Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận đai học sư phạm Mỹ thuật phục hưng thế kỷ XVI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 16 trang )

MỸ THUẬT PHỤC HƯNG THẾ KỶ XVI
I. Khái niệm phục hưng:
Trong thế kỷ qua hàng triệu con người vẫn phải kính cẩn nghiêng mình
thám phục trước những giá trị nghệ thuật mà mỹ thuật phục hưng để lại cho
nhân loại. Đó là một kho tàng vô giá với hàng nghìn bức tranh, tượng và những
công trình kiến trúc kỳ vĩ được tạo nên bởi những người khổng lồ của thời đại
mới với tư tưởng mới, tư tưởng nhân văn cao cả.
Nghệ thuật phục hưng khởi nguồn từ nước Ý. Là con đẻ của giai cấp tư
sản đang lên trong lòng xã hội Phong kiến. Những cuộc cải cách ruộng đất, sự
chuyển hóa từ thủ công nghiệp sang công nghiệp, những phát kiến địa lý sự phát
triển của thị trường thế giới, công cuộc mở mang các đô thị ở một loại nước….
đã tạo nên sự thay đổi đáng kể bộ mặt của xã hội Phong kiến thế kỷ XV – XVI.
Giai cấp tư sản dần thay thế so với Phong kiến, quý tộc và nhà thờ. Bởi vậy họ
cần có ngôn ngữ nghệ thuật mới đáp ứng và bộc lộ được tâm tư, nguyện vọng
cũng như tư tưởng của họ.
Thuật ngữ “Phục hưng” xuất hiện chính thức vào thế kỷ XVI. Và thực tế
nó chỉ được ứng dụng trong nghệ thuật tạo hình. Vadari, họa sĩ ý sống vào thế
kỷ XVI là người đầu tiên dùng thuật ngữ ấy. Khi viết “Sự phục hưng” của nền
nghệ thuật Ý trong cuốn sách “ghi chép sinh động về các nghệ sĩ, nhà điêu
khắc và kiến trúc sư nổi tiếng” {In năm 1550 – 1568}. Từ đó thuật ngữ này
cùng với cuốn sách của ông lan nhanh sang các nước. Tuy nhiên “phục hưng”.
Không đơn thuần chỉ là một thuật ngữ, trái lại nó có một nội dung sâu sắc hơn
nhiều. Danh từ “Phục hưng” {Renayssance} theo tiếng Pháp có nghĩa là sự tái
sinh hay phục hồi. Các nhà sử học cho rằng thời kỳ trung cổ chỉ là sự cắt giản
đơn trong quá trình phát triển của nền văn hóa, do đó họ chỉ ra rằng nghệ thuật
vốn phát triển trong thế giới cổ đại cần được sống lại trong thời kỳ này, cần phải
tạo ra một cuộc sống mới mẻ.
1
Nghệ thuật cổ đại tôn thờ những giá trị nhân văn cao cả, lấy con người
làm trung tâm của vũ trụ. Nghệ thuật mượn các đề tài về thần thoại, về các thế
giới của các thần thánh để miêu tả vẻ đẹp hình thể cũng như vẻ đẹp nội tâm của


con người. Một nền nghệ thuật hưng thịch với những công trình kiến trúc đồ sộ
nhưng đầy tinh tế, với phong cách nghệ thuật tạo hình mang tính hiện thực cao
tạo nên những vẻ đẹp mẫu mực của con người. Tất cả đó đã bị nền nghệ thuật
trung cổ vui dập, và được nền nghệ thuật phục hưng làm cho hưng thịnh trở lại.
Angghel đã đánh giá cao thời kỳ này và coi đó là “bước ngoặc tiến bộ vĩ đại
nhất từ trước tới nay của nhân loại” Khi được làm quen với những công trình
văn hóa thời kỳ phục hưng người ta sẽ thấy rất rõ sự khủng hoảng trầm trọng về
thế giới quan phong kiến trung cổ. Nó biểu hiện ở chủ nghĩa khổ hạnh tột bậc, ở
sự khinh niệt tất cả những gì có trên mặt đất, có trên cõi đời này. Giờ đây, với
văn hóa phục hưng người ta lại tha thiết với thế giới thực, với con người bằng
thụ cảm cái đẹp và kỳ vĩ của thiên nhiên. Thế giới thiên thần được thay thế bằng
thế giới của niềm tin khoa học. Sự tôn thờ cái uy quyền, uy thế của những kẻ
cầm đầu chế độ phong kiến và nhà thờ nhường bước cho những nguyên tắc của
sự phát triển tự do chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa nhân văn {Theo tiếng Latinh –
Humanix – có nghĩ là tính người} ra đời, chủ nghĩa lạc quan nảy sinh. Tất cả
những thứ chủ nghĩa đó không chỉ phản ánh trong khuôn khổ giai cấp tư sản mà
trong quản đại quần chúng nhân dân. Trong những ai chống lại chế độ phong
kiến lỗi thời.
Phong trào văn hóa phục hưng bắt đầu từ cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ
XIV đến cuối thế kỷ XVI mới kết thúc. Một thời kỳ kéo dài 300 năm và một sự
hoàn thiện định hình phong cách nghệ thuật mới. Khởi đầu cho phong trào này
là các đô thị ở niềm bắc nước Ý như Phlorăngxơ, Xiênnơ sau đó lan sang các
trung tâm khác như Rôm, Vơnirơ rồi tiếp tục lan sang các nước như Hà Lan,
Anh, Pháp, Đưc…
Cùng với tìm ra chất liệu sơn dầu, phát minh ra phép phối cảnh giúp diễn
tả không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều và nghiên cứu tỉ lệ, giải phẩu cơ
2
thể người đã tạo nên bước tiến vĩ đại trong lịch sử nghệ thuật. Để lại cho nhân
loại vô số những kiệt tác bất hủ.
Mỹ thuật phục hưng được chia làm 3 giai đoạn

1. Tiền phục hưng: cuối thế kỷ XIV
2. Phục hưng: cả thế kỷ XV
3. Phục hưng cực thịnh: cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI
II. Mỹ thuật phục hưng thể kỷ XVI
Ở thời tiền phục hưng, mỹ thuật đã đạt được nhiều thành tựu song nó
mang bản chất của một nền nghệ thuật phôi thai, vừa chịu ảnh của mỹ thuật
trung cổ đồng thời mang nhiều nét đổi mới tiến bộ. Sự pha trộn này dẫn đến sự
không ổn định về phong cách cũng như trong bản thân từng nghệ sĩ. Nhưng sang
thế kỷ XVI, mỹ thuật Ý đã thật sự phục hưng. Một nền nghệ thuật đi theo hướng
hiện thực tự nhiên đã phát triển rực rỡ, để lại nhiều tác giả, tác phẩm có giá trị
còn tồn tại mãi mãi. Theo các kiểu của nghệ thuật thì thời kỳ cổ điển của một
nền nghệ thuật chính là các tác phẩm của thời kỳ đó đã đạt tới đỉnh cao, hoàn
thiện mẫu mực và định hình về phong cách, từ kiến trúc, điêu khắc cho tới hội
họa.
Đây cũng là đánh dấu sự phát triển của hội họa giá vẽ. Một thể loại tranh
tồn tại độc lập không phụ thuộc kiến trúc. Trước phục hưng, thể loại tranh sử
dụng nhiều nhất là bích họa hay còn gọi là tranh tường. Loại tranh này được vẽ
bằng Tampera hoặc tranh nề {Vẽ màu lên lớp vữa còn ướt} loại tranh này kết
hợp trong kiến trúc và tồn tại với công trình kiến trúc đó. Đến thời kỳ phục
hưng, nhất là vào thế kỷ XVI, cùng với việc phát hiện ra chất liệu sơn dầu, các
họa sĩ đã mạnh dạn tách hội họa ra khỏi kiến trúc họ tạo nên dòng tranh giá vẽ
với vô số những tác phẩm tiêu biểu được con người của nhiều thời đại yêu thích.
Tranh giá vẽ đã đề cập đến nhiều đề tài như: thần thoại, tôn giáo, chân dung,
sinh hoạt…
Những trung tâm nghệ thuật lớn thời kỳ này là Rôm, Phlorăngxơ, Vơnirơ.
Phlorăngxơ là nơi hội tụ của 3 thiên tài lỗi lạc: Leona da vinci, Mikemlangio,
3
Raphaen. Rôm lại là nơi thu hút các họa sĩ không những trong nước Ý mà cả
nước ngoài tới học tập và làm việc. Đây được xem là một trường học lớn, nơi
đào tạo ra những bậc thầy về hội họa như: Giooc – giôn, Tanh – to – re

veronedo. Leona da vinci, Mikemlangio, Raphaen cũng lưu lại nhiều tác phẩm
danh tiếng tại thành phố này.
Tuy đây là thời kỳ phát triển cực thịnh của nghệ thuật phục hưng nhưng
đến giữa thế kỷ XVI, nền nghệ thuật cũng nhanh chóng đi tới thoái trào do sự
tác động của tình hình chính trị, xã hội bất ổn của nước Ý lúc bấy giờ. Sự khủng
hoảng về kinh tế chính trị và sự đe dọa của xâm lăng ngoại bang dẫn tới sự bất
ổn về nghệ thuật. Song không ai có thể phủ nhận thành công to lớn về nhiều mặt
mà nền nghệ thuật thời kỳ cổ điển phục hưng đã đạt được.
III. Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu
Leona da vinci, {1452 – 1519}
Ông là một họa sĩ đồng thời cũng là
nhà bác học am hiểu nhiều bộ môn khoa học
xã hội và khoa học tự nhiên: điêu khắc, kiến
trúc, toán học, cơ khí học… sự hiểu biết của
Ông mang dấu vết liên tục trong lịch sử
khoa học và nghệ thuật châu âu qua nhiều
thế kỷ. Ông được xem là một trong những
nhà nghiên cứu và sáng tạo cái mới xuất sắc.
Trong suốt quá trình hoạt động nghệ
thuật của mình Ông chỉ để lại khoảng 30 tác
phẩm. Song mỗi tác phẩm của Ông lại là
một cuốc tìm tòi để tạo ra cái mới cho nhiều
thế hệ sau học tập. Những tác phẩm của Ông
còn giữ tới ngày nay là những mẫu mực về
nhiều mặt cho nền hội họa thế giới.
4
Chân dung tự họa
(321 x 500 cm)
Phần lớn thời gian trong cuộc đời là những chuyến du hành đây đó, những
buổi học thực tế ngoài trời và những thử nghiệm cần có xưởng vẽ.

Năm 1466 Ông đến Phlorăngxơ và nhận học việc trong xưởng vẽ của Vê-Rô-
Ki-Ô. Đây là một xưởng họa và trường học nổi tiếng của thành phố này. Khoảng 6
năm sau Ông học xong. Chính trong thời gian này Ông cũng bắt đầu sáng tác, nhưng
phần lớn tác phẩm đầu tay của ông chịu ảnh hưởng thầy dạy của mình. Tuy nhiên
càng về sau tên tuổi của ông càng nổi bởi bằng tài năng nghệ thuật và trình độ khoa
học của mình ông đã đưa hội họa từ một nghề thủ công “đầy tớ” thành một “nghệ
thuật tự do” bằng việc nghiên cứu luật phối cảnh, giải phẩu và quy luật ánh sáng để
đưa chúng vào trong tranh. “Ông và các họa sĩ khác cho rằng: phải dựa trên cơ sở
khoa học mới có thể biến hội họa thủ công bị coi nhẹ thành nghệ thuật đáng coi
trọng” {LSMT thế giới – Phạm Thị Chỉnh} chính những quan điểm đã đưa nghệ
thuật phục hưng đạt đến những giá trị đáng chân trọng.
Một trong những tác phẩm tuyệt đẹp của Leona khi ông đến thành phố
Milan là bức “madona trong hang” {vẽ năm 1483 -1494} đây được xem là tác
phẩm ở giai đoạn trưởng thành của tác giả bởi vì nó đã đi vào quỹ đạo của tư
tưởng nghệ thuật phục hưng. Bức tranh có tính toán cẩn trọng về nhiều mặt,
trong đó có cách giải quyết không gian và sự cân đối yên tĩnh nhờ sự xắp xếp
tài giỏi giữa các nhóm nhân vật và thiên nhiên. Hình ảnh Madona, Chúa và các
thiên thần được xắp xếp một cách có chọn lọc và khái quát.
Cũng trong thời
gian ở Milan giữa những
năm 1495 – 1498, Leona
vẽ bức tranh tường cho
nhà thờ thánh Maria
denhla – Hraxi {gần
Milan} “Buổi họp kín”
hay còn gọi là “bữa tiệc
cuối cùng”.
5
Bữa tiệc cuối cùng (1495 - 1498)Tranh tường
Tác phẩm miêu tả bữa tiệc cuối cùng giữa chúa Giesu và 12 thánh tông đồ

thân tín trước khi bị đóng đinh trên thánh giá. Nét mới tiêu biểu trong bức tranh
này là những xung đột kịch tính về tâm lý của các nhân vật qua sự phản bội chúa
của Giuda. Các nhân vật trong tranh được chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm 3 người
với bố cục thế giáng và thần sắc sinh động. Nhân vật chúa Giesu được đặt ở
chính giữa tranh, nổi bật giữa khung cửa sổ với thái độ trầm tĩnh bình thản. Sự
xung đột kịch tính trong tranh thể hiện ở sự tương phản giữa thái độ bình thản
của chúa với sự giận dữ, hoảng hốt, xôn xao của các nhân vật khác. Ngoài ra
trong bố cục, bên cạnh vẻ mặt xấu xí trong thế nhìn nghiêng mạnh mẽ của Giuda
là vẻ mặt đẹp hiền, đầy sự suy tưởng của thánh Gioăng. Bên cạnh sự sợ hãi của
kẻ phản bội là cử chỉ giận dữ của thánh Pie đang cầm dao…
Để thu hút ánh nhìn vào nhân vật trung tâm là chúa Giê su, tác giả đã sử dụng
luật phối cảnh cho kiến trúc phòng ăn: tất cả những đường thẳng song song
trong tranh đều tụ về một điểm ở chân dung của chúa. Để phá thế những đường
song song đó, Lêona sử dụng nhiều đường thẳng đứng, chéo góc và những
đường ngang song song với mép tranh mà điểm nhấn là bàn tiệc. Tất cả những
đường hướng đó đã tạo cho bức tranh một bố cục độc đáo và lạ mắt. Tác phẩm
này rất xứng đáng là một trong những kiệt tác của hội họa Phục hưng. Tác phẩm
không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn có giá trị to lớn về tính khoa học
trong nghệ thuật. Điều mà Lêona vẫn tâm đắc và tự hào.
Sẽ thật thiếu sót nếu nhắc tới Lêona mà không nhắc tới tác phẩm
Mônalisa hay còn gọi là La giocongdo. Bức tranh nổi tiếng gắn liền với tên tuổi
của hoạ sĩ.
6
Đây là bức chân dung miêu tả
tâm lý rất thành công. Nhân vật
trong tranh được tác giả chăm chút
cả về vẻ đẹp ngoại hình lẫn vẻ đẹp
nội tâm. Điểm đặc biệt trong bức
tranh là nụ cười bí hiểm của nàng La
giocong, nụ cười vừa phảng phất

niềm vui vừa phảng phất nỗi buồn
khiến người xem cứ vương vấn mãi.
Lêona đã khôn khéo sử dụng những
đường nhấn động ở khoé mắt, gò má
và khoé miệng để tạo nên nụ cười
tinh tế của nàng. Qua hàng mấy trăm
năm, cho tới tận bây giờ nụ cười của
nàng vẫn làm mê đắm trài tim của
biết bao người yêu nghệ thuật, làm
tốn không biết bao nhiêu giấy mực
các nhà phê bình mọi thời đại. chất
da thịt của nhân vật của tác giả miêu
tả rất thành công bằng thủ pháp “tương phản” đó là sự tương phản giữa màu
sẩm tối cùng những nét gấp rất nhỏ của trang phục với sự mịn màng tươi mát
của chất da thịt. Đôi bàn tay mền mại…Thành công ở bức tranh không chỉ dừng
ở đó, nàng Monalisa được tác giả đặt trên nền một bức tranh phong cảnh mờ ảo,
xa xăm, chập trùng. Điều đó thể hiện lý tưởng của thời đại, lý tưởng nhân văn
cao cả: “con người luôn là trung tâm của vũ trụ, con người ở giữa thiên nhiên,
giao hoà và là một nhân tố của thiên nhiên”(LSMT thế giới – Phạm Thị Chỉnh).
Cách thể hiện của Leona cho người xem cảm nhận về một Monalisa sang trọng,
quý phái nhưng cũng rất hiền và tinh tế. Một Monalisa chứa đầy những tâm tư
thầm kín khiến ta cảm thấy như vừa nắm bắt được tâm tư của nàng vừa như
không hiểu nàng đang hiểu nàng đang nghĩ gì. Chính vẻ đẹp vừa rõ ràng, vừa ẩn
dấu, vừa xa lạ vừa thân quen khiến nàng sống mãi, vượt qua thời gian không
gian và đến với tất cả mọi người, mọi thời đại. Chinh đó cũng là một thành công
của tác phẩm bởi nó đem đến cho người xem rất nhiều cảm xúc đan xen. Vẻ đẹp
7
Monalisa 1503
của nàng là một vẻ đẹp lý tưởng không chỉ của thế kỷ XVI, mà còn là vẻ đẹp lý
tưởng của mọi thời đại.

Không chỉ thành công ở thể loại chân dung, đề tài về chúa và thần thoại
cũng được Leona thể hiện rất thành công với những tác phẩm nổi tiếng như:
Đức mẹ Litta, Leda…
Sau khi vẽ tranh ở Phlorangxo xong, ông trở lại Milan lần nữa, nơi mà
theo ông đã yêu mến và thấu hiểu tài năng của mình. Ở đó được tài năng sau đó
ông đi Rôm.
Từ năm 1500 – 1516 Leona dành nhiều thời gian để nghiên cứu khoa học.
Ông muốn sáng tác một bộ bách khoa toàn thư về “sự vật trong thiên nhiên”.
Ngoài ra ông vẫn sáng tác cho đến cuối đời.
Một phác thảo của Lêonar
Năm 1916 theo lời mời của vua Pháp ông Pari. Tại đây ông qua đời sau
ba năm lưu trú (1519). Trong khoảng thời gian đó, ông dành để hệ thống hoá lại
tài liệu mà ông đã viết về nghệ thuật. Sách chưa kịp xuất bản thì ông đã mất.
Người học trò tâm phúc của ông là Francesco Melzi cất giữ và lo việc ấn hành.
Song các tài liệu vẫn bị thất lạc do chiến tranh. Sau này người ta đã tìm được
khoảng hơn 1000 trang bản thảo nghiên cứu của ông cùng các tác phẩm. Đây
8
thật sự là 1 kho báu cho các thế hệ sau khi muốn học hỏi nghiên cứu về nghệ
thuật hội hoạ thời phục hưng cũng như về sự nghiệp của Leonar De Vinci.
Michenel Ange Buonarroti (1475 – 1564)
Ông là một trong số nghệ sĩ thời ấy tích cực phản ánh sự mâu thuẫn sâu sắc
của thời đại. Michenel Ange không chỉ là nhà điêu khắc nổi tiếng của thời kỳ phục
hưng mà còn là một kiến trúc sư, một hoạ sĩ và là một nhà thơ. Ở bất kỳ lĩnh vực
nào ông cũng để lại những tác phẩm tiêu biểu được lưu giữ mãi tới mai sau.
Michenel Ange sinh ngày 06 – 3 -1475 trong một gia đình quan chức nhỏ
ở Caprese, cách Phlorangxo không xa. Ngay từ nhỏ ông đã đến Phlorangxo học
trong trường dạy chữ Latinh và sau đó sang học tại xưởng vẽ của Ghirlandazo từ
năm 13 tuổi. Sau đó ông chuyển sang học ở trường nghệ thuật bậc thầy danh
tiếng là Bertondo Giovani. Ông học điêu khắc với Donatenlo và nghiên cứu
tranh của các danh hoạ tiền bối.

Những tác phẩm đầu tay của Michenel Ange là những phù điêu bằng cẩm
thạch, như “Madona ở cầu thang” (1490-1492) cuộc chiến đấu của những bọn
“nửa người nửa thú” (1492) chứa đựng niềm hưng phấn nghệ thuật rõ nét.
Michenel Ange say mê điêu khắc
từ nhỏ và ông luôn cho rằng điêu khắc
mới thật sự là nghệ thuật còn hội hoạ chỉ
là công việc của những kẻ thích nhàn rỗi
và phụ nữ. Nhưng ông vẫn là một hoạ sĩ
kỳ tài với tác phẩm nổi tiếng nhất là
quần thể tranh trong nhà thờ Xic – xtin.
Về kiến trúc tên tuổi của ông gắn liền với
công trình nhà thờ thánh Pie, công trình
do kiến trúc sư Bramangto thiết kế ban
đầu sau được giao lại cho ông. Công
trình này đã trở thành kỳ quan của thế
giới thiên chúa. Điều này chứng tỏ tài năng hiếm có của ông trong lĩnh vực kiến
9
Pietta (1496 - 1498)
Tượng đá cẩm thạch
trúc. Tuy vậy niềm đam mê thật sự của ông lại là tạc nên những pho tượng và
tác phẩm đầu tiên đưa tên tuổi va uy tín của ông đến với mọi người là: Pietta
(theo tiếng Pháp có nghĩa là “tình thương”). Tác phẩm được ông hoàn thành
trong 5 năm. Với tác phẩm này ông đã rất thành công khi miêu tả nổi sót
thương, đau đớn của đức mẹ trước đứa con đã mất trên tay. Chân dung chúa
Gieessu cũng được tác giả miêu tả vô cùng sống động. Ở đó ta nhìn thấy rõ nổi
đau đớn mà chúa phải chịu đựng trước khi mất nhưng ta cũng nhìn thấy ở chân
dung đó niềm kiêu hãnh của một vị anh hùng, một đấng cứu thế. Ngoài ra tác
phẩm còn thành công trong việc thể hiện những nét gấp trang phục, chất da thịt
mền mại. Bằng thủ pháp đối lập giữa nét mền mại của các nếp áo váy phong phú
và đa dạng với mảng phẳng nhẵn của cơ thể chúa Giesu. Sự đối lập đó tạo nên

sự nổi bật khác nhau của nhân vật, ủa sự sống và cái chết.
Từ năm 1501 – 1504, Michenel Ange dành thời gian để tạo nên kiệt tác
cho nhân loại, đó là bức tượng người anh
hùng Davit của người dân Hebreuca đã
chiến thắng người khổng lồ Goliat. Bức
tượng được là một sự hoàn thiện mẫu mực
về vẻ đẹp thể chất và vẻ đẹp tinh thần của
con người. Vẻ đẹp thể chất của tác phẩm
được thể hiện ở tỷ lệ cân đối, ở chất da thịt
mền mại, sống động. Tác giả đã kỳ công
miêu tả từng chi tiết cơ thể người anh hùng.
Nó chi tiết đến từng mạch máu, nhất là ở đôi
bàn tay. Tất cả mọi chi tiết đều đạt tới sự
chính xác tuyệt đối. Về tinh thần người xem
có thể nhìn thấy chất anh hùng trên con
người Davit từ dáng đứng bình thản nhưng chưa đầy sức mạnh, từ cái nhìn cau
mày, căng thẳng của một người chuẩn bị chiến đấu. Vẻ đẹp của Davit là vẻ đẹp
của một con người phi thường, hùng tráng. Pho tượng cao 5,5m này được đặt ở
10
David - tượng đá cẩm thạch
(1501 - 1504)
trước trụ sở hành chính của thành Phlorangxo. Đây là niềm tự hào của người dân
thành phố, họ coi Davit là một “người khổng lồ” là biểu tượng sức mạnh của
con người.
Sau thành công của hai bức tượng tiếng
tăm của Michenel Ange vang đi rất xa. Năm 1506
giáo hoàng Duyn II đã mời ông đến Rôm để làm
lăng cho giáo hoàng nhưng công việc gặp nhiều
trở ngại nên không thực hiện được. Sau đó ông
được giao vẽ tranh cho trần nhà thờ Xicxtin tác

phẩm vĩ đại này được một mình ông hoàn thành
sau 4 năm. Khoảng hơn 100m2 với vài trăm nhân
vật diễn tả sinh động những đoạn trong kinh
thánh. Toàn bộ tác phẩm tự như một bản hành
khúc về con người với ý trí, vẻ đẹp và sự dũng
cảm. Hình tượng các nhân vật được ông diễn tả mạnh mẽ và cường tráng với
màu sắc tương phản. Tác phẩm hoà hợp với kiến trúc thành một khối tổng thể
hoàn thiện, hữu cơ không thể tách rời. Tác
phẩm hoàn thành năm 1512.
Sau khi Duyn II mất, Michenel Ange
mới làm chiếc quan tài theo đề nghị của
những người kế tục (1545) để trang trí cho
chiếc quan tài này ông đã làm một số tượng
trong đó có những pho tượng nổi tiếng như
“người nô lệ nổi dậy”, “người nô lệ chết”.
Cùng lúc này ông tạc tượng “Moixei”, dùng
cho tầng 2 của chiếc quan tài. Đây là một
nhân vật vừa khôn ngoan, vừa nhiệt tình vốn
được ông vẽ một lần trên trần Xicxtin.
11
Moixei - Michenel Ange
Tranh trên vòm
giáo đường Xicxtin
Năm 1534 Michenel Ange làm quan tài cho hai bá tước Dgiuliano và
Liorangxo của dòng họ Medixi. Những tác phẩm điêu khắc ở đây một lần nữa
chứng tỏ tài năng của ông. Với đề tài “ngày và đêm”, “hoàng hôn và bình
minh” ông đã lấy con người để thể hiện thời gian. Những tác phẩm này mang
tính ẩn dụ tượng trưng cao siêu, biểu hiện tính trí tuệ trong nghệ thuật của
Michenel Ange, đồng thời biểu hiện sức mạnh huyền bí của thời gian. Bốn pho
tượng trong nhà mồ Medixi đều được thể hiện với phong cách cường tráng khoẻ

mạnh, bề thế. Trái lại tượng đức mẹ ở giữa lại mền mại dịu dàng. Sự thay đổi về
phong cách đã tạo nên sự hài hoà cho quần thể kiến trúc. Bộ lộ tài năng nhiều
mặt của con người thời phục hưng này.
Những năm cuối đời là những năm
sáng tác đẹp đẽ của ông. Ông vừa làm
tượng, vừa vẽ tranh nề. Tiêu biểu nhất là
bức “ngày phán xét cuối cùng”. Đây là
bức tranh trang trí trên tường nhà thờ
Xicxtin, nối tiếp với tranh trên trần thành
một bộ hoàn thiện. Ngày cuối cùng là ngày
tận thế, chúa sẽ phán xét xem ai được lên
thiên đường, ai phải xuống địa ngục. Ở tác
phẩm này, Michenel Ange đã thể hiện
ngày cuối cùng như một tai hoạ khủng khiếp, một trận đại hồng thuỷ. Trung tâm
bức tranh là chúa – Người sử án, quanh chúa là cảnh tối tăm điên dại, với vô số
người khoả thân, gẫy uốn… Tất cả như đang vật lộn với bão tát phong ba cuồng
nộ.Mặc dù tất cả các nhân vật đều khoả thân ngay trước bàn thờ chúa nhưng vẫn
được giáo hoàng chấp nhận bởi ngài tôn trọng tài năng cũng như tư tưởng của
Michenel Ange. Ông đã lý giải rằng: Con người khi sinh ra như thế nào thì về
với chúa cũng phải như thế. Sau này học trò của ông là Danien Dovoteso đã vẽ
thêm một số vải, trang phục cho một số người khoả thân theo yêu cầu của giáo
hoàng. “Bức tranh phần nào nêu được tư tưởng, thế giới quan tôn giáo. Đồng
12
Ngày phát xét cuối cùng (Trích đoạn tranh
trên tường ở nhà thờ Xicxtin)
thời còn khẳng định sự chiến thắng của cái thiện với cái ác.”(LSMT thế giới –
Phạm Thị Chỉnh)
Michenel Ange mất ngày 18 -12 – 1564 khi chưa kịp tạc xong bức tượng:
hạ xuống cây thập tự. Ông mất tại Rôm nhưng thi hài của ông được đưa về
Phlorangxo và được đặt trong nhà thờ thánh Graxo. Sự nghiệp hoạt động nghệ

thuật đầy nhiệt huyết của ông đã và sẽ mãi là tấm gương học tập cho nhiều thế
hệ nghệ sĩ mai sau.
Raphael Santi (1483 – 1520)
Khác với Leonar, Raphael không phải là nhà sáng tạo ra cái mới. Vì rằng
nghệ thuật của ông có ý nghĩa không phải ở chỗ khám phá ra con đường mới mà
là ở chỗ đã tổng hợp thành tựu của những người đi trước. Ông cùng với Leonar,
Michenel Ange tạo nên sự chuẩn mực, định hình cho sự phát triển phong cách
nghệ thuật phục hưng.
Raphael là con trai của hoạ sĩ
Dgiovanhi Xangta. Nhờ đó mà ông đã học
ngay từ cha mình khi còn rất nhỏ. Sau khi cha
mất, ông theo học nghệ sĩ Peruganh. Ông là
một bậc thầy tài năng đã giúp Raphael nổi
tiếng. Ngay từ năm 14 -15 tuổi, ông đã được
mọi người biết đến với tác phẩm đầu tay
“giấc mơ của người hiệp sĩ”(trưng bày tại
viện nghệ thuật quốc gia Luôn Đôn) năm
1504 Raphael từ dã quê hương và người thầy
của mình để đến Phlorangxo, nơi có hai người
khổng lồ Lêonar de vinch và Michel Arge. Ở đây ông nhanh chóng học tập các
bậc thầy về nghệ thuật này và đã nhanh chóng tiến kịp họ. Thành phố này đã
khiến ông thành công và được nhiều nhà bảo trợ hào phóng giúp đỡ. Đây cũng
là thời kỳ ông vẽ nhiều tranh về đề tài Đức mẹ. Trong đó nổi tiếng là tác phẩm
"Đức mẹ của Đại công tước". Tác phẩm "Đức mẹ của Đại công tước" được ông
13
Giấc mơ của người hiệp sĩ
Raphael
vẽ theo yêu cầu của vĩ đại công tước. Vị này coi
tác phẩm là vô giá và luôn giữ bên mình. Ở bức
tranh này ta vẫn còn thấy phảng phất nét của

Peruganh nhưng nó đã đạt đến sự mẫu mực, hoàn
hảo về đề tài dạng này. Raphael đã tạo được một
Madona có thực trên đời, một Madona thơ mộng
địu àng như trăm nghìn phụ nữ Ý khác.
Năm 1508, Raphael từ dã Phlorangxo đến
Roma. Suốt từ đấy đến lúc mất ông sống ở đó và
được sự bảo trợ của hai đời giáo hoàng là Duyn
II và Leon X. Nhiều tác phẩm danh tiếng của ông
đã vẽ trong thời kì này trong đó có một bức vẽ trong phòng "Chữ ký" phòng
quan trọng nhất trong tòa thánh Vaticang vô cùng thành công là bức "Trường
học Aten". Nội dung tác phẩm ca ngợi triết học Hy Lạp cổ đại. Nhân vật chính
của bức tranh là Praton và Arixtot. Hai người đang tranh luận về quan điểm triết
học của mình. Praton chỉ tay
lên trời còn Arixtot chỉ tay
xuống đất. "Điều này thể hiện
tư tưởng triết học duy tâm
khách quan của Praton và sự
dung hợp giữa triết học duy vật
và duy tâm của Arixtot"
(LSMT thế giới - Phạm Thị
Chỉnh). Bức tranh có khoảng
50 nhân vật bao gồm những
nhà học giả, nhà triết học, những đại biểu của khoa học nghệ thuật các thời kỳ
trong đó có cả Leonar và Raphael. Tất cả được sắp xếp rải trên các tầng bậc. Với
sự sắp xếp các mảng màu, bố cục chặt chẽ gắn bó diễn tả nhân vật nổi trên nền
kiến trúc không gian. Bức tranh như hút sâu thăm thẳm và mở rộng ra hai bên
14
"Đức mẹ của Đại công tước" -
1505
Trường học Aten

Tranh bích họa (1510 - 1512)
mặc dù bố cục tranh bó gọn trong không gian kiến trúc. Có thể nói hầu hết các
phòng trong tòa thanh Vaticang đều có tranh của Raphael.
Cũng trong thời gian ở Roma, Raphael vẽ
một khối lượng khá lớn tranh giá vẽ, trong đó có
nhiều bức chân dung như "Chân dung giáo
hoàng Đuyn II", chân dung nhà văn nổi tiếng
Hataxarơ Catxtilion,
Gần cuối đời Raphael lại vẽ tranh Đức mẹ.
Người đời hãy còn nhắc mãi bức chân dung cỡ
lớn "Madona xitxtin" dùng để thờ. Bức tranh
hiện còn đang lưu trong bảo tàng Dretxden của
Đức. Thay vì hình ảnh thân tình giữa Đức mẹ và
Chúa thường thấy trong các bức tranh cùng đề
tài, "Madona xitxtin" mang một phẩm chất tạo
hình tuyệt đẹp. Bao quanh sự lấp lánh sáng,
Madona trong thật trịnh trọng và kì vĩ trong mây đang bế Chúa hài đồng. Bên
trái và bên phải là Đức mẹ là thánh Xitxto và nữ Thánh vacvara hơi nghiêng
mình, quỳ hối. Bố cục khá đăng đối hình bóng rất rõ, tính khái quát mạnh… nhờ
đó bức tranh đã tạo được chất hoành tráng trữ tình, chứa đựng cái gì đó vừa sống
vừa thực vừa pha lẫn chút lí tưởng hóa. Hình ảnh Madona mang một nội dung
phức tạp: sự trong sạch đáng sợ, sự ngây thơ đáng quý của nữ đồng trinh hòa
hợp với tính quyết định và sự sẵn sàng hi sinh anh dũng của Madona. Chính đó
là chất anh hùng ca, là truyền thống tuyệt đẹp của chủ nghĩa nhân văn Ý. Điều
này còn có nghĩa là, xuất phát từ hiện thực, dựa vào hiện thực, tác giả hướng
nâng hình tượng lên trên tất cả cái gì gọi là ngẫu nhiên và thoáng qua giây lát.
Tranh của Raphael đã kết tinh được những phẩm chất cao đẹp, lý tưởng
của nghệ thuật phục hưng cổ điển. Nó "biểu hiện vẻ đẹp nhẹ nhàng, uyển
chuyển và duyên dáng đồng thời mang nội dung lịch sử, tín ngưỡng vào tôn giáo
sâu sắc" (LSMT thế giới - Phạm Thị Chỉnh). Tranh của ông đã đạt đến sự mẫu

15
Madona xitxtin
Tranh sơn dầu (1512 - 1513)
mực tuyệt đối của bố cục, hình họa và màu sắc. Hồng y Benzbo, một họa sĩ già
nổi tiếng thời phục hưng đã viết trên bia mộ Raphael trong điện Panteon ở Roma
"đây là nấm mồ của Raphael, kẻ sinh thời đã khiến mẹ thiên nhiên lo lắng. Vì sợ
rằng sẽ bị chàng chinh phục. Và khi chàng qua đời, cũng sợ mình phải chết
theo" (Sách Câu chuyện nghệ thuật - Nxb Mỹ thuật).
Mỹ thuật thời kỳ phục hưng đã đánh dấu một bước tiến vĩ đại trong suốt
quá trình phát triển của lịch sử mỹ thuật thế giới. Nó phát triển cả ở thể loại kiến
trúc, điêu khắc và hội hòa trong đó hội họa là một loại hình phát triển mạnh nhất
từ trước cho tới lúc đó. Nó đã được các nghệ sĩ khai thác hiệu quả và thành công
với một phong cách nghệ thuật mới và một tư tưởng mang tính chất nhân văn về
giá trị và vẻ đẹp của con người. Thế kỷ của những con người khổng lồ đã tạo
nên một nền nghệ thuật khổng lồ cho nhân loại. Nền nghệ thuật khổng lồ vô giá
đó đã và sẽ mãi là kì quan cho mọi thế hệ chiêm ngưỡng. Đó cũng là những bài
học vô giá cho các lớp họa sĩ muốn theo học và nghiên cứu về nghệ thuật.
16

×