Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tìm hiểu về sự truyền bá đạo Ixlam trên thế giới và ở Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.76 KB, 26 trang )

Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
1. Vài nét tìm hiểu về sự truyền bá đạo Ixlam trên thế giới và ở Đông
Nam Á
Đạo Ixlam – ra đời từ thế kỷ VII sau công nguyên trên bán đảo Arập –
không những là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới mà còn là một tổ chức
chính trị - xã hội. Do vậy, cùng với việc chi phối đời sống của các tín đồ, nú
cũn chi phối cả đường lối chính trị của các quốc gia theo Ixlam giáo.
Đạo Ixlam khi mới ra đời chỉ là một tôn giáo địa phương như hàng
trăm, hàng nghìn các tôn giáo ở các địa phương khác. Nhưng nú đó nhanh
chóng bành trướng trở thành một tôn giáo thế giới : từ Tây Á sang châu Âu,
châu Phi rồi sang Đông Nam Á theo các thương nhân người Ấn Độ và người
Mã Lai… Vì vậy, đạo Ixlam có một sức mạnh kỳ diệu trong quá trình hình
thành đế quốc Arập và sự bành trướng ra bên ngoài. Sau khi đế quốc Arập
tan rã, các quốc gia theo Ixlam giáo vẫn tồn tại và sau đó phát triển thành
những đế quốc hùng mạnh như đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Cận Đông, đế
quốc Mụgụn ở Ấn Độ…
1.1 Sự ra đời của đạo Ixlam
Đạo Ixlam – tiếng Arập có nghĩa là sự phục tùng, sự tuân lệnh – được
hình thành trên bán đảo Arập vào đầu thế kỷ VII. Arập là bán đảo lớn nhất ở
khu vực Tây Á, nằm giữa Địa Trung Hải, Hồng Hải, Ấn Độ Dương; trên con
đường thông thương nối kiền giữa cỏc chõu: chõu Âu – châu Á – châu Phi cả
về đường thủy lẫn đường bộ. Trên bán đảo Arập bao gồm phần lớn là những
miền đất hoang dã, khô cằn và những cao nguyên đang biến dần thành sa mạc,
khớ hậu khụ núng, khắc nghiệt. Chỉ cú vựng Yờmen ở phía tây nam bán đảo –
vùng được mệnh danh là “xứ Arập hạnh phỳc” là có nguồn nước phong phú,
có nhiều đất đai để canh tác nông nghiệp và trồng các loại cây nhiệt đới như:
chà là, cà phờ… Mặt khác, Yờmen lại nằm trên con đường buôn bán từ Xiri,
Palextin đến Ai Cập và ấtiụpia nờn Yờmen đóng vai trò quan trọng trong việc
trao đổi buôn bán giữa cỏc vựng này. Chính vì vậy, so với các vựng khỏc trờn
bán đảo Arập, Yờmen là nơi sớm bước vào xã hội văn minh nhất.


Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
Ngoài Yờmen, dọc ven bờ Hồng Hải ở phía tây bán đảo là vùng
Hegiadơ (Hejaz), nằm trên con đường buôn bán Đông – Tây, giữa khu vực
Địa Trung Hải với Ấn Độ và Trung Quốc. Sự giao lưu đó là điều kiện thuận
lợi cho nền kinh tế hàng hóa phát triển. Tại đây hình thành một số thành phố
với tư cách là những trung tâm kinh tế, văn hóa, trong đó quan trọng nhất là
Mộcca và Yatơrộp.
Điều kiện tự nhiên đó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế trên bán
đảo mà còn ảnh hưởng lớn đến tính cách của cư dân nơi đây. Đó là những
con người vừa bé nhỏ, vừa dẻo dai; thích tự do, phóng khoáng nhưng cũng
thật ngang tàng. Họ vừa lãnh đạm, vừa đam mê; vừa cao thượng, vừa hung
dữ; sẵn sang giúp đỡ người khác nhưng cũng lại sẵn sàng cướp bóc, giết
người. Những nét đặc thù và trái ngược trong tính cách đó thể hiện và phản
ánh rõ nét vào trong đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán của họ.
Vào thế kỷ VII sau công nguyên, cư dân trên bán đảo Arập vẫn đang
trong “giai đoạn mạt kì của chế độ công xã nguyên thủy” [4, 74], cụ thể:
- Về mặt kinh tế: vẫn trong tình trạng thấp kém, chậm phát triển, phần
đông dân cư sống bằng nghề chăn nuôi du mục, nông nghiệp chỉ phát triển
được ở một số vùng thuộc phía Tây Nam của bán đảo (như xứ Yờmen,
Hờgiadơ); “kinh tế hàng hóa tuy có phát triển, song chủ yếu vẫn chỉ là nguồn
lợi có được từ việc thu thuế các thương nhân quá cảnh qua bán đảo A rập trên
con đường buôn bán Đông – Tây” [5, 55-56].
- Về mặt xã hội: do sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh
tế hàng hóa, “cơ cấu xã hội của người Arập dần dần tan rã”[4, 74]. Sự bất
bình đẳng về sở hữu tài sản đã dẫn đến sự phân hóa trong nội bộ dân cư.
Quan hệ bình đẳng giữa các thành viên công xã thị tộc trước đây được thay
thế bằng quan hệ chủ nô và nô lệ. Mặc dù đó cú những thay đổi khá lớn trong
quan hệ xã hội, song xã hội Arập trước khi Ixlam giáo ra đời vẫn còn tồn tại
nhiều tập tục cổ hủ, hết sức dã man, như: chế độ đa thê, tục chọc mù mắt một

số con vật để trỏnh vớa dữ, tục cột lạc đà chôn bên cạnh người chết…
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
- Về mặt tín ngưỡng: “Trước khi Ixlam giáo ra đời, cư dân Arập theo
tín ngưỡng đa thần; họ thờ hòn đá trên sa mạc, cây cối trong các ốc đảo hoặc
các động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên. Tương truyền, tại ngôi đền
Caaba ở trung tâm Mecca có rất nhiều tượng thần của các bộ lạc, trong đó có
một phiến đá đen dài khoảng 20cm được coi là biểu tượng sùng bái chung
của các bộ lạc”[4, 74-75].
Đầu thế kỷ VII, con dường buôn bán Đông – Tây chuyển sang vùng
vịnh Ba Tư, thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Ba Tư. Việc mất quyền kiểm
soát này đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của cư dân trên bán đảo Arập.
Các thành phố lớn như Mecca, Yatơrộp… trở nên tiêu điều. Bọn quý tộc chủ
nô mất đi một nguồn lợi lớn nên bắt đầu chuyển sang cho vay nặng lãi và bóc
lột lao động nô lệ, dân nghèo thậm tệ hơn. Mâu thuẫn trong nội bộ các thị
tộc, bộ lạc ngày càng gay gắt. Trong khi đó, bán đảo Arập đứng trước nguy
cơ xâm lược của đế quốc Bidantium từ phía tây và đế quốc Ba Tư từ phía
đông. Tình hình đó đòi hỏi phải có một chính quyền tập trung vững mạnh, có
khả năng thống nhất các bộ lạc, duy trì nền thống trị, để khôi phục con đường
buôn bán Đông – Tây, đẩy lùi nguy cơ bị xâm lấn và có thể mở rộng cuộc
chiến tranh chinh phục các nước láng giềng. Song tín ngưỡng đa thần của các
bộ lạc không những không đáp ứng được mà còn gây trở ngại cho khuynh
hướng trên.
Trong điều kiện lịch sử đó, đạo Ixlam – một tôn giáo chủ trương thờ
độc thần, chủ trương liên kết mọi người, không phân biệt bộ lạc, coi mọi
người Arập là anh em – đã ra đời và đóng vai trò hạt nhân trong việc thống
nhất Arập.
Sự ra đời của đạo Ixlam gắn liền với tên tuổi, cuộc đời của Mohammed
(570 – 632). Ông sinh ra trong một gia đình thuộc bộ lạc có thế lực ở Mecca,
mồ côi cha mẹ từ khi chưa đầy 6 tuổi, sau được ông nội nuôi. Khi ông nội mất,

Mohammed đến ở với người chú, đi chăn gia súc, dẫn đường cho thương nhân
qua sa mạc và sau đó đi làm thuê cho một bà thương gia góa chồng tên là
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
Khadia. Mặc dù chênh lệch về tuổi tác nhưng Mohammed đã cưới Khadia làm
vợ. Từ đó, ông thoát khỏi cảnh sống bần hàn, ổn định về vật chất và tinh thần.
Tương truyền rằng từ nhỏ Mohammed đã đam mê các vấn đề tôn giáo.
Dù không biết đọc, biết viết nhưng ông là một người thông minh, giàu nghị
lực. Năm 610, Mohammed được Chúa Trời cho gọi thông qua một vị thiên
thần là Gabrien. Từ đó, ông tự xưng mình là sứ giả của Chúa Trời – Thánh
Allah, và bắt đầu đi vào hoạt động truyền đạo.
Khởi nghiệp hoạt động truyền giáo từ Mecca nhưng không có kết quả
vì bị bọn quý tộc, thương nhân chống đối quyết liệt, Mohammed đã rời
Mecca đến Yatơrép. Ở thành phố này, ụng đó tranh thủ được sự ủng hộ của
cư dân và bà con thân thích nờn đó nâng cao được uy tín của mình. Năm 630,
Mohammed mở cuộc hành hương về chinh phục lại Mecca, khẳng định sự có
mặt của Ixlam giỏo trờn bán đảo Arập.
1.2 Quá trình truyền bá đạo Ixlam trên thế giới
Ngay sau khi xuất hiện và làm chủ bán đảo Arập, đạo Ixlam đó cựng
cỏc nhà chinh phục vượt qua biên giới nhiều nước, bắt đầu truyền bá vào các
dân tộc khác, thực hiện chính sách chinh phục rộng lớn của mình. Có thể chia
thành các thời kỳ sau:
- Từ khoảng giữa thế kỷ VII đến giữa thế kỷ VIII: Là thời kỳ thống trị
của triều đại Ô-mờ-i-ỏt, lãnh thổ của đế quốc Arập mở rộng đến mức tối đa:
phía Tây giáp Bắc Phi, Tây Ban Nha; phía Đông kéo dài đến Tuốckextan và
tây bắc Ấn Độ. Trung tâm Ixlam giáo là thành phố Đa mát (Xiri), các vua
Hồi không do tuyển cử mà tự xưng vua, thực hiện chế độ cha truyền con nối.
- Từ giữa thế kỷ VIII đến giữa thế kỷ IX: Dưới sự thống trị của vương
triều Apbatxit, Ixlam giáo tiếp tục mở rộng sang phía Đông, châu Á và châu
Phi. Đạo Ixlam đã trở thành tôn giáo thống trị một vùng lãnh thổ rộng lớn từ

Tây Ban Nha đến vịnh Ba Tư. Trung tâm Ixlam giáo chuyển từ Đa mát sang
Bát đa – trên sông Tigơrơ (Lưỡng Hà).
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
- Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII: vận mệnh Ixlam giáo lọt vào tay
người Thổ Nhĩ Kỳ, rồi người Mông Cổ. Tuy vậy, quá trình bành trướng vẫn
được tiếp tục. Đạo Ixlam đã tiến tới tận Viên (Áo), Trung Quốc, rồi tiến
xuống Ấn Độ, thâm nhập vào lục địa châu Phi. Đến thế kỷ XIV – XVI, đạo
Ixlam vào Inđụnờxia.
Để mở rộng và phát triển thế giới Ixlam giỏo, cỏc nhà chinh phục đã sử
dụng mọi biện pháp: ngoài cưỡng bức cũn cú biện pháp khuyến khích vật
chất, kinh tế, biện pháp xã hội, dùng sức ép tinh thần, tâm lý, tuyên truyền dai
dẳng hoặc do sự suy tàn của tín ngưỡng địa phương, sự trùng hợp của các
giai cấp thống trị với quyền lợi của những kẻ xâm lược… Tất cả những nhân
tố đó đều nằm trong sự liên hệ chồng chéo, giúp cho đạo Ixlam được truyền
bá rộng rãi hơn, nhanh chóng phát triển thành một tôn giáo thế giới.
Song song với quá trình bành trướng và truyền bá đạo Ixlam đến các khu
vực, cỏc vựng đất mới, thì kinh tế - văn hóa – khoa học kĩ thuật – nghệ thuật
Ixlam giáo cũng không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn.
- Trong những thế kỷ XIX – XX: Đứng trước nguy cơ xâm lược của
các nước tư bản phương Tây, hầu hết các lãnh thổ của người Ixlam giỏo đó
trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc. Nhân dân các quốc gia theo đạo Ixlam đã
nổi dậy đấu tranh chống lại bọn thực dân. Cùng với việc thức tỉnh ý thức dân
tộc, các quốc gia Ixlam giỏo cũn tiến hành cải cách và mở rộng thế giới
Ixlam giáo, tiếp tục có những đóng góp cho sự tiến bộ chung của nhân loại.
Hiện nay, thế giới đạo Ixlam đang đứng trước những vấn đề khó khăn như:
những mâu thuẫn về chính trị, kinh tế, dân tộc, tụn giỏo… khiến cho nó trở
thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của mọi người. Mặc dù vậy, Ixlam giáo
vẫn luôn tìm cách để thích ứng và hòa nhập với sự phát triển chung của thế
giới.

1.3 Sự truyền bá đạo Ixlam ở Đông Nam Á
Ixlam giáo truyền bá trên thế giới từ thế kỷ VII, nhưng cho đến thế kỷ
XIII – XIV mới bành trướng thế lực sang Đông Nam Á. Trên thực tế, vào
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
thời điểm này, những thế lực của người Arập Ixlam giỏo đó suy yếu về nhiều
mặt, do vậy, không gây ấn tượng sâu sắc trong toàn bộ khung cảnh văn hóa
của khu vực này.
Tuy nhiên, nếu đem so sánh với các tôn giáo khỏc thỡ ảnh hưởng của
Ixlam giáo đối với Đông Nam Á cũng không phải là nhỏ. Nó cũng ảnh hưởng
và chi phối tới nhiều mặt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các
nước Đông Nam Á, nhất là cỏc vựng hải đảo, đặc biệt trong đó cú Inđụnờxia,
Malaixia, Philippin.
Vào cuối thế kỷ XIV – đầu thế kỷ XV, Malắcca trở thành trung tâm
buôn bán sầm uất – là nơi tập trung sự buôn bán của các thương nhân Ấn Độ,
Trung Quốc, Ba Tư, Arập. Do vậy, các triều quốc khác xem Malắcca là chỗ
dựa tinh thần của họ, trong đó có một số tiểu quốc đã lệ thuộc Malắcca sau
khi đã tiếp thu Ixlam giáo qua các thương nhân Ấn Độ. Cũng qua các mối
liên hệ buôn bán với Malắcca mà cỏc vựng phía bắc Java, đạo Ixlam cũng đã
xâm nhập được vào đây. Như vậy, đạo Ixlam du nhập vào các nước Đông
Nam Á (Mã Lai, Java…) là do các thương nhân Ấn Độ theo Ixlam giáo chứ
không phải là do người Arập truyền vào. Cũng bởi lẽ đó mà đạo Ixlam đến
Đông Nam Á đó cú nột khác với bản thân nó ở Arập, nú đó cú sự hòa nhập ở
một mức độ nhất định với nền văn hóa Ấn Độ.
Cụ thể:
Cũng như Phật giáo và Hinđu giáo, Ixlam giáo đến Đông Nam Á
không phải bằng con đường gươm giáo, bằng những cuộc chiến tranh “thần
thỏnh” như đã từng diễn ra ở Trung Cận Đông và Ấn Độ mà bằng con đường
hòa bình. Chính vì vậy, ngay từ đầu nó dễ dàng được người dân địa phương
tiếp nhận và trên thực tế, càng ngày Ixlam giáo càng gây được nhiều ảnh

hưởng đến đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa ở các quốc gia hải đảo.
- Ở một số tiểu quốc, vua đồng thời là giáo chủ (Khalifat), do đó, về
chính trị, tiểu quốc đú đó biến thành Hồi quốc. Ví dụ, ở Philippin, tiểu quốc
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
Ixlam giáo đầu tiên là Sulu (vào thế kỷ XV), sau đó là tiểu quốc Ixlam giáo
thứ hai ở phía Nam đảo Minđanao (thế kỷ XVI).
- Về kinh tế: từ khi đạo Ixlam được truyền vào Đông Nam Á, ở các
quốc gia Inđụnờxia và Malaixia, các hoạt động thương mại, buôn bán càng
trở nên tấp nập, mà rõ nhất là Malăcca.
- Về văn hóa: hàng loạt trường học Ixlam giáo ra đời. Tại đây, người ta
không chỉ dạy kinh Coran, giỏo lớ thuần túy, lịch sử đạo Ixlam mà còn mở
rộng dạy các lĩnh vực tri thức khác. Chẳng hạn, ở Đại học Ixlam giáo Quốc tế
Malaixia, có cả khoa Y học, Luật, Kinh tế, Thương mại, Tài chính, Nghệ
thuật và Nhân văn.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay, đạo Ixlam vẫn đóng
vai trò lớn lao ở Malaixia, Inđụnờxia và một phần Philippin. Rất nhiều tổ chức
chính trị, xã hội, văn hóa Ixlam giáo ra đời ở các quốc gia này. Thủ tướng
Malaixia Mahathir Mohamed đã từng tuyên bố: “Cỏc đường lối của Malaixia
được xây dựng trên nguyên tắc của đạo Ixlam”. Điều này chứng tỏ Ixlam giáo
vẫn đang là một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người dân Malaixia nói riêng
và cho thế giới tín đồ Ixlam giáo ở Đông Nam Á nói chung.
2. Đạo Ixlam ở Việt Nam
2.1 Quá trình truyền bá
Theo một số tài liệu thì bắt đầu từ thế kỷ XI, người Việt Nam đó có sự
tiếp xúc, buôn bán với một số thương nhân theo Ixlam giáo ở vựng Tõy -
Nam Á. Những thương nhân này đã đem theo “hơi hướng” của đạo Ixlam đến
nước ta. Nhưng phải đến thế kỷ XV, Ixlam giáo mới chính thức du nhập vào
Việt Nam.
Vậy bằng con đường nào và thời gian nào thì Ixlam giáo được truyền

bá vào dân tộc Chăm?
Sự tiếp thu đạo Ixlam của người Chăm diễn ra trong một hoàn cảnh lịch
sử khá đặc biệt. “Thế kỷ XV, nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam đạt
đến mức cực thịnh và chú trọng mở mang bờ cõi. Năm 1471, Lờ Thỏnh Tụng
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
chinh phục vương quốc Chăm Pa; người Chăm đã dồn tụ về phía nam đốo Cự
Mụng (từ Phan Rang trở vào) và thiết lập nên vương quốc Chiêm Thành.
Trong thời gian tồn tại vương quốc Chiêm Thành, dân chúng sống trong một
tâm trạng bi quan, không ổn định. Mặt khác, ngay từ thế kỷ XV, ngành hàng
hải của người Chăm đã phát triển khá mạnh. Thông qua buôn bán, người
Chăm được tiếp xúc với các thương nhân Ixlam giáo người A rập, Ba Tư, Ấn
Độ, Trung Quốc… và biết đến một tôn giáo mới là đạo Ixlam.”[6, 171].
Như vậy, Ixlam giáo bắt đầu truyền bá đến người Chăm từ thế kỷ XV,
khi vương quốc Chămpa đang suy yếu và đi đến chỗ diệt vong.
Bên cạnh đú, cũn rất nhiều ý kiến khác nhau trong khi xác định thời
gian đạo Ixlam du nhập vào Việt Nam:
-“Gần đây, khi nghiên cứu về Islam ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học
gần thống nhất với nhau về sự có mặt của Islam tại Việt Nam và Đông Nam
Á vào khoảng thế kỉ IX”.[1, 45]
-“Ixlam giáo du nhập vào Chămpa vào nửa cuối thế kỷ X” [7, 39]. Để
minh chứng cho ý kiến này, tác giả đã nêu lên dẫn chứng: “… một phát hiện
khảo cổ học với hai tấm bia kí, một có niên đại 1025 – 1035 và một bia có
niên đại 1039. Nội dung của hai tấm bia này cho thấy Ixlam giỏo đó du nhập
vào cộng đồng người Chăm từ thế kỷ X” [7, 39]
-GS, Nguyễn Văn Kiệm, trong bài viết “Đạo Hồi ở Đông Dương” đã
nhận định: “rất có thể là đạo Hồi đã được du nhập từ thế kỷ XI bởi thương
gia Ả Rập, Ba Tư hoặc Ấn Độ, nhưng ở đây đạo Hồi rất ít tiến triển và hẳn là
nếu không có các sự nhập cư của người Mã Lai vào các thế kỷ XIV và XVI
đã gìn giữ là truyền bá đạo này thỡ nú đó bị biến mất rồi. Cũng chính những

sự nhập cư này đã bảo toàn được sự trong sáng của đạo Hồi ở đây và duy trì
được mối liên hệ của họ với người Chàm ở Campuchia và ở Nam Kỳ”[2, 79]
-Năm 1922, P.Ravaisse công bố hai bản chữ Arỏp do một sĩ quan hải
quân phát hiện “ở gần bờ biển miền Trung Việt Nam”, trong đó bản thứ nhất
chỉ dẫn ngôi mộ của một người tên là Abu Kamil có niên đại 21 – 11 – 1039,
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
bản thứ hai “nột chữ thô xấu và sứt sát hơn”, cho biết “về một thông báo cho
cộng đồng A ráp, Ba Tư, cần phải cư xử thế nào với dân bản địa trong giao
tiếp và giao dịch. Bản thứ hai không có niên đại, song cả hai cùng thời, có nét
chữ thuần khiết Aráp Phatimit, Điều đó dẫn tới đoán định của Ravaisse về sự
hiện diện của Hồi giáo vào thế kỷ XI ở vương quốc Chămpa.” [3, 51]
Vậy trong điều kiện xã hội nào, một bộ phận người Chăm tiếp nhận
đạo Ixlam, trong khi người Chăm đang theo đạo Phật và đạo Bàlamụn?
Vào khoảng thế kỷ XVI, khi quốc gia Chămpa ngày càng suy yếu, chiến
tranh liên miên xảy ra giữa Chămpa với các nước láng giềng làm cho mâu
thuẫn xã hội càng phức tạp, đời sống nhân dân khó khăn. Có lẽ chính điều đó
làm cho niềm tin vào đạo Phật và đạo Bàlamôn ngày càng giảm trong lòng một
bộ phận dân chúng. Điều kiện đó tạo cơ hội cho đạo Ixlam cùng với đức tin
vào thánh Allah được truyền bá và ăn sâu vào tâm thức của người Chăm.
2.2 Quá trình phát triển
Ixlam giáo ở Việt Nam chủ yếu là trong dân tộc Chăm. Người Chăm là
một trong những tộc người thiểu số sống trên lãnh thổ nước ta, người Chăm
chiếm khoảng 1% cộng đồng người Việt. Họ phân bố ở các tỉnh Ninh Thuận,
Bình Thuận, Thuận Hải, An Giang và phân bố rải rác ở một số nơi như thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh…
Sau khi tiếp xúc với đạo Ixlam, “năm 1693, sau một lần vua Chăm nổi
dậy, chúa Nguyễn đem quân đánh dẹp và lập ra tỉnh Bình Thuận và Ninh
Thuận. Hầu hết người Chăm di cư về phía Tây và Tây Nam, đến vựng Chõu
Đốc và một số vựng trờn lãnh thổ Campuchia. Số người Chăm từ Việt Nam

sang Campuchia đều theo Hồi giáo, chỉ có phần lớn người Chăm ơ Thuận
Hải là theo đạo Hinđu. Số người Chăm theo Hồi giáo đông hơn cả là ở Châu
Đốc, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn một số ít người Ấn
Độ, Malaixia và gần đây có cả người Việt (Kinh) cũng theo Hồi giáo (song số
lượng không đáng kể)” [6, 171-172].
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
“Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vấn đề người Chăm và
đạo Hồi bị Pháp và Mỹ lợi dụng để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chống phá
cách mạng Việt Nam. Chỳng đó dựng lên Mặt trận giải phóng Chăm-pa là
một trong ba thành viên của Phun-rụ, đồng thời thao túng chi phối các hoạt
động của Hiệp hội Chăm-pa Hồi giáo Việt Nam – một hình thức tổ chức giáo
hội của người Chăm Ixlam do Mỹ - ngụy lập ra năm 1965.
Sau 1975, một số người Chăm theo đạo Hồi di tản ra nước ngoài; số còn
lại vừa làm nghĩa vụ công dân của một Tổ quốc thống nhất, vừa hoạt động tôn
giáo bình thường. Năm 1983, một số phần tử phản động sống lưu vong ở Mỹ
và Canada dựng lại tổ chức Mặt trận giải phóng Chăm-pa và có những hoạt
động nhằm ngăn trở con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, các tổ chức Hồi giáo quốc tế như Liên
minh Hồi giáo thế giới, Liên hiệp Hồi giáo Đông Nam Á và một số nước Hồi
giáo như Arậpxờỳt, Libi, Inđụnờxia, Malaixia đã đề nghị đặt quan hệ với Hồi
giáo Việt Nam.
Theo điều tra dân số năm 1989, dân số người Chăm có 93.510 người,
trong đó có gần 45.000 người theo Hồi giỏo” [6, 172-173]
“Theo điều tra dân số năm 1999, số người Chăm ở Việt Nam là trên
110.000 người, trong đó có 63.147 tín đồ đạo Hồi, với 699 chức sắc và 77
thánh đường” (Theo Bài 4: Hồi giáo, đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo ở
Việt Nam, tr162, Tập bài giảng Lý luận về tôn giáo và chính sách đối với tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh –
Trung tâm khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo,)

Hiện nay, người Ixlam Việt Nam cư trú khá tập trung trong các Palei
bên cạnh các Masjid (Thánh đường) hoặc Surau (Tiểu Thánh đường). “Năm
1998 tại Việt Nam có hơn 60 Thánh đường và Tiểu Thánh đường” [1, 46]
Nhưng ban đầu, hầu hết các Thánh đường và Tiểu Thánh đường chỉ đều xây
dựng bằng gỗ, lợp lá, tường bằng ván tre, vách đất. Trước năm 1975, nhiều
Thánh đường và Tiểu Thánh đường đã được xây dựng lại bằng xi măng (bê
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
tông). Sau năm 1975 và nhất là trong những năm gần đây, cùng với quá trình
đổi mới, kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước, nên ngoài sự đóng góp của
người Ixlam ở trong nước, sự quan tâm và sự giúp đỡ của Chính phủ Việt
Nam cũn cú cả sự đóng góp tài chính của người Ixlam anh em ở nước ngoài,
đặc biệt là sự giúp đỡ khá thường xuyên của các cá nhân và các tổ chức
Ixlam các tổ chức quốc gia Đông Nam Á, nên nhiều Thánh đường và Tiểu
Thánh đường đã được tu sửa lại khang trang hơn. Có Thánh đường đã được
Bộ Văn Hóa Việt Nam công nhận là di tích kiến trúc văn hóa – lịch sử (như
Thánh đường Mubarak ở Châu Giang, Phỳ Tõn, An Giang).
Thánh đường là nơi để cho các tín đồ Ixlam Việt Nam đến cầu nguyện
và nhắc nhở nhau thực hiện đầy đủ “năm cốt đạo” – nền tảng quan trọng của
đạo Ixlam.
Thánh đường và Tiểu Thánh đường còn là trung tâm sinh hoạt truyền
thống vừa mang tính Ixlam vừa mang tính xã hội của cộng đồng Ixlam. Các
lễ cưới, lễ tang và các buổi sinh hoạt của cộng đồng đều tổ chức ngay tại
Thánh đường. Thánh đường là nơi sinh hoạt tinh thần của các thành viên
trong cùng một Jumaah. Mỗi Jumaah chọn ra một ban đại diện, đứng đầu là
một ông Hakim. Hakim luôn là người có nhiều hiểu biết về Ixlam, có uy tín,
có sức khỏe và điều kiện về tri thức để điều hành cộng đồng Jumaah.
Trong khuôn viên hoặc bên cạnh Thánh đường đều có một trường học
hoặc phòng học để học giỏo lớ Ixlam. Có nơi dùng ngay Thánh đường để dạy
học và hướng dẫn giỏo lớ Ixlam. Ở đây, người Ixlam chủ yếu được học và dạy

chữ A rập để đọc kinh Coran, học giỏo lớ Ixlam đủ để hiểu luật Ixlam và cầu
nguyện (Salat). Do hầu hết người Ixlam Việt Nam có quan hệ thường xuyên
với người nói ngôn ngữ Melayu ở Đông Nam Á nên nhiều trí thức Ixlam đã
học tiếng Melayu, dùng chữ Jawi dể xây dựng chữ Chăm Melayu (rất thông
dụng đối với người Chăm Ixlam ở Nam Bộ). Vì thế, nhiều người Ixlam Việt
Nam có thể đọc được kinh Coran, đọc được tiếng Jawi của Malaixia, In đụ nờ
xia để hiểu biết thêm về đạo Ixlam. Ngoài ra, cộng đồng Ixlam ở Việt Nam
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
còn phải học tiếng Việt. Tiếng Việt ngày nay không chỉ giúp người Ixlam Việt
Nam (đa số nói tiếng Chăm) giao tiếp, tìm hiểu Ixlam và các hoạt động liên
quan đến mọi mặt trong cuộc sống; mà còn góp phần rất quan trọng trong quá
trình Ixlam hòa nhập vào Việt Nam và tiếp cận với văn minh nhân loại.
Tại miền Nam Việt Nam, “Hiệp hội Chăm Hồi giáo đã được thành lập
năm 1961” [1, 48]. Bờn cạnh cũn cú Hội đồng giáo cả để thống nhất việc
hướng dẫn giỏo lớ Ixlam cho người Chăm Ixlam Việt Nam. Ngoài ra, cộng
đồng người Ấn kiều Nam Kì và cộng đồng Ixlam người Inđụnờxia và
Malaixia cũng thành lập Hiệp hội Hồi giáo tình thương (Rahim). Đây là các
tổ chức Ixlam nhằm bảo vệ quyền lợi của Ixlam cho các cộng đồng của mình
và các tổ chức này đã kết thúc hoạt động cùng thời điểm với sự sụp đổ của
chính quyền Sài Gòn vào 30 – 4 – 1975.
Sau năm 1975, người Ixlam Việt Nam thành lập các Ban Quản trị
Ixlam tại các Jummah. Đến năm 1992, Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo
thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Ban đại diện này đã hoạt động rất có
hiệu quả trong việc bảo vệ tín ngưỡng Ixlam và phối hợp với chính quyền
chăm lo mọi mặt thuộc về tôn giáo, đời sống xã hội cho cộng đồng Islam.
Cộng đồng Ixlam ở Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc
Việt Nam theo một quá trình lịch sử hết sức phức tạp. Cùng với sự hình thành
và phát triển đạo Ixlam ở Việt Nam, các tín đồ đã chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
sự suy vong của nhà nước Chămpa (cổ), sự tác động của nhiều nền văn hóa

lớn như văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa, văn hóa Việt Nam, văn hóa
Khmer, văn hóa dân tộc Chăm truyền thống xưa (yếu tố Bàlamụn và đa thần
giáo) và truyền thống thế giới Mã Lai – Đa Đảo. Chớnh cỏc yếu tố đú đó
hình thành trong cộng đồng người Ixlam Việt Nam những nét bản sắc văn
hóa riêng – vừa mang bản chất Ixlam truyền thống gắn với tính thống nhất
của thế giới, vừa mang đặc điểm Ixlam rất Việt Nam.
Hơn nữa, trong quá trình phát triển của mình, cộng đồng Ixlam Việt
Nam đã trải qua một cuộc sống chung rất lâu dài với các dân tộc khác ở Việt
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
Nam, nờn đã hình thành nhiều điểm tương đồng. Tựu chung lại, những yếu tố
đú đó giỳp cho cộng đồng Ixlam Việt Nam hòa nhập và phát triển bền vững
cùng với sự phát triển của đất nước Việt Nam.
2.3 Một số đặc điểm của đạo Ixlam ở Việt Nam
2.3.1 Vài nét đặc trưng của đạo Ixlam
Bên cạnh những điểm khác biệt với các tôn giáo lớn khỏc trờn thế giới
về thời gian và hoàn cảnh ra đời; xét về nội dung giỏo lớ, giới luật, đạo Ixlam
cũn cú những nét đặc trưng riêng biệt sau:
1/ Đạo Ixlam là “một tôn giáo độc thần tuyệt đối, và ý thức bảo vệ sự
độc tôn của Thánh Allah trong đại đa số tín đồ là rất cao” [5, 56]
Vị thần duy nhất mà các tín đồ Ixlam giáo tôn thờ là Thánh Allah. Họ
tin rằng ngoài Thánh Allah không có một vị thần nào khác. Allah là đấng
kiến tạo và điều khiển mọi sự sinh tồn trong vũ trụ. Miêu tả vị thánh của
mình, tín đồ Ixlam giáo thường dùng những từ đẹp đẽ như: “đầu tiờn”, “duy
nhất”, “vĩnh cửu”, “cao cả nhất”, “siờu việt nhất”, “toàn năng nhất”, “độ
lượng nhất”… Tất cả mọi người đều bình đẳng trước Thánh Allah, không ai
có một địa vị ưu tiên hơn ai, trừ Mụhamột. Do vậy, một tầng lớp thầy tu giữa
tín đồ và Thánh Alla là không cần thiết.
Đạo Ixlam cũng đề ra giới cấm và quy định là “haram” (bất khả xâm
phạm) những nơi đã được thánh hóa bởi sự hiện diện của Thánh Allah hoặc

những biểu hiện của Người như: điện Kaaba, Thánh địa Mecca và Međina,
núi đá Jerusalem và mộ Thánh Tổ phụ Abraham trong thung lũng Hebron,
đều cấm những người ngoại đạo lui tới và chỉ dành riêng cho những tín đồ
Ixlam giỏo đó được thanh tẩy bằng đức tin và những nghi lễ tắm gội.
Từ đây, Ixlam giỏo đó tạo nên một tập hợp những người phục tùng
Thánh Allah một cách tuyệt đối, kiên trì và nhẫn nhục trước mọi thử thách.
Họ tin vào định mệnh nhưng họ cũng rất ngoan cố và kiên quyết trong việc
bảo vệ đức tin của mình.
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
2/ Đạo Ixlam có Luật Sariỏt [5, 59]
Trong quá trình phát triển và bành trướng thế lực, chinh phục những
vùng đất mới, những quy định của kinh Coran không thể bao trùm hết mọi
mặt của cuộc sống. Cho nên đã nảy sinh sự cần thiết bổ sung những quy định
mới, luật lệ mới cho phù hợp. Từ đó đã dẫn đến sự ra đời của Sariỏt – tập
giáo luật thứ hai của đạo Ixlam.
Sariỏt nghĩa là luật lệ, được xây dựng trên cơ sở tập quán truyền thống
(Hadish) và những hành vi, phép xử thế của Mô ha mét và bạn bè của ông
trong quá trình truyền đạo.
Sariỏt có hai phần:
- Phần một là: Lời kể (Maitan)
- Phần hai là: Bằng cớ xác nhận lời kể là đỳng (Isnỏt)
Giáo luật của đạo Ixlam bao gồm rất nhiều vấn đề, song nội dung chủ
yếu được thể hiện trong “năm cốt đạo”, còn gọi là “năm điều rường cột”,
“ngũ trụ”…, đó là:
- Biểu lộ đức tin (Chaheda)
- Cầu nguyện mỗi ngày (Salat)
- Ăn chay trong tháng Ramadan
- Bố thí (Zakat)
- Hành hương (Hadji)

Sariỏt là luật pháp của chế độ phong kiến Ixlam giỏo, nú chứa đựng các
tiêu chuẩn mang tính pháp lí, thể hiện quyền lợi của những người tư hữu. Vì vậy,
nú đó hợp pháp hóa sự bất bình đẳng về tài sản và cá nhân con người, quyền tư
hữu và thậm chí còn tán thành chế độ nô lệ; đồng thời còn quy định những sự
trừng phạt khắc nghiệt đối với những hành vi xâm phạm chế độ tư hữu.
Ngày nay, ở một số quốc gia theo đạo Ixlam vẫn cho phép các cơ quan
luật pháp sử dụng luật Ixlam giáo song song với dân luật, hình luật do nhà
nước soạn ra.
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
3/ Quan niệm đối với phụ nữ [5, 60]
Ixlam giáo đánh giá thấp vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình
và ngoài xã hội, coi phụ nữ là “một thực thể không hoàn hảo”. Trong kinh
Coran cũng có điều quy định “người đàn ông ở vào địa vị cao hơn so với phụ
nữ, vì Thượng đế đã phú cho họ phẩm chất cao hơn so với phụ nữ, và vì đàn
ông dùng của cải của mình ban phát cho phụ nữ”.
Cho đến nay, ở các nước Ixlam giáo chính thống, người phụ nữ khi ra
đường vẫn phải đeo mạng che mặt và phải chịu nhiều tập tục khắt khe, lạc hậu.
Tóm lại, chính những đặc trưng độc đáo trên đã định hình điểm khác
biệt riêng của Ixlam giáo so với các tôn giáo lớn khỏc trờn thế giới.
2.3.2 Một số nét đặc trưng của đạo Ixlam ở Việt Nam
1/ Hình thành hai bộ phận: Chăm Ixlam và Chăm Bani
Trong lịch sử phát triển của mình, đạo Ixlam Việt Nam đó tách thành
hai cộng đồng là người Chăm Ixlam và người Chăm Bani. Điều này được
giải thích như sau: khi quốc gia Chămpa tan rã, phần lớn đất đai thuộc về nhà
Nguyễn, một số người Chăm theo Ixlam giáo đã rời bỏ quê hương sang các
nước khác sinh sống như sang Campuchia, Thái Lan, Malaixia… Trong quá
trình sống ở những nơi đó, do không chịu được sự o ép của chính quyền địa
phương, nhiều người đã trở về mảnh đất quê hương của mình để sinh sống và
lập nghiệp. Những người này có mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng Ixlam

giáo thế giới, đặc biệt là Ixlam giáo Mólai. Cho nên người ta gọi những
người này là người Chăm Ixlam để phân biệt với người Chăm Bani.
Những người Chăm Ixlam sống chủ yếu ở Nam bộ (như ở tỉnh Đồng
Nai, Tây Ninh, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh…), trung tâm của họ đặt ở
Châu Đốc (An Giang). Mỗi làng Suras hay mỗi cụm làng là một “giỏo khu”,
có một thánh thất (Surao) nhiều khi chỉ là một căn nhà lớn hơn bình thường
một chút. Cả vựng cú một thánh đường, có tháp “gọi” (minaret) và một lớp
học xây gạch. “Để sinh sống, người Chăm Ixlam làm ruộng nước, ngư nghiệp
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
trên sông, chăn nuôi gia súc, buôn bán cá và gia súc. Phụ nữ làm thêm nghề
dệt. Họ làm nhà sàn để ở và đến nay họ đã làm được nhiều nhà gạch ngói rất
khang trang. Y phục phổ biến của cả nam và nữ chủ yếu là cỏi sarụng bằng
một tấm vải dài, rộng, quấn quanh thân theo kiểu váy, thắt nút ở ngang lưng,
mặc áo cánh và thường là áo dài đến gối, gọi là áo tăh. Phụ nữ khụng trựm
khăn che mặt như phụ nữ nhiều nước chính thống.” [2, 57]. Là những người
Ixlam giáo nhiệt thành, nên người Chăm Ixlam vẫn tuân theo những quy tắc,
lễ nghi của đạo Ixlam. Nói chung, các quy tắc ăn kiêng, đặc biệt là thịt lợn,
tháng ăn chay, các buổi lễ trong ngày và các ngày lễ trong tuần luôn được
duy trì. Việc hành hương đến thánh địa Mecca vẫn được coi trọng và cố gắng
thực hiện. Lễ trưởng thành và lễ cưới được tuân theo tập tục Ixlam giỏo khỏ
chặt chẽ.
Người Chăm Bani sống chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận,
“đều là những người “Hồi sớm”, tức là đến sớm mà không sâu, tức căn bản
vẫn là Chăm, lưu giữ, pha trộn nhiều tập tục Hindu trong tín ngưỡng và cấm
kỵ Hồi giỏo” [3, 55]. Do nguyên nhân lịch sử, nên những người Chăm Bani
không có điều kiện tiếp xúc với người Ixlam trong khu vực Đông Nam Á như
bộ phận Ixlam ở Nam bộ. Do đó, họ đã hình thành nên một bản sắc riêng
trong tôn giáo Ixlam ở Việt Nam, còn mang đậm nét văn hóa truyền thống
của Chămpa xưa. Trên thực tế, “cộng đồng Bani cũng tôn thờ thánh Allah…

thực hiện nghĩa vụ tháng Ramadan, làm việc thiện Zakat,. Riêng việc đi đến
Mecca để làm Haji đối với họ chỉ là trong mơ vì họ cho rằng Mecca là xứ sở
rất xa xôi, chỉ có người nào tự nhìn thấy trán của mỡnh thỡ mới đi đến nơi.
Ngoài ra, kinh Coran được ghi bằng chữ Arập cổ nên không đầy đủ như nội
dung kinh Coran hiện nay, đôi lúc trong kinh Coran của người Bani còn xen
cả ngôn ngữ Chăm (cổ), và nhiều người Bani ngày nay không hiểu hết nội
dung của nó. Song các chức sắc Bani và người Bani Việt Nam luôn xem đó
là khuôn khổ, là phép tắc của tôn giáo mình.”[1, 48]
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
Nhìn chung, tuy ít nhiều có sự khác biệt trong việc thực hiện các giáo
lý, giáo luật, nhưng cả hai cộng đồng người Chăm Ixlam và Chăm Bani đều
cho rằng đạo Ixlam là một tôn giáo thiêng liêng, họ đều tôn thờ thánh Allah
và là những tín đồ Ixlam giáo thực thụ.
2/ Một số nét riêng biệt trong thực hiện giỏo lớ, giới luật
Các nước Ixlam giáo ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã tiếp
biến đạo Ixlam một cách có chọn lọc, phù hợp với lối sống bản địa. Do đó,
Ixlam giáo khi xâm nhập vào đồng bào người Chăm ở Việt Nam đã không
thay đổi được triệt để cơ chế xã hội, hệ thống tư tưởng và nếp sống tôn giáo
như ở một số nước Trung Cận Đông và Bắc Phi; trên thực tế, nú đó ít nhiều
thay đổi về giáo luật, quy định cho phù hợp với truyền thống văn hóa bản địa.
Tựu chung lại, đạo Ixlam ở Việt Nam trong việc thực hiện thống nhất
những giỏo lớ, giới luật chung vẫn còn có những đặc trưng riêng biệt như
sau:
● Trong thực hiện các nghi lễ chính
* Lễ cống sinh
Ngày lễ cống sinh được tiến hành rộng rãi ở những nơi mà đạo Ixlam
được truyền bá. Ngày lễ cống sinh gắn liền với những câu chuyện thần thoại,
qua kinh thánh đạo Thiên Chúa được chuyển thể sang đạo Ixlam, nói về nhà
tiên tri Avraam – người đã muốn hi sinh con trai của mình là Issăc cho

Thượng đế. Nhưng Thượng đế nhân từ gửi một thiên thần cùng con cừu con
xuống, cứu con trai của Avraam. Để tưởng nhớ sự kiện này, mỗi tín đồ Ixlam
giáo phải thực hiện cống sinh một sinh mạng cho Đấng Tối cao. Các tín đồ
thực hiện tượng trưng bằng cách giết một con cừu, con bò, con lạc đà… để
dâng cống thánh Allah. Do vậy, trong những ngày lễ, các tín đồ Ixlam giáo
giết rất nhiều súc vật để cúng tế, vì họ tin rằng con vật được dùng trong lễ
hiến tế này sẽ đưa họ lên thiên đàng. Ngày nay, lễ cống sinh mang lại những
thiệt hại to lớn không những về tư tưởng mà về cả kinh tế (lễ kéo dài trong
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
bốn ngày, nhiều tín đồ không chịu đi làm việc mà chỉ đi dạo chơi trong
những ngày đú…).
Đối với người Chăm theo Ixlam giáo ở Việt Nam thì quan niệm rằng:
“lễ cống sinh không hoàn toàn bắt buộc mà để tự do. Ai có đủ khả năng tài
chính để giết cừu hay dờ thỡ làm và có thể tổ chức vào bất kỳ ngày nào trong
tháng 12 Hồi giáo, chứ không phải theo đúng quy định vào ngày 10 tháng 12.
Ở tỉnh Châu Đốc (An Giang), có khi người Chăm còn tổ chức cưới xin cho
con cái vào dịp lễ cống sinh vì tiện có thịt làm cỗ mời bà con.” [9, 32]
* Lễ kết thúc tháng ăn chay
Lễ kết thúc tháng ăn chay vào ngày 01 tháng 10 (Hồi lịch), được các
tín đồ Ixlam giáo chính thống làm rất trọng thể. Lễ kéo dài ba ngày, trong
những ngày đú, cỏc tín đồ phải kiểm điểm lại những việc đã thực hiện trong
tháng ăn chay. Nếu họ vi pham tục lệ ăn chay thì phải giết một con cừu, dê
hay lạc đà để tế Thượng đế, trả một khoản tiền cho các giáo chức để rửa sạch
tội lỗi. Như vậy theo đú, cỏc giáo chức trong những ngày lễ này lại được vơ
vét lễ vật, nên họ rất coi trọng những ngày lễ cuối tháng ăn chay. Còn những
tín đồ thì tin rằng chuyện dâng lễ vật sẽ đảm bảo cho họ cuộc sống tốt đẹp
trên thiên đàng ở bên kia thế giới.
Ở các nước Ixlam giỏo Đụng Nam Á, những ngày lễ kết thúc tháng ăn
chay cũng được thực hiện, nhưng tính chất của ngày lễ này cũng khác so với

Ixlam giáo chính thống.
Đối với người Chăm ở Việt Nam, “ngày lễ kết thúc tháng ăn chay bao
giờ cũng được tổ chức trọng thể hơn và các tín đồ hào hứng đón ngày lễ dó.
Ngày lễ “nhập chay” các tín đồ chỉ tổ chức một buổi cầu nguyện vào 10 giờ
sáng tai các thánh đường. Sau đó, mọi gia đình trong xóm sẽ tùy điều kiện để
sửa soạn một mâm cơm bưng đến thánh đường để mọi người chung vui trước
khi chịu thử thách trong tháng ăn chay. Lễ kết thúc tháng ăn chay, các tín đồ
Ixlam giáo người Chăm tập trung ở sân thánh đường để làm lễ cầu nguyện.
Sau lễ cầu nguyện, các tín đồ bỏ qua những lỗi lầm cho nhau – trong việc
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
thực hiện các quy định của tháng ăn chay – bằng cách ôm ngang vai để má
lần lượt chạm vào nhau hoặc vừa đọc kinh vừa đưa hai tay ra vuốt xuôi hai
bàn tay người đối diện. Buổi lễ bao giờ cũng kết thúc bằng một bữa tiệc diễn
ra ngay trong thánh đường. Buổi chiều người Chăm thường ra nghĩa trang
viếng mộ người thân và đọc kinh cho người đã khuất. Cũng trong ngày lễ đú,
cỏc tín đồ Ixlam giỏo cựng gúp gạo để tặng những người gương mẫu (việc
làm này không hoàn toàn bắt buộc đối với mọi tín đồ mà chỉ tùy theo khả
năng của từng người).” [9, 35]
● Trong thực hiện những tập tục của người Ixlam giáo
* Tục lệ ăn chay trong tháng Ramadan
Theo quy định, trong một năm, tín đồ đạo Ixlam phải ăn chay một
thỏng (thỏng 9 Hồi lịch). Trong suốt tháng ăn chay này, từ lúc rạng đông cho
đến khi mặt trời lặn, các tín đồ phải nhịn ăn, uống, hút và mọi ham muốn
nhục dục…, phải suy nghĩ về tội lỗi của mình và những lời răn dạy của
Thánh Allah và tiên tri Mohammed. Mọi sinh hoạt được thực hiện vào ban
đêm. Một số đối tượng được miễn trong tháng ăn chay là người già, người
đau yếu, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 10 tuổi. Những người tham gia thánh
chiến hoặc đi xa được tạm hoãn, sẽ ăn chay bù vào dịp khác.
“Tục ăn chay đối với người Chăm Bani Việt Nam chỉ áp dụng cho

giới tu sĩ. Giới tu sĩ thực hiện tục ăn chay trong ba ngày đầu của tháng
Ramadan, còn mọi tín đồ khác vẫn sinh hoạt bình thường.” [9, 37]. Theo đó,
gia đình nào có người làm tu sĩ, trong ngày lễ sẽ làm một mâm lễ vật đến
thánh đường để dâng lễ. Riêng giới tu sĩ, trong tháng Ramadan phải tập trung
tại thánh đường để đọc kinh và cầu nguyện.
* Hôn nhân
Các quốc gia Ixlam giáo chính thống có tục lệ coi sự độc thân như điều
tội lỗi. Bởi vậy, dân chúng tiến hành cưới xin cho con cái từ rất sớm. Đàn
ông cũng như đàn bà phải lập gia đình không chỉ một lần trong đời mình, mà
kéo dài suốt thời gian còn đủ sức khỏe cũng như khả năng tương trợ cho
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
nhau. Giáo luật đạo Ixlam khuyến khích những cuộc hôn nhân giữa anh, chị
em họ nhưng không được cưới hai chị em cùng một lúc. Khi hành hương hay
bận buôn bán xa gia đình lâu ngày, tín đồ được phép lấy thêm người vợ nữa.
Do chủ trương đa thê như vậy, nên mỗi người đàn ông Ixlam giáo có thể lấy
bốn vợ và có thể ly dị vợ bất cứ lúc nào mình muốn.
Mặc dù vậy, ở các nước Ixlam giỏo Đụng Nam Á, tục đa thê không
phải là phổ biến. Các cư dân đạo Ixlam ở Malaixia, In đụ nờ xi a, Philippin,
Chăm (Việt Nam) vẫn xây dựng gia đình trên nguyên tắc một vợ một chồng,
còn những trường hợp li hôn rất ít xảy ra. Chỉ những người giàu có và những
kẻ nắm quyền lực rất lớn mới có khả năng lấy nhiều vợ.
Khác với tập tục của các nước Arập là rước dâu, cư dân Ixlam giỏo
Đụng Nam Á nói chung và đồng bào người Chăm Việt Nam nói riêng lại
rước rể đến nhà gái. “Đụi trai gái hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức hôn
lễ khi họ đã dành dụm đủ tiền bạc, có khi vào lúc họ đó cú tới hai, ba đứa
con…” [3, 83] Nghi lễ chính được thực hiện ở nhà cô dâu và mẹ chú rể
không bao giờ tham dự. Sau đám cưới, chàng rể sẽ ở lại nhà vợ một thời gian,
sau đó đôi bên cha mẹ chia cho một số vận dụng để cặp vợ chồng mới cưới đi
ở riêng, hoặc chàng rể sẽ ở hẳn nhà vợ

“Hôn lễ của người Chăm Bani thường trang trọng hơn. Trong hôn lễ,
các Thày lễ(Imóms) đọc kinh, còn Ong Guru đại diện cho Đức Ngài
Muhammed hỏi cô dâu lấy tờn Fótima cú bằng lòng nhận lễ của chàng rể
Đức Ngài Ali không? Tiếp theo các nghi lễ là những bữa tiệc thịnh soạn. Của
hồi môn được trao cho người phụ nữ sẽ là tài sản riêng của người vợ trong
trường hợp ly hôn. Việc ly hôn rất dễ dàng, và người vợ được hưởng tới hai
phần ba số tài sản chung. Những cuộc hôn lễ giữa tín đồ của hai tôn giáo
khác nhau rất hiếm hoi; con cái thường theo tôn giáo của người mẹ; thông
thường thì người ta hay thấy một nữ tín đồ Hồi giáo lấy một người nam theo
Hinđu giáo, rất hiếm thấy trường hợp ngược lại” [2, 83]
* Tang ma
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
Trong việc tiến hành lễ tang, một số nghi thức được người Chăm Ixlam
giáo Việt Nam làm theo giáo luật như: việc tắm rửa tử thi, khâm niệm, chôn
xác chết nằm nghiêng và đánh dấu ở hai đầu mộ. Còn phần lớn các nghi thức
khác chỉ được thực hiện một phần, tùy theo hoàn cảnh, phong tục tập quán
của người bản địa. Cụ thể hơn: “Thi thể của người chết được quấn vải bông
trắng và được đặt trong một cái rạp nhỏ và Ong Guru cựng cỏc Thày lễ đến
đọc kinh, khi ban đêm đến người ta bèn đem chôn người chết một cách lén
lút dưới sự hướng dẫn của 4 Thày lễ, không có quan tài, mặt người chết
hướng về phương Bắc, và thân nhân người chết đều cầu xin linh hồn người
chết không trở về làm hại họ. Vào các ngày thứ 3, thứ 7, thứ 10, thứ 30, thứ
40, thứ 100 và ngày giỗ, người ta làm lễ Padhi trên ngôi mộ người chết với
những cuộc cầu kinh, ăn uống và tặng quà cho các Thày lễ.” [2, 83]
Theo tục lệ có ghi trong sách Sunna, cấm đàn bà đi đưa ma và khóc
lóc trong đám tang. Nhưng trong đám tang của người Chăm vẫn cho phép
đàn bà đi đưa ma và đôi khi có khóc lóc, chỉ cấm kể lể than vãn nỗi lòng đau
khổ của mình. Người Chăm đạo Ixlam ở Việt Nam đặc biệt quan tâm đến
người thân đã mất của mình thông qua việc cải táng và tảo mộ. Điều này có

lẽ do ảnh hưởng của những tập tục trong xã hội người Việt Nam. Cụ thể:
“Sau một thời gian nhất định, vào các ngày giỗ của người đã khuất, người ta
thường cải táng; hài cốt cựng cỏc đồ trang sức bằng vàng, bạc của người đã
khuất được người ta thu gom vào một chiếc quan tài nhỏ rồi đem chôn lại ở
một chỗ nhất định nào đó và được coi là thiêng liêng.” [2, 83]
* Việc thờ cúng tổ tiên
Đặc trưng của người Ixlam giáo là chỉ công nhận một Thượng đế Allah
nên các tín đồ dồn hết lòng thành kính cũng như sự sợ hãi vào Thượng đế.
Đối với người Đông Nam Á theo đạo Ixlam, mặc dù vẫn tin tưởng vào Thánh
Allah có sức mạnh vạn năng, nhưng đồng thời họ còn tin rằng cú cỏc Thần
khác và tin có sự liên hệ, ràng buộc giữa người đang sống với người đã chết.
Do vậy, các tín đồ Ixlam giỏo Đụng Nam Á vẫn lập bàn thờ để thờ cúng tổ
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
tiên – vừa có ý nghĩa nhớ và biết ơn cội nguồn, vừa thể hiện lòng ước muốn
sự phù hộ độ trì của ông bà tổ tiên cho người sống. Vì vậy, tục thờ cúng tổ
tiên cũng là một nét văn hóa đặc trưng trong tín ngưỡng của nhiều dân tộc
Đông Nam Á.
* Cầu nguyện
Theo tập tục của các tín đồ đạo Ixlam, mỗi ngày họ phải cầu nguyện
năm lần: lúc rạng đông, buổi trưa, buổi chiều, hoàng hôn và lúc chập tối.
Trước tiên, họ dùng nước rửa kĩ mặt mũi, chân tay; sau nữa là sửa soạn y
phục cho chỉnh tề để bước vào thánh đường hoặc nhà riêng, quay mặt về phía
thánh địa Mecca, tự nhủ thầm: “Tụi cầu nguyện vì Thượng đế Allah”. Khi
cầu nguyện, các tín đồ phải làm đầy đủ các tư thế, động tác đứng, ngồi (gồm
9 động tác).
Tuy nhiên, trên thực tế, để làm đủ các động tác khi cầu nguyện và
tuyệt đối không được vi phạm vào các điều quy định thỡ cỏc tín đồ phải tốn
rất nhiều thời gian trong một ngày. Trong cuộc sống sinh hoạt hiện tại, các tín
đồ bị lối cuốn vào cuộc mưu sinh, nờn ớt người có thể bỏ phí hàng giờ vào

những việc quỳ lạy. Do vậy, các tín đồ Ixlam giáo ở Đông Nam Á, trong đó
có đồng bào người Chăm, không thực hiện đầy đủ theo đúng giáo luật. Họ
chỉ cầu nguyện ba lần trong ngày. Ngay cả giới tu sĩ cũng chỉ thực hiện đầy
đủ giáo luật (như số lần cầu nguyện trong ngày, các động tác trong khi cầu
nguyện), vào những ngày của tháng Ramadan.
* Quan niệm đối với người phụ nữ
Theo cách truyền thống của người theo đạo Ixlam, phụ nữ luôn bị ràng
buộc với chồng, với cha, mặc dù họ có những đóng góp rất lớn trong sản xuất
và kinh tế gia đình.
Nhưng trong xã hội người Chăm Bani, địa vị của người phụ nữ lại luôn
được đề cao và tôn trọng. Họ đó cú những đóng góp nhất định và có vai trò to
lớn trong xã hội.
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
Trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trũ chớnh, nhất là đối với phụ
nữ lớn tuổi và có uy tín. Con cái thường lấy theo họ mẹ. Mọi sinh hoạt,
phong tục tập quán do người phụ nữ chi phối như : dựng vợ - gả chồng cho
con cái đều do người phụ nữ quyết định. Người đàn ông, mặc dù được người
đàn bà lấy về để “nuụi” mỡnh và đảm đương phần lớn công việc của người
chủ gia đình, lại không có quyền hành gì trong gia đình.
Do chịu ảnh hưởng của tập tục cũ và của chế độ mẫu hệ, trong các gia
đình người Chăm Bani, “các vị nữ tu sĩ Radja điều hành những buổi lễ thờ
cúng tại gia.” [2, 81]. Vị nữ tu sĩ Radja thường là những người chủ gia đình.
Trong đời sống tâm linh của cư dân Ixlam giáo ở Việt Nam vẫn giữ tín
ngưỡng đa thần. Các thần linh đó thường được thờ cúng bằng những cặp đôi
và bị quy luật cơ bản của triết lớ õm – dương chi phối. Nhưng trong mối quan
hệ giữa nam thần và nữ thần, giữa yếu tố âm và yếu tố dương thì yếu tố âm
bao giờ cũng nổi bật và được coi trọng hơn cả. Vị nữ thần được người Chăm
trọng vọng nhất là Pô Inư (Nữ Thần Mẹ xứ sở) có chồng là Pô Yang Amư
(Thần Cha). Ngay trong mối quan hệ giữa nữ thần này với những người

chồng của nữ thần, thỡ Pụ Inư vẫn chiếm ưu thế.
Vai trò và địa vị của người phụ nữ Ixlam giáo ở Việt Nam cao hơn so với
vai trò của người đàn ông, phải chăng đó là ảnh hưởng của xã hội truyền thống,
mọi mối quan hề đều bắt đầu từ chế độ mẫu hệ. Do vậy, người Chăm Bani rất
thích đẻ con gái, họ cho rằng sinh con gái là một điều may mắn. Khi người con
gái lớn lên sẽ ở lại với bố mẹ, người con trai phải đến nhà người khác để “nuụi”
người ta. Đặc biệt, trong xã hội người Chăm Bani Việt Nam, nếu xảy ra li hụn
thỡ mọi của cải làm ra trong thời gian sinh sống, người đàn ông không được
quyền đem theo. Họ phải để lại cho vợ con, cho gia đình nhà vợ.
Ngày nay, vấn đề giải phóng phụ nữ và hiện đại hóa đời sống phụ nữ,
đưa họ hòa nhập vào công việc xây dựng và phát triển đất nước đã trở thành
quốc sách của các nước Đông Nam Á nói chung và các nước Ixlam giỏo
Đụng Nam Á nói riêng, trong đó có Việt Nam.
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
KẾT LUẬN
Từ khi thống nhất đất nước đến nay, tại Việt Nam không xảy ra mâu
thuẫn nào giữa Chính phủ và cộng đồng Ixlam, không có sự tranh chấp nào
trong nội bộ Ixlam Việt Nam với cộng đồng dân tộc hoặc các tôn giáo khác ở
Việt Nam – Đó như là một truyền thống tốt đẹp vốn có của người Việt.
Qua thực tế cho thấy, cộng đồng Ixlam ở mỗi địa phương cần tự tìm
cho mình những thuận lợi để hòa nhập vào cộng đồng xã hội, phải tôn trọng
và đóng góp tích cực vì mục đích chung của quốc gia, tranh thủ mọi khả năng
để đóng góp vào sự tồn tại và phát triển cộng đồng Ixlam Việt Nam; bảo vệ
truyền thống Ixlam phát triển theo kịp sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện
đại. Đồng thời, phấn đấu tối đa về nhận thức để cộng đồng Ixlam không lâm
vào tình trạng tụt hậu hoặc cực đoan trước sự phát triển nhanh của thời đại
công nghệ và tiến bộ khoa học trên thế giới ngày nay, cùng cộng đồng các
dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam vững bước trong thế kỷ XXI.
Đại hội X của Đảng ta đã khẳng định: “Đồng bào các tôn giáo là bộ

phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách
tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo
của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết
đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào
không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các
tôn giáo. Động viên giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống
“tốt đời đẹp đạo”. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và
được pháp luật bảo hộ… Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan,
các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung
của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dõn”.
Bài tập điều kiện Vũ Thị Mai Liên - Cao học
K17
Như vậy, việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
đề ra không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức chính trị, các cấp các ngành;
mà còn là quyền lợi và nghĩa vụ của từng người dân Việt Nam, trong đó có
đồng bào Ixlam giáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phú Văn Hẳn, Cộng đồng Islam Việt Nam – Sự hình thành, hòa nhập,
giao lưu, Tạp chí NCLS, Số 5 – 2001.
2. Nguyễn Văn Kiệm, Đạo Hồi ở Đông Dương, Tạp chí NCLS, số 1 –
1998.
3. Lương Ninh, Đạo Hồi với người Chăm ở Việt Nam, Tạp chí NCLS, số 1
– 1999.
4. Lương Thị Thoa, Lịch sử ba tôn giáo thế giới, Nxb Giáo dục, 2000.
5. Lương Thị Thoa, Thử tìm hiểu một vài nét đặc trưng của đạo Hồi, Tạp
chí NCTG, Số 5 – 2001.
6. Tổng cục Chính trị, Một số hiểu biết về tôn giáo – Tôn giáo Việt Nam,
Nxb Quân đội nhân dân , Hà Nội, 1993.
7. Bá Trung, Cộng đồng người Chăm Islam giáo ở Việt Nam với đời sống
xã hội, Tạp chí NCTG, Số 2 – 2005.

8. Đặng Nghiêm Vạn (cb), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2001.
9. Lê Thị Quyên,“Những nét riêng biệt của Hồi giáo ở một số nước Đông
Nam Á” Luận văn tốt nghiệp, ĐHSPHN.

×