Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

QUY TRÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VÀ CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CP GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.56 KB, 33 trang )

LỜI CẢM ƠN
Chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản cùng các thầy cô
trong bộ môn chăn nuôi chuyên khoa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng tơi
trong q trình liên hệ địa điểm thực tập.
Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bằng, bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa đã hết lòng
quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho chúng tơi trong suốt q trình thực tập
giáo trình.
Chúng tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo của công ty CP giống bò sữa Mộc
Châu, lãnh đạo trung tâm giớng và chủn giao kĩ tḥt cùng tồn thể anh chị
em công nhân trong trung tâm đã hết sức nhiệt tình và tạo mọi điều kiện cho
chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài tại cơ sở.
Chúng tơi xin cảm ơn tới gia đình ơng Phạm Văn Tế đã tận tình giúp đỡ
chúng tôi, tạo mọi điều kiện cho chúng tôi học tập thêm những kiến thức mới
trong thực tế.
Nhóm tác giả

i


MỤC LỤC

ii


MỞ ĐẦU
Trong đợt thực tập giáo trình vừa qua từ 08/05 đến 15/05 chúng tôi gồm 5
người đã được giới thiệu thực tập tại cơng ty CP giống bị sữa Mộc Châu tại Thị
trấn Nông trường Mộc Châu - Huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La. Để đảm bảo
những yêu cầu thực tập đề ra, nhóm chúng tơi được chia làm 2 nơi để thực tập.
Hai bạn nữ được phân công về Trung tâm giống và chuyển giao kỹ thuật tại Tiểu


khu 19/5 – Thị trấn Nông trường Mộc Châu. Tuy trung tâm này mới được thành
lập cuối năm 2010, nhưng với đội ngũ các kĩ sư dày dặn kinh nghiệm, công ty
đã xây dựng trung tâm với quy mô hơn 20ha, trong đó tổng diện tích khn viên
trại hiện nay là hơn 7000m2, diện tích chuồng trại chăn ni là 3000m 2, diện tích
đồng cỏ là 19ha, cịn lại là đường đi, nhà ở, nhà kho, phòng ban.
Ba bạn nam được phân công về hộ gia đình nhà ông Phạm Văn Tế tại Tiểu
khu Vườn Đào I – Thị trấn Nông Trường Mộc Châu – Huyện Mộc Châu – Tỉnh
Sơn La từ ngày 08/05 đến ngày 13/05. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề
chăn nuôi bò sữa gia đình ông đã mạnh dạn mở rộng đàn bò với số lượng là 40
con, với tổng diện tích chuồng nuôi là 1500m2 và diện tích đồng cỏ là hơn 4ha
về cơ bản đã đáp ứng đầy đủ thức ăn thô xanh cho đàn bò của gia đình. Từ ngày
13/05 cho đến 15/05 nhóm thực tập tại hộ gia đình ông Tế được luân chuyển lên
trung tâm giống và chuyển giao kĩ thuật cùng đoàn.
Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của thầy giáo hướng dẫn cùng sự
ủng hộ nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo của trung tâm, công ty đã tạo điều
kiện cho chúng tôi đi thăm quan xưởng chế biến thức ăn và nhà máy chế biến
sữa của công ty. Với dây chuyền công nghệ tiên tiến với công suất của 2 dây
chuyền sản xuất là 2 tấn/h và 4 tấn/h, nhà máy chế biến thức ăn về cơ bản đã đáp
ứng đủ nhu cầu cho chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu. Tại nhà máy chế biến sữa

1


chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước công nghệ sản xuất cùng với trang thiết
bị đồng bộ hiện đại của nhà máy. Với tiêu chí đáp ứng nhu cầu cầu của người
tiêu dùng, nhà máy sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm sữa của Mộc Châu đã dần khẳng định thương
hiệu và nâng cao vị thế với người tiêu dùng trong nước.

QUY TRÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI TRUNG TÂM

GIỐNG VÀ CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CỦA CÔNG
TY CP GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
I.

CÔNG TÁC GIỐNG
Tại trung tâm hiện nay có 320 bị HF được chọn lọc từ các hộ chăn ni

thuộc cơng ty cổ phần giống bị sữa Mộc Châu. Với những đặc điểm ngoại
hình đặc trưng: thân hình nêm, đầu thanh, cổ ngắn, mang đặc điểm của giống
cho sữa, lông màu lang trắng đen. Khối lượng trưởng thành ước tính là
500kg/con. Đàn bị của trung tâm có độ tuổi trung bình là 3 năm. Bao gồm 40
con bò cao sản( cho > 30kg sữa/con/ngày), 50 con bò có sản lượng sữa trung
bình ( cho từ 20 – 30kg sữa/ con/ ngày), 20 con có sản lượng sữa thấp (cho
<20kg sữa/ con/ ngày), 119 con bò tơ và bị chờ đẻ, 91 con bê cái trong đó có
34 con đã cai sữa và 57 con chưa cai sữa.
II.

KHẢO SÁT CH̀NG NI
Với diện tích chuồng ni hơn 3000m2 chuồng được thiết kế thành 2 dãy

bao gồm cả khu vắt sữa ở giữa là lối đi và máng ăn. Hai bên là sân cho bị
vận động, mỗi bên có diện tích 700m 2. Khí hậu thích hợp với sự sinh trưởng
và phát triển của bò sữa nên chuồng được thiết kể theo kiểu ch̀ng mở có
bạt che khi trời mưa hoặc trời rét. Có mái tơn bên dưới có lớp chống nóng.

2


Máng ăn chạy dọc 2 dãy chuồng được lát đá hoa khơng có gờ tiện cho việc
đẩy cỏ cho ăn và dọn thức ăn thừa. Nền chuồng được láng xi măng với độ

dốc 30, chỗ nằm cho bò cao hơn nền và có đệm cao su cho bị nằm. Mỗi dãy
chuồng được chia thành các ơ chuồng (như hình vẽ) và có hệ thống máng
uống được đặt ở 2 đầu mỗi ơ chuồng, có đá liếm ở bên cạnh các máng uống.
Có hệ thống máy gạt phân ở cuối 2 dãy chuồng.
Diện tích dành cho chuồng bê là 500m 2, chuồng bê cũng được chia thành
các ô chuồng dành cho bê theo từng giai đoạn chăm sóc để tiện cho việc
chăm sóc bê. Mỗi ơ chuồng có 1 máng ăn cho bê tập ăn cỏ và thức ăn tinh.
Trong chuồng bê < 15 ngày tuổi có lót bằng cỏ khơ, chuồng bê lớn có đệm
cao su. Trong mỗi chuồng bê có nước cho bê uống tự do.
Diện tích phục vụ chỗ ăn ở cho công nhân là 300m 2, nhà kho là 300m2,
kho chứa cỏ alfalfa và thức ăn hỗn hợp là 100m2.
Trung tâm vẫn đang tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô trại để phát triển số
lượng đàn bò để đáp ứng nhu cầu sữa cho thị trường.
Nhận xét: Tuy trại mới được đưa vào hoạt động nhưng với trang thiết bị đầu
tư hiện đại, thiết kế chuồng thống mát về mùa hè, kín ấm vào mùa đơng rất
thuận lợi cho sự phát triển của đàn bò.

3


Sơ đồ chuồng nuôi

Sân dành cho vận động

Khu vắt sữa

Khu bị đẻ

Khu ni bị
Đường đi vàcao sản

máng ăn

Khu bị có sản Khu bị chờ
lượng thấp
đẻ

khu ni bị có sản
lượng sữa trung bình

khu ni bị tơ

Sân dành cho vận động

Bếp ăn
Giám đốc

III.

Kho chứa
cỏ khơ,
cỏ ủ

Làm việc Phịng ở cho kho chứa Chuồng bê
công nhân

KHẢO SÁT THỨC ĂN
Thức ăn cho bò sữa là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất

của con vật và chất lượng của sản phẩm sữa. Với diện tích đất trồng cỏ rộng lớn
là 19 ha trung tâm đang phát triển trồng các loại cỏ: VA06, cỏ singal, yến mạch,

ngô. Cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò và thức ăn để dự trữ.
Thức ăn thô xanh: chủ yếu là VA06 được trồng trên diện tích đồng cỏ của
trung tâm là một giống cỏ rất dễ trồng cho sinh khối lớn, đảm bảo cho nhu cầu
về thức ăn xanh của đàn bò. Cỏ sau khi thu cắt được cho ăn ngay hoặc có thể

4


phơi héo. Yến mạch thích hợp với thời tiết lạnh nên được dùng làm thức ăn xanh
cho mùa đông.
Thức ăn dự trữ: Cỏ signal sau khi thu cắt sẽ được phơi khô làm thức ăn dự
trữ cho mùa đông.
Thức ăn ủ chua: là loại thức ăn bổ dưỡng nhất đảm bảo đủ thành phần
chất xơ, tinh bột và các vi sinh vật giúp bị tiêu hóa tốt và có nhiều năng lượng,
nâng cao khả năng chống rét. Được chế biến từ cây ngơ chín sáp ủ trong điều
kiện yếm khí, ngô được thu cắt cả cây khi bắp vừa đông sữa. Quy trình ủ như
sau: cây ngơ được băm nhỏ 5 – 10cm, bắp ngô cũng được băm nhỏ cho ủ vì đây
là phần có nhiều đường tạo điều kiện tốt cho quá trình lên men trong khi ủ, rồi
cho vào hố ủ nén chặt và phủ bạt kín. Sau 60 ngày có thể dùng cho bị ăn.
Ngồi những thức ăn được trồng trên diện tích đồng cỏ của trung tâm,
trung tâm còn mua một số loại thức ăn như: cỏ alfalfa, bã bia, rỉ mật, thức ăn
hỗn hợp, đá liếm để bổ sung vào khẩu phần cho đàn bò cung cấp đầy đủ chất
dinh dưỡng cho đàn bò. Cỏ alfalfa được đóng bánh nhập từ Mĩ là loại thức ăn rất
tốt cho bò sữa, với giá 800.000đ/ bánh, mỗi bánh 150kg. Bã bia cung cấp lượng
khoáng, vitamin chủ yếu là vitamin nhóm B và đạm đáng kể cho bị,thành phần
xơ trong bã bia rất dễ tiêu nên có tác dụng kích thích VSV dạ cỏ phát triển…, bã
bia được mua với giá 2.000đ/kg. Rỉ mật chứa nhiều đường là thức ăn cung cấp
năng lượng dễ tiêu hóa, được bổ sung trực tiếp bằng cách cho ăn cùng với cỏ
khô. Thức ăn hỗn hợp được cung cấp bởi công ty cổ phần giống bò sữa Mộc
Châu, thức ăn ở dạng viên, nó bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng: đạm,

chất bột đường, các chất béo, chất khoáng và vitamin… đảm bảo cho nhu cầu
sản xuất của con vật, giá thành hiện tại là 6.800đ/ kg. Đá liếm bổ sung khống
cho bị, được mua với giá 120.000 đ/tảng.

5


Nhìn chung, trung tâm có nguồn thức ăn đa dạng phong phú để đáp ứng
đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất của đàn bò cả về số lượng và chất lượng.

IV.

KHẢO SÁT QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG

1.

Ni dưỡng:

a/ Chăm sóc bê:
Sau khi sinh, cho con mẹ liếm khơ hoặc lau khơ bê, nhanh chóng cân khối
lượng bê và cho bê bú sữa đầu càng sớm càng tốt, chậm nhất là 1h sau khi sinh.
Cho bê bú trực tiếp bằng xơ hoặc bằng bình có núm cao su. Lượng sữa đầu cho
bê uống là 7kg/ngày chia làm 3 lần, mỗi lần cho ăn 2,5 – 2 – 2,5kg, sữa sau khi
vắt cho bê uống ngay đảm bảo nhiệt độ là 37 0C. Đảm bảo đủ nước sạch,vệ sinh
cho bê uống. Bê được nuôi trong chuồng sạch sẽ, khơ ráo, có đệm lót giữ ấm
cho bê. Mỗi ngày sát trùng rốn bê bằng dung dịch han – iodine 10% đến khi rốn
bê khơ thì thơi. Hằng ngày kiểm tra sức khỏe của bê để phát hiện bê bị ốm, viêm
rốn, viêm khớp, ỉa chảy… để kịp thời điều trị.
Đeo số tai cho bê trong vòng 7 ngày đầu và được ghi chép đầy đủ số liệu
về ngày tháng năm sinh, khối lượng sơ sinh, số hiệu bố mẹ… vào sổ theo dõi.

Khi sừng bê hơi nhú lên thì ta tiến hành khử sừng thường là trong khoảng 15
ngày đầu sau khi sinh.
Cho bê ăn sữa mẹ hoàn toàn trong 10 ngày đầu, ngày cho ăn 2 bữa, mỗi
bữa cho ăn 4kg. Từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 15 sử dụng sản phẩm sữa thay thế
dần sữa mẹ: cho ăn một nửa sữa mẹ một nửa sữa pha, sữa pha đảm bảo có độ ấm
là 370C, cho ăn ngày 2 bữa, mỗi bữa 4kg và cho bê tập ăn cỏ alfalfa + ngơ ủ +
thức ăn tinh (có hàm lượng đạm >20%) trộn lẫn và cho ăn tự do, tuyệt đối không
cho ăn cỏ tươi. Từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 60 sử dụng hoàn toàn sữa thay thế,

6


mỗi ngày cho bê ăn 6kg, chia làm 2 bữa sáng – chiều. Từ ngày thứ 61 đến ngày
thứ 75 sử dụng sữa thay thế hoàn toàn cho ăn 3kg/ bữa vào buổi sáng, cho ăn cỏ
alfalfa + ngô ủ tự do và thức ăn tinh cho ăn 2kg /ngày chia làm 2 bữa sáng
chiều. Từ ngày thứ 76 đến ngày thứ 90 cho ăn 2kg sữa thay thế/ bữa vào buổi
sáng.
Khi bê đạt khối lượng 105 – 110kg thì chuyển bê sang khu chuồng nuôi
mới lúc này bê đã được cai sữa hoàn toàn, cho bê ăn cỏ alfalfa + ngô ủ tự do,
thức ăn tinh cho 2,5kg/ con/ngày +bã bia cho ăn 1kg / con/ ngày chia làm 2 bữa
sáng – chiều.
Dụng cụ nuôi bê được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần cho bê ăn bằng xà
phòng và trước khi cho bê ăn phải tráng lại bằng nước sạch. Hằng ngày dọn
chuồng bê 2 lần vào lúc 8h và 14h và tắm cho bê một lần vào buổi sáng. (chỉ
tắm cho bê đã cai sữa)
b/ Chăm sóc bò đang khai thác sữa:
Hàng ngày, cho bò ăn 4 bữa, buổi sáng vào lúc 6h30, trưa vào khoảng lúc
13h30, buổi chiều cho ăn vào khoảng 16h và tối vào khoảng lúc 21h. Buổi sáng
và chiều dải thức ăn lần lượt như sau: Thức ăn tinh ( 10kg/ con/ bữa), ngô ủ
chua ( 15kg/ con/ bữa), cỏ alfalfa ( 5kg/ con/ bữa), bã bia ( 3kg/ con/ bữa), cỏ

signal khô băm nhỏ ( 6kg/ con/ ngày), bổ sung thêm rỉ mật bằng cách cho ăn
trực tiếp cùng với cỏ khô để tạo tính ngon miệng và bổ sung thêm năng lượng
cho bò (1 l /con/bữa, rỉ mật đã được pha loãng với tỉ lệ 1:1). Buổi trưa và tối chỉ
cho ăn thức ăn tinh + cỏ ủ. Cung cấp đầy đủ nước uống cho bò uống tự do, ở
máng nước có đặt đá liếm để bổ sung khống cho bị.
Tắm chải cho bò ngày 2 lần vào lúc 9h và lúc 16h, ngày gạt phân 2 lần
bằng hệ thống máy gạt phân.

7


c/ Chăm sóc bị tơ: Khẩu phần ăn như bị lấy sữa trừ buổi chiều không cho ăn cỏ
alfalfa. Hàng ngày, dọn dẹp chuồng và tắm chải cho bị.
2.

Quy trình vắt sữa:
Hiện nay, trung tâm được trang bị giàn vắt sữa khá hiện đại với công nghệ

vắt sữa của Thụy Ðiển. Hiện tại, ở trung tâm giống này có hai giàn vắt sữa với
cơng suất 20 con/lần. Và có 1 máy đơn sử dụng để vắt sữa của bò mới đẻ lấy sữa
đầu cho bê sơ sinh ăn, hoặc những con bị bị đau khơng vào dàn vắt được. Vì
vậy, giới thiệu quy trình vắt sữa bằng máy như sau:
Máy vắt sữa được thực hiện trên nguyên tắc hút chân không. Trước khi
vắt sữa phải tiến hành vệ sinh chuồng và vệ sinh bò cho sạch sẽ. Các thao tác
cần thực hiện


Đối với máy đơn:

a. Kiểm tra Máy vắt sữa

 Kiểm tra nhớt: Trước khi vắt sữa, xem tình hình nhớt trong bình như thế nào
qua ống dẫn nhớt trong suốt hoặc vạch chỉ nhớt trên bình nhớt hay trên bơm
chân khơng.
 Kiểm tra độ kín hơi: Đóng nắp bình đựng sữa, đóng quai xách đến nấc thứ
nhất hoặc thứ hai của nắp, bật công tắc máy kéo van trên cổ góp sữa lên trên
(vị trí khóa) sau 30 giây sẽ xuất hiện tiếng tíc-tắc liên tục của nhịp tim. Nếu
như khơng nghe tiếng tíc-tắc mà chỉ nghe tiếng hơi xả ra ngồi, chứng tỏ hệ
thống chưa kín. Lúc này nên kiểm tra lại roon của nắp bình sữa và các ống
dẫn.
 Kiểm tra độ chân không của máy qua đồng hồ đo áp: khi máy đã kín hồn
tồn, áp suất làm việc khoảng 340-380 mmHg.

8


 Kiếm tra nhịp tim: nhịp tim đập liên tục 55-56 nhịp tíc-tắc trong một phút,
nếu như ngồi khoảng này thì dùng chìa khóa lục giác để điều chỉnh tăng
giảm.
b. Vận hành máy vắt sữa
 Khi máy đã đạt được độ ổn định, đẩy van trên cổ góp vào vị trí mở, cài vào 2
rãnh trên cổ góp để giữ cho chốt khơng bật ra ngồi khi vắt sữa. Dùng tay
thuận cầm cổ góp sữa gọn trong lịng bàn tay, lật 4 núm vú theo bốn hướng
khác nhau và quằn tự do để được kín hơi và khơng được chạm vào cánh tay.
Dùng tay nghịch đưa lần lượt từng cái vào vú bò. Khi đưa vào vú bò nên gập
núm vú cao su lại để khơng tạo tiếng xì hơi làm bị giật mình. Sữa sẽ chảy từ
ra từ vú bị qua cổ góp sữa theo ống dẫn sữa đến bình sữa.
 Đối với giàn vắt sữa tự động
Giàn máy có chế độ vệ sinh tự động được nối với 2 téc nước ấm, ta mở 2 téc
nước và đặt chế độ máy sẽ tự động làm vệ sinh. Trong lúc đó ta chuẩn bị dụng
cụ gồm: khăn lau, cốc thử tia, ống nhúng. Sau đó lùa những con bị chuẩn bị vắt

sữa được đưa vào sân chờ, bầu sữa được phun rửa sạch sẽ trước khi đưa vào
giàn vắt sữa tự động, vắt tia sữa đầu để kiểm tra viêm vú, nếu khơng có hiện
tượng viêm vú thì tiến hành chụp núm vú cao su vào núm vú bò như đã trình bày
ở phần vận hành máy vắt sữa đơn, đến khi hết sữa máy sẽ tự động nhả ra, nhân
viên vắt sữa đi sát trùng núm vú bò. Sau khi đã vắt xong thì vệ sinh khu vắt sữa
và vệ sinh máy.
 Lịch vắt sữa hàng ngày:
 Đối với bò cao sản vắt 3 lần/ ngày: 5h, 14h, 20h30
 Đối với bị bình thường vắt 2 lần/ ngày: 5h30, 16h
 Sản lượng sữa:
 Sản lượng sữa trung bình 27kg/con/ngày
 Sản lượng đàn cao sản >30kg/con/ngày, con cao nhất đạt 41kg/ngày
 Sản lượng sữa đàn trung bình <30kg/con/ngày

9


 Sản lượng sữa đàn thấp sản < 20kg/ con/ ngày
 Cạn sữa: Đàn bò của trung tâm đều là bò mới đẻ lứa 1, mới đưa vào khai
thác nên chưa có q trình cạn sữa.
3
a.

Cơng tác thú y
Phới giớng

 Sử dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo. Sau khi phát hiện bò đợng dục: tại trung
tâm mỗi con bị đều được gắn chíp nên khi bị có biểu hiện động dục thì máy
sẽ báo và thú y viên đi kiểm tra xem bị có động dục thật khơng và đã phối
được chưa, nếu thấy âm hộ sưng và ẩm ướt, niêm mạc đường sinh dục sung

huyết và khơng dính cổ tử cung chảy ra dinh trong suốt và dẻo, bò đứng
yên( chịu đực), tiến hành tách riêng con vật để dẫn tinh viên tiến hành thụ
tinh nhân tạo. Thời điểm phối tùy thuộc vào thời gian động dục của con vật,
nếu động dục buổi sáng thì phối giống vào buổi chiều, nếu động dục buổi
chiều thì phối giống vào sáng hôm sau. Tinh được sử dụng tại trung tâm là
tinh phân giới tính của hãng ABS Global là loại tinh khi phối vào bò sữa sẽ
đạt tỉ lệ đẻ bê cái lên đến trên 90%. Về mặt kĩ thuật, trung bình phối 2 liều
tinh phân giới thì bị sẽ đậu thai. Tinh phân giới tính được dùng cho những
bị cái có tỉ lệ đậu thai cao, nhất là với bò cái tơ.
b.

Điều trị bệnh:

 Các bệnh chủ yếu xuất hiện tại trung tâm là bệnh viêm vú, bệnh chân móng
và bệnh viêm rốn ở bê. Biện pháp điều trị:
 Bệnh viêm vú: Sử dụng các biện pháp thủ công truyền thống, tiến hành vắt
kiệt sữa, vệ sinh sạch bầu vú. Nếu bị nặng thì kết hợp dùng thêm kháng sinh
bơm trực tiếp vào bầu vú. Các loại kháng sinh sử dụng chủ yếu là:
amoxicillin, penicillin, streptomycin..... Sữa của con vật bị viêm không trộn
lẫn với con không bị viêm vú.

10


 Bệnh chân móng: đây là căn bệnh thường gặp ở các trang trại ni bị sữa do
nền chuồng ẩm, chất thải đọng trên nền chuồng bám vào kẽ móng tạo điều
kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm. Khi bị viêm, con
vật có biểu hiện đau đớn, đi đứng khó khăn. Nếu khơng được phát hiện và
chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến lở loét, thối rữa, phần sừng móng phát triển biến
dạng bất thường, bò đi lại khập khiễng. Cách chữa: cố định bò và dùng các

dụng cụ chuyên dụng gọt giũa móng cho bị, gọt hết phần móng bị hà sau đó
bơi thuốc sát trùng vào móng bị để bị ở nơi khơ ráo. Nếu nặng quá có thể
dùng kháng sinh tiêm cho bò.
 Bệnh viêm rốn ở bê: do một số nguyên nhân khách quan dẫn đến bê bị viêm
rốn, nếu không chữa kịp thời có thể tạo thành ổ áp xe thì sẽ ảnh hưởng lớn
đến đàn bê làm bê chậm lớn. Cách chữa: sát trùng rốn bê bằng dung dịch Han
– iodine 10%, dùng panh gắp hết phần hoại tử trong rốn bê sau đó rửa sạch,
rồi sát trùng lại rốn bê bằng dung dịch Han – iodine 10%, sau đó tiêm kháng
sinh phổ rộng Gentamycine vào rốn bê.
c.

Thú y
Trung tâm đã có nội quy thú y ở mức độ tốt, mức độ ô nhiễm môi trường

ở trang trại thấp. Các biện pháp an toàn sinh học được áp dụng đầy đủ, vì vậy
dịch bệnh ít xẩy ra. Có tiêm phòng định kỳ các loại bệnh như: Lở mồm long
móng, tụ huyết trùng, viêm vú, định kỳ 2lần/năm. Vacxin được cung cấp từ công
ty giống bò Mộc Châu. Lịch vệ sinh, tẩy uế chuồng trại 2 ngày 1 lần phun javel
khử trùng, dụng cụ, quần áo, thiết bị được vệ sinh hàng ngày. Trại không nuôi
thêm một loại vật nuôi khác, để tránh lây bệnh từ loài khác sang bò. Ý thức
phòng dịch của công nhân rất tốt, cấm người trong trại tiếp xúc với các trại khác
trong vòng 24h. Trung tâm không sử dụng biện pháp chăn nuôi “ cùng ra, cùng
vào”, không sử dụng hệ thống biogas mà phân được tập trung vào 1 hố và được

11


sử dụng làm phân bón lót cho cỏ trồng khi đã hoai mục. Từ khi thành lập đến
nay trung tâm chưa xảy ra vụ dịch nào nghiêm trọng, một số bị trong trung tâm
bị hà móng, có một số bị viêm vú và một số bê bị viêm rốn. Hiện cán bộ thú ý

của trại vẫn đang tận tình chữa trị cho chúng.
3.

Thu gom và bảo quản sữa: Sữa vắt ra được bơm thẳng đến phịng bảo

ơn để bảo quản, cách ly với mơi trường bên ngồi và được vận chuyển tới trạm
thu gom sữa của công ty vào buổi sáng hôm sau.
4.

Tiêu thụ sản phẩm:

 Sản phẩm chủ yếu là sữa, sữa được vận chuyển đến nhà máy sữa của công ty
với giá 11.000 đ/kg. Tại nhà máy sữa được chế biến thành sữa tươi nguyên
chất, sữa thanh trùng, sữa chua, bánh sữa cung cấp cho thị trường.
 Tại trung tâm khơng ni bị đực nên những con bê sinh ra chỉ giữ lại những
con bê cái để nuôi cịn bê đực thì được bán làm thịt.

QUY TRÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI NÔNG HỘ
I. KHẢO SÁT CÔNG TÁC GIỚNG
Từ những năm 80 của thế kỉ trước, ơng Tế và vợ của mình đã là công
nhân chăn nuôi của nông trường bò sữa Mộc Châu vì thế mà gia đình ông rất có
kinh nghiệm trong nghề chăn nuôi bò sữa. Từ khi công ty có chính sách khoán
“hộ gia đình” – giao bò cho công nhân nông trường nuôi, ông đã mạnh dạn cùng
vợ nhận khoán tại trại 10 mà hiện nay chính là nơi gia đình ông sinh sống và làm
việc. Xuất phát điểm là 15 con bê sữa con mà nông trường giao thì cho đến nay
gia đình ông đã phát triển đàn bò lên tới 40 con. Giống bò gia đình ông là giống
HF thuần (Holstein Friesian), do nông trường giao cho có nguồn gốc từ Cuba và
hiện nay được phối giống với tinh bò nhập từ Mỹ và trung tâm Moncada. Vì vậy,
phẩm giống và chất lượng bò sữa của gia đình ông đạt tiêu chuẩn, có năng suất
cao và chất lượng sữa tốt. Trọng lượng trung bình khi trưởng thành đạt 500 –


12


600kg, màu long đa phần là màu khoang trắng đen, có 1 con trắng, và 4 con đen
tuyền điểm trắng ở trán và 4 chân. Độ tuổi trung bình khoảng 3 tuổi/đàn. Con
già nhất là 7 năm khai thác. Trong tổng đàn hiện bò của gia đình hiện đang có 21
con bò trong thời kì vắt sữa, 8 con cao sản cho năng xuất sữa > 30 lít/con/ngày,
8 con có sản lượng sữa trung bình đạt khoảng 18 – 23 lít/con/ngày và còn lại là
bò đang cạn sữa sản lượng chỉ khoảng từ 10 – 15 lít/con/ngày. Sản lượng sữa
trung bình cả đàn là 500kg/ngày. Ngoài ra, cơ cấu đàn bò của gia đình còn có 6
bò chửa và cạn sữa, 1 bò tiêm kích thích lên giống chờ phối 6 bê con chưa cai
sữa, 6 bê hậu bị. Với cơ cấu đàn bò như vậy, ông đã tương đối yên tâm trong
công tác chọn lọc những con bò có sản lượng cao vào sản xuất. Với chu kỳ vắt
sữa 300-305 ngày đạt từ 6500 – 7000 kg, năng suất bình qn 23 lít/ngày. Hằng
năm, ơng ln chọn ra những con bò có sản lượng sữa cao từ 40 - 60
lít/con/ngày để đi thi hoa hậu bò do công ty tổ chức. Và cũng rất nhiều lần bò
của gia đình đạt giải. Đó là niềm vinh dự của gia đình ông. Đồng thời, niềm tự
hào đó cũng là nguồn động lực thôi thúc ông trong công tác chọn lọc các con bò
cao sản nâng cao chất lượng đàn bò nhà mình để có năng suất cao hơn và mở
rộng quy mơ.
II.
KHẢO SÁT CH̀NG NI
Tởng diện tích ch̀ng ni là 1500m 2 chia làm 4 khu, gồm 2 dãy chuồng bò,
một khu vắt sữa. Khu chuồng bê, khu chuồng bò tơ và chuông cách ly được xây
dựng liền kề nhau, nằm phía đối diện 3 khu chuồng còn lại.
Diện tích nhà kho rộng khoảng 200m 2 bao gồm 4 nhà kho, một chứa thức ăn thô
khô cho mùa đông, kho chứa cỏ alfalfa nhập, nhà để sữa sau khi vắt và nhà kho
còn lại chứa thức ăn hỗn hợp.


13


Khu nhà ở có diện tích tương đối khiêm tốn. Chia làm 3 phòng, một
phòng cho công nhân, phòng tiếp khách và phòng còn lại của gia đình ở. Tổng
diện tích nhà ở chỉ khoảng 100m2.
Hai dãy chuồng chính được thiết kế theo hệ thống mở của Cuba cũ để lại
được xây bằng bê tông kiên cố. Mái lợp bằng broximang cao 4,5m. Nền chuồng
được láng ximăng, nền bên trong chuồng được thiết kế dốc về giữa khoảng 3 0
theo hình chữ V tạo thành rãnh thoát nước dốc ra ngoài sân chơi theo rãnh đổ ra
bể biogas. Bên trong chuồng có nơi nghỉ ngơi cho bò. Chỗ này được thiết kế cao
hơn nền chuồng, có đệm lót bằng cao su để cho bò nghỉ ngơi. Các dãy chuồng
đều xây kín một bên đầu tường. Dọc 2 lối đi được bố trí máng ăn cho bò, bên
trong máng ăn khu dãy chuồng cho ăn thức ăn bổ sung có dây treo đá liếm.
 Khu nhà vắt sữa bao gồm sân chờ vắt sữa và nhà vắt sữa.
Nhà vắt sữa gồm 2 dãy chuồng, mỗi dãy có 8 ngăn. Ở giữa có lối đi và máng
ăn bổ sung khô dầu và thức ăn hỗn hợp cho bò vào vắt sữa. Phía trên có hệ
thống ống dẫn áp đến từng ngăn để bố trí nắp vào máy vắt sữa. Bên cạnh đó,
trong khu vắt sữa còn được bố trí máy nước cao áp vệ sinh khu vắt sữa và vệ
sinh tắm rửa cho bò sau khi vắt sữa.
Khu chờ vắt sữa, nơi này bò được lùa vào để chờ vắt sữa, sau mỗi lượt vắt
các con bò được đưa về các ô chuồng khác để ăn qua khu chờ vắt này. Ngoài ra,
đây còn là nơi cho cho ăn thức ăn bổ sung (như thức ăn hỗn hợp, ủ chua, rỉ mật,
bã bia…) của bò tơ, bò cạn sữa, bò cách ly. Phía trên chỗ cho ăn này được bố trí
mái che.
Nhà kho chứa cỏ khô được bố trí ở đầu dãy chuồng cho bò ăn thức ăn thô
xanh. Diện tích nhà kho này khoảng 50m 2. Nhà kho chứa thức ăn hỗn hợp và
khô dầu được bố trí liền kề luôn với nhà vắt sữa. Nhà chứa sữa sau khi vắt đồng

14



thời cũng là gian nhà tắm. 2 nhà này được bố trí liền kề luôn với nhà vắt sữa.
Việc bố trí này giúp cho công nhân thao tác các công việc được dễ dàng hơn. Vì
trong quá trình bổ sung thức ăn cho bò vào vắt sữa cần thao tác nhanh nhẹn và
liên tục. Còn một khu nhà còn lại được bố trí hở, nhà này phía dãy nhà ở, nằm
giữa nhà công nhân và nhà bếp. Nhà kho này có diện tích khoảng 120m 2 dùng
để chứa cỏ alfalfa nhập.
Khu chuồng bê, chuồng cách ly và chuồng dành cho bê tơ được bố trí ở phía
đối diện 2 dãy nhà chính. Riêng 2 ô chuồng bê: được xây kín gió hai mặt, cách
thiết kế này giữ ấm cho bê vào ban đêm, yếu tố rất quan trọng có thể tránh cho
bê mắc các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi thuỳ, viêm phổi cata cấp tính…
Bên trong chuồng có khung sắt để chậu sữa cho bê ăn, có hệ thống máng ăn cho
bê tập ăn thức ăn ủ chua, cỏ alfalfa, thô xanh.
Từ chuồng bê nhìn thẳng ra là khu sân chơi cho bê cai sữa và bò cách ly. Nơi
này được thiết kế bằng đất nện có cỏ mọc tự nhiên nhằm tạo một không gian
thích hợp cho bê con, đặc biệt điều này rất có lợi cho những con bò đang được
cách ly do bị bệnh chân móng. Bên cạnh chuồng bê được bố trí giàn cố định bò
để chữa trị cho bò. thường là bệnh liên quan đến chân móng.
Xát liền kề chuồng bê là chuồng bò tơ và bò cách ly. Khu này có diện tích
khoảng 120m2. Được bố trí một nửa có mái che và một nửa ngoài trời. Bò ở khu
này có chế độ chăm sóc riêng so với bò đang vắt sữa.
Phía cuối chuồng bò cách ly là hầm biogas. Toàn bộ hệ thống nước thải được
dẫn ra bể biogas này xử lý sau đó mới đổ ra khu vườn cỏ của gia đình.
Phía đối diện chuồng bò tơ và xát khu chờ vắt sữa là chuồng bò đẻ. Chuồng
này được lót rơm đêm rất dày và ấm áp. Có diện tích khoảng 25m 2. Kín gió về
mùa đông nhưng rất thoáng mát về mùa hè. Giáp với dãy nhà vắt sữa là đường

15



dẫn luân chuyển bò lên xe ôtô. Nơi này được bố trí đường lên dốc, phía trên cao
thiết kế bằng với thùng xe ôtô. Phía cuối có hố sát trùng cho bò đi qua. Nhằm
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình vận chuyển con vật đi nơi khác.
Nhìn chung: Khu chuồng bò của hộ gia đình nhà ông Tế thiết kế theo mô
hìn cũ nhưng khá hợp lý và hoàn thiện. Mô hình được thiết kế và xây dựng do
Cuba giúp đỡ, tuy đã rất lâu nhưng thiết kế còn rất kiên cố và còn rất phổ biến
hiện nay ở các trang trại bò nông hộ ở Mộc Châu. Với cơ sở như vậy đủ điều
kiện cho gia đình mở rộng quy mô đàn bò và gia đình đang học tập các kĩ thuật
mới để xây dựng củng cố lại quy mô cho thích hợp.

16


Sơ đồ trang trại của gia đình ông Tế

Khu
cách
ly

Khu chữa trị

Nhà bê con
chưa cai

Sân chơi
cho bê cai
sữa

3


2

Ghi chú: 1 – nhà bò đẻ
2 – kho chứa thức ăn thô khô dự trữ
3 – nhà tắm, nhà đổ sữa
4 – nhà kho chứa cám hỗn hợp và khô dầu
5 – đường dẫn bò lên xe ôtô

17

Khu cho ăn thức ăn thô xanh

4

Khu cho ăn thức ăn ủ chua, thức ăn
tinh, nơi nghỉ ngơi

Đường đi

5

Khu vắt sữa

1

Khu sân chờ
vắt

Khu luân chuyển bò sang các khu chuồng và sân chơi


Vườn lan

Nhà
khách

Nhà ở

Nhà công
nhân

Nhà kho

Nhà bếp

biogas

Khu
bò tơ

bê con cai
sữa

Khu sân chơi cho bê con,
bò cách ly


III.

KHẢO SÁT THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN


Thức ăn cho bò là một yếu tố then chốt trong chăn nuôi bò sữa. Nó ảnh
hưởng và quyết định đến sự sinh trưởng của đàn bò, đồng thời là yếu tố hàng
đầu tăng năng suất và chất lượng sữa. Gia đình ông Tế đã rất chú trọng đến vấn
đề này. Gia đình ông xây dựng hệ thống đồng cỏ không những đã đáp ứng đủ
nhu cầu thức ăn cho mùa hè mà còn có đử thức ăn để dự trữ vào mùa đông và
còn có khả năng đáp ứng cho mở rộng quy mô đàn bò. Bên cạnh đó, gia đình
ông cũng nhập thêm một số loại thức ăn bổ sung cho đàn bò. Cụ thể chúng tôi
xin phép được trình bày như sau:
• Thức ăn thơ xanh: Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm
canh chăm sóc đồng cỏ, trồng cỏ giống mới (Cỏ VA06, Cỏ Signal, cỏ zuzi...) và
đồng cỏ mọc tự nhiên để tăng thêm dinh dưỡng cho đàn bị. Khơng để lãng phí
đất bằng biện pháp thâm canh gối vụ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm,
nhờ đó năng suất cỏ đơng đã đạt 350 – 450 tấn/1ha. Các loại thức ăn này sau khi
cắt xong, đươc công nhân mang về cho bò ăn ngay. Một phần để lại phơi héo
cho bữa ăn sau. Cây ngô được trồng để sử dụng cho ủ chua, chứ khơng dùng
trực tiếp cho bò ăn.
• Thức ăn ủ chua: Ủ chua dự trữ thức ăn quanh năm, chủ yếu là thân cây ngô
chín sáp sau khi thu hoạch về được đem vào máy băm băm thành các đoạn nhỏ
khoảng 25 – 30cm để đem đi ủ chua. Cách thức ủ chua của gia đình rất đơn
giản, chỉ cần đem vào hố ủ, dùng máy rập nèn cho chặt rồi đậy bạt kín nấp đất
lên là được. Ủ chua khoảng 3 – 4 tháng mùa hè, đến mùa đông là có thể đem ra
dùng được. Diện tích hố ủ chua của gia đình khoảng 90m 3. Theo các công nhân
ở đây cho biết, một ngày họ cho bò ăn thức ăn ủ chua khoảng 15kg/con/ngày đối
với bò đang khai thác sữa.
o Bên cạnh ủ thân cây ngô, gia đình ông Tế còn tiến hành ủ chua bã mì. Bã
mì được ông mua của thương lái nhập từ Hà Nội lên được ông đem ủ dự

18



trữ thức ăn cho bò. Gia đình ông có 2 hố ủ thức ăn này với tổng thể tích là
50m3. Quá trình cho ăn bã mì được trộn lẫn với rỉ mật nhằm tạo độ ngon
miệng cho bò. công thức trộn là: 1 lít rỉ mật trộn với 15kg bột mì ủ . Với
khẩu phần bột mì ủ chua một ngày cho bò khai thác sữa là: 6kg/con/ngày
chia làm 2 bữa chính.
• Thức ăn hỡn hợp: do cơng ty chế biến thức ăn trực thuộc công ty CP giống
bò sữa Mộc Châu cung cấp. Giá thức ăn hiện tại là 6.800 đ/kg. Rất vinh dự cho
chúng tôi là được vào thăm dây chuyền sản xuất của nhà máy. Dây chuyền sản
xuất hiên đại gồm 2 máy có công suất: 4 và 2 tấn thức ăn/h về cơ bản đã cung
cấp đủ nhu cầu thức ăn hỗn hợp cho các hộ chăn nuôi bò sữa. Theo ông Tế cho
biết thì một ngày cần bổ sung 0,4 – 0,5 kg thức ăn hỗn hợp cho 1kg sữa. Gia
đình ông nhập khoảng 150 tấn/năm.
• Thức ăn khơ dầu: khơ dầu cũng được nhập khẩu từ công ty chế biến thức ăn.
Khô dầu bổ sung cho đàn bò cao sản. Khoảng 3kg/con/ngày chia làm 2 lần cho
ăn riêng vào lúc vắt sữa.
• Thức ăn dự trữ về mùa đông: là các sản phẩm ủ chua và rơm, cỏ khô thường
xuyên được dự trữ trên 40 tấn. Cây cỏ về mùa đông không phát triển nên việc
cung cấp cho bò thức ăn thô xanh vào vào đông là rất hiếm. Thức ăn cung cấp
chất xơ chủ yếu là các sản phẩm ủ chua và rơm khô dự trữ. Rơm khô cũng được
ông mua của các thương lái nhập từ miền xi lên.
• Rỉ mật, bã bia, đá liếm: các nguồn thức ăn bổ sung thêm chất dinh dưỡng,
khoáng chất cho đàn bò. Giá thành tảng đá liếm là 120.000 đ/tảng. Bã bia là
2.000đ/kg.
• Cỏ alfalfa nhập: cỏ được nhập từ Mỹ, do công ty phân phối cho. Một bánh có
trọng lượng khoảng 150kg với Giá thành là 6.000 đ/kg. Lượng nhập vào của gia
đình khoảng 12 tấn/năm. Ông Tế cho biết: “giá thành loại cỏ này cũng vừa lên,
do công ty hỗ trợ một phần nên giá mới được như vậy”. Khẩu phần cho đàn bò
là 5kg/con/ ngày chia làm 2 bữa chính sáng và chiều sau khi vắt sữa.


19


Nhận xét chung: thức ăn và khẩu phần ăn đều được áp dụng theo đúng quy
trình kĩ thuật chung mà công ty khuyến cáo và chỉ đạo thực hiện ngoài ra bằng
kinh nghiệm chăn nuôi của mình ông còn có những cải thiện cho phù hợp với
đàn bò của gia đình. Thức ăn gia đình ông Tế cung cấp cho đàn bò là rất đa dạng
và phong phú. Với các nguồn thức ăn dồi dào này, gia đình ông đã đảm bảo
được nhu cầu cho đàn bò đồng thời tăng năng suất và chất lượng sữa lên đáng
kể.
IV. KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂM SÓC KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG
1. Chăm sóc và nuôi dưỡng bò đang khai thác sữa
Buổi sáng: 4h công nhân lùa bò vào khu chờ vắt sữa, các con bò cao sản
được đưa vào vắt sữa trước. Tại đây, chúng được cung cấp thêm khô dầu và cám
hỗn hợp. Riêng đối với bò có sản lượng sữa thấp chỉ được bổ sung thêm cám
hỗn hợp mà không có khô dầu. Sau khi vắt sữa, bò được chuyển về dãy chuồng
1 để cho ăn cỏ alfalfa, ủ chua, bột mì ủ chua trộn với rỉ mật và nửa buổi sáng
(8h) bổ sung thêm cám hỗn hợp. Sau khi công nhân đi cắt cỏ về, đàn bò được
chuyển sang dãy chuồng 2 đẻ cung cấp thức ăn thô xanh. Thời gian này khoảng
9h30 – 10h sáng.
Quá trình cho ăn vào nửa đầu buổi chiều cũng lặp lại quá trình như buổi sáng.
Lặp lại từ 3h chiều lúc vắt sữa lần 2. Riêng buổi tối, cho ăn bổ sung thêm bã bia
khoảng 2 – 3kg/con.
Quá trình dọn dẹp vệ sinh chuồng buổi sáng là từ 6h - 7h và buổi chiều là từ 14h
– 15h. Phân bò được đem ra ngoài cánh đồng bón cho cỏ, vườn đào và các cây
thông trông ven đường của gia đình.

20



2. Chăm sóc bò tơ, bò cạn sữa
8h sáng sau khi đã dọn dẹp vệ sinh chuồng trại xong, đàn bò tơ và bò cai sữa
được sang sân chờ vắt sữa để ăn thức ăn bổ sung gồm: ủ chua, cỏ alfalfa và cám
hỗn hợp. Đối với cám hỗn hợp, khẩu phần của đàn bò này chỉ là 1,5 –
2kg/con/ngày. Cỏ ủ chua và cỏ alfalfa cũng cho ăn tự do như đàn bò đang khai
thác.
Đầu buổi trưa (9h30 – 10h), đàn bò sẽ được chuyển về chuồng của mình và
được cho ăn thức ăn thô xanh.
Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng bò về đầu buổi chiều cũng diễn ra như buổi
sáng. Bắt đầu từ 13h hàng ngày.
3.
Chăm sóc bê con
Quá trình chăm sóc bê con có nhẹ nhàng hơn, ngày cho bê ăn 3 bữa. Buổi
sáng (8h) là sau khi cho đàn bò tơ ăn xong và buổi chiều là sau khi hoàn tất các
công việc xong (17h) và buổi tối lúc sau khi cho bò ăn bổ sung bã bia xong
(21h). Bê con nhà gia đình ông đang ở giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi nên giai đoạn
này gia đình chủ yếu cho ăn bột sữa (sữa bò thay thế) hoà với nước ấm cho ăn
nhằm tiết kiệm kinh phí chăm sóc. Khẩu phần là 2 – 3kg/con/bữa. Ngoài ra, đàn
bê con này cũng được bổ sung cho tập ăn các loại cỏ khác như alfalfa, cỏ tươi và
ủ chua. Các con bê này đã tiến hành khử sừng ngay từ tuần đầu tiên bằng hoá
chất khử sừng chuyên dụng.
4.
Bò cạn sữa
Trước khi bò đẻ 2 tháng, tiến hành cạn sữa. Bước đầu vắt cạn sữa, rồi sau đó
tiêm thuốc ép cạn sữa vào bầu vú. Sau 2 hôm tiêm bò sẽ cạn sữa. Phương pháp
này nhanh và dễ áp dụng nên được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi.
5.
Quy trình vắt sữa
Áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, gia đình ông đang dùng giàn máy
vắt sữa cùng một lúc 5 con. Với quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,

tiết kiệm thời gian và công lao động góp phần vào tăng năng suất, hiệu quả kinh
tế cho gia đình.

21


Bò được vệ sinh bầu vú sạch sẽ trước khi vắt sữa. Các con bò bẩn quá, sau
khi vắt sữa xong mới được tắm giặt cho nó. Giải thích cho điều nghịch lý này,
ông Tế cho biết quá trình xảy ra phản xạ tiết sữa chỉ khoảng 3 – 4 phút, nếu khi
bò vào giàn vắt sữa mà tắm rửa cho nó trước sẽ mất rất nhiều thời gian và sẽ làm
giảm năng suất sữa của đàn bò.
Quá trình vận hành máy vắt sữa như sau: máy vắt sữa được nối với ống dẫn
áp được bố trí phía trên cao như đã trình bày ở trên. Tay trái cầm cổ góp, giữ cho
cân để tránh thoát khí khi mở van. Dùng ngón trỏ mở van trên cổ góp xuống,
nhanh chóng dùng tay phải đưa các núm vú chụp vào vú bò tránh để mất hơi làm
ảnh hưởng đến giàn máy và các máy vắt còn lại. Quá trình vắt sữa diễn ra
khoảng 5 phút. Khi con bò gần cạn sữa, dùng tay bóp trên 4 bầu sữa để cho sữa
xuống hết bể sữa nhằm tránh tình trạng còn sót sữa trong bầu vú rất dễ gây bệnh
viêm vú cho bò.
Quá trình vệ sinh máy vắt sữa: máy vẫn được nắp đặt giống lúc vắt sữa. Tuy
nhiên, thay vào việc vắt sữa bò, 4 núm vú được úp vào chậu nước sạch, lúc này
van ở trên cổ góp đang mở. Quá trình này nhằm rửa sạch phần bên trong các ống
dẫn. Sau đó, tháo các ống dẫn vệ sinh trong và ngoài bình cho sạch sẽ bằng nước
sạch. Trong quá trình vệ sinh tránh để cho nước vào bên trong phần cổ góp
không máy sẽ không hoạt động được. Nếu nước vào thì phải tiến hành tháo máy
lau khô sạch sẽ rồi nắp lại. Sau khi máy được vệ sinh sạch sẽ, tiến hành úp thùng
và các dụng cụ của máy ra nơi khô ráo sạch sẽ để sử dụng cho lần sau.
• Lịch vắt sữa hàng ngày: 4h sáng và 15h chiều
• Sản lượng sữa:
o Sản lượng trung bình: 23kg/con/ngày

o Sản lượng đàn cao sản: > 27kg/con/ngày. Con đạt cao nhất tại thời điểm
hiện tại là 36kg/con/ngày.
o Sản kượng sữa đàn trung bình từ 18 – 23kg/con/ngày
o Sản lượng sữa đàn đang trong thời kì cuối của chu kì: <15kg/con/ngày.
Những chú ý trong quá trình vắt sữa: những con bị viêm vú sẽ vắt riêng bằng
tay. Sữa này sẽ được cho bê con ăn. Tuy nhiên, không phải con bò bị viêm là

22


viêm cả 4 vú, nên trong quá trình vắt sữa, nếu vú nào bị viêm sẽ được chụp bao
bọc vú vào núm vú của máy trước khi máy vận hành vắt sữa nhằm không để cho
máy vắt vú sữa bị viêm hoà lẫn với sữa đạt chất lượng. Cách nhận biết vú bị
viêm khá đơn giản dựa vào kinh nghiệm là chính, tâm sự này là của công nhân ở
đây cho biết: những con vú có hiện tượng bất thường như bầu vú sưng to, đỏ,
khi sờ vào thì thấy cứng, bóp thấy con bò đau và rãy thì khi đó khẳng định bò bị
viêm vú. Có rất nhiều nguyên nhân viêm vú do thức ăn, do vệ sinh chăm sóc,
nhưng có một yếu tố khá nhạy cảm là khi vắt không triệt để, trong bầu vú còn
sót sữa, tình trạng này diễn ra một vài lần cũng gây hiện tượng viêm vú. Vì vậy
trong thao tác vắt sữa, giai đoạn cuối phải chú ý công đoạn vuốt bầu vú cho bò.
6.
Công tác thú y
 Phối giống bò: khi bò có hiện tượng lạ bỏ ăn hoặc ăn ít, kêu giống ầm ĩ, âm
hộ sưng đỏ có dịch chảy ra và đặc biệt là trong giai đoạn chờ phối… phán
đoán bò động dục. Cách ly sang chuồng riêng. Tiến hành phối sau 6 – 12
tiếng kể từ khi có hiện tượng động dục. Phương pháp phối giống: thụ tinh
nhân tạo. Thú y viên của công ty sẽ về phối giống cho bò của gia đình, tinh
trùng được nhập từ Mỹ hoặc trung tâm Moncada… sau khi phối, bò được ghi
chép nguồn gốc rõ ràng. Trường hợp nếu là bò tơ phối giống lứa đầu và lứa 2
thì phối giống bằng tinh giới tính nhập từ Mỹ, có tỉ lệ >85% bê con đẻ ra là

bê cái. Thường giá một liều tinh cọng dạ giới tính rất đắt, khoảng
40USD/liều. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi bò được hỗ trợ hoàn toàn giá thành
liều tinh đó.
 Bên cạnh đó, mỗi còn bò được sinh ra đều được công ty đóng bảo hiểm 700
nghìn VNĐ/bò/năm. Việc loại thải bò, hay bò chết, có dịch cần tiêu huỷ đều
phải báo cáo lên công ty để giải quyết. Tuỳ theo mức độ, tuổi bò, thời gian
khai thác mà được bồi thường mức tiền nhất định hỗ trợ gia đình.
 Điều trị bệnh: các bệnh thường gặp ở bò sữa gia đình ông Tế là bệnh viêm
vú, bệnh thối móng, bệnh liên quan đến sản khoa…

23


×