Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

LẬP TIẾN độvà KIỂM SOÁT các HOẠT ĐỘNG CHẾTẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.38 KB, 15 trang )

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
253
CHƯƠNG X
LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO
Hoạch định tổng hợp đã cho chúng ta một bối cảnh chung mà trong đó khả năng sản xuất
sẽ biến đổi phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, với tầm nhìn khá xa của hoạch định tổng hợp
các nhu cầu dự đoán sẽ có độ chính xác thấp, và hơn nữa, hoạch định tổng hợp cũng chưa
thể chỉ ra cách thức mà các nguồn lực trong hệ thống sản xuất sẽ được huy động để đối phó
trực tiếp với những điều kiện đang thực tế hóa. Kế hoạch tiến độ là các kế hoạch ngắn hạn
mang tính chất tác nghiệp nhằm xác định cụ thể nhiệm vụ cho toàn xí nghiệp, cho từng bộ
phận sản xuất trên cơ sở khai thác hiệu quả các nguồn lực của hệ thống sản xuất
đáp ứng
nhu cầu.
Kiểm soát sản xuất chính là việc kiểm tra, theo dõi thường xuyên hoạt động sản xuất so
sánh với kế hoạch tìm ra các lệch lạc để kịp thời điều chỉnh bằng các biện pháp thích hợp.
Lập kế hoạch tiến độ và kiểm soát phải tiến hành phù hợp với từng loại hình sản xuất.
I. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT S
ẢN XUẤT TRONG SẢN XUẤT ĐƠN
CHIẾC
Lập kế hoạch tiến độ và kiểm soát là làm cho các nguồn lực được sử dụng vào các hoạt
động sản xuất phù hợp với kế hoạch hiện tại. Có hai hướng kiểm soát phổ biến là: kiểm
soát tiến trình sản xuất theo đơn đặt hàng nhằm mục đích xác định trạng thái đơn hàng và
khả năng đáp ứng đơn hàng, và kiểm soát theo quá trình sản xuất tức là kiểm soát việc kết
hợp các yếu tố sản xuất trên từng nơi làm việc, từng bộ phận sản xuất và sự phối hợp giữa
chúng trên cơ sỏ kế hoạch đặt ra.
1- Tính chất của sản xuất đơn chiếc
Sản phẩm mà các hệ thống sản xuất đơn chiếc có thể cung cấp là những sản phẩm cá biệt,
nhu cầu nhỏ, không tiêu chuẩn. Các sản phẩm này do khách hàng yêu cầu, theo thiết kế
hay những chỉ định riêng của họ.
Cùng lúc hệ thống sản xuất đơn chiếc có thể phục vụ rất nhiều đơn hàng khác nhau. Mỗi
nơi làm việc bộ phận sản xuất không chuyên môn hóa, chúng có thể thực hiện rất nhiều


công việc, nhiều loại sản phẩm. Vì thế vấ
n đề xác định trình tự thực hiện các công việc
một cách tối ưu là rất khó khăn.

Hệ thống sản xuất đơn chiếc rất năng động chúng có thể đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau
việc lập kế hoạch tiến độ và kiểm soát khó khăn và ít chính xác. Vì thế, kế hoạch tiến độ và
kiểm soát sản xuất trong loại hình sản xuất này yêu cầu rất tỷ m
ỷ.
Hệ thống sản xuất đơn chiếc kết hợp nhiều mục tiêu cần thiết nên khó khăn cho việc quyết
định tối ưu.
2- Dự toán và hoạch định trước khi hợp đồng
Lập kế hoạch tiến độ và kiểm soát sản xuất trong sản xuất đơn chiếc phải căn cứ chủ yếu
vào các đơn hàng. Song việc nhận các các đơn hàng này lại phụ
thuộc vào qúa trình cạnh
tranh, quá trình này có thể diễn ra trực tiếp trong giao dich với khách hàng trưóc khi ký
LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO
hợp đồng. Chúng ta cần thỏa mãn cho khác hàng không chỉ bằng việc đáp ứng các yêu cầu
sản phẩm trên phương diện quy cách, mà còn bằng giá cả, và bằng thời hạn. Mà tất cả điều
này lại phải trả lời trên cơ sở hiểu biết về khả năng sản xuất hiện thời, các đơn hàng dở
dang đang tiến hành. Phần lớn kế hoạch của sản xuất đơn chiếc phải được tiến hành trước
khi công ty biết chắc chắn là nó có giành được hợp đồng hay không. Nếu công ty bỏ sót
nhiều yếu tố trong tiến trình dự toán thì có thể có các hậu quả nghiêm trọng:
Thứ nhất, nếu không dự toán đúng các chi tiết, vật liệu và công việc theo yêu cầu của
khách hàng thì giá cả sẽ thấp và dù công ty nhận được hợp đồng cũng dễ bị lỗ.
Thứ hai, khi hoạch định trước hợp đồng , công ty có thể bỏ sót những cơ hội áp dụng
những phương pháp làm việc hiệu quả. dự toán sẽ cao hơn mức cần thiết và công ty không
nhận hợp đồng, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Tổng chi phí dự tóan = Chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm
+ Chi phí trực tiếp về nguyên vật liệu
+ Chi phí bảo quản nguyên vật liệu

Tổng chi phí này là giới hạn tối thiểu cho việc thương lượng giá. Nếu chi phí này càng
thấp thì khả năng thương lượng thành công càng cao. Nhận định sai lầm trong việc tính
toán chi phí có thể là liệt kê vào tổng chi phí của đơn hàng các chi phí không liên quan trực
tiếp đến đơn hàng do đó, tự giới hạn khả năng thương lượng
Thời hạn giao hàng có thể được tính bằng 1 trong 2 cách hay phối hợp cả hai :
Cách thứ nhất là, ngược chiều quy trình công nghệ. Căn cứ vào thời hạn mà khách hàng
yêu cầu giao hàng, người kế hoạch tiến độ sẽ tính ngược chiều quy trình công nghệ, từ thời
điểm cần có hàng mà xác định thời điểm cần phải bắt đầu cho các nhiệm vụ sản xuất cần
thiết. Nếu theo kế hoạch đó, các công việc có thể bố trí phù hợp với năng lực hiện có - tức
là bằng tổng khả năng trừ đi phần dành nhữngcông việc của các hợp đồng chưa thực hiện
xong- theo từng thời kỳ trong thời hạn cho phép thì có thể bảo đảm được thời hạn giao
hàng.
Nếu không thì phải quyết định thông báo giao hàng trễ hoặc phải tăng thêm khả năng sản
xuất.
Tiến tình lập tiến độ
Khả năng sản xuất đãký
hợp đồng
Khả năng dự định dành cho đơn hàng mới
Khả năng sản xuất sẵn sàng để ký các hợp đồng hàng
Khả năng sản xuất tối đa
Thời hạn sản xuất dự kiến
Thời
g
ian
Hình X-1: Xác định thời gian theo chiều qui trình công nghệ.
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
255

Cách thứ hai, lập tiến độ theo tiến trình thuận chiều qui trình công nghệ. Mỗi công việc
được lập tiến độ thực hiện ngay khi có NVL và năng lực sản xuất có thể đáp ứng. Giả sử

các công việc đều được hòan thành theo dự kiến thì có thể đưa ra thời hạn hoàn thành sớm
nhất cho khách hàng. Trong trường hợp này, cũng có thể cộng thêm một khoảng thời gian
dự trữ nếu khách hàng chấp thuận. Khoảng thời gian dự trữ như vậy không chỉ tạo ra thế
chủ động trong việc thực hiện đơn hàng, mà còn cho phép tranh thủ thêm các cơ hội ở
những đơn hàng sau.

Có thể tóm lược quá trình dự toán trước khi ký hợp đồng như Hình X-3



















3- Lập tiến độ và kiểm soát cho doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc
Hoạt độüng của các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thường rất phức tạp, nên họ thường
tổ chức ra một bộ phận kiểm soát sản xuất. Bộ phận này thường không trực tiếp giám sát
công nhân mà làm tư vấn cho các giám sát viên trực tuy

ến.
Việc kiểm soát sản xuất có hiệu quả hay không tùy thuộc vào:
1. Chất lượng của việc xây dựng kế hoạch tiến độ và tiến độ cho mỗi công việc
Các bộ phận
chi tiết tự sản
xu
ất
Các bộ phận chi
tiết mua ngoài
Yêu cầu kỹ thuật của khách
hàng
Xác định các chi tiết bộ phận
cần thiết để Sản xuất
Quyết định mua hay tự sản xuất
Xác định các NVL và
công việc cần thiết
Giá cả và thời hạn đặt hàng
Dự toán số giờ lao
động cần thiết để
chế biến các bộ
phận, chi tiết
Tổng chi phí chế biến
và NVL
Thời hạn để NVL và
năng lực sản xuấ sẵn
sàng
Chi
phí
Thời
hạn

giao
hàng

Thực hiên kế hoạch tiến độ
Hình X-2: Dự toán trước hợp đồng
LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO
2. Việc phổ biến và giao nhiệm vụ rõ ràng kế hoạch cho những người thực hiện.
3. Chất lượng của việc tổ chức thu thập thông tin về tiến độ thực tế của mỗi công
việc và thông tin về tình hình chung.
4. Thường xuyên xem xét lại kế hoạch và tiến độ, khi cần thiết phải hoàn thiện
chúng.
Việc lập kế hoạch tiến độ tiến hành theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1. Phân bố công việc: là xác định nhiệm vụ cần tiến hành trong từng thời kỳ cho
từng nơi làm việc. Trong đó cần phải xác định thời điểm hoàn thành cho mỗi công việc.
Phân bố công việc phải căn cứ vào năng lực sản xuất và nguyên vật liệu sẵn có.
Giai đoạn 2. Giải quyết công việc: là sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ đang chờ được thực hiện
ở nơi làm việc và bố trí việc thực hiện chúng trên máy móc cụ thể vào những thời điểm cụ
thể.
Các doanh nghiệp cần cố gắng phát triển kế hoạch tiến độ một cách cẩn thận và khả thi để
có thể sử dụng đều đặn năng lực sản xuất của nó. Việc phân bố công việc phụ thuộc vào
thông tin chính xác về năng lực sản xuất sẵn có trong suốt kỳ kế hoạch và khối lượng công
việc dở dang.
Giải quyết công việc tối ưu trong hệ thống sản xuất đơn chiếc rất khó khăn. Bới vì, nếu chỉ
tính trên một nơi làm việc có khoảng 10 công viêc được giao thì chúng ta có thể có tới 10!
= 3 628 800 phương án bố trí, và nếu tốc độ đánh giá khoảng 1 giây phương án chúng ta
cần khoảng 1000 giờ để tìm ra phương án tốt nhất. Để lựa chọn cách bố trí công việc hợp
lý người ta thường đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể, cá tiêu chuẩn này có tác dụng giới hạn bớt
các phương án đưa ra lựa chọn.
Phương án bố trí hiệu quả có thể là: giảm thời gian chờ đợi ở nơi làm việc sau, giải quyết
nhanh các đơn hàng, sử dụng triệt để thời gian làm việc trên nơi làm việc, sử dụng hiệu quả

máy móc thiết bị, giảm tỷ trọng thời gian đối tượng phải chờ đợi chế biến…
Nếu muốn giảm tỷ trọng thời gian chờ đợi trên thời gian chế biến đối tượng, giải quyết dứt
điểm các công việc có thời gian ngắn, chuyển chúng sang nơi làm việc sau sẽ
giảm thời
gian chờ đợi của nơi làm việc sau, chúng ta có thể đưa ra quy tắc ưu tiên công việc có thời
gian chế biến ngắn trước. Ngược lại, muốn giải quyết dứt điểm các công việc có thời gian
chế biến dài tránh phải chuyển qua các ca sau người ta có thể ưu tiên thực hiện trước các
công có thời gian chế biến dài hơn.
Căn cứ vào mức độ cấp thiết của đơn hàng, chúng ta có thể áp dụng qui tắc ưu tiên giải
quyết các công việc thuộc đơn hàng có thời hạn giao hàng sớm.
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
257

NVL/ BTP
Hợp đồng
mua hàng
Nhận BTP
lắp ráp
Phân
công
C.việc
Nhận NVL
Nhập kho
BTP
Nhập kho
NVL
Kiểm tra
Khách hàng
Biện pháp kinh doanh
Kiểm tra

Kế toán
Nhận Mua
Lắp
ráp
hoàn
chỉnh
Nơi
làm
việc
3
Nơi
làm
việc
2
Lập tiến độ
và phân công
công việc
Hoạch
định nhu
cầuNV L
và chuẩn
bị Lập
danh mục
vật tư
Kho
NVL
Nhà cung ứng
S.phẩm Hóa đơn
Hợp đồng sản phẩm
Hoạch định và kiểm soát sản xuất

Bcáo tình
hình NVL
Báo cáo chi phí
Thông tin phản hồi
Dòng vật chất
Dòng thông tin
1
3
4
5
6
7
8
9
5
10
11
2
Hình X-3: Quy trình lập kế hoạch tiến độ sản xuất đơn chiếc
LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO
Thời gian tự do càng dài càng chứng tỏ khả năng điều chỉnh, khả năng dự trữ cao. Tuy vậy,
nếu xét một cách chi tiết thì không hoàn toàn biểu hiện khả năng giao hàng đúng hẹn, bởi
vì, quá trình sản xuất gián đoạn luôn tiêu tốn thời gian tự do cho những lần thay đổi nơi
làm việc, trong những lần như thế có thể nó phải chờ đợi chế biến. Nếu số công việc còn
lại càng nhiều thì thời gian chơ đợi có thể tăng lên rất cao, dù thời gian tự do ban đầu nhiều
nó cũng bị tiêu tốn rất nhanh. Vì thế có thể đặt ra quy tắc ưu tiên cho các đơn hàng có thời
gian tự do bình quân tính trên các công việc còn lại của nó là nhỏ nhất.
Nếu gọi:
Tc là tổng thời gian chế biến còn lại với n là số công việc còn lại của đơn hàng chứa công
việc đang xem xét.

Tg là thời gian cho đến khi giao hàng bằng chính thời gian từ thời điểm đang đến khi giao
hàng
Tf thời gian tự do của đơn hàng Tf = Tg - Tc
Thời gian tự do bình quân
n
Tf
fT =

Ngoài các tiêu chuẩn ưu tiên như trên người ta còn có thể căn cứ vào tầm quan trọng của
đơn hàng, hay tầm quan trọng của khách hàng cụ thể để xác định nên làm đơn hàng nào,
công việc nào trước trên mỗi nơi làm việc. Đôi khi trên các nơi làm việc có thể căn cứ nào
chi phí hoặc khả năng chuyển đổi từ công việc nọ sang công việc kia để xét xem nên thực
hiện các công việc theo trình tự nào.
Trong quá trình xác định trình tự thực hiện công việc ở các hệ thống có ít nơi làm việc
chúng ta có thể sử dụng qui tắc Johnson xác định thứ tự tiến hành các công việc nhằm đạt
mục tiêu cực tiểu hóa thời gian nhàn rỗi và qua đó cực tiêu tổng thời gian sản xuất. Qui tắc
Johnson có thể áp dụng khi chi phí tồn kho trong quá trình sản xuất và chi phí thiết đặt lại
sản xuất không phụ thuộc vào thứ tự thực hiện các công việc. Thực tế, qui tắc áp dụng một
cách đơn giản và cho kết quả tốt nhất với hệ thống có hai nơi làm việc tuần tự thực hiện
các đơn hàng.
Xét trường hợp có 2 nơi làm việc (ví dụ máy 1 và máy 2), tất cả các công việc đều được
làm tuần tự trên cả 2 máy.
Qui tắc Johnson gồm 4 bước :
Bước 1: Liệt kê tất cả các khoảng thời gian cần thiết cho tất cả công việc cho cả 2 công
đoạn.
Bước 2: Chọn công việc có thời gian ngắn nhất trong mỗi công đoạn.
Bước 3: Xác lập thứ tự.
Nếu công việc có thời gian ngắn nhất thuộc công đoạn đầu thì bố trí công việc càng sớm
càng tốt.
Nếu công việc có thời gian ngắn nhất thuộc công đoạn sau thì bố trí công việc càng trễ

càng tốt.
QUN TR SN XUT
259
Nu thi cụng vic cú thi gian ngn nht thuc cụng on u v
bng thi gian ch bin cụng on sau ca mt s cụng vic khỏc, thỡ tin hnh cụng vic
cú thi gian ngn thuc cụng on u sm nht cú th c v tin hnh cụng vic cú thi
gian tng t cụng on sau tr nht.
Nu cụng vic cú cựng thi gian c hai cụng
on thỡ cú th tin hnh u hoc cui
khong ca trỡnh t cũn li.
Bc 4: Loi cụng vic c chn bc 2 v ó sp xp th t. Lp li cỏc bc cho n
khi tt c cụng vic u c xp th t.
4- Kim soỏt sn xut bng biu Gantt
Kim soỏt sn xut l theo dừi v so sỏnh tin trỡnh sn xu
t thc t vi k hoch tin
nhm phỏt hin nhng sai lch kp thi a ra cỏc quyt nh iu chnh. i vi loi hỡnh
sn xut n chic, cỏc cụng vic ch tin hnh mt vi ln, ớt lp li, nờn cỏc d toỏn
thng thiu chớnh xỏc, cụng tỏc kim soỏt sn xut cú v trớ ht sc quan trng.
Biu Gantt l mt cụng c thụng dng hoch nh v kim soỏt tin cụng vic.
Trỡnh t cỏc cụng vic cn phi hon thnh s c biu din trờn s theo trỡnh t thi
gian. Cỏc cụng vic thng c biu din bng cỏc thanh ngang. V trớ ca mi thanh
biu th thi im cỏc cụng vic cn phi c thc hin. Ta cn phi theo dừi v ỏnh du
trờn s biu th tin thc t ca cỏc cụng vic. Qua ú, s luụn cho thy tỡnh
hỡnh chung v cỏc cụng vic, v d dng a ra cỏc quyt nh iu chnh cn thit.
Vờ duỷ : Trong sồ õọử sau :
Caùc ngoỷc [ ] bióứu thở thồỡi gian cọng vióỷc theo kóỳ hoaỷch.
Thanh mu biu th tin thc t.
Cui s cú con tr ch thi im hin hnh.

Bng X-4

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Nhn st

Ch to

Bng
.Khin

Np trờn v
di

Mỏy nộn

Lp rỏp

Mc in

Cỏch in

Mc in
Cỏch in
HnC
t
Sn
Lp rỏp
Tip nhn
h
t hng
HnC
t

C
t
Hn
To dỏn
g
Thi gian d tr hoc bo
LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO

5- Kiểm soát sản xuất bằng MRP
MPR không chỉ là cách quản trị tồn kho mà nó còn có thể cung cấp nhiều thông tin có giá
trị để quản trị các hoạt động sản xuất. Kiểm soát các hoạt động sản xuất đòi hỏi phải có kế
hoạch một cách chi tiết những hoạt động cần thiết, các thông tin chính xác về thực hiện kế
hoạch và hiện trạng tất cả các công việc đang được tiến hành. Kiểm soát đầu vào - đầu ra là
công cụ để phân bố chính xác khối lượng công việc cho các nơi làm việc và để giải quyết
công việc ứ đọng, phát hiện và giả quyết năng lực sản xuất còn dư thừa trong quá trình sản
xuất.
a- Kiểm sóat đầu vào - đầu ra
Mức sản xuất của một nơi làm việc có thể hiều như là mức độ các công việc thực tế được
hòan thành và chuyển ra khỏi nơi làm việc đó. Trong sản xuất đơn chiếc trên mỗi nơi làm
việc thực hiện nhiều loại công việc khác nhau do đó rất khó đo lường mức sản xuất ở mỗi
nơi làm việc bằng các công việc cụ thể. Để
thuận tiên ta có thể biểu diễn các công việc
thông qua giờ định mức hay giờ chuẩn để sản xuất chúng. Như vậy, mức sản xuất của một
nơi làm việc được sẽ đo bằng số giờ chuẩn công việc được hoàn thành trong một khoảng
thời gian nhất định.
Kiểm soát đầu vào - đầu ra cho thấy mối quan hệ giữa mức đầu vào, đầu ra thực tế và kế
hoạch để xác định những điều chỉnh cần thiết.
Mức độ đầu vào kế hoạch được xác lập bởi tiến độ sản xuất chính. Mức độ đầu vào thực tế
có thể bị thay đổi trong quá trình thực hiện. Sự chênh lệch tích lũy giữa mức đầu vào kế
hoạch và thực tế không được quá lớn, nếu không sẽ không hoàn thành tiến độ sản xuất

chính.
Đầu ra kế hoạch do MRP xác định khi phát triển kế hoạch tiếp nhận của những nơi làm
việc phía sau. Đầu ra thực tế được cập nhật từ các nơi làm việc mỗi khi công việc hoàn
thành, hoặc cập nhật theo định kỳ kiểm soát kế hoạch. Chênh lệch đầu vào và đầu ra chính
là phần biểu hiện các công việc đang bị ứ đọng tại nơi làm việc, hay còn gọi là các công
việc dở dang.






SP dở dang trên
nơi làm việc

Công việc
đến:
 Theo KH
 Thực tế
Công việc hoàn
thành:
 Theo kế hoạch
 Thực tế
Hình X-6: Mô hình kiểm soát đầu vào - đầu ra.
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
261
Ta có thể thay đổi mức đầu ra bằng cách làm thêm giờ, thêm ca, kíp
hay bổ sung thêm nhân sự và trang bị.
Sau đây là một ví dụ kiểm soát đầu vào - đầu ra trên một nơi làm việc.
Kiểm soát đầu vào - đầu ra một cách có hiệu quả sẽ đảm bảo được mức độ chính xác

luồng công việc qua mỗi nơi làm việc, vì vậy, sẽ duy trì nhịp độ sản xuất sản phẩm thích
hợp để thực hiện được tiến độ sản xuất chính .
b- Hoạch định và kiểm soát thứ tự ưu tiên bằng MRP
Kiểm soát đầu vào - đầu ra chỉ cho biết mức độ đáp ứng yêu cầu sản xuất trên nơi làm việc
trong một khoảng thời gian
. Sự qui đổi các công việc vào và ra theo giờ chuẩn (định mức)
đã xóa đi sự khác biệt về trình tự thực hiện công việc, trong khi đó chính trình tự thực hiện
công việc lại ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất các giai đoạn sau, đặc biệt là ảnh hưởng
đến khả năng hoàn thành các đơn hàng đúng thời hạn. Để tránh tình trạng một số công
việc được hoàn thành quá sớm hay quá muộn cần phải xác định trình tự tiến hành các
công việc trên mỗi nơi làm việc khi năng lực sản xuất sẵn sàng phục vụ
. Logic thường
được sử dụng trong kiểm soát hoạt động sản xuất là thiết lập thứ tự ưu tiên trên cơ sở thời
hạn cần thiết phải hòan thành mỗi công việc.
MRP sẽ kiểm soát theo từng đơn hàng, dựa vào chu kỳ sản xuất kế hoạch, và nguyên tắc
ngược theo qui trình công nghệ để tính các thời điểm cần phải tiến hành chế tạo hay lắp
ráp ở mỗi bộ phận sản xuất, trên cơ sở có xét đến năng lực sẵn có.
Theo sự kiểm soát đó chu kỳ sản xuất thực tế trung bình tại một nơi làm việc phải bằng chu
kỳ sản xuất theo kế hoạch. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng công việc đã hoàn thành sớm
hay muộn so với kế hoạch. Với hết quả này kiểm soát thứ tự ưu tiên sẽ xác định những
công việc cần tiến hành trước và tập trung giải quyết chúng để chúng nằm trong số những
công việc phải được hoàn thành sớm hơn chu kỳ sản xuất trung bình.
Như vậy, kiểm soát đầu vào - đầu ra bảo đảm đúng khối lượng công việc được hòan thành
và bảo đảm cho thời gian chờ đợi không quá dài hay quá ngắn. Đến lượt
kiểm soát thứ tự
ưu tiên lại bảo đảm xác định đúng thứ tự tiến hành các công việc, xác định công việc và
thời hạn nó cần hoàn thành sớm nhất để bảo đảm cho công việc sau có thể bắt đầu bình
thường
. Với cách làm này tại tất cả các nơi làm việc ta có thể kiểm soát được chu kỳ sản
xuất thực tế chung của cả dây chuyền. Hơn nữa, kiểm soát thứ tự ưu tiên sẽ ra những thông

báo rất quan trọng về trạng thái từng đơn hàng, cũng như khả năng hoàn thành đơn hàng
Để hiểu rõ phương pháp kiểm soát này trước hết phải nắm được chu kỳ sản xuất và kết c
ấu
thành chu kỳ sản xuất



LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO

















Chúng ta đã biết, chu kỳ sản xuất là một căn cứ hết sức quan trọng để kiểm soát và điều
chỉnh quá trình sản xuất. Mỗi bộ phận của chu kỳ sản xuất có thể dự kiến, kiểm soát được,
nhưng khi thực hiện cũng có thể xuất hiện những sai lệch chưa d
ự đoán trước được. Nói
chung thời gian chu kỳ sản xuất tính cho mỗi nơi làm việc hay bộ phận sản xuất sẽ bao

gồm các bộ phận chính là:
+ Thời gian tác nghiệp bao gồm thời gian thực hiện các hoạt động, các thao tác theo
yêu cầu kỹ thuật để tiến công việc
+ Thời gian di chuyển : bao gồm thời gian vận chuyển đối tượng đến nơi làm việc
hay bộ phận sản xuất.


Đơn hàng
File trạng thái Tkho File danh mục vật liệu
không
Phân bổ công việc cho Nơi
làm việc
Nlực ≈ yêu cầu?
Kiểm soát vào- ra
trên Nơi làm việc

Danh mục công việc cần giải
quy
ết
Báo cáo tình tình hình công việc

Mua
Tự sản xuất
Kế hoạch tiến độü sản xuất chính được chi tiết
trong thời gian ngắn
Xem lại
Nlực SX
hay
KH Tđộ
Thời hạn giao hàng

Nhu cầu NVL theo kế hoạch
Hoạch định nhu cầu NLực SX KH
Phân phối Đ.hàng theo kế hoạch
Hình X-7:Kiểm soát thứ tự thực hiện công việc bằng MRP
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
263





+ Thời gian chờ đợi : bao gồm thời gian chờ đợi trước và sau mỗi quá trình chế
biến.
Với các thông tin về hợp đồng, qui trình công nghệ, chu kỳ sản xuất thực tế và kế hoạch,
cần phải lập một danh mục các công việc cần phải giải quyết hàng ngày cho mỗi nơi làm
việc để dự đoán thời hạn cần hòan thành cho mỗi công việc. Danh mục này có thể thay đổi
do công việc ở nơi làm việc trước được hoàn thành và chuyển đến. Thứ tự ưu tiên cũng có
thể thay đổi, do nhận hợp đồng mới, hủy bỏ hợp đồng. Để có thể sử dụng MRP kiểm soát
thứ tự ưu tiên một cách hữu hiệu, cần phải bổ sung tình hình công việc kịp thời tại các nơi
làm việc để có điều chỉnh hợp lý.
II. KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LẶP LẠI
1- Đặc trưng của sản xuất lặp lại
Các hệ thống sản xuất lặp lại bao gồm loại hình sản xuất khối lượng lớn và sản xuất hàng
loạt với những đặc điểm cơ bản có thể ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch tiến độ là:
Thứ nhất, sản phẩm mà các hệ thống này có thể cung cấp là những sản phẩm mà tiêu
chuẩn, hoặc những sản phẩm hệ thống thiết kế
sẵn.
Thứ hai, nhu cầu mỗi loại sản phẩm thường rất lớn so với khả năng của hệ thống. Quy
trình công nghệ sản xuất sản phẩm được thiết kế kỹ lưỡng và ổn định.
Thứ ba, hệ thông thường sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng, có năng suất cao, hay tự

động hóa.
Thứ tư, hệ thống có thể sử dụng phương pháp bố trí sản xuấ
t theo đối tượng, hoặc theo
nhóm, với tính ổn định, thường phù hợp với hoạt động chính nên có thể cực tiểu hóa được
thời gian và chi phí di chuyển sản phẩm.
Quá trình sản xuất có thể liên tục hoặc theo hàng loạt với khối lượng nhất định, thường là
bằng với qui mô tối ưu.
2- Đặc trưng của kiểm soát hoạt động sản xuất lặp lại
Quá trình công nghệ sản xuất ổn định, đường di chuyển của sản phẩm được bố trí cố định
nên không cần hoạch định riêng rẽ mỗi công việc và không cần thiết lập phiếu di chuyển
cho từng sản phẩm cá biệt.
Thời gian
vận chuyển
Thời gian
chờ đợi
Thời gian
thiết đặt sản
xu
ất
Thời gian tác
nghiệp
Chờì di
chuyển đi nơi
khác
Chu kỳ sản xuất
Hình X-8: Chu kỳ sản xuất
LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO
Thời gian chờ đợi giữa các công việc và tồn kho trong quá trình sản xuất là tối thiểu nên
không có hàng chờ đợi ở các nơi làm việc việc khác nhau nên không cần xác định thứ tự
ưu tiên để giải quyết tại các nơi làm việc.

Mỗi bộ phận, chi tiết cấu thành sản phẩm phải được sản xuất với một tốc độ tỉ lệ với số chi
tiết, bộ phận đó được có trong sản phẩm
. Quá trình sản xuất lặp lại chỉ yêu cầu lập kế
hoạch tiến độ để xác định theo mức sản lượng hàng ngày hoặc trong những định kỳ ngắn.
Nếu doanh nghiệp chỉ có một mẫu sản phẩm được sản xuất với tốc độ đều đặn thì kiểm
soát sản xuất đơn giản. Doanh nghiệp chỉ cần xây dựng một nhà máy chuyên dùng với
công suất phù h
ợp và hoạt động. Chỉ khi nhu cầu thay đổi đáng kể theo thời gian thì việc
kiểm soát sản xuất sẽ phức tạp hơn. Họ phải lập kế hoạch tiến độ để có thể thay đổi sản
lượng xuất sản bằng cách:
- Tăng giảm số lượng tồn kho
- Tăng, giảm số giờ, ngày, ca kíp làm việc
- Thay đổi số công nhân
- Phân công lại lao động để có mức sản lượng khác.
Với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm trên cùng một dây chuyền, hay nhu cầu
thay đổi đến mức phải sản xuất tổng hợp các sản phẩm khác nhau theo từng thời gian, việc
hoạch định và kiểm soát sẽ phức tạp hơn nhiều
Các phương pháp giải quyết là:
Nếu khối lượng mỗi sản phẩm đủ lớn có thể trang bị, bố trí dây chuyền riêng cho từng sản
phẩm và điều chỉnh sản lượng đáp ứng đúng nhu cầu. Cách này đòi hỏi đầu tư vào các
phương tiện sản xuất mà ít khi sử dụng hết công suất.
Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhỏ, hoặc mức tiêu thụ quá thấp so với mức sản xuất
hiệu quả của dây chuyền, thì có thể bố trí máy móc thiết bị sản xuất chung cho một nhóm
các sản phẩm gần giống nhau. Quá trình sản xuất các sản phẩm được lập kế hoạch để biến
đổi theo từng loạt. Mỗi sản phẩm sẽ được bố trí sản xuất trên dây chuyền một thời kỳì, sau
đó chuyển sang sản xuất sản phẩm khác theo chu kỳ. Tuy nhiên v
ấn đề lập lại tiến độ và
phối hợp do thay đổi thường xuyên sẽ gây ra những khó khăn đáng kể. Nội dung quan
trọng của kế hoạch tiến độ cho loại sản xuất này phải bao gồm các nội dung như:
Quy mô sản xuất tối ưu cho mỗi loạt sản xuất là bao nhiêu? Vấn đề này chúng ta đã xác

định trong các chương trước đây về hệ thống tồn nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc.
Trong đó, các yếu tố chi phí cơ bản cần phải quan tâm đó là chi phí cho việc thiết đặt lại lô
sản xuất mới, và chi phí tồn kho. Quy mô tối ưu còn phụ thuộc và tổng nhu cầu của sản
phẩm
Thời điểm nào để có thể tiến hành đưa loạt sản phẩm vào sản xuất, cũng là vấn đề đã được
nghiên cứu trong các chương về hệ thống tồn kho. Mục đích cơ bản là có thể cung ứng sản
phẩm một cách hiệu quả chống lại khuynh hương tăng quá đáng tồn kho, hoặc gây ra cạn
dự trữ
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
265
3- Phương pháp tính các chỉ tiêu cơ bản của kế hoach tiến độ sản
xuất lặp lại.
Kế hoạch tiến độ đối với sản xuất lặp lại có nội dung cơ bản là xác định khối lượng sản
xuất trong từng khoảng thời gian ngắn. Do dây chuyền sản xuất, đường đi sản phẩm cố
định nên chỉ tiêu cơ bản cần phải xây dựng chỉ là khối lượng sản phẩm sẽ được sản xuất và
sau đó là khối lượng cần thiết bỏ vào sản xuất.
Căn cứ để xây dựng kế hoạch bao gồm:
Trước hết, là mức sản xuất dự kiến đã được xây dựng trong kế hoạch tổng hợp. Bởi vì các
kế hoạch tiến độ thực chất là cụ thể hóa kế hoach tiến độ trong điều kiện cụ thể.
Thứ hai, dự báo nhu cầu ngắn hạn.
Thứ ba, các đơn hàng hay các hợp đồng đã ký kết.
Thứ tư, các tiêu chuẩn của hệ thống sản xuất như.
Ngoài ra, cần chú ý khả năng cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất
Phạm vi lập kế hoạch có thể cho hệ thống sản xuất, các dây chuyền, các phân xưởng.
Thời gian lập kế hoach có thể dài ngắn khác nhau tùy thuộc từng hệ thống sản xuất, thông
thường, quá trình sản xuất càng liên tục kế hoạch càng đơn giản và thời gian lập kế hoạch
có thể ngắn hơn. Khoảng thời gian lập kế hoạch thường là ngày đêm, tuần, 10 ngày, tháng
Nguyên tắc cơ bản để lập kế hoach tiến độ là ngược chiều qui trình công nghệ. Các bộ
phận sản xuất ở cuối dây chuyền, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được lập kế hoạch trước,
sau đó, ngược theo qui trình công nghệ lập kế hoạch cho đến các bộ phận đầu tiên. Các chỉ

tiêu kế hoạch gồm:
Khối lượng xuất sản biểu thị khối lượng sản phẩm hay bán thành phẩm hoàn thành ở một
bộ phận sản xuất trong kỳ kế hoạch
. Theo nguyên tắc ngược chiều quy trình công nghệ chỉ
tiêu này được tính trước tiên từ bộ phận sản xuất cuối cùng. Khối lượng xuất sản đảm bảo
nhiệm vụ phục vụ nhu cầu theo kế hoạch với mức tồn kho hợp lý.
IDMxs

+
=

Trong đó: Mxs là mức xuất sản của bộ phận cuối cùng.
D là nhu cầu sẽ phục vụ theo kế hoạch.
∆I là chênh lệch tồn kho thành phẩm cuối kỳ và đầu kỳ kế hoạch.
Với tất cảc các bộ phận khác mức xuất sản phải bao gồm cả phần cung cấp nội bộ phục vụ
cho các bộ phận sau nó. Công thức tổng quát tính mức xuất sản như sau:
IMnsDMsx
ki
ikk
∆++=

>

Trong đó: k là chỉ số bộ phận đang lập kế hoach xuất sản.
D
k
là nhu cầu bên ngoài mà hệ thống sẽ phục vụ bằng loại sản phẩm của k
Mns
i
là mức nhập sản của các bộ phận được k phục vụ.

LẬP TIẾN ĐỘ VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO
Chỉ tiêu khối lượng nhập sản chính là khối lượng bỏ vào sản xuất ở một bộ phận sản xuất
nhằm tạo ra khối lượng xuất sản với mức sản phẩm dở dang hợp lý.
dkdm
kk
ZZZ
ZMxsMns
−=∆

+
=

Trong đó ∆Z: Chênh lệch SP dở dang trên dây chuyền
Z
dm
: Mức sản phẩm dở dang hợp lý
Z
dk
: Mức sản phẩm dở dang trên dây chuyền ở đầu kỳ
III. ĐƯỜNG CONG KINH NGHIỆM
Khi sản xuất khối lượng lớn thì chi phí lao động trực tiếp để sản xuất một đơn vị sản
phẩm sẽ giảm đáng kể do nghiên cứu kỹ hơn, kinh nghiệm sản xuất nhiều hơn.
Số giờ lao động để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm có thể được rút ngắn theo một tỷ lệ cố định
sau mỗi lần số đơn vị sản phẩm tích lũy tăng gấp đôi. Ví dụ với 80% theo kinh nghiệm
thì đơn vị thứ hai cần 80% số giờ lao động cần để sản xuất đơn vị thứ nhất.









Công thức toán học để biễu diễn đường cong kinh nghiệm (LC)
Yn = (Y1) n
R
Trong đó Yn: Số giờ lao động cần để sản xuất đơn vị sản phẩm thứ n.
Y1: Số giờ lao động cần để sản xuất đơn vị sản phẩm thứ 1.
n: Số đơn vị cần dự đoán thời gian.
R = log(LC%)/log2
Sau khi doanh nghiệp dự đoán mức hoàn thiện thường xuyên, thông tin này có thể được sử
dụng cho công tác hoạch định. Đường cong kinh nghiệm (Learning curre) có thể được sử
dụng cho hoạch định năng lực sản xuất, lập tiến độ sản xuất hay định giá cho quá trình sản
xuất theo khối lượng lớn. Nó cũng được sử dụng trong việc mua theo khối lượng lớn như
là phương tiện để thuyết phục các nhà cung ứng giảm giá theo khối lượng.
LC=85
LC=95
LC=90
Định mức
SL .Tlũy
Hình X-9: Đường cong kinh nghiệm
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
267
TÓM TẮT
Lập kế hoạch tiến độ là lập các kế hoạch ngắn hạn xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ
phận sản xuất. Nhờ có kế hoach tiến độ các kế hoach sản xuất hàng năm, kế hoạch tổng
hợp mới có thể triển khai được. Lập kế hoach tiến độ và kiểm soát sản xuất phụ thuộc vào
đặc điểm của hệ thống sản xuất. Đặc biệt là tính chất chuyên môn hóa của nó.
Sản xuất đơn chiếc khi mà các nơi làm việc thực hiện nhiều loại công việc với số lượng
nhỏ. Sản phẩm do khách hàng chỉ định. Hệ thống sản xuất có tính mềm dẻo cao, có thể đáp

ứng được nhiều yêu cầu khác nhau. Hệ thống sản xuất như vậy phải lập kế hoạch tiến độ
nhằm sử dụng triệt để năng lực sản xuất và có khả năng cạnh tranh một cách hiệu quả. Nội
dung lập kế hoạch tiến độ là phân công công việc cho từng nơi làm việc và sắp xếp trình tự
thực hiện công việc hợp lý. Việc lập kế hoạch tiến độ trong sản xuất đơn chiếc mặc dù rất
tỷ mỷ song lại không chính xác, nên nó rất cần một sự kiểm soát chặt chẽ và toàn diện
trong toàn bộ quá trình thực hiện. Có thể sử dụng biểu đồ Gantt, và đặc biệt là công cụ
MRP kiểm soát hữu hiệu hoạt động sản xuất.
Sản xuất lặp lại với các sản phẩm thiết kế trước, khối lượng sản phẩm lớn . Nội dung lập
kế hoạch tiến độ đơn giản hơn chu yếu là tính khối lượng nhập sản và xuất sản cho các bộ
hận sản xuất theo thời gian.

×