Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

tiểu luận Quan điểm Mác - Lê nin về giai cấp, đấu tranh giai cấp và sự vận dụng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.2 KB, 35 trang )

Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trong những nội dung cơ
bản nhất của Học thuyết Mác. Học thuyết đó sau này được V.I. Lênin và các
Đảng Cộng sản trên thế giới kế thừa, tiếp tục phát triển, vận dụng vào trong
thực tiễn và thu được nhiều thắng lợi quan trọng.
Nhờ thống nhất được tính cách mạng và tính khoa học, lý luận Mácxít về
giai cấp và đấu tranh giai cấp đã vượt qua các trào lưu tư tưởng xã hội chủ
nghĩa trước đây và trở thành kim chỉ nam cho phong trào cách mạng của giai
cấp vô sản. Lý luận này có ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào cách mạng từ
thế kỷ XIX đến nay, tạo ra những biến động to lớn trong đời sống chính trị xã
hội trên toàn thế giới.
Ngày nay, trong điều kiện thế giới có nhiều biến động phức tạp như sự
sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, sự chuyển đổi của các
nước xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường song hành với sự tồn tại và
phát triển của chủ nghĩa tư bản trên thế giới làm cho nhiều người lầm tưởng
rằng, lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp không còn phù hợp nữa.
Với luận điểm: "Lịch sử các xã hội tồn tại từ trước tới nay chỉ là lịch sử
đấu tranh giai cấp" (xem 4,tr. 596), Chủ nghĩa Mác đã giáng một đòn mạnh mẽ
vào giai cấp tư sản và làm rung chuyển cả hệ thống tư bản trên thế giới.
Ở Việt Nam, trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các
thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, vấn đề giai cấp và đấu tranh
giai cấp trở thành một chủ đề rất nhạy cảm và gây tranh luận.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, nếu hiểu rõ thực chất của lý luận giai cấp
và đấu tranh giai cấp sẽ tránh được những nhưng sai lầm tả khuynh hoặc hữu
khuynh, sẽ nhận thức đúng đắn hơn vai trò thực sự của giai cấp trong xã hội ở
giai đoạn lịch sử cụ thể của nó.
3
Về mặt lý luận, cũng đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức, tư duy lý
luận, đặc biệt là về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều
vấn đề trong hệ thống lý luận này cần được làm rõ. Thực chất quan điểm


Mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp cần được lý giải và liên hệ một cách
sâu sắc hơn. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài "Quan điểm Mác - Lê nin về
giai cấp, đấu tranh giai cấp và sự vận dụng ở Việt Nam"
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trong những nội dung cơ
bản nhất của Học thuyết Mác - Lênin. Việc nghiên cứu một cách sâu sắc lý
luận này gắn với tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng và học tập kinh
nghiệm của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế sẽ góp phần phát triển
sáng tạo và vận dụng ngày càng thành công lý luận Mác - Lênin vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên
cứu vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp ở nước ta, tiểu biểu là:
Cuốn "Chính trị học đại cương", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Chính trị học, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày
một loạt các vấn đề trọng tâm nghiên cứu của chuyên nghành chính trị học, một
trong số đó là vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp theo quan điểm Mỏcxít.
Cuốn "Chủ nghĩa xã hội khoa học và chính trị học", Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006. Nội
dung cuốn sách đề cập tới nhiều khía cạnh của chủ nghĩa xã hội và của chính trị
học, trong số đó có chuyên đề Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân luận giải
một cách khoa học về định nghĩa giai cấp, giai cấp công nhân, cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân và từ đó tác giả đã liên hệ thực tiễn cách mạng Việt
Nam trong lịch sử cũng như trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Trong cuốn sách "Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới" của tác
giả Lưu Kiếm Thanh và Phạm Hồng Thái, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.
Đây là một trong số ít tác phẩm đề cập đến hầu hết các quan điểm chính trị của
4
các nhà tư tưởng trong lịch sử. Đối với quan điểm Mácxít, tập thể tác giả có nêu
lên vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, vấn đề đấu tranh
cách mạng của giai cấp công nhân trong Cách mạng Tháng Mười Nga.

Cuốn "Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin",
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 đề cập
tới những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin trên các lĩnh vực như
triết học, kinh tế và lý luận về chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, trong phần lý luận về
chủ nghĩa xã hội, cuốn sách có đề cập tới sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân, một trong những vấn đề trọng tâm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận:
Tiểu luận nghiên cứu quan điểm Mỏcxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp
từ nguồn gốc giai cấp, đặc điểm về đấu tranh giai cấp để từ đó liên hệ với thực
tiễn Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của tiểu luận là:
- Tìm hiểu những khái niệm cơ bản về giai cấp và đấu tranh giai cấp một
cách chung nhất.
- Trình bày quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc giai cấp
và đấu tranh giai cấp.
- Nêu được thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra
một số kiến nghị và giải pháp.
4. Cơ sở khoa học của đề tài
Cơ sở lý luận của tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin để để tìm hiểu về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp; thực tiễn đấu
tranh giai cấp ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận
Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận chủ yếu là phương pháp logic và
phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên
cứu tài liệu.
5
6. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận

Chương 2: Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp qua một số tác phẩm
chủ nghĩa Mác- Lê nin
Chương 3: Thực tiễn vận dụng lý luận Mác xít về giai cấp và đấu tranh
giai cấp ở Việt Nam hiện nay.
6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Những quan niệm về tác phẩm kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin
Trước hết cần phải xác định khái niệm “ Tác phẩm kinh điển Mác -
Lênin” . Về mặt từ nguyên, chữ kinh điển (classis) xuất xừ từ chữ La tinh là
classicus; ban đầu vào khoảng thế kỷ thứ V trước công nguyên, chỉ có nghĩa là
các công dân thuộc tầng lớp đóng thuế đầu tiên; sau đó được hiểu là tính thứ
nhất, tính điển hình trong văn hóa nghệ thuật. Từ thế kỷ thứ XVII sau công
nguyên, ở các nước Anh, Pháp, Đức, tính cổ điển được hiểu là hình thức hoàn
thiện của tư tưởng tiến bộ trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi
quyền lực phong kiến và nhà thờ. Nó cũng thể hiện cho tính hoàn mỹ trong việc
kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa nghệ thuật Hy Lạp- La Mã cổ đại. Cho
đến nay, về đại thể, thuật ngữ “ kinh điển” được hiểu ở hai hàm nghĩa có quan
hệ khăng khít là: kế thừa, phát triển “ vốn cổ” tiêu biểu ; tính chuẩn mực về lý
luận, phương pháp luận.
Thuật ngữ “tác phẩm kinh điển Mác-Lênin”, không bao gồm tất cả
những ngôn luận của C.Mác, PH.Ăngghen, và V. I.Lênin được xuất bản trong
các bộ toàn tập ở Việt Nam. Thí dụ như: thơ tình, sách của C.Mác gửi cho
Gienni hoặc các công việc sinh hoạt hằng ngày được đề cập trong các thư từ
trao đổi của C.Mác, PH.Ăngghen và V. I.Lê-nin. Những tài liệu này, dĩ nhiên,
có giá trị đối với việc tìm hiểu tính cách, cuộc sống và tư tưởng của các ông,
song không thể xếp vào phạm trù tác phẩm kinh điển. Các tác phẩm của C.Mác
và PH.Ăngghen trong giai đoạn đầu manh nha phát triển tư tưởng, trước khi
các ông sáng lập ra chủ nghĩa Mác, trước năm 1844, cũng không thể được xếp
vào phạm trù này.

Thuật ngữ “ tác phẩm kinh điển Mác- Lênin “ chỉ nên được hiểu là các
tác phẩm chính luận của Mác, Ăngghen, Lênin phản ánh các quan điểm và học
thuyết về sự phát triển thề giới, chủ yếu về các quy luật chung của quá trình
7
phát triển lịch sử xã hội, đặc biệt là các quy luật của quá trình phát triển thành
chủ nghĩa xã hội từ chủ nghĩa tư bản và về sự phát triển của xã hội xã hội chủ
nghĩa (cộng sản chủ nghĩa).
Từ quan niệm này, có thể phân định tác phẩm kinh điển Mác - Lênin trên
lĩnh vực chính trị gồm những tác phẩm phản ánh các quan điểm, học thuyết về
các quy luật chung của sự phát triển lịch sử xã hội, đặc biệt là về các quy luật
của quá trình biến đổi, phát triển thành chủ nghĩa xã hội từ chủ nghĩa tư bản và
về sự phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa (Cộng sản chủ nghĩa).
Theo nghĩa rộng nhất, các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin bao gồm hầu
hết các tác phẩm chính luận của Mác , Ăngghen, Lênin. Vì theo Lênin, thí dụ
trong bộ tư bản, mỗi dòng đều thấm đẫm và tốt lên sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân, cho nên bộ Tư bản, cũng như các tác phẩm thiên về kinh tế chính trị
và triết hoc Mác – Lênin đều có thể được coi là những tác phẩm trên lĩnh vực
chính trị.
Theo nghĩa hẹp, tác phẩm kinh điển Mác – Lênin chỉ gồm những tác phẩm
phản ánh các quan điểm, nguyên lý về các quy luật hoặc tính quy luật chính trị -
xã hội của quá trình biến đổi, phát triển thành chủ nghĩa xã hội từ chủ nghĩa tư bản
và về sự phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa (cộng sản chủ nghĩa)
1.2. Khái niệm về giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Khái niệm giai cấp
Thuật ngữ này xuất phát từ tiếng La tinh: Classia, có nghĩa là nhóm, tập
đoàn, tầng lớp. Trong lịch sử nhân loại, xã hội phân chia thành kẻ giầu người
nghèo, thành các giai cấp đã có từ lâu, nhưng khái niệm giai cấp mới chỉ ra đời
cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Trước xã hội tư bản chưa có khái niệm
giai cấp bị che dấu bởi tôn giáo, đẳng cấp và do hạn chế nhiều mặt của các xã
hội đó.

Trong xã hội cổ đại , người ta coi chế độ nô lệ là một hiện tượng tự nhiên
bình thường. Patôn chia xã hội làm ba đẳng cấp: các nhà triết học chấp chính ;
8
vệ binh ; nông dân và thợ thủ công. Arixtốt thì coi chế độ nô lệ là hiện tượng tự
nhiên, xã hội chia ra người tự do và người nô lệ là có lợi và đúng.
Trong xã hội phong kiến người ta coi việc phân chia đẳng cấp là do thiên
định.
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX, các nhà kinh tế học tư sản như Kên,
Smít, Ricácđô đã giải phẫu về mặt kinh tế khái niệm giai cấp.
- Kên chia xã hội thành ba giai cấp:
+ Giai cấp những người chủ sở hữu ( Điền chủ , thầy tu)
+ Giai cấp những người sản xất ( Chủ yếu là các nhà tư bản )
+ Giai cấp không sản xất ( Thương nhân , nhà công nghiệp , công nhân ,
thợ thủ công )
- Smít cũng chia xã hội thành ba giai cấp:
+ Giai cấp những người hưởng địa tô.
+ Giai cấp những người hưởng thặng dư.
+ Giai cấp những người làm công ăn lương.
- Ricácđô coi giai cấp gắn với phân phối chứ không gắn với sản xất,
không xem sự phân chia giai cấp có tính chất lịch sử mà coi là tự nhiên và vĩnh
cửu.
- Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng như Babớp và những người bạn
chiến đấu của ông như Baonaroti , Maresen , Ăngtônen …đã tổ chức “ âm mưu
của những người bình đẳng” nhằm tiêu diệt chế độ tư hữu và phân chia giai cấp.
Xanh ximông đã tiến gần đến việc hiểu được quá trình lịch sử là cuộc đấu tranh
giai cấp trong xã hội. Song ông không tách công nhân khỏi tư bản mà ghép cả
công nhân và tư bản vào khái niệm giai cấp các nhà công nghiệp.
Cả Xanh Ximông và Phurie đều coi thực hiện chủ nghĩa xã hội là kết
quả của “ sự nhích lại gần nhau” của các giai cấp, xác lập sự hài hòa giữa các
giai cấp .

Đến C.Mác và Ăngghen, do sự phát triển của xã hội nên sự phân chia
giai cấp và đấu tranh giai cấp thể hiện sâu sắc, rõ nét. Kế thừa những tư tưởng
9
của các nhà khoa học trước, với thiên tài trí tuệ và lập trường cách mạng triệt
để, các ông đã đưa ra lý luận khoa học xem xét về giai cấp. Đó là gắn giai cấp
với cơ sở sản xuất nhất định trong lịch sử. Ông viết : “ còn về phần tôi thì tôi
không có công lao là đã phát hiện ra sự tồn tại của các giai cấp trong xã hội
hiện đại cũng không có công lao là đã phát hiện ra cuộc đấu tranh giữa các giai
cấp với nhau. Các nhà sử học tư sản truớc tôi rất lâu đã trình bày sự phát triển
lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp đó, còn các nhà kinh tế học tư sản thì đã
trình bày sự giải phẫu kinh tế của các giai cấp. Cái mới mà tôi đã làm là chứng
minh rằng: 1) sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển
lịch sử nhất định của sản xuất ; 2) đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên
chính vô sản ; 3) bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ
tiêu mọi giai cấp và tiến tới xã hội không có giai cấp”.( trích C.Mác và
Ph.Ăngghen: toàn tập ,nxb.chính trị quốc gia, Hà Nội , tr.661-662.)
C.Mác và Ph.Ăngghen chưa nêu ra một định nghĩa về giai cấp. Năm
1919 , trong tác phẩm “ sáng kiến vĩ đại’ Lênin mới đưa ra một định nghĩa về
giai cấp , như sau :
“ Người ta gọi giai cấp là những tập đoàn to lớn gồm những người khác
nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch
sử , khác nhau về quan hệ của họ ( thường thường thì những quan hệ này được
pháp luật quy định và thừa nhận ) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của
họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng
thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là
những tập đoàn người, mà những tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động
của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế
độ kinh tế xã hội nhất định.” (V.I.Lênin: toàn tập, nxb, tiến bộ Mát cơva, 1977)
Khái niệm đấu tranh giai cấp :
Trước khi có quan điểm Mỏcxớt về đấu tranh giai cấp, trong lịch sử,

nhiều nhà tư tưởng đã viết về vấn đề này, chẳng hạn ; Máckiveli (1469-1527)
nhà tư tưởng người Italia đã chỉ ra rằng, cơ sở phát triển của lịch sử là lợi ích
10
vật chất và sức mạnh. Nguyên nhân của mọi cuộc đấu tranh giữa người giầu và
người nghèo đều là do sự xung đột về lợi ích vật chất.
Quan niệm về đấu tranh giai cấp được phát triển hơn nữa qua các cuộc
cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII, cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII và các
cuộc cách mạng sau đó vào thế kỷ XIX với các nhà tư tưởng tiêu biểu như :
Chieri, Ghiđô,…
Đến C.Mác và PH.Ăngen, hai ông đã phát hiện ra đấu tranh giai cấp là
một quy luật của sự vận động lịch sử của xã hội có giai cấp. Đó là cuộc đấu
tranh giai cấp giữa “người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất
và nông nô, thợ cả và thợ bạn, nói tóm lại là những kẻ áp bức và những người
bị áp bức để dấn tới một cuộc cách mạng toàn xã hội”.
Kế thừa và phát triển tư tưởng của C .Mác và PH .Ăngen, V.I.Lênin đã
nêu định nghĩa về đấu tranh giai cấp: “đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một
bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng
bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền đặc lợi , bọn
áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê
hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản” (trích
V.I.Lênin: Toàn tập,Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1979)
Như vậy đấu tranh giai cấp thực chất là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp
cơ bản có lợi ích đối lập nhau. Lợi ích giai cấp đó là những giá trị có tính khách
quan cần thiết, thỏa mãn nhu cầu của một giai cấp nhất định. Chẳng hạn như lợi
ích của nhà tư bản là thu được lợi nhuận tối đa.
Trong lợi ích giai cấp có lợi ích cơ bản và không cơ bản, trong đó lợi ích
cơ bản chi phối việc vận động và phát triển của một giai cấp.
Lợi ích giai cấp không phải là do ý thức giai cấp quyết định mà do địa vị
kinh tế xã hội của giai cấp ấy tạo nên một cách khách quan.
Do có sự đối lập mang tính chất đối kháng về lợi ích cơ bản cũa các giai

cấp mà tất yếu dẫn tới cuộc đấu tranh giai cấp.
11
Chương 2
VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM
MÁC- LÊ NIN
2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc giai cấp và
đấu tranh giai cấp
Về nguồn gốc giai cấp
Kế thừa những tư tưởng tiến bộ của nhân loại, Mác, Ăngghen và Lênin đã
đưa lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp lên một tầm cao mới. Lý luận này đã
khắc phục được các quan điểm duy tâm về giai cấp trước đây và đưa ra sự luận
giải khoa học về những vấn đề cơ bản như nguồn gốc giai cấp, tiêu chí để phân
biệt giai cấp.
Xuất phát từ những con người hiện thực "Đó là những cá nhân hiện thực,
là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều
kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ
tạo nên" (xem 3,tr. 28-29)
Mác và Ăngghen đã xây dựng nên quan điểm duy vật lịch sử. Đứng trên
quan điểm duy vật về lịch sử, Mác và Ăngghen đã tìm ra qui luật phát sinh,
phát triển của xã hội có giai cấp và quy luật đấu tranh giai cấp.
Nếu các nhà tư tưởng trước đây cho rằng nguồn gốc của xã hội có giai cấp
và nguồn gốc của chế độ tư hữu là tư tưởng chiếm hữu thì Mác lại thấy "phải
có cỏi chiếm hữu mới có tư tương chiếm hữu". Tư tưởng chiếm hữu này chỉ có
thể nảy sinh trên cơ sở của một tiền đề vật chất nhất định do đời sống xã hội tạo
nên. Không có tiền đề vật chất ấy thì không có cơ sở cho sự hình thành những tư
tưởng mới trong quá trình phát triển của xã hội. Đó là điểm khác nhau căn bản
12
giữa quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin với quan điểm của tất cả các nhà xã
hội chủ nghĩa không tưởng trước đây.
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, sự phát triển của sản xuất đã đưa đến sự

phân công lao động trong xã hội và sự phân công lao động xã hội lại thúc đẩy
sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng xuất lao động là nguồn gốc
cơ bản sản sinh ra chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội, hình
thành xã hội có giai cấp. Khẳng định điều đó, Ăngghen viết: "trong những điều
kiện lịch sử lúc đó, sự phân công xã hội lớn đầu tiên, do tăng năng xuất lao
động, tức là tăng của cải và do mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất, nhất định
phải đưa đến chế độ nô lệ. Từ sự phân phân công xã hội lớn đầu tiên trong xã
hội thành hai giai cấp: chủ nô và nô lệ, kẻ bóc lột và người bị bóc lột" (xem 6,tr.
240).
Bản thân sự phân công lao động xã hội là đòi hỏi khách quan của sự tồn tại
và phát triển của đời sống xã hội. Theo đó, khi lao động cộng đồng, tự phát
không thỏa mãn nhu cầu cuộc sống, nó không tạo ra động lực thúc đẩy xã hội
phát triển bởi do trong nội bộ thị tộc không hề có sự khác nhau giữa quyền lợi
và nghĩa vụ thì sự phân công lao động sẽ ra đời thay thế nó. Phân công lao
động vừa tạo ra lao động chuyên môn hóa, làm cho hoạt động sản xuất vật chất
ngày càng được tổ chức chặt chẽ, đồng thời tạo ra động lực trực tiếp kích thích
người lao động đáp ứng nhu cầu đời sống vất chất, tinh thần ngày càng cao, đa
dạng, phong phú của con người.
Như vậy, sự ra đời, tồn tại, phát triển của giai cấp là một tất yếu khách
quan trong tiến trình tiến hóa của nhân loại và do đó sự tồn tại và tiêu vong của
nó cũng do điều kiện lịch sử quy định. Các nguyên nhân dẫn đến sự tiêu vong
của giai cấp và xã hội có giai cấp trước hết phải là nguyên nhân vật chất. Đó là
khi "chúng ta bước nhanh đến gần một giai đoạn phát triển sản xuất, trong đó
sự tồn tại của những giai cấp nói trên không những không còn là sự tất yếu
nữa, mà còn trở thành một trở ngại trực tiếp cho sản xuất. Nhưng giai cấp đó
sẽ không tránh khỏi biến mất cũng như xưa kia chúng đã không tránh khỏi xuất
13
hiện Xã hội tổ chức lại nền sản xuất trên cơ sở liên hợp tự do và bình đẳng
giữa những người sản xuất, sẽ đem toàn thể bộ máy nhà nước xếp vào cái vị trí
thật sự của nó Vào viện bảo tàng đồ cổ bên cạnh cái xa keo sợi và cái rìu

bằng đồng".(xem 6,tr 258).
Lịch sử phát triển, tiến hóa nhân loại đã chỉ ra rằng, nguyên nhân vật chất,
nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân cơ bản sản sinh ra giai cấp và xã hội có
giai cấp. Sự tồn tại, phát triển, diệt vong của giai cấp và xã hội có giai cấp suy
đến cùng thì cũng do nguyên nhân vật chất, kinh tế quyết định. Rõ ràng, những
tư tưởng biện chứng duy vật về giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa
Mác - Lênin hoàn toàn đối lập với các quan điểm về giai cấp của chủ nghĩa duy
tâm, tôn giáo đã tồn tại rất lâu trong lịch sử nhân loại. Tính cách mạng và khoa
học của các quan điểm Macxit về tính tất yếu ra đời tồn tại và tiêu vong của
giai cấp và xã hội có giai cấp đã vạch ra một bức tranh chân thực về sự vận
động, biến đổi của xã hội có giai cấp, mở ra khả năng tìm được con đường hiệu
quả nhất để thúc đẩy xã hội có giai cấp phát triển và đi đến xóa bỏ xã hội có
giai cấp. Đồng thời, lập trường duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin
về giai cấp và đấu tranh giai cấp góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh, khắc
phục tư tưởng ảo tưởng, chủ quan về vấn đề hòa hợp giai cấp, xóa nhòa đấu
tranh giai cấp trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoặc đi tìm
một lời giải, một động lực ở ý thức tư tưởng để thúc đẩy sự phát triển giai cấp
và đấu tranh giai cấp trong thời đại hiện nay.
Cũng nhấn mạnh rằng, Mác và Ăngghen không bao giờ đánh giá thấp sự ra
đời của xã hội có giai cấp đối kháng. Các ông khẳng định sự ra đời của xã hội có
giai cấp thay thế cho sự tan rã của thời kỳ cộng sản nguyên thủy là một bước tiến
của lịch sử, là một bước phát triển trong lịch sử tiến hóa của nhân loại.
Quan điểm đó của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã thể hiện một cách nhìn mới
khách quan, khoa học, cách mạng về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong
xã hội.
14
Ph. Ăngghen cho rằng: "Từ khi sự đối lập giữa các giai cấp xã hội xuất
hiện thì chính những dục vọng xấu xa của con người - lòng tham, và sự thèm
muốn quyền lực đã trở thành đòn bẩy cho sự phát triển lịch sử",(xem 6tr. 421- 422).
Trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp đều có vị trí, vai trò lịch sử nhất định đối

với sự tồn tại và phát triển của lịch sử, kể cả giai cấp đó là giai cấp bóc lột, áp
bức thống trị. Sự tồn tại của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, giai cấp bóc lột
và giai cấp bị bóc lột đều chịu sự quy định của điều kiện kinh tế. Bởi vì, chừng
nào chưa thể sản xuất với một quy mô có thể không những cung cấp đủ cho
mọi người mà còn thừa để tăng thêm tư bản cho xã hội và tiếp tục phát triển lực
lượng sản xuất hơn nữa thì chừng đó luôn luôn vẫn còn phải có một giai cấp
thống trị chi phối lực lượng sản xuất xã hội và một giai cấp nghèo đói bị áp
bức.
Theo đó, sự ra đời, tồn tại, phát triển của giai cấp tư sản cũng là một tất yếu
khách quan của lịch sử và trong tiến trình phát triển của lịch sử, "giai cấp tư
sản đã từng đúng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử" (xem 4,tr. 599).
Vai trò cách mạng của giai cấp tư sản được thể hiện trong việc xóa bỏ quan
hệ sản xuất phong kiến, gia trưởng khi quan hệ sản xuất này trở nên lỗi thời, lạc
hậu, kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất; đồng thời xây dựng quan hệ sản
xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình
thành những thị trường và quốc gia rộng lớn, mở ra sự hợp tác kinh tế giữa các
dân tộc, quốc gia trên thế giới.
Cơ sở để khẳng định tính cách mạng của giai cấp tư sản hay bất kỳ một
giai cấp nào khác trong lích sử đều phải dựa vào sự phát triển của nhân tố kinh
tế. Giai cấp tư sản ra đời cùng với sự phân công lao động xã hội và nền sản
xuất đại công nghiệp, thay cho lối sản xuất kiểu phương hội phong kiến, nền
sản xuất cơ khí thay cho thủ công. Theo tiến trình của lịch sử, "đại công nghiệp
đã tạo ra thị trường thế giới Thị trường thế giới thúc đẩy cho thương nghiệp
hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau chóng lạ
15
thường. Sự phát triển này lại tác động trở lại đến việc mở rộng công nghiệp;
mà công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải, đường sắt càng phát triển thì giai
cấp tư sản càng lớn lên, làm tăng những tư bản của họ lên và đẩy các giai cấp
do thời đại trung cổ để lại về phía sau" (xem 4,tr. 598).

Đến giữa thế kỷ XIX, giai cấp tư sản đã tạo ra sự phát triển chưa từng có
của lực lương sản xuất, khai thác sức mạnh của con ngươi, thúc đẩy sự chinh
phục tự nhiên, tạo ra một xã hội biến đổi về mọi phương diện. Đó là một minh
chứng sống động cho tính cách mạng của giai cấp tư sản trong tiến trình phát
triển của lịch sử nhân loại
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về sự hình thành giai cấp được xây
dựng trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Từ quan điểm đó ta thấy rõ
những vấn đề cơ bản sau.
- Một là, sự xuất hiện xã hội có giai cấp là một tất yếu khách quan, mà
trước hết là tất yếu kinh tế. Không phải lòng tham của con người tạo ra tư hữu
mà chính "cái có thể chiếm hữu" mới đẻ ra tư tưởng tư hữu.
- Hai là, xã hội có giai cấp là một giai đoạn nhất thiết loài người phải trải
qua vì nó là một nhân tố để thúc đẩy sản xuất phát triển đến một trình độ ngày
càng cao hơn.
- Ba là, mỗi giai cấp đều có một vai trò xác định trong lịch sử. Vai trò đó
trước hết là vai trò phát triển kinh tế. Vai trò phát triển kinh tế là lý do tồn tại
của nó. Vai trò kinh tế sẽ quy định địa vị chính trị - xã hội của các giai cấp
trong xã hội.
Vì vậy, không thể nhìn nhận các giai cấp như một bướu thừa của lịch sử
hay như một dị vật của quá trình tiến hóa nhân loại mà phải nhìn nhận nó như
những yếu tố nảy sinh từ xã hội và vì sự phát triển của xã hội. Tất nhiên, vai trò
của mỗi giai cấp đều có giới hạn lịch sử của nó và khi các giai cấp đã trở nên
lỗi thời thì nó phải bị lịch sử gạt bỏ thông qua các cuôc cách mạng trong lịch
sử. Đó là cách nhìn nhận giai cấp đúng đắn nhất, khoa học nhất, không có sự
thù hận, mặc cảm đối với bất kỳ một giai cấp nhất định nào.
16
Về đấu tranh giai cấp
V.I. Lênin cho rằng: "Chủ nghĩa Mác đã cho ta cái kim chỉ nam để tìm ra
những quy luật trong tình trạng rối tung và hỗn độn bề ngoài ấy, đó là: lý luận
về đấu tranh giai cấp" (xem 9,tr. 69). Song, ngay từ khi ra đời, lý luận đấu tranh giai

cấp của Chủ nghĩa Mác đã bị các phần tử phản động xuyên tạc, bóp méo với
mục đích xấu xa.
Giôhan Plenghê cho rằng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác "chỉ là một
cử chỉ làm cảm động lòng người" "một học thuyết duy lý chủ nghĩa đến cực độ"
"một quan điểm duy tâm về xã hội" (xem 10,tr. 431). Từ chỗ phê phán chủ nghĩa duy
vật lịch sử của Mác, Plenghê đi đến khẳng định học thuyết đấu tranh giai cấp
của Mác "chỉ biết có một phương thuốc vạn năng cho tất cả các hình thái xã
hội cần được điều trị: phê phán và đấu tranh chính trị" là "cổ động, kích thích
mọi bản năng thù hằn" (xem 10,tr. 431) của con người.
Sau khi cho rằng chủ nghĩa duy vật của Mác là sự duy tâm về xã hội, lý
luận về giai cấp của Mác là tuyết đối hóa đấu tranh chính trị, Plenghê đã đi tới
kết luận: "Khi thì ngôn ngữ thô bỉ của một kẻ bội giáo đã kiên quyết từ bỏ mọi
chủ nghĩa duy tâm khi thì là yêu cầu duy tâm chủ nghĩa của một kẻ cuồng
nhiệt về chính trị: đó là chân tướng của Các Mác" (xem 10,tr. 430-431).
Những nhận định trên đó chứng tỏ Plenghê chỉ là người "có đầu óc cực kỳ
tầm thường" và giá trị khoa học của quyển sách nhỏ mà ông ta viết về vấn đề
này được Lênin đánh giá "chỉ là con số không" (xem 10,tr. 433).
Thực tế, Mác và Ăngghen là người tiếp tục phát triển các lý luận giai cấp
và đấu tranh giai cấp của các nhà tư tưởng trước đây đồng thời tổng kết cuộc
đấu tranh thực tế của giai cấp công nhân ở thế kỷ thứ XIX để xây dựng nên học
thuyết này. Vì vậy, học thuyết vừa mang tính cách mạng vừa mang tính khoa
học, là sự nhìn nhận, xem xét lịch sử một cách khách quan và phản ánh những
xu thế vận động và phát triển tất yếu của nó.
Những quan điểm, hoạt động đấu tranh giai cấp của các nhà tư tưởng trước
Mác đã được Mác, Ăngghen, Lênin kế thừa, phát triển trên cơ sở thế giới quan,
17
phương pháp luận cách mạng, khoa học. Với thiên tài sáng tạo trong nghiên
cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, Mác, Ăngghen và Lênin đã xây dựng, phát
triển và hoàn thiện lý luận khoa học về đấu tranh giai cấp của giai cấp công
nhân và quần chúng nhân dân lao động góp phần soi sáng con đường đấu tranh

cách mạng tiến tới giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân
loại, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Nếu các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng không thể vạch ra được một lối
thoát thực sự cho xã hội đương thời, không giải thích được đúng đắn bản chất,
nguồn gốc sâu xa của đấu tranh giai cấp, không phát hiện được những quy luật
và không tìm ra được lực lượng xã hội có khả năng lãnh đạo và tổ chức thành
công cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản thì tất cả những điều đó đã
được làm rõ trong lý luận đấu tranh giai cấp của Mác.
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai
cấp là một tất yếu khách quan và điều đó đã, đang được minh chứng bằng toàn
bộ lịch sử phát triển tiến hóa của nhân loại. Theo Mác và Ăngghen, lịch sử tất
cả các xã hội có giai cấp tồn tại từ trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai
cấp giữa những "người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và
nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những
người bị áp bức luôn luôn đối kháng với nhau để tiến hành một cuộc đấu tranh
không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giời cũng
kết thúc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt
vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau" (xem 4,tr. 596-597).
Sự đối kháng giai cấp dẫn đến đấu tranh giai cấp có rất nhiều nguyên nhân,
song theo Lênin, nguyên nhân trước hết là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế. Vì vậy,
ông cho rằng, đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này
chống lại một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền,
bị áp bức và lao động, chống bọn có quyền, đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và
bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay nhưng
người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản. Như vậy cuộc
18
đấu tranh giai cấp thực chất là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích cơ
bản đối lập nhau.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, lợi ích giai cấp là những giá
trị mang tính khách quan, cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định của một

giai cấp bảo đảm cho giai cấp đó tồn tại, vận động và phát triển. Lợi ích giai
cấp không do ý thức giai cấp sản sinh ra và quy định, mà lợi ích giai cấp do địa
vị kinh tế xã hội của giai cấp ấy tạo nên. Vì vậy, vấn đề cơ bản là phải phân
tích một cách khách quan "tình hình của từng giai cấp trong trong xã hội hiện
đại, gắn với các điều kiện phát triển của giỏi cấp ấy" (xem 9,tr. 71) mới có thể chỉ
ra được một cách đúng đắn lợi ích của các giai cấp và sự đối kháng lợi ích giữa
các giai cấp. Tuy nhiên, không phải mọi sự đối kháng lợi ích đều dẫn đến các
cuộc đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội, mà chỉ có sự đối kháng về lợi ích
cơ bản mới tạo nên các cuộc đấu tranh cách mạng. Bởi vì, những lợi ích cơ bản
là những lợi ích quyết định sự tồn tại và phát triển của giai cấp. Khi các lợi ích
cơ bản được giải quyết sẽ tạo ra động lực thúc đẩy giai cấp phát triển và do đó
tạo ra động lực thúc đẩy toàn bộ xã hội có giai cấp phát triển. Chính vì vậy, đấu
tranh giai cấp trở thành một trong nhữn động lực cơ bản, quan trọng thúc đẩy
sự phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng trong một qúa trình dài của lịch
sử.
Lý luận Mác - Lênin chỉ ra rằng, mâu thuẫn giữa các mặt đối lập là nguồn
gốc, động lực của mọi sự vận động và phát triển. Trong đời sống xã hội, nguồn
gốc, động lực của sự phát triển là các mâu thuẫn trong sản xuất, mà trước hết
và trực tiếp là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Theo đó,
trong xã hội có giai cấp đối kháng, các quan hệ sản xuất luôn luôn vận động từ
chỗ phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất đến chỗ phá vỡ sự
phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất thì phải xóa bỏ quan hệ
sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới để thúc đẩy sản xuất phát triển.
Để giành được thắng lợi, đạt được mục đích, cuộc đấu tranh giai cấp phải dẫn
tới cách mạng xã hội, đập tan chính quyền của giai cấp thống trị, lập nên chính
19
quyền mới. Cuộc cách mạng xã hội "cái đầu tàu lịch sử ấy" sẽ xóa bỏ chế độ cũ,
xóa bỏ giai cấp thống trị và quan hệ sản xuất thống trị, thiết lập chế độ mới, tạo
điều kiện để quan hệ sản xuất mới ra đời, tồn tại, phát triển và trở thành quan hệ
sản xuất thống trị mở đường cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.

Như vậy, đấu tranh giai cấp là phương thức cơ bản để giải quyết mâu thuẫn
giữa lực lương sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội có giai cấp. Trên cơ
sở đó phương thức sản xuất mới ra đời và trở thành phương thức sản xuất thống
trị. Sự biến đổi này là cơ sở của chế độ chính trị mới, nền văn hóa mới hình
thành, phát triển và từ đó cả hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời, phát triển đưa
xã hội chuyển lên một nấc thang mới cao hơn.
Toàn bộ sự phát triển của xã hội loài người từ thời cổ đại đến thời hiện đại
là minh chứng cho quan điểm của Chủ nghĩa Mác về vai trò của cuộc đấu tranh
giai cấp trong lịch sử phát triển nhân loại.
2.2 Quan niệm về giai cấp đấu tranh giai cấp qua một số tác phẩm tiêu
biểu
2.2.1. Mối quan hệ giữa chính trị và giai cấp trong tác phẩm “Tuyên
ngôn đảng cộng sản”.
Chính trị gắn liền với giai cấp:
Trong tỏc phẩm “tuyên ngôn Đảng Cộng sản” theo quan điểm của chủ nghĩa
C.Mác và PH.Ănghen, quan hệ chính trị xuất hiện như một tất yếu lịch sử trong
các xã hội đã phân chia thành giai cấp. Sự xất hiện của giai cấp và cùng với nó
là sự xất hiện của nhà nước đã làm cho chính trị ra đời. Quan điểm “chính trị
gắn liền với giai cấp” ấy được tể hiện rõ trong tuyên ngôn: “ Mỗi bức phát triển
của giai cấp tư sản đều có một bước tiến bộ chính trị tương ứng” (C.Mác và
PH.Ănghen toàn tập, sđd, t.21 tr523). Bước tiến về chính trị ấy của giai cấp tư
sản được thể hiện ở chỗ, giai cấp tư sản từ khi đại công nghiệp và thị trường thế
giới được thiết lập, đã độc chiếm hẳn quyền thống trị trong nhà nước đại nghị
hiện đại.
20
Như vậy, ở đây có thể hiểu chính trị là quan hệ của các giai cấp và các tầng
lớp xã hội đối với nhà nước và chính phủ, là lĩnh vực quan hệ các giai cấp.
Đấu tranh chính trị và đấu tranh giai cấp
Khái niệm về đấu tranh chính trị đã được C.Mác và PH.Ănghen nêu rõ
trong tuyên ngôn: “ Bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là cuộc đấu tranh

chính trị”. Như vậy về thực chất đấu tranh chính trị là đấu tranh giai cấp. Điều
này đã được PH.Ănghen khẳng định trong một tác phẩm khác mà ông đã viết
về sau: tất cả cuộc đấu tranh chính trị đều là đấu tranh giai cấp
Đấu tranh giai cấp hay đấu tranh chính trị là một chủ đề lớn xuyên suốt
tác phẩm Tuyên ngôn. Với chủ đề này, trong “Tuyên ngôn”, C.Mác và
PH.Ăngghen không chỉ phân tích cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai
cấp tư sản, mà ở mức độ cao hơn, các ông đã nâng lên thành lý luận về đấu
tranh chính trị nêu rõ khái niệm và những đặc trưng của nó như sau :
+Đặc điểm thứ nhất: đấu tranh chính trị xuyên suốt lịch sử xã hội có giai
cấp và là một động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. C.Mác và PH.Ăngghen
khẳng định: lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến nay chỉ là lịch sử đấu
tranh giai cấp. Với nhận định đó, tuyên ngôn đã đưa ra nguyên lý về đấu tranh giai
cấp như là một nguyên lý phổ biến, là đặc trưng và động lực thúc đẩy những biến
đổi xã hội trong các xã hội đã phân chia thành giai cấp.
+ Đặc điểm thứ hai: đấu tranh chính trị là cuộc đấu tranh mang tính chất
quyết liệt giữa hai giai cấp đối kháng và bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một
cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp
đấu tranh với nhau. Luận giải cho điều đó, tuyên ngôn đã phân tích quá trình
phát triển cuă cuộc đấu tranh chính trị giữa giai cấp vô sản và tư sản, tính chất
triệt để của nó, đồng thời khẳng định niềm tin chắc chắn rằng sự sụp đỏ của
giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau.
+ Đặc điểm thứ ba: đấu tranh chính trị giữa giai cấp tư sản và vô sản là
cuộc đấu tranh có tổ chức, có sự ãnh đạo của Đảng. Trong Tuyên ngôn, C.Mác
và PH.Ăngghen đã chỉ rõ rằng, từ thực tiễn đấu tranh, những người vô sản bắt
21
đầu liên hiệp lại và đi đến thành lập các đoàn thể chuẩn bị trước cho những
cuộc đấu tranh. Sự tổ chức ấy của những người vô sản tạo điều kiện ra đời của
chính đảng vô sản. Tuyên ngôn có đoạn : sự tổ chức như vậy của những người
vô sản thành giai cấp và do đó thành chính đảng, luôn luôn bị sự cạnh tranh
giữa công nhân với nhau phá vỡ. Nhưng nó luôn luôn được tái lập và luôn luôn

mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hung mạnh hơn. Như vậy, sự lãnh đạo của chính
đảng vô sản là cần thiết khách quan. Nó đánh dấu bước trưởng thành của phong
trào vô sản từ tự phát đến tự giác, hướng cuộc đấu tranh theo lý tưởg chính trị
nhất định, là điều kiện để bảo đảm cho thắng lợi của giai cấp vô sản.
+ Đặc điểm thứ tư: đấu tranh chính trị là đấu tranh có mục đích rõ ràng:
giành, giữ chính quyền. Chính vì vậy, Tuyên ngôn đã xác định rõ mục đích
trước mắt của những người cộng sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản
là giành lấy chính quyền.
+ Đặc điểm thứ năm: đấu tranh chính trị về thực chất là nhằm giải phóng
về kinh tế. Tuyên ngôn cho thấy rằng, việc giai cấp tư sản lật đổ sự thống trị
của giai cấp phong kiến là nhằm thiết lập quan hệ sản xất tư bản chủ nghĩa, tạo
ra lực lượng sản xất mới. Cũng như vậy, nếu giai cấp vô sản thông qua con
đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị, thì nó sẽ dung bạo lực tiêu
diệt những quan hệ sản xất cũ, xây dựng quan hêj sản xất mới, tạo điiều kiện
cho lực lượng sản xất phát triển. Quan điểm này về sau được PH.Ăngghen khái
quát lại: bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng đều là cuộc đấu tranh chính
tri, xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đề giải phóng về kinh tế.
+ Đặc điểm thứ sáu: đấu tranh chính trị còn là đấu tranh giữa các ý thức
hệ, được tiến hành thường xuyên và liên tục. Vì chính trị là vẫn đề quan hệ giữa
các giai cấp, do đó, đấu tranh chính trị còn được diễn ra trên lĩnh vực tư tưởng,
giữa các hệ tư tưởng của giai cấp đối kháng, C.Mác và PH.Ăngghen cũng được
xác định rõ nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng đối với đảng cộng sản: “ không một
phút nào đảng Cộng sản lại quân giáo dục cho công nhân một ý thức hết sức
sáng rõ về sự đối kháng kịch liệt giữa giai cấp tư sản, để khi có thời cơ thì công
22
nhân đức biết sử dụng những điều kiện chính trị và xã hội do sự thống trị của
giai cấp tư sản tạo ra, như là vũ khí chống lại giai cấp tư sản”( C.Mác và
PH.Ăngghen : toàn tập, t4,tr645).
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
C.Mác và PH.Ăngghen đã đưa ra những nội dung cơ bản về sứ mệnh lịch sử

của giai cấp công nhân trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản như sau:
Một là: lật đổ giai cấp tư sản, tổ chức thành giai cấp thống trị: “ giai cấp vô sản
thiết lập sự thống trị của mình bằng cách dựng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản” (1)
Hai là: xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới : “những người vô sản chẳng có
gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá hủy hết thảy những cái gì, từ trước đến
nay, vấn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu và làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng
kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội quan phương”. (2) ((1),(2) C.Mác và
PH.Ăngghen: toàn tập,t4, tr 611, 612)
Ba là: giải phóng toàn xã hộikhỏi ách áp bức, bóc lột: “giai cấp vô sản không
còn có thể tự giải phóng khỏi ách của giai cấp bóc lột và áp bức mình, tức là giai
cấp tư sản, nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn xã hội khỏi ách bóc
lột, áp bức khỏi tình trạng phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp” (C.Mác và PH.Ăngghen:
toàn tập, tr523)
Như vậy với tính chất là cương lĩnh chính trị của đảng, Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản có một ý nghĩa hết sức to lớn cả về mặt lý luận và trong việc chỉ đạo thực
tiễn đối với các đảng cộng sản và phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trên
toàn thế giới. Đánh giá về tác phẩm này, V.I.Lênin viết : “cuốn sách nhỏ ấy có giá
trị bằng hàng bộ sách : tinh thần của nó, đến bây giờ, vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn
thể giai cấp vô sản có tổ chức và đang chiến đấu của thế giớ văn minh” ( V.I.Lênin toàn
tập, t2,tr10)
2.2.2. Nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc trong tác phẩm Nhà nước
và cách mạng.
Từ chỗ khẳng định tính chính xác khoa học và logic chặt chẽ về ngồn gốc nhà
nước – tức nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp, Lênin đã chỉ ra
bản chất của nhà nước là mang bản chất giai cấp sâu sắc.
23
Lênin đã viện dẫn quan điểm của Mác: “Nhà nước là một cơ quan thống trị
giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác”.
Theo đó Lênin cho rằng, “ nhà nước là cơ quan thống trị của một
Giai cấp nhất định, giai cấp này không thể nào điều hòa được đối vớiđối

phương (với giai cấp chống lại nó)và “nhà nước là một bộ máy đặc biệt phục vụ
cho giai cấp đàn áp cho giai cấp khác” (V.I.Lenin: toàn tập,sdd, t33, tr10)
Chính từ luận điểm căn bản và hết sức trọng yếu này, Lênin đã chỉ ra sự xuyên
tạc chủ nghĩa Mác của các nhà tư tưởng tư sản, tiểu thị dân. Họ đã xuyên tạc luận
điểm của chủ nghĩa Mác về bản chất giai cấp của nhà nước. Họ cho rằng, thiết lập
nhà nước tức là kiến lập một “trật tự”, mà trật tự này hợp pháp hóa và củng cố sự
áp bức giai cấp bằng cách làm dịu xung đột giai cấp. Vì vậy, theo họ, “trật tự” ấy
chính là điều hòa giai cấp chứ không phải là sự áp bức của một giai cấp này đối
với một giai cấp khác và làm dịu xung đột giai cấp là điều hòa chứ không phải là
tước bỏ những phương tiện và thủ đoạn đấu tranh của giai cấp bị áp bức.
Lênin chỉ ra sự xuyên tạc ấy bằng cách khẳng định luận điểm Mác rằng: “nếu
có thể điều hòa được giai cấp thì nhà nước không thể xuất hiện và cũng không thể
đứng vững được”.
Thực ra, đây là cuộc luận chiến rất quyết liệt trong việc bảo vệ tính chính xác,
khoa học của chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước.
Các lý luận gia của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại cố tình xuyên tạc, làm
khúc xạ đị, chệch đi điểm mấu chốt, quan trọng nhất về nguồn gốc, bản chất của
nhà nước là có ý đồ rất sâu xa. Bởi vì, nguồn gốc kinh tế- xã hội cho sự ra đời của
nhà nước, bản chất giai cấp sâu sắc của nhà nước…là những điểm tựa, là những
xuất phát điểm, tiền đề quan trọng liên quan đến hàng loạt các vấn đề lý luận nền
tảng tiếp theo, như vấn đề chuyên chính vô sản vấn đề bạo lực cách mạng,vấn đề
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vấn đề có xoá bỏ đập tan nhà nước tư bản
đi hay không…
Bởi vậy với những luận điểm xác đáng của mình trong tác phẩm “Nhà nước và
cách mạng” Lênin đã khẳng định lại tính chính xác, khoa học của các luận điểm
của chủ nghĩa Mác, đồng thời đã vạch rõ sự sai trái, sự xuyên tạc, cố tình làm lệnh
lạc chủ nghĩa Mác theo ý đồ cá nhân của bọn chủ nghĩa cơ hội xét lại.
24
Chương 3
THỰC TIỄN VẬN DỤNG LÝ LUẬN MÁC XÍT VỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU

TRANH GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Thực tiễn về giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay
Cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay là cuộc đấu tranh giai cấp
trong thời kỳ quá độ. Vì vậy, nó có sự thay đổi rất căn bản so với cuộc đấu
tranh giành chính quyền trước đây. Thới kỳ sau Cách mạng Tháng Mười Nga,
Lênin đã khẳng định cuộc đấu tranh này diễn ra trong điều kiện mới với nội
dung và hình thức mới. So với cuộc đấu tranh trong tất cả các giai đoạn lịch sử
của Việt Nam từ 1930 đến nay, chưa bao giờ cuộc đấu tranh giai cấp lại diễn ra
trong bối cảnh phức tạp như bây giờ.
Từ năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã và chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp
đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa và siêu cường xã hội chủ nghĩa không còn. Trong
khi đó chủ nghĩa tư bản lại có những bước phát triển mới và chủ nghĩa đế quốc,
đứng đầu là Mỹ triển khai một loạt kế hoạch mới nhằm thực hiện âm mưu làm
bá chủ toàn cầu.
25
Giữa thế giới đầy rẫy khó khăn đó, Việt Nam lại đi lên chủ nghĩa xã hội từ
một xã hội mới chỉ có những yếu tố tiền tư bản, chịu ảnh hưởng của chế độ
phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm và của chế độ thực dân đã tồn tại hàng
trăm năm. Chiến tranh kéo dài hơn 30 năm với các cường quốc đế quốc, thậm
chí là siêu cường đã làm cho đất nước vừa nghèo nàn, vừa bị tàn phá. Chiến
tranh đã qua đi vẫn còn để lại biết bao di hại của nó về môi trường, về chất độc
màu da cam. Có lẽ ít có một dân tộc nào trên thế giới lại chịu những thử thách
nặng nề và những tổn thất to lớn vì chiến tranh như Việt Nam nếu nhìn nhận
toàn bộ hậu quả xã hội của nó.
Đất nước vừa giải phóng, Mỹ đã thực hiện chính sách bao vây, cấm vận.
Bỏ cấm vận, Mỹ lại tìm cách chia rẽ khối đoàn kết dân tộc nhằm từng bước
thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam, xóa bỏ chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam ngay trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI khi kế hoạch trước
đó không thực hiên được.
Tình hình thế giới hết sức phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi

của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Giai cấp công nhân từ chỗ phát triển khá thuần nhất thì nay lại hình thành
các bộ phận công nhân hết sức khác nhau. Theo con số thống kê của Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam, thì năm 2003, công nhân làm việc trực tiếp trong các
cơ sở sản xuất kinh doanh có khoảng 8,2 triệu. Trong số đó, công nhân ở các
doanh nghiệp nhà nước chỉ có 1,8 triệu. Số còn lại, bao gồm công nhân ở các
thành phần kinh tế khác nhau, trong đó đại bộ phận ở khu vực kinh tế tư nhân.
Công nhân ở các khu vực kinh tế khác nhau cũng khác nhau về nhiều phương
diện.
Thứ nhất, họ khác nhau về thu nhập. Thu nhập của nhiều công nhân làm
việc trong các xí nghiệp quốc doanh thấp hơn thu nhập cua một số công nhân
làm việc ở các xí nghiệp tư nhân. Điều đó đã tạo nên sự khác biệt về tiêu dùng
và đang hình thành sự khác nhau về lối sống giữa những bộ phận dân cư này ở
những mức độ khác nhau.
26
Thứ hai, về sinh hoạt chính trị, nhiều công nhân ở các xí nghiệp tư nhân
không được sinh hoạt chính trị đầy đủ, thậm chí các tổ chức chi bộ, công đoàn,
thanh niên ở một số xí nghiệp tư nhân chưa được tổ chức hay phát triển chưa
mạnh. Điều đó ảnh hưởng đến sự giác ngộ chính trị và sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân.
Thứ ba, công nhân ở một số xí nghiệp tư nhân không được tôn trọng đầy
đủ, cá biệt còn có trường hợp công nhân bị đánh đập, xúc phạm về thể xác và
tinh thần.
Vì vậy, sự bất bình đẳng của công nhân ở một số xí nghiệp ngày càng tăng
và các cuộc đấu tranh của công nhân xảy ra ngày càng nhiều hơn. Một điều
đáng lưu ý là, hầu hết các cuộc đình công, lãn công không theo đúng trình tự,
thủ tục quy định của pháp luật. Đặc biệt có một số phản ứng quá khích và trong
công nhân đã bắt đầu xuất hiện tư tưởng xem đình công, lãn công là phương
tiện hữu hiệu, duy nhất để đòi hỏi quyền lợi thiết thực cho mình. Điều này thể
hiện ý thức pháp luật chưa cao của công nhân, vừa thể hiện tính chất tự phát,

thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo, chỉ đạo đối với phong trào công nhân. Thực tiễn
này đang đặt ra những vấn đề về tính tiên phong, gương mẫu của giai cấp công
nhân, vai trò của giai cấp công nhân trong việc phát triển các thành phần kinh
tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa theo đường lối cách mạng ở nước ta hiện
nay.
3.2 Một số nhận xét và góp ý
Thứ nhất: Phải nhận thức đúng hơn nữa về mối quan hệ giữa giai cấp và
dân tộc trong cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay.
Có thể nói, cách mạng Việt Nam sở dĩ thành công là vì đã vận dụng đúng
đắn mối quan hệ này trong điều kiện cụ thế của nước ta. Thức chất của sự vận
dụng này là bao giờ cũng lấy mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội làm
mục tiêu cao nhất của cách mạng. Lợi ích dân tộc đưa lên hàng đầu và vì vậy,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành người lãnh đạo, tổ chức tất cả mọi lực
lượng dân tộc để thực hiện nhiệm vụ lịch sử trọng đại. Ngọn cờ dân tộc có sức
27

×