Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.04 KB, 24 trang )

Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bài tựa của cuốn "Phê phán chính trị kinh tế học" của Mác, viết
năm 1895, Mác đã nhận định "Về đại thể, có thể coi phương thức sản xuất
Châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần
dần của hình thái kinh tế xã hội". Đây là lần đầu tiên "phương thức sản xuất
Châu Á" được đề cập đến và nhân loại sau đó đã giành rất nhiều thời gian và
giấy mực để nghiên cứu khái niệm mà Mác đã đưa ra. Đã có rất nhiều quan
điểm trái ngược nhau, khác nhau về phương thức sản xuất Châu Á nhưng
chung nhất là có hai loại ý kiến:
Phủ nhận phương thức sản xuất Châu Á coi nó chỉ là những nét đặc thù.
Thừa nhận phương thức sản xuất Châu Á với 4 đặc trưng cơ bản là: thứ
nhất, là sự sở hữu công về ruộng đất; thứ hai là nhà nước quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền kiểu phương Đông với phương thức bóc lột bằng hình
thức cống nạp; thứ ba là công xã nông nghiệp với tính chất đóng kín cả về kinh
tế lẫn chính trị và tính chất cốt hoá của công xã nông thôn; thứ tư là tính trì trệ,
bảo thủ và sự tồn tại dai dẳng của những xã hội Châu Á.
Vậy có hay không có phương thức sản xuất Châu Á? Từ những ý kiến
trên đặc biệt là ý kiến công nhận sự tồn tại của phương thức sản xuất Châu Á
với những nét đặc trưng cơ bản của nó cho ta hiểu rõ hơn về sự tồn tại của một
phương thức sản xuất đặc biệt. Đây là một trong những phương thức sản xuất
đã tồn tại trong lịch sử nhân loại. Để tìm hiểu và chứng minh đầy đủ được
những đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á phải mất rất nhiều thời gian
nghiên cứu. Trong một tiểu luận nhỏ tôi xin nghiên cứu về một khía cạnh nhỏ
của phương thức sản xuất Châu Á là "Công xã nông thôn và công xã nông thôn
phương Đông" để góp phần chứng minh luận điểm có phương thức sản xuất
Châu Á tồn tại trong lịch sử nhân loại và đồng thời tìm hiểu công xã nông thôn
thời sau phương thức sản xuất Châu Á.
1
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông


II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là mét vấn đề mang tính lịch sử nên tôi chọn phương pháp nghiên
cứu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
Phương pháp lịch sử là phương pháp dùa vào những sự kiện lịch sử, tư
liệu lịch sử để trình bày tiến trình lịch sử một cách đầy đủ theo thứ tự thời gian
ra đời, phát triển…
Phương pháp lôgic là phương pháp nghiên cứu lịch sử trong hình thức
tổng quát với những mối liên hệ bản chất của nó.
Trong quá trình nghiên cứu, thu thập các nguồn tư liệu của các tác giả tôi
còn dùng phương pháp so sánh, tổng hợp rót ra những điểm mấu chốt có tính
khái quát. Thực hiện phương pháp này tôi mới rót ra được những sự kiện một
cách chính xác căn bản nhất.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.
Để có sự liên kết lôgic giữa các vấn đề, sự kiện trước hết tôi sẽ trình bày
khái quát về quá trình hình thành công xã nông thôn nói chung nhằm tạo thuận
lợi cho việc theo dõi nghiên cứu của người đọc.
Sau đó làm rõ những nét lớn đặc trưng của công xã nông thôn và công xã
nông thôn phương Đông. Trên cơ sở đó thấy được những nét điển hình chung
nhất của công xã nông thôn phương Đông và sự tồn tại dai dẳng của nó trong
lịch sử loài người.
Bằng những dẫn chứng, tư liệu cụ thể về công xã nông thôn các nước
phương Đông để từ đó thấy được sự khác biệt của công xã nông thôn phương
Đông với các nước phương Tây và vai trò của công xã nông thôn đối với sự
phát triển của xã hội loài người.
IV. CẤU TẠO CỦA TIỂU LUẬN
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Phương pháp nghiên cứu
2
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông

III. Phạm vi nghiên cứu
IV. Cấu tạo của tiểu luận
B. NỘI DUNG
I. Công xã nông thôn
1. Quá trình ra đời của công xã nông thôn
2. Khái niệm, đặc trưng của công xã nông thôn
2.1. Khái niệm công xã nông thôn
2.2. Đặc trưng của công xã nông thôn
2.2.1. Đặc trưng xã hội
2.2.2. Đặc trưng kinh tế
II. Công xã nông thôn phương Đông
1. Những đặc trưng cơ bản của công xã nông thôn phương Đông
1.1. Đặc trưng về kinh tế
1.2. Đặc trưng về chính trị, xã hội
2. Vai trò của công xã nông thôn trong xã hội phương Đông
3. Sù khác biệt giữa công xã nông thôn phương Đông và công xã nông thôn
Tây Âu.
3.1. Công xã nông thôn phương Đông
3.1.1. Xuất hiện sớm ở lưu vực các con sông lớn và thời gian tồn tại của các
công xã nông thôn phương Đông không đều nhau.
3.1.2. Công xã nông thôn duy trì lâu dài, dai dẳng do nhu cầu của làm công tác
thuỷ lợi
3.2. Công xã nông thôn Tây Âu
3.2.1. Công xã nông thôn ra đời muộn và thời gian tồn tại ngắn.
3.2.2. Công xã nông thôn tan rã sớm do có sự phân hoá giai cấp sớm
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
B. NỘI DUNG

I. CÔNG XÃ NÔNG THÔN
Công xã nông thôn là giai đoạn quá độ chuyển từ xã hội có giai cấp sang
xã hội không có giai cấp. Là giai đoạn quá độ vì trong xã hội nguyên thuỷ, tư
liệu sản xuất thuộc sở hữu của công xã thị téc, còn trong xã hội có giai cấp (nô
lệ hay phong kiến), tư liệu sản xuất thuộc sở hữu cá nhân. Trong công xã nông
thôn, chế độ tư hữu về ruộng đất tuy đã hình thành nhưng chưa triệt để, những
tàn dư của chế độ công hữu vẫn còn tồn tại trong phạm vi nào đó. Do đấy mà
trong công xã nông thôn ngoài quan hệ giai cấp chiếm địa vị chủ yếu còn có
quan hệ cộng đồng, di tích của công xã thị téc nguyên thuỷ chiếm địa vị thứ
yếu, phụ thuộc. Những ý thức tư tưởng của xã hội thị téc cũng do đó mà cũng
tồn tại rất dai dẳng, ngoan cố trong công xã nông thôn.
Xã hội nguyên thuỷ tuy ở trình độ rất thấp nhưng tồn tại rất lâu dài trong
lịch sử. Căn cứ vào trình độ phát triển của sức sản xuất phát triển và theo đó
những biến đổi trong quan hệ sản xuất, Mác- Lênin đã chia xã hội nguyên thuỷ
ra làm hai thời kì lớn là bầy người nguyên thuỷ và thời kì công xã thị téc. Thời
kì công xã thị téc lại chia làm hai giai đoạn: giai đoạn thị téc mẫu quyền và phụ
quyền. Công xã nông thôn xuất hiện vào lúc giai đoạn thị téc phụ quyền tan rã.
Vậy quá trình ra đời của công xã nông thôn diễn ra như thế nào?
1. Quá trình ra đời của công xã nông thôn
Xã hội nguyên thuỷ phát triển mạnh nhất ở giai đoạn thị téc mẫu quyền,
bước sang giai đoạn thị téc phụ quyền, xã hội nguyên thuỷ đã chứa đựng những
mầm mèng tan rã. Trong giai đoạn thị téc mẫu quyền, lao động thô sơ cho nên
năng suất lao động thấp, chưa có tích luỹ cá nhân, chưa có gia đình.
Khi nghề trồng trọt phát triển, người đàn ông đóng vai trò chủ yếu trong
sản xuất nông nghiệp thì chế độ mẫu quyền chuyển sang phụ quyền, kĩ thuật
cải tiến hơn , gia đình lớn xuất hiện. Những người trong gia đình lớn có quan
hệ họ hàng với nhau có khi lên tới hàng trăm người. Tuy nhiên sự kết hợp trong
4
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
gia đình lớn không thật là chặt chẽ vì nó chưa có cơ sở kinh tế- tức chế độ tư

hữu về tư liệu sản xuất. Đến khi kĩ thuật nông nghiệp đẩy mạnh lên với việc
phát minh ra cày bừa bằng sắt và dùng trâu bò vào trong sản xuất nông nghiệp
thì về kinh tế còng nh về xã hội, trong xã hội thị téc phụ quyền có nhiều chuyển
biến quan trọng. Với kĩ thuật mới có thể mở rộng diện tích trồng trọt, năng suất
lao động cao hơn, thu hoạch nhiều hơn có của cải dư thừa để tích luỹ. Với kĩ
thuật mới chỉ vài người là có thể tiến hành sản xuất, lao động tập thể chuyển
thành lao động cá thể, kinh tế cộng đồng chuyển thành kinh tế cá thể. Gia đình
nhỏ có điều kiện xuất hiện, mỗi gia đình có thể đảm bảo cày cấy và đảm bảo đủ
tư liệu sinh hoạt cần thiết nhất cho mình. Các gia đình lớn chia thành các gia
đình nhỏ hơn, lao động chung và kinh tế cá thể gia đình đẻ ra chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất. Lúc này công cụ sản xuất, nhà cửa, sản phẩm đã thuộc sở hữu
của gia đình cá thể. Có chế độ tư hữu tất có sự chênh lệch về của cải giữa các
gia đình trong thị téc vì mỗi gia đình có năng suất lao động khác nhau, có quá
trình tích luỹ của cải khác nhau. Điều kiện của xã hội có giai cấp, có bóc lét nh
thế đã hình thành, công xã thị téc bắt đầu đi vào chỗ tan rã và công xã nông
thôn bắt đầu nảy mầm.
Tuy nhiên, giai cấp bóc lột đầu tiên xuất hiện không phải do năng suất
lao động cao của mét sè gia đình nào đó, cũng như những nhà giàu không phải
là những người làm nhiều ăn Ýt. Vì trong điều kiện sức sản xuất thấp kém, việc
trao đổi buôn bán chưa có thì sự chênh lệch về tài sản giữa các gia đình lấy sản
xuất của bản thân mình làm nguồn sống chỉ là tương đối. Phải có phương thức
tích luỹ của cải khác mới có thể trở thành giàu có được đó là phương thức tích
luỹ của cải bằng địa vị, uy quyền, tức phương thức phi kinh tế. Cho nên giai
cấp bóc lột đầu tiên là những tù trưởng, thủ lĩnh quân sự và bọn phụ trách việc
tế tự tôn giáo trong thị téc. Lợi dụng địa vị và uy thế tinh thần của mình và
bằng nhiều cách, bọn này đã chiếm phần lớn tài sản của công xã dần dần trở
thành tầng líp quý téc trong thị téc.
5
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
Từ các cuộc chiến tranh và quá trình trao đổi sản phẩm giữa các bộ lạc

đã làm cho quá trình tích luỹ của cải, chế độ tư hữu và phân hóa giàu nghèo
được đẩy mạnh. Chiến tranh đã đem lại cho bộ lạc chiến thắng nhiều của cải và
tù binh, vì bóc lột thặng dư đã xuất hiện nên tù binh đã trở thành nô lệ. Do việc
sử dụng nô lệ và chênh lệch về của cải đã dẫn tới tình trạng bất bình đẳng trong
thị téc. Về sau người nghèo đói, người mắc nợ trong công xã cũng biến thành
nô lệ. Líp quý téc thị téc này ngày càng xa rời xã viên, chúng không còn là đại
biểu của quần chúng xã viên và cũng không chịu để quần chúng xã viên lùa
chọn, giám sát nữa. Quyền lực của chúng dần dần thành cha truyền con nối, các
thành viên công xã dần phụ thuộc về kinh tế vào líp người quý téc. Như vậy
trong công xã có nhiều tập đoàn khác nhau, có quyền lợi khác nhau thậm chí
đối lập nhau. Trước kia mọi người cùng lao động bình đẳng thì mối liên hệ máu
mủ làm cho họ kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, bây giê tuy còng trong một
thị téc, cũng một dòng máu nhưng lại có kẻ giàu người nghèo, kẻ bị áp bức bóc
lột người bị áp bức bóc lột thì mối liên hệ máu mủ không còn có tác dụng quan
trọng. Người ta không cần thiết phải kết hợp với nhau trong quan hệ máu mủ
nữa mà tuỳ theo khu vực cư trú ở gần nhau người ta kết hợp với nhau thành
những đơn vị kinh tế và xã hội nho nhỏ, đó là công xã nông thôn. Như vậy,
công xã thị téc tan rã và công xã nông thôn ra đời.
2. Khái niệm và đặc trưng của công xã nông thôn
2.1. Khái niệm công xã nông thôn
“Công xã nông thôn là tổ chức kinh tế- xã hội vào giai đoạn cuối của chế
độ công xã nguyên thủy. Trong tổ chức này còn duy trì chế độ sở hữu tập thể
về ruộng đất, nhưng đã có tư hữu về tư liệu sinh hoạt và tài sản. Trong công xã,
các thành viên công xã gắn bó chặt chẽ với nhau bởi quan hệ kinh tế và địa lý
khu vực hơn là quan hệ huyết téc, sự phân chia giai cấp đã tồn tại.
Công xã nông thôn là đơn vị kinh tế mang tính tự cấp, tự túc hoàn toàn,
có quyền tự quản về chính trị trong quan hệ với nhà nước và mang tính chất
6
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
khép kín về quan hệ xã hội với bên ngoài. Những biến động ở ngoài Ýt tác

động đến công xã. Tàn dư của công xã nông thôn tồn tại dai dẳng, đặc biệt ở
phương Đông như Ên Độ, công xã nông thôn xuất hiện từ thời cổ đại, tồn tại
mãi đến thế kỉ XVIII- XIX”
1

2.2. Đặc trưng của công xã nông thôn
2.2.1. Đặc trưng về mặt xã hội
Công xã nông thôn là sự kết hợp của các tiểu gia đình trong mét khu vực
nhất định. Đây là chỗ khác của công xã nông thôn so với công xã thị téc. Các
thành viên trong công xã nông thôn không phải đều có quan hệ huyết thống với
nhau, lấy khu vực chứ không phải mối liên hệ huyết thống làm cơ sở kết hợp.
2.2.2. Đặc trưng về mặt kinh tế
Về mặt kinh tế có hai đặc trưng cơ bản:
"Thứ nhất là nhà cửa, công cụ, súc vật…đều thuộc sở hữu riêng của
những tiểu gia đình.
Thứ hai là ruộng đất, tư liệu sản xuất chủ yếu thì vẫn thuộc sở hữu công
xã. Những ruộng đất này sẽ chia cho các gia đình để cày cấy theo định kì. Các
gia đình Êy chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền chiếm hữu. Ngoài ra
rừng ró, đồng cỏ, bãi chăn nuôi, hồ ao… đều thuộc sở hữu của công xã"
2
.
Như vậy, đặc trưng của công xã nông thôn về kinh tế là chế độ tư hữu đã
hình thành và chiếm địa vị chủ yếu nhưng truyền thống của công xã thị téc vẫn
còn có tác dụng nhất định khi chế độ công hữu vẫn còn tồn tại trong phạm vi
nhất định. Về hình thức sở hữu , chiếm dụng nảy sinh trên cơ sở kết hợp giữa
kinh tế công nghiệp và nông nghiệp và đã cho ra đời chế độ cống nạp- một chế
(1)
Sổ tay kiến thức lịch sử- phần lịch sử thế giới, Phan Ngọc Liên chủ
biên, NXB Giáo dục, 2002, trang 106- 107
(2)

Nguyễn Hồng Phong, Xã thôn Việt Nam, Hội Văn- Sử- Địa, 1959
7
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
độ bóc lột lao động thặng dư mà Nhà nước thu của thành viên công xã : "Trong
những điều kiện của chế độ chuyên chế phương Đông và của tình trạng hình
như ở đó không có quyền sở hữu về mặt pháp lý, thì trên thực tế, với tư cách là
cơ sở của chế độ chuyên chế đó, sở hữu bộ lạc hay sở hữu công xã vẫn tồn tại,
sở hữu này sinh ra phần lớn là nhờ sự kết hợp giữa kinh tế công nghiệp và
nông nghiệp trong khuon khổ của công xã nhỏ, sự kết hợp đã khiến cho công
xã này trở nên hoàn toàn có thẻ tồn tại độc lập được và chứa đựng tất cả những
điều kiện tái sản xuất và sản xuất mở rộng. Một phần lao động thặng dư của
công xã thuộc về tập đoàn cao mà tập đoàn này rốt cuộc lại tồn tại dưới dạng
một người và lao động thặng dư Êy mang hình thức cống vật"
1
quan hệ kinh tế
này đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự chậm ra đời và khó phát triển của đô thị.
Khi chế độ tư hữu phát triển, một phần ruộng đất biến thành sở hữu cá
nhân, số ruộng này ngày càng lớn lên thu hẹp ruộng đất của công xã lại. Đến
một mức độ nào đó khi chế độ tư hữu về ruộng đất phát triển sẽ dẫn đến sự tan
rã của công xã nông thôn.
II. CÔNG XÃ NÔNG THÔN PHƯƠNG ĐÔNG
1. Những đặc trưng cơ bản của công xã nông thôn phương Đông
1.1. Đặc trưng về kinh tế.
Giống như dưới thời nguyên thuỷ sự kết hợp giữa chế độ công hữu và
chế độ tư hữu về tài sản là đặc điểm nổi bật của công xã nông thôn. Tài sản
công hữu là ruộng đất cày cấy, ao hồ, rừng ró, công trình thuỷ lợi Tuy nhiên
trong xã hội có giai cấp, các thứ đó đều thuộc quyền sở hữu cao nhất của nhà
nước, công xã chỉ có quyền chiếm hữu tập thể mà thôi. Tài sản tư hữu là tài sản
nhà cửa, vườn tược, gia súc và các thứ của cải khác ở trong nhà.
(1)

Văn Tạo, Phương thức sản xuất châu á- lý luận Mác- Lê nin và thực
tiễn Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1996, trang 21
8
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
Trên cơ sở chiếm hữu chung về ruộng đất, nguồn nước hình thức sử
dụng đất ở mỗi nơi một khác. ở những vùng tương đối lạc hậu, tàn dư của công
xã nông thôn còn tồn tại đậm nét. Thị téc vẫn là hạt nhân của công xã nông
thôn thì mọi người cùng lao động tập thể rồi phân chia sản phẩm. ở những nơi
tương đối tiên tiến thì ruộng đất định kì giao cho các thành viên công xã để tự
cày cấy, còn bãi cỏ, đất hoang, ao hồ vẫn là của chung mà mọi người trong
công xã đều có quyền sử dụng.
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế trong xã hội phong kiến ở các nước
phương Đông như Ả Rập, Trung Quốc, Ên Độ là quyền chiếm hữu của nhà
nước phong kiến về ruộng đất. Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng trong
các nhà nước phong kiến. Ở Việt Nam cũng vậy, dưới thời Trần đã chia thành 4
loại đất là Quốc khố, ruộng đất công, ruộng thác đao, ruộng tư nhân nhưng vẫn
tồn tại quyền sở hữu tối cao của nhà nước. Các cá nhân chỉ có quyền chiếm hữu
chứ không có quyền sở hữu ruộng đất. Bên cạnh đó, các xã thôn ở Việt Nam có
mối liên hệ với nhau nhất định về kinh tế, mỗi thôn đều có những ruộng công
hoặc thuộc sở hữu chung. Ở Ên Độ, chế độ sở hữu ruộng đất cũng thuộc về nhà
nước nhưng thực chất là thuộc sở hữu công xã, đây là đặc trưng điển hình của
công xã nông thôn Ên Độ. Nhà nước có quyền thu địa tô bằng tiền hoặc hiện
vật. Trong sách giáo khoa Chính trị kinh tế học của Viện hàn lâm khoa học
Liên Xô đã nhận định "Trong các nước theo chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương
Đông thời cổ, hình thức sở hữu thôn xã và nhà nước về ruộng đất là hình thức
phổ biến. Sự tồn tại của các hình thức chế độ sở hữu đó có liên quan đến chế độ
canh tác dùa trên cơ sở thuỷ lợi. Trên lưu vực sông ngòi ở phương Đông, công
tác thuỷ nông đòi hỏi rất nhiều sức lao động để đắp đê, khơi ngòi, xây hồ chứa
nước và tiêu thuỷ "
1


(1)
Theo Nguyễn Hồng Phong, Sdd, trang 20.
9
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
Trong công xã nông thôn, tÝnh chất khép kín, tự cấp tự túc của nền kinh
tế là phổ biến và là đặc trưng quan trọng của công xã nông thôn phương Đông
đặc biệt là ở công xã nông thôn Ên Đé. Trong công xã nông nghiệp và thủ công
nghiệp kết hợp với nhau rất chặt chẽ. Tập thể công xã nuôi một số thợ thủ
công như thợ méc, gốm, vàng bạc còn nghề dệt là một nghề thủ công gia
đình, hầu như nhà nào cũng tự túc được vải để may quần áo. Mác nêu rõ: "nhân
dân Ên Độ, rải rác trên khắp lãnh thổ của đất nước, sống tập trung trong những
trung tâm nhỏ bé nhờ vào mối liên hệ có tính chất gia trưởng giữa lao động
nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp, cả hai tình hình đó, từ những thời kì
xa xưa nhất, đã đẻ ra một chế độ xã hội đặc biệt gọi là chế độ công xã nông
thôn, chế độ này đã đem lại cho mỗi đơn vị nhỏ bé đó cái tổ chức độc lập của
nó"
1

Như vậy, mọi nhu cầu về ăn mặc, đồ dùng gia đình hàng ngày, dụng cụ
sản xuất phần lớn đều do những người trong công xã tự sản xuất lấy, do đó
công xã hoàn toàn đóng kín. Sự trao đổi hàng hóa giữa công xã này với công xã
khác, giữa nông thôn với thành thị rất Ýt, có chăng chỉ là muối, sắt tức là
những thứ không phải ở đâu cũng có và ai cũng có thể sản xuất được. Chính vì
đặc trưng này mà các công xã nông thôn không có nhu cầu trao đổi rộng rãi với
bên ngoài làm cho nền kinh tế hàng hoá không phát triển được. Đây cũng là
một trong những lý do khiến công xã nông thôn tồn tại dai dẳng ở phương
Đông.
1.2. Đặc trưng về chính trị, xã hội
Chế độ quân chủ chuyên chế hình thành sớm đã bảo vệ quyền sở hữu

công xã và ngăn cản sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất.
Công xã nông thôn Châu Á phát triển theo mét con đường khác với
những công xã nông thôn ở Châu Âu và các nơi khác trên thế giới. Những

10
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
(1)
Văn Tạo, Sdd, trang 18,19
con đường khác nhau đó đã được Mác vạch rõ trong "Là giai đoạn cuối cùng
của hình thái nguyên thuỷ của xã hội, công xã nông thôn cũng đồng thời là giai
đoạn quá độ sang hình thái thứ hai, tức là giai đoạn qúa độ từ xã hội xây dựng
trên chế độ công hữu chuyển sang xã hội xây dựng trên chế độ tư hữu. Hình
thái thứ hai cố nhiên bao gồm một loạt những xã hội dựng trên chế độ nô lệ và
chế độ nông nô.
Nhưng nh thế có phải là nói rằng con đường lịch sử của công xã nông
thôn nhất đinh phải tiến tới kết quả Êy không? Tuyệt nhiên không. Tính song
trùng cố hữu của công xã nông thôn đã tạo cho nó một khả năng phát triển theo
mét trong hai con dường như sau: hoăc yếu tố tư hữu của công xã thắng yếu tố
công hữu hoặc yếu tố công hữu thắng yếu tố tư hữu. Tát cả những cái đó tuỳ
thuộc ở hoàn cảnh lịch sử mà công xã đã tồn tại."
1
Như vậy, Mác đã phân biệt rõ ràng hai con đường phát triển của công xã
nông thôn. Con đường phát triển thứ nhất là yếu tố tư hữu thắng yếu tố công
hữu mà đưa xã hội từ hình thái nguyên thuỷ sang hình thái thứ hai tức hình thái
xã hội có giai cấp. Công xã nông thôn ở Tây Âu và nhiều nơi khác đã phát triển
theo con đường thứ nhất này. Con đường phát triển thứ hai là yếu tố công hữu
vÉn lÊn át yếu tố tư hữu. Chính công xã nông thôn Châu Á đã phát triển theo
con đường thứ hai và yếu tố công hữu đã tồn tại lâu dài trong công xã nông
thôn Châu Á. Nhưng không phải vì yếu tố công hữu tồn tại lâu dài và chiếm ưu
thế mà những công xã nông thôn Châu Á không biến đổi, vẫn giữ nguyên trạng

thái của cuối thời đại nguyên thuỷ. Nếu nh thế thì không gọi là phát triển theo
mét con đường khác được. Cho nên, công xã nông thôn Châu Á, mặc dầu
những yếu tố công hữu của nó vẫn chiếm ưu thế, nó vẫn đưa xã hội Châu Á
chuyển từ hình thái nguyên thuỷ sang hình thái thứ hai, tức hình thái xã hội có
giai cấp.
11
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
(1)
Nguyễn Lương Bích, Sdd, trang 24,25)
Về chính trị: công xã nông thôn là một tổ chức có quyền tự trị khá cao.
Tuy vậy, tồn tại trong xã hội có giai cấp, những công xã Êy là những đơn vị áp
bức bóc lét của nhà nước và của giai cấp thống trị. Mác đã viết "công xã nông
thôn là cơ sở vững chắc của chế độ chuyên chế phương Đông. Những công xã
Êy đã hạn chế lý trí của con người trong khuôn khổ chật hẹp nhất, làm cho nó
trở thành công cụ ngoan ngoãn của mê tín, trãi buộc bằng những xiềng xích nô
lệ của các quy tắc cổ truyền "
Khi tiến hành sản xuất nông nghiệp, các thành viên công xã cày cấy
ruộng đất công và phải nép thuế cho nhà nước, mức thuế thông thường là từ 1/6
đến 1/2 thu hoạch. Ngoài ra nông dân công xã còn phải làm các việc tạp dịch
nh đắp đê, làm đường, đào kênh.
Thuế nông nghiệp thường nép bằng lương thực súc vật, gỗ hoặc các loại
nguyên liệu. Nh vậy, đời sống của nông dân công xã ngày càng nghèo khổ đi
với những khoản thuế khoá, lao dịch nặng nề. Tuy vậy, nhưng họ vẫn được
khuyên là "không nên vui chơi, chỉ nên làm việc trên đồng ruộng"
Trong công xã nông thôn cũng có một số nô lệ, họ thuộc quyền sở hữu
của tập thể công xã và vị sử dụng làm những công việc bẩn thỉu, nặng nhọc.
Trong số thợ thủ công do toàn công xã nuôi, có lẽ có một số là nô lệ.
Ở Ên Đé Công xã nông thôn nh mét xã hội Ên Đé thu nhỏ với đủ các
đẳng cấp, những chức sắc trong công xã phần lớn thuộc về những người dẳng
cấp trên, còn những người lao động chủ yéu thuộc đẳng cấp dưới. Với sự phân

chia đẳng cấp trong xã hội Ên Đé đã trở thành yếu tố duy trì sự tồn tại lâu dài
của công xã nông thôn Ên Đé
Công xã nông thôn là đơn vị tự quản về chính trị mà "nhà nước không
thò tay được qua ngưỡng cửa của công xã"
12
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
Tóm lại: Trên cơ sở quyền chiếm hữu chung về ruộng đất, công xã nông
thôn ở Ên độ là những đơn vị tự cấp tự túc về kinh tế, tự trị nhiều mặt về hành
chính. Bởi thế sự tồn tại của chế độ công xã nông thôn tuy có hạn chế sù phá
sản của nông dân, do vậy hạn chế sự phát triển của quan hệ nô lệ và trong
chõng mực nào đó còn Ýt nhiều duy trì chế độ dân chủ nguyên thuỷ, mặt khác
nó cũng kìm hãm sù phát triển nhanh chóng của xã hội.
Nền kinh tế tự túc và tính chất cô lập của công xã nông thôn làm cho
kinh tế hàng hoá kém phát triển, hệ thống đường giao thông hầu như không cần
thiết cũng do sự biệt lập đó, bó buộc trình độ nhận thức và giao tiếp xã hội của
người dân đặc biệt là nông dân, họ không biết gì hơn ngoài xóm làng nhỏ bé
cuả mình. Vì thế những hủ tục, mê tín ngày càng có cơ hội phát triển.
Về tổ chức hành chính, mỗi công xã nông thôn là một làng, đứng đầu là
thôn trưởng, chức vụ này có khi do các thành viên công xã bầu ra, cũng có khi
là cha truyền con nối. Dưới thôn trưởng là một số người chức trách giữ những
công việc khác nh quản lý viếc sản xuất nông nghiệp, trông nom các công trình
thuỷ lợi, dạy trẻ em tuần tra canh gác, xem thiên văn Những người đó giúp
thôn trưởng phụ trách giải quyết những công viẹc chung của công xã, nhà nước
hầu nh không can thiệp đến.
Điều đặc biệt trong các công xã nông thôn đều có sự phân chia đẳng cấp
mà rõ rệt nhất là ở Ên Độ. Sù phân chia đẳng cấp trong công xã nông thôn Ên
Đé dùa trên sự phân biệt chủng téc, về dòng họ quý téc, về tôn giáo. Sự khác
biệt giữa các đẳng cáp hết sức nghiêm ngặt, pháp luật luôn bảo vệ quyền lợi
của đẳng cấp trên. Những người thuộc đẳng cấp trên không phải làm nhưng vẫn
được hưởng thành quả lao động của người khác. Đây chính là nguồn gốc của sự

bất bình đẳng trong công xã nông thôn và đây cũng là yếu tố dẫn đến sự trì trệ
của xã hội Ên Đé. Ở Việt Nam đẳng cấp ở xã thôn cũng được phân chia làm 3
loại: thứ nhất là những chức sắc tức những người thi cử đỗ đạt từ quan tứ phẩm
trở lên; thứ hai là chức dịch chánh phó tổng, lý trưởng; thứ ba là thí sinh, khoa
13
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
sinh. Dân được chia làm 3 hạng là lão hạng (già từ 50-55 tuổi), dân đinh (từ 18-
49 tuổi), ti Êu (từ 6- 17 tuổi). Như vậy, líp người già được đề cao và phân cấp
đẳng cấp trên để duy trì hình thức quản lý tập thể của xã thôn.
2. Vai trò của công xã nông thôn trong xã hội phương Đông.
Trong lịch sử các nước phương Đông nhà nước đóng vai trò đặc biệt
quan trọng bởi nhà nước luôn phải quan tâm tới việc điều hành công tác thuỷ
lợi. Người trực tiếp tham gia xây dựng các công trình thuỷ lợi là các công xã
nông thôn với đại bộ phận các thành viên trong công xã. Chính vì vậy vai trò
nổi bật của công xã nông thôn là lực lượng chủ chốt xây dựng các công trình
thuỷ lợi và trực tiếp sử dụng các công trình thuỷ lợi đó trong quá trình sản xuất
nông nghiệp.
Từ việc làm và sử dụng các công trình thuỷ lợi mà các công xã nông
thôn còn có vai trò tập hợp được lực lượng lao động đông đảo. Công việc làm
thuỷ lợi như một chất keo dính tạo nên tính cộng đồng cao trong các công xã
nông nghiệp. Nhờ làm thủy lợi mà diện tích cày cấy được tăng lên, các cây
trồng đa dạng như lúa mì, lúa nước, đại mạch Chính điều này đã dẫn đến sự
tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn phương Đông.
Bên cạnh đó công xã nông thôn còn có hạn chế lớn là gây trở ngại cho sù
phát triển của nền kinh tế. Với nền kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc là nguyên
nhân chính cản trở sự phát triển của chế độ nô lệ. Trong khi đó các nước Hy
Lạp- Rôma nhờ sử dụng sức nô lệ mà kinh tế phát triển nhanh. Nền kinh tế này
đã làm cho quan hệ kinh tế hàng hoá chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp và
thủ công nghiệp chỉ là để phục vụ cho nhu cầu công xã chứ không phải để trao
đổi với bên ngoài. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thành thị ra đời muộn và

thực chất thành thị cũng chính là một dạng của nông thôn. Mác nhận định "lịch
sử Châu Á là sự thống nhất không thể phân chia được giữa thành thị và nông
thôn theo kiểu của nó đã có thể xem những thành thị lớn thực sự là dinh luỹ của
vua chóa như là một cái bướu thừa trên một hệ thống kinh tế "
1

14
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
(1)
Các Mác "Bàn về xã hội tiền tư bản", NXB Sự Thật, Hà Nội, 1976
Đối với văn hoá công xã nông thôn có vai trò quan trọng là tạo nên nền
văn minh lúa nước từ rất sớm. Đặc biệt là văn minh Ên Độ, Trung Quốc đã có
ảnh hưởng rất lớn đến các nước trong khu vực. Từ cuộc sống lao động, sinh
hoạt hàng ngày mà nhiều tác phẩm văn học lớn đã ra đời như Ramayana ở Ên
Độ , các tác phẩm nghệ thuật lớn đây chính là những nguồn tư liệu quý để
nghiên cứu về xã hội cổ đại.
Do tồn tại lâu dài và dai dẳng nên công xã nông thôn còn có rất nhiều
những hạn chế mà các nhà kinh điển đã tổng kết:
"Chóng ta không quên được rằng những công xã nông thôn thơ mộng
Êy, dầu cho chúng có vẻ vô hại như thế nào chăng nữa, bao giê cũng vẫn là cơ
sở bền vững của chế độ chuyên chế phương Đông, rằng những công xã Êy đã
hạn chế lý trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất, làm cho nó
trở thành một công cụ ngoan ngoãn của mê tín, trãi buộc nó bằng những xiềng
xích nô lệ của các quy tắc cổ truyền, làm cho nó mất hết mọi sự vĩ đại, mọi tính
chủ động lịch sử."
1

Những thấp kém về phẩm chất của những con người trong công xã nông
thôn. "Chúng ta không quên được sự Ých kỉ của những con người dã man, họ
đã tập trung mọi lợi Ých của mình trên một mảnh đất nhỏ bé đáng thương, thản

nhiên nhìn những đế quốc lớn sụp đổ, nhìn những hành động tàn khốc không
thể tưởng tượng được xảy ra, nhìn dân cư các thành phố lớn bị tiêu diệt- họ đã
thản nhiên nhìn tất cả những cái đó mà không hề suy nghĩ giống như nhìn
những hiện tượng của tự nhiên, và bản thân họ đã trở thành miếng mồi yếu đuối
của bất kì một kẻ đi xâm chiếm nào khi kẻ Êy đoái nhìn đến họ.
Chóng ta không quên được rằng cuộc sống thiếu phẩm cách, đình đốn
giống như cuộc sống của cây cỏ đó, phương thức tồn tại thụ động đó, mặt khác
15
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
(1)
theo Văn Tạo, Sdd,trang 41
đã gây ra những lực lượng tàn phá dã man, mù quáng không gì kìm nổi để bổ
sung cho nó và thậm chí đã biến sự giết người thành một nghi thức tôn giáo ở
Hinduxtan."
1
Những tàn dư cổ đại vẫn được tàng trữ trong công xã nông thôn
"Chúng ta không được quên rằng những công xã nhỏ bé Êy mang dấu Ên của
những sự phân biệt đẳng cấp và chế độ nô lệ rằng những công xã Êy làm cho
con người phục tùng những hoàn cảnh bên ngoài chứ không nâng con người
lên địa vị làm chủ những hoàn cảnh Êy, rằng những công xã Êy đã biến trạng
thái tự động phát triển của xã hội thành một bộ phận không thay đổi do thiên
nhiên quyết định trước, và do đó đã tạo ra sự thờ cóng thiên nhiên một cách thô
lỗ, mà sự thoái hoá bị biểu hiện trong việc con người, kẻ làm chủ thiên nhiên
lại phải thành kính quỳ gối trước con khỉ Hanuman và trước con bò Sabbala"
2

Như vậy, bên cạnh những vai trò không thể phủ nhận của công xã nông
thôn còn có những hạn chế lớn. Chính những hạn chế này đã cản trở sự phát
triển của các nước phương Đông nói chung cả về kinh tế lẫn chính trị, đời sống
văn hóa.

3. Sù khác biệt giữa công xã nông thôn phương Đông và công xã nông thôn
Tây Âu.
Ngoài những đặc trưng chung nhất của công xã nông thôn thì giữa công
xã nông thôn phương Đông và công xã nông thôn Tây Âu còn có những nét
khác biệt do vị trí địa lý, địa hình, khí hậu khác nhau dẫn tới những điểm khác
biệt về kinh tế. Từ đó dẫn tới sự ra đời cũng như thời gian tồn tại, tan rã của các
nước phương Đông và các nước ở Tây Âu là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
16
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
(1), (2)
Văn Tạo, Sdd, trang 42
3.1. Công xã nông thôn phương Đông
3.1.1. Xuất hiện sớm ở lưu vực các con sông lớn và thời gian tồn tại của các
công xã nông thôn phương Đông không đều nhau
Điểm đồng nhất của các công xã nông thôn phương Đông là đều xuất
hiện ở bên lưu vực các dòng sông lớn từ rất sớm, ở Ên Độ là sông Ên và sông
Hằng, Trung Quốc là Hoàng Hà và Trường Giang, Lưỡng Hà là Tigơrơ và
Ơphơrat, Việt Nam là sông Hồng, sông Mã Với khí hậu nóng Èm, mưa nhiều
và mưa theo mùa nên đã thường xuyên gây ra nạn lũ lụt tàn phá mùa màng. Do
vậy, ở các quốc gia phương Đông từ rất sớm đã đặt ra vấn đề sống còn là phải
làm công tác thuỷ lợi, đòi hỏi phải tập trung sức lực của các thành viên trong
công xã. Đây chính là lý do khiến các công xã nông thôn ra đời sớm và tồn tại
lâu dài với nền kinh tế đặc trưng là nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp.
Do vị trí địa lý và địa hình ngoài những điểm tương đồng còn có những
khác biệt đặc biệt là do nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia mà thời gian
tồn tại của các công xã nông thôn không đều nhau. Có những quốc gia công xã
nông thôn tồn tại rất dai dẳng như ở Ên Độ, Việt Nam nhưng bên cạnh đó có
những quốc gia công xã nông thôn lại tan rã sớm từ khi chế độ phong kiến hình
thành như ở Trung Quốc, Ai Cập
Ở Ên Đé, tồn tại đến thế kỉ XIX khi thực dân Anh xâm lược

Trong số các nước phương Đông, Ên Đé là nơi công xã nông thôn tồn tại
vững chăc dai dẳng nhất. Sở dĩ nó tồn tại dai dẳng, Mác chỉ ra "Một mặt nhân
dân Ên Đé giống như nhân dân tất cả các nước phương Đông giao cho chính
phủ trung ương trông nom những công trình công cộng lớn, những công trình
này là điều kiện cơ bản của nền công nghiệp và thương nghiệp của họ, mặt
khác nhân dân Ên Đé rải rác trên khắp lãnh thổ đất nước, sống tập trung trong
các trung tâm nhỏ bé nhờ vào mối liên hệ có tính chất gia trưởng giữa lao động
17
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp Cả hai tình hình đó từ những thời kì
xa xưa nhất đã đẻ ra một chế độ xã hội đặc biệt gọi là chế độ công xã nông
thôn"
1
. Với vị trí địa lý bị chia cắt, độc lập, chế độ đẳng cấp là cơ sở cho phong
kiến bóc lột. Bên cạnh đó trình độ sản xuất lạc hậu, kinh tế chậm phát triển
chính là lý do khiÕn công xã nông thôn tồn tại lâu dài ở Ên Độ cho đến khi
thực dân Anh xâm lược.
Ở Trung Quốc, tồn tại đến khi chế độ phong kiến ra đời (thế kỉ III trước
công nguyên)
Là một quốc gia lớn đất rộng người đông, địa hình tương đối bằng phẳng
và không bị đóng kín, các công xã nông thôn thay thế các công xã thị téc từ rất
sớm. Là vùng có khí hậu đa dạng đã tạo nên nhiều ngành nghề ở Trung Quốc
cổ đại. Chính địa hình là một dải bằng phẳng tiếp giáp với các quốc gia khác
lân cận, nhu cầu thống nhất lãnh thổ bức thiết do vậy không thể duy trì sự vững
chắc và tồn tại lâu dài của công xã nông thôn được. Chính vì vậy, công xã nông
thôn Trung Quốc phải nhanh chóng tan rã để tạo điều kiện cho sự thống nhất về
lãnh thổ, chính trị và về kinh tế.
Bên cạnh đó do địa hình không bị đóng kín mà giữa các công xã nông
thôn Trung Quốc cũng có thể giao lưu với nhau, đồng thời có thể giao lưu và
trao đổi với bên ngoài. Đây là nhân tố dẫn tới sự phân công lao động trong

công xã, các sản phẩm của nông dân và thợ thủ công trong công sản xuất ra đã
vượt ra ngoài phạm vi Trung Quốc để đến với các nước trong khu vực và sang
cả Tây Âu. Trình độ sản xuất của các công xã dần được nâng cao nhờ tiếp thu
các quốc gia bên ngoài, do vậy các công xã nông thôn ở Trung Quốc nhanh
chóng phát triển, xoá dần nền kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc. Đây là lý do cơ bản
dẫn tới sự tan rã nhanh chóng của công xã nông thôn Trung Quốc và tan rã
hoàn toàn khi chế độ phong kiến được xác lập, sự phân hoá giai cấp rõ ràng.
18
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
(!)
Mác- Eng ghen toàn tập- tập 2, NXB Sự thật , 1981, trang 556- 557)
Ở Việt Nam, tồn tại đến khi thực dân Pháp thống trị (trước cách mạng
tháng Tám năm 1945)
Công xã nông thôn Việt Nam ra đời từ rất sớm (thời Hùng Vương) và
tồn tại dưới hình thức công điền công thổ của xã thôn. Sự tồn tại của nó trải qua
bao nhiêu thế kỉ dưới thời phong kiến chứng tỏ rằng Việt Nam cũng như nhiều
nước phương Đông khác, công xã nông thôn đã tồn tại ở một mức độ nào đó
dưới thời phong kiến, đã thích ứng với chế độ phong kiến và có tác dụng phục
vụ chế độ phong kiến. Dưới thời Pháp thuộc, ngoài ruộng đất sở hữu của nông
dân, địa chủ còn có ruộng đất công của xã thôn và số ruộng này được định kì
chia cho các thành viên trong gia téc, trong xã thôn để cày cấy. Bên cạnh đó
còn có sù tồn tại của chế độ gia téc phụ quyền, đó chính là những tàn dư của
công xã nông thôn mà thực dân Pháp vẫn duy trì để phục vụ cho chế độ áp bức,
bóc lột của chúng. Chính vì điều này mà công xã nông thôn Việt Nam tồn tại
dai dẳng đến tận trước cách mạng tháng Tám.
3.1.2. Công xã nông thôn duy trì lâu dài, dai dẳng do nhu cầu làm công tác
thuỷ lợi
Đặc điểm của xã hội cổ đại phương Đông là sự tồn tại lâu dài, dai dẳng
của công xã nông thôn. ở Ên Độ, công xã nông thôn đã tận tồn tại đến tận thời
kì thực dân Anh xâm lược, ở Việt Nam tồn tại cho đến tận trước cách mạng

tháng Tám năm 1945. Sự tồn tại lâu dài của công xã nông thôn phương Đông
có những lý do riêng của nó.
Công xã nông thôn Châu Á tồn tại lâu dài chính vì hoàn cảnh lịch sử
Châu Á. Đó là ở Châu Á và phương Đông, vì khí hậu và địa thế của nó, nền
nông nghiệp phải đòi hỏi phải tưới nước vào ruộng. Mà muốn tưới nước vào
ruộng, trong trình độ văn minh phát triển chậm, thì phải lao động tạp thể, sử
dụng tập thể. Do đấy công xã nông thôn là chế độ xã hội thích hợp với nền
19
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
nông nghiệp phương Đông. Trong mấy nghìn năm qua, nền nông nghiệp
phương Đông vẫn nguyên nh cò, không thay đổi thì hình thái công xã nong
thôn thích ứng với nó tát nhiên vẫn tồn tại. Mặt khác, tổ chức lao động tập thể
và điều khiển sử dụng tập thể trong nông nghiệp phương Đông đòi hỏi phải có
một chính quyền tập trung. Do đó, nhà nước chuyên chính phương Đông đã
xuất hiện rất sớm và tồn tại lâu dài cùng với nền thuỷ nông phương Đông, đồng
thời nhà nước chuyên chính cũng có tác dụng duy trì lâu dài công xã nông thôn
để làm cơ sở tồn tại của nó. Chính cái hoàn cảnh lịch sử nh thế của Châu Á đã
tạo điều kiện cho hình thái công xã tồn tại lâu dài ở Châu Á. Nhưng một điều
cũng cần lưu ý là ở từng thời đại và ở từng nước, hình thái công xã nông thôn
đã tồn tại với những nét đậm nhạt khác nhau; Ví dụ, tới cuối thời phong kiến,
công xã nông thôn vẫn tồn tại bền vững và chiếm ưu thế trong xã hội Ên Đé thì
ở Trung Quốc lóc Êy công xã nông thôn đã không còn nữa, có chăng chỉ là còn
lại những tàn tích của nó. Mác đã nói về sự khác biệt Êy giữa Ên Đé và Trung
Quốc như sau: "ở các nước này sự thóng nhất của nền tiểu nông với nền công
nghiệp gia đình hình thành cái cơ sở rộng lớn của phương thức sản xuất; đối
với Ên Đé thì còn phải cộng thêm vào đó cả hình thức của các công xã nông
thôn dùa trên cơ sở chế độ sở hữu cộng đồng về ruộng đất; chế độ này cũng là
hình thái nguyên thuỷ trước kia ở Trung Quốc"
1


Ở Việt Nam chóng ta, phương thức sản xuất Châu Á còng đã tồn tại lâu
dài với phương thức canh tác thuỷ nông, với chế độ công xã nông thôn, với
hình thái nhà nước quân chủ chuyên chính của nó. Ngay cho đến sau khi chủ
nghĩa tư bản Pháp đã chi phối xã hội Việt Nam, phương thức sản xuất Châu Á
tuy không còn tồn tại nữa, nhưng những tàn tích của nó vẫn còn nồng hậu trong
xã hội Việt Nam suốt thời Pháp thuộc. Chế độ công điền, công thổ, hình thức tổ
chức thôn xã với các chế độ hành chính, hương Èm của nó, tồn tại phổ biến
trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc chính là tàn dư của phương thức sản
20
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
(1)
Nguyễn Lương Bích, Phương thức sản xuất châu á là gì, Tạp chí
nghiên cứu lịch sử số 8, 1963, trang 25
xuất Châu Á ở các thời đại trước, đã được chủ nghĩa thực dân duy trì nuôi
dưỡng làm cơ sở cho chế độ thống trị của nó. Chỉ với sự thànnh công của cách
mạng tháng Tám và những thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
hiện nay mới thực sự thanh toán được hết những tàn tích của phương thức sản
xuất Châu Á.
3.2. Công xã nông thôn Tây âu
3.2.1. Công xã nông thôn ra đời muộn và thời gian tồn tại ngắn.
Ở Tây Âu mãi đến năm 476 sau công nguyên, khi người "Man téc" tràn
vào Hy Lạp và La Mã để đánh đổ đế quốc La Mã thì từ đó xã hội chiếm hữu nô
lệ ở Tây Âu mới chấm dứt. Các quốc gia Tây Âu bước sang thời kì trung đại và
hình thành các quan hệ sản xuất của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
Trong thời gian di cư và chiến tranh lâu dài, các thành viên thị téc của
các bộ lạc người Giec manh thường bị xáo trộn và họ sống lẫn lộn với nhau
không theo quan hệ huyết thống nữa mà chuyển dần sang quan hệ láng giềng.
Những người sống chung với nhau trong các làng xóm và lập ra các công xã
nông thôn. Điển hình nhất là loại hình công xã Mác cơ ở vương quốc Phơ răng.
Với địa hình bằng phẳng, không bị chia cắt có sự giao lưu với xung

quanh, khí hậu ổn định rất phù hợp cho loại cây lưu niên như nho, táo, ôliu và
sản xuất ra các loại hàng thủ công mĩ nghệ do vậy các công xã nông thôn Tây
Âu không phải làm chức năng quan trọng như các nước phương Đông là làm
thuỷ lợi. Chính vì vậy mà nhu cầu tồn tại của các công xã nông thôn đối với các
nhà nước Tây Âu là không cần thiết
3.2.2. Công xã nông thôn tan rã sớm do có sự phân hoá giai cấp sớm
Ở các nước Tây Âu, nông dân công xã ngoài nghĩa vụ đóng thuế còn
phải làm nghĩa vụ binh dịch cho nhà nước do vậy nhu cầu về sức lao động buộc
các công xã phải đi lại để giao dịch giúp đỡ nhau.
21
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
Từ cuối thế kỉ VI đến đầu thế kỉ VII, ở Tây Âu ruộng đất bắt đầu trở
thành tài sản riêng của người nông dân, có thể đem mua bán, đổi chác, ban tặng
cho người khác tuỳ ý. Tài sản đất tự do nhưng lại hay mua bán như thế gọi là
"A-lơ" hay "đất tự do". Từ đó đã thúc đẩy quá trình tư hữu hoá ruộng đất phát
triển mạnh và đồng thời đưa công xã nông thôn nhanh chóng tan rã, sự phân
hóa giai cấp trong xã hội Tây Âu ngày càng sâu sắc.
Bên cạnh đó tôn giáo cũng phát triển rất mạnh và trở thành vũ khí của
giai cấp thống trị áp bức bóc lột nhân dân. Đây là yếu tố quan trọng tác động
đến sự biến đổi của công xã nông thôn và kinh tế hàng hoá ngày càng xâm
nhập vào lĩnh vực nông nghiệp của công xã. "chủ yếu là do sự phát triển của
thành thị, của công thương, của kinh tế hàng hoá. Chính thành thị và công
thương với sự phát triển cao độ của nền kinh tế hàng hoá đã làm cho chế độ tư
hữu và phân hoá giai cấp phát triển, tạo cơ sở cho quá trình phong kiến hoá
phát triển. Cũng chính thành thị và công thương cuối cùng đã đóng vai trò
chính xúc tiến sở hữu phong kiến, làm tan rã các công xã nông thôn và trung kì
trung đại tại các nước Anh, Đức và các nước Slavơ"
1
Như vậy, cơ sở kinh tế
của công xã nông thôn bị phá vỡ, kinh tế hàng hoá phát triển, thành thị ra đời,

sự phân chia giai cấp là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của công xã nông thôn
Tây Âu. Đây chính là điểm khác biệt lớn giữa công xã nông thôn phương Đông
và công xã nông thôn Tây âu.
(1)
Nguyễn Hồng Phong, Về phương thức sản xuất châu á lý thuyết và thực tiễn,
Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1, 1982.)
22
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
C. KẾT LUẬN
Với sù ra đời và tồn tại của công xã nông thôn trong lịch sử phát triển
của loài người đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của lịch sử nhân
loại bên cạnh những hạn chế của nó. Công xã nông thôn có mặt không chỉ ở
các nước phương Đông mà ở cả các nước Tây Âu, mỗi khu vực công xã nông
thôn có những đặc trưng khác nhau bên cạnh những đặc trưng chung nhất về
kinh tế, xã hội. Do điều kiện khác nhau về vị trí địa lý, địa hình và những vùng
khác nhau mà thời gian tồn tại của công xã nông thôn khác nhau. ở hầu hết các
nước phương Đông công xã nông thôn tồn tại dai dẳng, đây cũng là nguyên
nhân dẫn đến sự trì trệ trong quá trình phát triển mà điển hình là ở Ên Độ. ở các
nước Tây âu thì khác, công xã nông thôn ra đời muộn và tan rã sớm.
Nghiên cứu về công xã nông thôn giúp tôi hiểu được sâu sắc hơn về một
hình thức xã hội tồn tại lâu dài trong lịch sử thế giới và đặc biệt là ở Viêt Nam.
Từ nghiên cứu về công xã nông thôn mà tôi hiểu được một cách sâu sắc hơn về
phương thức sản xuất Châu Á và những đặc trưng cơ bản của nó. Trong phạm
vi của một tiểu luận nhỏ tôi không có điều kiện để nghiên cứu một cách sâu
rộng do vậy tôi mong muốn sẽ được nghiên cứu kĩ hơn về vấn đề này khi có
điều kiện.
23
Công xã nông thôn và công xã nông thôn phương Đông
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thừa Hỷ, Ên Độ qua các thời đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 1978.

2. Văn Tạo, Phương thức sản xuất Châu Á- lý luận Mác- lênin và thực tiễn Việt
Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1996
3. Nguyễn Hồng Phong, Xã thôn Việt Nam, NXB Văn- Sử- Địa, 1959
4.

Nguyễn Hồng Phong, Về phương thức sản xuất Châu Á lý thuyết và thực
tiễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1, 1982.
5. Phan Ngọc Liên chủ biên, sổ tay kiến thức lịch sử- phần lịch sử thế giới,
NXB Giáo dục, 2002
6. Các Mác "Bàn về xã hội tiền t bản", NXB Sự Thật, Hà Nội, 1976
7.

Mác- Eng ghen toàn tập- tập 2, NXB Sự thật , 1981
8. Nguyễn Lương Bích, Phương thức sản xuất châu á là gì, Tạp chí nghiên cứu
lịch sử số 8, 1963
24

×