Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.64 KB, 36 trang )

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
Tên chủ đề: Bài 3: Dân chủ và kỉ luật
1.Câu hỏi
1
+Mức độ: Nhận biết
+Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+Nội dung câu hỏi: Thế nào là dân chủ?
2.Đáp án Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã
hội; Mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc; mọi
người góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của
tập thể hoặc của xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng
và đất nước.
Tên chủ đề: Dân chủ và kỉ luật
1.Câu hỏi
2
+Mức độ: Nhận biết
+Dự kiến thời gian trả lời: 5phút
+Nội dung câu hỏi: kỉ luật là gì?
2.Đáp án Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc một
tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất
lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.
Tên chủ đề : Dân chủ và kỉ luật
1.Câu hỏi
3
+Mức độ: Thông hiểu, vận dụng
+Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút
+Nội dung câu hỏi: Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế
nào? Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm
chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật?
2.Đáp án a/ Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật là mối quan hệ hai chiều:
Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp


của mình vào những công việc chung; kỉ luật là điều kiện đảm bảo
cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
b/ Một số việc học sinh cần làm để thực hiện quyền dân chủ và rèn
luyện tính kỉ luật. Ví dụ: Tham gia xây dựng nội quy trường, lớp;
tham gia ý kiến về các hoạt động của tập thể; thực hiện tốt nội quy
của nhà trường. Điều lệ của Đội, của Đoàn; tôn trọng và thực hiện
các quy định của cộng đồng, nơi ở.
Tên chủ đề: Dân chủ và kỉ luật
1.Câu hỏi
4
+Mức độ: Vận dụng
+Dự kiến thời gian trả lời: 7 phút
+Nội dung câu hỏi: Em hiểu gì về chủ trương của Đảng thể hiện
qua câu: " Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" ?
2.Đáp án - Dân biết: Mọi chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước phải
phổ biến đến từng người dân.
- Dân bàn: Mọi người dân có quyền tham gia ý kiến xây dựng dự
1
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
thảo sửa đổi hiến pháp, pháp luật, các chủ trương của phường, xã.
- Dân làm: Thể hiện đúng chủ trương, pháp luật của Nhà nước.
- Dân kiểm tra: Góp ý, chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
đồng Nhân dân các cấp.
Tên chủ đề Dân chủ và kỉ luật
1.Câu hỏi
5
+Mức độ: Thông hiểu
+Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút
+Nội dung câu hỏi: Hãy phân tích và chứng minh nhận định:"
Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể:?

2.Đáp án Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí
tuệ của mình đóng góp những công việc của tập thể , dân chủ tạo
ra hoạt động công khai; kỉ luật là điều kiện tạo nên tính thống
nhất trong hành động, kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ
được thực hiện có hiệu quả, phát huy dân chủ và kỉ luật là khai
thác có hiệu quả tiềm năng của quần chúng, là sức mạnh của
một tập thể biết đoàn kết , thống nhất trong hành động để đạt
hiệu quả cao trong công việc.
Tên chủ đề : Bài 4: Bảo vệ hòa bình
1.Câu hỏi
6
+Mức độ: Nhận biết
+Dự kiến thời gian trả lời: 5phút
+Nội dung câu hỏi: Thế nào là hòa bình?
2.Đáp án Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ
trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác
giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người, là
khát vọng của toàn nhân loại.
Tên chủ đề: Bảo vệ hòa bình
1.Câu hỏi
7
+Mức độ: Thông hiểu, vận dụng.
+Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút
+Nội dung câu hỏi: Vì sao chúng ta phải chống chiến tranh, bảo
vệ hòa bình? Bản thân em có thể làm gì để thể hiện lòng yêu hòa
bình? (nêu 4 việc có thể làm).
2.Đáp án HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần nêu
được những ý cơ bản sau:
a) Chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình vì:
-Hòa bình là cơ sở đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mối

quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Chiến tranh là
thảm họa, gây đau thương cho loài người.
-Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh,
xung đột và ngòi nổ chiến tranh âm ỉ ở nhiều nơi. nước ta tuy
đang hòa bình nhưng nhiều thế lực thù địch vẫn đang tìm cách
2
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
phá hoại cuộc sống bình yên đó.
b) Yêu cầu HS nêu được 4 việc HS có thể làm để thể hiện lòng
yêu hòa bình.
Ví dụ những việc sau:
- Tôn trọng và lắng nghe người khác,
- Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người
xung quanh,
- Khi có mâu thuẫn với người khác thì chủ động gặp gỡ, trao
đổi để kịp thời giải quyết mâu thuẫn.
- Không phân biệt bạn bè (nam - nữ, dân tộc, giàu - nghèo)
- Khuyên can hòa giả khi thấy bạn của mình xích mích, cãi
nhau.
Tên chủ đề : Bảo vệ hòa bình
1.Câu hỏi
8
+Mức độ: Nhận biết
+Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+Nội dung câu hỏi: Theo em ngày nay có còn chiến tranh
không?
2.Đáp án Ngày nay ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến
tranh, xung đột vũ trang, các thế lực phản động , hiếu chiến vẫn
đang âm mưu phá hoại hòa bình, ngòi nổ chiến tranh vẫn đang
âm ỉ ở tại nhiều nơi trên thế giới.

Tên chủ đề: Bảo vệ hòa bình
1.Câu hỏi
9
+Mức độ: Thông hiểu
+Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+Nội dung câu hỏi: : Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là
trách nhiệm của ai?
2.Đáp án Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất
cả các quốc gia, các dân tộc và của toàn nhân loại.
Ý thức bảo vệ hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thể hiện ở
mọi nơi, mọi lúc, trong các mối quan hệ và giao tiếp hàng ngày
giữa con người với con người.
Tên chủ đề : Bảo vệ hòa bình
1.Câu hỏi
10
+Mức độ: Thông hiểu.
+Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút
+Nội dung câu hỏi: Theo em, ngày nay đất nước ta đã được độc
lập, chúng ta đang sống trong hòa bình vậy, chúng ta có trách
nhiệm để bảo vệ hòa bình thế giới không?
2.Đáp án Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và đã phải chịu đựng quá
nhiều đau thương mất mát của mấy cuộc chiến tranh cam go, ác
liệt để bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc, nhân dân ta càng thấu
3
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
hiểu gía trị của hòa bình. Chúng ta đã, đang và sẽ tích cực tham
gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới.
Chủ đề: Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA
DÂN TỘC
Câu hỏi:

1
+ Mức độ: Nhận biết.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
Đáp án Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình
thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
Câu hỏi:
2
+ Mức độ: Vận dụng.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút.
+ Nội dung câu hỏi: Em hãy kể tên một số truyền thống của dân tộc Việt
Nam về đạo đức, về nghệ thuật, về nghề nghiệp mà em biết.
Đáp án Một số truyền thống của dân tộc Việt Nam về đạo đức, về nghệ thuật, về
nghề nghiệp. Ví dụ :
- Truyền thống về đạo đức : Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm,
đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo,
- Truyền thống về nghệ thuật : Múa rối nước, nghệ thuật Ca trù, Dân ca
Quan họ Bắc Ninh, tranh Đông Hồ, nghệ thuật Chèo, các làn điệu dân ca
của mọi miền đất nước,
- Truyền thống về nghề nghiệp : Nghề đúc đồng, dệt lụa, mây tre đan, đồ
gốm mĩ nghệ,
Câu hỏi:
3
+ Mức độ: Thông hiểu.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc ?

Đáp án
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn
để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng
phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn.
Câu hỏi:
4
+ Mức độ: Thông hiểu.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Theo em, vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
4
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
của dân tộc ?
Đáp án Chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó
là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và
cả dân tộc.
Câu hỏi 5 + Mức độ: Thông hiểu.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Theo em, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần làm gì để kế thừa
và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
Đáp án Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, công dân nói
chung, học sinh nói riêng cần :
- Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi lĩnh vực.
- Tự hào, trân trọng và bảo vệ, giữ gìn các truyền thống.
- Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống.
Câu hỏi 6 + Mức độ: Nhận biết.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Việc làm nào dưới đây không phải là sự kế thừa và phát huy truyền

thống tốt đẹp của dân tộc ?
A. Tham gia các lễ hội truyền thống.
B. Xem bói để biết trước các sự việc sẽ xảy ra, tránh điều xấu.
C. Thờ cúng tổ tiên.
D. Đi thăm các đền chùa, các di tích.
Đáp án B
Câu hỏi 7 + Mức độ: Vận dụng .
+ Dự kiến thời gian trả lời: 15 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Hiện nay, đa số các bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc
như tuồng, chèo, dân ca
- Hãy nêu suy nghĩ của em trước biểu hiện đó.
- Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống
nghệ thuật của dân tộc?
Đáp án Yêu cầu nêu được:
- Suy nghĩ của bản thân : Đó là biểu hiện không đúng đắn, vì nghệ thuật
5
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
dân tộc cũng có nhiều giá trị nghệ thuật phong phú, độc đáo, được bạn
bè các nước ưu chuộng, ca ngợi. Sở dĩ các bạn không thấy được cái hay,
cái đẹp của nghệ thuật dân tộc là vì không chịu tìm hiểu, không hiểu
được giá trị của nó.
- Để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc, giới trẻ
cần tự hào và trân trọng các giá trị nghệ thuật truyền thống, phải quan
tâm tìm hiểu, học tập để tiếp nối, phát triển, không để các truyền thống
đó bị mai một đi.
Câu hỏi:
8
+ Mức độ: Nhận biết.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 4 phút.

+ Nội dung câu hỏi:
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là :
A. những cách ứng xử phổ biến hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài
của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. những tư tưởng, đức tính hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài
của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của
dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. những đức tính, lối sống hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của
dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đáp án C
Câu hỏi:
9
+ Mức độ: Nhận biết.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 4 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Biểu hiện nào dưới đây là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc ?
A. Chê bai các loại hình nghệ thuật dân tộc.
B. Tích cực tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về các truyền thống dân
tộc.
C. Không quan tâm tìm hiểu về truyền thống dân tộc.
D. Cho rằng Việt Nam không có truyền thống đáng tự hào.
Đáp án B
Câu hỏi:
10
+ Mức độ: Thông hiểu.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
6

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
Những hành vi dưới đây là đúng hay sai đối với việc giữ gìn và phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? (đánh dấu X vào ô tương ứng)
Hành vi Đúng
A. Chê bai các kiểu trang phục dân tộc, cho là lỗi thời.
B. Tham gia các lễ hội truyền thống.
C. Tích cực tìm hiểu về các truyền thống của dân tộc.
D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.
E. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử- văn hoá.
G. Lên án, ngăn chặn các hành vi làm tổn hại truyền thống
dân tộc.
H. Học tập cách ứng xử thể hiện thuần phong mĩ tục Việt Nam.
Đáp án - Đúng : B, C, D, G, H
- Sai : A, E,
Chủ đề: Bài 8: NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO.
Câu hỏi:
1
+ Mức độ: Nhận biết.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Thế nào là năng động, sáng tạo?
Đáp án - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về
vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị
gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.
Câu hỏi:
2
+ Mức độ: Vận dụng.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút.
+ Nội dung câu hỏi:

Hãy nêu 2 biểu hiện năng động, sáng tạo và 2 biểu hiện thiếu năng động,
sáng tạo trong học tập của học sinh.
Đáp án
- Nêu được 2 biểu hiện năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ: mạnh dạn
học hỏi khi có điều gì chưa hiểu; tìm những cách giải bài tập khác nhau;
sưu tầm thêm những bài tập ngoài sách giáo khoa; sưu tầm tư liệu để đọc
thêm v.v
- Nêu được 2 biểu hiện thiếu năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ:
học thuộc lòng mà không hiểu bài (học vẹt); không chú ý vận dụng lý
thuyết (lý thuyết suông); không biết liên hệ bài học với thực tế; chỉ biết
làm theo thày, không tự tìm những cách giải khác v.v
7
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
Câu hỏi:
3
+ Mức độ: Vận dụng.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 7 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Em tán thành ý kiến nào sau đây? Vì sao?
A. Học sinh còn nhỏ chưa thể sáng tạo được.
B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài.
C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học mới cần đến sự sáng tạo.
D. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người lao
động.
Đáp án
- Tán thành ý kiến D.
- Giải thích: Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của tất cả mọi
người lao động, nhất là trong xã hội hiện đại, vì lao động ở bất cứ lĩnh
vực nào cũng cần đạt được kết quả tốt.
Câu hỏi:

4
+ Mức độ: Vận dụng.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Bàn về khả năng sáng tạo của mỗi người, Bùi nói : “Sáng tạo là một
phẩm chất không phải ai cũng có, cũng không phải rèn luyện mà có
được, đó là do bẩm sinh. Cũng như trong học tập, có phải ai cũng sáng
tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình,
có cố gắng cũng thế thôi !”
Em có tán thành ý kiến của Bùi không ? Vì sao ?
Đáp án
Không tán thành ý kiến của Bùi vì :
- Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được, mà phải
tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.
- Học sinh nếu cố gắng cải tiến phương pháp, có phương pháp học tập
phù hợp thì vẫn có thể học tốt.
Câu hỏi:
5
+ Mức độ: Vận dụng.
+ Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút.
+ Nội dung câu hỏi:
Theo em, học sinh chúng ta cần làm gì để rèn luyện trở thành người
năng động, sáng tạo ?
Đáp án - Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được mà cần
phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.
8
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
- Đối với HS, để trở thành người năng động, sáng tạo trước hết phải có ý
thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng
những kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế.

BÀI MỨC
ĐỘ
NỘI DUNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ĐIỂM
Năng
Năn
g
động

sáng
tạo
(5
câu)

Nhận
biết
1. Em hãy nêu biểu hiện của năng động sáng tạo?
2. Em hãy nêu ý nghĩa của năng động sáng tạo trọng học
tập, lao động và hàng ngày?
Đáp án:
1. Biểu hiện
Say mê, tìm tòi, phát hiện , linh hoạt xử lí các tình huống
trong học tập, lao động và cuộc sống.
2. ý nghĩa của năng động sáng tạo
- Là phẩm chất của con người
- Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách, rút ngắn
thời gian để đạt mục đích.
- Con người làm nên thành công , kì tích, vẻ vang, mang
lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
1 điểm
1 điểm

Thông
hiểu
1. Em hiểu thế nào là năng động sáng tạo? cho ví dụ.
Đáp án:
1.
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê, tìm tòi để tạo ra giá trị mớivề vật
chất và tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.
1 điểm
Vận
dụng
1. Chúng ta cần rèn luyện tính năng động sáng tạo như
thế nào?
2. em hãy tìm những gương năng động sáng tạo mà em
biết?
Đáp án:
1. Cách rèn luyện
- Cần cù, chăm chỉ
- Biết vượt qua khó khăn thử thách
- Tìm ra cái tốt nhất khoa học để đạt mục đích.
2. Hs tự nêu
1 điểm
2 điểm
Bài 14:
Làm
việc

1, Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu
quả?
2, ý nghĩa cuả việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu

quả?
1 điểm
1 điểm
9
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9

năng
suất,
chất
lượn
g,
hiệu
quả
(5
câu)
Nhận
biết
Đáp án:
1. Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu
quả
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra
nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức
trong một thời gian nhất định.
2. ý nghĩa
- Là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân,gia
đìnhvà XH.
Thông
hiểu

1, Trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói
riêng để làm việc việc có năng suất, chất lượng, hiệu
quả?
2, Tìm những biểu hiện làm việc không năng suất, chất
lượng, hiệu quả trong gia đình, nhà trường?
Đáp án:
1. Trách nhiệm của CD-HS.
- Trách nhiệm của công dân.
+ Lao động tự giác kỷ luật.
+ Luôn năng động, sáng tạo.
+ tích cực học hỏi,r èn luyện.
- Trách nhiệm của HS
+ học tập và rèn luyện ý thức kỷ luật tốt
+ tìm tòi, sáng tạo trong học tập.
+ Có lối sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn XH.
2. Ỷ lại, lười nhác, làm giàu băng con đường bất chính.
- Lưừi học, đua đòi, chạy theo thành tích, học vẹt.
- Làm bừa, làm ẩu, hàng nhái hàng nhập lậu.
2 điểm
1 điểm
Vận
dụng
1, Em hãy tìm những gương tốt trong lao động năng suất,
chất lượng, hiệu quả xung quanh em?
Đáp án:
1. Hs nêu gương tốt, việc tốt.
1điểm
1.Tên chủ đề: Bài 12 Tiết 20
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Câu hỏi Nội dung (câu hỏi và đáp án) Điểm

Câu 1:
(Biết) 5’
Thế nào là hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân
chính?
1,5
10
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
Đáp án - Bị ép buộc
- Vì tiền tài
- Vì danh vọng
Câu 2:
(Biết) 15’
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân?
2,5
Đáp án  Được kết hôn :
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được
kết hôn.
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định và phải được
đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
 Cấm kết hôn:
- Với những người đang có vợ hoặc chồng.
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
- Cùng dòng máu trực hệ. Có họ trong phạm vi 3 đời.
- Cha mẹ nuôi với con nuôi, cha mẹ vợ (chồng) với dâu (rễ),
bố dượng với con riêng vợ, mẹ kế với con riêng chồng.
- Cùng giới tính.
 Qui định của quan hệ vợ chồng :
Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ như nhau.
Câu 3:
(Biết) 5’

Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân?
1
Đáp án * Là cơ sở quan trọng của hôn nhân; chung sống lâu dài và
xây dựng gia đình hoà hợp hạnh phúc. Có tình yêu chân
chính, con người sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử
thách trong cuộc sống, hôn nhân không dựa trên cơ sở tình
yêu chân chính sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh.
Câu 4:
(Hiểu) 15’
Hôn nhân là gì? Trong hôn nhân Nhà nước ta đã đề ra
những nguyên tắc nào?
3
Đáp án * Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ
trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, được nhà nước thừa
nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hạnh
phúc. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
* Những qui định của Pháp luật nước ta về hôn nhân:
- Nguyên tắc cơ bản:
+ Hôn nhân tự nguyện; tiến bộ, 1 vợ 1 chồng; vợ chồng bình
đẳng.
+ Hôn nhân giữa công dân VN thuộc các dân tộc, tôn giáo,
giữa người theo tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa người
không theo tôn giáo với người theo tôn giáo, giữa người VN
với người nước ngồi đều được tôn trọng và được PL bảo vệ.
+ Vợ chồng phải có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số.
Câu 5:
(Vận dụng)
Vì sao nhà nước ta lại đề ra chính sách về dân số ? Em
hãy nêu lên một số trường hợp hôn nhân vi phạm PL ?
2

11
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
15’
Đáp án *Vì:
- Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con, đứa đầu
cách đứa sau từ 3 đến 5 năm.
- Nhằm hạn chế tỉ lệ tăng dân số để có điều kiện nuôi dạy
con tốt hơn, hạn chế việc gây áp lực về kinh tế, việc làm đối
với nhà nước. Khoảng cách sinh con được quy định như vậy
là nhằm bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
* Một số trường hợp hôn nhân vi phạm PL :
- Ép buộc, chồng đánh vợ, sinh đông con; không cho người
theo tôn giáo này kết hôn với tôn giáo khác
2. Tên chủ đề: Bài 13:
Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
Câu hỏi Nội dung (câu hỏi và đáp án) Điểm
Câu 1:
(Biết) 5’
Công dân có nghĩa vụ gì trong kinh doanh và đóng thuế? 1,5
Đáp án - Nhận biết, tố cáo những hành vi vi phạm PL về TD KD;
biết vận động gia đình và mọi xung quanh đóng thuế theo
quy định của nhà nước
- CD phải sử dụng đúng quyền TD KD và thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ đóng thuế, góp phần phát triển kinh tế đất nước,
làm cho dân giàu, nước mạnh.
- Nếu không có thuế thì cơ cấu kinh tế không phát triển hợp
lí, thị trường không ổn định.
VD: hàng hóa nước ngồi tràn vào quá nhiều sẽ làm kìm hãm
hàng hóa trong nước hoạc các ngành phát triển mạnh sẽ lấm
át các ngành khác

Câu 2:
(Biết) 2’
Kinh doanh có các hoạt động cơ bản
0,5
Đáp án - Sản xuất; Dịch vụ, trao đổi hàng hóa (lưu thông hàng hóa)
Câu 3:
(Biết) 15’
Kinh doanh, quyền tự do kinh doanh? Hãy kể một số hoạt
động kinh doanh:
3
Đáp án - Kinh doanh: là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng
hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- Quyền tự do kinh doanh: Công dân có quyền được lựa chọn
hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và qui mô kinh doanh
nhưng phải theo qui định của pháp luật và sự quản lý của
nhà nước.
- Một số hoạt động kinh doanh: Có ba loại hoạt động kinh
doanh:
+ Sản xuất (làm ra các sản phẩm hàng hóa như )
+ Dịch vụ (cắt tóc, may quần áo…)
+ Trao đổi hàng hóa (mua bán bánh kẹo, trao đổi lúa gạo)
12
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
Câu 4:
(Hiểu) 15’
Em hiểu thuế là gì? Tác dụng của thuế? 3
Đáp án - Thuế: Là một phần thu nhập của công dân và các tổ chức
kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu
cho những việc chung.
- Tác dụng của thuế: Ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu

kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định
hướng của nhà nước
Câu 5:
(Vận dụng)
10’
Vì sao nhà nước ta quy định các mức thuế suất chênh lệch
nhau đối với các mặt hàng?Trách nhiệm của công dân
trong kinh doanh và thuế?
2
Đáp án - Vì lý do nhà nước ta khuyến khích phát triển sản xuất trong
nước, khuyến khích phát triển đối với những ngành, những
mặt hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân thì miễn thuế
hoặc mức thuế thấp, hạn chế một số mặt hàng xa xỉ không
cần thiết đối với đời sống nhân dân thì đánh thuế rât cao.
- Công dân phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh
và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, góp phần phát triển
kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh.
3. Tên chủ đề: Bài14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Câu hỏi Nội dung (câu hỏi và đáp án) Điểm
Câu 1:
(Biết) 5’
Hợp đồng lao động là gì? Có mấy loại hợp đồng lao
động?
2
Đáp án * Hợp đồng lao động Là sự thỏa thuận giữa người lao động
và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện
lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao
động.
* Có các loại hợp đồng lao động:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn(từ 12 đến 36 tháng).
- Hợp đồng lao động theo thời vụ (mùa vụ) (dưới 12 tháng).
Câu 2:
(Biết) 15’
Lao độnglà gì? Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
3
Đáp án * Lao động: là hoạt động có mục đích của con người nhằm
tạo ra của cải vật chất, các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao
động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất
nước và nhân loại. Mọi hoạt động lao động, miễn là có ích
đều đáng quí trọng
* Quyền lao động của công dân: Công dân có quyền tự do
sử dụng sức lao động của mình để học nghề, lựa chọn nghề
nghiệp, tìm kiếm việc làm có ích cho xã hội, đem lại thu
13
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
nhập cho bản thân và gia đình.
*Nghĩa vụ lao động của công dân: Công dân phải có nghĩa
vụ lao động để nuôi bản thân, gia đình, góp phần sáng tạo ra
của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển
đất nước.
Câu 3:
(Biết) 5’
Luật lao động quy định tuổi của người lao động là bao nhiêu
tuổi? Trách nhiệm của bản thân công dân?
2
Đáp án - Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khẳ năng lao
động va có giao kết hợp đồng lao động.
- Tuyên truyền vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và
nghĩa vụ lao động của người công dân. Góp phần đấu tranh

chống những biểu hiện sai trái, trái pháp luật trong việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của người công dân.
Câu 4:
(Hiểu) 15’
Qui định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên.
Nhà nước đã có những chính sách gì để bảo hộ người lao
động?
3
Đáp án - Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
- Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm việc nặng,
nguy hiểm, độc hại.
- Cấm ngược đãi, cưỡng bức ngược đãi người lao động.
- Cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18
tuổi.
* Qui định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ
ngơi, bảo hiểm lao động. Khuyến khích các hình thức bảo
hiểm xã hội khác. Ủng hộ mọi hoạt động tạo ra việc làm cho
người lao động.
Câu 5:
(Vận dụng)
15’
Chú ý xử lí các tình huống đưa ra ở các bài tập: Hải là
con trai độc nhất trong một gia đình giàu có nhưng lười học
nên không thi đậu vào đại học. Không học, cũng chẳng có
công việc làm, suốt ngày Hải lao vào chơi bi- da, điện tử.
Bạn bè lo lắng hỏi Hải về công việc và tương lai Hải trả lời:
“Nhà tớ thiếu gì tiền! Tớ không cần phải đi học, vì tớ không
cần lao động!”.
a. Theo em suy nghĩ của Hải là đúng hay sai? Vì sao?
b. Nếu được khuyên Hải, em sẽ nói điều gì?

2
Đáp án Gợi ý:
a. Hải suy nghĩ như vậy là sai, vì chúng ta phải có tính
tự lập, không trông chờ phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác,
phải phấn đấu vươn lên bằng sức lao động của chính mình.
b. Em sẽ khuyên Hải không nên trông chờ ỷ lại vào gia
đình, phải lo học nghề để tạo dựng tương lai ….
14
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
* Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nêu được tầm quan trọng nghĩa vụ và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao
động của công dân
- Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao
động của công dân.
- Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động của trẻ em.
* Mức độ tư duy: Nhận biết
KHU VỰC VIẾT CÂU
HỎI
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao đông của công
dân.
Câu1: Có các loại hợp đồng lao động:
1- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
2- Hợp đồng lao động xác định thời hạn(từ 12 đến
36 tháng).
3- Hợp đồng lao động theo thời vụ (mùa vụ) (dưới
12 tháng).
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ

Cả 3 đáp án trên đúng
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nêu được tầm quan trọng nghĩa vụ và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao
động của công dân
- Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ
lao động của công dân.
- Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động của trẻ em.
15
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU
HỎI
Tiết 23 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao đông
của công dân.
Câu2: Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động
của công dân ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
- Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
+ Quyền: CD có quyền tự do sử dụng sức lao động
của mình đẻ học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn
nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập
cho bản thân và gia đình.

+ Nghĩa vụ: CD lao động để nuôi sống bản thân,
gia đình; góp phần tạo ra của cải vật chất, tinh thần
cho xã hội; duy trì và phát triển đất.
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nêu được tầm quan trọng nghĩa vụ và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao
động của công dân
- Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ
lao động của công dân.
- Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động của trẻ em.
* Mức độ tư duy: Nhận biết
KHU VỰC VIẾT CÂU
HỎI
Tiết 23 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao đông
của công dân.
Câu3: Em đồng ý với với ý kiến nào sau đây về
quyền, nghĩa vụ lao động của công dân:
A. Chỉ người đủ 15 tuổi trở lên mới phải lao
động .
B. Học sinh tiểu học còn nhỏ chưa phải lao
16
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
động.
C. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động

.
D. Những người khuyết tật không cần lao động .
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
C
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nêu được tầm quan trọng nghĩa vụ và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao
động của công dân
- Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ
lao động của công dân.
- Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động của trẻ em.
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU
HỎI
Tiết 23 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao đông
của công dân.
Câu 4: Để trở thành người lao động tốt, mỗi học
sinh chúng ta cần làm gì?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
Để trở thành người lao động có ích, ngay từ bây
giờ mỗi học sinh cần phải:
- Chăm chỉ học tập để có đủ kiến thức chuẩn bị

cho một nghề nghiệp trong tương lai
- Chăm chỉ làm việc giúp đỡ gia đình, tham gia
các buổi lao động tập thể để làm quen với lao
động.
- Tích cực rèn luyện cơ thể, chăm sóc sức khỏe
để có một cơ thể khỏe mạnh.
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
17
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nêu được tầm quan trọng nghĩa vụ và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao
động của công dân
- Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ
lao động của công dân.
- Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động của trẻ em.
* Mức độ tư duy: vận dụng
KHU VỰC VIẾT CÂU
HỎI
Tiết 23 – Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao đông
của công dân.
Câu 5: Có ý kiến cho rằng trẻ em dưới 15 tuổi thì
không phải tham gia một hình thức lao động
nào ? Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì
sao ?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
- Không tán thành.
- Vì ý kiến này là không đúng
+ Trẻ em dưới 15T không phải tham gia lao động
kiếm tiền nuôi sống gia đình, nhưng vẫn có bổn
phận lao động
+ Những hình thức lao động của trẻ em là học tập,
giúp đỡ gia đình những công việc phù hợp sức
mình, tham gia lao động ở trường, lớp, ở khu dân

+ Lao động vừa sức giúp chúng ta rèn luyện sức
khỏe, góp phần XD cuộc sống gia đình và rèn
luyện thói quen lao động ngay từ nhỏ để sau này
trở thành người lao động có ích.
18
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân
trong quản lí nhà nước
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
- Kể được các loại vi phạm pháp luật
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
- Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
* Mức độ tư duy: Nhận biết

KHU VỰC VIẾT CÂU
HỎI
Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH
NHIỆM PHÁP LÍ
Câu 1: Theo em, các tình huống sau, tình huống
nào vi phạm pháp luật:
1. A rất ghét B và có ý định đánh B một trận thật
đau cho bỏ ghét.
2. Anh Tuấn say rượu đi xe máy.
3. Bé Hoa (5 tuổi) nghịch lửa đã làm cháy một số
đồ đạc của nhà bên cạnh
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
Ý - 2
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân
trong quản lí nhà nước
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
- Kể được các loại vi phạm pháp luật
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
19
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
- Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU

HỎI
Tiết 24, 25 – Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Câu 2: Thế nào là vi phạm pháp luật ? Có mấy loại
vi phạm pháp luật ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
- Vi phạm pháp là hành vi trái pháp luật, có lỗi do
người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện,
xâm hại đến các quan hệ xa hội được pháp luật bảo
vệ.
- Có 4 loại vi phạm pháp luât:
+ VPPL hình sự (tội phạm)
+ VPPL Hành chính
+ VPPL Dân sự
+ VP Kỉ luật
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân
trong quản lí nhà nước
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
- Kể được các loại vi phạm pháp luật
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
- Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
* Mức độ tư duy: vận dụng
KHU VỰC VIẾT CÂU

HỎI
Tiết 24, 25 – Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Câu 3: Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau
ở các loại trách nhiệm pháp lí? Việc áp dụng
trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa gì ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI 1. Điểm giống và khác nhau ở các loại TNPL
20
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
HOẶC KẾT QUẢ - Giống: Đều là những hành vi sai trái và phải chịu
xử phạt trước Pháp luật.
- Khác: Mức độ xử phạt không giống nhau và do
các cơ quan khác nhau áp dụng.
2. Ý nghĩa :
- Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo người VPPL để
giáo dục họ có ý thức tôn trọng và chấp hành tốt
PL (không tái phạm)
- Răn đe mọi người không VPPL, giáo dục ý thức
tôn trọng và chấp hành PL.
- Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào PL và công lí
trong nhân dân.
- Ngăn chặn, hạn chế, từng bước xóa bỏ hiện tượng
VPPL trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân
trong quản lí nhà nước

* Chuẩn cần đánh giá:
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
- Kể được các loại vi phạm pháp luật
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
- Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
* Mức độ tư duy: Nhận biết
KHU VỰC VIẾT CÂU
HỎI
Tiết 24, 25 – Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Câu 4: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật
dân sự:
A. Vi phạm quy định về an toàn lao động của công
ty.
B. Trộm cắp xe máy của người khác.
C. Từ chối không nhận quyền thừa kế tài sản.
D. Tự ý cho người khác mượn xe đạp của bạn.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI D
21
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
HOẶC KẾT QUẢ
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân
trong quản lí nhà nước
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật

- Kể được các loại vi phạm pháp luật
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
- Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
* Mức độ tư duy: vận dụng
KHU VỰC VIẾT CÂU
HỎI
Tiết 24, 25 – Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Câu 5: Hãy điền những cụm từ còn thiếu trong
câu sau cho đúng với nội dung bài đã học:
- Vi phạm pháp luật hình sự ( tội phạm
là……………….
………… được quy định trong Bộ luật Hình sự.
- Vi phạm pháp luật hành chính: là .
……………………
…………………………mà không phải là tội phạm.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
- Chỗ trống thứ nhất điền: Hành vi gây ngay hiểm
cho xã hội
- Điền chỗ trống thứ hai: Hành vi xâm phạm các
quy tắc quản lí của nhà nước
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân
trong quản lí nhà nước
* Chuẩn cần đánh giá:

22
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
- Kể được các loại vi phạm pháp luật
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
- Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
* Mức độ tư duy: Nhận biết
KHU VỰC VIẾT CÂU
HỎI
Tiết 24, 25 – Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Câu 6: Người nào sau đây không phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi của mình:
A. Người đủ 16 tuổi phạm tội quy định trong Bộ
luật Hình sự.
B. Những người mắc bệnh tâm thần phạm tội quy
định trong Bộ luật Hình sự.
C. Người mới 14 tuổi phạm tội tổ chức buôn bán
ma túy.
D. Người cao tuổi phạm tội quy định trong Bộ luật
Hình sự.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
B
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân

trong quản lí nhà nước
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
- Kể được các loại vi phạm pháp luật
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
- Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
* Mức độ tư duy: vận dụng
KHU VỰC VIẾT CÂU
HỎI
Tiết 24, 25 – Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Câu 7: Để về nhà nhanh, Hoàng đã đi vào đường
ngược chiều nên bị chú công an viết giấy xử phạt
vi phạm hành chính. Mẹ Hoàng cho rằng các chú
23
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
công an xử phạt như vậy là sai. Vì Hoàng mới 15
tuổi, chưa đến tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo em, ý kiến của mẹ Hoàng là đúng hay sai?
Vì sao?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
- Ý kiến của mẹ Hoàng là sai.
- Vì: Theo điều 6, pháp lệnh xử lí vi phạm hành
chính thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử lí
hành chính về hành vi cố ý vi phạm. Hoàng đã 15
tuổi, lại cố ý đi vào đường ngược chiều nên chú
công an xử phạt hành chính Hoàng là đúng.
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận

MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân
trong quản lí nhà nước
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
- Kể được các loại vi phạm pháp luật
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
- Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU
HỎI
Tiết 24, 25 – Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Câu 8: Thế nào là vi phạm kỉ luật ? Cho ví dụ.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
- Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm Pháp luật xâm
hại các quan hệ lao động công cụ nhà nước do PL
lao động và PL hành chính bảo vệ.
-Ví dụ: Viết, vẽ bậy lên tường của lớp học.
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
24
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN GDCD LỚP 9
* Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân

trong quản lí nhà nước
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
- Kể được các loại vi phạm pháp luật
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.
- Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU
HỎI
Tiết 24, 25 – Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Câu 9: Em hiểu thế nào là năng lực trách nhiệm
pháp lí ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng nhận
thức, điều khiển được việc làm của mình, được tự
do lựa chọn cách xử sự và chịu trách nhiệm về
hành vi đó.
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
MÔN HỌC: GDCD
Thông tin chung
* Lớp 9 Học kì II
* Chủ đề: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa – Quyền và nghĩa vụ công dân
trong quản lí nhà nước
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
- Kể được các loại vi phạm pháp luật
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí.

- Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
* Mức độ tư duy: Nhận biết
KHU VỰC VIẾT CÂU
HỎI
Tiết 24, 25 – Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Câu 10: Hành vi nào sau đây chịu trách nhiệm
đạo đức, trách nhiệm pháp lí.
Hành vi vi Trách Trách
25

×