Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐO LƯỜNG SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG TY GAS BÌNH MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.86 KB, 16 trang )

Đề tài : ĐO LƯỜNG SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI
CÔNG TY GAS BÌNH MINH
Phần 1: Mở đầu
1/ Mục tiêu nghiên cứu:
- Trong thời gian vừa qua, hàng loạt nhân viên Công ty Gas Bình Minh làm đơn xin thôi
việc đã làm đau đầu các nhà quản trị của công ty. Qua khảo sát ban đầu, ngoài các lý do
như ảnh hưởng của xã hộ phát triển, chiến lược thu hút nhân tài của đối thủ cạnh tranh thì
việc nhân viên không thỏa mãn với các chính sách của công ty cũng là nguyên nhân chủ
yếu. Nhằm điều chỉnh và đưa ra được những chính sách nhân sự hợp lý , công ty đã tiến
hành khảo sát đo lường sự thỏa mãn của nhân viên.
2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu : nhân viên văn phòng Công ty Gas Bình Minh tại Quận 4
- Phạm vi nghiên cứu : nhân viên thuộc các phòng ban sau : Phòng Kinh Doanh,
Phòng Kế Toán Tài Chính, Phòng HCNS, Phòng IT, Phòng Điều Phối, Phòng
Marketing.
3/ Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu định tính : thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tâp trung, thông tin thu
thập từ nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo
thành phần sự thỏa mãn của nhân viên.
- Nghiên cứu định lượng : dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng phỏng vấn
thông qua bảng câu hỏi chính thức
4/ Ý nghĩa nghiên cứu :
- Lý thuyết : làm tài liệu tham khảo về phương pháp nghiên cứu không những cho
ngành quản trị và tiếp thị nói riêng mà còn có các ngành khoa học xã hội khác.
- Thực tiễn : giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sự thỏa mãn của nhân viên để từ
đó hoạch định các chính sách quản trị nhân sự có hiệu quả hơn. Ngoài ra nghiên cứu
này giúp các công ty cùng ngành có cơ sở đánh giá khách quan về hiện trạng quản
trị nhân sự của chính mình.
5/ Cấu trúc đề tài :
- Kết cấu báo cáo nghiên cứu này chia thành năm chương. Chương 1 : giới thiệu tổng quan
về đề tài nghiên cứu. Chương 2 : trình bày cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình lý thuyết


cho nghiên cứu Chương 3: Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu. Chương 4 : phương pháp, kết
quả nghiên cứu. Chương 5 : thảo luận kết quả nghiên cứu và kiến nghị
Phần 2 : Cơ sở lý thuyết
1/ Khái niệm về sự thỏa mãn của nhân viên
− Theo Vroom (1967), sự thỏa mãn của nhân viên là sự phản ứng của nhân viên đối
với vai trò của họ trong công việc. Sự thỏa mãn của nhân viên cũng có thể được xem như là
sự kết hợp từ nhiều yếu tố cảm tính có liên quan đến cách cư xử trong công việc. Nếu một
nhân viên nhận thức được giá trị của họ trong công việc, nhân viên đó sẽ có những thái độ
tích cực đối với công việc và đạt được sự hài lòng trong công việc (Mc Cormic và Tiffin,
1974).
− Tương tự như vậy, Locke và Lathan (1990) đã đưa ra một định nghĩa toàn diện về
sự thỏa mãn của nhân viên – là trạng thái cảm xúc mang tính tích cực hoặc làm vừa lòng,
có được từ kết quả của đánh giá công việc của nhân viên. Khi nhân viên nhận thức được
công việc của họ sẽ tạo ra các kết quả quan trọng thì họ sẽ cảm thấy thỏa mãn, như vậy
mức độ thỏa mãn tùy thuộc vào mức độ tạo ra được các kết quả quan trọng đó.
− Cranny, Smith, & Stone (1992) và Robbins et al (2003) đã định nghĩa sự thỏa mãn
của nhân viên là khoảng cách khác nhau giữa những gì mà nhân viên nhận được so với
những gì mà họ tin là họ sẽ nhận được. Như vậy, khoảng cách này càng lớn thì sự thỏa mãn
của nhân viên càng thấp.
− Đơn giản hơn, sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc có thể được định nghĩa
như là một phương pháp mô tả sự hạnh phúc của một cá nhân đối với công việc của họ như
thế nào (Wikipedia). Một nhân viên càng hạnh phúc trong công việc thì nhân viên đó càng
đạt được sự thỏa mãn. Và nếu nhân viên càng thỏa mãn trong công việc, nhân viên đó sẽ có
một trạng thái tích cực và có mong muốn hoàn thành tốt công việc của mình (Davis, 1988).
2/ Áp dụng lý thuyết hai nhân tố của Hezberg : yếu tố duy trì và yếu tố thúc đẩy
Trong cuốn Work & Nature of Man, Frederick Herzberg, 1966, có hai nhóm yếu tố liên
quan đến sự thỏa mãn nhân viên: yếu tố duy trì - thuộc về sự thỏa mãn bên ngoài và yếu tố
thúc đẩy - thỏa mãn bản chất bên trong.
 Các yếu tố duy trì: Đây là những biện pháp của nhà quản trị không đem lại sự hăng
hái hơn trong khi làm việc nhưng nếu không có nó thì người lao động sẽ bất mãn và làm

việc kém hăng hái . Các yếu tố đó là chính sách của xí nghiệp, sự giám sát, quan hệ với cấp
trên, lương bổng….Đây là các yếu tố liên quan chủ yếu đến môi trường làm việc.
 Các yếu tố thúc đẩy: Các yếu tố động viên là những biện pháp nhằm thúc đẩy sự
hăng hái của người lao động nhưng nếu không có nó thì người lao động vẫn làm việc bình
thường. Các yếu tố đó là sự thừa nhận và trân trọng sự đóng góp của nhân viên, tạo điều
kiện cho họ có cơ hội phát triển, tin tưởng khi giao nhiệm vụ cho họ, cho họ được làm
những công việc yêu thích…. Đây là các yếu tố lien quan đến bản chất công việc.
Từ sự phân tích đó Herzberg cho rằng có 2 mức độ khác nhau của thái độ lao động mà
nhân viên có thể có. Mức độ thứ nhất là làm việc một cách bình thường, và nếu những
biện pháp được gọi là yếu tố bình thường không được thoả mãn thì nhân viên sẽ bất mãn
và làm việc kém hăng hái. Mức độ thứ 2 là làm việc một cách hăng hái khi được động viên
bằng những yếu tố động viên mà nếu không có họ vẫn sẽ làm việc một cách bình thường.
Từ vần đề quản trị của công ty, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của
nhân viên thông qua các yếu tố duy trì hay còn gọi là yếu tố bên ngoài trong lý thuyết hai
nhân tố của Herzberg.
Phần 3 : Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu
1/ Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
1.1-Giới thiệu công ty TNHH Thương Mại Gas Bình Minh
- Tên đầy đủ của là: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Gas Bình Minh
- Tên giao dịch: Binh Minh Gas Limited Trading Company
- Tên viết tắt: Binh Minh Gas Co., Ltd
- Trụ sở chính: Số 10 – 12 Đường số 2, Phường 4, Quận 4, TP.HCM.
- Điện thoại: (08)38260081 Fax: (08)39408016 Tổng đài dịch vụ: (08)39400400
- Tổng đài chăm sóc khách hàng: (08)39405060 - 0909400400 - 1900545479
- Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Gas Bình Minh được thành lập ngày
21/05/2001 là doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân hoạt động theo giấy phép số 4102004965
cấp ngày 21/05/2001do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp. Giấy phép
được đăng ký thay đổi lần 1 vào ngày 14/08/2006. Vốn điều lệ ban đầu là: 7.700.000.000
(Bảy tỷ bảy trăm triệu đồng) với 03 chủ sở hữu.
- Công ty có tài khoản số: 5 7 4 9 9 9 6 9 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu,

chi nhánh Khánh Hội quận 4 và mã số thuế: 0 3 0 2 3 0 9 7 9 6
- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty:
- Vận chuyển gas
- Mua bán gas
- Mua bán bếp gas
- Mua bán phụ kiện ngành gas
- Mua bán đồ gia dụng
- Lắp đặt hệ thống gas công nghiệp
- Xây dựng công nghiệp
- Mua bán hàng kim khí điện máy
- Hiện tại công ty đang tập trung vào kênh phân phối lẻ gas đến người tiêu dùng, giảm bớt
lượng gas công nghiệp.
1.2-Lịch sử hình thành công ty TNHH TM Gas Bình Minh
- Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, chúng ta đã đạt được
những thành tựu lớn về kinh tế, đời sống người dân từng bước nâng cao về cả vật chất và
tinh thần. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về tiêu dùng gas của nhân dân cũng
tăng theo và gas được dùng nhiều để nấu nướng thay than, củi, bếp dầu … Gas mang lại
nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng mà không ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh,
không chỉ hạn chế ô nhiễm môi trường mà nó còn cho phép sử dụng được trong những
không gian chật hẹp, bảo đảm sức khỏe cho mọi người chính vì vậy Gas là một loại chất
đốt quan trọng phổ biến trong hầu hết các hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh vào những
năm cuối thập kỷ 90. Bên cạnh đó mật độ dân số cao và tỷ lệ dân nhập cư tràn vào
TP.HCM ngày càng nhiều cũng làm gia tăng nhu cầu sử dụng gas, do ý thức được sự ưu
việt trong sử dụng đun nấu, nên trong giai đoạn này ông Cao Tiến Chương đã manh nha
việc tham gia vào thị trường phân phối gas.
- Lúc này cơ chế quản lý về ngành nghề kinh doanh và phòng cháy chữa cháy cũng đang
được tiến hành tốt. Việc đăng ký kinh doanh cũng như mở thêm chi nhánh lúc bấy giờ còn
dễ dàng và có khá ít doanh nghiệp phân phối gas lớn, chủ yếu là hộ gia đình nhỏ lẻ nên việc
cạnh tranh không gặp nhiều khó khăn. Vì vậy Công ty ra đời trong bối cảnh gặp nhiều
thuận lợi nên tốc độ phát triển khá nhanh. Tính đến nay sau 9 năm hoạt động công ty

TNHH TM Gas Bình Minh đã có những thành tựu vượt trội và được đánh giá là hệ thống
phân phối gas chuyên nghiệp, quy mô và được tín nhiệm hàng đầu trong thị trường phân
phối gas dân dụng.
1.3-Quá trình phát triển từ ngày khởi nghiệp đến nay.
- Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Gas Bình Minh tiền thân là Doanh Nghiệp
Tư Nhân kinh doanh gas và bếp gas tại 42 Vĩnh Hội, Phường 4, Quận 4.
Năm 2001, nắm bắt được nhu cầu thị trường thành phố không thể sử dụng thiếu gas, Công
ty đã ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và nhu cầu sử dụng
gas ngày càng tăng nhanh chóng do ý thức được sự ưu việt trong sử dụng đun nấu. Trong
giai đoạn này cơ chế quản lý về ngành nghề kinh doanh và phòng cháy chữa cháy cũng
đang được tiến hành tốt. Việc đăng ký kinh doanh cũng như mở thêm chi nhánh lúc bấy giờ
còn dễ dàng và có khá ít doanh nghiệp phân phối gas lớn, chủ yếu là hộ gia đình nhỏ lẻ nên
việc cạnh tranh không gặp nhiều khó khăn. Công ty ra đời trong bối cảnh gặp nhiều thuận
lợi nên tốc độ phát triển khá nhanh.
- Năm 2005, Công ty cho ra đời Siêu Thị Bếp Gas đầu tiên tại Việt Nam với sự hỗ trợ -
hợp tác của các Tập Đoàn Bếp gas Rinnai Việt Nam, Tập Đoàn Bếp gas GoldSun, SoGo,
BlueStar, Media Corp… Sự ra đời của Siêu Thị Bếp Gas đánh dấu sự trưởng thành thật sự
cả về chất và lượng của Công ty.
- Năm 2007, Công ty phát triển thành Hệ Thống Bán Lẻ Gas Bình Minh, là một trong
những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ gas ở thị trường TP.HCM.
- Năm 2009, Công ty đã xây dựng cho mình một hình ảnh mới với các chương trình khuyến
mãi lớn và chính sách chăm sóc khách hàng sử dụng gas trong hệ thống.
- Năm 2010, Công ty đánh dấu sự phát triển của mình bằng hệ thống phân phối lẻ gas
chuyên nghiệp phủ rộng ra các tỉnh từ Phan Thiết đến tận mũi Cà Mau
2/ Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
- Bộ phận kinh doanh
Chức năng: Giúp Giám đốc điều hành thực hiện chức năng quản lý công ty đồng
thời chịu trách nhiệm, định hướng và phát triển chiến lược kinh doanh
Nhiệm vụ:
+ Đại diện cho doanh nghiệp giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến

quyền lợi của khách hàng cũng như sự rủi ro của sản phẩm mà doanh nghiệp phân phối.
+ Ký kết các hợp đồng kinh tế theo quyết định ủy quyền của công ty
+ Báo cáo tình hình hoạt động của Công ty trước Hội đồng thành viên.
+ Đáp ứng mọi yêu cầu thông tin cho giám đốc điều hành trong quá trình thực hiện
chiến lược kinh doanh.
- Bộ phận kế toán:
Chức năng: thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán
theo đúng qui định của Nhà nước Việt Nam về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….
Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái, tham mưu
cho Giám đốc điều hành về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ
trong hoạt động kinh doanh.
Nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm đồng thời định kỳ báo cáo hoặc báo
cáo theo yêu cầu của Giám đốc điều hành về tình hình tài chính của Công ty.
+ Theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt. Báo cáo Giám đốc điều
hành tình hình sử dụng vốn và đề xuất biện pháp điều chỉnh hợp lý.
+ Thường xuyên thu thập, phân loại, xử lý các thông tin về tài chính trong kinh
doanh để báo cáo kịp thời cho lãnh đạo Công ty
+ Lập và đánh giá báo cáo tài chính theo quy định của Pháp luật và Điều lệ của
Công ty.
- Bộ phận điều phối
Chức năng: quản lý lượng hàng tồn kho an toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại mỗi
khu vực ….
Nhiệm vụ:
+ Báo cáo về sự dư thừa hoặc thiếu hụt hàng tại kho
+ Điều hành bộ phận tài xế cung cấp gas, bếp gas đến các cửa hàng, đại lý
- Bộ phận IT
Chức năng: đảm nhiệm sự hoạt động liên tục của hệ thống mạng kết nối với phần
mềm quản lý trung tâm.
Nhiệm vụ:

+ Bảo trì hệ thống máy tính các cửa hàng, chi nhánh và tại trụ sở công ty.
+ Khắc phục sự cố mạng ảnh hưởng đến việc chuyển dữ liệu về văn phòng trụ sở.
+ Cung cấp các vật phẩm thiết bị in ấn phục vụ công việc quản lý.
- Bộ phận hành chính - nhân sự
Chức năng: đảm bảo lực lượng lao động cho hoạt động của công ty ở mọi thời
điểm, đảm bảo các hoạt động về hành chính được thông suốt.
Nhiệm vụ:
+ Chấm công, làm bảng lương cho cán bộ công nhân viên ở các bộ phận.
+ Đề xuất và triển khai thông tin tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật lên ban giám đốc
Công ty
+ Trình cho bộ phận kế toán thanh toán lương hàng tháng của cán bộ công nhân
viên trong Công ty.
+ Thực hiện mọi chế độ đãi ngộ, chế độ bảo hiểm tai nạn, rủi ro, bệnh tật, bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp… cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
+ Liên hệ làm việc với các cơ quan chức năng bổ sung hoặc cấp mới các giấy phép,
chứng nhận liên quan đến vấn đề pháp lý của các cửa hàng, chi nhánh của công ty.
+ Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự khi có yêu cầu từ các bộ phận khác.
- Bộ phận Marketing
Chức năng : lập chiến lược và kế hoạch triển khai các hoạt động Marketing cho công
ty nhằm mục tiêu gia tăng doanh số, mở rộng thị phần và xây dựng thương hiệu mạnh
cho công ty
Nhiệm vụ : nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra các chiến lược
Marketing hiệu quả, phối hợp với bộ phận kinh doanh cũng như các bộ phận khác trong
việc triển khai chiến lược Marketing theo yêu cầu.
3/ Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật :
a-Cơ sở vật chất:
-Công ty là đơn vị kinh doanh dịch vụ thương mại nên không có nhiều tài sản vật chất bằng
công nghệ mà chủ yếu là các mặt bằng kinh doanh, tuy nhiên các mặt bằng chủ yếu của
công ty đều là thuê mướn tại những vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển nhanh nhất đến
từng hộ sử dụng gas. Tài sản vật chất chủ yếu hiện tại là phương tiện vận tải và vận chuyển

có giá trị đến đầu năm 2010 là 1tỷ 402 sau khi đã trừ khấu hao 1tỷ 596 của năm tài chính
2009. Dự kiến đến hết năm 2010 sẽ hoàn tất khấu hao phần tài sản cố định hữu hình này.
b-Nhân sự:
- Trong sản xuất kinh doanh, yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định. Nếu nhân lực
được đảm bảo đúng mức, có năng lực thực sự sẽ giúp công ty đạt hiệu quả cao trong quá
trình hoạt động. Ban đầu, Công ty có 25 nhân viên, đến năm 2008 qua hơn 8 năm hoạt động
quy mô Công ty được mở rộng từ 5 đại lý phân phối lên 24 đại lý – cửa hàng phân phối và
năm 2008 đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty có 201 người (Xem Bảng 2.1).
Bảng 2.1. CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA NĂM 2008
Phân loại Số lượng (người) Cơ cấu (%)
Tổng lao động 201 100
1. Giới tính
Nam 161 80,09
Nữ 40 19.91
2. Tuổi bình quân 28
3. Tính chất sử dụng
Lao động trực tiếp 168 83,58
Lao động gián tiếp 33 16,42
4. Trình độ
Trên đại học 6 2,99
Cao đẳng, đại học 35 17,41
Trung cấp, phổ thông 160 79,60
Nguồn: Phòng Nhân Sự
- Đến năm 2010 cơ cấu nhân sự có sự thay đổi theo chiều hướng tăng mạnh lên đến 535
người khi công ty bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng mạng lưới kinh doanh (Xem Bảng
2.2). Có thể thấy chất lượng nhân sự được trẻ hóa khi mà tuổi lao động bình quân của công
ty đã tăng từ 28 tuổi lên 27 tuổi trong năm 2010. Đây là lợi thế trong việc phát triển của
công ty khi đội ngũ trẻ hóa sẽ có nhiều sức khỏe đáp ứng đòi hỏi của công việc.
- Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác, Công ty TNHH TM Gas Bình Minh cũng
đã xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân sự, khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình

độ. Đối với đội ngũ nhân viên bán hàng và nhân viên phục vụ khách hàng, công ty chủ
động thuê các giảng viên của Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM về giảng dạy định kỳ
nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp với khách hàng cũng như đào tạo nghiệp vụ bán hàng,
chăm sóc khách hàng. Mặt khác, Công ty còn in ấn các tài liệu về ngành gas như thành
phần, áp suất cho phép, nguyên lý vận hành của van điều áp, bếp gas âm … để nhân viên
hiểu và nắm bắt được kỹ thuật phục vụ tốt hơn cho khách hàng.
Bảng 2.2. CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA NĂM 2010
Phân loại Số lượng (người) Cơ cấu (%)
Tổng lao động 535 100
1. Giới tính
Nam 421 78,69
Nữ 114 21,31
2. Tuổi bình quân 27
3. Tính chất sử dụng
Lao động trực tiếp 400 74,77
Lao động gián tiếp 135 25,23
4. Trình độ
Trên đại học 6 1,12
Cao đẳng, đại học 141 26,36
Trung cấp, phổ thông 388 72,52
Nguồn: Phòng Nhân Sự

- Hiện tại, Công ty có 06 cán bộ có trình độ thạc sĩ, được đào tạo ở trong nước và nước
ngoài chiếm 1,12% , so với tỷ lệ 2,99% của 2008 thì giảm nhưng chất lượng cán bộ lãnh
đạo cốt cán vẫn không thay đổi; Trong đó, có 02 cán bộ có trình độ CEO và CFO. Có
khoảng 26,36% là lao động ở trình độ cao đẳng, đại học, tỷ lệ này tăng đáng kể so với tỷ lệ
17,41% của năm 2008. Hầu hết những lao động này nắm giữ ở các vị trí quan trọng, bộ
phận điều hành và lãnh đạo Công ty. Họ phải nộp hồ sơ và thi tuyển trước khi vào làm cho
Công ty. Lượng nhân viên có trình độ trung cấp, phổ thông chiếm 72,52% đây cũng là
lượng lao động trực tiếp đòi hỏi có sức khoẻ, kỹ năng giao tiếp tốt và là nhóm lao động

không kém phần quan trọng của Công ty, tuy nhiên có thể thấy sự cải thiện chất lượng nhân
viên khi tỷ lệ này giảm so với tỷ lệ 79,60% của năm 2008 (Xem Hình 2.1). Họ thay mặt
Công ty gặp gỡ với khách hàng thường xuyên nên đội ngũ nhân viên này được quan tâm
đào tạo, hưởng ưu đãi về sinh hoạt ăn ở, được Công ty bố trí chỗ ở trong quá trình làm việc.
Hình 2.1-Biểu đồ so sánh 2008 với 2010 về nhân sự và các tiêu chí phân loại
-Phân loại theo tính chất sử dụng lao động, Công ty có 400 lao động trực tiếp chiếm
74,77% , tỷ lệ này giảm so với tỷ lệ 83,58 % năm 2008 càng cho thấy sự chuyên nghiệp
hơn của nhóm lao động này; Và lao động gián tiếp là 135 người chiếm 25,23%, tỷ lệ này
tăng cao do sự mở rộng phạm vi hoạt động đòi hỏi quy mô quản lý tăng trưởng để đáp ứng
kịp thời quy mô và nhu cầu công việc tỷ lệ này tăng nhiều so với 16,42% của năm 2008.
Theo giới tính, toàn Công ty có 421 nam chiếm 78,69 % và có 114 nữ chiếm 21,31%. Qua
đó cho thấy, lượng nhân viên phục vụ khách hàng chiếm số đông trong tổng số nam, tính
chất công việc cũng khá vất vả và chiếm nhiều thời gian. Đa số nữ giới làm ở bộ phân kinh
doanh, kế toán, bán hàng và tạp vụ.
c-Tài chính
- Với nguồn vốn chủ sở hữu ban đầu là 3 tỷ không đủ cho các hoạt động tăng trưởng của
công ty nên các thành viên đã quyết định tăng vốn chủ sở hữu lên 7,7 tỷ vào năm 2008 và
duy trì đến nay. Do vốn chủ sở hữu không nằm ở giá trị bất động sản hay máy móc nên đây
là ưu thế để tập trung tận dụng nguồn vốn cho công tác phát triển mạng lưới kinh doanh của
công ty thêm hiệu quả và rộng khắp.Với việc tăng vốn lên 7,7 tỷ doanh nghiệp đã không
phải chịu chi phí vốn cao do không phải đi vay ngân hàng nhất là từ năm 2008 vốn có nhiều
biến động về tài chính theo chiều hướng bất lợi của thị trường như: lãi suất tăng cao khiến
nhiều doanh nghiệp không kham nổi lại thêm chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước đã
khiến cho việc vay vốn thêm phần khó khăn. Bên cạnh tiềm lực tài chính chủ động công ty
đã biết tận dụng sự phát triển và kinh nghiệm về thị trường của mình để tận dụng nguồn
vốn của đối tác, có thể thấy qua tình hình tài chính cụ thể hơn ở bảng 2.3 khi công ty đã
hợp tác với Alpha Petro đã tận dụng chính sách thanh toán chậm và lợi thế tiêu thụ sản
phẩm, từ khi chỉ chậm trả 588 triệu của năm 2008 công ty có thể chậm trả đến 6,143 tỷ
trong năm 2009. Có thể nói với thời gian Bình Minh đã gầy dựng cho mình một nguồn tài
chính dồi dào đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Bảng 2.3- CƠ CẤU NGUỒN VỐN TỪ 2007 ĐẾN 2009
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
A-Nợ phải trả 3,619,717,243 662,723,584 6,145,687,750
I-Nợ Ngắn hạn
3,617,917,24
3 660,923,584 6,143,887,750
1.Vay và nợ ngắn hạn 2,400,000,000 - -
2.Phải trả cho người bán 1,102,512,879 588,712,456 5,230,459,610
3.Thuế và các khoản phải nộp cho nhà
nước 58,964,644 73,694,436 683,428,140
4-Phải trả người lao động 53,352,000 - -
5-Các khoản phải trả, phải nộp khác 3,087,720 (1,483,308) 230,000,000
II-Nợ dài hạn 1,800,000 1,800,000 1,800,000
B-Vốn chủ sở hữu
2,310,420,27
9
6,889,845,53
2
10,083,465,65
2
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
3,000,000,00
0 7,700,000,000 7,700,000,000
2.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (689,579,721) (810,154,468) 2,383,465,652
Tổng cộng nguồn vốn
5,930,137,52
2
7,552,569,11
6
16,229,153,40

2
Nguồn: Phòng Kế Toán
3.1- Sản phẩm kinh doanh
- Hiện nay công ty đang kinh doanh một số sản phẩm gas của các nhà sản xuất có uy tín
như: Alpha Petro, Saigon Petro, Petrolimex, Elf Gas Saigon, Shell Gas. Trong đó trên 70%
là gas của Alpha Petro với thương hiệu kinh doanh là GIA ĐÌNH. So với năm 2007 thì
công ty đã bắt đầu chọn lựa sản phẩm kinh doanh theo hướng tinh gọn và tập trung nhiều
vào sản phẩm chủ lực là gas Alpha Petro, đây là bước đi chiến lược nhằm tập trung nguồn
lực khai thác thị trường một cách tập trung hơn, tránh dàn trải và thu hút được sự đầu tư cần
thiết từ tập đoàn Alpha Petro cho việc mở rộng hơn nữa quy mô hoạt động. Với việc hợp
tác với Alpha Petro từ cuối năm 2008 đã cho thấy tỷ trọng tiêu thụ tăng lên đáng kể từ
11,249 tỷ của 2008 chiếm 20,49% doanh số của Bình Minh thì đến năm 2009 đã chiếm
75.5% doanh số với 93,204 tỷ cao gần gấp đôi tổng doanh số của năm 2008. Có thể thấy
với sự hợp tác hiệu quả này Bình Minh đã nhanh chóng đạt doanh số trăm tỷ và càng cũng
cố hơn nữa sự hợp tác toàn diện với Alpha Petro.
Bảng 2.4. CHỦNG LOẠI VÀ TỶ LỆ SẢN PHẨM PHÂN PHỐI TỪ 2007 ĐẾN 2009
Đvt: 1000 VNĐ
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nhãn hiệu Gas Nhà sản xuất Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1. Gas BP BP Gas 4,349,697 9.85 5,037,712 9.18 - -
2. Gas SP Saigon Petro 464,625 1.05 64,308 0.12 1,487,104 1.20
3. Gas SG Saigon Gas 24,238,081 54.87 20,950,755
38.1
7
768,337 0.62
4. Gas PV
PetroVietnam
Gas
6,504,959 14.72 5,383,625 9.81 23,546 0.02
5. Gas Petronas PetronasVietnam 330,283 0.75 6,195 0.01 - -

6. Gas VT Cty LDKHL VN 140,142 0.32 6,322 0.01 - -
7. Gas Shell Shell Gas 538,533 1.22 1,176,700 2.14 8,935,016 7.21
8. Gas
Petrolimex
Petrolimex 1,218,101 2.76 48,338 0.09 6,729,145 5.43
9. Gas Elf Elf Gas Saigon 430,363 0.97 47,753 0.09 1,611,029 1.30
10. Gas Vina DaiViet Energy 1,946,406 4.41 5,933,524
10.8
1
13,632 0.01
11. Gas Gia
Đình
Alpha Petro - -
11,249,18
7
20.49 93,204,239 75.21
Các sản phẩm
khác
4,015,793 9.09 4,990,504 9.09 11,153,280 9.00
Tổng 44,176,984 100
54,894,92
4
100
123,925,32
8
100
Nguồn: Phòng Kinh Doanh
3.2 -Thị trường tiêu thụ
- Cho đến cuối tháng 5 năm 2010 thị trường chính của Bình Minh tập trung chủ yếu ở thành
phố Hồ Chí Minh với mật độ phủ 24 cửa hàng trải rộng các quận huyện nội ngoại thành.

Do chỉ tập trung ở TP.HCM nên công ty chia khách hàng tiêu dùng gas trên thị trường làm
3 loại khách hàng: Khách hàng là hộ gia đình, Khách hàng tiêu dùng với số lượng lớn và
Khách hàng công nghiệp.
- Khách hàng là hộ gia đình: hiện nay, giá một bình gas loại 12 kg là 258.000 đồng là
không quá cao đối với thu nhập người dân thành thị mà đa số các hộ gia đình ở TP.HCM
đều đang sử dụng gas để đun nấu phục vụ cho nhu cầu ăn uống của mình nên đây là đối
tượng khách hàng chính mà Công ty đang hướng tới.
- Khách hàng tiêu dùng với số lượng lớn: là các quán ăn, nhà hàng, khách sạn … họ thường
phải phục vụ cho số lượng người tiêu dùng lớn nên đây là một thị trường khá tiềm năng cho
sản phẩm gas. Trong vài năm gần đây, ngành du lịch khá phát triển kéo theo hệ thống nhà
hàng, khách sạn mọc lên ngày một nhiều nhằm đáp ứng cho nhu cầu giải trí, điều này cũng
khiến cho nhu cầu sử dụng gas ở bộ phận này tăng lên. Đối với loại thị trường này, Công ty
luôn cung cấp loại bình 45 kg kèm theo thiết kế hệ thống nấu ăn thuận tiện nhất.
- Đối với khách hàng công nghiệp: Đây là những khách hàng tiêu dùng gas với số lượng
lớn kể cả loại 12 kg và 45 kg, đó là các Công ty công nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp như: Công ty Tuanglang (Bình Dương), Xí nghiệp dệt may Nhà Bè, Thắng Lợi, Việt
Thắng … Tuy nhiên, Công ty không chú trọng nhiều vào đối tượng khách hàng này. Mặc
dù tiêu dùng nhiều nhưng vòng quay vốn thường chậm, nợ lâu và khó thu nợ. Thị trường lại
xa, gây tốn kém chi phí vận chuyển.
- Tuy nhiên từ tháng 6 năm 2010 công ty bắt đầu mở rộng hoạt động cung cấp gas đến với
các tỉnh với mục tiêu là từ Đà Nẵng đến tận mũi Cà Mau đã làm cho việc phân chia thị
trường tiêu thụ ra là 2 mảng lớn là TP.HCM và các tỉnh. Với 20 chi nhánh tại các tỉnh Bình
Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Cần Thơ, Long An, Kiên Giang, An
Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang tập trung tại các thành phố trung tâm
đã cho thấy rõ hơn thị trường mục tiêu của công ty chính là các đô thị lớn có mật độ tập
trung dân cư cao.
Phần 4 : Mô hình, phương pháp, kết quả nghiên cứu
Mô hình : chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên thông qua các yếu tố
duy trì trong lý thuyết hai nhân tố của Herzberg gồm 4 yếu tố sau
- Lương và các khoản phúc lợi

- Sự giám sát
- Điều kiện làm việc
- Các chính sách quản trị
Phương pháp nghiên cứu :
- Bước 1 : tiến hành Focus Group và nghiên cứu cơ sở lý thuyết để xác định các tiêu
chí đề ra
- Bước 2 : tiến hành điều tra phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi có chọn lọc mẫu, cỡ
mẫu là 60
- Bước 3 : sử dụng phần mềm SPSS để thống kê
Kết quả nghiên cứu:
- Thống kê tần suất : đo lường mức độ hài lòng của nhân viên đối với các yếu tố như trên
- Lương và các phúc lợi khác
- Sự giám sát
- Điều kiện làm việc
- Các chính sách quản trị
- Thống kê mô tả :
- Đo lường mức độ hài lòng có sự khác nhau giữa nhân viên các phòng ban hay
không ?
Phần 5 : thảo luận kết quả nghiên cứu và kiến nghị
- Đánh giá các yếu tố làm nhân viên chưa hài lòng, đưa ra các biện pháp khắc phục,
cải thiện tình hình theo hướng tích cực hơn
- Có thể áp dụng mô hình nghiên cứu cho các công ty khác nhau nhưng cần điều
chỉnh thang đo cho phù hợp
- Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

×