Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bình luận về Thang bậc đánh giá Chất lượng dạy học đại học. Lấy ví dụ minh hoạ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.15 KB, 17 trang )

Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học
Tiểu luận: Bình luận về Thang bậc đánh giá Chất lượng dạy học đại học.
Lấy ví dụ minh hoạ.
Năm 1989, Jean Marie De Kelete cho rằng: “Đánh giá có nghĩa là
thu thập một tập hợp thông tin đầy đủ, thích hợp có giá trị và đáng tin cậy
và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và tập hợp tiêu chí
phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình
thu thập thông tin nhằm ra một quyết định”.
Như vậy để đánh giá được đối tượng chúng ta cần phải có những
thông tin đầy đủ, chớnh xác, có giá trị về đối tượng để so sánh với các
mục tiờu định ra ban đầu nhằm mục đích đưa ra những quyết định có liên
quan đến mục tiêu đó.
Trong giáo dục đại học việc đánh giá và đưa ra các tiêu chí đánh
giá chất lượng giáo dục đại học được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau,
trên những đối tượng khác nhau, với những mục đích khác nhau, như các
đánh giá và tiêu chí đánh giá về hệ thống giáo dục, chương trình giáo dục,
giảng viên, sinh viên, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục … Trong khuôn
khổ bài viết tiểu luận này tôi chỉ xin được đưa ra các bình luận về tiêu chí
đánh giá chất lượng việc dạy và việc học ở bậc đại học.
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
1
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học
PHẦN 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1. Mục đích
Đưa ra các tiêu chí đánh giá là một khõu không thể thiếu được
trong quá trình đánh giá nói chung và quá trình dạy học đại học nói
riêng.Việc đưa ra các tiêu chí đó nhằm mục đích:
Cho giảng viên và sinh viên thấy rừ được các mục tiêu và tiêu chí
của các quá trình dạy và học, từ đó cố gắng thực hiện tốt các mục tiêu đó.


Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy
và học, phát hiện nguyên nhõn sai sót, giúp giảng viên điều chỉnh lại hoạt
động dạy học, sinh viên điều chỉnh lại hoạt động học tập.
Tiêu chí đánh giá chất lượng quá trình học tập là cơ sở để công
khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi sinh viên
và tập thể lớp, tạo cơ hội cho sinh viên phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp
cho sinh viên nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên sinh
viên trong quá trình học tập.
Giảng viên dựa và các tiêu chí có cơ sở thực tế để nhận ra những
điểm mạnh và điểm yếu của mình, trên cơ sở đó tự điều chỉnh, tự hoàn
thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nõng cao chất lượng và hiệu
quả quá trình dạy học.
Như vậy, đề ra các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học
không chỉ nhằm mục đích là cơ sở để nhận định thực trạng dạy của giảng
viên và học của sinh viên ở bậc đại học mà cũn định hướng quá trình dạy
và học đó.
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
2
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học
2. Ý nghĩa
Dựa trên cơ sở các tiêu chí đánh giá các đối tượng có liên quan tới
chất lượng dạy học là giảng viên, sinh viên và cán bộ quản lý giáo dục sẽ
có được những thông tin “liên hệ ngược”.
a. Đối với sinh viên
Việc so sánh với các tiêu chí đánh giá ban đầu sẽ cho sinh viên thấy
những thông tin “liên hệ ngược trong”, giúp sinh viên điều chỉnh hoạt
động học của mình.
Về mặt giáo dục: tiêu chí đánh giá có tác dụng điều chỉnh, uốn nắn,
tạo dựng tớnh cách của sinh viên
Về mặt giáo dưỡng: Sinh viên thấy được mình đã tiếp thu những

phần mình đã học đến mức độ nào, có những khiếm khuyết nào cần phải
bổ xung để đáp ứng được các tiêu chí, yêu cầu của quá trình học tập.
Về mặt phát triển năng lực nhận thức: Sinh viên đánh giá khả năng
thao tác trí tuệ của mình đến đâu, như là ghi nhớ, tái hiện, khái quát hoá,
hệ thống hoá, khả năng sáng tạo và vận dụng tri thức của mình vào tình
huống thực tế như thế nào.
b. Đối với giảng viên
Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục giúp cho giảng viên đánh giá
và điều chỉnh hoạt động dạy của mình:
Giúp cho giảng viên thấy được sinh viên có những sự tiến bộ hay
sút kém để động viên, giúp đỡ, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời.
Thúc đẩy giảng viên xem lại phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học của mình. Từ đó có nhu cầu cải tiến phương pháp và hình thức tổ
chức hiện hành.
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
3
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học
c. Đối với cán bộ quản lý
Là cơ sở để đánh giá thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo
dục để có những quyết định chỉ đạo kịp thời, uốn nắn, động viên khuyến
khích giảng viên và sinh viên thực hiện tốt các mục tiêu dạy học.
PHẦN 2.
NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. LIÊN HỆ THỰC TẾ.
Chất lượng giáo dục trường đại học là sự đáp ứng mục tiêu do nhà
trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học của Luật
Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhõn lực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học là mức độ
yêu cầu và điều kiện mà trường đại học phải đáp ứng để đạt được công

nhận đạt tiêu chuẩn giáo dục.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về lĩnh vực đánh giá và các bộ
tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học, nhưng về cơ bản nội dung
các tiêu chí gồm các tiêu chí đánh giá về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
Dưới đõy chỉ là một trong những quan niệm về tiêu chí đánh giá chất
lượng dạy học đại học và dưới góc độ cá nhõn cũng xin được áp dụng và
so sánh vào môn học Địa lý và một số môn học thuộc các lĩnh vực khác.
1. Tiêu chí đánh giá kiến thức
Cần phải xác định được sinh viên lĩnh hội được ở mức độ nào, theo
thang mức độ của Bloom:
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
4
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học
Thang mức độ về tiêu chuẩn đánh giá của Bloom được trình bày
theo các dạng bậc thang để thể hiện rằng các mức độ đánh giá và việc áp
dụng các thang bậc đánh giá hoàn toàn có thể linh hoạt theo từng mục
đích, từng đối tượng, từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể …
Theo Bloom kiến thức trong từng môn học bao gồm các kiến thức
cơ bản, tri thức cơ sở của chuyên ngành, tri thức chuyên ngành và tri thức
công cụ trên lí thuyết và trong thực tiễn, các mức độ lĩnh hội kiến thức
bao gồm:
Biết: là thang bậc nhận thức ở mức độ đơn giản nhất của kết quả
học tập trong lĩnh vực nhận thức, tức là biết được những dấu hiệu cơ bản
theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp của đối tượng đã được đọc, nghe,
nhìn thấy. Qua đó người học phải nhớ, nhắc lại được lại các dấu hiệu của
đối tượng đó. Ví dụ: thuộc một bài thơ, nhớ được một sự kiện, một biểu
tượng, biết được cấu trúc của hạt nhõn nguyên tử, …
Ở trình độ của các sinh viên đại học thì đõy là một mức độ đơn
giản, tối thiểu mà các sinh viên có thể dễ dàng đạt được.
Đối với môn Địa lý, “biết” tức là biết được các dấu hiệu cơ bản của

đối tượng địa lý, ghi nhớ được một số địa danh, số liệu, các khái niệm cơ
bản, …
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
5
BiÕt
HiÓu
VËn dông
Ph©n tÝch
§¸nh gi¸
Tæng hîp
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học
Hiểu: là đi sõu vào bản chất vấn đề, như là so sánh các điểm giống
nhau và khác nhau của các đối tượng, giải thích sự khác nhau của các đối
tượng, chứng minh, …
Nhìn chung đây là một mức yêu cầu không khó đối với các sinh
viên, đặc biệt là những kiến thức thuộc về chuyên ngành.
Trong môn học địa lý, các yêu cầu của mức độ “hiểu” vấn đề bao
gồm các yêu cầu như là chứng minh các quy luật địa lý (quy luật thống
nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý, quy luật địa đới, quy luật phi địa
đới, … ), so sánh và giải thích sự giống và khác nhau của các đối tượng,
hiện tượng địa lý (so sánh nội lực và ngoại lực, quần cư nông thôn và
quần cư thành thị …).
Áp dụng: là sử dụng kiến thức ( bao gồm các quy tắc, phương pháp,
khái niệm, nguyên lí, định luật và lí thuyết …) và kĩ năng đã học để giải
quyết những tình huống, thậm chí là những tình huống mới nảy sinh trong
thực tế.
Nếu như nắm chắc được các kiến thức lý thuyết và kĩ năng thì việc
áp dụng các kiến thức và kĩ năng vào các tình huống cụ thể là không khó.
Theo đánh giá chủ quan của cá nhõn thì thấy rằng trong hệ thống giáo dục
Việt Nam hiện nay thì sinh viên Việt Nam nhìn chung là được trang bị

khá tốt về kiến thức, tuy nhiên các kĩ năng thì chưa được nhiều và thường
xuyên cho nên nhiều sinh viên cũn thấy khó khăn khi giải quyết các tình
huống nảy sinh trong hoạt động thực tế.
Trong môn Địa lý việc “áp dụng” các kiến thức đã học vào thực tế
trong thể hiện khá rừ trong quá trình đi thực địa, ví dụ như sinh viên đã
được học các kiến thức về bản đồ, cách thành lập, vẽ một bản đồ địa hình
trong môn học bản đồ và các kiến thức đó để đo vẽ, tớnh toán, xử lý số
liệu để hình thành bản đồ địa hình một khu vực nhỏ nào đó; hoặc là
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
6
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học
phương pháp thu thập và xử lý các số liệu, thông tin về một khu vực địa lý
cụ thể, …
Phân tích: tức là chia nhỏ vấn đề thành các phần để tỡm ra nguyên
nhõn hay kết quả của hiện tượng, tỡm kiếm những bằng chứng cho một
luận điểm … (những điều này sinh viên chưa được cung cấp trước đó)
Nhìn chung đõy là một tiêu chí khá cao so với các tiêu chuẩn biết,
hiểu, vận dụng vì nó đòi hỏi sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc
của vấn đề. Đối với yêu cầu này sinh viên phải có tư duy và các kĩ năng
cần thiết, như là cần phải xác định xem nên chia vấn đề theo những hướng
nào, thành các bộ phận như thế nào, phõn tích những khía cạnh nào của
vấn đề, phõn tích vấn đề đó đến đâu, …
Trong môn Địa lý, yêu cầu “phõn tích” cũng là một yêu cầu khá
cao và rất cần thiết đối với sinh viên, các yêu cầu về phõn tích khá đa
dạng. Ví dụ như: phõn tích ảnh hưởng của một nhõn tố địa lý tới một hoặc
nhiều nhõn tố khác, phõn tích ảnh hưởng của nhiều nhõn tố tới sự hình
thành và phát triển của một nhõn tố, phõn tích mối quan hệ giữa các đối
tượng địa lý, …
Ví dụ cụ thể: Phõn tích mối quan hệ giữa “cung” và “cầu” trong
quy luật “cung - cầu”.

Tổng hợp: là khả năng sắp xếp các bộ phận lại thành một tổng thể
mới, yêu cầu người học vận dụng phối hợp các kiến thức đã có để giải đáp
một số vấn đề khái quát hơn bằng sự suy nghĩ sáng tạo của bản thõn.
Tiêu chí đánh giá này nhấn mạnh tới các hành vi sáng tạo, đặc biệt
tập trung chủ yếu và việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới. Với
yêu cầu này yêu cầu sinh viên phải biết huy động các kiến thức đã có và
tổng hợp thành vấn đề mang tớnh khái quát cao hơn, có thể vấn đề đó là
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
7
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học
vấn đề mới mà người học chưa được biết do quá trình tổng hợp các kiến
thức đã có tạo nên.
Yêu cầu “tổng hợp” các kiến thức địa lý thể hiện khá rừ trong việc
hình thành các quy luật. Ví dụ trong thực tế mọi người đều thấy rằng các
địa hình, khí quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển có sự
thay đổi từ xích đạo về hai cực, từ đó phát biểu các biểu hiện của quy luật
địa đới là sự thay đổi có quy luật về các thành phần địa lý và cảnh quan
địa lý theo vĩ độ, …
Đánh giá: là yêu cầu sinh viên phải đưa ra các nhận định, phán
đoán về ý nghĩa của một kiến thức, giá trị của một tư tưởng, vai trò của
một học thuyết, giá trị của một vấn đề mới được đặt ra trong quá trình học
tập… Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó là các tiêu chí bên
trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích),
và người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí.
Đõy là yêu cầu cao nhất trong các mục tiêu của quá trình dạy và
học vì nó chứa các yếu tố của các cấp bậc khác. Việc đưa ra các đánh giá
tuỳ thuộc vào trình độ của từng cá nhõn người học. Để có được những
đánh giá chính xác về một nội dung kiến thức đòi hỏi sinh viên phải có
những một thế giới quan sõu rộng, đầy đủ, hoàn thiện, khách quan và lập
trường đúng đắn về vấn đề đó và các vấn đề liên quan tới nó.

“Đánh giá” cũng là một tiêu chí đánh giá cao nhất trong quá trình
dạy và học bộ môn Địa lý. Nội dung đánh giá bao gồm việc đưa ra các dự
đoán, nhận định ví dụ như về: sự phát triển dõn số của một quốc gia, một
lónh thổ; vai trò học thuyết về sự hình thành Trái Đất của Căng, La-plat
hay của Ôt-tô Xmit; hay “thuyết trôi lục địa” của A. Vê-ghê-nê; thuyết
“nhật tõm hệ” của Cô-péc-níc… Đòi hỏi sinh viên địa lý phải có sự hiểu
biết sõu rộng về tình hình dõn số của một quốc gia, vai trò của các học
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
8
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học
thuyết trong sự tiến bộ của xã hội loài người đồng thời cũn phải hiểu cả về
tác giả các học thuyết, tư tưởng triết học, động cơ chớnh trị của các tác giả
đó, …
Túm lại, việc đánh giá xem sinh viờn đã đạt được mức độ nào trong
việc nhận thức hệ thống kiến thức có ý nghĩa rất quan trọng trong các tiêu
chí đánh giá chất lượng giáo dục ở bậc đại học, và quan trọng hơn nữa
đõy chớnh là cơ sở để giảng viên và sinh viên thấy được những điểm cũn
khiếm khuyết cần phải cải tạo, thay đổi và phát triển hệ thống kiến thức
của mình.
Theo quan điểm cá nhõn: quá trình nhận thức của sinh viên là có
tớnh chất nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
tất yếu có thể khám phá ra những điều mới lạ. Vì vậy có thể bổ xung vào
các cấp bậc này những tiêu chí đánh giá khả năng sáng tạo trong quá
trình nhận thức của sinh viên, trong thực tế đã có rất nhiều sinh viên trong
quá trình học tập, nghiên cứu đã có những chuyên đề, những đề tài,
phương pháp mới có tớnh chất sáng tạo, thậm chí là những vấn đề hoàn
toàn mới.
2. Tiêu chí đánh giá kĩ năng
Trên cơ sở mục tiêu đào tạo nói chung, mục đích và nhiệm vụ dạy
học nói riêng, các trường đại học phải xác định rừ các hệ thống kĩ năng, kĩ

xảo nền tảng, hệ thống kĩ năng, kĩ xảo chuyên biệt. Theo yêu cầu của từng
chuyên ngành đào tạo, cần hình thành và rốn luyện cho sinh viên hệ thống
những kĩ năng, kĩ xảo chung, khái quát và hệ thống những kĩ năng, kĩ xảo
riêng, chuyên biệt về một lĩnh vực khoa học nhất định. Các kĩ năng cơ bản
là: kĩ năng nắm bắt, trao đổi thông tin và giao tiếp xã hội, kĩ năng làm
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
9
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học
việc theo nhúm, nhận thức về xã hội và nhõn văn, nhận thức về tự nhiên
và toán học, ngoại ngữ và vi tớnh, kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, ….
Các kĩ năng Địa lý cần rốn luyện cho các sinh viên là: kĩ năng đọc
và sử dụng bản đồ, kĩ năng đo vẽ ngoài trời; kĩ năng sử dụng số liệu thống
kê, lập biểu đồ, đồ thị; kĩ năng quan sát, điều tra, tỡm hiểu ngoài thực địa,
khảo sát địa phương, …
Đánh giá kĩ năng: là mức độ hiểu và vận dụng được các kĩ năng,
biết khai thác các nguồn tri thức từ hệ thống tri thức đã học vào thực tế.
Kĩ xảo là kĩ năng đạt đến mức thành thục.
Chúng ta có thể tham khảo thang bậc đánh giá kĩ năng sau:
Mẫu: là mức yêu cầu sinh viên ghi nhớ và làm lại một hoặc nhiều
hành động đơn giản đã quan sát, sự thực hiện theo mẫu hay cũn gọi là bắt
trước, sự bắt trước này đòi hỏi sự vận động của cơ bắp nhưng thiếu sự kết
hợp với hệ thần kinh.
Đõy là kĩ năng khá đơn giản đối với các sinh viên đại học vì đõy
chỉ là yêu cầu làm lại hoạt động mà sinh viên vừa đuợc nghe, được nhìn.
Các yêu cầu làm lại theo mẫu thể hiện khá rừ trong các môn học có các
hoạt động thí nghiệm thực hành như bộ môn giáo dục thể chất, vật lý và
hoá học.
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
10
MÉu

Thao t¸c
Thµnh th¹o
C¶i tiÕn

§¸nh gi¸
S¸ng t¹o
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học
Trong bộ môn Địa lý đó là các kĩ năng đọc bản đồ theo yêu cầu cụ
thể, xử lý số liệu theo công thức có sẵn đã được xem giảng viên vừa làm
mẫu một phép tớnh, …
Thao tác: là việc sinh viên tự thực hiện một hành động khá phức
tạp theo sự chỉ dẫn, theo những yêu cầu cho trước. Trong kĩ năng thao tác
thể hiện một số sự phối hợp giữa cơ bắt và hệ thần kinh.
Đõy vẫn là một kĩ năng đơn giản nếu như sinh viên được trang bị
đầy đủ về kiến thức, các yêu cầu và trình tự của thao tác. Tuy nhiên với
yêu cầu này thì sự phối hợp giữa hệ cơ bắp và hệ thần kinh là chưa nhiều.
Thành thạo: là việc thực hiện một hành động nhiều lần và đạt đến
mức độ chuẩn xác, cõn đối và chớnh xác. Để đạt đến mức độ này thì sinh
viên cần phải thao tác nhiều lần đến mức là không cần phải xem lý thuyết,
trình tự, cách làm. Khi đó việc thực hiện kĩ năng có thể coi là kĩ xảo.
Việc vẽ biểu đồ trong Địa lý nếu như sinh viên làm việc này nhiều
lần đến mức độ thành thạo thì khi gặp một yêu cầu vẽ một biểu đồ nào đó
thì người học sẽ xác định ngay được dạng biểu đồ cần vẽ, trình tự vẽ, cách
xử lý số liệu, trình bày biểu đồ sao cho chớnh xác, đẹp và mất ít thời gian
nhất.
Cải tiến: cải tiến những hành động đã từng thực hiện ở một mức độ
nào đó, nhằn mục đích đạt hiệu quả cao hơn, đõy là mức độ yêu cầu khá
cao. Tuy nhiên bản chất của của quá trình học ở bậc đại học là quá trình
nghiên cứu, trong quá trình học tập, nghiên cứu sinh viên hoàn toàn có thể
tỡm ra những cải tiến trong cách làm cũ. Ví dụ như về kĩ năng thành lập

bản đồ địa hình của một vực nhỏ, trước đây sinh viên phải ra thực tế đo
bằng các dụng cụ bàn đạc và phải di chuyển bàn đạc rất nhiều lần, nhưng
bằng cách xử dụng máy thuỷ bình thì việc đo vẽ trở nên rất đơn giản,
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
11
Chuyờn : Lớ lun dy hc i hc
ngi thc hin khụng cn phi di chuyn mỏy nhiu ln m chnh
xỏc cn cao hn nhiu.
Sỏng to: l yờu cu ngi hc tm ra nhng phng phỏp, cỏch
lm mi phự hp nht vi nhng yờu cu thc t. cú kh nng sỏng to
ngi hc phi tri qua thc t v phi nm c tht tt h thng kin
thc thỡ nhng sỏng to ú mi thc s cú hiu qu v cú kh nng ỏp
dng rng rúi vo thc tin.
ỏnh giỏ: l yờu cu sinh viờn phi a ra cỏc nhn nh, phỏn
oỏn v ý ngha, kh nng thc hin, kh nng phỏt trin ca k nng ú.
ừy l mt yờu cu cao trong cỏc tiờu chớ ỏnh giỏ k nng ca sinh viờn.
t c kh nng ny sinh viờn cn phi s dng nhiu cỏc thao tỏc
t duy nh so sỏnh, phừn tớch, tng hp,
3. Tiờu chớ ỏnh giỏ thỏi
ỏnh giỏ thỏi l nhng quan im thỏi i vi cỏc s vt,
hin tng t nhiờn, i vi xó hi, i vi ngi khỏc, i vi bn thừn.
T cỏc quan im ny sinh viờn cú cỏch ng x ỳng n, thớch hp vi
mi mi quan h trong nh trng, trong hot ng ngh nghip tng lai
v trong cỏc hot ng a dng ca thc t cuc sng. Cỏch ng x ny
th hin sinh viờn cú nhn thc, suy ngh ỳng v hot ng ỳng n
trong cỏc tỡnh hung khỏc nhau khụng.
Di ừy l mt thang mc ỏnh giỏ thỏi ca sinh viờn:
Nguyn Ngc Hon Lớp Cao hc k17 - Ngnh a lý kinh t xó hi
12
Tiếp nhận

Phản ứng
Suy nghĩ
Quyết định
Đánh giá
Hành động
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học
Các mức độ trên thể hiện được sự thay đổi, phát triển trong khả
năng tư duy của sinh viên. Từ mức độ tiếp nhận, lắng nghe những thông
tin một hoặc nhiều chiều về sự vật, hiện tượng được cung cấp đến việc
phản ứng lại với các thông tin đó, suy nghĩ tức là xác nhận lại giá trị
thông tin đó chớnh xác đến mức độ nào, có giá trị đến đõu, cam kết tiến
tới một sự vững tin vào các mục tiêu, tư tưởng, niềm tin nào đó.
Từ việc có niềm tin vào việc xác định tớnh chính xác và giá trị về
thông tin của sự vật hiện tượng sẽ dẫn đến những quyết định và hành
động cụ thể của bản thõn, hành động đó diễn ra đạt đến mức tự động hoá -
tức là biến hành động thể lực thành công việc thường làm để mở rộng nó
ra và làm cho nó trở thành sự đáp ứng tự động không gò bó và cuối cùng
thành sự đáp ứng thuộc về tiềm thức hay bản năng.
Mức độ cao nhất trong các tiêu chí đánh giá thái độ của người học
đó là khả năng đánh giá về nhận thức của chớnh bản thõn và xã hội, bằng
cách đưa ra những nhận định suy đoán về tớnh chớnh xác và giá trị về
những suy nghĩ và thông qua những việc làm cụ thể.
Thái độ của sinh viên trong môn học Địa lý thường được thể hiện
rừ nhất trong các bài học mà nội dung liên quan tới dõn số, môi trường.
Ví dụ như khi nghiên cứu bài “thực trạng môi trường biển Việt
Nam”, mức độ thấp nhất là việc người học có tự nguyện tiếp nhận, hoặc
chú tõm vào những thông tin về thực trạng môi trường biển ở Việt Nam
hay không. Từ việc biết được thực trạng môi trường biển người học có
những thái độ phản ứng tức thì về hiện trạng và nguyên nhõn của thực
trạng suy thoái môi trường biển của Việt Nam, từ đó có ý thức suy nghĩ,

xác nhận về giá trị của hiện trạng và giá trị của việc cần có những biện
pháp nhằm cải tạo hiện thực về môi trường biển. Tất yếu của việc xác
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
13
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học
nhận được giá trị và vai trò của việc bảo vệ môi trường biển sẽ dẫn đến
các quyết định và các hành động cụ thể bản thõn nhằm cải tạo hiện trạng
đó một cách tự động. Cuối cùng sinh viên cần phải đánh giá được tớnh
chớnh xác và vai trò của các suy nghĩ và hành động của mình và của xã
hội trong công cuộc bảo vệ và cải tạo môi trường biển của Việt Nam. Để
đánh giá chớnh xác về thái độ đó thì sinh viên cần phải có sự tích hợp các
niền tin, tư tưởng và thái độ thành một triết lí tổng thể hoặc tầm nhìn sõu
rộng như thế giới quan.
Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về việc đánh giá và đưa ra
các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học, trong thực tế các quan
niện này cũng chưa thực sự thống nhất với nhau. Trên đõy chỉ là một
trong rất nhiều các tiêu chí đó trong lĩnh vực đánh giá kiến thức, kĩ năng
và thái độ trong quá trình dạy và học ở bậc đại học và các ví dụ thực tế
trong môn học Địa lý và một số môn học khác cùng một số nhận định
mang tính chủ quan.
PHẦN III
CÁC YÊU CẦU TRONG VIỆC CẢI TIẾN CÁC TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Vấn đề đánh giá và các tiêu chí đánh giá chất lượng học tập của
sinh viên có nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, trong đánh giá phải
đảm bảo sự công bằng, khách quan và thực sự có tác dụng về mặt dạy
học, giáo dục và phát triển đối với mọi sinh viên. Tiêu chuẩn đánh giá
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
14
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học

phải đảm bảo tớnh toàn diện, đảm bảo tớnh khách quan, đảm bảo có tác
dụng phát triển năng lực tư duy sáng tạo độc lập của sinh viên.
Trước hết, cần phải công khai hoá mọi tiêu chí đánh giá, hình thức
đánh giá và kết quả đánh giá của sinh viên. Để thực hiện được điều này
thì việc đầu tiên các nhà giáo dục phải đưa ra từ đầu năm kế hoạch học
tập, kế hoạch, hệ thống nội dung cần được kiểm tra đánh giá. Nội dung
kiểm tra phải phản ánh được nội dung cơ bản về tri thức lí thuyết, tri thức
thực tiễn và kĩ năng thực hành. Cách đánh giá cần dựa vào các đáp án có
phõn chia nội dung kiểm tra thành các đơn vị kiến thức, kĩ năng giải bài
tập chú ý cả về số lượng lẫn chất lượng, cả nội dung và hình thức trình
bày. Cần kết hợp đáng giá thực chất trình độ hiện có của sinh viên và
đánh giá theo viễn cảnh (đánh giá chiếu cố tới sự tiến bộ và triển vọng
phát triển của sinh viên). Cần kết hợp đa dạng các hình thức kiểm tra như
thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm, làm tiểu luận, là đề tài khoa học.
Thông báo kịp thời và công khai kết quả kiểm tra đánh giá (thi vấn đáp,
thi viết, thi rốn luyện kĩ năng thực hành, bảo vệ khoá luận, bảo vệ đề tài,
… ) để làm cơ sở cho sinh viên tự nhận thức và tự đánh giá đúng khả
năng của mình, tự điều chỉnh và có hướng phấn đấu tiếp theo.
Các tiêu chí đánh giá được xõy dựng cần dựa trên sự kết hợp đánh
giá điểm quá trình và điểm thi, điểm cố định và điểm cơ động. Việc đánh
giá, cho điểm cần nhìn chung cả quá trình trên cơ sở tớnh đến kết quả
từng giai đoạn học tập của sinh viên. Đánh giá và cho điểm khi thi hết
môn, thi kết thúc học kì hay năm học cần phải căn cứ vào kết quả học tập
của toàn bộ quá trình, thông qua điểm số của các bài kiểm tra thường kì,
các lần làm bài tập, tham gia xêmina, tham gia thực hành, làm bài kiểm
tra điều kiện, … Cùng với việc cho điểm cố định giảng viên có thể cho
điểm cơ động đối với sinh viên, ngoài chất lượng bài làm giảng viên có
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
15
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học

thể xem xét, đánh giá xem người học đã thực hiện hoàn chỉnh yêu cầu học
tập như thế nào về thời gian và ý thức thực hiện công việc, cộng điểm đề
tài Chớnh việc cho điểm cơ động có tác dụng kích thích, động viên sinh
viên học tập, tạo điều kiện cho họ có khả năng đạt kết quả tối ưu trong
học tập. Công việc kết hợp đánh giá bằng điểm cố định và điểm cơ động
nên được áp dụng thực hiện linh hoạt trong những trường hợp cụ thể.
Tài liệu tham khảo
1. Đặng Vũ Hoạt, Hà thị Đức: Lý luận dạy học Đại học – NXB Đại
học Sư phạm Hà Nội.
2. N.N Branxki: Phương pháp giảng dạy Địa lí kinh tế - xã hội –
NXB Giáo dục.
3. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng: Phương pháp dạy học Địa
lý theo hướng tích cực – NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
4. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
đại học (Ban hành kốm theo Quyết định số: 65/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 0 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo).
5. />6. Nguyễn Văn Hành: Kiểm định chất lượng đào tạo đại học -
Thời cơ và thách thức đối với các thư viện đại học Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
16
Chuyên đề: Lí luận dạy học đại học
MỤC LỤC
Nội dung

Tran
g
Phần 1.
Lý luận chung về các tiêu chí đánh giá chất lượng
giáo dục đại học

2
1. Mục đích 2
2. Ý nghĩa 3
Phần 2.
Nội dung các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học.
Liên hệ thực tế.
4
1. Tiêu chí đánh giá kiến thức 4
2. Tiêu chí đánh giá kĩ năng 9
3. Tiêu chí đánh giá thái độ 12
Phần 3.
Các yêu cầu trong việc cải tiến các tiêu chí đánh giá chất
lượng giáo dục đại học
14
Tài liệu thamkhảo 16
Nguyễn Ngọc Hoàn – Líp Cao học k17 - Ngành Địa lý kinh tế – xã hội
17

×