Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận Hoạt động vận tải hàng hoá Bắc- Nam bằng container tại Công ty Dịch vụ Vận tải Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.33 KB, 22 trang )

I Giới thiệu về Công ty dịch vụ vận tải Trung ương:
1. Hoàn cảnh ra đời:
Thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ 6 Đảng CSVN năm 1986, cả
nước ta bắt tay vào công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới
quản lý kinh tế, xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế
thị trường theo định hướng XHCN, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý
với nhiều thành phần kinh tế có sự điều tiết của Nhà nước. Thực hiện
nghị quyết đại hội lần thứ 6 Đảng CSVN năm 1986, cả nước ta bắt tay
vào công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới quản lý kinh tế,
xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường theo
định hướng XHCN, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý với nhiều thành
phần kinh tế có sự điều tiết của Nhà nước.
Bé giao thông vận tải thực hiện đường lối đổi mới của Đảng bằng
nhiều chủ trương, trong đó có việc giảm biên chế khối hành chính sự
nghiệp, chuyển chức năng quản lý kinh tế kỹ thuật trực tiếp xuống các
doanh nghiệp, thành lập một số doanh nghiệp mới.
Còng trong thời điểm này hệ thống dịch vụ vận tải đang bị khủng
hoảng, do đó Bộ có chủ trương thành lập một đơn vị dịch vụ vận tải
Trung ương để phối hợp hoạt động của 3 Công ty Đại lý vận tải I, Đại lý
vận tải II, Đại lý vận tải III nhằm phát triển ngành dịch vụ vận tải, đáp
ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong thời kỳ mới.
Xuất phát từ yêu cầu trên, ngày 16/12/1987 Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải đã ký quyết định số 2339A QĐ/TCCB thành lập CÔNG
TY DỊCH VỤ VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG ( cùng với việc giải thể Trung
tâm điều hoà vận tải của Bộ), trụ sở đóng tại Hà Nội, tổng số CBCNV
chỉ có 40 người được điều động từ các Vụ ở Văn phòng Bộ chuyển sang.
2. Nhiệm vụ khi thành lập:
Trong quyết định thành lập nói trên, Bộ GTVT đã giao cho Công ty
- Liên doanh, liên kết trên cơ sở hợp đồng kinh tế với các tổ chức
vận tải, cá chủ hàng, các ga cảng, các tổ chức dịch vụ giao nhận, kho
bói… của Trung ương và địa phương để thực hiện liên hiệp vận chuyển


hàng hoá ( kể cả hàng hoá xuất nhập khẩu ) từ kho hàng Trung ương đến
kho hàng cơ sở và chiều ngược lại). đến kho hàng cơ sở và chiều
ngược lại).
- Nhận uỷ thác của chủ hàng và chủ phương tiện tổ chức thực hiện các
dịch vụ vận tải, dịch vụ hàng hoá, hàng Bắc- Nam, hàng nặng, thiết bị
toàn bộ, dịch vụ giao nhận xếp dỡ, đóng gói, bảo quản và bãi gửi hàng
trong quá trình tiếp nhận, vận tải và giao thẳng tới đích.
II Quá trình hình thành và phát triển:
Quá trình hoạt động của công ty chia thành 2 giai đoạn
1. Công ty Dịch vụ Vận tải Trung ương do Nhà nước quản lý từ năm
1987-2000
2. Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Trung ương với 18% vốn Nhà nước
tại Công ty hoạt động theo luật Doanh nghiệp từ năm 2001.
Từ năm 1993-1997
- Năm 1993 toàn quốc thực hiện bước chuyển mạnh về đổi mới quản lý,
sắp xếp laij các doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định 388/HĐBT ngày
20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Giải thể những doanh nghiệp làm
ăn yếu kém, thua lỗ. Thành lập lại những doanh nghiệp SXKD có hiệu
quả.
Đây là bước ngoặt quan trọng đối với Công ty vì lúc đó chỉ có sự
lùa chọn duy nhất giữa 3 con đường là thành lập lại hay giải thể hoặc sáp
nhập vào doanh nghiệp khác.
Đến ngày 2/8/1993 Bé giao thông vận tải có quyết định 1542QĐ/TCCB-
LĐ thành lập Công ty Dịch vụ Vận tải Trung ương là một doanh nghiệp
Nhà nước.
- Năm 1993, Công ty thành lập thêm 1 đơn vị trực thuộc là Chi nhánh
Công ty tại TP.Hồ Chí Minh.
- Năm 1995 Bé Giao thông vận tải thành lập Tổng Công ty Dịch vụ vận
tải. Trong đó Công ty dịch vụ vận tải Trung ương là một thành viên của
Tổng Công ty.

- Năm 1997 Bộ giải thể Tổng công ty Dịch vụ Vận tải, Công ty Dịch vụ
Vận tải Trung ương lại trở về trực thuộc Bộ Giao thông vận tải như
trước.
Trong giai đoạn này, Công ty mở rộng liên doanh, liên kết với các
đối tác trong và ngoài nước, đầu tư thêm trang thiết bị mới để mở rộng
sản xuất kinh doanh:
- Ký hợp đồng đại lý cho hãng DANZAS của Thụy Sỹ
- Liên doanh với 3 đối tác trong và ngoài nước là:
+ Công ty điện tử Hà Nội (HANEL)
+ Hai đối tác Nhật bản là Công ty SUMITOMO và SUZUYO để
thành lập Công ty liên doanh Tiếp vận Thăng Long (DROCO)
- Thành lập Xí nghiệp Dịch vụ cơ khí trên cơ sở của Xưởng cơ khí
thuộc Xí nghiệp Đại lý vận tải- Vật tư kỹ thuật .
- Đầu tư mua 1 chiếc tàu biển chở hàng khô trọng tải 1200T mang tên
VINAFCO-12.
Năm 1998- 2000
Đây là giai đoạn thay đổi lớn về cơ cấu đầu tư, chuẩn bị cho cổ
phần hoá Công ty trong những năm cuối của thập kỷ 90, hệ thống các
doanh nghiệp hoạt động dịch vụ phát triển rất nhanh, đa dạng, nhiều
thành phần, chất lượng dịch vụ được nâng cao. Công ty dịch vụ vận tải
Trung ương đứng trước thách thức của sự cạnh tranh quyết liệt.
Để tồn tại và phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tập thể
lãnh đạo Công ty đó tỡm những giải pháp tích cực. Đặt ra mục tiêu cần
tập trung giải quyết:
- Nhanh chóng đào tạo đội ngò cán bộ quản lý, điều hành cho trước mắt
và lâu dài, coi đây là yếu tố quan trọng nhất để tồn tại và phát triển vững
chắc.
- Xây dựng kế hoạch, quy mô phát triển trước mắt và lâu dài của Công
ty
- Mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ gìn uy tín với

khách hàng.
- Đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất.
- Chuẩn bị tư tưởng, nhận thức đúng đắn cho tập thể CBCNV để chủ
động chuyển sang Công ty cổ phần theo chủ trương của Đảng và Chính
phủ.
Về đầu tư: Tổng số vốn đầu tư trong 3 năm : 58.410.381.927đ
- Đầu tư dây chuyền vận chuyển NH3
- Đầu tư thêm kho, bãi, xe tại Xí nghiệp Đại lý vận tải – Vật tư kỹ thuật
- Mua máy cắt phôi, dàn cỏn thộp, lũ đốt phôi, cho XN Dịch vụ CKK
- Bán 3 tàu biển VINAFCO 01, 02, 12 để bổ sung vốn đầu tư đội tàu
container trong đó: mua tàu chở Container thứ nhất trọng tải 4119T –
240 TEU
- Mua trên 500 vá container
Những hạng mục đầu tư đưa vào sử dụng đã mang lại hiệu quả rõ
rệt, khẳng định sự đầu tư đúng đắn trong quyết định đầu tư đúng mục
tiêu, đúng hướng của lãnh đạo công ty.
Về tổ chức:
- Cuối năm 2000 thành lập XN Dịch vụ container và vận tải biển nay là
XN vận tải biển để quản lý, khai thác đội tàu container.
- Căn cứ nhu cầu công tác và khả năng phát triển SXKD, Bé Giao
thông vận tải đã quyết định chuyển chức Giám đốc Công ty thành Tổng
Giám đốc Công ty và chức danh Phó giám đốc thành Phó tổng giám đốc
Công ty.
Chuẩn bị cho việc cổ phần hoá DNNN Công ty Dịch vụ Vận tải TW
Nhận thức được tính ưu việt của hình thức cổ phần hoá, và đặc
điểm quy mô SXKD của Công ty. Lãnh đạo Công ty thông qua Đại hội
CNVC đã quyết định thành lập Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp để
làm các thủ tục chuyển Công ty thành Công ty cổ phần.
Năm 2001
Năm 2001 là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển

của Công ty, đó là việc chuyển đổi từ Công ty Dịch vụ vận tải TW sang
Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải TW, từ DNNN sang Công ty cổ phần
theo chủ trương đổi mới, phát triển doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước,
theo sự chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải. Công ty đã thay đổi, phát
triển về nhiều mặt như vốn, tài sản, đầu tư, lao động, thu nhập và đặc
biệt là hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty cổ phần.
Về vốn:
Từ mét DNNN với số vốn Nhà nước 3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí
cổ phần hóa và cổ phần ưu đãi cho người lao động, vốn Nhà nước còn lại
là 1,8 tỷ. Khi chuyển sang cổ phần, Công ty đã phát hành cổ phiếu, huy
động thêm 8,2 tỷ đồng của các cổ đông là CBCNV, nâng số vốn điều lệ
của Công ty lên 10 tỷ đồng. Từ một doanh nghiệp nhỏ đã trở thành một
doanh nghiệp vừa. Về vốn kinh doanh từ 81 tỷ đồng đã tăng lên 131 tỷ
đồng.
Về đầu tư:
Công ty đã phát triển nhiều dự án, tổng số vốn đầu tư năm 2001 lên
tới hơn 50 tỷ đồng.
- Mua thêm 1 tàu vận tải container trọng tải 5778T, sức chở 252 TEU
với số vốn 37,5 tỷ đồng.
- Hợp đồng thuê 10.000m2 đất tại khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc
Ninh để chuẩn bị xây dựng kho bói, bói container, xưởng sửa chữa
container.

Về tổ chức – lao động:
Theo điều lệ Công ty cổ phần, tổ chức của Công ty đã thay đổi so
với DNNN. Lãnh đạo Công ty bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản
trị, Ban Kiểm soát và Ban Tổng giám đốc. Các đơn vị thành viên đã
được hình thành và phát triển mạnh mẽ, trong đó có việc thành lập trung
tâm Thương mại và vận tải quốc tế.
Công ty tiến hành phân cấp quản lý, đã và đang hình thành 5 đơn vị

thành viên hoàn chỉnh là: Nhà máy Thép Hà Nội, XN vận tải biển, XN
đại lý vận tải vật tư kỹ thuật, Trung tâm Thương mại và vận tải quốc tế,
Công ty liên doanh Tiếp vận Thăng Long. Bên cạnh đó là các đơn vị phụ
thuộc, các chi nhánh được giao khoán doanh thu, chuẩn bị điều kiện cho
việc xây dựng một Tổng Công ty trong những năm tới.
So với năm trước, lao động tăng 16,3% (tổng số CBCNV Công ty
đã lên tới 356 người), thu nhập bình quân đầu người tăng 30,2% ( với
mức 1.621.000đ/người/thỏng), cổ tức đạt 20%/năm.
III Các hoạt động của công ty
1.Các hoạt động chính:
Trong giai đoạn đầu thời kỳ thành lập, Công ty cổ phần Dịch vụ vận tải
chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực vận tải, dịch vụ vận tải và thương mại.
a, Hoạt động vận tải:
Ngay từ khi thành lập công ty đơn thuần là một công ty hoạt động vận
tải, nghĩa là nhận chuyên chở hàng hoá theo yêu cầu của chủ hàng bằng
các phương tiện khác nhau như đường bộ, đường biển,… trong nước.
Công ty đã thành lập xí nghiệp đại lý vận tải vật tư kỹ thuật để tiến
hành chuyên chở hàng hoá chỉ đến các cảng biển, cảng sông, nhà ga,rồi
giao cho chủ hàng.
b, Hoạt động dịch vụ vận tải:
Trong quá trình vận tải, công ty đã tiến hành mở rộng hoạt động lĩnh
vực dịch vụ vận tải. Bên cạnh hoạt động nhận hàng để chuyên chở đến
những nơi mà chủ hàng chỉ định, người làm dịch vụ vận tải còn thay mặt
chủ hàng tổ chức vận tải đưa hàng từ kho đến kho theo yêu cầu của chủ
hàng.
Như vậy, người làm dịch vụ vận tải không chỉ là người chuyên chở
hàng hoá mà còn là người đứng ra chịu trách nhiệm đưa hàng từ cảng
biển, ga,… đến tận kho hàng cuối cùng, trong đó họ còn phải hoàn thành
mọi thủ tục để hàng hoá có thể đến tận tay người nhận hàng như thủ tục
hải quan, vận chuyển, kiểm tra hàng,….

c, Hoạt động thương mại
Công ty không dừng ở các hoạt động trên mà còn tham gia vào lĩnh
vực thương mại, vừa kết hợp vận tải với thương mại, mua của người sản
xuất và bán cho người tiêu dùng.
Người làm dịch vụ vận tải cũng là người khớp nối sản xuất với tiêu
dùng, phát hiện ra thị trường sản xuất và tiêu thụ, sau đó đưa hàng từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu dùng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Ví dụ: Năm 1987, Đông Âu gặp khó khăn, hợp đồng muối giữa công ty
và khách hàng ở Đông Âu bị giảm sút, nguồn muối ở các nơi tồn đọng
rất nhiều. Trong khi đó, Nhà máy hoá chất Việt Trì lại rất cần loại muối
này để sản xuất. Nhà máy đã từng lấy muối ở Hải Hậu, Nghệ Tĩnh, vì địa
điểm gần với nhà máy, nhưng hàm lượng muối có chất lượng thấp và giá
thành lại cao. Nắm được tình hình này, công ty đã tổ chức ký hợp đồng
chở muối từ Nha Trang đến bán cho Nhà máy Hoá chất Việt trì.
Từ đó, công ty đã thấy rằng việc kết hợp 3 hoạt động trên sẽ làm
tăng thêm doanh thu cho công ty, đồng thời làm cho công ty ngày càng
mở rộng và phát triển thêm nhiều lĩnh vực hoạt động.
2. Hoạt động đầu tư:
Sau khi củng cố hoạt động dịch vụ vận tải, công ty bắt đầu tiến
hành đầu tư những phương tiện chính sau:
- Đầu tư cho xí nghiệp vận tải ụtụ: mua sắm thờm ụtụ tải với trọng tải
lớn để tăng cường thêm cho hoạt động vận tải đường bộ.
- Đầu tư phương tiện vận tải đường biển: mua thêm tàu container, tàu
chở hàng rời để chủ động trong việc chuyên chở và sắp xếp lịch tàu, đáp
ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
- Đầu tư kho bãi và xếp dỡ: để dùng trong các hoạt động của công ty
hoặc có thể cho thuê kho bãi như cảng Hà Nội
Trong giai đoạn này, công ty bắt đầu hình thành hoạt động kho bãi,
xếp dỡ bên cạnh các hoạt động vận tải và dịch vụ vận tải.
3.Hoạt động liên doanh, liên kết:

Liên doanh với nước ngoài và làm đại lý cho nước ngoài chủ yếu về vận
tải ( như hãng Nhật bản Sumimoto và hãng vận tải DANZAS). Đồng
thời công ty cũng tổ chức vận tải ra nước ngoài, dich vụ vận tải quốc tế,
chở hàng từ Việt Nam ra nước ngoài và tiến hành hoạt động thương mại
quốc tế.
Tại thời điểm này, công ty cũng mở rộng sang một số lĩnh vực vật
liệu xõy dựng và gia công vật liệu xây dựng (xây dựng Nhà máy Thép).
4. Về khách hàng của công ty:
Do công ty xuất phát từ Bộ Giao thông vận tải, nên thời gian đầu
khách hàng của công ty thường là khách quen như:
- Tổ chức vận tải lương thực từ miền Nam ra Bắc, thuê vận tải từ
kho miền Nam ra kho miền Bắc ở Hải phòng, Hà Nội.
- Vận tải xi măng Bắc – Nam, lấy xi măng Hoàng Thạch vận
chuyển vào miền Trung và miền Nam cho chủ hàng
Trong quá trình hoạt động, công ty đã tìm hiểu thêm thị trường
và được biết các ngành công nghiệp Việt Nam cần nguyên liệu sản xuất,
như Nhà máy hoá chất Việt Trì cần muối, công ty đã lấy muối từ Nha
Trang(Hũn Khúi, Cam Ranh) vận chuyển đến Nhà máy. Từ đú,cụng ty
đã thiết lập được các mối quan hệ khách hàng không chỉ trong lĩnh vực
vận tải mà còn trong cả lĩnh vực thương mại.
Ngày nay, công ty đã phân loại khách hàng theo các lĩnh vực hoạt
động khác nhau:
- Các khách hàng về dịch vụ vận tải trong và ngoài nước, trong đó
có khách hàng thương mại
- Các khách hàng về vận tải đường bộ và kho bãi
- Các khách hàng về vận tải biển
- Các khách hàng về gia công vật liệu xây dựng
Số lượng khách hàng của công ty ngày càng nhiều và có nhu cầu đa
dạng phong phú, vì thế công ty phải không ngừng hoàn thiện mình để
đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

5. Về mặt tổ chức của công ty
Công ty đã tiến hành cổ phần hoá vào năm 2001, chuyển đổi từ
Công ty dịch vụ vận tải Trung ương sang Công ty Cổ phần Dịch vụ vận
tải Trung ương, từ DNNN sang Công ty cổ phần hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp và điều lệ của Công ty cổ phần.
Công ty bao gồm các bộ phận sau:
- Hội đồng quản trị: bao gồm những người góp vốn cao nhất trong
mét doanh nghiệp, họ có quyền quyết định phương hướng sản xuất của
công ty, quyết định lập kế hoạch đầu tư, xác lập các quĩ, huy động vốn
và thay mặt đại hội cổ đông để quản lý công ty.
- Ban tổng giám đốc: là những người được Hội đồng quản trị giao
nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu
đã đề ra. Ngoài ra, giúp việc cho ban tổng giám đốc cũn cú 3 phòng tham
mưu:
+ Phòng nhân chính: là phòng tổ chức và hành chính, thực hiện các
chế độ chính sách Nhà nước về tuyển dụng, tiền lương, sắp xếp
nhân sự,…; tham mưu cho lãnh đạo về xây dựng mô hình hành
chính; đảm bảo hoạt động bình thường của công ty ( về cơ sở hạ
tầng, tài liệu, công văn,…)
+ Phòng Tài chính kế toán: tham mưu cho lãnh đạo quản lý thu chi
đúng nguyên tắc; tham mưu trong việc đạt hiệu quả sản xuất kinh
doanh; đảm bảo quản lý vốn, vay, trả vốn.
+ Phòng thị trường kế hoạch đầu tư: tìm kiếm hướng phát triển
chiến lược lâu dài; lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn; tham mưu
cho lãnh đạo thực hiện các kế hoạch; lập dự án đầu tư theo chế độ
Nhà nước.
- Các xí nghiệp:
+ Xí nghiệp đại lý vận tải: là đơn vị hoạt động về dịch vụ vận tải,
vận tải đường bộ và kho bãi trong nước.
+ Trung tâm thương mại dịch vụ vận tải quốc tế: hoạt động về

thương mại, dịch vụ vận tải trong và chủ yếu là nước ngoài.
+ Nhà mỏy thép: hoạt động sản xuất và gia công vật liệu kỹ thuật
+ Xí nghiệp vận tải biển: hoạt động về vận tải, dịch vụ vận tải bằng
đường biển
+ 3 chi nhánh ở Nha trang, Sài Gòn, Hải phòng: hoạt động kinh
doanh tại địa phương và làm đại diện cho công ty giải quyết các
phát sinh về kinh tế tại khu vực.
S T CHC CA CễNG TY
Hội đồng quản trị
Ban tổng giám đốc
Phòng nhân
chính
Phòng TCKT Phòng
TTKHĐT
XN
vận tải
biển
XN đại
lý vận
tải
VTKT
Trung
tâm
DVVT
quốc tế
Nhà
máy
thép
3 chi
nhánh

IV. Kết quả thực tập
Qua thời gian thực tập tại công ty dịch vụ vận tải Trung ương, em
nhận thấy công ty hoạt động có hiệu quả kinh tế cao thể hiện qua mức
doanh thu năm sau bao giê cũng lớn hơn năm trước. Từ một DNNN với
số vốn Nhà nước là 3 tỷ đồng, khi chuyển sang Công ty cổ phần đã huy
động thêm vốn từ CBCNV lên 10tỷ đồng. Hiện nay vốn kinh doanh của
công ty đó lờn 131 tỷ đồng.
Đồng thời, công ty không ngừng hoàn thiện, mở rộng lĩnh vực hoạt
động để thích nghi với cơ chế thị trường, lấy mục tiêu đáp ứng tối đa nhu
cầu của khách hàng làm hàng đầu. Công ty luôn tôn trọng lợi Ých khách
hàng bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá
thành, đảm bảo thời gian, giữ uy tín với khỏch hàng.Cựng chia sẻ với
khách hàng những khó khăn phát sinh, hợp tác cùng giải quyết.
Công ty còn rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho lãnh đạo,
nhân viên thông qua các lớp học chính trị, ngoại ngữ, chuyên ngành,
quản lý,…để giúp cho nhân lực của công ty nắm bắt, cập nhập được
thông tin, tri thức mới, hiện đại trong lĩnh vực hoạt động của công ty nói
riêng và xã hội nói chung. Bên cạnh đó, tập thể lãnh đạo, CBCNV coi
trọng và gìn giữ đoàn kết nội bộ, gắn bó vì mục tiêu chung cao nhất là
xây dựng Công ty phát triển vững chắc, tồn tại lâu dài vì việc làm ổn
định và thu nhập ngày càng cao của người lao động.
Hiện nay, để hoà nhập cùng với ngành vận tải ngoại thương quốc
tế, công ty đã sử dụng phương thức vận tải bằng container ở phạm vi
trong nước, theo tuyến đường Bắc - Nam. Khối lượng hàng hoá chuyên
chở bằng container tại công ty chiếm khoảng 60% so với các hình thức
chuyên chở khác. Công ty còn thuyết phục các chủ hàng nên dùng loại
hình vận tải vì đó là phương thức vận tải an toàn, bảo đảm chất lượng
hàng hoá, bao bì hàng hoá và rút ngắn thời gian giao hàng. Tuy nhiên,
phương thức này còn rất nhiều hạn chế về tàu chở container, hiện nay tại
công ty chỉ có 2 tàu chở container 1 có trọng tải 57778T, sức chở

252TEU và tàu container 2 có trọng tải 4119T- 240TEU. Ngoài ra, các
điều kiện về cầu cảng, thiết bị xếp dỡ container ở một số cảng Việt Nam
còn thiếu thốn và chưa đồng bộ cũng là một lý do chưa thúc đẩy việc sử
dụng phổ biến phương thức này. Trong những năm tiếp theo, cùng với sự
đổi mới về cơ sở hạ tầng cho ngành vận tải, công ty sẽ phát triển mạnh
phương thức vận tải hàng hoá bằng container.
Trong tiến trình hội nhập với xu thế của thế giới ngày càng cao,
ngành vận tải biển nói riêng và đất nước ta nói chung sẽ phải thúc đẩy sự
phát triển của loại hình vận tải container để có thể làm ăn buôn bán với
các nước. Nhận thức được phần nào của xu thế đó, em quyết định chọn
đề tài luận văn: Thực trạng và phương hướng phát triển dịch vụ vận
tải container của Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải Trung ương.
Đề tài luận văn dự kiến sẽ chia thành 3 phần:
Phần I: Xu thế phát triển hình thức vận tải bằng container trên thế giới và
Việt Nam
Phần II: Hoạt động vận tải hàng hoá Bắc- Nam bằng container tại Công
ty Dịch vụ Vận tải Trung ương.
Phần III: Phương hướng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động vận
chuyển hàng hoá bằng container tại Công ty.

×