1
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu....................................................................................................................... 1
Chương 1 : Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh và ngành khai thác đá
xây dựng ở tỉnh Đồng Nai ........................................................................................ 3
1.1. Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh............................................3
1.1.1. Phân loại các nhóm chiến lược..............................................................3
1.1.2. Các bước nghiên cứu hoạch định chiến lược ........................................5
1.2. Tổng quan về ngành khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai.........…… 10
1.2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Đồng Nai.....................................................10
1.2.2. Ngành khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dự
ng ở Đồng Nai….11
1.2.3. Các mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai................................................12
Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động và tình hình khai thác, chế biến và
kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai ............................................................ 17
2.1. Môi trường kinh doanh...............................................................................17
2.1.1. Khách hàng .........................................................................................17
2.1.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường đá xây dựng...................20
2.2. Tình hình sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai..............23
2.2.1. Quy trình và đặc điểm sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ................23
2.2.2. Tình hình hoạ
t động của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đá xây
dựng ở Đồng Nai ...........................................................................................29
2.2.3. Vai trò của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh
Đồng Nai trong khu vực Nam Bộ .................................................................37
2.3. Dự báo nhu cầu đá xây dựng khu vực Nam Bộ đến năm 2015 ........…..40
2.3.1. Phương pháp dự báo............................................................................41
2.3.2. Dự báo nhu cầu đá xây dựng đến năm 2015 .......................................41
2.4. Ứng dụng ma trận đánh giá kết quả dự báo nhu cầu của các doanh nghiệp
khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai.................................................................................42
2.4.1. Ứng dụng ma trận đánh giá yếu tố môi trường bên ngoài (EFE)........42
2.4.2. Ứng dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh...............................................44
2
Chương 3 : Các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh của các doanh
nghiệp khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai ................................................... 46
3.1. Quan điểm khi đề ra giải pháp chiến lược ................................................46
3.2. Các giải pháp chiến lược của các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng
Nai ............................................................................................................................46
3.2.1. Lập ma trận SWOT .............................................................................46
3.2.2. Các giải pháp chiến lược cần triển khai ..............................................49
3.2.3. Các giải pháp chiến lược của BBCC...................................................51
3.3. Các giải pháp vĩ mô .....................................................................................56
3.3.1. Tă
ng cường quản lý Nhà nước về giá và đo lường .............................56
3.3.2. Hỗ trợ vốn đầu tư để áp dụng công nghệ mới, hiện đại ......................57
3.3.3. Sửa đổi bổ sung một số điều trong Luật Khoáng sản..........................57
3.3.4. Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác đá khu vực Nam Bộ ....
.......................................................................................................................58
Kết luận ................................................................................................................... 60
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
3
MỞ ĐẦU
19 năm đổi mới kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chuyển nền kinh
tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực
hiện chính sách mở cửa thị trường trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã đưa
nền kinh tế nước ta phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm luôn đạt ở
mức cao so với thế giới (trung bình đạt 8%/năm, riêng năm 2004 đạt 7,7%). Theo dự
báo của các tổ chức trong nước và quốc tế, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
trong những năm tiếp theo vẫn tiếp tục giữ vững ở mức cao.
Ngành xây dựng cơ bản có mối quan hệ mật thiết với tốc độ tăng trưởng GDP ;
khi tốc độ tăng GDP nhanh thì tỷ lệ
đầu tư cho ngành này cũng tăng nhanh và ngược
lại. Việc tăng vốn đầu tư cho ngành xây dựng cơ bản có liên quan đến việc tăng khối
lượng tiêu thụ VLXD, trong đó đá xây dựng chiếm khối lượng tương đối lớn.
Trong những năm qua, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, việc xây dựng
cơ sở hạ tầng quan trọng như đường sá, cầu cống, bệnh vi
ện … phải đi trước một bước
để làm nền tảng phát triển kinh tế. Do đó, nhu cầu sử dụng đá xây dựng cũng tăng
nhanh, năm sau cao hơn năm trước về số lượng cũng như chất lượng. Trước tình hình
đó, nhiều doanh nghiệp khai thác đá đầu tư khai thác mỏ đá mới hoặc nâng cao công
suất khai thác chế biến, đầu tư máy móc thiết bị mới, đặ
c biệt là ở các tỉnh, thành phố
thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên đá xây dựng rất lớn như
Đồng Nai, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh. Sự phát triển tự phát này đã dẫn đến tình
trạng sản xuất dư thừa đá xây dựng, giá bán ngày càng giảm bất hợp lý. Tình hình cạnh
tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp này đã gây nên lãng phí nguồn tài
nguyên thiên nhiên vốn không thể tái tạo.
Tìm kiếm hướng đi chung cho các doanh nghiệp khai thác, chế
biến và kinh
doanh đá xây dựng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới sao cho hiệu quả cao nhất là việc làm cần
thiết và cấp bách. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài :
«
Nâng cao năng lực sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm
2015
»
.
4
Mục đích nghiên cứu :
Mục đích của đề tài là phân tích môi trường sản xuất - kinh doanh, thực trạng
các doanh nghiệp khai thác đá ở Đồng Nai. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp khai thác đá cũng như đề ra các
biện pháp quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất - kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh
Đồng Nai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứ
u :
Đề tài này tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh
doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn : Công ty Xây
dựng và sản xuất VLXD Biên Hòa, Công ty cổ phần Đá Hóa An, Công ty Đồng Tân
(chiếm trên 70% sản lượng sản xuất và tiêu thụ đá trong tỉnh).
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài :
Ý nghĩa của đề tài là nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh của các doanh
nghiệp khai thác đá ở
tỉnh Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội nhưng vẫn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây :
- Phép duy vật biện chứng ;
- Phương pháp thống kê ;
- Phương pháp phân tích - tổng hợp, kết hợp lý thuyết với thực tiễn.
Kết cấu luận án : gồm 3 ch
ương
Chương 1: Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh và ngành khai thác đá
xây dựng tỉnh Đồng Nai.
Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động và tình hình khai thác, chế biến và
kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai.
Chương 3 : Các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh của các
doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
VÀ NGÀNH KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG Ở TỈNH ĐỒNG NAI
1.1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Có rất nhiều định nghĩa về chiến lược, theo Fred R. David :
«
Chiến lược là
những phương tiện đạt đến những mục tiêu dài hạn
»
, còn Alfred Chadler thì cho rằng
chiến lược là việc xác định mục tiêu cơ bản và lâu dài của một doanh nghiệp và là sự
vạch ra một quá trình hành động và phân phối các nguồn lực cần thiết để thực hiện
mục tiêu đó. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nhưng tựu trung
bao gồm các nội dung sau :
- Xác định các mục tiêu dài hạn của tổ chức
- Đưa ra và lựa chọn các phươ
ng án thực hiện
- Triển khai và phân bổ các nguồn lực thực hiện mục tiêu đó.
1.1.1. Phân loại các nhóm chiến lược
Căn cứ vào phạm vi, hướng tiếp cận chiến lược, sự kết hợp sản phẩm và thị
trường, chiến lược kinh doanh được chia làm nhiều loại khác nhau.
a) Căn cứ vào phạm vi chiến lược :
- Chiến lược tổng quát đề cập đến mục tiêu chung, nhữ
ng vấn đề trọng tâm có ý nghĩa
lâu dài quyết định đến những vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
- Chiến lược đặc thù đề cập đến các chiến lược cụ thể về giá cả, sản phẩm, phân phối
… cho từng giai đoạn ngắn hạn hay trung hạn của chiến lược tổng quát.
b) Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược :
- Chiến lược tậ
p trung vào những nhân tố then chốt : việc hoạch định chiến lược là
không dàn trải các nguồn lực, trái lại cần tập trung cho những hoạt động có ý nghĩa
quyết định đối với sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp mình.
- Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối : bắt đầu từ sự phân tích, so sánh sản phẩm hay
dịch vụ của doanh nghiệp mình so với các đối thủ cạnh tranh. Thông qua sự phân tích
đó, tìm ra điểm mạnh của mình làm chỗ dựa cho chiến lược kinh doanh.
6
- Chiến lược sáng tạo tấn công : tiếp cận theo cách cơ bản là luôn nhìn thẳng vào vấn
đề được coi là phổ biến nhằm xét lại những điều tưởng như đã kết luận để khám phá
mới làm cơ sở cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.
- Chiến lược khai thác các mức độ tự do : cách xây dựng chiến lược ở đây không nhằm
vào nhân tố then chốt mà nhằm vào khai thác khả năng có thể
có của các nhân tố bao
quanh nhân tố then chốt.
c) Căn cứ vào sự kết hợp của sản phẩm và thị trường :
- Chiến lược tăng trưởng tập trung : là chiến lược chuyên sâu vì chúng đòi hỏi những
nỗ lực tập trung, để cải tiến những vị thế cạnh tranh của công ty đối với những sản
phẩm hiện có. Các nội dung quan trọng của chiến lược này là :
+ Thâm nhập vào th
ị trường : là làm tăng thị phần cho các sản phẩm hiện có
trong các thị trường hiện có bằng những nỗ lực tiếp thị lớn hơn. Thâm nhập thị trường
gồm có việc tăng số lượng nhân viên bán hàng, tăng chi phí quảng cáo, tăng các sản
phẩm khuyến mãi rộng rãi, hoặc gia tăng các nỗ lực quảng cáo.
+ Phát triển thị trường : là đưa những sản phẩm hiện có vào những khu vự
c địa
lý mới do môi trường phát triển thị trường đang trở nên ngày càng dễ chịu hơn.
+ Phát triển sản phẩm : nhằm tăng doanh thu bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi
những sản phẩm hiện tại. Phát triển sản phẩm thường đòi hỏi những chi phí nghiên cứu
và phát triển lớn.
- Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập : cho phép công ty có được sự
kiểm
soát đối với các nhà phân phối, nhà cung cấp hoặc các đối thủ cạnh tranh. Các nội
dung quan trọng của chiến lược này là :
+ Kết hợp về phía trước : liên quan đến việc tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm
soát đối với các nhà phân phối hoặc các nhà bán lẻ.
+ Kết hợp về phía sau : là chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc quyền kiểm
soát của các nhà cung cấp của công ty. Chi
ến lược này đặc biệt thích hợp khi các nhà
cung cấp hiện tại của công ty không thể tin cậy được, quá đắt hoặc không thể thỏa mãn
đòi hỏi của công ty.
+ Kết hợp theo chiều ngang : là tìm kiếm quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với
các đối thủ cạnh tranh của công ty.
7
- Chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hóa : thích hợp cho những doanh
nghiệp không thể hoàn thành những mục tiêu tăng trưởng trong ngành sản xuất hiện
nay với những sản phẩm, thị trường hiện tại. Các nội dung quan trọng của chiến lược
này là :
+ Đa dạng hóa hoạt động đồng tâm : là thêm vào những sản phẩm mới nhưng có
liên hệ với nhau.
+ Đa dạng hóa hoạ
t động theo chiều ngang : là thêm vào những sản phẩm mới
không liên hệ gì với nhau cho những khách hàng hiện có.
+ Đa dạng hóa hoạt động kiểu hỗn hợp : là thêm vào những sản phẩm mới
không liên hệ gì với nhau.
- Chiến lược suy giảm : thích hợp khi một doanh nghiệp cần tập hợp lại để cải thiện
hiệu suất sau một thời gian phát triển nhanh, khi những cơ hội và phát triển dài hạn
không sẵn có trong m
ột thời kỳ và những cơ hội khác hấp dẫn hơn những cơ hội đang
theo đuổi. Các nội dung quan trọng của chiến lược này là :
+ Liên doanh
+ Thu hẹp bớt hoạt động
+ Cắt bỏ bớt hoạt động
+ Thanh lý.
1.1.2. Các bước nghiên cứu hoạch định chiến lược
1.1.2.1. Nghiên cứu môi trường hoạt động của ngành
Các yếu tố môi trường có một tác động to lớn vì chúng ả
nh hưởng đến toàn bộ
các bước tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược. Chiến lược được lựa chọn phải
được hoạch định trên cơ sở các điều kiện môi trường đã nghiên cứu.
- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô :
+ Yếu tố chính phủ và chính trị : các chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển của ngành như Luật Khoáng sản, Luật b
ảo vệ môi trường,
hệ thống thuế khóa ...
+ Yếu tố văn hóa, xã hội, địa lý : thái độ của dân chúng đối với chất lượng đời
sống, quan điểm của người lao động về nghề nghiệp trong xã hội …
8
+ Yếu tố tự nhiên : vấn đề về ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng và sử dụng
lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên, gia tăng nhu cầu về nguồn tài nguyên thiên
nhiên cung cấp …
+ Yếu tố công nghệ và kỹ thuật : trình độ công nghệ, tốc độ đổi mới công nghệ,
khả năng ứng dụng công nghệ mới ...
+ Yếu tố kinh tế : tình hình kinh tế trong nước và thế giới, lạm phát, lãi suất, thu
nhập, xu h
ướng chi tiêu của dân chúng …
- Các yếu tố thuộc môi trường vi mô :
+ Đối thủ cạnh tranh : phải nhận định được tất cả những đối thủ cạnh tranh và
xác định được mặt mạnh và mặt yếu cũng như những nguy cơ, đe dọa, mục tiêu và
chiến lược của họ.
+ Khách hàng (người tiêu dùng): phân tích nhu cầu của khách hàng hiện tại, xu
hướng thay đổi trong tương lai từ đó có những biệ
n pháp đối phó phù hợp để thỏa mãn
khách hàng.
+ Nhà cung cấp : cần phải phân tích để có sự hiểu biết sâu sắc về nhà cung cấp
các nguồn lực cho doanh nghiệp, bao gồm người cung cấp vật tư, thiết bị, cộng đồng
tài chính và nguồn lao động.
+ Đối thủ tiềm ẩn mới: cần phải chú ý các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới xâm
nhập, phải bảo vệ vị trí cạnh tranh nh
ằm ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài.
+ Sản phẩm thay thế : doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra
các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.
- Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ ngành : bao gồm các nguồn lực của doanh
nghiệp :
+ Con người.
+ Vốn.
+ Kỹ thuật – công nghệ, uy tín nhãn hiệu hoặc các yếu tố quyết định chiến lược
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp khi xây d
ựng chiến lược phải phân tích mặt mạnh, yếu so với đối
thủ và quyết định thực hiện chiến lược nào trên cơ sở tính toán chi phí và kết quả mang
lại khi áp dụng chiến lược đó.
9
1.1.2.2. Xác định các mục tiêu phát triển của ngành
Nghiên cứu mục tiêu của ngành làm cơ sở cho việc hình thành chiến lược.
Chiến lược cấp công ty thường chú trọng các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn một cách
rõ ràng, chi tiết. Các mục tiêu dài hạn thường áp dụng trong chiến lược cấp ngành. Các
mục tiêu đặt ra phải phù hợp với thực tế nhưng có tính thách thức và có thể đo lường
được. Các mục tiêu phải xác định được thờ
i điểm khởi đầu, kết thúc và có những căn
cứ để xác định những thứ tự ưu tiên trong việc phân bổ các nguồn lực.
1.1.2.3. Xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá môi trường
kinh doanh, nhận biết những cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp, từ
đó xây dựng các phương án chiế
n lược (Hình 1).
Các yếu tố bên trong Các yếu tố bên ngoài
Hình 1. Các yếu tố hình thành chiến lược cạnh tranh
1.1.2.4. Xây dựng ma trận
a) Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) : cho phép các nhà chiến lược
tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế - xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị,
chính phủ, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh. Ma trận EFE được triển khai theo năm
bước (Bảng 1):
- Lập danh mục các yếu tố bên ngoài chủ yếu, bao gồm cả những cơ hội và mối đe dọa
ảnh hưởng đến công ty và ngành kinh doanh của công ty (tối thiểu là 5 yếu t
ố chủ yếu).
- Phân loại tầm quan trọng : từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi
yếu tố. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này phải bằng 1,0.
Những điểm mạnh, yếu
của doanh nghiệp
Các giá trị cá nhân của
nhà quản trị
Những cơ hội, nguy cơ
môi trường
Các mong đợi
của xã hội
CHIẾN LƯỢC
Kết hợp
Kết hợp
10
- Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của
công ty phản ứng với yếu tố này ; 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là
phản ứng trung bình và 1 là phản ứng ít.
- Nhân tầm quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan
trọng.
- Cộng tổng số đ
iểm về tầm quan trọng của các yếu tố. Số điểm quan trọng trung bình
là 2,5. Tổng số điểm quan trọng bằng 1 cho thấy những chiến lược mà công ty đề ra
không tận dụng được các cơ hội hoặc tránh được các mối đe dọa bên ngoài ; tổng số
điểm quan trọng nhỏ hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng yếu đối với môi trường bên
ngoài ; tổ
ng số điểm quan trọng lớn hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng tích
cực ; tổng số điểm quan trọng bằng 4 cho thấy công ty đang phản ứng rất tốt với các cơ
hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ.
Bảng 1. Mẫu ma trận EFE
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức quan trọng Phân loạiSố điểm quan trọng
1…….
…….
5…….
Tổng cộng
b) Ma trận hình ảnh cạnh tranh : nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu
cùng những ưu thế và nhược điểm đặc biệt của họ so với công ty của chúng ta. Ma trận
hình ảnh cạnh tranh khác với ma trận EFE ở chỗ nó bao gồm các yếu tố bên trong có
tầm quan trọng quyết định cho sự thành công và các mức phân loại của công ty cạnh
tranh. Trong ma trận này các mức phân loại đặc biệt của nh
ững công ty cạnh tranh
được so sánh với công ty mẫu (Bảng 2).
Bảng 2. Mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh
Các yếu tố
thành công
Mức
quan
Công ty mẫu
Công ty
cạnh tranh 1
Công ty
cạnh tranh 2
trọng Phân
loại
Số điểm
quan trọng
Phân
loại
Số điểm
quan trọng
Phân
loại
Số điểm
quan trọng
1…….
2…….
3…….
Tổng cộng
11
c) Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE): cho phép các nhà chiến lược
tóm tắt và đánh giá các mặt mạnh, yếu quan trọng của các bộ phận chức năng của
doanh nghiệp. Cách phát triển ma trận IFE theo năm bước, giống như ma trận EFE.
d) Ma trận đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (SWOT ) : ma trận
này nhằm mục đích kết hợp các điểm mạnh, yếu, cơ
hội, nguy cơ đã được đánh giá từ
ma trận EFE và IFE trước đó, từ đó thiết lập ma trận SWOT qua 8 bước sau (Bảng 3):
- Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty (từ ma trận IFE) ;
- Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty (từ ma trận IFE) ;
- Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty (từ ma trận EFE) ;
- Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty (từ ma trận EFE) ;
- Kết hợp điểm m
ạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO;
- Kết hợp những điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả vào ô chiến
lược WO ;
- Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả vào ô chiến
lược ST ;
- Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả vào ô chiến lược
WT.
Bảng 3. M
ẫu ma trận SWOT
O- Những cơ hội
1……….
2……….
...............
T- Những nguy cơ
1……….
2……….
...............
S- Những điểm mạnh
1……….
2……….
...............
Các chiến lược SO :
Sử dụng các điểm mạnh
để tận dụng cơ hội
Các chiến lược ST :
Vượt qua những bất trắc
bằng tận dụng các điểm
mạnh
W- Những điểm yếu
1……….
2……….
...............
Các chiến lược WO :
Hạn chế các mặt yếu để
lợi dụng các cơ hội
Các chiến lược WT :
Tối thiểu hóa những
điểm yếu và tránh khỏi
các mối đe dọa
Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng đặc biệt trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, nó giúp cho doanh nghiệp hoạch định các nguồn lực một cách chủ động và
phân bổ hợp lý cho các đối tượng cần được ưu tiên. Từ những cơ hội, rủi ro của môi
12
trường bên ngoài kết hợp với những mặt mạnh, yếu của nội tại doanh nghiệp, chiến
lược kinh doanh giúp cho các nhà chiến lược phản ứng chủ động hơn, hệ thống và
khách quan trong việc đưa ra quyết định của mình.
Ứng dụng lý thuyết chiến lược kinh doanh vào điều kiện cụ thể của mình chắc
chắn các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh
Đồng Nai nói riêng
và ở miền Đông Nam Bộ nói chung sẽ gặt hái được nhiều thành quả mỹ mãn.
1.2.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG TỈNH ĐỒNG NAI
1.2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Đồng Nai
- Vị trí địa lý : tỉnh Đồng Nai là tỉnh nằm ở khu vực Miền Đông Nam Bộ, phía Đông
giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp TP. Hồ Chí
Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước và tỉnh Lâm Đồng.
Diệ
n tích tự nhiên 5.864 km
2
: bao gồm TP. Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện :
Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú,
Xuân Lộc, Cẩm Mỹ.
- Dân cư : tỉnh Đồng Nai có dân số khá đông : gần 2,2 triệu người, mật độ trung bình
375 người/km
2
, bao gồm nhiều dân tộc : Kinh, Hoa, Châu Ro, Ê- đê, Chăm…
- Tỉnh Đồng Nai nằm trong khu tứ giác kinh tế là TP.Hồ Chí Minh – Bình Dương -
Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu. Tỉnh Đồng Nai nằm cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 30
km, cách Bình Dương khoảng 15 km và cách Bà Rịa -Vũng Tàu khoảng 85 km. Khu tứ
giác kinh tế này có tốc độ phát triển kinh tế mạnh nhất cả nước, các ngành công nghiệp
và xây dựng cơ sở hạ tầng luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm chú trọng đầu tư
để
làm đầu tàu phát triển kinh tế cho cả khu vực.
- Kinh tế - xã hội : là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2001 đến 2004 tăng
bình quân trên 15%/năm, riêng năm 2004 tăng 19,5%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng
của ngành xây dựng cơ bản của tỉnh tăng bình quân trên 27%/năm. Tính đến hết năm
2004, tỉ
nh Đồng Nai có 16 khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở TP.Biên Hòa, huyện
Long Thành và huyện Nhơn Trạch. Tổng diện tích các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
là 4.805 ha, có trên 600 dự án đầu tư của 26 nước trên thế giới với số vốn đăng ký lên
đến 7.161 triệu USD.
13
- Về giao thông : tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh, các
đường giao thông này đã và đang được sửa chữa, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận
chuyển hàng hóa trong khu vực. Về đường thủy, sông Đồng Nai là đường giao thông
rất quan trọng nối liền tỉnh Đồng Nai với các sông thuộc TP. Hồ Chí Minh và đặc biệt
là các tỉnh ĐBSCL, đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho các phương tiện vận tả
i thủy có
trọng tải lớn khi lưu thông trên sông này, thuận lợi trong việc mua bán trao đổi hàng
hóa giữa tỉnh Đồng Nai và các vùng lân cận. Khu vực ĐBSCL có nhiều tiềm năng phát
triển kinh tế - xã hội, trong những năm gần đây Nhà nước đẩy mạnh đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng có quy mô lớn như cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu, cầu Cần Thơ, nâng
cấp và mở
rộng Quốc lộ 1A…làm tăng nhu cầu đá xây dựng nhưng khu vực ĐBSCL
lại không có mỏ đá xây dựng, vì vậy sông Đồng Nai là đường giao thông thủy quan
trọng để vận chuyển đá xây dựng đến các tỉnh ĐBSCL với chi phí thấp.
1.2.2. Ngành khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai
1.2.2.1. Quản lý Nhà nước của ngành sản xuất – kinh doanh đá xây dựng
- Trước khi có Luật Khoáng sản (trước ngày 01/09/1996) : đứ
ng trước nhu cầu cấp
thiết về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh, ngành
công nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai đã hình thành và phát triển từ những
năm đầu của thập niên 1980. Trong giai đoạn từ năm 1983 đến năm 1996, Bộ Công
nghiệp nặng (sau này là Bộ Công nghiệp) đã cấp phép thăm dò và khai thác 10 mỏ đá
xây dựng với sản lượ
ng hàng năm đạt khoảng hơn 2 triệu m
3
đá các loại.
Ngày 02/12/1992, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 2186/
QĐ.UBT thành lập Phòng Quản lý tài nguyên khoáng sản trực thuộc Sở Công nghiệp
để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Trong lúc
Luật Khoáng sản chưa được ban hành, công tác quản lý tài nguyên – khoáng sản trên
địa bàn tỉnh được chi phối bởi Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản do Hội đồng Nhà
nước thông qua ngày 28/07/1989.
- Khi có Luật Khoáng sản (sau ngày 01/09/1996) : Luật Khoáng s
ản có hiệu lực thi
hành từ ngày 1 tháng 9 năm 1996 quy định về quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản về tài
nguyên khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản. Luật Khoáng sản cùng với hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật do Chính phủ và các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đã tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát
14
triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, tăng cường hiệu lực và hiệu
quả của công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Các chính sách về khoáng sản được
cụ thể hóa bằng các quy định của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã và đang
khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực hoạt động
khoáng sản. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản
đang từng bước nâng
cao ý thức tuân thủ quy định của pháp luật, gắn hoạt động sản xuất - kinh doanh
khoáng sản với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Từ khi Luật Khoáng sản có hiệu lực thi hành đến hết năm 2004, trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai có 30 mỏ đá xây dựng (của 19 doanh nghiệp) đã được cấp giấy phép
khai thác (Phụ lục 4).
1.2.2.2. Khái quát ngành khai thác đá ở Đồng Nai
Đến năm 2004, ngành khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai có 19 doanh nghiệp sản
xuất – kinh doanh đá xây dựng trên địa bàn tỉnh (Phụ lục 4), trong đó :
- Loại hình DNNN : có 09 doanh nghiệp ;
- Loại hình Doanh nghiệp cổ phần : có 03 doanh nghiệp
- Loại hình Doanh nghiệp tư nhân (hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn) : có 07 doanh
nghiệp.
1.2.3. Các mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai
- Đá xây dựng được xem là khoáng sản chủ lực của tỉnh Đồng Nai. Các mỏ
đá xây
dựng nằm rải rác ở khắp nơi trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở thành phố Biên Hòa
và các huyện Thống Nhất, huyện Xuân Lộc… với tổng trữ lượng trên 437 triệu m
3
(Phụ lục 1).
- Sản xuất đá xây dựng : tập trung chủ yếu ở TP.Biên Hòa (chiếm khoảng 75% sản
lượng sản xuất đá của toàn tỉnh). Các mỏ đá lớn ở Biên Hòa nằm gần đường giao
thông thủy và bộ, gần thị trường tiêu thụ nên chi phí vận chuyển thấp, vì vậy, các mỏ
đá ở Biên Hòa có lợi thế so sánh hơn các mỏ đá khác trong tỉnh.
- Đa số các mỏ ở tỉnh Đồ
ng Nai thuộc mỏ đá lộ thiên nên rất thuận tiện khi khai thác,
Ưu điểm lớn nhất của việc khai thác đá lộ thiên là chi phí bốc đất thấp do lớp tầng phủ
mỏng, độ an toàn cao hơn so với khai thác đá hầm lò.
- Trữ lượng mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai:
15
Nhìn vào bảng 4, chúng ta thấy rằng trữ lượng đá xây dựng phân bố tương đối
đều trong tỉnh Đồng Nai : tại huyện Xuân Lộc là 151,966 triệu m
3
(chiếm 34,77%),
huyện Thống Nhất là 131,711 triệu m
3
(chiếm 30,13%), TP.Biên Hòa là 46,642 triệu
m
3
(chiếm 10,67%) đứng thứ ba trong toàn tỉnh.
Bảng 4. Trữ lượng mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai
Huyện,
Thành Phố
Tên mỏ đá Trữ lượng
(triệu m
3
)
Tỷ lệ (%)
1. Bửu Long 10
2. Tân Hạnh 10,197
3. Bình Hóa 9,413
4. Hoá An 7,579
5. Tân Bản 5,553
Biên Hòa
6. Long Bình Tân 3,9
Cộng Biên Hòa 46,642 10,67%
7. Phú Hiệp 0,2
8. Thanh Tùng 1 0,3
9. Thanh Tùng 2 10
10. Đông Bắc 0,4
Định Quán
11. Nam Đông Bắc 2
Cộng Định Quán 12,9 2,95%
Cẩm Mỹ
12. Cẩm Tiên 2,5
Cộng Cẩm Mỹ 2,5 0,57%
13. Suối Trầu 1 5,581
14. Suối Trầu 2 1
15. Cẩm Đường 5
16. Long An 0,729
17. Phước Bình 2
Long Thành
18. Gò Xã Hoàng 2
Cộng Long Thành 16,31 3,73%
Nhơn Trạch 19. Hang Nai 1,022
Cộng Nhơn Trạch 1,022 0,23%
Tân Phú 20. Phú An 44
Cộng Tân Phú 44 10,07%
21. Sóc Lu (1) 5,654
22. Sóc Lu (2) 22,651
23. Sóc Lu (3) 10
24. Sóc Lu (4) 86,973
Thống Nhất
25. Sóc Lu (5) 6,433
Cộng Thống Nhất 131,711 30,13%
16
26. Trảng Bom 1 10,32
27. Trảng Bom 2 1,8
Trảng Bom
28. Sông Che 0,2
Cộng Trảng Bom 12,32 2,82%
29. Cây Gáo 3,725
30. Bình Hòa 7,5
Vĩnh Cửu
31. Thiện Tân 6,515
Cộng Vĩnh Cửu 17,74 4,06%
32. Xuân Bắc 0,3
33. Xuân Trường 0,4
34. Xuân Thành 0,4
35. Chứa Chan 140
36. Đồi Mai 0,591
37. Xuân Hòa 1 0,2
38. Xuân Hòa 2 4
Xuân Lộc
39. Núi Le 6,075
Cộng Xuân Lộc 151,966 34,77%
Toàn tỉnh Đồng Nai 437,111 100%
- Chất lượng mỏ đá tại tỉnh Đồng Nai :
Bảng 5. Loại đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai
Stt Loại đá Trữ lượng (triệu m
3
)
Tỷ lệ (%)
1 Anderittobazan 3,9 0,9%
2 Andezit 15,079 3,5%
3 Bazan 36,277 8,3%
4 Cát bột kết 6,515 1,5%
5 Cát kết acko 10 2,3%
6 Gabrodioxit 0,6 0,1%
7 Geanit 2 0,5%
8 Geanodioxit-geanit 54 12,4%
9 Granit 147,066 33,7%
10 Granodioxit 4 0,9%
11 Tranchiandezit 132,511 30,3%
12 Tufdaxit 25,163 5,7%
Cộng 437,111 100%
17
Nhìn vào bảng 5, chúng ta thấy đá xây dựng ở Đồng Nai không chỉ dồi dào về
trữ lượng mà còn đa dạng về chủng loại, trong đó có Granit là loại đá xây dựng có trữ
lượng cao nhất 147,066 triệu m
3
(chiếm 33,7%), Tranchiandezit có trữ lượng là
132,511 triệu m
3
(chiếm 30,3%), Geanodioxit-geanit có trữ lượng 54 triệu m
3
(chiếm
12,4%). Riêng tại TP. Biên Hòa có loại đá xây dựng phổ biến nhất đó là Tufdaxit
chiếm 54% trữ lượng đá ở TP. Biên Hòa (Phụ lục 1).
- Chất lượng mỏ đá phụ thuộc vào điều kiện địa chất, tính chất cơ lý hóa của mỏ. Tính
chất cơ lý của đá xây dựng đang được khai thác tại các mỏ lớn : Hóa An, Tân Bản, Tân
Hạnh thuộc TP.Biên Hòa như sau :
* Đặc đi
ểm thạch học của đá : theo bản đồ địa chất 1:50.000 cụm tờ Đông TP.Hồ Chí
Minh (Ma Công Cọ - 1993), phần lớn khu vực có các mỏ đá thuộc hệ triat thống trung
Anizi - Hệ tầng Châu Thới (T
2a
ct), cho thấy có một loại Tufdaxit. Tufdaxit có đặc điểm
thạch học khá đồng nhất. Tuy nhiên dựa vào thành phần thạch học, kiến trúc cấu tạo và
một số đặc điểm khác có thể phân ra 3 kiểu : Tufdaxit hạt đều, hạt không đều và hạt
rất không đều. Hàm lượng chủ yếu là SiO
2
chiếm 62,58% - 65,22% và Na
2
O chiếm
6,85 % - 8,41%.
- Dựa vào chỉ tiêu phân loại của Liên Xô cũ (TC GOST – 2867 – 64) so sánh với các
chỉ tiêu cơ lý của đá được trình bày ở Bảng 6, chúng ta có một số nhận xét như sau:
+ Cường độ kháng nén trung bình toàn mỏ của đá Tufdaxit ở trạng thái bảo hòa nước
là 920 kg/cm
2
, ở trạng thái tự nhiên 1.019 kg/cm
2
được xếp vào nhãn 800 : loại trung
bình đến cao, đạt tiêu chuẩn cho bê tông và lót đường ô tô.
+ Độ mài mòn được xếp vào nhãn dưới 20, đạt chất lượng tốt cho xây dựng đường ô tô
và đường sắt.
+ Thể trọng trung bình 2,7 g/cm
3
, dùng tốt cho bê tông.
+ Độ nén dập trong xi lanh được xếp vào nhãn dưới 10, đạt chất lượng tốt cho xây
dựng đường ô tô và đường sắt.
+ Độ rỗng trung bình 0,94% thuộc loại đá có độ rỗng thấp nhất, đạt yêu cầu làm
VLXD nói chung.
+ Độ hút nước 0,08%, thuộc loại đá có độ hút nước thấp nhất có chất lượng tốt.
+ Đá có độ nứt nẻ thấp – trung bình.
18
Kết luận : Loại đá Tufdaxit là đá xây dựng có chất lượng cơ lý tốt, hoàn toàn có
thể khai thác để sản xuất VLXD nói chung.
Bảng 6 : Tính chất cơ lý mỏ đá xây dựng thuộc TP.Biên Hòa
Stt Các chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
1 Thể trọng g/cm
3
2,67 2,72 2,70
2 Tỷ trọng g/cm
3
2,70 2,74 2,72
3 Độ rỗng % 0,55 1,26 0,94
4 Độ ẩm % 0,51 1,73 1,23
5 Độ hút nước % 0,04 0,01 0,08
6 Cường độ kháng nén khi : kg/cm
2
- Trạng thái tự nhiên - 871 1.497 1.019
- Trạng thái bảo hòa nước - 807 1.343 920
7 Cường độ kháng kéo khi
- Trạng thái tự nhiên - 142 185 157
- Trạng thái bảo hòa nước - 129 168 143
8 Cường độ kháng cắt khi :
- Trạng thái tự nhiên - 261 369 296
- Trạng thái bảo hòa nước - 233 332 269
9 Độ nén dập trong xilanh
Cỡ hạt : 10 – 20 mm % 3,2 4,0 3,64
Cỡ hạt : 20 – 40 mm % 4,1 5,0 4,52
10 Độ mài mòn ở cỡ hạt :
Cỡ hạt : 10 – 20 mm % 4,3 6,0 5,6
Cỡ hạt : 20 – 40 mm % 4,3 5,8 5,1
Tóm lại, Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng
kinh tế năng động nhất cả nước, tốc độ phát triển công nghiệp và xây dựng luôn đạt ở
mức cao, trong thời gian tới tỉnh Đồng Nai phát triển với tốc độ nhanh hơn, do đó nhu
cầu đá xây dựng càng tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng.
- Đồng Nai là tỉnh có trữ lượng mỏ
đá xây dựng lớn ở khu vực Nam Bộ, chất lượng đá
tốt, có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi, đặc biệt là giao thông đường sông trong
việc vận chuyển đá xây dựng cung ứng cho TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh
ĐBSCL.
19
- Ngành khai thác đá xây dựng ở Đồng Nai có từ rất sớm, có bề dày kinh nghiệm và uy
tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Chương 2
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT - KINH DOANH ĐÁ XÂY DỰNG Ở TỈNH ĐỒNG
NAI ĐẾN NĂM 2015
2.1. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1.1. Khách hàng
Theo Philip Kotler :
«
Khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm và dịch vụ mà họ có thể
mua căn cứ trên nhận thức của mình về chất lượng, dịch vụ, giá trị. Giá trị dành cho
khách hàng là giá trị giữa tổng giá trị dành cho khách hàng và chi phí khách hàng chi
trả
»
.
Philip Kotler giới thiệu
«
mô hình giai đoạn
»
của quá trình mua hàng. Theo mô
hình này, khách hàng thường trải qua 5 giai đoạn, nhưng trong thực tế có thể bỏ qua
hay đảo lại một số giai đoạn (Hình 2) :
Hình 2. Mô hình 5 giai đoạn của quá trình mua hàng
2.1.1.1. Phân khúc khách hàng theo đặc tính sử dụng sản phẩm
Đối với sản phẩm đá xây dựng, chúng ta có thể phân khúc theo đặc tính sử dụng
của khách hàng như sau :
- Nhóm khách hàng 1 : bao gồm hộ gia đình và các nhà thầu xây dựng nhỏ (còn gọi là
khách hàng mua lẻ).
Đây là nhóm khách hàng không biết rõ lắm chất lượng sản phẩm đá, họ quyết
định mua căn cứ chủ yếu vào giá cả tại mỏ hay tạ
i chân công trình phải thấp. Vì vậy,
Ý thức
mua hàng
Tìm kiếm
thông tin
Quyết định
mua hàng
Đánh giá các
phương án
Hành vi
hậu mãi
20
họ sẽ quyết định mua đá ở những mỏ hoặc cửa hàng VLXD nào nằm gần công trình
của họ. Các doanh nghiệp lớn không quan tâm nhiều đến loại khách hàng này bởi vì họ
mua với khối lượng ít, không thường xuyên và yêu cầu doanh nghiệp phải đảm nhận
giao hàng tận nơi cho họ. Phương thức thanh toán chủ yếu là trả tiền ngay khi nhận
hàng. Nhóm khách hàng này thường mua những loại sản phẩm rất thông dụng như :
đá
1x2, đá 4x6, đá 5x7 hoặc đá mi.
- Nhóm khách hàng 2 : Các công ty xây dựng, giao thông lớn, trạm bê tông tươi, bê
tông nhựa nóng.
Khách hàng này biết rất rõ chất lượng đá của từng doanh nghiệp dựa trên kết
quả kiểm nghiệm sản phẩm. Nơi mua hàng thường do chủ đầu tư chỉ định. Do đó, các
doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá lớn, có năng lực cung cấp và uy tín sẽ thu hút
được nhiều đơn đặt hàng từ nhóm khách hàng này. Tồ
n tại song song hai phương thức
giao hàng là giao tại kho nơi bán và tại công trình nơi mua. Đối với loại khách hàng
này, giá cả thường không ảnh hưởng lắm khi họ đã quyết định mua. Các doanh nghiệp
lớn dành nhiều ưu đãi cho nhóm khách hàng này về giá bán và thanh toán bởi vì họ
mua với khối lượng lớn và thường xuyên. Họ mua chủ yếu là đá 1x2, đá 4x6, đá 5x7
hoặc đá mi đặc biệt là đá 0x4 (chuyên dùng trong ngành giao thông).
- Nhóm khách hàng 3 : các cửa hàng bán VLXD (khách hàng bán sỉ).
Loạ
i khách hàng này là các đại lý bán VLXD tập trung chủ yếu tại nơi sản xuất,
nhiều nhất tại các bến bãi dọc bờ sông Đồng Nai và tại nơi tiêu thụ (tỉnh Đồng Nai,
TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL). Quyết định mua hàng của doanh nghiệp sản
xuất đá nào là tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng của họ. Họ sẵn lòng chấp nhận giá
bán ra thấp nhưng tăng được khối lượng lớn đá bán ra. Như nhóm khách hàng 2, các
doanh nghiệ
p lớn rất quan tâm đến loại khách hàng này bởi vì họ mua với khối lượng
lớn và thường xuyên. Các doanh nghiệp dành nhiều ưu đãi cho nhóm khách hàng này
chủ yếu là bán giá thấp và cho thanh toán trả sau.
2.1.1.2. Phân khúc khách hàng theo nguồn vốn đầu tư
- Nguồn vốn đầu tư của Chính Phủ và nguồn vốn đầu tư của nước ngoài : loại khách
hàng này ưu tiên sử dụng sản phẩm đá của các doanh nghiệp có năng lực sản xuấ
t cao,
chất lượng sản phẩm đá tốt, ổn định và có uy tín. Đối với khách hàng loại này, giá cả
không ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn mua của họ.
21
- Nguồn vốn đầu tư các doanh nghiệp trong nước : ưu tiên sử dụng sản phẩm
đá có giá bán thấp hơn.
2.1.1.3. Phân khúc khách hàng theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ
- Địa bàn tiêu thụ số lượng lớn và thường xuyên : bao gồm các tỉnh ĐBSCL, TP.Hồ
Chí Minh, Đồng Nai … chủ yếu là các công trình hạ tầng có quy mô vừa và lớn, các
nhà máy sản xuất bê tông tươi, bê tông nhựa ...
- Địa bàn tiêu thụ khối lượng ít, không thường xuyên : bao gồm các khu dân cư
không
tập trung, các hộ gia đình, các công trình nhỏ, lẻ …
Hình 3. Kênh phân phối đá xây dựng của các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Tóm lại, khách hàng của các doanh nghiệp khai thác đá tỉnh Đồng Nai là rất đa
dạng (Hình 3), có nhu cầu cao về khối lượng và đa dạng về chủng loại sản phẩm. Để
thỏa mãn nhu cầu của họ đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu những đặc điểm riêng
của từng nhóm khách hàng để chủ động đáp ứng kịp thời.
2.1.1.4. Nhu cầu của khách hàng về chất lượ
ng sản phẩm
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đầu tư máy nghiền sàng đá hiện đại nên
chất lượng sản phẩm đá được nâng cao. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp vẫn còn sử
dụng một số máy nghiền sàng cũ, công nghệ lạc hậu, sản xuất sản phẩm đá có tỷ lệ hạt
thoi, dẹt cao, công suất thấp chỉ phù hợp cho các công trình có quy mô nhỏ, không đòi
Sản phẩm đá xây dựng
Kênh bán lẻ
Kênh bán sỉ
Các công ty xây dựng, giao
thông lớn, trạm bê tông
tươi, bê tông nhựa nóng
Đường bộ Đường thủy
Các tỉnh ĐBSCL, TP.Hồ Chí Minh
Khu vực Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh
22
hỏi nhiều về khối lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trong thời gian tới nhu cầu về chất
lượng cũng như khối lượng cho các công trình quy mô lớn như cầu Phú Mỹ, Đại lộ
Đông – Tây, cầu Cát Lái… (TP.Hồ Chí Minh), sân bay quốc tế Long Thành, mở tuyến
đường mới từ TP.Hồ Chí Minh đi các tỉnh ĐBSCL… chắc chắn sẽ phải đòi hỏi khắc
khe về chất lượng và một khối l
ượng lớn sản phẩm đá. Do đó, ngay từ bây giờ các
doanh nghiệp nên tập trung đầu tư trang bị máy nghiền sàng đá hiện đại, công suất lớn
là rất quan trọng và cần thiết.
2.1.1.5. Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ hỗ trợ
Sản phẩm đá xây dựng rất cần thiết trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp không nên vì thế xem nhẹ dịch vụ hỗ trợ, đặc biệt trong tình hình hiệ
n
nay khi môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Doanh nghiệp nào mang lại càng
nhiều giá trị tăng thêm cho khách hàng thì càng nhiều sản phẩm được bán ra. Đối với
sản phẩm đá, khách hàng thường có nhu cầu dịch vụ hỗ trợ như sau :
- Dịch vụ tư vấn : bên cạnh việc cung ứng, các doanh nghiệp sản xuất đá xây dựng cần
phải tìm hiểu nhu cầu sử dụng sản phẩm đá của khách hàng và tư vấ
n cho họ chọn
đúng loại sản phẩm.
- Dịch vụ vận chuyển : luôn đáp ứng kịp thời và giao hàng đúng hạn, kể cả vận chuyển
tận chân công trình khi khách hàng có yêu cầu.
- Dịch vụ thanh toán : đặc biệt đối với những khách hàng lớn, uy tín trong thanh toán
và qua nhiều năm hợp tác mua bán, các doanh nghiệp bán giá thấp hơn hoặc ưu đãi
trong thanh toán để giữ khách hàng.
2.1.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường đá xây d
ựng
2.1.2.1. Các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Các doanh nghiệp khai thác đá tập trung chủ yếu ở các mỏ lớn trong tỉnh Bình Dương
nằm ở huyện Thuận An và huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương, bao gồm bảy doanh
nghiệp, với trữ lượng các mỏ là 91 triệu m
3
. Sản lượng sản xuất năm 2004 của các
doanh nghiệp này trên 4,6 triệu m
3
, chiếm 31% tổng sản lượng sản xuất khu vực Nam
Bộ. Sản lượng đá của các doanh nghiệp này cung cấp cho tỉnh Bình Dương, TP. Hồ
Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL (Phụ lục 6).
- Có hai doanh nghiệp có sản lượng sản xuất đá lớn nhất tỉnh Bình Dương. Một là,
Công ty Khai thác và xuất khẩu khoáng sản, với sản lượng năm 2004 trên 2 triệu m
3
,
23
chiếm tỷ lệ 46% sản lượng sản xuất đá tỉnh Bình Dương, thị trường tiêu thụ đá chủ yếu
của doanh nghiệp này ở tỉnh Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh. Hai là, M&C với sản
lượng năm 2004 trên 1,5 triệu m
3
, chiếm tỷ lệ 33% sản lượng sản xuất đá toàn tỉnh,
chiếm tỷ lệ gần 10% sản lượng sản xuất các doanh nghiệp ở Nam Bộ, thị trường của
M&C là Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL do có lợi thế vận chuyển
về đường sông (Phụ lục 6, 8).
- Về chất lượng sản phẩm đá ở Bình Dương : giống như các mỏ ở TP.Biên Hòa - Đồng
Nai, kết cấu đá là một loại Tufdaxit, do núi lửa phun trào tạo thành có chất lượng tốt
(xem mục 1.2.3. - Chất lượng mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai)
- Sản lượng sản xuất lớn và có thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP.Hồ Chí Minh và các
tỉnh ĐBSCL nên M&C của tỉnh Bình Dương được xem là đối thủ cạnh tranh chủ yếu
đối với các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai.
Để đánh giá một cách đúng đắn, sau đây chúng tôi giới thiệu sơ lược Công ty
Vật liệu và xây dựng Bình Dương (M&C) :
- Văn phòng đặt tại : đường ĐT743, xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, Bình Dương.
- M&C là DNNN, trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương, được thành lập 31/12/1975.
Ngành nghề kinh doanh : sản xuất đá, cát xây dựng, gạch ngói cao cấp, xây dựng các
công trình và kinh doanh cầu đường. Với phương châm
«
hướng tới sự thỏa mãn ngày
càng cao của khách hàng
»
, M&C không ngừng nỗ lực sản xuất sản phẩm có chất lượng
cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Thế mạnh và thuận lợi của M&C : có lợi thế chủ yếu về trữ lượng mỏ lớn, vị trí mỏ
thuận lợi tiêu thụ bằng đường bộ và đường sông, chất lượng mỏ tốt, quy mô khai thác
lớn và kinh nghiệm lâu năm trong ngành khai thác đá.
- Thị trường tiêu thụ : v
ề đường bộ, chủ yếu trong phạm vi bán kính từ 40 – 50 km, bao
gồm : tỉnh Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh ; về đường sông, đá xây dựng được tiêu thụ
tại các tỉnh ĐBSCL thông qua bến bãi bốc dỡ đá Bình An trên sông Đồng Nai (cách
mỏ khoảng 4 km) chiếm khoảng 60% tổng sản lượng tiêu thụ.
- Phương thức thanh toán : M&C áp dụng phương thức thanh toán ngay khi nhận hàng
là chủ yếu, ngoài ra còn áp dụng các phương thức sau : thanh toán trước nhận hàng
sau, đố
i với một số khách hàng quen có thể cho nợ gối đầu tối đa là 30 ngày.
24
- Chiến lược và kế hoạch kinh doanh : ngành sản xuất - kinh doanh chủ yếu của M&C
là khai thác và chế biến đá và khai thác cát xây dựng. Bên cạnh đó, M&C còn nghiên
cứu phát triển các sản phẩm VLXD như gạch ngói cao cấp và kinh doanh cầu đường.
- Năng lực khai thác : mỏ Bình An có diện tích 50 ha, trữ lượng còn lại
khoảng 20 triệu m
3
đá.
Bảng 7. Sản lượng - doanh thu - lợi nhuận của M&C từ năm 2001 đến năm 2004
Năm Sản lượng đá xây
dựng các loại (m
3
)
Doanh thu
(triệu đồng)
Lợi nhuận sau thuế
(triệu đồng)
2001 476.000 32.749 7.247
2002 1.200.000 78.663 16.586
2003 1.419.355 91.274 18.879
2004 1.541.694 96.141 19.885
(Nguồn : Báo cáo sản lượng – doanh thu - lợi nhuận của M&C từ năm 2001 – 2004)
Sản lượng sản xuất – kinh doanh của M&C tăng đều qua các năm, đặc biệt năm
2004 trên 1,5 triệu m
3
(Bảng 7), tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu khá cao và ổn định từ 20% –
22%/năm. Đây là doanh nghiệp có lợi thế về đường bộ và đường sông, đã và đang là
đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai.
2.1.2.2. Doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh
- Doanh nghiệp khai thác đá duy nhất nằm ở quận 9, TP.Hồ Chí Minh là Xí nghiệp
khai thác và sản xuất VLXD Thủ Đức, với trữ lượng của m
ỏ Long Bình đến 21 triệu
m
3
, sản lượng sản xuất năm 2004 của các doanh nghiệp này là 180.000 m
3
, chiếm 1%
tổng sản lượng sản xuất khu vực Nam Bộ (trừ tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu). Sản lượng sản xuất của doanh nghiệp này chỉ cung ứng cho khách hàng khu vực
lân cận với khối lượng nhỏ, không đủ năng lực cung ứng đá cho các công trình lớn
(Phụ lục 2, 5).
- Sản lượng sản xuất thấp và có thị trường tiêu thụ trong phạm vi hạn hẹp nên Xí
nghiệp khai thác và s
ản xuất VLXD Thủ Đức không phải là đối thủ cạnh tranh với các
doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai.
2.1.2.3. Doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và Bà Rịa –
Vũng Tàu
25
- Các doanh nghiệp khai thác đá của tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở
vị trí xa với thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp khai thác đá tỉnh Đồng Nai. Sản
lượng đá sản xuất chỉ cung cấp cho nhu cầu thị trường trong tỉnh nên các doanh nghiệp
này không phải là đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng
Nai.
Tóm lại, các doanh nghiệp khai thác đá nằm ngoài tỉnh Đồng Nai có năng l
ực
sản xuất thấp (TP.Hồ Chí Minh), nguồn tài nguyên đá xây dựng ở các tỉnh này không
lớn (Bình Dương), vị trí mỏ nằm xa thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp ở tỉnh
Đồng Nai (Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh). Vì vậy, các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
có điều kiện thuận lợi để gia tăng năng lực sản xuất của mình.
2.2.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT-KINH DOANH ĐÁ XÂY DỰNG TỈNH ĐỒNG NAI
2.2.1. Quy trình và đặc điểm sản xuất - kinh doanh đá xây dựng
2.2.1.1. Quy trình khai thác, chế biến đá xây dựng
Để thực hiện công việc khai thác, chế biến đá xây dựng cần tuân theo trình tự
sau (Phụ lục 10):
- Bóc đất tầng phủ, xử lý đá mồ côi, dọn vệ sinh bề mặt tầng khai thác ;
- Khoan nổ mìn phá đá ;
- Xúc và vận chuyển đá nguyên liệu lên máy nghiền sàng ;
- Nghiền sàng đá ;
- Xuất đ
á cho khách hàng hoặc tồn kho dự trữ.
Nhìn vào Phụ lục 10, chúng ta nhận thấy quy trình khai thác, chế biến đá phải
qua các công đoạn khác nhau và sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị chuyên dùng
trong ngành khai thác. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực sản xuất đá
thì điều kiện cần là phải trang bị máy móc hiện đại, công suất lớn.
2.2.1.2. Sản lượng sản xuất đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai
Bảng 8. Sản lượng sản xuất đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai từ 2001 đến 2005 (ước)
Sản lượng Năm
đá (m
3
)
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 ước
2005
- Biên Hòa
3.738.251 6.121.076 6.013.449 7.319.727 7.700.000
- Các huyện còn lại
771.062 1.062.443 1.732.884 2.603.932 2.170.000
Toàn tỉnh
4.509.313 7.183.519 7.746.333 9.923.659 9.870.000