SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ THỦ THUẬT GIÚP HỌC SINH NHỚ TỪ VỰNG MÔN
TIẾNG ANH Ở BẬC TIỂU HỌC"
I. Mục đích:
- Một số thủ thuật giúp học sinh nhớ từ vựng môn tiếng Anh ở bậc tiểu học không chỉ
đơn thuần giúp học sinh nghe từ, nhớ từ, phát âm từ một cách chính xác và sử dụng từ
trong giao tiếp bằng tiếng Anh, mà còn tạo được khả năng tư duy, phát triển khả năng
học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê và thích thú cho học sinh. Đặc biệt là học
sinh tiểu học rất thích học tiếng Anh có lồng ghép trò chơi vào trong các tiết học. Điều
này là rất tốt vì phần nào giáo viên đã làm được việc: “học mà chơi, chơi mà học” cho
học sinh.
- Ngoài những giờ học tiếng Anh trên lớp, học sinh biết cách học từ vựng khi ở nhà và
cách ôn từ thông qua một sồ bài hát do giáo viên tạo ra.
II. Bản chất của giải pháp:
1. Thực trạng:
- Hạn chế về trang thiết bị dạy học và các hình thức tổ chức trò chơi.
- Cơ hội thực hành tiếng Anh ít.
- Động cơ và ý thức học tập chưa cao.
2. Tính mới của giải pháp:
- Giáo viên thực hiện các trò chơi hợp lí, tạo không lớp học vui vẻ và sinh động, biến
mỗi hoạt động trở thành trò chơi lí thú, dễ lôi cuốn học sinh.
- Tùy vào nội dung của mỗi bài học, giáo viên có thểvận dụng một số thủ thuật này
vào trong các phần Warm-up, Lead-in, Free-practice, Consolidation, …. hoặc ngay sau
khi dạy xong từ vựng (kiểm tra vốn hiểu từ của học sinh).
- Vận dụng một số thủ thuật này giúp cho các em không chỉ nhớ từ ở lớp học mà còn
giúp các em một số cách học và ôn từ khi ở nhà. Nếu thuộc và nhớ từ, sẽ giúp các em
tự tin khi thực hành hoặc giao tiếp bằng tiếng Anh. Tạo cho các em có một động cơ và
ý thức học tập môn học này.
III. Nội dung giải pháp mới:
1. Giải pháp mới:
1.1. Sử dụng tranh:
- Giúp học sinh học được từ, nhớ từ thông qua tranh ảnh.
- Sử dụng tranh thông qua trò chơi trong các phần của tiết học: Warm-up, Lead-in,
Controlled-practice, Free-practice, Consolidation,…
- Trong một tranh có thể ôn rất nhiều từ và mẫu câu.
- Học sinh có nhiều cơ hội thực hành tiếng Anh.
* Công dụng của việc sử dụng tranh:
- Dùng tranh để dạy từ.
- Nhìn tranh đoán từ.
- Nhìn tranh hoàn thành ô chữ.
- Nhìn tranh nối từ.
- Nhìn tranh điền từ vào chỗ trống.
- Nhìn tranh để sắp xếp chữ cái thành từ.
- Nghe đọc và vẽ tranh.
- Nhìn tranh ôn từ thông qua mẫu câu.
* Có thể sử dụng tranh trong một số thủ thuật: Guess the pictures, Pair Race,
Matching, Jumbled Word, Draw pictures, Crossword, Nhìn tranh nói từ,…
1.2. Học và nhớ từ khi ở nhà:
- Giúp học sinh nhớ được cách viết, cách phát âm và nghĩa của từng từ.
- Sau khi học từ trên lớp, giáo viên hướng dẫn các em làm những tấm thẻ bìa.
- Một mặt của tấm thẻ các em viết từ, mặt còn lại các em có thể viết nghĩa hoặc vẽ đồ
vật minh họa cho từ đó.
- Các em có thể dán những tấm thẻ ở góc học tập, bỏ vào túi áo, hoặc trong cặp sách
cuả mình, học được mọi lúc, mọi nơi.
- Các em có thể học và ôn từ theo cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm.
1.3. Ôn từ thông qua một số bài hát:
- Giúp học sinh nhớ từ thông qua những bài hát do giáo viên tự sáng tác dựa vào nền
nhạc của một số bài hát quen thuộc với học sinh tiểu học.
- Học sinh có thể hát những bài này khi chào giáo viên, trong các phần Warm-up,
Consolidation, …. ở trên lớp, ở nhà hoặc vào những lúc giải lao.
- Học sinh có thể hát theo cá nhân, theo cặp, theo nhóm hoặc cả lớp.
Ví dụ:Ôn các từ chỉ màu sắc thông qua bài hát Bắc Kim Thang
Red yellow blue white pink. Black and gray brown purple. What color is this?
It’s red. What color is this? It’s pink. Green purple brown and white. Orange pink
black and red red red.
2. Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Một số thủ thuật mà tôi đưa ra có thể sử dụng trong hầu hết tất cả các tiết học và các
khối lớp ở bậc tiểu học. Tùy vào từng nội dung của bài học, giáo viên phải biết cách
chọn lọc và tổ chức thực hiện các thủ thuật ấy một cách linh hoạt và có hiệu quả.
- Sử dụng nhiều tranh ảnh, đồ dùng dạy học tự tạo kết hợp với việc sử dụng công nghệ
thông tin trong các trò chơi tạo cho không khí lớp học thêm sinh động.
-Học sinh không những nhớ từ ở trên lớp thông qua các trò chơi, mà còn biết cách học
từ, ôn từ ở nhà, ôn từ mọi lúc, mọi nơi.
3. Lợi ích kinh tế-xã hội:
- Các thủ thuật giúp học sinh nhớ từ đa số được thực hiện dưới hình thức các trò chơi
nên không khí của lớp học ít căng thẳng giúp cho tiết học sinh động và đạt hiệu quả
cao.
- Sử dụng nhiều tranh ảnh, giáo cụ trực quan, những bài hát quen thuộc với học sinh
tiểu học phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. Học sinh có thể ôn từ mọi lúc, mọi nơi.
- Các em học và nhớ được nhiều từ, nắm được nghĩa và cách sử dụng vốn từ vựng
trong thực hành giao tiếp. Điều này sẽ giúp các em có được động cơ học tập và niềm
say mê đối với môn học này.
* Sau đây là kết quả khảo sát chất lượng học tập của khối lớp 3,4,5 như sau:
Năm
học
Số HS
khảo sát
Kết quả khảo sát
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
2008-
2009 338
82 24,3 103 30,5 110 32,5 43 12,7
2009-
2010
335 116 34,6 105 31,3 81 24,2 33 9,9
2010-
2011
323 166 51,4 107 33,2 44 13,6 6 1,8
Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng việc áp dụng những thủ thuật này giúp
cho tiết học trở nên sinh đông, học sinh nhớ được từ lâu hơn, vận dụng vốn từ trong
thực hành giao tiếp, chất lượng học tập môn tiếng Anh ngày càng cao.