Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

ĐỀ THI THỬ MÔN VĂN THPT QUỐC GIA 2015 CỰC HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.03 KB, 28 trang )

Đề minh họa THPT Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút.
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
… (1) Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch,
du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du
lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới
mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc
du lịch bằng sách vở?
(2) Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở
thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của
Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi
thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ -
thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi
nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.
(3) Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba
Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học
nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả.”
(Trích Tự học - một nhu cầu thời đại - Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội, 2003)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khi “thấy chán những con số” thì “bỏ nó
đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai”?
(0,5 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của
mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm).


Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ
trên. (0,5 điểm)
Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái
lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25
điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Không có công việc nào là nhỏ nhoi hay thấp kém, mà chỉ có người không tìm thấy ý
nghĩa trong công việc của mình mà thôi.
(Nhiều tác giả, Hạt giống tâm hồn, Tập 1, NXB Tổng hợp TP HCM, 2013)
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012).
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012).
Đáp án đề minh họa THPT Quốc gia môn Ngữ văn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI
THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Ngữ văn
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Cái thú tự học cũng giống cái thú đi
chơi bộ ấy.
• Điểm 0,5: Ghi lại đúng câu văn trên
• Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời
Câu 2. Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ lập luận so sánh/ so sánh.
• Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong các cách trên
• Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3. Tác giả cho rằng khi“thấy chán những con số” thì “bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể
ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai”, bởi vì “coi cảnh hồ Ba Bể
ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai” sẽ giúp ta thư giãn đầu óc,
tâm hồn cởi mở, phóng khoáng hơn, làm cho đời sống đỡ nhàm chán, trở nên thú vị hơn.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
• Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
• Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý

• Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của bản thân, không
nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức
thuyết phục.
• Điểm 0,25: Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo hướng trên
• Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
o Nêu 02 tác dụng của việc tự học nhưng không phải là quan điểm riêng của
bản thân mà nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho;
o Nêu 02 tác dụng của việc tự học nhưng không hợp lí;
o Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;
o Không có câu trả lời.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.
• Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên
• Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6. Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…), nhân hóa
(trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).
• Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên
• Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên
• Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu
thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy
công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
• Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ 2 ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.
• Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.
• Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời.
Câu 8. Nêu quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Lời ru của mẹ chứa đựng
những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời;
sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là
tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp…).
Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục.
• Điểm 0,25: Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả và nhận xét theo hướng trên; hoặc
nêu chưa đầy đủ quan niệm của tác giả theo hướng trên nhưng nhận xét có sức thuyết
phục.
• Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
o Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không nhận xét hoặc ngược lại;
o Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc nhận xét
không có sức thuyết phục;
o Câu trả lời chung chung, không rõ ý;
o Không có câu trả lời.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội
để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt
trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
• Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài
biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn
văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được
vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
• Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần
chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
• Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết
chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
• Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối
với công việc của bản thân và những người xung quanh.

• Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
• Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển
khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để
triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận);
biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống,
cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
• Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
o Giải thích ý kiến để thấy được: trong cuộc sống không có công việc nào là
nhỏ nhoi hay thấp kém để chúng ta coi thường hoặc từ bỏ; công việc nào cũng
có ý nghĩa và giá trị đối với một cá nhân hoặc cộng đồng khi nó phù hợp với sở
thích, năng lực của cá nhân hay cộng đồng đó; vấn đề là ở chỗ chúng ta có nhận
ra được ý nghĩa trong công việc mà mình đã, đang và sẽ làm để làm tốt và
thành công trong công việc đó hay không.
o Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến
bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản
đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
o Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn
đề lựa chọn việc làm và thái độ/quan điểm/cách đánh giá công việc…
o Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận
điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa
thật chặt chẽ.
• Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
• Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
• Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
• Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu
sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
• Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy

nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
• Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái
độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
• Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
• Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
• Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn
học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể
hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi
chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
• Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài
biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn
văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được
vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
• Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần
chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
• Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết
chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
• Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ trích
từ bài “Tây Tiến” - Quang Dũng và “Việt Bắc” - Tố Hữu.
• Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
• Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển
khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để
triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp

giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
• Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
o Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;
o Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ:
++ Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được
khung cảnh thiên nhiên sông nước miền Tây thơ mộng, huyền ảo qua khung cảnh chiều
sương hư ảo (chiều sương, hồn lau, bến bờ, hoa đong đưa, ); con người miền Tây khỏe
khoắn mà duyên dáng (dáng người trên độc mộc, trôi dòng nước lũ hoa đong đưa… ); ngòi
bút tài hoa của Quang Dũng tả ít gợi nhiều, khắc họa được thần thái của cảnh vật và con
người miền Tây.
++ Đoạn thơ trong bài “Việt Bắc”:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được
khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc quen thuộc, bình dị, gần gũi mà thơ mộng, trữ tình (trăng
lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương ); cuộc sống và con người Việt
Bắc gian khổ mà thủy chung, son sắt (nhớ gì như nhớ người yêu, sớm khuya bếp lửa người
thương đi về, ); mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết đối với
Việt Bắc, qua đó, dựng lên hình ảnh Việt Bắc trong kháng chiến anh hùng, tình nghĩa,
thủy chung.
+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp riêng của
mỗi đoạn: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật
được:
++ Sự tương đồng:
Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp, thể hiện vẻ đẹp
của thiên nhiên và con người Việt Bắc, Tây Bắc và tình cảm gắn bó của tác giả đối với con
người và miền đất xa xôi của Tổ quốc.
++ Sự khác biệt:
+++ Thiên nhiên miền Tây trong thơ Quang Dũng hoang vu nhưng đậm màu sắc
lãng mạn, hư ảo; con người miền Tây hiện lên trong vẻ đẹp khỏe khoắn mà duyên dáng;
thể thơ thất ngôn mang âm hưởng vừa cổ điển vừa hiện đại.

+++ Thiên nhiên Việt Bắc trong thơ Tố Hữu gần gũi, quen thuộc mà trữ tình; con người
Việt Bắc hiện lên trong tình nghĩa cách mạng thủy chung; thể thơ lục bát mang âm hưởng
ca dao dân ca.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết
phục.
• Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận
điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự
chặt chẽ.
• Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
• Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
• Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
• Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
• Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm
thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
• Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy
nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
• Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái
độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
• Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
• Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
• Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 1 NĂM 2015
MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút)

Câu I (3 điểm)
1) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu
càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng
Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng
động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ
ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
a) Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Viết trong thời gian
nào? (0,25 điểm)
b) Đoạn văn nói về vấn đề gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc? (0,5 điểm)
c) Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộng và bề sâu mà tác giả nói đến ở đây? (0,25 điểm)
d) Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh (chị) trong việc đọc — hiểu các bài thơ mới
trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông? (0,5 điểm)
2) Đọc văn bản:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012,
trang 144)
Trả lời các câu hỏi:
a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,25 điểm)
b) Văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Cách sử dụng biện pháp tu từ ấy ở đây có gì đặc
sắc? (0,5 điểm)
c) Anh (chị) hiểu thế nào về cụm từ “con gặp lại nhân dân” ở văn bản? (0,25 điểm)
d) Hãy nói rõ niềm hạnh phúc của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện trong văn bản. (0,5
điểm)
Câu II (3 điểm)
Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi con người trong cuộc sống
hôm nay.

Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề
trên.
Câu III (4 điểm)
Anh (chị) hãy phát biểu điều tâm đắc nhất của mình về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất
Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 119 — 120)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
Câu I (3 điểm)
1. (1,5 điểm)
a. Đoạn văn được trích từ bài Một thời đại trong thi ca, là bài tổng luận cuốn Thi nhân Việt
Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân, được viết năm 1942. (0,25 điểm)
b. (0,5 điểm)
Đoạn văn đề cập đến cái tôi cá nhân — một nhân tố quan trọng trong tư tưởng và nội dung
của thơ mới (1932 — 1945), đồng thời, nêu ngắn gọn những biểu hiện của cái tôi cá nhân
ở một số nhà thơ tiêu biểu.
Tác giả đã có cách diễn đạt khá đặc sắc, thể hiện ở:
• Cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh (mất bề rộng, tìm bề sâu, càng đi sâu càng lạnh,

phiêu lưu trong trường tình, động tiên đã khép, ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta ).
• Câu văn ngắn dài linh hoạt, nhịp nhàng, thể hiện cảm xúc của người viết. Hình thức
điệp cú pháp thể hiện ở một loạt vế câu (ta thoát lên tiên ta phiêu lưu trong trường
tình ta điên cuồng ta đắm say ) tạo nên ấn tượng mạnh ở người đọc.
• Nghệ thuật hô ứng: ta thoát lên tiên - động tiên đã khép; ta phiêu lưu trong trường
tình - tình yêu không bền; ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử - điên cuồng rồi tỉnh; ta
đắm say cùng Xuân Diệu - say đắm vẫn bơ vơ. Nghệ thuật hô ứng làm cho các ý
quấn bện vào nhau rất chặt chẽ.
c. (0,25 điểm)
• Bề rộng mà tác giả nói đến ở đây là cái ta. Nói đến cái ta là nói đến đoàn thể, cộng
đồng, dân tộc, quốc gia. Thế giới của cái ta hết sức rộng lớn.
• Bề sâu là cái tôi cá nhân. Thế giới của cái tôi là thế giới riêng tư, nhỏ hẹp, sâu kín.
Thơ mới từ bỏ cái ta, đi vào cái tôi cá nhân bằng nhiều cách khác nhau.
d. Trước hết, đoạn văn nhắc ta một điều quan trọng: Thơ mới là tiếng nói trữ tình của cái
tôi cá nhân. Không nắm vững điều này, khó mà hiểu sâu sắc một bài thơ lãng mạn. Cũng
qua đoạn văn trên, ta sẽ biết rõ hơn về nét nổi bật của một số nhà thơ tiêu biểu trong phong
trào Thơ mới như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy
Cận, từ đó, có định hướng đúng trong việc đọc hiểu một số bài thơ của các tác giả ấy có
mặt trong chương trình. (0,5 điểm)
2. (1,5 điểm)
a. Phương thức biểu đạt mà văn bản sử dụng là phương thức biểu cảm. (0,25 điểm)
b. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Nét đặc sắc ở đây là tác
giả đã đưa ra một loạt hình ảnh so sánh (nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp
mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa) để làm nổi bật một
yếu tố được so sánh (con gặp lại nhân dân). Đây là kiểu so sánh phức hợp, ít gặp trong thơ.
(0,5 điểm)
c. Cụm từ “con gặp lại nhân dân” được hiểu: trước cách mạng, nhà thơ sống xa rời nhân
dân, bó hẹp trong cái tôi cá nhân. Sau cách mạng, nhà thơ được hòa mình vào cuộc đời
rộng lớn, cảm thấy thân thiết, gắn bó, gần gũi máu thịt với nhân dân. (0,25 điểm)
d. Bốn câu thơ trên đã thể hiện cảm xúc mãnh liệt của Chế Lan Viên khi trở về với nhân

dân. Một loạt hình ảnh so sánh được đưa ra nhằm diễn tả sự hồi sinh của một hồn thơ. Đối
với một người nghệ sĩ, đó là niềm hạnh phúc lớn lao, vô bờ. (0,5 điểm)
Câu II (3 điểm)
1. Khẳng định mình là phát huy cao nhất năng lực, in dấu ấn cá nhân trong không gian
cũng như trong thời gian, cụ thể là trong môi trường và lĩnh vực hoạt động riêng của mình.
Ở các thời đại và xã hội khác nhau, việc tự khẳng định mình của con người vươn theo
những tiêu chuẩn và lí tưởng không giống nhau. (0,5 điểm)
2. Trong thời đại ngày nay, việc khẳng định mình mang một ý nghĩa đặc biệt, khi sự
phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha hoá con người,
khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn của dòng đời. Sự bi quan
trước nhiều chiều hướng phát triển đa tạp của cuộc sống, sự suy giảm lòng tin vào lí tưởng
dẫn đường cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến ý thức khẳng định mình của mỗi
cá nhân có những biểu hiện lệch lạc. (1,0 điểm)
3. Khẳng định bản thân là biết đặt kế hoạch rèn luyện để có được những phẩm chất
xứng đáng, đáp ứng tốt những yêu cầu của lĩnh vực hoạt động mà mình tham gia, có thể
khiến cộng đồng phải tôn trọng. Tất cả, trước hết và chủ yếu, phải phụ thuộc vào chính
năng lực của mình. Bởi thế, rèn luyện năng lực, bồi đắp năng lực cá nhân là con đường tự
khẳng định mình phù hợp và đúng đắn. Mọi sự chủ quan, ngộ nhận, thiếu căn cứ không
phải là sự tự khẳng định mình đúng nghĩa. (1,0 điểm)
4. Khi khẳng định bản thân là khi chúng ta thực sự thúc đẩy sự phát triển bền vững của
cuộc sống, của xã hội. Sự khẳng định mình bước đầu không nhất thiết phải gắn liền với
những kế hoạch đầy tham vọng. Nó có thể được bắt đầu từ những việc làm nhỏ trên tinh
thần trung thực, trọng thực chất và hiệu quả. (0,5 điểm)
Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức thuyết phục.
Câu III (4 điểm)
• Đất Nước là chương V của trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác vào cuối
năm 1971 (đoạn trích trong SGK chỉ là một phần của chương này). Có thể nói đây là
chương hay nhất, thể hiện sâu sắc một trong những tư tưởng cơ bản nhất của bản
trường ca - tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. (0,5 điểm)
• Trong đoạn thơ, đất nước được nhìn ở tầm gần và hiện hình qua lời tâm sự của anh

và em. Bởi thế, “khuôn mặt” đất nước trở nên vô cùng bình dị, thân thiết. Tình cảm
dành cho đất nước vô cùng chân thật, được nói ra từ chiêm nghiệm, trải nghiệm của
một con người cá nhân nên có khả năng làm lay động thấm thía tâm hồn người đọc.
(0,5 điểm)
• Hàm ngôn của các câu thơ thật phong phú: sự tồn tại của đất nước cũng là sự tồn tại
của ta và chính sự hiện hữu của tất cả chúng ta làm nên sự hiện hữu của đất nước.
Hành động “cầm tay” là một hành động mang tính biểu tượng. Nhờ hành động đó,
đất nước mới có được sự “hài hoà nồng thắm”, mới trở nên “vẹn tròn to lớn”. (0,5
điểm)
• Ba câu tiếp theo của đoạn thơ vừa đẩy tới những nhận thức - tình cảm đã được triển
khai ở phần trên, vừa đưa ra những ý tưởng có phần “lạ lẫm”: Mai này con ta lớn
lên / Con sẽ mang Đất Nước đi xa / Đến những tháng ngày mơ mộng. Thực chất, đây
là một cách biểu đạt đầy hình ảnh về vấn đề: chính thế hệ tương lai sẽ đưa đất nước
lên một tầm cao mới, có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Như vậy, quá
trình hình thành và phát triển của đất nước luôn gắn với nỗ lực vun đắp đầy trách
nhiệm cho cộng đồng của rất nhiều thế hệ nối tiếp nhau, mà thế hệ của chúng ta chỉ
là một mắt xích trong đó. (0,5 điểm)
• Trong bốn câu thơ cuối, cảm xúc được đẩy tới cao trào. Nhân vật trữ tình thốt lên
với niềm xúc động không nén nổi: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình /
Phải biết gắn bó và san sẻ / Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở / Làm nên Đất
Nước muôn đời… Đoạn thơ có những câu mang sắc thái mệnh lệnh với sự lặp lại
cụm từ “phải biết”, nhưng đây là mệnh lệnh của trái tim, của tình cảm gắn bó thiết
tha với đất nước. (1,0 điểm)
• Cách bày tỏ tình yêu nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ này thật độc đáo,
nhưng quan trọng hơn là vô cùng chân thật. Điều đó đã khiến cho cả đoạn thơ, cũng
như toàn bộ chương thơ đã được bao nhiêu người đồng cảm, chia sẻ, xem là tiếng
lòng sâu thẳm nhất của chính mình. Đọc đoạn thơ, ta vừa được bồi đắp thêm những
nhận thức về lịch sử, vừa được thuyết phục về tình cảm để từ đó biết suy nghĩ
nghiêm túc về trách nhiệm của mình đối với đất nước. (0,5 điểm)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
Năm học 2014-2015
Môn: Ngữ Văn
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời
gian giao đề)
Phần I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
- Tnú không cứu được vợ được con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng
lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho
nó. Nhớ không Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt
mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó
đứng đằng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra
cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi
tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác.
Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải
nói cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…
Câu 1: Đoạn văn trên là lời ai? Nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không cứu được vợ được
con, chỉ có hai bàn tay trắng nhằm mục đích gì?
Câu 3: Từ câu chuyện cuộc đời Tnú và đoạn đời đau thương của làng Xô Man, người kể
chuyện rút ra chân lí lịch sử nào? Viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) nêu suy nghĩ của anh/ chị
về chân lí đó.
Phần II. Làm văn (8 điểm)
Câu 4: (3 điểm) Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:
Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và
bản lĩnh.
Câu 5: (5 điểm)
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGDVN, 2012, Tr.89)
Từ đó, anh/chị suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
Phần 1 (2 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm)
Đoạn văn trên là lời của cụ Mết nói với dân làng Xô Man trong hoàn cảnh: Tnú sau ba
năm đi lực lượng được cấp trên cho về thăm làng một đêm. Đêm đó, tại nhà cụ Mết, cụ đã
kể lại câu chuyện cuộc đời Tnú và đoạn đời đau thương của làng Xô Man cho cả làng
nghe.
Câu 2 (0,5 điểm)
Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không cứu được vợ được con, chỉ có
hai bàn tay trắngnhằm mục đích: khắc sâu bị kịch, nỗi đau của Tnú và cũng như của làng
Xô Man, nhấn mạnh việc muốn đấu tranh, bảo vệ những người yêu thương thì phải có vũ
khí.
Câu 3 (1 điểm)
• Chân lí lịch sử: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! (0,5 điểm)
• Một đoạn văn cần nêu được: đây là một chân lí lịch sử được rút ra từ máu xương
của những người thân yêu nhất. Đây cũng là quy luật tất yếu, một bài học đúng với
cách mạng Việt Nam không chỉ ở thời chống Mĩ. (0,5 điểm)
Phần 2 (8 điểm)
Câu 4 (3 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:

• Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội.
• Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát.
II. Yêu cầu về nội dung:
Giới thiệu và giải thích vấn đề: (0,5 điểm)
• Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lí, éo le mà con người không mong muốn
trong cuộc sống. Ví dụ: ốm đau, tai nan, chiến tranh, xung đột,…
• Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ
và bản lĩnh: nghĩa là qua nghịch cảnh, con người không chỉ hiểu thêm về tâm hồn,
tình cảm của mình và của người mà quan trọng hơn, thấy được trí tuệ và bản lĩnh
trong cuộc sống
=> Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức của con
người.
Phân tích, bình luận ý kiến: (1,5 điểm)
• Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống.
• Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người, thất được tình cảm
của tập thể và cả dân tộc.
• Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ chứng tỏ được tầm
vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình.
• Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịch cảnh,
thiếu tỉnh táo, sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trong công
việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng.
Bài học nhận thức và hành động: (1,0 điểm)
• Tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh vượt qua nghịch cảnh.
• Sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch cảnh với cả
cộng đồng.
Câu 5 (5 điểm)
1. Về kỹ năng:
• Biết vận dụng hợp lý các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bình luận để viết bài
nghị luận văn học về một đoạn thơ
• Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ trong sáng có cảm

xúc.
2. Về kiến thức:
Bài viết cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
a. Giới thiệu về tác giả, tác phâm, đoạn trích. (0,5 điểm)
b. Cảm nhận về đoạn thơ:
* Nội dung: (1,5 điểm)
• Đây là đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ Tây Tiến, khắc họa chân thật, sâu sắc về hình
tượng người lính Tây Tiến bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn.
• Chân dung người lính được khắc họa qua những nét vẽ về ngoại hình (toát lên vẻ
oai phong, dữ dằn) và vẻ đẹp tâm hồn (lãng mạn, mơ mộng, khát khao yêu) qua cái
nhìn lãng mạn của QD
• Những người lính với ý chí, khát vọng cống hiến ,… đã lên đường và họ đã phải đối
diện với những khó khăn, hi sinh mất mát nhưng vẫn luôn kiên cường, bền gan vững
chí
• Hình ảnh về sự hi sinh lặp lại ở khổ 1, nhưng được nâng lên tầm khái quát mang
tầm vóc sử thi, thần thoại
* Nghệ thuật: (1,5 điểm)
Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, hình ảnh mới lạ, sử dụng từ Hán Việt,…
c. Đánh giá: (0,5 điểm)
• Đoạn thơ làm toát lên vẻ đẹp hào hùng và hào hoa, đậm chất bi trángcủa người lính
TT
• Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã tạo nên một cái nhìn trọn vẹn về hình
tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp.
• Bài thơ thể hiện rõ phong cách thơ Quang Dũng và khẳng định sự đóng góp của nhà
thơ trong phong trào thơ ca cách mạng.
d. Liên hệ: Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay: (1,0 điểm)
• Có nhiều điểm khác so với thế hệ cha anh.
• Hiện nay, nhiệm vụ chính của thanh niên là học tập, lao động để xây dựng và bảo vệ
Tổ Quốc.
• Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều thanh niên phai nhạt lý tưởng, sống không xác định

được mục tiêu, phương hướng, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã
hội,…
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT YÊN MÔ A
ĐỀ THI THỬ LẦN THỨ NHẤT
KÌ THI THPT QUỐC GIA CHUNG NĂM 2015
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian: 180 phút
(không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 10 câu, 02 trang)
Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Lá đỏ
- Nguyễn Đình Thi -
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
(Trường Sơn, 12/1974)
1. Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của
bài thơ. (0,25đ)
2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)
3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê
hương? (0,25đ)

4. Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng
Trường Sơn như thế nào? (0,5đ)
5. Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình
ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ)
6. Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên
cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ
quốc? (0,5đ)
7. Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc.
Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,25đ)
8. Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ
(0,5đ)
Phần II - Viết (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
M. Gorki từng nói: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Còn dân gian
Việt Nam lại nhắc nhở rằng: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Trình bày ý kiến của anh (chị) trong bài viết khoảng 600 từ.
Câu 2 (5,0 điểm)
Đến với các tác phẩm văn học, bạn được đến mọi miền quê hương đất nước.
Nêu những cảm nhận sâu sắc về cảnh vật, con người của một vùng đất nào đó trong một
tác phẩm anh (chị) đã được học.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
I. Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
1. Về hình thức và kỹ năng:
• Thí sinh bám sát vào văn bản, vận dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
• Các câu trả lời phải thể hiện ở dạng văn bản (đoạn văn ngắn). Nội dung các câu hỏi
được trả lời độc lập.
2. Về nội dung:
Câu 1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: tháng 12/1974. Đó là thời điểm cuộc chiến tranh
chống Mĩ ở giai đoạn gấp rút. Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến, tiến về Sài
Gòn. Bài thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn. (0,25đ)

Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ tự do (0,25đ)
Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường) - quê
hương) (0,25đ)
Câu 4.
• Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ.
(0,25đ).
• Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với
những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió (0,25đ)
Câu 5.
• Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn quân đi
vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa (0,25đ)
• Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc
(quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan) (0,25đ)
Câu 6.
• Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió
nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường -
như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ (0,25đ)
• Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền phương”,
nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của cô gái trên
đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn
dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh
mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. (0,25đ)
Câu 7. Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc.
điều đó được thể hiện qua câu thơ chào em, em gái tiền phương. Hẹn gặp nhé, giữa Sài
gòn. (0,25đ)
Câu 8.
• Không khí sử thi: Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc. Trên nền của bức
tranh thiên nhiên hùng vĩ, và những đoàn quân hành quân vội vã kéo dài không dứt là
hình ảnh của em gái tiền phương gan dạ, dũng cảm (0,25đ)
• Cảm hứng lãng mạn: vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người

con gái trẻ trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến (0,25đ)
II. Phần II - Viết (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh vận dụng phương pháp làm bài nghị luận xã hội; vận dụng tốt các thao tác lập
luận. Bài làm không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Khuyến khích những bài viết
sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về đời sống và hai ý kiến cho sẵn, thí sinh bộc lộ quan điểm của mình.
Tôn trọng những ý kiến chủ quan, độc lập nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây
là một số gợi ý:
• Ý kiến của M. Gorki: đề cao ý nghĩa của việc đọc sách. Sách mang lại nhiều tri thức
khác nhau về cuộc sống, mở mang sự hiểu biết cho con người.
• Câu tục ngữ VN: đề cao ý nghĩa của việc “đi”, của sự trải nghiệm thực tế.
• Cả hai ý kiến đều đúng, đều có thể coi là kinh nghiệm sống hữu ích. Nhưng nếu chỉ
thực hiện theo một phương châm thì sẽ không đầy đủ mà nên áp dụng cả hai cách:
học tập từ sách vở và cả trong thực tế.
• Rút kinh nghiệm lối sống của một số người: hoặc chỉ coi trọng sách vở xa rời thực
tế, hoặc chỉ coi trọng thực tế mà bỏ qua việc tích lũy tri thức từ sách vở, hoặc thậm
chí không đọc sách cũng không có thực tế
3. Cách cho điểm
• Điểm 2: Bài làm hoàn chỉnh, nội dung đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Bố cục
rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo, có giọng điệu
riêng.
• Điểm 1: Bài làm đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt
chẽ; còn một số lỗi chính tả, diễn đạt
• Điểm 0,5: Bài làm sơ sài, sai lạc nhiều về nội dung kiến thức, còn mắc nhiều lỗi
diễn đạt.
• Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
Câu 2 (5,0 điểm)

Thí sinh có thể làm bài thành hai phần độc lập hoặc thể hiện cả hai yêu cầu trong một bài
làm hoàn chỉnh. Giám khảo linh hoạt khi chấm và cho điểm. Dưới đây là một số yêu cầu
cơ bản
1. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh vận dụng phương pháp làm bài nghị luận văn học; vận dụng tốt các thao tác lập
luận. Bài làm không mắc lỗi chính tả, lỗi diến đạt. Khuyến khích những bài làm sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức
• Thí sinh tự do lựa chọn tác phẩm để trình bày cảm nhận của mình, nhưng qua cách
lựa chọn tác phẩm, GK có thể đánh giá được năng lực của thí sinh trong việc xác
định vấn đề. Tác phẩm được lựa chọn nên là một tác phẩm tự sự. Ví dụ: Vợ chồng A
Phủ, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình
• Thí sinh tự xác định nội dung trình bày nhưng cần làm nổi bật được những vẻ đẹp
đặc trưng mang tính chất vùng miền:
o Khung cảnh thiên nhiên, phong tục, văn hóa (Tây Bắc, Tây Nguyên hoặc
Nam Bộ)
o Vẻ đẹp của tính cách, phẩm chất đặc trưng của con người sống nơi vùng đất
đó.
o Từ những đặc sắc đó, đánh giá về sức hấp dẫn, sự thành công của tác phẩm
3. Cách cho điểm
• Điểm 5: Bài làm hoàn chỉnh, nội dung đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản nêu trên.
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo, có giọng
điệu riêng.
• Điểm 3-4: Bài làm đáp ứng được 2/3 yêu cầu nêu trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt
chẽ.
• Điểm 2: Bài làm đạt được 1/ 2 yêu cầu nêu trên; nội dung viết chưa sâu; còn nhiều
lỗi về chính tả, diễn đạt.
• Điểm 1: Bài làm sơ sài, sai lạc nhiều về nội dung kiến thức, còn mắc nhiều lỗi diễn
đạt.
• Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.


ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA MÔN VĂN
TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ
1
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT LỚP 12 LẦN THỨ NHẤT
Môn: VĂN
Thời gian: 150 phút không kể thời gian phát
đề.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm).
Câu 1 (2.0 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
a. Xác định thể thơ, cách ngắt nhịp và hài thanh của bài thơ.
b. Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và nội dung chính của bài thơ.
Câu 2: (1.0đ) Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
Thủy sản là loại thực phẩm truyền thống của nhân dân ta. Nhu cầu thực phẩm hiện nay
ngày càng tăng do đời sống được nâng cao, mặt khác ngành du lịch cũng phát triển mạnh.
Bình quân cho mỗi người những năm tới là 12 đến 20kg/năm, trong đó thực phẩm do nuôi
thủy sản cung cấp chiếm từ 40 đến 50%. Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng, người tiêu
dùng cần được cung cấp thực phẩm tươi (sống), sạch, không bị nhiễm bệnh, không nhiễm
độc.
(Công nghệ 7, NXB GD, trang 132, năm 2003)
a. Văn bản nói về vấn đề gì?
b. Đặt tên cho văn bản.
II. PHẦN VIẾT (7.0 điểm).
Câu 1(3.0 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: “Đừng xin người khác

con cá, mà hãy tìm học cách làm cần câu và cách câu cá”.
Câu 2 (4.0 điểm): Nỗi niềm của nhà thơ Thanh Thảo khi xây dựng hình tượng Lor-ca ở
đoạn thơ sau trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor –ca.
“Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy”
……………Hết………….
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn
SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
Trường THPT Hưng Đạo


ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút
(không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có 03 câu, 02 trang.
Câu 1 (2 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“ Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm

chứa hiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực
kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức … và nhiều mặt
của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng
tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách
nhiệm, vô văn hóa… Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu
nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc
tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn
không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…”
(Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn)
a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
b. Nội dung khái quát của văn bản trên?
c. Yếu tố nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng?
Câu 2 (3 điểm):
Nhà văn Pháp nổi tiếng Đi-đơ-rô có nói:
“Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ
đại nếu như mục đích tầm thường.”
Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên của Đi-đơ-rô. Câu nói đã gợi cho anh (chị) điều gì
về quan niệm sống của bản thân hiện nay.
Câu 3 (5 điểm):
Về đoạn thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12, tập 1 – Trang 88)
Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng
song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức
tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn,
hào hoa.
Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên.
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA MÔN VĂN
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐA
PHÚC
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP VÀ XÉT TUYỂN ĐẠI
HỌC NĂM 2015
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 180 phút không kể thời gian phát đề
Câu I: (2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thu
ộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng
Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
(Trích Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
Hãy trả lời các câu hỏi:
1. Xác định phong cách ngôn ngữ (PCNN)? Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ đ
ó?
2. Nêu những ý chính trong đoạn văn?

3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng và hiệu quả nghệ thuật?
4. Ý nghĩa của các từ ngữ: “nổi dậy”, “lập nên”, “lấy lại” được tác giả sử dụng trong đoạn
văn.
Câu II: (3,0 điểm)
“Trách nhiệm chính là thứ mà con người đôi lúc cảm thấy bị ràng buộc nhất. Tuy nhiên,
đó cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi c
on người” (Frank Crane).
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.
Câu III: (5,0 điểm)
Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân:
“Nhà văn dùng Vợ nhặt làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. C
âu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng
”.
(Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, NXB Giáo dục, 1999, tr.39).
Trình bày cảm nhận của anh (chị) về “bóng tối” và “những tia sáng ấm lòng” trong truyện
ngắn Vợ nhặt
của Kim Lân
Đề thi thử Quốc gia môn Văn
SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢN
G
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 20
15
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 180 phút)
Câu 1 (2,0 điểm)
“…Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa…”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?
2. Xác định những phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ?
3. Hình ảnh “Mẹ yêu thương” được tác giả sử dụng để chỉ ai? Vì sao?
4. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của
chúng?
Câu 2 (3,0 điểm)
Coi trọng tình nghĩa nên cha ông ta quan niệm: “Dĩ hoà vi quý” và “Một trăm cái lí
không bằng một tí cái tình”(Tục ngữ).
Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan
điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).
Câu 3 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Ở truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân chú tâm miêu tả kĩ lưỡng hiện thực
tàn khốc trong nạn đói thê thảm mùa xuân 1945. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Ở tác phẩm
này, nhà văn chủ yếu hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của những người dân nghèo sau
cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 - Sở GD&ĐT Phú Thọ
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn,
nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở
nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô

cùng tàn nhẫn.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008,
tr. 39 - 40)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
2. Nêu các dạng phép điệp của văn bản và hiệu quả nghệ thuật của chúng?
3. Nội dung chính của văn bản là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong đoạn thơ Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm
có đoạn:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.121)
Phân tích đoạn thơ trên. Từ ý thơ “Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói”, anh/chị
hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giới
trẻ hiện nay.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 Trường THPT Thống Nhất
I. Đọc hiểu (8,0 điểm)
Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ
chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại
trong một khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó,
ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó
những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra chung quanh nó một vùng ánh sáng
động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy. Câu thơ hay, có cái gì làm rung
những chiếc cốc kia trên bàn, làm lay động ánh trăng kia trên bờ đê. “Chim hôm thoi thót

về rừng ”. Chúng ta đọc mà thấy rõ buổi chiều như hơi thở tắt dần, câu thơ không còn là
một ý, một bức ảnh gắng gượng chụp lại cảnh chiều, nó đã bao phủ một vầng linh động
truyền sang lòng ta cái nhịp phập phồng của buổi chiều. Mỗi chữ như một ngón nến đang
cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung. Ánh sáng không
những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả chung quanh những ngọn nến. Ý thơ không những
trong những chữ, nó vây bọc chung quanh. Người xưa nói: Thi tại ngôn ngoại.
(Trích Mấy ý nghĩ về thơ. Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi.
Tiểu luận-Bút kí. NXB Văn học, Hà Nội, 2001)
Đọc đoạn trích văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu những ý chính của đoạn trích văn bản trên?
2. Người viết đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận nào trong đoạn trích trên? Xác định
thao tác lập luận chính.
3. Xác định và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu
văn sau: Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành
một vùng sáng chung.
4. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: “Thi tại ngôn ngoại”? Hãy chỉ ra phần “Thi tại ngôn
ngoại” trong 2 câu thơ:
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
5. Từ cách hiểu ở mục 4, hãy viết một đoạn văn ngắn suy nghĩ về câu nói: “Nếu anh bắn
vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại anh bằng đại bác” của nhà thơ
Daghestan Rasul Gamzatovich Gamzatov.
II . Làm Văn (12,0 điểm)
Về một vẻ đẹp của tình yêu mà anh/chị tâm đắc trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Từ
đó, trình bày suy nghĩ về tình yêu của tuổi trẻ hôm nay.
Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 5:
Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn
4000 người tử vong trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc gia

Tây Phi. Hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la. Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc
bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái”
Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn noạn,
nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu với vùng dịch để
giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-là, bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra.
Mĩ đã quyết định gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng loạt nước
ở Châu Âu, Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị và hàng nghìn nhân viên y tế tới khu
vực Tây Phi. Cu-ba cũng gửi hàng trăm chuyên gia y tế tới đây.
Trong bối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốc tế
không “quay lưng” với vùng lõi dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyên gia và thiết bị tới đây
để dập dịch không chỉ là hành động mang tính nhân văn, mà còn thắp lên tia hi vọng cho
hàng triệu người Phi ở khu vực này.
(Dẫn theo nhân dân.Com.vn)
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
Câu 3: Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 4: Vì sao tác giả văn bản nhắc đến các nước Mĩ và Cu-ba?
Câu 5: Phần in đậm ở đầu văn bản cho anh chị thấy điều gì?
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ Câu 6 đến Câu 9:
Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)
Câu 6: Phương thức biểu đạt chủ yếu nhất trong bài thơ là phương thức nào?
Câu 7: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu: Có tuổi hai
mươi thành sóng nước/Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
Câu 8: Tác giả đã thể hiện những tâm tư, tình cảm gì khi đứng trước dòng sông Thạch
Hân?
Câu 9: Ghi lại những câu thơ trong chương trình Ngữ Văn THPT cũng có nội dung ngợi ca

sự hi sinh cao đẹp của những người lính.
Phần II: Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
Có một nhà xã hội học, khi tìm hiểu thực thế cho đề tài mình sắp viết thì gặp một trường
hợp khá thú vị:
Anh A và anh B đều có người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này anh A trở thành
chàng trai đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bảo lực gia đình. Còn anh B
thì lại là một phiên bản của cha anh. Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu hỏi cả hai người:
“Điều gì khiến anh trở nên như thế?”. Và ông đã nhận được cùng một câu trả lời: “Có một
người cha như thế nên tôi phải như thế”.
Suy nghĩ của anh/chị về cây chuyên trên.
Câu 2 (4,0 điểm):
Người đàn bà trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có
người nhận thấy chị vừa là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình, nhưng có người lại khẳng
định chị là chủ nhân tích cực bảo vệ hạnh phúc gia đình. Anh/chị có đồng tình với hai ý
kiến nêu trên?

×