Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

luận văn Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 1995 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.87 KB, 95 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử phát triển lâu dài và trong quá
trình phát triển của mình đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền văn
minh nhân loại. Các quốc gia trong khu vực là những đất nước có sự tương
đồng trên nhiều lĩnh vực văn hoá - xã hội cũng như trình độ phát triển kinh
tế. Chính vì vậy, nhu cầu hợp tác, liên kết các quốc gia trong khu vực luôn
được đặt ra ở các thời điểm lịch sử. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thế
giới đang có nhiều biến đổi, xu thế toàn cầu hoá và đa cực hoá thế giới đang
diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á nói chung và giữa từng quốc gia với nhau nói riêng đang trở
nên rất cần thiết cho sự phát triển của mỗi quốc gia.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
nhận thấy rõ lợi ích to lớn trong quan hệ buôn bán với các nước trong khu
vực. Trong thời gian qua, Việt Nam chú trọng quan hệ đối ngoại với các nước
trên thế giới, nhất là lĩnh vực kinh tế thương mại. Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII (1996) đã đề ra đường lối đối ngoại: độc lập, tự chủ, rộng mở, đa
phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại … Trong mục tiêu phát
triển kinh tế Đảng và Nhà nước ta cũng nhấn mạnh thực hiện đẩy mạnh các
hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì thế, quan hệ đối ngoại có điều kiện phát triển.
Việt Nam và Thái Lan cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, hai nước
láng giềng dù không liền núi, không liền sông, không chung một đường biên
giới. Nhưng có vị trí gần nhau, chỉ cách nước Lào và Campuchia. Hai nước
đã có quan hệ lâu đời, trên mọi mặt trong đó có quan hệ thương mại. Trải
qua quá trình lịch sử, với nhiều sự thay đổi. Nhìn chung mối quan hệ này
chưa có sự phát triển. Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới, mối quan
hệ này dần dần được thay đổi. Đặc biệt là từ sau khi Việt Nam ra nhập
ASEAN, quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan thực sự đi vào chiều
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP


Hà Nội
1
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
sâu. Vì vậy, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan, chẳng
những giúp chúng ta hiểu sâu sắc thêm mối quan hệ thương mại Việt Nam
với Thái Lan, mà còn hiểu hơn mối quan hệ Việt Nam với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan
còn góp phần giúp ta hiểu được tình hình quan hệ Việt Nam và Thái Lan.
Những thành tựu, cũng như những hạn chế của mối quan hệ này. Từ đó thấy
được vai trò và những tác động của quan hệ thương mại Việt Nam với Thái
Lan đối với nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, nó cũng phản ánh tình hình
quan hệ kinh tế, ngoại giao Việt Nam và Thái Lan trong thời kỳ này. Trên
cơ sở đó, góp phần đánh giá khái quát về chính sách, vai trò lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước, vai trò của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam và
Thái Lan. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ phát triển kinh
tế thương mại giữa Việt Nam với Thái Lan trong giai đoạn tiếp theo.
Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan, ta có thêm tư
liệu lịch sử nghiên cứu, biên soạn, dạy và học về mối quan hệ Việt Nam với
Thái Lan, Việt Nam với khu vực và trên thế giới trong thời kỳ đổi mới. Đề tài
này còn là tài liệu tham khảo góp phần giáo dục truyền thống đoàn kết, hữu
nghị giữa Việt Nam và Thái Lan cho thế hệ trẻ, cũng như nhân dân cả nước.
Ngày nay thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến, đòi hỏi sự hội
nhập kinh tế với quốc tế và Thái Lan ngày càng tăng, nghiên cứu đề tài này
còn góp phần hoạch định chính sách của Việt Nam với Thái Lan cho hiệu
quả hơn. “ Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 1995 đến 2010”
là một đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì thế tôi chọn đề tài này làm
đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái lan đóng một tầm quan trọng
vào sự phát triển kinh tế của nước ta. Ngay khi hai nước bình thường hoá
quan hệ vào năm 1976 thì vấn đề quan hệ giữa hai nước được các nhà nghiên
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
2
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
cứu đặc biệt chú ý. Nhất là khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì mối quan hệ
này được các tác giả, báo, tạp chí… tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên chưa có
một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên sâu về quan hệ
thương mại của Việt Nam với Thái Lan, chí có những nghiên cứu mang tính
chất toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao
hoặc nghiên cứu về sự phát triển mối quan hệ hai nước. Có thể dẫn ra một
cách cụ thể một số công trình nghiên cứu đã được công bố sau:
Nguyễn Tương Lai (chủ biên). Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong
thập kỷ 90. Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, 2001.
Tác giả trình bày một cách rõ nét những nhân tố tác động đến quan hệ
hai nước, cũng như nội dung của quan hệ Việt Nam – Thái Lan trên các
phương diện chính trị, ngoại giao và kinh tế; đồng thời tác giả cũng định
đoán tương lai của mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan. Nhưng đó là mối
quan hệ từ 1989 – 1999, trong các lĩnh vực nêu trên, phần quan hệ ngoại
giao được tác giả chú trọng hơn cả. Các vấn đề được tác giả đề cập sâu là
những vấn đề liên quan đến chính trị, ngoại giao của hai nước như quan hệ
trong thời kỳ phong kiến giữa các vương triều, chuyến thăm ngoại giao của
các thủ tướng, lãnh đạo cấp cao giữa hai nước, giải quyết các vấn đề giữa
hai bên: vấn đề vịnh Thái Lan, vấn đề thềm lục địa, vấn đề lập lại trật tự trên
biển, Việt Kiều ở Thái Lan… còn phần kinh tế được tóm lược ngắn gọn
trong phần nói về kinh tế. Các vấn đề cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu của
Việt Nam Với Thái Lan, kim ngạch xuất - nhập cũng chưa được nói rõ. Hơn

nữa trong khi trình bày những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam –
Thái Lan, tác giả trình bày nhiều về tác động của Mỹ, Nhật đối với Đông
Nam Á mà chưa đề cập đến sự chuyển biến chung của thế giới, khu vực và
sự chuyển biến nội tại hai nước để cho hai nước xích lại gần nhau không chỉ
trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao mà cả lĩnh vực kinh tế.
Trong cuốn: Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1976 – 2000 của tác
giả Hoàng Khắc Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đề cập đến
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
3
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
mối quan hệ song phương Việt Nam – Thái Lan một cách toàn diện trên cả 3
lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao. Trong đó đi sâu lý giải về mối quan
hệ hai nước trong từng giai đoạn chịu sự chi phối của bối cảnh quốc tế và
khu vực. Thông qua các giai đoạn đó tác giả khẳng định mối quan hệ này là
một quá trình phát triển. Đồng thời tác giả cũng mở rộng hơn tìm hiểu về
mối quan hệ Việt Nam – ASEAN để hiểu rõ hơn về mối quan hệ Việt Nam –
Thái Lan. Tuy nhiên tác giả chỉ đề cập đến mối quan hệ này trong thời kỳ
1976 – 2000, còn giai đoạn từ 2000 đến nay chưa đề cập đến. Hay vấn đề
quan hệ thương mại chưa được nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ, ở mỗi một
thời kỳ tác giả đề cập quan hệ thương mại song phương, nhưng chưa đi sâu
phân tích quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan, chỉ trình bày những
nét khái quát. Các vấn đề như kim ngạch xuất, nhập khẩu, cơ cấu hàng hóa
xuất, nhập khẩu chưa được tác giả đi sâu phân tích, cần được bổ sung bằng
các nguồn tài liệu khác.
TS. Vũ Phạm Quyết Thắng với cuốn: Kinh tế đối ngoại Việt Nam. Nxb
Thống kê, 1994. Tác giả đề cập đến mối quan hệ Việt Nam với các nước ở
các khu vực trên thế giới. Công trình này nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế đối
ngoại của Việt Nam, nó bao gồm có lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ,

du lịch và tập trung nhiều vào nghiên cứu chính sách của Đảng và Nhà nước
Việt Nam đối với các nước, đồng thời tác giả cũng đưa ra những giải pháp
thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam phát triển hơn trong tương lai.
Trong cuốn sách này tác giả chỉ đề cập một cách sơ lược quan hệ đối ngoại
của Việt Nam với các khu vực chứ không đi vào cụ thể với một nước nào.
Bên cạnh những cuốn sách, còn có một số bài báo, Tạp chí nghiên cứu
về mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan như:
Nguyễn Thị Hoàn. Vài nét về quan hệ Việt Nam – Thái Lan những năm
đầu thế kỷ XXI, tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 1, 2005. Tác giả trình
bày khái quát về mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, ngoại giao và khoa học kỹ thuật. Về kinh tế, tác giả trình bày sơ
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
4
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
lược sự chuyển biến trong buôn bán hai chiều từ khi thiết lập quan hệ ngoại
giao năm 1976 đến năm 2004, những xu hướng cải thiện quan hệ của cả hai
nước để thúc đẩy kinh tế phát triển như Thái Lan ủng hộ sáng kiến của Việt
Nam phát triển hành lang Đông – Tây, nối các tỉnh Đông Bắc Thái Lan qua
Lào sang cảng biển miền Trung Việt Nam, góp phần phát triển các khu vực
này. Về văn hóa, khoa học kỹ thuật và ngoại giao, tác giả chỉ trình bày tóm
lược, nêu lên ý nghĩa của những mối quan hệ này.
Tiếp đó tác giả viết tiếp bài: 30 năm quan hệ hợp tác Việt Nam – Thái
Lan, tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 5, 2005. Ở bài này thực chất là sự
tiếp nối của bài: Vài nét về quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong những năm
đầu thế kỷ XXI, tác giả đi sâu phân tích về mối quan hệ Việt Nam – Thái
Lan trên các lĩnh vực, đề cập thêm lĩnh vực văn hóa giáo dục. Trong đó, đặc
biệt chú trọng lĩnh vực quan hệ chính trị, ngoại giao, là những chuyến viếng
thăm của các phái đoàn cấp cao của Chính phủ hai nước…

Hầu hết những bài báo, Tạp chí đề cập đến mối quan hệ Việt Nam –
Thái Lan, song thông tin cụ thể về mối quan hệ thương mại Việt Nam với
Thái Lan còn ít, hầu như chỉ nói sơ lược về mối quan hệ chính trị, ngoại giao.
Như vậy cho đến nay dù quan hệ Việt – Thái đã được nghiên cứu, người ta
nghiên cứu về chính trị, văn hóa. Còn kinh tế thương mại được trình bày giải
rác, chưa có một công trình chuyên khảo nào đi sâu nghiên cứu về quan hệ
thương mại Việt Nam với Thái Lan từ năm 1995 đến 2010. Vì vậy, tôi mạnh
dạn chọn đề tài này là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ thương mại
của Việt Nam với Thái Lan.
* Phạm vi: Mối quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ năm
1995 cho đến năm 2010.
Ở khóa luận này chưa nghiên cứu được mối quan hệ thương mại giữa Thái
Lan với Việt Nam mà chỉ trình bày quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan.
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
5
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
Đồng thời đề tài nghiên cứu chủ yếu về phía Nhà nước, chưa nghiên cứu sâu về
phía các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, có quan hệ với Thái Lan.
* Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở nguồn sử liệu, công trình nghiên cứu
về tình hình, thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan trong giai
đoạn 1995 – 2010, về các mặt như: chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về hoạt động thương mại, những thành tựu cũng như những hạn chế tác
động đến mối quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan.
Trên cơ sở đó đánh giá khách quan, khoa học về đường lối chính sách
kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với Thái Lan, Việt
Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời thấy được vai

trò của các doanh nhân, doanh nghiệp quan hệ với Thái Lan.
Cuối cùng nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan để
rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy không chỉ quan hệ
thương mại Việt Nam với Thái Lan, mà còn thúc đẩy quan hệ đối ngoại giữa
Việt Nam với các nước khác.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
- Ở đề tài này, tôi sử dụng kết hợp nhiều nguồn tài liệu để nghiên cứu đề tài.
+ Văn kiện Đảng, Nhà nước về “ kinh tế đối ngoại”, “ngoại thương”
trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Tài liệu lưu trữ, Tạp chí, Báo cáo, thống kê tình hình thương mại
Việt Nam với thế giới và Thái Lan những năm 1995 – 2010 của Bộ Công
thương, Cục Hải Quan Việt Nam, Tổng cục Thống kê …
+ Các sách, báo cáo nghiên cứu khoa học về ngoại thương, quan hệ
thương mại Việt Nam với Thái Lan, cung cấp cho những tài liệu để nghiên
cứu đề tài, đồng thời để so sánh với kết quả nghiên cứu của đề tài.
Ngoài ra, tôi cũng tiến hành chọn lọc, phân tích những tin về quan hệ
thương mại Việt Nam với Thái Lan trên trang Web lấy từ Nguồn tin của Bộ
Ngoại giao, Bộ Công thương …
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
6
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
- Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng phương pháp nghiên
cứu khoa học là: phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc. Trong đó
phương pháp lịch sử là chủ yếu. Đồng thời sử dụng kết hợp với các phương
pháp khác khi nghiên cứu như: so sánh, phân tích tổng hợp, toán học thống kê…
Là đề tài nghiên cứu khoa học lịch sử nên tôi rất chú trọng làm tốt công
tác tư liệu lịch sử, để đề tài của mình có hiệu quả hơn.
5. Đóng góp của đề tài khóa luận

Nghiên cứu Quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan nhằm làm rõ
một số vấn đề như:
+ Khóa luận là đề tài nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, toàn diện
về mối quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 1995 đến 2010, với
những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó.
+ Góp phần đánh giá khách quan về mối quan hệ thương mại Việt Nam
với Thái Lan từ 1995 đến 2010, để thấy được sự đúng đắn, sáng tạo về chính
sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
+ Rút ra một số bài học kinh nghiệm phục vụ cho phát triển kinh tế
thương mại Việt Nam với Thái Lan trong giai đoạn mới.
+ Đề tài còn góp phần cung cấp nguồn tài liệu nghiên cứu, học tập lịch
sử Việt Nam từ 1986 đến 2010
6. Bố cục đề tài khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội
dung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1995
trở về trước.
Chương 2: Bước chuyển biến trong quan hệ thương mại Việt nam với
Thái Lan từ 1995 đến 2010.
Chương 3: Nhận xét về quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan
giai đoạn 1995 – 2010 và một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển quan
hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan trong giai đoạn tiếp theo.
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
7
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VỚI THÁI LAN

TRONG LỊCH SỬ TỪ NĂM 1995 TRỞ VỀ TRƯỚC
1.1 Quan hệ Việt Nam - Thái Lan dưới thời phong kiến, thực dân
từ năm 1945 về trước.
Quan hệ Việt Nam – Thái Lan hình thành từ rất sớm và nó được duy trì
bồi đắp qua các thời kỳ lịch sử. Việt Nam và Thái Lan có mối quan hệ lâu
đời, từ mối quan hệ giữa nhân dân với nhân dân, cho đến mối quan hệ nhân
dân với Nhà nước. Trong đó mối quan hệ giữa hai nước được sử sách ghi lại
chủ yếu là sự qua lại buôn bán của các thương nhân. Ngay trước khi vương
quốc Sukhothaya được thành lập (thế kỷ XIII), người Thái đã đóng thuyền,
vượt biển đến Đại Việt buôn bán. Thời điểm sớm nhất được ghi chép trong
sử liệu là vào năm 1149. Các thuyền buôn của ba nước Trảo Oa (Java), Lộ
Lạc (La Hộc thuộc Thái Lan) và Xiêm La đã vào vùng biển Hải Đông
(thuộc Quảng Ninh ngày nay) xin được buôn bán. Vua Lý Anh Tông đã cho
họ ở lại buôn bán và cho thiết lập trang Vân Đồn.
Năm 1184, cũng thấy có thương nhân các nước Xiêm La và Tam Phật
Tề (Palembang, Srivijaya ở Sumatra) vào trấn Vân Đồn dâng vật quý xin
buôn bán. Vân đồn từ đó trở thành thương cảng đầu tiên của Đại Việt và là
đầu mối giao lưu kinh tế giữa Đại Việt và Xiêm. Từ cơ sở quan hệ kinh tế,
quan hệ chính trị đã được thiết lập, sự kiện đầu tiên ghi chép về sự thiết lập
mối quan hệ chính trị. Trong sử liệu của Việt Nam là vào năm 1182, dưới
thời vua Lý Cao Tông, vua Xiêm đã cử sứ thần sang Việt Nam đặt quan hệ
ngoại giao [14;32].
Dưới thời Sukhothaya ở Xiêm La và nhà Trần ở Đại Việt, cả hai nước
đều phải đối mặt với hoạ xâm lăng từ bên ngoài đó là đế quốc Mông –
Nguyên. Tuy nhiên mỗi nước có một cách đối phó khác nhau, Đại Việt ba
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
8
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn

lần cầm vũ khí đánh giặc Mông Nguyên, còn Sukhothaya thì dùng biện pháp
ngoại giao. Cuối cùng cả hai đều thành công. Điều này ảnh hưởng đến chính
sách đối ngoại của hai nước về sau này, nó giải thích cho chính sách ngoại
giao để tránh bị phương Tây xâm lược của Thái Lan và cuộc chiến đấu đến
cùng của Việt Nam. Sau thời kỳ này, mối quan hệ Việt – Xiêm vẫn được
tiếp tục duy trì và ngắt quãng ở thời kỳ Đại Việt bị nhà Minh xâm lăng, ở
Thái Lan thì hình thành vương quốc Authaya.
Đến thời Lê (thế kỷ XV), thuyền buôn Xiêm La lại tiếp tục sang buôn
bán. Các mặt hàng buôn bán chính của Xiêm lúc bấy giờ là diêm tiêu, sáp
vàng, đồ sắt đổi lấy vải lụa, đồ gốm sứ và Ngọc Trai của Đại Việt. Sau khi
lập quốc xong, Quốc vương Authaya đã sai sứ giả sang Đại Việt chính thức
đặt quan hệ ngoại giao và buôn bán. Đến thời kỳ này mối quan hệ kinh tế và
chính trị tương đối phát triển, nên vua Lê đã giảm một nửa thuế buôn cho
các thương nhân Xiêm. Đồng thời, năm 1485, nhà Lê đã đặt ra luật lệ về
việc các nước đến triều cống, trong đó có Xiêm La. Cho đến khi người Việt
xuống phía nam, quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu gia tăng và ngày càng
phát triển. Xiêm và Việt bắt đầu trở thành đối tác của nhau trên nhiều lĩnh
vực. Trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh cho đến thời kỳ Tây Sơn, quan
hệ giữa Đại Việt và Xiêm diễn ra chủ yếu ở Đàng Trong của Đại Việt, do
điều kiện giao thông thuận lợi và sự xuất hiện những lợi ích ngoại biên. Vào
thời kỳ này, quan hệ kinh tế trực tiếp giữa Xiêm và Đàng Trong đã có bước
phát triển mạnh mẽ, quan hệ thương mại diễn ra khá thường xuyên với quy
mô đáng kể. Cả hai bên đã trở thành đối tác thương mại của nhau bất chấp
cơ sở kinh tế tự cung, tự cấp lúc đó. Năm 1789, 1793, khi Xiêm có nạn đói
và yêu cầu được mua gạo, Vua Gia Long đã ra lệnh cho hơn 8.800 phương
gạo hoặc ra lệnh bán gạo cho người Xiêm. Ngược lại, năm 1791, khi Gia
Định bị hạn hán, Nguyễn Ánh đã khuyến khích các thuyền buôn cả công lẫn
tư sang Xiêm buôn gạo và giảm một nửa thuế buôn cho các thuyền buôn
nước ngoài vào Long Xuyên buôn bán. Không chỉ buôn bán nguyên mặt
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP

Hà Nội
9
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
hàng lúa, gạo mà còn buôn bán cả đồ sắt. Tầm quan trọng của mối quan hệ
kinh tế này còn ở chỗ, Việt Nam nằm trên tuyến thương mại của Xiêm với
Trung Quốc và là một ngả trong quan hệ thương mại của Xiêm với
Campuchia. Thuyền buôn của Xiêm buôn bán với Trung Quốc dọc theo ven
bờ biển Việt Nam vẫn thường ghé lại các cảng của Việt Nam, nhiều lần
thuyền Xiêm xin phép nhà Nguyễn đi qua Gia Định để vào Campuchia buôn
bán. Đến thời kỳ này chính trị trở thành một lĩnh vực chính trong mối quan
hệ Việt – Xiêm, biểu hiện là việc Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu cứu viện trợ
để chống quan Tây Sơn. Mối quan hệ càng có điều kiện phát triển kể từ khi
Nguyễn Ánh lên ngôi và đất nước được thống nhất. Trong thế kỷ XIX, hàng
năm có khoảng 40 – 50 thuyền buôn của Xiêm đến buôn bán ở Việt Nam,
mức độ buôn bán giữa hai nước khá tấp nập, nên nhà Nguyễn đã phải đặt
thuế riêng gồm 13 điều đối với thuyền buôn của Xiêm và Hạ Châu
(Singapore) [14;36].
Nhìn lại suốt tiến trình lịch sử, đến thời kỳ nhà Nguyễn, quan hệ Việt
Nam – Thái Lan đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn so với thời kỳ trước.
Trong khi mối quan hệ láng giềng thân thiện đang phát triển thì xuất hiện sự
xung đột vì có sự tranh chấp ảnh hưởng của hai nước ở Campuchia, Lào.
Tham vọng bành trướng chính là nguyên nhân gây ra xung đột giữa Xiêm -
Nguyễn trong lịch sử. Do Xiêm từ lâu đã coi Campuchia và Lào thuộc
phạm vi lợi ích của mình và coi ảnh hưởng của nhà Nguyễn ở đây như nguy
cơ đe doạ quyền lợi của mình. Như vậy tính hai mặt trong quan hệ Việt –
Xiêm đã tồn tại: vừa giao hảo, vừa cạnh tranh. Quan hệ thương mại đóng vai
trò chính thúc đẩy quan hệ hai nước. Đến giữa thế kỷ XIX các nước đế quốc
phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và
Xiêm, thì quan hệ Việt Nam và Thái Lan bước sang thời kỳ mới, với những

tính chất và đặc điểm mới.
Nửa cuối thế kỷ XIX, các nước Đông Dương lần lượt rơi vào ách thống
trị của thực dân Pháp. Xiêm tuy vẫn giữ được độc lập tương đối nhưng vẫn
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
10
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
bị phụ thuộc nặng nề vào thực dân Pháp. Sau hiệp ước Hác măng 1883 và
Patơnốt 1884, thực dân Pháp đã thống trị Việt Nam và chi phối quan hệ Việt
Nam với Xiêm. Điểm nổi bật trong mối quan hệ Pháp – Xiêm là sự tranh
chấp lãnh thổ Đông Dương. Pháp xâm chiếm Campuchia và Lào đã khiến
Xiêm phản ứng mạnh mẽ. Do thế yếu hơn nên Xiêm chấp nhận Pháp thống
trị Campuchia. Ngược lại Pháp công nhận chủ quyền của Xiêm ở hai tỉnh
Xiêm Riệp và Battambang của Campuchia. Đến ngày 3/10/1893, Xiêm thừa
nhận bảo hộ của Pháp tại Lào. Cũng như Campuchia, một số đất đai của Lào
đã được chuyển giao cho Xiêm. Tuy bị mất ảnh hưởng ở Campuchia và Lào
nhưng Xiêm lợi dụng mâu thuẫn Pháp – Anh để duy trì nền độc lập tương
đối của mình và có thêm một phần đất đai. Như vậy, thời kỳ này do thực dân
phương Tây xâm lược, dù bị mất chủ quyền hay không thì cả Việt Nam và
Thái Lan đều mất đi tự do vốn có, thay vào đó là sự thống trị của Pháp đối
với Việt Nam, sự chi phối của Pháp đối với Thái Lan. Chính vì thế từ giữa
thế kỷ XIX đến năm 1945, quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan có sự giảm
sút, nhất là quan hệ thương mại, nếu có thì đó là quan hệ giữa chính quyền
thực dân với chính quyền của Xiêm. Tuy nhiên thì những ghi chép về quan
hệ này rất ít, vì thế nghiên cứu về thương mại thời gian này có thiếu sót.
Trên thực tế thì mối quan hệ Việt – Xiêm thời kỳ này còn được duy trì
trong mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Đã có rất nhiều người Việt sang
Xiêm sinh sống, với sự giúp đỡ của nhân dân Xiêm, kiều bào ta có điều kiện
sinh sống hoà bình với cộng đồng sở tại, góp phần gắn kết thêm mối quan hệ

giữa hai dân tộc. Trong hoàn cảnh Việt Nam bị bao vây, nhiều nhà cách
mạng Việt Nam đã sang nương náu ở đây. Quá trình quan hệ hữu nghị lâu
đời giữa nhân dân hai nước là yếu tố quan trọng khiến Xiêm trở thành nơi
tin cậy của những người yêu nước Việt Nam. Đến khi Đảng Cộng sản Việt
Nam được thành lập, đảng bộ Việt kiều tại Xiêm cũng được thành lập. Việt
kiều ở Xiêm ngày càng được tổ chức và chi viện đắc lực cho cách mạng
Việt Nam. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, bộ đội “ Việt Nam độc lập
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
11
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
quân” của kiều bào ta ở Thái Lan được thành lập nhằm bảo vệ Việt kiều và
giúp nhân dân Thái chống lại phát xít Nhật. Họ được Đảng Thái tự do của
Pridi Banomyong giúp đỡ về vũ khí, hai bên đã cùng thảo luận về việc phối
hợp tác chiến với nhau. Sự kiện này đã đặt cơ sở cho tình cảm và sự giúp đỡ
của chính phủ Pridi đối với cách mạng Việt Nam thời gian sau này.
Như vậy, trong thời gian này, quan hệ Việt Nam – Thái Lan đã chịu
thêm thử thách rất lớn từ bên ngoài. Mối quan hệ này không chỉ bị đứt đoạn
về mặt nhà nước mà còn bị biến dạng đi bởi sự nô dịch của chủ nghĩa thực
dân phương Tây. Nhưng cũng chính trong thời kỳ này nhân dân hai nước đã
có cơ hội hiểu nhau hơn. Mối quan hệ thân thiện và hữu nghị đã được lịch
sử chứng tỏ là một dòng chảy thông suốt và bền vững. Đây là cơ sở để duy
trì và phát triển mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong giai đoạn này và
trong các giai đoạn sau.
1.2 Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1945 - 1975
Cách mạng tháng 8 / 1945 đã dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà. Với sự xuất hiện một thể chế chính trị mới thay thế cho
thực dân Pháp, quan hệ Việt Nam – Thái Lan bước sang một thời kỳ mới,
thời kỳ hai quốc gia có chủ quyền ở Đông Nam Á.

Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, mối quan hệ hai bên bị
gián đoạn trong một thời gian ngắn, do cả hai bên đang phải tập trung đối phó
với những vấn đề của nước mình và tình trạng này chấm dứt với việc Đảng
Thái Tự do của Pridi Banomyong lên cầm quyền ở Thái Lan năm 1946. Mối
quan hệ hữu nghị hai bên lại được thiết lập. Điểm đáng chú ý thời kỳ này là
mối quan hệ chủ đạo giữa hai nước là chính trị và ngoại giao, còn quan hệ
thương mại ít được đề cập đến. Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến,
nhiều kiều bào Việt Nam ở Lào đã tản cư sang Thái Lan để tránh cuộc tấn
công lớn của Pháp vào các đô thị của Lào. Chính phủ Pridi Banomyong và
nhân dân Thái đã có thái độ tích cực và hành động kịp thời để tạo điều kiện
cho kiều bào ta ổn định sinh sống. Người Việt đã được hỗ trợ hạ tầng cơ sở,
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
12
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
lương thực, thuốc men, đất đai và việc làm. Đồng thời, với sự tạo điều kiện
của chính phủ Pridi và nhân dân Thái Lan, Thái Lan đã trở thành một cơ sở
hậu cần cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
Những chuyển biến to lớn trên thế giới với cuộc tập hợp lực lượng ráo
riết của hai phe và sự trở lại của Pháp ở Đông Dương đang đưa chiến tranh
lại gần Thái Lan. Chính vì lý do này mà Thái Lan đã thực hiện chính sách
trung lập trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất, tuy nhiên thì đó là sự
trung lập tích cực. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đặt được cơ
quan đại diện đầu tiên tại Băng Cốc. Cơ quan này hưởng quy chế ngoại giao
và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 14/4/1947. Tháng 2/ 1948, cơ quan
thông tin của Việt Nam được thiết lập tại Băng Cốc. Lúc này Băng Cốc vô
cùng quan trọng đối với ta vì nó là cửa ngõ duy nhất của ta để đi ra ngoài,
không những thế, đây còn là một đầu cầu tiếp tế quan trọng cho cuộc kháng
chiến chống Pháp ở Việt Nam.

Những năm 50 của thế kỷ XX, sự can thiệp của các nước lớn và những
xung đột trong chính trường Thái Lan đã làm quan hệ này chuyển sang
hướng khác. Với việc can thiệp của Mỹ, hiệp định Anh – Thái và Pháp –
Thái đã được ký kết, trên thực tế thì Anh và Pháp đã mất ảnh hưởng ở Thái
Lan, còn Thái Lan dần dần phụ thuộc chặt chẽ hơn vào Mỹ. Mỹ trở thành
nhân tố quan trọng trong toàn bộ quan hệ quốc tế khu vực. Thái Lan trở
thành một căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á. Chính phủ Thái Lan đã
thi hành những chính sách đối đầu với phong trào cách mạng dân tộc ở
Đông Dương như: công nhận chính quyền bù nhìn Bảo Đại (ở Việt Nam),
cho phép máy bay Pháp bay qua không phận Thái Lan để đánh phá Thượng
Lào. Đến tháng 8/1952 Thái Lan đã dấn sâu vào mối quan hệ liên minh với
Mỹ đối đầu với toàn Đông Dương, bằng việc ký kết hiệp định cho Mỹ thành
lập căn cứ không quân trên đất Thái. Tháng 12/1952, Thái Lan ban bố đạo
luật chống Cộng, chính sách đối ngoại này của Thái Lan đã tỏ rõ thái độ dứt
khoát với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cũng từ đây, chính phủ
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
13
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
Thái Lan thi hành các chính sách phân biệt đối xử với Việt kiều tại Thái
như: không cho lập bàn thờ Tổ quốc, dồn Việt kiều từ vùng trung tâm như
Băng Cốc, Udon về các tỉnh biên giới, bắt giữ cán bộ Việt kiều và tìm cách
trục xuất Việt kiều về nước… Với những chính sách này thì Chính phủ Thái
Lan đã không nhận được sự ủng hộ của nhân dân Thái, người dân vẫn tìm
cách che trở, bảo vệ Việt kiều, đấu tranh đòi Chính phủ Thái bãi bỏ các
chính sách phân biệt.
Đến năm 1954, sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, độc lập của
Việt Nam không chọn vẹn, miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa
xã hội, còn miền Nam đấu tranh chống Mỹ, tiến tới thống nhất đất nước.

Trước khí thế đang lên của cách mạng Đông Dương, Thái Lan tiếp tục tìm
kiếm chỗ dựa an ninh là Mỹ và coi đó là nền tảng chiến lược trong chính
sách đối ngoại của mình. Tháng 9/1954, Thái Lan tham gia ký hiệp ước
Manila thành lập khối quân sự SEATO do Mỹ đứng đầu. Hành động này
của Thái Lan đã cho thấy chính sách đi cùng Mỹ trong cuộc đối đầu Đông –
Tây ở Đông Dương vẫn không thay đổi. Sau năm 1954, Việt Nam và Thái
Lan đã chính thức đứng vào hai phe trong cuộc đối đầu Đông – Tây đang
diễn ra căng thẳng trên thế giới. Tuy nhiên ban đầu mối quan hệ này chưa
căng thẳng lắm. Sự đối đầu này biểu hiện bằng việc Thái Lan quan hệ thân
thiết với chính quyền Sài Gòn, tham chiến trên chiến trường Việt Nam…
Cao hơn nữa, mối quan hệ giữa Thái Lan và chính quyền Sài Gòn là sự hợp
tác về chính trị và quân sự trong một liên minh quân sự do Mỹ cầm đầu.
Chiến tranh càng lên cao thì Thái Lan càng tỏ thái độ gay gắt với Việt Nam,
Đế quốc Mỹ càng leo thang thì sự can thiệp của Thái Lan càng lớn. Nếu như
trong chiến tranh đơn phương, Thái Lan chưa có một hàng động quyết liệt
nào chống lại Việt Nam, thì đến giai đoạn chiến tranh đặc biệt, Thái Lan đã
công khai đi với Mỹ và chính quyền Sài Gòn chống lại Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, Thái Lan đã dấn thân vào cuộc đối đầu thực sự với Chủ nghĩa
Cộng sản. Đến “ chiến tranh cục bộ” 1964 – 1972, mức độ ủng hộ chính
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
14
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
quyền Sài Gòn và Mỹ đã lên đến đỉnh điểm. Binh lính Thái Lan theo gót
viễn chinh Mỹ vào chiến trường Việt Nam tham chiến. Bằng việc tham
chiến ở Việt Nam, Thái Lan đã đẩy quan hệ Việt Nam – Thái Lan lên tình
trạng đối đầu gay gắt. Các khoản viện trợ của Mỹ gia tăng theo tỷ lệ thuận
với sự tham chiếm của Thái Lan. Tuy nhiên, hành động này do Mỹ lôi kéo
nhằm tập hợp lực lượng chống lại các nước Xã hội Chủ nghĩa và nhằm can

thiệp sâu hơn vào các quốc gia ở Đông Dương.
Năm 1975, sau khi Hiệp định Pari được ký kết, chính sách đối với Việt
Nam của Thái Lan đã có sự điều chỉnh. Mỹ rút quân về nước, trong khi ký
hiệp định Thái Lan đã vài lần công bố công khai về mong muốn bình thường
hoá với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đến tháng 3/1973, Thái Lan rút toàn
bộ quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam. Vào thời điểm trước cuộc Tổng
tiến công mùa xuân năm 1975, căn cứ vào tình hình và yêu cầu của cuộc
chiến tranh giải phóng lúc đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã
chủ trương xúc tiến cải thiện quan hệ với Thái Lan và Thái Lan cũng có
phản hồi tích cực. Tuy nhiên thì mối đe doạ lớn nhất lúc này là nguy cơ can
thiệp trở lại của Mỹ. Trong đó có lực lượng quân sự Mỹ đang đóng lại Thái
Lan. Sự lo ngại này là cơ sở khi chiến tranh vẫn đang tiếp diễn ở Đông
Dương, Mỹ vẫn ủng hộ cho chính quyền Sài Gòn, chống lại Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà. Còn Thái Lan thì duy trì chính sách hai mặt, vừa vì có quan
hệ với Mỹ, vừa vì chiến tranh ở Đông Dương chưa kết thúc, kết quả chưa rõ
ràng. Họ vừa muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, vừa
muốn duy trì căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Lan. Ý đồ đó của chính quyền
Thái Lan đã không thúc đẩy được mối quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà và Thái Lan phát triển cao hơn. Như vậy, trong suốt cuộc chiến
tranh Việt Nam, mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan là mối quan hệ thù
địch. Mối quan hệ này suy cho cùng là sự tranh giành ảnh hưởng giữa hai
nhóm nước trong khu vực Đông Nam Á; nhóm nước không cộng sản đứng
đầu là Thái Lan và nhóm nước cộng sản đứng đầu là Việt Nam.
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
15
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chế độ nguỵ quyền Sài Gòn sụp đổ, đồng
thời Thái Lan là chính phủ mới do Hoàng thân Kukrit Pramoj làm thủ tướng

được thành lập. Ngay sau đó, Việt Nam đã cử hai phái đoàn sang thăm Thái
Lan, một phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam
Việt Nam do Đại sứ Nguyễn Minh Phương làm trưởng đoàn và đoàn đại
biểu Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà do Thứ trưởng ngoại giao Phan Hiền làm
trưởng đoàn, để đàm phán về việc bình thường hoá quan hệ hai nước.
Nhưng do một loạt vấn đề sau chiến tranh chưa được tháo gỡ như vấn đề tài
sản của chính quyền Nguỵ đưa sang Thái Lan, phía Việt Nam yêu cầu Thái
Lan trả lại … còn các vấn đề khác được tháo gỡ dần dần.
Như vậy trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam và
Thái Lan chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực chính trị và ngoại giao. Thực chất nó
là sự chi phối của mối quan hệ Đông – Tây mà đứng đầu là Mỹ, sự can thiệp
của Mỹ và sự phụ thuộc ngày càng nhiều của Chính phủ Thái Lan lúc bấy
giờ là nguyên nhân đưa đến mối quan hệ giữa hai nước ngày càng đi vào bế
tắc, hai bên đã có nhiều hành động hiềm khích, mà chủ yếu là Thái Lan. Vấn
đề mấu chốt của tình hình lúc này chính là giải quyết vấn đề chiến tranh ở
Việt Nam, chiến tranh chưa được giải quyết thì quan hệ hai bên chưa thiết
lập trở lại được và như thế thì các mối quan hệ khác cũng chưa được thiết
lập. Vì thế mà các vấn đề khác đều được lui lại, trong đó có vấn đề thương
mại hai nước. Nếu có quan hệ thương mại trong thời kỳ này, thì đó là quan
hệ giữa Thái Lan và chính quyền Ngụy. Tuy nhiên thì do nhiều lý do khác
nhau như chiến tranh, vấn đề chính trị, mà những ghi chép về mối quan hệ
này hầu như không có. Còn quan hệ giữa chính quyền Thái Lan với chính
quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có. Đánh dầu bằng sự kiện tháng
11 năm 1952, Thái Lan ban hành “ đạo luật chống Cộng”. Đây là sự bày tỏ
thái độ đối lập dứt khoát của Thái Lan với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự
kiện ngày 30 – 4 – 1975 đã đánh dấu sự chấm hết cho những vướng mắc
trong quan hệ hai nước, từ đây hai nước bắt tay vào giải quyết những vấn đề
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
16

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
còn tồn đọng sau chiến tranh, trên tình thần thiện chí của cả hai bên. Quan
hệ Việt Nam – Thái Lan trên cơ sở đó cũng sẽ được thiết lập.
1.3 Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ 1976 đến 1986
Từ năm 1976 đến năm 1986, quan hệ Việt Nam và Thái Lan vẫn chịu
sự chi phối quan hệ quốc tế, nên thời kỳ này quan hệ hai bên vẫn còn ở mức
hạn chế, các quan hệ thương mại, văn hoá đã có nhưng còn khiêm tốn.
Trên tinh thần cả hai bên đều mong muốn sớm thiết lập quan hệ ngoại
giao trở lại. Ngày 6 – 8 – 1976, Bộ trưởng ngoại giao Thái Lan – Phichay
Rắtlacun đã tới thăm Hà Nội cùng với bộ trưởng ngoại giao Việt Nam
Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước
trên cơ sở nguyên tắc 4 điểm mà Việt Nam đưa ra là: Việt Nam tôn trọng
độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước; cam kết không để lãnh
thổ của mình cho bất cứ nước nào sử dụng để chống lại nước khác; thiết lập
quan hệ láng giềng tốt đẹp, hợp tác kinh tế, trao đổi văn hoá với các nước; ra
sức phát triển hợp tác nhiều mặt với các nước. Sau khi ký Hiệp định bình
thường hoá quan hệ, hai bên đã có nhiều cuộc tiếp kiến ngoại giao để thúc
đẩy bình thường hoá quan hệ hai bên.
Tháng 1 năm 1978, Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh sang thăm chính
thức Thái Lan, hai bên đã ra thông cáo chung khẳng định quyết tâm củng cố
và phát triển quan hệ giữa hai nước trên cơ sở Thông cáo ký tại Hà Nội ngày
6 – 8 – 1976; thoả thuận về việc lập Đại sứ quán và trao đổi Đại sứ giữa hai
nước càng sớm càng tốt; cùng nhau giải quyết những vấn đề còn lại giữa hai
nước; ký Hiệp định Thương mại; hợp tác kinh tế, kỹ thuật và Hiệp định vận
chuyển hàng không giữa hai nước sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai
bên đã cho rằng chuyến đi thăm Thái Lan của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn
Duy Trinh đã mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa hai nước. Tháng 5
năm 1978, đoàn thương mại của Thái Lan bay sang Việt Nam thoả thuận
Việt Nam bán cho Thái Lan một vạn tấn than, sự kiện này đã mở đầu cho

mối quan hệ thương mại giữa hai nước.
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
17
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
Tuy nhiên, sự kiện Việt Nam đưa quân sang Campuchia ngày 7 – 1 –
1978, cùng với mục đích giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt
chủng đã làm cho quan hệ Việt Nam – Thái Lan bế tắc không phát triển
được. Các nước ASEAN mà đứng đầu là Thái Lan đòi Việt Nam rút quân
khỏi Campuchia và trao quyền tự quyết cho nhân dân nước này. Thái Lan đã
để cho những đạo quân còn sót lại của Pôn Pốt lánh nạn, thậm chí còn lập
căn cứ trên đất Thái Lan, giáp phần danh giới với Campuchia. Thái Lan
không hiểu rằng sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên đất Campuchia là
bất đắc dĩ. Nó chỉ liên quan đến mối quan hệ giữa các nước Đông Dương,
trước hết là Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời Thái Lan cũng dùng sức ép
ngoại giao, chính trị và kinh tế để gây sức ép với Việt Nam về vấn đề
Campuchia. Thái Lan tuyên bố đình chỉ quan hệ thương mại với Việt Nam.
Như vậy mối quan hệ thương mại hai bên mới được thiết lập chưa bao lâu
thì vấn đề quan hệ quốc tế, cụ thể là vấn đề Campuchia đã khiến mối quan
hệ này đi vào bế tắc và kết quả là quan hệ thương mại đã bị đình chỉ hoạt
động. Tuy nhiên, hai bên vẫn duy trì quan hệ ngoại giao ở mức độ thích hợp
như đón Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sang thăm Thái Lan.
Tháng 11 – 1980, có các cuộc tiếp xúc ở cấp Thứ trưởng ngoại giao. Những
sự kiện về Camphuchia đã đẩy quan hệ Việt Nam và Thái Lan bế tắc trong
suốt 10 năm liền không tiến triển được.
Chỉ đến năm 1985, sau khi Việt Nam tuyên bố đơn phương rút hết quân
đội ra khỏi Campuchia thì các mối quan hệ hai bên lại được thiết lập trở lại,
mặc dù nó vẫn còn bị kìm chế bởi chính sách đối ngoại của mỗi nước. Cũng
chính vì vậy, năm 1985, Ngoại trưởng Thái Lan tuyên bố: không ngăn cản

cũng như không khuyến khích tư nhân Thái Lan buôn bán ở Việt Nam. Như
vậy sau 10 năm quan hệ Việt Nam và Thái Lan dù vẫn còn nhiều chỗ chưa
thông suốt, nhưng mối quan hệ này đã được cải thiện rất nhiều kể từ sau khi
cuộc chiến tranh Việt Nam nổ ra (từ năm 1946 đến năm 1975). Vấn đề còn
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
18
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
lại hai bên lúc này chính là có những cuộc tiếp xúc, trao đổi hai bên, tiến tới
nối lại các mối quan hệ hai bên trên mọi lĩnh vực.
Bên cạnh cố gắng thúc đẩy đối thoại, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam
với Thái Lan vẫn được duy trì. Mặc dù quan hệ kinh tế vẫn còn chiếm một tỉ
lệ nhỏ trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng như Thái Lan,
nên việc duy trì quan hệ này vẫn có ý nghĩa quan trọng. Đối với Thái Lan đó
là vấn đề thị trường cho hàng xuất khẩu, tạo thêm kênh thương mại để thu
hút đầu tư nước ngoài, góp phần duy trì quan hệ kinh tế góp phần giữ cho sự
đối đầu chính trị ở trong mức có thể kiểm soát được. Đối với Việt Nam, mối
quan hệ kinh tế với Thái Lan không chỉ xuất phát từ nhu cầu kinh tế mà còn
ý nghĩa chính trị đáng kể trong cố gắng phá thế bị bao vây cô lập trên trường
quốc tế. Dù kim ngạch buôn bán còn nhỏ bé và bị chi phối bởi mối quan hệ
chính trị nhưng vẫn tồn tại bất chấp sự đối đầu trở nên gay gắt. Đó là sự
chứng minh cho nhu cầu hợp tác kinh tế giữa hai nước vẫn tiếp tục, là sự
phản ánh xu hướng cải thiện quan hệ vẫn còn chỗ đứng. Quan hệ này sẽ
nhanh chóng phát triển trở lại khi cơ hội mở ra.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Thái Lan từ năm 1978 đến
năm 1983
Đơn vị: Triệu VNĐ.
Trị giá xuất nhập
khẩu

1978 1979 1980 1981 1982 1983
Xuất khẩu của Việt
Nam sang Thái Lan
5 6 11 4 8 3
Nhập khẩu của Việt
Nam từ Thái Lan
11,8 21,4 12,4 4 5 5
(Nguồn: IMF “sách chỉ dẫn thương mại hàng năm”, 1984)
Như vậy quan hệ buôn bán hai chiều thời kỳ này tuy còn hạn chế, song
đó là bước tiến đầu tiên trong quan hệ Việt Nam và Thái Lan. Một điều dễ
nhận thấy cán cân buôn bán thời kỳ này đã có sự chênh lệch, nước ta nhập
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
19
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
siêu từ Thái Lan, trị giá xuất khẩu của nước ta còn nhỏ. Sự mất cân đối này
còn kéo dài cho những năm về sau. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng
kinh tế của ta lúc bấy giờ.
Về mặt hàng buôn bán thời kỳ này, chúng ta xuất khẩu sang Thái Lan
chủ yếu hàng nông sản chưa qua chế biến, như lạc nhân, thuỷ hải sản, hàng
thủ công mỹ nghệ… còn nhập về từ Thái Lan là những mặt hàng phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp và một số hàng tiêu dùng, như phân bón, thuốc trừ
sâu, xe máy… Như vậy mặt hàng buôn bán giữa nước ta và Thái Lan còn
khá đơn giản, cơ cấu mặt hàng chủ yếu là hàng nông nghiệp, thủ công
nghiệp. Những hàng mà kỹ thuật công nghệ chúng ta chưa sản xuất được
nên chưa có trong danh mục xuất khẩu sang Thái Lan.
1.4 Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1986 đến năm 1995
Đây là giai đoạn quan trọng đánh dấu bước tiến trong quan hệ hai
nước, trên cả lĩnh vực ngoại giao, kinh tế thương mại. Sau mười năm quan

hệ Việt Nam – Thái Lan có nhiều bế tắc. Việt Nam đã nhận thức được rằng,
muốn vượt qua khó khăn về đối nội và đối ngoại với những nguyên nhân
chủ quan và khách quan, thì phải khẩn trương và triệt để thực hiện công
cuộc đổi mới, coi đó là con đường dẫn dắt Việt Nam hội nhập kinh tế với
quốc tế để cùng phát triển. Tháng 12 năm 1986, Việt Nam tiến hành công
cuộc đổi mới, về chính sách đối ngoại Việt Nam, Đại hội VI chỉ rõ:
“ Nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là ra sức
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà
bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Động Nam Á
và trên thế giới” [2; 99].
Trong chính sách ngoại giao, Việt Nam đưa ra nguyên tắc 4 điểm của
mình, mong muốn mở rộng quan hệ ngoại giao kinh tế với tất cả các nước
không phân biệt về hệ tư tưởng. Tiến hành mở cửa nền kinh tế, phát triển
kinh tế thị trường. Tất cả những việc làm đó là nhằm tạo ra một cơ sở cần
thiết để phát triển nền kinh tế đất nước, mong sao nhanh chóng hàn gắn vết
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
20
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
thương chiến tranh mà mười năm qua Việt Nam chưa có điều kiện làm được
nhiều. Đồng thời, đó cũng là nhằm tạo ra một Việt Nam mới đang sẵn sàng
kêu gọi sự hợp tác, đầu tư của tất cả các nước trên thế giới và khu vực.
Trong khi đó ở Thái Lan cũng đang thực hiện những kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội của mình. Trên đà thắng lợi của những kế hoạch đó, kinh
tế phát triển nhanh chóng, dư luận Thái Lan đòi hỏi chính phủ thi hành
chính sách mềm dẻo để tạo điều kiện mua bán và đầu tư vào các nước Đông
Dương. Chính vì vậy, ngay khi lên làm thủ tướng, ông Chạt – chai đã tuyên
bố “ biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”. Tình hình trên đã
khiến hai nước bắt tay nhau nhiều hơn để cùng bước vào thập kỷ 90 với

những nỗ lực mới và quyết tâm mới. Tuy vậy thì mối quan hệ này ngay từ
đầu đã không suôn sẻ mà muốn có được điều đó thì cả hai cùng bỏ qua
những nghi kỵ, tiến tới những quan hệ tốt đẹp hơn.
Từ năm 1986 đến năm 1990 quan hệ thương mại Việt Nam với Thái
Lan chưa nhiều, điều này xuất phát từ các vấn đề về chính trị, ngoại giao
nhưng vấn đề quan trọng là Việt Nam vừa thoát ra khỏi bao cấp, nền kinh tế
thị trường vừa mới được thiết lập, cơ sở kinh tế còn yếu kém, cơ cấu kinh tế
thì lạc hậu, sự bao vây và cấm vận kinh tế của Mỹ… làm cho sản xuất trong
nước không đáp ứng kịp nhu cầu cơ bản của nhân dân, chứ chưa nói đến
xuất khẩu. Vì vậy, quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Thái Lan thời kỳ
này còn khiêm tốn. Khi Việt Nam đổi mới đưa ra chính sách đối ngoại với
các nước ASEAN thể hiện tinh thần muốn được hợp tác. Trong ba chương
trình kinh tế lớn của Việt Nam (nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu). Thái Lan được nhìn nhận là một đối tác kinh tế đối ngoại hợp lý.
Hợp lý bởi vị trí địa lý gần gũi, trình độ phát triển không quá chênh lệch,
những tương đồng trong nền nông nghiệp, giá cả chấp nhận được và sự
quen thuộc nhất định của người tiêu dùng đối với hàng hoá Thái Lan. Trên
phương diện chính sách đối ngoại, chủ trương cải thiện chính sách quan hệ
với các nước trong khu vực nhằm phá vỡ thế cô lập về chính trị, thiết lập
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
21
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
môi trường ổn định cho xây dựng kinh tế cũng đặt quan hệ Việt Nam –
Thái Lan vào vị trí tâm điểm do vai trò của mối quan hệ này đối với quan
hệ Đông Dương – ASEAN.
Nhận thức cùng lợi ích kinh tế như vậy đã khiến nhu cầu cải thiện quan
hệ cùng tăng từ cả hai phía. Xu hướng cải thiện quan hệ Việt Nam – Thái
Lan lúc này diễn ra nhiều trên lĩnh vực kinh tế mặc dù mức độ còn khá

khiêm tốn. Tuy vẫn còn lệnh cấm vận của Mỹ, nhưng mối quan hệ chưa
chính thức về mặt nhà nước này đã bắt đầu phát triển về khối lượng trao đổi.
Năm 1989 tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt 1.591,8 triệu bạt, còn
hàng Việt Nam xuất sang Thái Lan đạt 1.178,6 triệu bạt:
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Thái Lan thời kỳ 1986 – 1990.
Đơn vị: Triệu USD
1986 1987 1988 1989 1990
Tổng kim ngạch 4,7 7,5 13,0 63,6 114,7
Mức tăng trưởng % 59,6 73,3 389,2 80,3
(Nguồn: Bộ thương mại)
Mặt khác, hàng hoá Thái Lan nhập lậu vào Việt Nam qua Lào và
Camphuchia chắc chắn là không nhỏ, nhưng không được đưa vào thống kê.
Quan hệ này không chỉ còn là đơn thuần mua bán trao đổi mà đã xuất hiện
hình thức hợp tác như liên doanh về đánh cá giữa Công ty xuất khẩu hải sản
Việt Nam và Công ty Thuỷ sản Thái Lan. Tờ bưu điện Băng Cốc viết: “ năm
1987 là năm đặc biệt có nhiều thương gia đến Thái Lan đến Việt Nam” [14;
135]. Báo này còn cho biết một số công ty của Thái Lan còn thành lập cơ sở
xuất khẩu hàng tiêu dùng sang Việt Nam tại Singapore, nhằm tránh việc
chính phủ gây khó khăn.
Về hàng hoá Việt Nam xuất nhập khẩu sang Thái Lan thời kỳ 1986 đến
1990 vẫn là những mặt hàng nông nghiệp, như lạc nhân, cà fê, điều, thủ
công nghiệp, hải sản đông lạnh và một số ít hàng tiêu dùng. Sự đơn giản hoá
các mặt hàng này vẫn phản ánh trình độ kinh tế của chúng ta còn thấp.
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
22
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
Những hàng mà chúng ta nhập từ Thái Lan thời điểm này là xăng, dầu, hàng
tiêu dùng, có cả xe máy … Và Việt Nam vẫn nhập siêu từ Thái Lan.

Như vậy, bất chấp những trở ngại về chính trị vẫn còn tồn đọng, quan
hệ kinh tế giữa Việt Nam với Thái Lan đã bắt đầu có sự tăng trưởng đều
đặn. Ban đầu, quy mô còn bé, Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Khi
quy mô thương mại bắt đầu tăng mạnh từ năm 1988, Thái Lan nhập khẩu
nhiều hơn hàng hoá của Việt Nam. Bên cạnh đó khi vẫn còn tình trạng đối
đầu thì đối với Thái Lan nhập khẩu an toàn hơn xuất khẩu, còn đối với Việt
Nam thì phù hợp với chủ trương xuất khẩu. Những tiến bộ nhất định trong
quan hệ thương mại, dù chưa phải chính thức và được thực hiện chủ yếu bởi
các thương gia, cũng phản ánh sự hoà hợp hơn giữa hai nước.
Từ năm 1990 đến năm 1995, quan hệ thương mại Việt Nam với Thái
Lan phát triển mạnh mẽ. Đánh dấu cho mối quan hệ hai bên ở cấp nhà nước
là vào tháng 11/1989, Ngoại trưởng Thái Lan Sitthi tuyên bố: “ Việt Nam
không còn là mối đe doạ đối với Thái Lan nữa”. Điều này được khẳng định
thêm bằng tuyên bố của Ngoại trưởng Sitthi tại Uỷ ban đối ngoại Quốc hội
Thái Lan (17/1/1990) rằng: “Thái Lan sẽ mở rộng hợp tác tay đôi với Việt
Nam mà không chờ có một giải pháp cho vấn đề Camphuchia” [14;171].
Như vậy vấn đề quan hệ Việt Nam và Thái Lan đã được khai thông, từ đây
quan hệ thương mại hai bên có điều kiện phát triển hơn. Hàng hoá trao đổi
giữa hai bên tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và cơ cấu mặt hàng, tính
chất đơn giản đã được khắc phục của hàng hoá Việt Nam, thay vào đó là
nhiều mặt hàng hơn, phong phú hơn. Từ năm 1990 đến năm 1995 chúng ta
xuất khẩu sang Thái Lan các mặt hàng như: cà phê, gạo, hàng may mặc,
giày dép, hàng thuỷ sản (tôm, cá, mực đông lạnh) dù số lượng chưa nhiều so
với tiềm năng hai bên.
Bảng thống kê 5 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1991
– 1995 sang Thái Lan.
Đơn vị triệu USD.
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
23

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
Mặt hàng 1991 1992 1993 1994 1995
Cà phê 0,1 0,4 0,22 18,9 32,7
Gạo 16,7 15,2 33,3 25,5
Thủy sản 0,4 2,4 12,6 7,3 8,9
Hàng may mặc 0,3 0,5 0,2 5,6 0,4
Giày dép 0,8 1,2 1,1 0,7
(Nguồn: Tổng cục thống kê, xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 20 năm đổi
mới (1986 – 2005), Nxb Thống kê, 2006).
Về mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan là những mặt hàng
công nghiệp như xăng, dầu, xe máy, xi măng, tơ sợi dệt, sơn, sắt ống…
Bảng thống kê 5 mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan
giai đoạn 1991 – 1995.
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng 1991 1992 1993 1994 1995
Xăng dầu 1,4 0,05 5,2 59,4
Phân bón 6,1 5,1 13,2 11,6 3,4
Chất dẻo 0,5 4,9 5,9 9,9 18,0
Sắt thép 0,4 3,1 4,0 2,5 2,9
Tơ, sợi dệt,silk 0,1 3,5 1,6 1,8
Thuốc trừ sâu 3,3 3,1
Xe máy 0,8 42,9 82,3 90,4
(Nguồn: Tổng cục thống kê, xuất khẩu hàng hoá 20 năm đổi mới (1985
– 2005), Nxb Thống kê, 2006).
Qua hai bảng số liệu trên ta thấy quan hệ buôn bán Việt Nam với Thái
Lan thời kỳ này có tiến triển hơn thời kỳ trước. Quy mô buôn bán có tăng lên,
song cơ cấu buôn bán rất phân tán, đặc biệt là cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt
Nam sang Thái Lan. Giá trị hàng xuất khẩu sang Thái Lan chỉ chiếm 1,5 – 2,5
tổng giá trị xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Giá trị hàng nhập khẩu của Việt

Nam từ Thái Lan cũng chỉ chiếm trên dưới 1% tổng giá trị xuất khẩu hàng năm
của Thái Lan. Việc buôn bán giữa Việt Nam với Thái Lan vẫn còn bấp bênh,
số lượng mặt hàng chúng ta nhập khẩu từ Thái Lan nhiều hơn, kim ngạch nhập
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
24
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị
Nhàn
khẩu hàng hoá cũng cao hơn. Trong giai đoạn đầu, chúng ta đã có chênh lệch
trong quan hệ buôn bán với Thái Lan, mặc dù kinh tế có bước phát triển cao
hơn, song nền kinh tế của nước ta vẫn phát triển chậm so với Thái Lan 20 năm.
Vì thế không tránh khỏi hàng hoá Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường Thái
Lan, chưa đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người dân Thái. Cơ cấu hàng
hoá của hai bên tương đối giống nhau, nó phản ánh chính xác trình độ kỹ thuật
và trạng thái cơ cấu kinh tế hiện tại của nước ta cũng như Thái Lan. Từ đó có
thể thấy Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô cho Thái Lan. Điều
này sẽ thay đổi khi Việt Nam từng bước công nghiệp hoá. Nó đòi hỏi nước ta
phải có những chính sách điều chỉnh kịp thời.
Về kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ này, chúng ta vẫn thấy cán cân
thương mại giữa Việt Nam với Thái Lan có sự mất cân đối, chúng ta nhập
siêu, còn xuất khẩu thì rất ít.
Bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam với Thái Lan
thời kỳ 1991 – 1995.
Đơn vị: Triệu USD
1990 1991 1992 1993 1994 1995
Xuất khẩu của Việt Nam 52,34 57,75 71,50 71,67 39,41 42,95
Nhập khẩu từ Thái Lan 17,08 14,23 14,22 95,11 255,20 465,92
Cán cân XNK 35,06 43,52 57,28 -23,44 -215,79 -422,97
Tổng kim ngạch 69,42 71,98 112,72 166,78 294,61 508,87
Mức tăng trưởng (%) 3,7 56,6 47,9 76,6 72,7

(Nguồn: Hải quan Việt Nam, Hà Nội, 2002)
Các số liệu bảng trên cho thấy, trong mấy năm gần đây hoạt động trao
đổi mậu dịch giữa Việt Nam và Thái Lan có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.
Tuy nhiên trong sự gia tăng đó, bộc lộ một số xu hướng sau:
- Năm 1994, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan giảm
mạnh. Năm 1995, có sự gia tăng trở lại nhưng cũng chỉ đạt 1/2 kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan so với năm 1993.
Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP
Hà Nội
25

×