Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế của các hộ nông dân bị mất đất sản xuất do công nghiệp hóa và đô thị hoá tại xã Hợp Thịnh, Huyện Hiệp Hoà, Tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.16 KB, 58 trang )

Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu Nhà trường và
toàn các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế
Tài nguyên và Môi trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GVC.ThS Vi
Văn Năng đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho
tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện
Hiệp Hòa, UBND xã Hợp Thịnh và bà con nông dân trong xã, trong thời gian
tôi về thực tập nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu
thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan nên
chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất nhận được sự
thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hợp Thịnh, ngày tháng năm
Sinh viên
Vũ Thị Hưởng
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
i
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên


MỤC LỤC
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
ii
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
DANH MỤC BẢNG
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
iii
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiêt của đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế chung của đất nước, nền nông nghiệp
Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, có những lúc
tưởng nh bế tắc không có hướng giải quyết. Thế nhưng trong những năm gần
đây nhất là từ khi xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chuyển
sang cơ quản lý nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần có quản lý
của Nhà nước theo sự định hướng xã hội chủ nghĩa và rồi nước ta ra nhập tổ
chức thương mại thế giới (WTO) nền kinh tế nói chung, nông nghiệp và kinh
tế nông thôn nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Trong giai đoạn hiện nay nông nghiệp vẫn là một trong hai ngành sản
xuất vật chất giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, với trên 70%
dân số sống ở nông thôn và trên 50% lao động làm việc trong các ngành nông
nghiệp. Việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta hiện nay góp phần
không nhỏ vào việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Nó không những
cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho con người mà còn cung cấp
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.

Từ năm 1998, với cơ chế quản lý mới, hộ nông dân được coi là đơn vị
kinh tế tự chủ trong nông nghiệp, nông thôn góp phần hiệu quả nguồn lực vào
phát triển nông nghiệp. Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ về cơ chế quản lý kinh
tế của nhà nước theo cơ chế kinh tế thị trường thì kinh tế nông nghiệp nói
chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng ngày càng khẳng định rõ vai trò của
mình trong đời sống kinh tế - xã hội. Chính vì vậy có rất nhiều hộ trở nên giàu
có nhờ sử dụng tốt nguồn vốn, đất đai, lao động…. Vào sản xuất. Bên cạnh đó
còn một bộ phận khá lớn những nông hộ do thiếu tư liệu sản xuất, thiếu kinh
nghiệm sản xuất, lười biếng trong lao động dẫn đến gặp khó khăn trong sản
xuất, khó khăn trong đời sống sinh hoạt.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
1
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
Do vậy, vấn đề đặt ra là phải phát triển nông nghiệp nông thôn toàn diện,
đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huồng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp hợp lý với cơ cấu cây trồng và vật nuôi có hiệu quả trên cơ sở đảm
bảo diện tích cây trồng lương thực, tăng nhanh đàn gia sóc, gia cầm, khai thác có
hiệu quả nền nông nghiệp,gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến. Song để
làm được điều đó phải xác định được thực trạng kinh tế hộ kinh doanh, từ đó đưa
ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế nông hộ. Đặc biệt
trong tình hình thực tế hiện nay đã và đang diến ra quá trình chuyển đổi một phần
diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp phục vụ
cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá nông thôn trên phạm vi
cả nước, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế của các
nông hộ mất đất sản xuất nói riêng và của nông nghiệp nông dân nói chung.
Hợp Thịnh là một xã thuộc Huyện Hiệp Hoà, Tỉnh Bắc Giang. Các
nông hộ trong xã phần lớn là hộ thuần nông. Trong những năm gần đây, cùng
với sự phát triển chung của cả nước, kinh tế nông hộ trong toàn xã đã có bước

phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ hộ khá tăng lên đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm so
với những năm trước. Tuy nhiên kinh tế nông hé ở đây vẫn còn mang tính tự
túc, tự cấp do nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa khai thác triệt để
các nguồn lực. Hầu hết các nông hộ còn rụt rè trong sản xuất, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi chậm. Những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp
của xã giảm dần do chuyển đổi sang đất thổ cư, đất công nghiệp và đất cho
các khối cơ quan trong huyện xây dựng trụ sở vì vậy, lao động trong xã dư
thừa khi hết mùa vụ và đi làm thuê ở các nơi khác trong tỉnh và ngoài tỉnh,
điều đó đã làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và thu nhập của các hộ
nông dân trên địa bàn. Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để tìm ra
các biện pháp giải quyết tốtvà có hiệu quả trong phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn đối với địa phương nói chung và mỗi hộ nông dân trên địa
bàn xã nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “
Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế của các hộ nông dân bị
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
2
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
mất đất sản xuất do công nghiệp hóa và đô thị hoá tại xã Hợp Thịnh,
Huyện Hiệp Hoà, Tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng về hoạt động kinh tế của các hộ nông dân bị mất
đất do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hoá tại xã Hợp Thịnh, Huyện Hiệp
Hoà, Tỉnh Bắc Giang. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển kinh tế của các hộ đó trên địa bàn xã trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế- xã
hội của địa bàn nghiên cứu nói chung và của nông hộ nói riêng.

- Đánh giá đúng thực trạng hoạt động kinh tế của các hộ nông dân bị
mất đất do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hoá tại xã Hợp Thịnh, Huyện
Hiệp Hoà, Tỉnh Bắc Giang và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế của các hộ
đó trên địa bàn xã trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ nông dân bị mất đất do đô thị hoá trên địa bàn xã Hợp Thịnh,
Huyện Hiệp Hoà, Tỉnh Bắc Giang.
- Các vấn đề kinh tế, tổ chức có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng về hoạt động
kinh tế của các hộ nông dân bị mất đất do quá trình công nghiệp hóa và đô thị
hoá tại xã Hợp Thịnh, Huyện Hiệp Hoà, Tỉnh Bắc Giang và nguyên nhân của
thực trạng đó. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế
của các hộ đó trên địa bàn xã trong thời gian tới.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
3
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
-Phạm vi về không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn xã Hợp Thịnh, Huyện Hiệp
Hoà, Tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi về thời gian:
Đề tài tiến hành thu thập thông tin và các số liệu về tình hình chung của
xã trong 3 năm gần đây (2009 - 2011).
- Các số liệu đánh giá thực trạng về hoạt động kinh tế của các hộ nông
dân bị mất đất do đô thị hoá tại xã Hợp Thịnh, Huyện Hiệp Hoà, Tỉnh Bắc

Giang được tập trung trong năm 2011.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2012.
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu đề tài
1.3.3.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài trên cơ sở phân loại
và chọn ra những điểm nghiên cứu có tính chất điển hình cho tổng thể nghiên
cứu để có thể đưa ra được những số liệu có tính chất tổng quan nhất. Căn cứ vào
quy mô diện tích đất canh tác, đặc điểm của xã và các thôn, cách thức tổ chức
sản xuất, bố trí đất đai, kết quả, xu hướng và tiềm năng phát triển các khu công
nghiệp trên địa bàn xã nằm trong vùng dự án cụ thể ở 2 thôn đại diện cho khu
vực thu hồi đất nhiều nhất ở xã là thôn Đồng Đạo và thôn Đa Hội.
Tiến hành điều tra ở hai thôn mỗi thôn 30 hé theo các quy mô khác
nhau và được chia làm 3 nhóm:
Nhóm I: gồm 20 hộ bị thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp
Nhóm II: gồm 20 hộ bị thu hồi từ 30 - 40% diện tích đất nông nghiệp
Nhóm III: gồm 20 hộ bị thu hồi từ 40% diện tích đất nông nghiệp
Hộ không mất là hộ không có diện tích đất thu hồi.
1.3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
*Số liệu thứ cấp.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
4
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
- Các báo cáo của UBND xã Hợp Thịnh trong những năm gần đây về đất
đai, cơ sở hạ tầng, tình hình thu hồi đất tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về thu hồi đất.
- Các công trình nghiên cứu trước đây, có liên quan đến đề tài.
- Thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí
- Một số nguồn số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu Tài liệu thu thập Cách thu thập
Ban địa chính xã Hợp
Thịnh
Các số liệu về đất đai, tình
hình thu hồi đất đai của xã
Trực tiếp liên hệ, tổng
hợp từ các báo cáo
Văn phòng của UBND
xã Hợp Thịnh
Báo cáo tổng kết về kinhtế-
xã hội của xã qua các năm
Trực tiếp liên hệ, tổng
hợp từ các báo cáo
Ban thống kê xã Hợp
Thịnh
Các số liệu về hộ khẩu lao
động, kết quả hoạt động
kinh tế
Trực tiếp liên hệ, tổng
hợp từ các báo cáo
*Số liệu sơ cấp.
Phương pháp thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu
thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu ở xã thông
qua việc tiến hành xây dựng phiếu điều tra và tiến hành điều tra trong phạm vi
2 thôn có diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hồi đất nông nghiệp là thôn
Đồng Đạo, thôn Đa Hội. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp một thành viên hiểu
biết về nông nghiệp của gia đình, có sự đóng góp ý kiến của các thành viên
khác trong gia đình. Các số liệu này dùng để phân tích về thực trạng mất đất
sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trong xã, chuyển dịch cơ cấu đất
nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi, ngành nghề khác của các hộ do tác

động của quá trình mất đất sản xuất nông nghiệp.
1.3.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp số tuyệt đối : được dùng để đánh giá quy mô các hoạt
động nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
5
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
- Phương pháp số tương đối : để sử dụng để đánh giá về cơ cấu động
thái phát triển của các hiện tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp số bình quân : được sử dụng nhằm đánh giá bằng
phương pháp phân tổ liên quan đến hiện tượng nghiên cứu.
- Phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu chí phục vụ cho mục tiêu
nghiên cứu của đề tài
1.3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê và phân tích kinh tế : để phát hiện các tiềm
năng chưa khai thác hết trong nông hộ, từ đó đề ra các giải pháp phát triển
kinh tế nông hộ một cách hợp lý.
- Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh các yếu tố định lượng cũng
như các yếu tố định tính, các yếu tố định lượng so sánh với nhau qua các chỉ
tiêu được phản ánh bằng các con sè hoặc tương đối, các yếu tố định tính là
các yếu tố không xác định được bằng con số cụ thể, chúng được so sánh bằng
giác quan cảm nhận của người phân tích.
1.3.3.5 Một số phương pháp điều tra khác
- Nh phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thu thập ý kiến đánh giá
của người dân bị thu hồi đất, các tác nhân liên quan đến qúa trình thu hồi đất
ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của các hộ nông dân và tham khảo ý kiến
của cán bộ huyện và địa phương nhằm đánh giá, phâư tích những khó khăn,
thuận lợi trong quá trình thu hồi đất. Từ đó làm cơ sở đưa ra định hướng và

giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người dân trong
điều kiện thu hồi đất.
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp dự báo.
1.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dông trong nghiên cứu đề tài
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
6
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
1.4.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh
tế xã hội của xã
+ Tổng diện tích đất tự nhiên và các loại đất trong đó
- Diện tích đất nông nghiệp/ khẩu
- Diện tích đất canh tác/ hộ
- Diện tích đất canh tác/lao động….
- Số nhân khẩu, lao động bình quân hộ, tỷ lệ nhân khẩu/ lao động, trình
độ văn hóa của chủ hộ, của lao động chính….
- Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất và đời
sống của địa phương của nông hộ.
1.4.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế của các hộ
nông dân
- Giá trị sản suất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do
lao động nông nghiệp tạo ra trong thời kỳ nhất đinh thường là 1 năm.
Đối với nông hộ, tổng giá trị sản xuất bao gồm: giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành nghề và giá trị sản xuất của hoạt động
buôn bán dịch vụ.
Công thức tổng quát: GO =


=
n
i
ii
PQ
1
.
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
Pi là giá bán của sản phẩm thứ i
Đối với trồng trọt và chăn nuôi thì Qi bao gồm cả sản phẩm chính và
sản phẩm phụ được sử dụng đã quy đổi. Đối với sản xuất ngành nghề, giá trị
dở dang và giá trị phế liệu thu hồi. Đối với hoạt động buôn bán dịch vụ thì giá
trị sản xuất là toàn bộ doanh thu về các hoạt động buôn bán dịch vụ và doanh
thu cho thuê các phương tiện phục vụ cho hoạt động buôn bán.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
7
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch
vục được sử dụng trong quá trình sản xuất của cải vật chất và dịch vụ khác
trong thời kỳ sản xuất.
Công thức tổng quát: IC=

=
n
i
jj
PC
1

.
C
j
: là số lượng vật tư thứ j
P
j
: là đơn giá vật tư thứ j
Giá trị gia tăng (VA) là giá trị tăng thêm thu được sau khi đã trừ đi chi
phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó:
VA = GO - IC
Thu nhập hỗn hợp (MI) là phần thu nhập thuần tuý của hộ nông dân
sản xuất bao gồm cả lao động của hộ và lợi nhuận trong thời kỳ sản xuất.
MI = VA - (A + T) - tiền lao động ngoài (nếu có).
Trong đó - A là khấu hao tài sản cố định
- T là các khoản thuế phải nộp
Tỉ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian T
GO
= GO/IC
Tỉ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian T
VA
= VA/IC
Tỉ suất thu nhập hỗn hợp theo tổng chi phí T
MI
= MI/IC
1.4.3 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình thu, chi của các hộ nông dân
- Thu nhập của hộ, cơ cấu các khoản thu, thu nhập của hộ.
- Tổng chi của hộ, cơ cấu các khoản chi, chi tiêu của hộ.
- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình ăn, ở và tiện nghi sinh hoạt của nông hộ.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT

8
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã
Xã Hợp Thịnh nằm bao quanh Thị trấn Thắng Hiệp Hòa. Cách thành
phố Bắc giang 30km về phía tây bắc. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 957ha,
có trục đường quốc lộ 37, tỉnh lộ 295, 296, 275 chạy qua, xã Hợp Thịnh tiếp
giáp với 9 xã trong huyện đó là:
Phía Đông giáp xã Lương Phong, Thị Trấn
Phía Tây giáp xã Hoàng Vân, Thái Sơn, Hùng Sơn
Phía Nam Giáp xã Danh Thắng, Thường Thắng
Phía Bắc Giáp xã Ngọc Sơn, Hoàng An.
Nằm gần trung tâm huyện lỵ, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía nam.
Có điều kiện thuận lợi trong giao thông, giao lưu trao đổi hàng hóa dịch vụ,
có điều kiện tiếp cận nhanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ
mới. Đồng thời giúp các hộ phát triển kinh tế hàng hóa, dịch vụ. Điều kiện
này giúp cho kinh tế của xã phát triển nhanh và đặc biệt hơn nữa là giúp cho
các hộ nông dân nắm bắt được thông tin về thị trường, về công nghệ mới…
được nhanh hơn.
2.1.1.2 Tình hình khí hậu, thời tiết
Xã Hợp Thịnh nằm trong vùng Đông bắc bộ mang khí hậu nhiệt đới gió
muà, hàng năm có bốn mùa rõ rệt, có hai loại gió chính là gió Đông nam thổi
từ tháng 5 đến tháng 10, khoảng thời gian này mưa nhiều, chiếm khoảng 70 -
75% tổng lượng mưa cả năm, chủ yếu khoảng tháng 7, 8. Bên cạnh đó những
tháng này còn có mưa bão gây lụt lội. Từ tháng 11 đến tháng 4 là gió mùa
Đông bắc khi đó thời tiết khô lạnh, mưa Ýt, thời tiết lạnh nhất vào tháng
giêng và tháng 2, nhiệt độ trung bình khoảng 25 đến 26

0
C .
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
9
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
Với những đặc điểm về thời tiết khí hậu trên đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Thời tiết nh vậy thích hợp với
nhiều loại cây trồng và vật nuôi, giúp cho nông dân có thể đa dạng các sản
phẩm nông nghiệp. Song bên cạnh những thuận lợi đó, thời tiết cũng đã gây
cho nông dân những khó khăn nhất định về mùa màng thường gặp cho cây
trồng khi chuẩn bị thu hoạch, rồi khí hậu Èm ướt tạo điều kiện cho sâu bệnh,
dịch bệnh của cây trồng và vật nuôi phát triển.
Vào tháng giêng nông dân gieo mạ để chuẩn bị cấy vụ chiêm xuân
nhưng vào tháng này nhiệt độ thường thấp, trời lạnh làm cho cây mạ chậm
phát triển, thậm chí còn bị chết do quá lạnh, dẫn đến việc gieo cấy bổ sung
làm cho thời vụ không đồng đều khi thu hoạch, từ đó tạo điều kiện cho sâu
bệnh phát triển.
Nhìn chung, với điều kiện thời tiết như vậy, tuy có khó khăn nhưng
thuận lợi vẫn là cơ bản. Điều này cho phép nông dân ở đây vẫn tiếp tục tồn tại
và phát triển ngành nghề nông nghiệp của mình càng nhiÒu cây trồng vật
nuôi cho năng suất cao.
2.1.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng
Xã Hợp Thịnh là một xã trung du miền núi. Địa hình đồng ruộng xen
kẽ không bằng phẳng và thấp dần về phía tây nam của xã.
Nhìn chung đất đai của xã chủ yếu là đất pha cát, bạc mầu nặng nhất là
đất đai khu vực phía bắc và phía tây của xã. Đây cũng là điều kiện khó khăn
cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội

2.1.2.1 Tình hình phân bổ đất đai của xã
Đất đai là điều kiện quan trọng nó tham gia vào mọi hoạt động của con
người. Do đó việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải
hợp lý và hiệu quả. Mỗi địa phương có những thuận lợi khác nhau về địa
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
10
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
hình, chất đất, và phương hướng phát triển kinh tế xã hội, xã Hợp Thịnh cũng
vậy.
Toàn xã có diện tích đất tự nhiên là 957 ha, trong đó đất nông nghiệp
chiếm 70,4%. Vì vậy chủ yếu phát triển nông nghiệp. Đất nông nghiệp qua 3
năm biến động khá lớn diện tích giảm dần do chuyển sang đất xây dựng khu
công nghiệp, đất ở, đất xây dựng trụ sở cơ quan và một phần dành xây dựng
giao thông. Đất nông nghiệp giảm kéo theo đất nông nghiệp bình quân/hộ và
bình quân/ khẩu cũng giảm, điều đó gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống
của người dân nông thôn có thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Cụ thể qua 3
năm diện tích đất nông nghiệp giảm bình quân 1%/năm.
Diện tích đất phi nông nghiệp tăng mạnh. Đất ở năm 2009 là 84 ha,
chiếm 8,7% tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2010 tăng lên 95 ha, chiếm
9,9%. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân có cơ hội tích tụ đất đai, mở rộng
quy mô sản xuất và thâm canh tăng vụ.
Do dân số ngày một tăng, nhu cầu tách hộ cũng nhiều hơn. Ngoài việc
các hộ trao đổi, mua bán đất thổ cư cho nhau thì xã đã làm thủ tục bàn giao
một số diện tích đất cho các cơ quan đơn vị đưa vào sở dụng. Vì vậy qua 3
năm đất thổ cư tăng lên 11ha, chiếm 0,57%/năm. Đất chuyên dùng của xã
chiếm tỷ trọng 19,6%. Sở dĩ như vậy là do trên địa bàn xã có tới 17 đầu mối
vơ quan, đơn vị. Năm 2009 xã giải phóng mặt bằng khu trụ sở UBND xã mới
gần 1 ha.

Đất chưa sử dụng còn khá nhiều nhưng qua 3 năm diện tích đất nay đã
được khai thác sử dụng vào nuôi trồng thủy sản, làm gạch, ngói….cụ thể là 17
ha. Chủ yếu diện tích là đất đầm nước, từ đó tăng diện tích đất nuôI trồng
thủy sản, tăng thu nhập cho các nông hộ.
Qua biểu thống kê của xã cho thấy đất nông nghiệp bình quân/ hộ nông
dân , đất canh tác bình quân/ hộ nông nghiệp là vẫn cao. Điều này cho thấy
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
11
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông hộ. Tuy qua 3 năm số hộ làm nông
nghiệp giảm dần điều này giúp cho các hộ khác có thêm diện tích để canh tác.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
12
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt Yên
Bảng 1: Tình hình phân bổ đất và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm ( 2009 - 2011)
Chỉ tiêu ĐVT
2009 2010 2011 Tốc độ phát triển (%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người
CC
(%)
SL
(người

CC (%) 2010/2009 2011/2010 BQ
I. Tổng diện tích đÊt TN ha 957 100 957 100 957 100 100 100 100
1. Đất NN ha 688 71.9 668 69.8 656 68.5 97.1 100.9 99.0
a. Đất cây hàng năm ha 510 74.1 494 74 483 71.7 96.9 97.8 97.3
Đất 3 vô ha 250 49 241 48.8 235 48.7 96.4 97.5 97
Đất 2 vô ha 210 41.2 208 42.1 205 42.4 99 98.6 98.8
Đất chuyên màu ha 50 9.8 45 9.1 43 8.9 90 95.6 92.8
b. Đất vườn tạp ha 162 23.5 151 22.6 151 22.4 93.2 100 96.6
c. Đất nuôi trồng thuỷ sản ha 16 2.3 23 3.4 40 5.9 143.8 173.9 158.8
2. Đất thổ cư ha 84 8.8 90 9.4 95 9.9 107.1 105.6 106.3
3. Đất chuyên dùng ha 167 17.5 176 18.4 181 18.9 105.4 102.8 104.1
4. Đất chưa sử dụng ha 18 1.9 16 1.7 0 0 88.9 0 44.4
II. Một số chỉ tiêu bình quân m
2
1. Đất NN/khẩu NN Sào/hộ 0.08 0.09 0.11
2.Đất canh tác/khẩu NN Sào/hộ 0.06 0.07 0.08
3. Đất NN/ hé NN Sào/hộ 0.37 0.41 0.49
4. Đất canh tác/hộ NN Sào/hộ 0.28 0.3 0.35
(Nguồn : Ban địa chính xã)
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế & PTNT
13
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
2.1.2.2 Tình hình hộ khẩu và lao động của xã
Trong những năm vừa qua do tác động của quá trình đô thị hoá đã làm
cho dân số và lao động của xã có sự biến động rõ rệt . Đến ngày 31/12/2011,
xã Hợp Thịnh có t dân số là 11.241 người. Tổng số hộ là 2.869 hé. Theo xu
hướng của toàn xã hội, dân số và số hộ của xã cũng tăng dần lên theo thời
gian qua 3 năm số hộ của xã tăng lên 154 hộ và nhân khẩu tăng 414 người.
Do là một xã nông nghiệp, ngành nghề chủ yếu là thuần nông nhưng

với xu thế phát triển chung của huyện thì số hộ nông nghiệp giảm dần do các
hộ chuyển đổi mục đích đất sang đất thổ cư, đất công nghiệp, đất làm trụ sở
cơ quan từ đó số hộ buôn bán và các dịch vụ tăng dần qua các năm.
Nguyên nhân cơ bản của sự thay đổi đó là quá trình đô thị hoá ngày càng
nhanh ở xã Hợp Thịnh.
Do số nhân khẩu nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn nên số khẩu nông
nghiệp chiếm 53,7% tổng nhân khẩu của xã. Số nhân khẩu này giảm dần qua
3 năm là do số hộ nông dân giảm và số nhân khẩu bình quân một hộ làm nông
nghiệp cũng giảm . Còn về lao động (chỉ xét trong độ tuổi), mặc dù số lao
động đến tuổi lao động rất nhiều, song do số hộ nông nghiệp giảm và lao
động dư thừa trong nông thôn chưa có việc làm.
Xã đã liên kết với nhiều nơi mở lớp các lớp tập huấn khuyến nông,
tuyển lao động đi nước ngoài, hoặc lao động đã đi làm thuê trong và ngoài xã.
Vì vậy mà lao động nông nghiệp giảm 5%/năm và lao động ngành nghề tăng
dần qua 3 năm. Chiếm tỷ trọng 11,1% trong tổng số lao động trong độ tuổi là
lao động và lao động làm các ngành nghề như giáo viên, bộ đội, công nhân
vì vậy mà số hộ nông nghiệp của xã không phải lo về thị trường đầu ra cho
nông phẩm của mình.
Qua bảng 2 cho thấy tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm có
những thay đổi cụ thể thông qua các số liệu đã phản ánh khá rõ.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
14
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
15
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt Yên
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã hợp thịnh qua 3 năm 2009 - 2011.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh %
SL(người) CC% SL(người) CC% SL(người) CC% 2010/2009 2011/2010 BQ
I. Tổng số hộ
2.71 100 2.765 100 2.86 100 101.84 103.76 102.8
1. Hộ thuần nông
1.85 68.14 1.63 58.95 1.38 48.1 88.11 84.66 86.39
2. Hé NN - Ngành nghề
395 21.35 410 25.15 437 31.67 103.8 106.58 105.19
3. Hé NN - BBDV
416 105.32 525 128.05 542 12.40 126.2 103.238 114.72
4. Hé phi nông nghiệp
54 12.98 200 38.1 510 94.10 370.37 255 312.69
II. Tổng số nhân khẩu
10.82 100 11.10 100 11.24 100 102.6 101.19 101.9
Trong đó NK - NN
8.58 79.25 7.15 64.37 6.037 53.71 83.33 84.434 83.88
III. LĐ trong tuổi
5.63 100 5.66 100 5.75 100 100.64 101.53 101.09
1. LĐ nông nghiệp
4.22 74.99 3.68 64.98 3.45 59.97 87.21 93.69 90.45
2. LĐ tiểu thủ công nghiệp
592 14.02 615 16.7 639 18.52 103.89 103.90 103.89
3.LĐTM- D vô
416 70.27 819 133.17 1.03 16.26 196.88 126.86 161.87
4.LĐ khác
400 96.15 550 67.16 625 60.15 13.75 113.63 125.57
IV. Một số chỉ tiêu BQ
Khẩu NN/hộNN
3.2 2.7 2.5
LĐNN/hộNN

1.6 1.4 1.4
(Nguồn : Ban thống kê xã)
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế & PTNT
16
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã
Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện trình độ, năng lực sản xuất cũng như sự
phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cơ sở vật chất là điều kiện không thể
thiếu được trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Mức trang bị cơ
sở vật chất kỹ thuật ngày càng cao thì sản xuất càng phát triển, năng lực phát
triển kinh tế xã hội càng nhiều. Tuy nhiên, việc trang bị cơ sở vật chất kỹ
thuật phải đảm bảo tính hợp lý và đồng bộ phù hợp với trình độ quản lý và
điều kiện sản xuất cụ thể của từng vùng, từng địa phương thì mới đem lại hiệu
quả kinh tế cao.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay một
vùng, một địa phương thì hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết và trực tiếp phục vụ
cho sản xuất kinh doanh đó là: hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông vận
tải, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng phục vụ
giao lưu buôn bán, cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục, cơ sở hạ tầng phục vụ y tế,
cơ sở hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước với
mục tiêu phát triển kinh tế đi theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thực
hiện mục tiêu phấn đấu của hu yện đến năm 2011 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn
mới vì vậy xã đã xây dựng hàng loạt hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ để đáp
ứng với tiêu chuẩn của một nông thôn mới. ĐÕn nay, nhìn chung hệ thống cơ
sở hạ tầng của xã đã tương đối đầy đủ, là điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế của xã nói riêng và của huyện nói chung.
Về giao thông : Xa Hợp Thịnh có 1 trục đường quốc lộ, 3 trục đường

tỉnh lộ chạy qua tạo điều kiện cho viêc giao lưu, trao đổi hàng hoá dịch vụ của
xã với các vùng xung quanh, tạo điều kiện cho thương mại dịch vụ phát triển.
Hệ thống đường giao thông trong các thôn xóm đã được bê tông hoá cơ bản,
tạo điều kiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân. Song bên
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
17
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
cạnh đó còn một số khu chưa được đầu tư nên đường đi là đường đất, nên về
mùa mưa việc đi lại gặp khó khăn. Đây là vấn đề đòi hỏi các cấp lãnh đạo nên
cùng nhân dân giải quyết. Tổng số chiều dài đường được bê tông hoá toàn xã
11km. Một số thôn đã bê tông hoá gần đạt 100%.
Qua biểu 3 cho thấy cơ sở vật chất của xã được đầu tư xây dùng trong 3
năm thống kê tăng đáng kể cả về số lượng được thể hiện nh sau:
Bảng 3: Tình hình cơ sở vật chất hạ tầng của xã
qua 3 năm: (2009 - 2011)
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 Tốc độ phát triển (%)
SL
Giá trị
tr.đ
SL
Giá trị
tr.đ
SL
Giá trị
tr.đ
10/09 11/10 BQ
1.Đường quốc lộ km 2.5 2,5 2,5
2. Đường tỉnh lộ km 7,5 7,5 7,5

3. Đường liên thôn xã km 11 2.500 16 4.500 19 5.700 145,45 118,75 132,10
4. Mương máng T.lợi km 3 300 3 300 4 430 100 133,33 116,66
5. Trạm bơm tưới Trạ
m
4 450 5,5 700 7,5 1.050 137,5 136,36 136,93
6. trạm biến thế Trạ
m
7 175 7 175 7 175 100 100 100
7. Đường điện hạ thế
Km 62 32.000 63 32.100 63
32.10
0
101,61 100 100,80
8. Chợ Cái 1 1.500 1 1.800 1 1.700 100 100 100
9. trường mầm non Cái 1 2.500 1 2.900 1 3.100 100 100 100
10. trường tiểu học Cái 2 5.500 2 6.600 2 6.600 100 100 100
11. Trường THCS Cái 1 7.000 1 7.200 1 7.200 100 100 100
12. Trạm xá cái 1 1.200 1 1.300 1 1.300 100 100 100
13. Trụ sở UBND Cái 1 2.000 1 2.000 1 2.000 100 100 100
14. Nhà văn hoá thôn Cái 4 550 6 1.050 11 2.500 150 183,33 166,66
( Nguồn: Ban thống kê xã )
Về thuỷ lợi: Hệ thống trạm qua 3 năm được xây dựng mới một trạm và tu
sửa lại, tổng số trạm bơm của xã là 5 trạm, về cứng hoá kênh mương được 3 km.
Về điện; Với mức trang bị về điện nh vậy đã đủ cung cấp điện 24/24
cho sản xuất và sinh hoạt của các hộ, nhưng nguồn điện cung cấp còn yếu.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
18
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên

Bưu điện: xã nằm gần trung tâm huyện lỵ nên điều kiện xây dựng bưu
điện văn hoá xã là không được đầu tư, nhưng thuận lợi cho việc trang bị điện
thoại gia đình, cá nhân hộ trong xã đến nay đã có 70% số hộ có điện thoại gia
đình để tiện cho việc giao dịch.
Bên cạnh những khu buôn bán nhỏ của thị trấn, của huyện thì xã có
một chợ lớn hoạt động dịch vụ vào các ngày trong tuần. Hàng năm xã đã đầu
tư xây dựng, tu sửa và nâng cấp cơ sở hạ tầng của chợ.
Năm 2009 xã đã đầu tư đổ đường bê tông hai cổng chợ và xây dựng
cống thoát nước với số tiền là 50 triệu đồng. Ngoài ra, nơi làm việc của cán
bộ lãnh đao xã
với một dãy làm việc nhà cấp 3 và hai dãy nhà làm việc cấp 4, nhưng đã được
xây dựng từ những năm trước nên đã xuống cấp và không còn phù hợp với sự
phát triển chung. Cuối năm 2009 xã đã tổ chức giải phóng mặt bằng khu làm
việc ra địa điểm mới diện tích 1ha số tiền giải phóng mặt bằng và đổ đất là
725 triệu đồng. Đến năm 2010 sẽ đầu tư dựng mới cơ sở vật chất.
2.1.2.4 Tình hình và kÕt quả phát triển kinh tế - xã hội của xã qua 3 năm
(2009- 2011)
a. Tình hình phát triển và kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế của xã
Vốn là một xã đa phần dân số làm nghề nông nghiệp, tuy nhiên do ảnh
hưởng của quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ đã làm cho xã có bước
chuyển mình rõ rệt về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế.
Điều này được thể hiện qua tổng giá trị sản xuất của xã có xu hướng
tăng lên rõ rệt bình quân 3 năm tăng 22,07%, khiến cho giá trị sản xuất bình
quân/ khẩu tăng từ 7,1 triệu đồng/ người/năm vào năm 2009 tăng lên 10,3
triệu đồng/người/năm vào năm 2010.
Tổng giá trị sản xuất tăng lên trong giai đoạn 2009 - 2011 là do có sự
đóng góp của từng ngành. Trong tổng giá trị sản xuất của toàn xã thì giá trị
sản xuất do thương nghiệp dịch vụ mang lại là cao nhất chiếm 42,42%.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT

19
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
Giá trị ngành nông nghiệp tuy nhỏ hơn nhưng cũng đã tăng dần qua các
năm. Riêng về trồng trọt tăng năng suất cây trồng nên giá trị sản xuất tăng rất
nhanh. Cụ thể năng suất lúa tăng từ 436,5kg/ha năm 2009 đến năm 2011 là
462,3kg.
Còn về phần chăn nuôi số lượng và chất lương gia sóc, gia cầm luôn
tăng khá nhanh trừ trâu bò ngày một giảm. Cụ thể thời điểm 01/12/2009 đàn
lợn có 13.000 con, đến 01/12 năm 2010 lên tới 14.000 con. Từ thực tế đó giá
trị sản xuất chăn nuôi tăng lên khá mạnh.
Về nuôi trồng thuỷ sản vẫn chưa khai thác triệt để mặt nước có khả
năng nuôi trồng. Qua 3 năm diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã đã tăng năm
2009 là 17ha đến năm 2010 lên tới 24ha. Năng suất nuôi trồng ngày càng cao
nê giá trị cũng được tăng lên là 17,9%/năm.
Với kết quả sản xuất tăng nhanh như vậy lên mặc dù tổng nhân khẩu và
tổng số hộ của xã tăng qua các năm, nhưng giá trị sản xuất bình quân một hộ
vẫn tăng đều qua 3 tạo việc làm cho lao động dư thừa, vừa nâng cao thu nhập
cho hé gia đình. Giá trị sản xuất (GTSX) bình quân một hộ vẫn tăng đều qua
3 năm, năm 2009 là 28,69 triệu đồng/hộ và 7,1 triệu đồng/khẩu đến năm 2010
đã tăng lên 40,37 triệu đồng/hộ và 10,3 triệu đồng/khẩu.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
20
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt Yên
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế của xã qua 3 năm (2009 - 2011)
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Tốc độ phát triển (%)
BQ

SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) 10/09 11/10
Tổng giá trị sản xuất 77.88 39.24 90.88 100.00 15.82 100.00 116.71 127.43 122.07
I. Sản xuất NN 30.56 47.34 31.74 34.93 38.25 33.02 103.88 120.48 112.18
1.Trồng trọt 14.47 56.46 15.91 50.13 20.69 54.09 110.00 130.00 12
- Lơng thực 9.17 43.64 8.90 55.93 11.57 55.92 108.96 129.99 119
- Rau màu 6.30 52.38 7.01 44.07 9.12 44.08 111.35 130.01 120.68
2.Chăn nuôi 16.00 2.29 14.44 45.49 17.56 45.91 90.22 121.58 105.9
Trâu bò 367.00 56.84 385.00 2.67 423.00 2.41 104.9 109.87 107.39
Lợn 9.10 22.49 9.82 68.05 10.81 61.56 108.00 109.99 109
Gia cầm 3.60 0.28 4.14 28.66 6.21 35.36 115.00 150.00 132.5
3. Thủy sản 85.00 23.37 90.00 0.28 117.00 0.10 105.88 130.00 117.94
II. Tiểu thủ công nghiệp 18.20 37.39 22.75 25.03 28.43 24.55 125.00 125.00 125
III.Thơng nghiệp, dịch vụ 29.12 36.40 40.04 49.14 42.42 135.00 135.00 129
Các chỉ tiêu bình quân
1.GTSX/hộ 28.69 32.87 40.37
2.GTSX/khẩu 7.19 8.18 10.30
3.Lơng thực/khẩu NN 0.95 1.25 1.92
(Nguồn: Ban thống kê xã)
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế & PTNT
21
Báo cáo tốt nghiệp Vũ Thị Hưởng – KT5 Việt
Yên
b.Tình hình đời sống văn hoá, y tế, giáo dục ở xã
Trong những năm qua không những đời sống vật chất của người dân
được nâng lên rõ rệt, mà cả đời sống tinh thần cũng được cải thiện rất nhiều.
Qua điều tra tháng 11 năm 2009 toàn xã còn 501 hộ nghèo chiếm 17,4% tổng
số hộ. Nhà ở đã được xây dựng kiên cố rất nhiều và không còn nhà lợp dạ
nữa. Các tiện nghi sinh hoạt được mua sắm và nâng cao dần. Về văn hoá tinh
thần cũng đã chú ý nhiều, hầu hết các thôn của xã đều đã có nhà văn hoá
riêng, xã đã xây dựng và tu sửa sân văn hoá có quy mô hơn nhằm phục vụ cho

nhân dân giải trí thông qua các hoạt động nghệ thuật. Các tầng lớp lứa tuổi
đều được quan tâm chú ý, các em nhỏ thì có đội thiếu niên để sinh hoạt, thanh
niên thì có đoàn thanh niên, phụ nữ thì có Hội phụ nữ, người già có Hội người
cao tuổi. Ngoài ra các cụ già còn được tập dưỡng sinh, thái cực quyền để nâng
cao sức khoẻ.
Về giáo dục được ưu tiên phát triển , toàn xã đã có 1 trường trung học
cơ sở, 2 trường tiểu học,1 trường ,mầm non đã đạt chuẩn quốc gia về giáo
dục. Các em nhỏ đến tuổi đi học đều được đến trường. Với đội ngũ giáo viên
giảng dạy nhiệt tình lên số em bỏ học không còn nhiều. Mỗi năm xã lại đầu tư
thêm cho các trường sửa lại trường lớp, trang bị và nâng cao dần những công
cụ giảng dạy, những trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, nâng cao
trình độ văn hoá cho nhân dân. Công tác y tế đã có 1 trạm xá đạt chuẩn quốc
gia. Việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được quan tâm, chất lượng
khám và chữa bệnh có tiến bộ. Tinh thần và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y
tế được nâng lên. Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt
Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển về đời sống nh vậy thì những tệ nạn
xã hội nh cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, mại dâm lại càng phát triển không
ngừng. Điều này cũng là vấn đề gây nhức nhối cho các lãnh đạo và nhân dân
trong xã.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kinh tế &
PTNT
22

×