Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Sử dung tư liệu về Hồ Chí Minh trong dạy học bài Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950) nhằm giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.86 KB, 14 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, Bộ chính trị trung ương Đảng đã phát động toàn
Đảng, toàn dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện
Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XI, toàn Đảng, toàn dân đã tổ
chức đợt học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để quán triệt, vận dụng và phát triển
sáng tạo tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Hưởng ứng cuộc vận động trên, Bộ giáo dục và đào tạo đã quán triệt triển
khai đến tất cả các trường học trong cả nước về thực hiện học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Như vậy, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
cho học sinh là một nội dung quan trọng trong nhà trường, nơi đào tạo những
chủ nhân tương lai của đất nước. Muốn vậy cần phải giáo dục nhân cách toàn
diện cho học sinh, trong đó các em phải được quan tâm giáo dục về đạo đức.
Một trong những con đường thực hiện mục tiêu trên, ở các trường học trong cả
nước ngoài việc tổ chức các hình thức phong phú như thi “ Kể chuyện, học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “thi tìm hiểu về cuộc đời và sự
nghiệp của Bác”, thì ở nhiều môn học việc lồng ghép tư tương tưởng Hồ Chí
Minh trong nhiều bài học là một tiêu chí bắt buộc. Đặc biệt, bộ môn Lịch sử có
vai trò rất lớn trong việc giáo dục tấm gương đạo đức của Người vì trong nhiều
bài học lịch sử học sinh được học tập và nghiên cứu, học tập về cuộc đời và sự
nghiệp của Bác.
Trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông việc tổ chức cho học sinh được
học tập, nghiên cứu tài liệu lịch sử không những làm cho học sinh hiểu sâu sắc
hơn những sự kiện lịch sử, mà còn giúp các em khắc phục tình trạng hiện đại
hóa lịch sử Đặc biệt, việc đưa tư liệu về Hồ Chí Minh vào bài học làm cho
học sinh hứng thú học tập và có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho
học sinh. Vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài “ Sử dụng tư liệu về Hồ Chí
Minh trong dạy học bài: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc
1
chống thực dân Pháp (1946- 1950)” nhằm giáo dục tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh cho học sinh.


2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Cơ sở lý luận của đề tài
Môn Lịch sử có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và
đang diễn ra mạnh mẽ. Càng giao lưu, hội nhập quốc tế, càng cần thiết phải giữ
vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách
nhiệm công dân. Trên cơ sở tri thức lịch sử dân tộc và hiểu biết quốc tế, bộ môn
Lịch sử có ưu thế đặc biệt trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Do đặc trưng môn Lịch sử khác với các môn học khác trong chương trình
dạy học ở phổ thông đó là: học sinh không được trực tiếp chứng kiến sự kiện
lịch sử vì lịch sử không lặp lại, không biểu diễn được trong phòng thí nghiệm,
nên việc sử dụng tài liệu tham khảo để giảng dạy là hết sức cần thiết, nhất là tài
liệu gốc. Vì tư liệu gốc thường gắn liền với hiện thực lịch sử, phản ánh chính
xác sự thật lịch sử. Điều đó sẽ giúp học sinh nhận thức một cách dễ dàng, sống
động, chính xác, khoa học và tác động sâu sắc đến tình cảm của các em .
Chính vì nhận thức được điều đó, nên nhiều giáo viên mong muốn có
được tài liệu quý, nhất là những tư liệu gốc. Tuy nhiên, để có được những tư liệu
đó không phải là điều dễ dàng và không phải ai vận dụng vào bài học cũng
mang lại hiệu quả cao. Để giờ dạy đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải có sự
chuẩn bị kĩ lưỡng như: từ khâu tìm nguồn tư liệu, vận dụng vào lúc nào, vận
dụng như thế nào vào bài giảng.
Các tư liệu về Hồ Chí Minh được cung cấp ở nhiều luồng thông tin, nên
khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn những tư liệu nào chính xác và phù hợp
Hơn nữa, khi dạy bài: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1946- 1950)” nhất thiết phải sử dụng tư liệu về Hồ Chí
Minh mới nâng cao hiệu quả của bài dạy.
3
II. Thực trạng của vấn đề:
Giáo dục tấm gương đạo đức Hố Chí Minh cho học sinh là một trong những

nhiệm vụ quan trọng đối với nhiều cấp học, nghành học, nhất là đối với cấp
trung học phổ thông. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua ở hầu hết
các trường phổ thông, vấn đề này đã được lồng ghép vào một số môn học như
môn giáo dục công dân, địa lý, văn học, sử học Nhất là môn Lịch sử có ưu thế
đặc biệt trong việc giáo dục tấm gương đạo đức Hố Chí Minh cho học sinh.
Tuy nhiên, để lồng ghép việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào
môn Lịch sử đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sử dụng nguồn tư liệu để
không những làm nổi bật nội dung bài học mà còn nhằm mục tiêu trên.
Từ thực trạng trên, khi dạy bài: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp (1946- 1950)”( Lịch sử lớp 12-ban cơ bản )
Giáo viên phải xác định mục tiêu của bài là làm cho học sinh hiểu được hoàn
cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc 19/ 12/ 1946, đường lối kháng chiến
chống Pháp của Đảng. Những thắng lợi quân sự của ta (1946 – 1947): Cuộc
chiến đấu trong các đô thị, chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, hoàn cảnh, chủ
trương của ta khi mở chiến dịch Biên giới. Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến
dịch Biên giới. Giáo dục lòng căm thù thực dân Pháp, niềm tự hào về tinh thần
yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập
cho tổ quốc, củng cố niềm tin vào Đảng vào Bác Hồ.
Với lượng kiến thức của bài: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp (1946- 1950)”, để thực hiện trong ba tiết là quá lớn
so với đối tượng học sinh trường THPT Thường Xuân 2, một trường đóng trên
một trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước, chất lượng đầu vào của học sinh là
rất thấp, nên thường giáo viên chỉ chú trọng truyền tải nội dung cơ bản, học sinh
ghi nhớ sự kiện nên làm cho bài học nặng nề, khô cứng, khả năng giáo dục tư
tưởng đạo đức cho học sinh là khó thành công. Nên giáo viên cần phải sử dụng
tư liệu về Hồ Chí Minh vào bài giảng để không những đạt được mục tiêu về kiến
thức mà còn đạt mục tiêu về giáo dục đạo đức
4
Để làm sáng tỏ mục tiêu trên, nhất là mục tiêu giáo dục tư tưởng khi dạy
bài này giáo viên phải khéo léo kết hợp nhiều phương pháp, nhất là phương

pháp sử dụng tư liệu để học sinh thấy được tấm gương đạo đức của Người
5
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các giải pháp :
Khi dạy bài “ Những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược (1946 – 1950)” (Tiết 28,29,30) nhằm giáo dục tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh cho học sinh tôi đã đưa ra các giải pháp đó là:
Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm tài liệu về Hồ Chủ Tịch có liên quan đến
bài học.
Áp dụng những tư liệu về Hồ Chí Minh cụ thể vào một số mục của bài học
2. Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua việc yêu cầu học
sinh sưu tầm tư liệu học tập :
Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi tổ về nhà sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về
Bác trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, trong chiến dịch Việt Bắc
thu- đông năm 1947, chiến dịch Biên Giới thu- đông năm 1950.
Với việc yêu cầu học sinh sưu tầm tư liệu về chủ tịch Hồ Chí Minh là các
em đã hiểu hơn được những cống hiến của Người và có tình cảm yêu quý hơn
đối với Bác Hồ.
3. Sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh vào dạy học bài: Những năm đầu của
cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946- 1950)” nhằm giáo
dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh
3.1. Sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh nhằm giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh vào dạy học mục 2 của mục I: Kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp bùng nổ.
Ở mục này, giáo viên sử dụng phương pháp nêu vấn đề để cung cấp mục
tiêu kiến thức về các văn kiện thể hiện đường lối kháng chiến, nội dung đường
lối kháng chiến chống Pháp xâm lược của Đảng.
Ở phần này, giáo viên sử dụng câu hỏi gợi mở như: Em hãy cho biết
đường lối kháng chiến chống Pháp xâm lược được thể hiện qua những văn kiện
nào? Học sinh sẽ thấy được những văn kiện đó là: chỉ thị “Toàn dân kháng

chiến” của Ban thường vụ trung ương Đảng (12/12/1946), lời kêu gọi “toàn
6
quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19/12/1946) và tác phẩm “Kháng
chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh.
Ở phần nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, giáo viên sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh như sau : Trong ngày 19-12-1946,
tại căn gác hai, ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Dương (làng Vạn Phúc, Hà
Đông), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và yêu
cầu một học sinh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong sách giáo khoa đã
trích dẫn và và giới thiệu lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến bằng tư liệu gốc
nhằm khắc sâu kiến thức cho các em.
Qua lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh các
em sẽ thấy được không đầy một trang giấy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát
7
được lý do kháng chiến, mục đích kháng chiến và nội dung cơ bản của đường lối
kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
3.2. Sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh nhằm giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh vào dạy học mục 1 của mục II: Cuộc chiến đấu ở các đô
thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
Ở phần này, giáo viên sử dụng phương pháp đặt câu hỏi gợi mở và
phương pháp khăn phủ bàn để đạt được mục tiêu về kiến thức đó là: âm mưu
của thực dân pháp tấn công ta ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 và diễn biến, ý nghĩa
của cuộc chiến đấu của nhân dân ta.
Cụ thể, giáo viên đặt câu hỏi: Hãy cho biết âm mưu của Pháp tấn công ta
ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16?
Học sinh sẽ trả lời được là nhằm đánh úp cơ quan đầu não và tiêu diệt bộ
đội chủ lực của ta.
Nhằm làm rõ diễn biến cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16, giáo
viên dùng phương pháp khăn phủ bàn với câu hỏi: Mỗi bàn một nhóm, hãy tóm
tắt diễn biến chính cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16?

( Học sinh hoạt động trong 5 phút)
Học sinh thảo luận, sau đó giáo viên thu phiếu học tập và miêu tả: chính
cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16. Sau khi miêu tả, giáo viên dùng tư
liệu sau : Để ca ngợi các chiến sĩ cảm tử Thủ đô trong “Thư gửi các chiến sĩ
cảm tử quân thủ đô – Trích tuyển tập Hồ Chí Minh- Tập 2 có đoạn viết“ Các
em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu
cái tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần
quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê
Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em.
Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống
Việt Nam muôn đời sau ”
Qua tư liệu không những nhằm làm cho học sinh yêu quý, khâm phục hơn
đối với những chiến sĩ thủ đô trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến
8
chống Pháp xâm lược mà còn thấy được tình cảm, sự quan tâm của Bác đối với
các chiến sĩ, là nguồn động viên to lớn của Người đối với các chiến sĩ.
Giáo viên sử dụng câu hỏi gợi mở sau: Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ
tuyến 16 có ý nghĩa như thế nào?
Học sinh sẽ trả lời được là cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 sẽ
tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc chiến đấu lâu dài.
3.3. Sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh nhằm giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh vào dạy học mục 1 của mục III: Chiến dịch Việt Bắc thu-
đông năm 1947 .
Ở phần này, giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức đó là âm mưu của
Pháp tấn công lên Việt Bắc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc
thu - đông 1947.
Giáo viên dùng phương pháp nêu vấn đề nhằm làm cho học sinh nắm
được âm mưu của Pháp tấn công lên Việt Bắc nhằm :
- Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và lực lượng chủ lực của ta, phá
tan tiềm năng kháng chiến của ta.

- Khóa chặt biên giới Việt- Trung cắt liên lạc của ta với thế giới dân chủ.
- Từ thắng lợi quân sự chúng xúc tiến thành lập chính quyền bù nhìn trung
ương, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Phần diễn biến của chiến dịch, giáo viên dùng phương pháp khăn phủ bàn
để học sinh tìm hiểu hành động của Pháp và những thắng lợi của ta. Khi trình
bày phần những thắng lợi của ta giáo viên sử dụng tư liệu về Hồ Chí Minh như
sau: Trước âm mưu và hành động của Pháp, chiều ngày 14 – 10, Thường vụ
Trung ương Đảng họp thông qua Chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông
của giặc Pháp.” Kết thúc cuộc họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tình hình cực
kỳ rối ren về chính trị ở Pháp và phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa đã
dẫn Pháp đến chỗ muốn sớm kết thúc chiến tranh Đông Dương. Chúng chỉ tiến
công ồ ạt lúc đầu. Nếu ta thực hiện được đánh địch khắp nơi, buộc chúng dàn
mỏng lực lượng đối phó, chúng sẽ thất bại. Ta giữ gìn được chủ lực qua mùa
9
đông này là coi như thắng lợi. Nếu chuyến này không thắng nhanh để kết thúc
chiến tranh thì cục diện sẽ đổi mới có lợi cho ta”.
Qua câu nói của Người học sinh thấy được hoàn cảnh của chiến dịch, sự
quyết định sáng suốt của Người đối với chiến dịch.
Với sự chỉ đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với
tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta đã giành nhiều thắng lợi :
+ Ở Bắc Cạn, quân ta giành thắng lợi ở Chợ Mới, Chợ Đồn…
+ Ở mặt trận hướng đông,.
+ Ở mặt trận hướng tây,….
- Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch
3.4. Sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh nhằm giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh vào dạy học mục 2. IV: Chiến dịch Biên giới thu- đông
năm 1950.
Ở phần này, giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức đó là mục tiêu ta
mở chiến dịch Biên giới, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Biên giới
thu- đông 1950.

Giáo viên dùng phương pháp nêu vấn đề nhằm làm cho học sinh nắm
được mục tiêu ta mở chiến dịch Biên giới : Tháng 6/1950, Đảng, chính phủ
quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:
- Tiêu diệt bộ phận sinh lực địch.
- Khai thông Biên giới Việt – Trung.
- Củng cố, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện thúc đẩy cuộc
kháng chiến tiến lên.
Do tính chất quan trọng của chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt
trận để cùng bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.
Người kiểm tra kế hoạch tác chiến, xem xét công tác chuẩn bị hậu phương, theo
dõi kịp thời diễn biến của chiến dịch, góp những ý kiến chỉ đạo và động viên cán
bộ, bộ đội, dân công. Qua đó học sinh thấy được Người là tấm gương đạo đức
về sự cẩn thận, chu toàn và sự quyết tâm thắng địch trong chiến dịch.
10
Ở phần này, giáo viên sử dụng ảnh: Bác Hồ quan sát mặt trận Đông Khê
và ảnh: Bác Hồ thăm một đơn vị tham gia chiến dịch Biên Giới thu – đông năm
1950 ( sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 ban cơ bản)
Ảnh: Chủ tịch Hồ
Chí Minh quan sát
Mặt trận Đông Khê
(1950 )


Ảnh: Bác Hồ thăm
một đơn vị tham gia
chiến dịch Biên giới
thu- đông (1950 )
11
Qua tư liệu tranh ảnh về Bác, các em cảm nhận được sự giản dị của Bác
cũng như sự gần gũi, quan tâm của Người đối với các chiến sĩ, đối với chiến

dịch.
Giáo viên trình bày: Với tác phong theo sát bước chân chiến sĩ, ngày
13/9/1950, Bác rời Sở Chỉ huy Chiến dịch đến Sở Chỉ huy tiền phương ở Nà
Lạn, xã Đức Long (Thạch An). Sáng sớm 16/9/1950, từ vị trí quan sát đặt trên
núi Báo Đông (cách Đông Khê 11 km đường chim bay), Chủ tịch Hồ Chí Minh
chăm chú quan sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến trận Đông Khê, mở màn Chiến
dịch Biên giới. Cũng tại nơi đây, Bác cảm hứng và để lại cho đời bài thơ "Lên
núi" sống mãi trong lòng người dân Việt Nam:
Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy
Với việc sử dụng tư liệu trên không những khắc sâu kiến thức mà còn
khắc sâu cho học sinh hình ảnh vị lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc không
ngại khó khăn, nguy hiểm ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chỉ đạo chiến dịch.
Qua đó, các em rất cảm động về Bác và tác động đến tư tưởng tình cảm của các
em.
Phần diễn biến của chiến dịch, giáo giáo viên sử dụng bản đồ kết hợp
tranh ảnh để tường thuật diễn biến, sau đó yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh lên bảng
tóm tắt diễn biến
Sau khi học sinh tìm hiểu phần diễn biến, giáo viên dùng phương pháp
khăn phủ bàn để học sinh tìm hiểu kết quả, ý nghĩa của chiến dịch.
4. Hiệu quả đề tài .
Theo cá nhân tôi, khi dạy bài “ Những năm đầu toàn quốc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1950)” (Tiết 28,29,30). Tôi đã sử dụng
những tư liệu Hồ Chí Minh vào bài dạy- học và đã được đồng nghiệp trong
trường đánh giá thành công cao. Điểm thành công nhất của giờ dạy – học là giờ
12
học không bị nhàm chán, rõ trọng tâm, đặc biệt gây sự tò mò hứng thú cho học
sinh về Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc. Học sinh trong lớp đều hứng thú học

tập, hăng say phát biểu xây dựng bài, các em đều trả lời đúng các câu hỏi trong
sách giáo khoa và câu hỏi giáo viên đưa ra. Cụ thể tôi đã áp dụng với hai lớp:
Lớp sử dụng tư liệu về Hồ Chí Minh vào bài dạy đạt kết quả sau:
Lớp dạy Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu, kém
12A3 37 17 10 10 0
Lớp ít sử dụng tư liệu về Hồ Chí Minh vào bài dạy đạt kết quả sau:
Lớp dạy Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu, kém
12A6 40 0 10 27 3
C. PHẦN KẾT LUẬN
Việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh là rất cần
thiết, là trách nhiệm của mỗi giáo viên nói chung, đặc biệt là giáo viên giảng dạy
13
môn Lịch sử. Chắc rằng mỗi giáo viên đều tìm cho mình một phương pháp tốt
nhất phù hợp với đối tượng học sinh để có hiệu quả giáo dục cao nhất.
Việc sử dụng tư liệu về Hồ Chí Minh vào dạy một bài lịch sử cụ thể
không những làm cho học sinh hứng thú học tập lịch sử, mà còn có tác dụng rất
lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 21 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác
Nguyễn Thị Duyến
14

×