
hát .
- Để gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động âm nhạc tơi cịn chuẩn bị các
vật dụng như: Mũ, trang phục, dụng cụ âm nhạc và yêu cầu trẻ sáng tạo vận
động cho phù hợp với trang phục đó.
Ví dụ: Dạy trẻ bài hát “Vì sao chim hay hót” tơi chuẩn bị trang phục mũ
múa : Lợn, vịt, chim.
Ví dụ: Dạy bài “chú ếch con” tôi chuẩn bị mũ, trang phục con ếch
Ví dụ: Biểu diễn bài đồng dao “Ba bà đi bán lợn con: cho trẻ mặc những
bộ quần áo bà ba, khăn mỏ quạ....
10
Với những trang phục, chiếc mũ ngộ nghĩnh trẻ thích thú, vận động tích
cực.
Khi trẻ biểu diễn các lời nhận xét cụ thể, khích lệ thích hợp sẽ tạo cho trẻ
sáng tạo tích cực. Tránh các lời nhận xét chung chung như: tốt, hay, dở, đúng,
sai…. Mà cơ phải có một thái độ tích cực cơng nhận và tơn trọng các biểu hiện
của trẻ. Mỗi trẻ cần có một mơi trường mang thơng điệp: “Ở đây con làm gì
cũng được, các sáng tạo của con thật tuyệt vời vì con đã tự nghĩ ra (tự tìm ra).
Cơ có thể thổi vào trẻ bầu khơng khí tin tưởng bằng những hành động, lời nói
khuyến khích trẻ tự tin, khi vận động sáng tạo và chơi trị chơi đóng kịch. Khi
trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của
chính mình, thì trẻ sẽ tự tin hơn. Khi được động viên tích cực, trẻ tự nhiên ham
muốn, sáng tạo hơn, nhiều chi tiết phong phú hơn Khi có được sự tự tin sẽ cảm
thấy hài lịng và hãnh diện với suy nghĩ “Mình đã làm được điều đó 1 mình”
11
4. Kết hợp âm nhạc trong các hoạt động hàng ngày:
Nếu cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc trên các giờ học âm nhạc thì chưa đủ. Vì
vậy trẻ được tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên trong các thời điểm sinh hoạt
hồng ngày có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sức chú
ý của trẻ, làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ.
Sử dụng hiệu lệnh âm nhạc là một đoạn nhạc ( hoặc bài hát) được sử dụng
vào lúc mở đầu cho một hoạt động tôi chọn bài hát bản nhạc có tiết tấu phù hợp
tính chất của hoạt động đó.
Ví dụ: Hiệu lệnh cho trẻ xếp hàng: Cô mở 1 đoạn nhạc (hoặc bài hát)
hành khúc như: “Đội kèn tí hon”, “Làm chú bộ đội”, “Tập đi đều”, “Phi ngựa”.
Chuẩn bị tập thể dục sáng: Cô mở một đoạn nhạc (Bài hát) hành khúc có
giai điệu vui tươi, khỏe khoắn, để tạo khơng khí sơi nổi, phấn trấn giúp trẻ chuẩn
bị tâm thế tập thể dục sáng tích cực hơn như dùng các bản nhạc: “Đồng hồ báo
thức”, “nắng sớm”, “Đồng hồ tích tắc”….
Giờ hoạt động có chủ đích cơ dùng 1 bài hát ( đoạn nhạc) có tiết tấu vui
tươi, trong sáng, để tạo khơng khí nhẹ nhàng khi bước vào giờ học: Ví dụ: Bài
hát, bản nhạc “tập đếm”, “lớp em vui ghê”, “lớp chúng ta đoàn kết”, …
Chuẩn bị hoạt động góc: Dùng các bài hát (đoạn nhạc) vui tươi dí dỏm, có
nội dung vui chơi, hoặc phù hợp với chủ đề để tạo tâm thế vui vẻ tích cực bước
vào giờ chơi của bé.
Ví dụ: Dùng các bài: “Tìm trị chơi”, “Múa vui”, “Khúc hát dạo chơi”,
“Tập tầm vông”… chuẩn bị hết giờ chơi dùng các bản nhạc, bài hát nhẹ nhàng
để trẻ biết được đã đến lúc mình phải dọn đồ chơi vì giờ chơi sắp kết thúc.
Ví dụ: Bài hát “ bạn ơi hết giờ chơi” , “Những em bé ngoan”….
- Chuẩn bị giờ ăn: Cho trẻ nghe các bài nhạc nhanh, vui tươi, để tạo cho
trẻ khơng khí tích cực, chuẩn bị thưởng thức các món ăn. Ví dụ: Bài hát “Mời
bạn ăn”, “Bé khỏe, bé ngoan”, “ Quả”, ….
- Chuẩn bị giờ ngủ: Dùng các bài dân ca, những câu hát du để trẻ có được
tâm thế nhẹ nhàng, thư giãn, an tồn đi vào giấc ngủ sâu. Ví dụ: “Du em”, “Cị
lả”, “Lý con sáo sang sơng”…
12
Qua quá trình thực hiện sử dụng hiệu lệnh âm nhạc góp phần vào việc
phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ. Sử dụng hiệu lệnh âm nhạc một
cách phù hợp sẽ giúp các hoạt động trong ngày của trẻ diễn ra một cách nhẹ
nhàng và đặc biệt kích thích trẻ tích cực, hứng thú trẻ vốn nhận thức được tính
chất hoạt động và trình tự thời gian diễn ra trong ngày, giáo dục trẻ có tinh thần
chấp hành kỉ luật một cách tự nguyện, vui vẻ không bị bắt ép. Đối với giáo viên
thì giảm tải nói nhiều khi thực hiện biện pháp sử dụng hiệu lệnh âm nhạc vào
các hoạt động giáo dục trong trường mầm non.
5. Hoạt động giáo dục âm nhạc trong các ngày lễ, ngày hội
Tạo ra môi trường âm nhạc phong phú sinh động: Tổ chức tốt các hoạt
động nghệ thuật như hát, múa, đóng kịch, đọc thơ, .... mở rộng nhận thức cho
trẻ.
Mỗi ngày lễ, hội được tổ chức với các ý nghĩa khác nhau sẽ tạo những ấn
tượng khó quên đối với trẻ tạo cho trẻ niềm phấn khởi, vui vẻ những cảm xúc
mới mẻ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng kiến thức cho trẻ, ví
dụ: Ngày khai giảng là ngày đầu tiên của năm học mới có thể chọn bài hát
“Ngày đầu tiên đi học”, “Đi học”, “Cháu đi mẫu giáo”, “ Trường chúng cháu là
trường mầm non”, …
+ Ngày tết Trung thu là ngày tết dân gian cổ truyền của trẻ em. Cho trẻ
biểu diễn các bài “Đêm trung thu” (Phùng Như Thạch), “ Dước đèn dưới trăng”
(Phạm Tuyên), “Vui trăng” (Phạm Tuyên), “Gọi trăng sao” .
+ Ngày quốc tế phụ nữ 8 – 3: Kỉ niệm ngày quốc tế 8 – 3 có ý nghĩa sâu
sắc về tình cảm của trẻ đối với bà, mẹ, cô giáo cho trẻ biểu diễn các bài “ mẹ là
ánh nắng sớm mai” (Hồng Long), “Cơ giáo” (Nguyễn Mạnh Thường), “Bông
hoa mừng cô” ( Trần Thị Duyên), “ Quà mùng 8 – 3” ….. “Chỉ có một trên đời”
(Nhạc Trương Quang Lục).
Ngày Tết Nguyên Đán: là ngày Tết cổ truyền của dân tộc, sự hào hứng trờ
đón ngày Tết luôn luôn là hạnh phúc của con trẻ cho trẻ biểu diễn các bài :
“Cùng múa hát mừng xuân” (Hoàng Hà), “Mùa xuân đến rồi” (Phạm Thị Sửu),
13
“Chúc mừng năm mới” ( Thanh Hải), “Cánh én và mùa xuân” ( Nhạc Thanh Lý
thơ Định Hải), ….
Được tham gia vào các hoạt động nghệ thuật trong các ngày lễ hội như
vậy trẻ hiểu thêm những điều mới lạ, chỉ có trong ngày hội, ngày lễ được giao
lưu, biểu diễn giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động mạnh dạn tự tin phấn khởi….
nâng cao kĩ năng hoạt động nghệ thuật góp phần phát triển khả năng cảm thụ âm
nhạc.
14
6. Kết hợp với phụ huynh
- Để giúp trẻ yêu thích hoạt động giáo dục âm nhạc ngồi việc dạy trẻ ở
lớp, ở trường tơi cịn kết hợp với phụ huynh sưu tầm ủng hộ băng đĩa những bài
hát ngoài chương trình có nội dung phù hợp với trẻ.
- Ghi âm giọng hát của trẻ vào đĩa và xây dựng thư viện âm nhạc của lớp.
- Vận động phụ huynh tích cực ủng hộ ngun liệu, cùng cơ làm đồ dùng
tự tạo, đồ chơi...
Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục âm
nhạc. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh, tuyên truyền giúp phụ huynh
khuyến khích con tham gia vào các hoạt động âm nhạc như: Các buổi giao lưu
văn nghệ do Đoàn thanh niên tổ chức, nghe băng đĩa ở nhà, cùng bố mẹ, anh, chị
biểu diễn, tự mình biểu diễn theo đĩa. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết
về âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự tin khi biểu diễn.
- Mời phụ huynh tham dự các buổi sinh hoạt văn nghệ, biểu diễn trào
mừng các ngày lễ hội trong năm.
Được xem con mình mạnh dạn, hồn nhiên, hát hay, múa dẻo…. phụ
huynh rất phấn khởi nhiệt tình ủng hộ trong việc phối kết hợp với giáo viên
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
15
IV. KẾT QUẢ
Trong quá trình thực hiện các biện pháp trên thực tế trẻ trong các giờ hoạt
động có chủ đích của mơn giáo dục âm nhạc và các hoạt động hàng ngày trẻ đã
đạt được một số kết quả sau: trong các hoạt động giáo dục âm nhạc trẻ tỏ ra
thích thú, thoải mái, mạnh dạn, hồn nhiên vui tươi nhí nhảnh, tham gia hoạt
động một cách tích cực, sáng tạo, yêu thích hoạt động giáo dục âm nhạc:
Điều đó thể hiện qua bảng khảo sát cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Số
Số
Tỉ lệ
Tỉ lệ%
cháu
cháu
%
12/32 37,5% 27/32 84%
13/32 40%
28/32 87%
số trẻ
%
20
46.5%
19
47%
14/32
43%
30/32 93%
18
50%
4
động
Trẻ biết chơi trò
15/32
46%
29/32 90%
17
44%
5
chơi âm nhạc
Mạnh dạn, tự tin
13/32
40%
25/32 78%
19
38%
1
2
Kỹ năng ca hát
Trẻ thể hiện cảm
Đối chứng
Tăng
Tăng
xúc khi nghe nhạc,
3
nghe hát
Trẻ hứng thú tích
cực tham gia hoạt
khi biểu diễn
Như vậy, so với đầu năm trẻ có sự tiến bộ rõ rệt về mọi mặt.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
16
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc, âm nhạc tác
động vào con người ngay từ khi cịn nằm trong nơi, được nghe tiếng du à ơi của
mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ, trong sáng luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm
nhạc là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm
non, hoạt động giáo dục âm nhạc là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng
thú mạnh mẽ đẻ trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó cịn là phương tiện thiết thực cho
các hoạt động giáo dục khác.
Là một giáo viên mầm non rất tâm huyết với nghề tôi mong muốn truyền
đạt được nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển được hết khả năng vốn có.
Tơi đã ln chăn chở, tìm tịi và sáng tạo để tìm ra các biện pháp tạo hứng thú
giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó,
tơi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được.
Tôi nhận thấy giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài gì trong việc múa
hát mới thành công trong việc dạy trẻ hoạt động giáo dục âm nhạc mà phải thực
sự yêu nghề mến trẻ tận tình hết lịng vì tương lai trẻ thơ.
Khơng được thỏa mãn chính mình, ln có ý thức phấn đấu tốt.
Phải kiên trì, thực sự yêu trẻ như con em ruột của mình, ln tơn trọng trẻ
động viên khích lệ để trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc.... xử lý tình
huống sư phạm hợp lí, đúng hướng.
- Thường xun học hỏi nâng cao trình độ chun mơn, nắm vững
phương pháp, áp dụng cơng nghệ thơng tin, hình thức dạy trẻ linh hoạt sáng tạo
sử dụng các thủ thuật gây hứng thú khuyến khích cho trẻ hoạt động tích cực,
sáng tạo.
- Tìm hiểu kĩ năng tiếp thu âm nhạc của từng trẻ để có biện pháp rèn
luyện cho phù hợp.
- Sưu tầm nhiều bài hát hay ngồi chương trình có nội dung gần gũi với
trẻ, các trò chơi hấp dẫn với đề tài, chủ đề, chủ điểm.
- Tận dụng nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải làm nhiều đồ dùng âm
nhạc, đa dạng, phong phú, hấp dẫn lôi cuốn trẻ.
17
- Tạo góc mở cho trẻ hoạt động thường xuyên. Xây dựng thư viện âm
nhạc của lớp để có đầy đủ các thể loại cần thiết phục vụ cho hoạt động âm nhạc.
- Sử dụng hiệu lệnh âm nhạc trong các hoạt động hàng ngày nhằm tạo
hứng thú, thư giãn gây sự chú ý và nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc.
- Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày lễ hội giúp trẻ tự
tin mạnh dạn, hồn nhiên nhí nhảnh, sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện
các tác phẩm âm nhạc.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã sử dụng khi hướng dẫn trẻ hoạt động
giáo dục âm nhạc, những biện pháp đó mang lại kết quả tốt trong việc gây hứng
thú giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. Tuy nhiên, với yêu cầu đổi
mới, chắc chắn còn phải mở rộng, sáng tạo nhiều hơn để phù hợp, đảm bảo yêu
cầu và phương pháp giáo dục mới giúp trẻ tiếp thu, cảm thụ những tác phẩm âm
nhạc một cách nhẹ nhàng, thoải mái với phương châm: “Học mà chơi, chơi mà
học”.
Rất mong được sự đánh giá góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tân Lập, ngày 18 tháng 3 năm 2012
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.
Người thực hiện
Đỗ Thị Thu Hà
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐÒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
.................................................................................................................................
18
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày.......tháng.....năm 2012
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
(Ký, đóng dấu)
19