Tải bản đầy đủ (.doc) (229 trang)

Định hướng giá trị nghề nghiệp trong dự định chọn nghề của học sinh THPT Yên Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.29 KB, 229 trang )


Luận văn tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1 - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã
đặt nước ta đứng trước sự biến đổi mạnh mẽ và toàn diện về mọi mặt. Nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước đã thúc đẩy mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị,
văn hoá xã hội Việt Nam, đã đặt con người vào vị trí trung tâm, con người
trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển đất nước. Nguyên Tổng bí
thư Đỗ Mười trong lời khai mạc hội nghị Trung Ương khóa VII đã khẳng
định: " Cùng với mục tiêu tạo ra nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính,
để phát huy nguồn lực đó thì điều quan trọng nhất hiện nay là cần tăng
nguồn lực con người Việt Nam, tạo ra khả năng lao động mới cao hơn
nhiều so với trước đây ".
Trong bối cảnh của thời đại mới, thời đại của nền kinh tế kỹ thuật,
của nền kinh tế cạnh tranh hội nhập đã dẫn đến sự chuyển đổi thang giá trị
của xã hội và tất yếu dẫn đến sự đánh giá và lùa chọn khác nhau về nghề
nghiệp. Có nhiều nghề trước đây được xã hội coi trọng nhưng đứng trước
một bối cảnh mới của thời đại mới, thời đại của sự toàn cầu hoá đặc biệt về
kinh tế và công nghệ, thời đại của sự thay đổi có gia tốc trong mọi lĩnh vực,
ở khắp mọi nơi … tác động chưa từng có đến mọi mặt của con người thì
nhiều nghề đã mất đi và nhường chỗ cho nhiều ngành nghề mới.
Để thành công trong cuộc tranh đua gay gắt có tính quốc tế và thời
đại này thì sự phát huy yếu tố con người, sù phát triển nguồn nhân lực là
yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững trên mọi lĩnh vực.
Vò thị Ngọc
Lan


1

Luận văn tốt nghiệp
Cương lĩnh xây dựng đất nước của nhà nước Việt Nam đã khẳng định: "
Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất là tiềm lực con người Việt Nam ". Do đó,
sự phát triển người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Con người là
giá trị cao nhất của mọi giá trị, là thước đo của mọi giá trị. Đầu tư vào con
người là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy,
điều cốt lõi của sự thành công là tạo ra được nguồn nhân lực có đủ năng
lực, trí tuệ, thích nghi được với những thay đổi mới của thời đại. Muốn
vậy, thanh niên học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã phải
có một trình độ tri thức, một sự hiểu biết nhất định về nghề và giá trị của
nghề trong xã hội để từ đó sẽ dẫn tới việc lùa chọn cho mình một nghề phù
hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân .
Sau khi tốt nghiệp THPT thanh niên học sinh thường có mong muốn
được vào các trường Cao đẳng, Đại học để có một nghề nghiệp nhất định.
Song sự hiểu biết của các em về nghề nghiệp mà các em chọn cũng như
những yêu cầu của nghề đó, những khẳ năng của bản thân để đáp ứng với
yêu cầu đối với nghề nghiệp còn rất hạn chế. Nhiều em còn lúng túng chưa
định hướng được tương lai cho cuộc sống của bản thân, vì vậy khi chọn
nghề thường theo cảm tính không có sự cân nhắc, suy xét. Điều này có ảnh
hưởng rất lớn tới quá trình hoạt động nghề nghiệp của các em . Vì, nếu
mỗi cá nhân có một nhận thức và thái độ đúng đắn về nghề và giá trị của
nghề sẽ chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, phù hợp với khẳ năng,
năng lực, hứng thó và nguyện vọng, sẽ tạo ra một động lực thúc đẩy cá
nhân tích cực say mê tham gia vào các hoạt động xã hội từ đó cá nhân sẽ có
điều kiện để phát huy được khả năng sáng tạo của mình. Ngược lại, nếu cá
nhân nhận thức không đúng về nghề và giá trị của nghề sẽ dẫn tới việc
chọn nghề không phù hợp với nguyện vọng, năng lực, hứng thó … từ đó
cá nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc dẫn đến mệt mỏi, chán nản,

Vò thị Ngọc
Lan
2

Luận văn tốt nghiệp
làm hạn chế mọi hoạt động của cá nhân trong công tác xã hội do đó hiệu
quả công việc sẽ không cao.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành
nghiên cứu " Định hướng giá trị nghề nghiệp trong dự định chọn nghề của
học sinh THPT Yên Viên " với hy vọng đóng góp một phần rất nhỏ vào việc
nâng cao nhận thức nghề nghiệp cho học sinh THPT.
2 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .
Đề tài nghiên cứu tìm hiểu định hướng giá trị nghề nghiệp trong dự
định chọn nghề của học sinh THPT Yên Viên.
Đề xuất các biện pháp nhằm tác động tích cực tới nhận thức, thái độ
đối với định hướng giá trị nghề nghiệp để từ đó dẫn đến sù lùa chọn nghề
một cách phù hợp với năng lực và nguyện vọng của học sinh .
3 - ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU .
3.1. Đối tượng nghiên cứu :
Định hướng giá trị nghề nghiệp trong dự định chọn nghề của học sinh
THPT Yên Viên .
3.2. Khách thể nghiên cứu :
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên
300 học sinh trường THPT Yên Viên. Cụ thể :
100 học sinh thuộc líp 10A8,10A9, 10A10
100 học sinh thuộc líp 11A5,11A6, 11A7
100 học sinh thuộc líp 12A4, 12A5, 12A6
Trong đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và đối chứng
trên líp 12A4 và líp 12A5
Vò thị Ngọc

Lan
3

Luận văn tốt nghiệp
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 15 giáo viên chủ nhiệm trường
THPT Yên Viên và 50 phô huynh học sinh.
4 - GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .
Do sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường mà việc định
hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT Yên Viên hiện nay có nhiều
sự thay đổi so với trước. Việc chọn nghề của các em phần lớn chịu tác động
của dư luận xã hội, của gia đình, bạn bè và sự hấp dẫn của nghề trong xã
hội nên không tránh khỏi sự cảm tính. Nếu học sinh được cung cấp đầy đủ
những thông tin về thế giới nghề nghiệp thì các em sẽ có nhận thức và thái
độ đúng đắn về vấn đề định hướng giá trị nghề từ đó sẽ dẫn tới việc lùa
chọn nghề phù hợp với năng lực và khả năng của bản thân.
5 - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .
5.1. Làm rõ những vấn đề lý luận của đề tài: giá trị, định hứơng giá trị,
định hướng giá trị nghề nghiệp .
5.2. Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp trong dự định
chọn nghề của học sinh THPT Yên Viên từ đó xác định mối quan hệ
qua lại giữa định hướng giá trị nghề nghiệp với dự định chọn nghề của
học sinh THPT Yên Viên.
5.3. Đề xuất các biện pháp nhằm tác động tới nhận thức và thái độ đối
với định hướng giá trị nghề của học sinh THPT để từ đó dẫn đến sự lùa
chọn nghề một cách phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân.
6 - GIỚI HẠN PHẠM VI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .

Về thực trạng: Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng định hướng giá trị
nghề nghiệp trong dự định chọn nghề của học sinh THPT Yên Viên.
Vò thị Ngọc

Lan
4

Luận văn tốt nghiệp
Về giải pháp: Chỉ giới hạn trong các trường THPT Yên Viên - Gia
Lâm - Hà Nội.
7 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
7.1- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận .
7.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Hệ thống cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu .
7.1.2. Phương pháp chuyên gia
Nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn về những
vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2 - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
7.2.1 - Phương pháp điều tra viết :
Đây là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài với các phiếu
điều tra bao gồm một hệ thống các câu hỏi. Mục đích làm cho đối tượng
nghiên cứu bộc lé rõ những suy nghĩ, thái độ, hành động về hệ thống giá
trị, thang giá trị, thước đo giá trị của nghề và sự lùa chọn nghề của học sinh
THPT Yên Viên.
7.2.2 Phương pháp trò chuyện ( Phỏng vấn ) .
Đây là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra viết. Qua phương
pháp này chúng ta có những thông tin từ phía giáo viên cũng như học sinh
để làm rõ thêm những nhận xét trong đề tài.
7.2.3 - Phương pháp quan sát .
Mục đích nhằm nghiên cứu một số biểu hiện xúc cảm, thái độ của
học sinh khi trao đổi những kiến thức về nghề nghiệp nhằm bổ sung những
dữ liệu để cho việc nghiên cứu được chính xác hơn.
7.2.4 - Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm điều tra .

- Phương pháp thực nghiệm tác động.
Vò thị Ngọc
Lan
5

Luận văn tốt nghiệp
7.3. Phương pháp thống kê toán học .
Mục đích nhằm xử lý và kiểm tra số liệu đã thu thập .
8 - ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp thêm một số tri thức về giá trị và định
hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT Yên Viên trong dự định
chọn nghề và đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh THPT nâng cao
nhận thức về nghề và giá trị nghề từ đó có những định hướng đúng đắn
trong việc lùa chọn nghề nghiệp của bản thân .

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ Sở Lý LUậN CủA VấN ĐÒ NGHIÊN CứU
1.1. Lịch sử vấn đÒ nghiên cứu.
Vấn đề giá trị, định hướng giá trị và vấn đề dự định chọn nghề của
học sinh THPT đang là vấn đề mang tính thời sự cấp bách và được nhiều
tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Vò thị Ngọc
Lan
6

Luận văn tốt nghiệp
1.1.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
- Về vấn đề giá trị và định hướng giá trị :
Năm 1977 - 1978, trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên

Bungari, trong công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh
niên, đã đề cập nhiều đến vấn đề định hướng giá trị cho thanh niên, đặc biệt
là so sánh sự khác biệt giữa thang giá trị của thanh niên hiện nay với thế hệ
cha ông trước đó .
Năm 1983, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chỉ đạo phòng
nghiên cứu thanh niên, lấy mẫu chung thanh niên ở lứa tuổi 18-24 của 11
nước như : Nhật, Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Nam Tư,
Philipin, Hàn Quốc, Braxin… , còn viện khảo sát xã hội Châu Âu ( EVS )
điều tra thanh niên lứa tuổi từ 15 - 25 ở 10 nước Châu Âu: Pháp, Bỉ, Hà
Lan, Italia, Đức, Lucxambua, Đan Mạch, Ailen, Anh và Hy Lạp. Cả hai
cuộc điều tra đều đề cập đến vấn đề giá trị và định hướng gía trị của thanh
niên, nhằm chuẩn bị cho họ sẵn sàng bước vào cuộc sống .
Năm 1987, ở Hunggari, Szabo Ildibo và một nhóm nghiên cứu đã có
một công trình nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị của thanh niên
( ở độ tuổi từ 14 - 30 tuổi ) .
Ở Liên Xô ( cò ) trong những năm gần đây nhà xã hội học A-na-to-ni
Opni-an-ni-cop thuộc Uỷ ban quốc gia về giáo dục cũng đã nghiên cứu về
vấn đề này trên đối tượng thanh niên sinh viên .
Năm 1986- 1987, UNESCO đã đề nghị The club of Rome tiến hành
cuộc điểu tra quốc tế về giá trị đạo đức của con người chuẩn bị bước vào
thế kỉ XXI trong tình hình có những vấn đề biến đổi thường xuyên và
nhanh chóng về bạo lực đang ảnh hưởng đến xã hội vào những năm cuối
cùng của thế kỉ XX. Mục đích của cuộc nghiên cứu là hướng dẫn người
làm công tác giáo dục các vấn đề về giá trị đạo đức , đề nghị họ mở rộng
Vò thị Ngọc
Lan
7

Luận văn tốt nghiệp
điều tra hơn nữa và sử dụng những điều đó vào hệ thống giáo dục của các

nước, ở tất cả những nơi mà líp trẻ cần được giáo dục về giá trị đạo đức .
Trong những năm trở lại đây , các nước Châu Á và Đông Nam Á đã
có nhiều cuộc hội thảo , tập huấn về vấn đề nghiên cứu gía trị và giáo dục
giá trị , nhiều tài liệu về giáo dục giá trị của các nước được công bè . Đáng
chú ý là " Chương trình giáo dục cho người Philipin ", 1988 và tập tài liệu "
giá trị trong hành động " của trung tâm canh tân và công nghệ giáo dục
thuộc tổ chức bộ trưởng giáo dục Đông Nam Á, xuất bản 1992.Tài liệu này
đã trình bày quan điểm, mục tiêu, chương trình và cách đưa giáo dục giá trị
vào nhà trường và cộng đồng của các nước Indonesia, Philipin, Singapo,
Malaysia, Thái Lan .
- Về vấn đề dự định chọn nghề của thanh niên học sinh cũng được
nhiều tác giả quan tâm như:
Trong các công trình nghiên cứu của V.V.Vốtzinxkaia, V.S.Supkin ,
V.P.Gribanốp, X.N.Tritaiakôva, N.N.Đakharốp, A.A.Barbinôva,
A.A.Bungacốp, G.A.Ivanốp … cho thấy: Đại bộ phận học sinh cấp III
mong muốn sau khi tốt nghiệp THPT được tiếp tục học lên cao hơn, các em
không thích đi làm ngay, những nghề các em chọn cũng mang đậm mầu sắc
giới tính và lứa tuổi, tuỳ theo thời điểm khác nhau của sự phát triển xã hội.
Ví dụ: Các em nam thích các nghề kỹ thuật còn các em nữ thích các nghề
thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục, nghệ thuật, học sinh thành phố thích các nghề
thuộc lĩnh vực xã hội còn học sinh nông thôn thích các nghề thuộc lĩnh vực
sản xuất vật chất.
Vấn đề động cơ chọn nghề cũng được các tác giả bàn đến, đặc biệt là
V.A.Cruchetxki đã nêu lên những động cơ bên ngoài và động cơ bên trong
của việc lùa chọn nghề của học sinh. Còn A.V.Detrốpxky nêu lên sự hấp
dẫn của nghề nghiệp là do tính sáng tạo, ý nghĩa xã hội của nghề nghiệp ,
quy mô tiền lương … chi phối
Vò thị Ngọc
Lan
8


Luận văn tốt nghiệp
Thế kỷ IXX, trong các tài liệu văn học đã đề cập đến vấn đề hướng
nghiệp cho thanh niên. Ở Pháp năm 1849 đã xuất bản cuốn sách " Hướng
dẫn chọn nghề ". Đầu thế kỷ XX ở Đức, Mỹ, Anh đã có những tổ chức đầu
tiên là phòng tư vấn chỉ dẫn cho thanh niên tìm việc làm. Đến các phòng
này thanh niên học sinh được tư vấn về việc lùa chọn nghề nghiệp cho
tương lai của họ.
Ở các nước Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Phần Lan đã chú ý
nhiều đến các vấn đề như: Khuynh hướng nghề nghiệp của thanh niên trong
nhà trường; công tác tư vấn nghề nghiệp, trưng cầu ý kiến của phụ huynh
học sinh; các nhà giáo dục nói chuyện với học sinh cuối khoá để làm trung
gian trong việc xác định công việc cho học sinh tốt nghiệp …
1.1.2. Ở Việt Nam :
Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến
vấn đề giá trị, định hướng giá trị và vấn đề lùa chọn nghề nghiệp của học
sinh. Cụ thể:
- Vấn đề giá trị và định hướng giá trị :
Viện nghiên cứu Xã hội học Việt Nam còng có một số công trình
nghiên cứu trên các khía cạnh khác nhau về sự định hướng giá trị trong sự
chuyển đổi cơ cấu xã hội .
Các tác giả: Nguyễn Văn Thạc, Mạc Văn Trang, Nguyễn Quang Uẩn
trong đề tài khoa học cấp nhà nước KX-07-04 đã đề cập đến vấn đề giá trị,
giá trị nhân cách, giá trị nghề nghiệp và giáo dục giá trị của học sinh, sinh
viên, công nhân viên chức và một số các nhà doanh nghiệp .
Đào Hiền Phương: " Định hướng giá trị nghề nghiệp - mét việc làm
cần thiết " - Nghiên cứu giáo dục sè 2 - 1991.
Vò thị Ngọc
Lan
9


Luận văn tốt nghiệp
Lê Đức Phóc: " Giá trị và định hướng giá trị " - Nghiên cứu giáo dục
số 12- 1992.
Nguyễn Sinh Huy :" Định hướng giáo dục giá trị và nhân văn Quốc
Tế cho học sinh " - Nghiên cứu giáo dục số 12 - 1993.
Trần Trọng Thuỷ : " Giá trị định hướng giá trị và nhân cách " -
Nghiên cứu giáo dục số 7 - 1993.
Nguyễn Quang Uẩn : " Kết qủa khảo sát một số biểu hiện định
hướng giá trị của con người Việt Nam " - Hội thảo KX- 07
Trong đề tài khoa học cấp nhà nước KX- 07 - 10- 1993 ," giá trị -
định hướng giá trị sự biến đổi định hướng giá trị của con người Việt Nam
hiện nay " do Thái Duy Tuyên cùng một số tác giả đã bàn đến vấn đề giá
trị, định hướng giá trị và những thay đổi cơ bản trong hệ thống giá trị của
con người Việt Nam hiện nay.
Trong chương trình khoa học cấp nhà nước do G.S - T.S - Phạm
Minh Hạc làm chủ nhiệm nghiên cứu đề tài KX-07 " Con người Việt Nam ,
mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội " tổ chức tại Hà Nội
tháng 7/1994 đã đề cập đến vấn đề giá trị và định hướng giá trị của con
người Việt Nam hiện nay.
Thái Duy Tuyên : " Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt
Nam trong điều kiện kinh tế thị trường " - Chương trình khoa học công
nghệ cấp nhà nước KX- 07- 1994.
Gần đây có một số bài viết đăng trên tạp chí nghiên cứu giáo dục, tạp
chí tâm lý học có đề cập đến vấn đề giá trị và định hướng giá trị. Tạp chí
tâm lý học số 3 tháng 6 năm 1999 PGS- PTS Đỗ Long - Viện Tâm Lý Học
có bài viết : " Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ " trong đó
có đưa ra nhận xét về định hướng giá trị của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
Một số luận văn tốt nghiệp cao học tâm lý có nghiên cứu định hướng
gía trị của học sinh, sinh viên một số trường Đại học và Cao đẳng.

Vò thị Ngọc
Lan
10

Luận văn tốt nghiệp
Năm 1995 có luận văn khoa học tâm lý của Nguyễn Đăng Động:
"Bước đầu tìm hiểu một sè biểu hiện về định hướng giá trị nghề dạy học
của sinh viên sư phạm trong điều kiện kinh tế thị trường ".
Năm 1997 có luận văn cao học của Phạm Thị Mai : " Tìm hiểu thực
trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Cần
Thơ.
Năm 1998 luận văn cao học của Phạm Gia Cường : " Định hướng giá
trị nghề nghiệp và tính tích cực học nghề của sinh viên trường Cao đẳng sư
phạm Hà Tây".
Năm 1998 Phan Hà Lan với luận văn :" Định hướng giá trị nghề
nghiệp và tính tích cực học nghề của sinh viên trường Căo đẳng Nghệ
Thuật Hà Nội".
Năm 2002 có luận án tiến sĩ tâm lý học của Đỗ Ngọc Hà :" Định
hướng giá trị của thanh niên, sinh viên hiện nay".
- Vấn đề dự định nghề nghiệp.
Nguyễn Ánh Tuyết , trong tập nội san nghiên cứu giáo dục số 18
năm 1979 cũng đã nghiên cứu về nguyện vọng chọn nghề của học sinh líp
12 có nhận xét: Phần lớn học sinh chọn nghề là do xuất phát từ động cơ xã
hội, các em mong muốn được phục vụ cho xã hội .
Phạm Tất Dong và tập thể Ban hướng nghiệp Viện nghiên cứu giáo
dục: Lê Đức Phóc, Bùi Thị Phóc, Nguyễn Lê Hoà, Đoàn Quang Thiết … đã
nghiên cứu " Nguyện vọng chọn nghề của học sinh líp 12 " .
Những năm 1980 của thế kỷ XX Nguyễn Mạnh Trang, Nguyễn Văn
Phuông, Nguyễn Xuân Bình đã bàn tới vấn đề xu hướng nghề nghiệp và
động cơ chọn nghề của thanh niên học sinh và cho rằng học sinh líp 12 coi

trọng các nghề hàng hải, sư phạm, bác sĩ … các nghề như sản xuất nông
nghiệp, công nhân, vệ sinh đô thị … Ýt được thanh niên học sinh quan tâm
chú ý.
Vò thị Ngọc
Lan
11

Luận văn tốt nghiệp
PGS - TS Thái Duy Tuyên trong nghiên cứu giáo dục 1997 cũng đã
tìm hiểu " Những đặc điểm về định hướng gía trị của thanh niên Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới " cho rằng: Việc định hướng giá trị của thanh niên
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới có sự biến đổi về nhiều mặt , mạnh mẽ và
sâu sắc. Tác giả cho rằng hiện này thanh niên thích chọn những nghề có
điều kiện phát triển, có thu nhập cao, phù hợp với khẳ năng. Và khi chọn
nghề , đa số thanh niên Việt Nam đã có một cách nhìn khá toàn diện mặc
dầu coi trọng mặt kinh tế nhưng không xem thường các mặt đạo đức, văn
hoá, nhân văn, chú ý đến sự phát triển năng lực của bản thân trong tương
lai.
Năm 1995 có luận văn của Lê Nguyễn Thị Yến Thoa: " Bước đầu
tìm hiểu sự lùa chọn nghề nghiệp của học sinh PTTH Hà Nội ".
Luận văn của Trần Thị Hoa, Hoàng Thị Phê, Nguyễn Thị Minh…đã
bàn đến vấn đề lùa chọn nghề nghiệp và nguyện vọng chọn nghề của học
sinh THPT.
Như vậy, từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề
cập đến vấn đề giá trị, định hướng giá trị hay vấn đề lùa chọn nghề nghiệp
của thanh niên học sinh.Tuy nhiên những công trình nghiên cứu này mới
chỉ dừng lại ở góc độ định hướng giá trị nghề nghiệp hoặc việc lùa chọn
nghề của học sinh, sinh viên chứ chưa có sự kết hợp giữa vấn đề định
hướng giá trị nghề nghiệp của thanh niên học sinh với việc dự định chọn
nghề cho tương lai của bản thân các em. Do vậy, trên cơ sở tiếp thu những

thành tựu của những người đi trước đồng thời bằng lý luận và thực hiện
quá trình nghiên cứu trên khách thể mới và địa bàn nghiên cứu mới chúng
tôi đã mạnh dạn lùa chọn đề tài : "Định hướng giá trị nghề nghiệp trong
dự định chọn nghÒ của học sinh THPT Yên Viên" với hy vọng đề tài này
sẽ đóng góp một phần nhỏ bé làm cơ sở trong việc giáo dục giá trị nghề
nghiệp ở các trường THTP , giúp học sinh THPT có nhận thức và thái độ
Vò thị Ngọc
Lan
12

Luận văn tốt nghiệp
đúng đắn về giá trị của các nghề trong xã hội trên cơ sở đó dẫn tới việc lùa
chọn nghề một cách phù hợp với khả năng, năng lực, nguyện vọng của bản
thân các em .
1.2. Lý luận về giá trị.
1.2.1. Khái niệm giá trị :

Những hiểu biết ban đầu về giá trị và giá trị học ( hay còn gọi là lý
luận về giá trị ) có từ thời xa xưa, gắn liền với triết học. Cuối thế kỷ XIX,
giá trị học mới được tách ra thành một khoa học độc lập và thuật ngữ giá trị
được dùng như một khái niệm khoa học .
Thuật ngữ "giá trị " hay " hiện tượng giá trị " đã được nghiên cứu từ
nhiều góc độ khác nhau và đến nay vẫn là vấn đề đang được nhiều ngành
khoa học quan tâm. Theo các quan điểm và phương pháp tiếp cận khác
nhau có các khái niệm khác nhau về giá trị .
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy tâm khách quan, giá trị là tồn tại
của những bản chất siêu nghiệm, những chuẩn mực, lý tưởng ở bên ngoài
sự vật, không phụ thuộc vào nhu cầu và ham muốn của con người .
Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng, giá trị là hiện tượng của ý
thức, là biểu tượng của một trạng thái tâm lý hay thái độ chủ quan của con

người đối với khách thể mà người đó đang đánh giá .
Học thuyết tự nhiên chủ nghĩa coi giá trị là sự biểu hiện những nhu
cầu tự nhiên của con người hay những quy luật tự nhiên nói chung .
Khác với các quan điểm trên, xuất phát từ thực tiễn, từ quan điểm lao
động, chủ nghĩa Mác-Lênin đặc biệt nhấn mạnh bản chất xã hội - thực tiễn,
tính lịch sử và tính nhận thức được của giá trị, của các lý tưởng, các chuẩn
mực của đời sống con người. Chủ nghĩa Mác-Lênin còn coi giá trị không
phải là chính cũng không phải là ý niệm về vật chất hay chuẩn mực chủ
Vò thị Ngọc
Lan
13

Luận văn tốt nghiệp
quan về sự vật lý tưởng , mà là ý nghĩa hiện thực của sự vật đối với con
người và mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của quần
chúng. Giá trị xuất hiện khi sự vật tham gia vào các quan hệ thực tiễn của
con người, trở thành bộ phận trong cấu trúc hoạt động về giao lưu, biểu
hiện cường độ của nó trong việc gây ra ở chủ thể hoạt động với những thái
độ nhất định .
Trong kinh tế học, phạm trù giá trị gắn liến với giá trị hàng hoá, giá cả
và sản xuất hàng hoá và phía sau nó là sức lao động, giá trị lao động của
người làm ra hàng hoá. C. Mác viết: " Lao động có một sức sản xuất đặc
biệt, hoạt động là một lao động được nhân lên cấp số nhân, hay là trong
một khoảng thời gian như nhau, nó tạo ra một giá trị cao hơn so với một lao
động giá trị trung bình cùng loại ". Theo quan điểm kinh tế, giá trị kinh tế
là sức mạnh của vật này khống chế những vật khác khi trao đổi. Để bộc lé
giá trị, vật phẩm phải có lợi Ých, tức là có khả năng thoả mãn nhu cầu,
lòng ham muốn của con người. Do đó, trong phân tích kinh tế, thì " giá trị "
là vị trí tương đối của hàng hoá trong trật tự ưu tiên, vị trí của nó càng cao
thì giá trị của nó càng lớn .

Quan điểm đạo đức học, quy các giá trị về lĩnh vực đạo đức. Theo
I.X.Côn giá trị là một trong những biểu hiện của quan hệ xã hội, được hiểu
như :
1- " Ý nghĩa phẩm giá đạo đức của cá nhân, tập đoàn, những ứng
xử của con người hay những đặc điểm đạo đức của các quy
chế.
2- Những quan niệm đánh giá có liên quan đến ý thức xã hội,
những lý tưởng, nguyên tắc, chuẩn mực ". [27,92]
Quan điểm tâm lý học: Các nhà tâm lý học nhấn mạnh đến các yếu tố
sau:
Vò thị Ngọc
Lan
14

Luận văn tốt nghiệp
1- " Ý nghĩa xã hội - lịch sử của những hiện tượng xác định trong
thực tại đối với xã hội.
2- Ý nghĩa nhân cách của những hiện tượng đó đối với các cá
nhân.
3- Các quan hệ giá trị có nguồn gốc ở tính chất xã hội của hoạt
động người .
4- Tiêu chuẩn của giá trị luôn có tính lịch sử cụ thể ". [27,92]
Trong cuốn " Freedon to learn " của Carl Rogers ( Mỹ ), gía trị được
hiểu theo nhiều cách : Theo ông, " Giá trị là xu hướng của bất cứ người nào
tỏ ra thích một loại đối tượng nào đó hơn đối tượng khác bằng hành động
cụ thể của mình ". Hành vi ưa thích này được Charles Korris ( 1956 ) gọi là
" những giá trị thực " hay " giá trị hoạt động " ( Operative values ). Giá trị
này không bao hàm tư duy nhận thức hoặc tư duy khái niệm ( Cognitive or
conceptual thinking ). Thực ra nó chỉ là sự lùa chọn gía trị ( Values choice )
được bộc lé qua hành vi ( Behaviour ) khi sinh vật lùa chọn một đối tượng

hoặc khước từ một đối tượng nào đó .[27,1.8]
Trong cuốn " Values clarification " của một tác giả người Mỹ, người
ta chia giá trị thành hai loại :
a) Giá trị vật chất là những sù vật hiện tượng thoả mãn vật
chất của con người
b) Giá trị tinh thần là những sự vật hiện tượng vật chất
hoặc hiện tượng tinh thần thoả mãn những nhu cầu tinh
thần của con người .
Giá trị vật chất lại được phân ra giá trị kinh tế và giá trị sử dụng, trong
đó giá trị kinh tế là cái có Ých và bán ra được trên thị trường .
Giá trị tinh thần lại được phân ra thành :
- Giá trị khoa học hoặc còn gọi là giá trị nhân thức ( tức là chân lý )
- Giá trị chính trị ( cái chính nghĩa, cái cách mạng )
Vò thị Ngọc
Lan
15

Luận văn tốt nghiệp
- Giá trị pháp luật, pháp lý ( cái hợp pháp )
- Giá trị đạo đức ( cái thiện, cái tốt )
- Giá trị thẩm mỹ ( cái đẹp )
- Giá trị tôn giáo ( sù linh thiêng, thánh thiện ).
Theo quan niệm của Hluckhohn trong Cultural Foundation of
Education Theodore Prameld, USA - Đỗ Thị Bình dịch thì :" Giá trị là một
quan niệm tiềm Èn hay rõ rệt mang tính riêng biệt của một cá nhân hay đặc
trưng cho nhóm về những điều mong muốn có ảnh hưởng đến việc lùa
chọn các phương thức, phương tiện sẵn có và mục tiêu của hành động ".
Còng trong Cultural Foundation of Education Theodore Prameld, USA
- Đỗ Thị Bình dịch theo Gillin thì " Giá trị là giá của một vật khi so sánh
với vật khác ".

" Giá trị " theo từ điển bách khoa Xô Viết ( 1979 ), được định nghĩa là
tính ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của các khách thể chung quanh đối với
con người, giai cấp, nhóm, xã hội nói chung; tính ý nghĩa Êy không phải
được xác định bởi chính các thuộc tính của khách thể, mà được xác định
bởi sự thâm nhập của các khách thể vào phạm vi cuộc sống con người,
hứng thó và nhu cầu, các quan hệ xã hội; tiêu chí và phương thức đánh giá
tính ý nghĩa đó được biểu đạt trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức,
lý tưởng, tâm thế, mục đích .
Có giá trị vật chất, giá trị xã hội - chính trị, giá trị tinh thần; có giá trị
tốt ( tích cực ) và gía trị xấu ( tiêu cực ). Trong xã hội có giai cấp đối kháng
có các cách hiểu khác nhau về giá trị chân thiện mỹ vv…đồng thời có các
gía trị chung của loài người ( các chuẩn mực đạo đức nhất định, di sản văn
hoá)
Trong tiếng anh có hai thuật ngữ tương đương với thuật ngữ " giá trị ":
Value và worth. Trong từ điển Webster ( 1961) định nghĩa giá trị là: "
Vò thị Ngọc
Lan
16

Luận văn tốt nghiệp
phẩm chất hay sự kiện đã trở thành xuất sắc, có Ých hay đáng mong muốn
"
Tsunêsaburô Makiguchi hết sức quan tâm đến giáo dục giá trị. Trong
cuốn :" Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo " viết vào khoảng thời kỳ 1910 -
1930 ông có đưa ra định nghĩa : " Giá trị là sự thể hiện có tính định hướng
mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá và đối tượng của việc đánh giá ".
[12,132]
Giá trị, theo Giem Pipơn và Garich Belây là các ý tưởng về các loại
mục đích hay các loại lối sống của một cá thể, hay được chia sẻ trong một
nhóm hay toàn xã hội, được cá thể, nhóm hoặc xã hội mong muốn hoặc coi

là có ý nghĩa. Đó là những chất lượng cơ bản để đảm bảo con đường sống
các chuẩn tối thượng chỉ đạo mọi hoàn cảnh thực tiễn. Như vậy, giá trị ở
đây được coi là các giá trị bảo đảm cuộc sống, nói chung là các giá trị tích
cực bảo đảm mét " cuộc sống tốt đẹp ".
N.Resher cũng thiên về hiểu giá trị là sự đánh giá của con người đối
với sự kiện, đối tượng, mối quan hệ, một phẩm chất nào đấy mà ông gọi là
" duy lý hoá ".Ông viết:" Những chỉ báo trước tiên của sự theo đuổi giá trị
là những chỉ báo phản ánh sự duy lý hoá (bảo vệ, bảo đảm, biện hộ, phê
phán) những khía cạnh của mét " lối sống ", mét tư tưởng", " Toàn bộ cấu
trúc giá trị xét cho cùng vẫn dùa trên cái đem lợi Ých cho con người ".
[ 21,4-92]. Nói cách khác, giá trị là sự duy lý hoá - đánh giá hành động của
mình và của người khác theo lập trường của lợi Ých của chủ thể mang giá
trị, tức là theo sù mong muốn, đòi hỏi, hứng thó, nhu cầu, khát vọng, quan
tâm .
RápBác Tông Pery đã định nghĩa giá trị như sau: " Một sự vật - mọi
vật - có giá trị hay có thể được đề cao, theo nghĩa độc đáo hay nghĩa chung,
khi nó là đối tượng của một mối quan tâm - mọi mối quan tâm"[21,52] bao
Vò thị Ngọc
Lan
17

Luận văn tốt nghiệp
hàm ý nói về sự trùng hợp giữa mối quan tâm của một người với nhiều mối
quan tâm của nhiều người - nhãn, cộng đồng, dân tộc…
Ở Việt Nam, theo Giáo sư Phạm Mịnh Hạc thì: " Giá trị là tính có ý
nghĩa tích cực, tốt đẹp, đáng quý, có Ých của đối tượng đối với chủ thể ".
[10,2]
Giá trị theo Giáo sư Nguyễn Lân có ba nghĩa :
1) Phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hoá biểu hiện số lao động
trừu tượng của xã hội đã hao phí vào việc sản xuất ra hàng

hoá;
2) Phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hoặc
của con người;
3) Phẩm chất tốt đẹp, tác dụng lớn lao ". [12,130]
Trong từ điểm Tiếng Việt, giá trị được định nghĩa là :
1) " Cái gì làm cho một vật có Ých lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một
mặt nào đó;
2) Tác dụng, hiệu lực;
3) Lao động xã hội… kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ;
4) Số đo của một đại lượng " [31]
Tập thể Giáo sư Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mặc Văn Trang
cho rằng :
- " Bất cứ sự vật nào đó cũng có thể xem là có giá trị, dù nó là vật thể
hay là tư tưởng, miễn là nó được người ta thừa nhận, người ta cần đến nó
như một nhu cầu, hoặc cấp cho nó một vị trí quan trọng trong đời sống
của họ
- Cần phân biệt cái gọi là bản chất và quy luật của bản thân sự vật
hiện tượng với cái gọi là giá trị của sự vật hiện tượng tồn tại, không tồn tại
vào xu hướng nói chung và nhu cầu nói riêng của con người . Còn giá trị
chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ với nhu cầu của con người. Tuỳ theo
Vò thị Ngọc
Lan
18

Luận văn tốt nghiệp
việc con người có hay không có nhu cầu nào đó mà một sự vật hay hiện
tượng đối với con người là có hay không có gía trị .
- Giá trị luôn mang tính khách quan - nghĩa là sự vật xuất hiện, tồn tại
hay mất đi của giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người là
chủ thể trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng mà nó phụ thuộc vào sự

xuất hiện, tồn tại hay mất đi một nhu cầu nào đó của con người, không phải
do ý thức mà do yêu cầu của hoạt động, của thực tiễn trong đó con người
sống và hoạt động .
- Trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, yếu tố tình cảm
và yếu tố hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật hiện tượng
mang giá trị, thể hiện sự lùa chọn và đánh giá của chủ thể " . [33,55-56]
Như vậy, các tác giả có xu hướng coi giá trị là cái có ý nghĩa đối với
xã hội, tập thể và cá nhân, phản ánh mối quan hệ chủ thể - khách thể được
đánh giá xuất phát từ những điều kiện lịch sử, xã hội thực tế và phụ thuộc
vào trình độ phát triển nhân cách. Khi đã được nhận thực, đánh giá, lùa
chọn, giá trị trở nên một trong những động lực thúc đẩy con người theo mét
xu hướng nhất định.
Xuất phát từ những khái niệm trên về giá trị, chúng ta có thể hiểu về
gía trị như sau;
- Giá trị là sản phẩm vật chất và tinh thần của con người, nhóm người,
cộng đồng dân téc và loài người làm ra và giá trị là cái được xã hội
thừa nhận. Nó có vị trí quan trọng trong đời sống và con người ( chủ
thể ) cần đến nó như một nhu cầu thực thô .
- Giá trị là phẩm giá, phẩm chất của con người, nhóm người, cộng
đồng dân téc và loài người .
- Giá trị là biểu hiện mối quan hệ của con người dưới góc độ lợi Ých,
đánh giá với tồn tại xã hội xung quanh.
Vò thị Ngọc
Lan
19

Luận văn tốt nghiệp
Như vậy, giá trị là động cơ của hoạt động, cũng là mục đích của hoạt
động, động lực phát triển con người sáng tạo ra các giá trị cho cuộc đời và
hưởng thụ các giá trị của cuộc đời. Bằng cách đó con người tồn tại trong xã

hội và đóng góp vào sự phát triển xã hội ngày càng phong phú, tiến bé .
1.2.2.Quá trình hình thành giá trị.
Quan hệ giá trị là một bộ phận trong mối quan hệ nhiều mặt của con
người với thế giới, với xã hội, với con người. Giá trị là động cơ thúc đẩy
con người hoạt động. Do đó, khi nói tới giá trị là nói tới nhu cầu. Và khi
nói tới nhu cầu phải nói đến đối tượng, nội dung đối tượng cũng như
phương thức thoả mãn nhu cầu. Đối tượng trong quan hệ giá trị không chỉ
là nhu cầu được thực hiện mà là một đối tượng bên ngoài đối với con người
mà đối tượng đó cần được con người nhận thức về nó mới là đối tượng có
giá trị. Mối quan hệ giá trị được tái sản sinh ra trong quá trình phát triển
nền văn hoá xã hội và của cá nhân riêng lẻ. Như vậy giá trị được hình thành
và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của lịch sử và mang tính
lịch sử. Điều đó có nghĩa là mỗi thời đại, mỗi chế độ xã hội, mỗi dân téc,
mỗi tôn giáo, mỗi giai cấp và mỗi cá nhân đều có những giá trị riêng và
những giá trị đó nằm trong mét thang giá trị nhất định và thang giá trị đó
thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử, theo chế độ xã hội, theo dân téc và theo
mỗi cá nhân. Chính thông qua quá trình xã hội hoá mà con người lĩnh hội
các giá trị từ nền văn hoá xã hội - lịch sử cùng với các kiến thức, thái độ và
những tình cảm đã được xã hội hoá.Các tổ chức xã hội có vai trò quyết
định trong việc giữ gìn, phổ biến các giá trị là gia đình, hệ thống giáo dục
và tất cả các tổ chức hoạt động dưới danh nghĩa một hệ thống giá trị xác
định, truyền đạt các mong đợi từ phía xã hội tới các cá nhân. Việc cá nhân
Vò thị Ngọc
Lan
20

Luận văn tốt nghiệp
lĩnh hội các giá trị phụ thuộc vào sức mạnh chuẩn mực của giá trị và sự hoà
hợp giữa các tổ chức xã hội truyền đạt giá trị.
Theo tài liệu chương trình giáo dục cho người Philippin ( 1988 ), quá

trình tạo nên giá trị có thể coi như qua ba giai đoạn :
1- Nhận thức.
2- Cảm xóc .
3- Hành vi .
1.2.3.Phân loại giá trị :
Giá trị là sự khẳng định hay phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc
thế giới xung quanh, đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội
nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự
thân, mà là bởi tính chất cuốn hót (lôi cuốn) của các thuộc tính Êy vào
phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi các hứng thó và nhu cầu,
các mối quan hệ xã hội; các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa
nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mức đạo đức, trong
lý tưởng, tâm thế và mục đích. Tuỳ theo mục đích tiếp cận giá trị mà các
tác giả đưa ra các cách phân loại khác nhau về giá trị :
Theo vấn đề cơ bản của triết học gồm có: Các giá trị vật chất và các
giá trị tinh thần; Theo nguyên tắc tư tưởng có các giá trị bình thường thực
dụng và các giá trị cấp cao: Giá trị vô sản (cộng sản) và giá trị tư sản; giá
trị tự thân (không nhận thức được) và giá trị hiện thực; giá trị cá nhân (tự
trị, khép kín) và giá trị xã hội; giá trị toàn cầu và giá trị dân téc, giá trị đạo
đức và giá trị thực dụng …
Theo các lĩnh vực hoạt động thực tiễn, các giá trị được phân chia trên
cơ sở quan hệ giá trị của con người trong các lĩnh vực khác nhau. Người ta
Vò thị Ngọc
Lan
21

Luận văn tốt nghiệp
thường phân biệt: giá trị kinh tế, giá trị đạo đức, giá trị văn hoá, giá trị thẩm
mỹ …
Theo sự tiến hoá của con người, các tác giả đã nêu lên những giá trị

phân biệt con người với động vật, chẳng hạn: trong tác phẩm " Sù tận cùng
của triết học" Marklilla ( Hoa Kỳ ) đã nêu lên các giá trị sau : Lí trí, tình
cảm, vinh dự, phẩm giá, đạo đức . [33,57]
Thông thường, cách phân loại khá phổ biến là chia giá trị thành hai
loại :
+ Giá trị vật chất: Thường là giá trị sử dụng và giá trị kinh tế
+ Giá trị tinh thần: Thường là giá trị khoa học (giá trị nhận thức, cái
chân lí), giá trị chính trị (cái chính nghĩa, cái cách mạng … ), gía trị đạo
đức (cái thiện, cái ác), giá trị pháp luật (cái hợp pháp … ), giá trị tôn giáo
(sự linh thiêng, sự thánh thiện …)
Cách phân chia này căn cứ vào sự thoả mãn nhu cầu vật chất hay tinh
thần của con người.
Theo J.H.Fichter ( nhà xã hội học Hoa Kỳ ), mỗi hiện tượng xã hội có
thể được dùng làm khởi điểm cho sự phân loại các giá trị. Ông dùng ba căn
cứ để phân loại giá trị là: Nhân cách, xã hội và văn hóa.
Theo M.Popon và J.R.William [33,58], các giá trị chi phối hệ thống
hành vi lớn của con người: Hành vi cơ thể, hành vi nhân cách, hành vi văn
hoá và các hành vi xã hội. Từ đó có các giá trị chủ yếu sau :
- Các giá trị tồn tại sinh học
- Các giá trị tính cách
Vò thị Ngọc
Lan
22

Luận văn tốt nghiệp
- Các giá trị văn hoá
- Các giá trị xã hội
Theo cách phân loại của Herbert Mahr giá trị được phân thành:[19]
- Các giá trị của sức sống ( đời sống và sức khẻo )
- Các giá trị khoái cảm ( ham muốn )

- Các giá trị về sự có Ých ( tiêu dùng )
- Các giá trị đạo đức ( cái thiện )
- Các giá trị khoa học ( chân lý )
- Các giá trị thẩm mỹ ( cái đẹp )
- Các giá trị xã hội - chính trị ( tù do, bình đẳng, bác ái, công bằng ).
Theo cách phân loại của Rokeach và được Grichtinj thích nghi hoá cho
phù hợp với xã hội Đài Loan thì có hai loại giá trị: giá trị mục đích và giá
trị công cô.
Các gía trị mục đích Các giá trị cộng cô
- Thế giới hoà bình - Trách nhiệm
- An ninh Quốc Gia - Trong sạch
- Tù do - Danh dù
- Bình đẳng - Lòng tin
- Cuộc sống đầy ý nghĩa - Thanh lịch
Vò thị Ngọc
Lan
23

Luận văn tốt nghiệp
- Tình bạn chân thành - Tư tưởng khoáng đạt
- Thông minh sáng suốt - Hợp tác
- Tôn trọng người khác - Dòng cảm
- Được người khác tôn trọng - Khoan dung
- Cuộc sống sung tóc - Kỷ luật tự giác
- Sù cứu vít linh hồn - Tế nhị
- Trưởng thành - Hiểu biết rộng
Theo cách tiếp cận quan hệ giao tiếp ứng xử, tại hội thảo khu vực 12-
27/6/1991 của 13 nước Châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Tôkiô
(Nhật Bản ) do APEID tổ chức, người ta phân loại các giá trị nhân văn, đạo
đức, văn hoá theo nguyên tắc kiểu quan hệ của trẻ trong xã hội. Do đó hệ

thống giá trị gồn có :
1) Các giá trị ứng xử đối với bản thân và đối với người khác ( giữ
gìn sức khoẻ của mình và của người khác; biết tiếp nhận những
cái tốt của người khác; tự trọng, tự chủ, tự kiểm tra; tôn trọng ý
kiến người khác; hợp tác; thẳng thắn, cởi mở; biết hoà giải );
2) Các giá trị ứng xử đối với gia đình và bạn bè ( kính trọng cha mẹ;
yêu gia đình; tình cảm anh chị em; tình bạn như tình anh em,
nghĩa vô gia đình)
3) Các giá trị ứng xử đối với hàng xóm, xã hội và Quốc Gia (thiện
cảm với hàng xóm, quan hệ sâu sắc với người khác; trách nhiệm;
biết tôn trọng lợi Ých tập thể; quan tâm đến sự phát triển, anh
ninh và hạnh phóc của Quốc Gia; tôn trọng luật pháp)
Vò thị Ngọc
Lan
24

Luận văn tốt nghiệp
4) Các giá trị ứng xử với xã hội loài người toàn thế giới (hiểu biết
quan hệ phụ thuộc và tăng cường hợp tác quốc tế; biết đánh giá
các nền văn hoá, tôn trọng các dân téc khác, hiểu biết các vấn đề
toàn cầu; sự tăng dân số, ô nhiễm môi trường, trách nhiệm gìn giữ
hoà bình thế giới .
5) Các giá trị ứng xử đối với tương lai và sức sống của trái đất
( hiểu biết mối quan hệ con người - tù nhiên; trách nhiệm bảo vệ
môi trường sống hiện nay và tương lai; trách nhiệm sử dụng các
nguồn sống một cách khôn ngoan; biết ứng xử đối với các sinh vật
khác ) (Tài liệu hội thảo quốc gia : Giáo dục giá trị nhân văn và
giáo dục quốc tế cho học sinh tiểu học Việt Nam, UNESCO khu
vực, Viện KHGDVN , Hà nội 18 - 19/9/1992 - trang 7 - 8 )
Chóng ta thấy, ngay trong nội dung các giá trị nhân văn, đạo đức, các

nước thuộc khu vực cũng nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế của giá trị cơ
bản ( lợi Ých tập thể, lợi Ých Quốc Gia, khai thác tự nhiên, bảo vệ môi
trường sinh thái, dân số … )
Căn cứ trên các dạng hoạt động cơ bản của con người có :
+ Các giá trị xã hội
+ Các giá trị kinh tế
+ Các giá trị văn hoá
+ Các giá trị đạo đức
+ Các giá trị chính trị
+ Các giá trị lao động nghề nghiệp
Vò thị Ngọc
Lan
25

×