BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ MINH
XÁC ðỊNH HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM MEN TIÊU HOÁ
SỐNG G7- AMAZYME TRONG PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
LỢN CON PHÂN TRẮNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI
BẮC ðẨU - TỪ SƠN - BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Thú y
Mã số : 60.62.50
Người hướng dẫn khoa học: TS. CHU ðỨC THẮNG
HÀ NỘI – 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi
ñược sự hướng dẫn của TS. Chu ðức Thắng. Các số liệu nghiên cứu trong
luận văn này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược ghi rõ nguồn
gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Minh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ
khoa học nông nghiệp. ðược sự giúp ñỡ, giảng dạy nhiệt tình của các Thầy cô
giáo trong Khoa Thú y, Viện ðào tạo Sau ðại học, Trường ðại học Nông
Nghiệp Hà Nội, ñã tạo ñiều kiện thuận lợi nhất giúp ñỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu thực hiện ñề tài. Nhân dịp hoàn thành luận văn
này tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
Ban Giám hiệu Nhà trường, Viện ðào tạo Sau ðại học, các thầy cô
giáo Khoa Thú y, Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội cùng tất cả bạn bè
ñồng nghiệp và người thân ñã ñộng viên, tạo ñiều kiện tốt nhất giúp tôi thực
hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
ðặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp ñỡ của thầy giáo
hướng dẫn: Tiến sĩ Chu ðức Thắng ñã bớt nhiều thời gian, công sức hướng
dẫn chỉ bảo tận tình giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành
cuốn luận văn này.
Một lần nữa tôi xin gửi tới các Thầy giáo, cô giáo, các bạn bè ñồng
nghiệp lời cảm ơn và lời chúc sức khoẻ, cùng mọi ñiều tốt ñẹp nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Minh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục bảng vi
Danh mục ñồ thị và biểu ñồ vii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục tiêu của ñề tài 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 ðặc ñiểm sinh lý lợn con 4
2.2 Bệnh lợn con phân trắng 7
2.2.1 Nguyên nhân gây bệnh 7
2.2.2 Cơ chế sinh bệnh 10
2.2.3 Triệu chứng và bệnh tích 10
2.2.4 Phòng và trị bệnh 11
2.2.5 Tình hình nghiên cứu về bệnh 14
2.3 Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và tác hại của kháng sinh 16
2.3.1 Lịch sử 16
2.3.2 Tác hại của kháng sinh 17
2.4 Hiểu biết về chế phẩm sinh học 18
2.4.1 ðặc ñiểm của probiotic 18
2.4.2 Sản xuất chế phẩm Probiotic 19
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iv
2.4.3 Thành phần của chế phẩm probiotic 21
2.4.4 Tác dụng của probiotic 22
2.4.5 Cơ chế tác dụng của probiotic 26
2.4.6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 27
2.5 Những hiểu biết về chế phẩm G7 – Amazyme 31
3 ðỐI TƯỢNG - NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1 ðối tượng nghiên cứu 33
3.2 Nội dung nghiên cứu 33
3.3 Phương pháp nghiên cứu 33
3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm 33
3.3.2 Phương pháp tiến hành 34
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 36
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng tại xí nghiệp chăn nuôi
Bắc ðẩu 38
4.1.1 Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng theo các mùa trong năm 38
4.1.2 Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng theo các nhóm tuổi 41
4.1.3 Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng theo các lứa ñẻ của lợn mẹ 44
4.1.4 Ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung của lợn mẹ ñến tỷ lệ mắc
bệnh lợn con phân trắng 47
4.2 Kết quả phòng bệnh lợn con phân trắng từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi 50
4.2.1 Kết quả phòng bệnh lợn con phân trắng của G7-Amazyme 50
4.2.2 Ảnh hưởng của chế phẩm G7-Amazyme ñến khả năng tăng trọng
của lợn con theo mẹ 54
4.3 ðánh giá hiệu quả ñiều trị bệnh lợn con phân trắng của chế phẩm
G7-Amazyme. 57
4.3.1 So sánh hiệu quả ñiều trị bệnh lợn con phân trắng của các phác ñồ 58
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
v
4.3.2 Kết quả ñiều trị ñại trà bệnh lợn con phân trắng 68
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 70
5.1 Kết luận 70
5.2 ðề nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
70
5.1 Kết luận 70
5.2 ðề nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1 Sơ ñồ bố trí thí nghiệm phòng bệnh bằng G7-Amazyme 35
3.2 Các phác ñồ ñiều trị bệnh lợn con phân trắng 36
4.1 Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng theo các mùa 39
4.2 Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng theo các nhóm tuổi (sơ sinh –
21 ngày tuổi) 41
4.3 Kết quả theo dõi ảnh hưởng của số lứa ñẻ của lợn mẹ ñến tỷ lệ
mắc bệnh lợn con phân trắng. 45
4.4 Ảnh hưởng bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ ñến tỷ lệ mắc bệnh lợn
con phân trắng trên ñàn con 48
4.5 Kết quả phòng bệnh lợn con phân trắng của G7-Amazyme 51
4.6 Ảnh hưởng của G7-Amazyme ñến khả năng tăng trọng của lợn
con 55
4.7 Kết quả ñiều trị bệnh lợn con phân trắng 59
4.8 Ảnh hưởng của các phác ñồ ñiều trị ñến tỷ lệ tái phát và khả năng
tăng trọng của lợn 63
4.9 Hiệu quả kinh tế trong ñiều trị bằng chế phẩm G7-Amazyme 66
4.10 Kết quả ñiều trị ñại trà bệnh lợn con phân trắng của phác ñồ 2 và 3 68
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vii
DANH MỤC ðỒ THỊ VÀ BIỂU ðỒ
ðồ thị 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo lứa ñẻ của lợn mẹ 46
Biểu ñồ 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng sau khi phòng bằng G7-
Amazyme 53
Biểu ñồ 4.2. Khả năng tăng trọng của lợn sau khi sử dụng G7-Amazyme
phòng bệnh lợn con phân trắng 56
Biểu ñồ 4.3. Tỷ lệ khỏi bệnh của các phác ñồ ñiều trị 60
Biểu ñồ 4.4. So sánh thời gian ñiều trị trung bình của các phác ñồ 62
Biểu ñồ 4.5. So sánh tỷ lệ tái phát của các phác ñồ ñiều trị 63
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
1
1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế ñất nước
ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng cũng có những
bước phát triển không ngừng. Hàng năm, chăn nuôi lợn ñã cung cấp một khối
lượng lớn thịt, mỡ làm thực phẩm cho con người. Sản phẩm từ thịt lợn không
những ñã ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn từng bước chiếm lĩnh
thị trường khu vực và quốc tế.
Trước ñây, ở nước ta tập quán chăn nuôi nhiều nơi còn lạc hậu theo
kiểu tận dụng, sử dụng thức ăn, sản phẩm nông nghiệp thừa của con người ñể
nuôi lợn. Con lợn ñược coi là cái quỹ tiết kiệm, góp vốn lâu dài cho người
dân. Hiện nay, chăn nuôi lợn theo phương thức truyền thống ñang dần dần
ñược thay thế bằng các hình thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập
trung tại các trang trại có quy mô chăn nuôi lớn, có sự ñầu tư về trang thiết bị,
chuồng trại, con giống, thú y. Tuy nhiên, do trình ñộ áp dụng khoa học kỹ
thuật, trình ñộ nhận thức cũng như quản lý sản xuất của người chăn nuôi còn
hạn chế, dẫn ñến tình trạng dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều với biến ñộng
ngày càng phức tạp, nguy hiểm. Cùng với ñó là tình trạng sử dụng thuốc
kháng sinh một cách tuỳ tiện, bừa bãi, dẫn ñến sự mất cân bằng trong mối
quan hệ giữa các vi khuẩn có lợi và có hại trong ñường tiêu hoá, ảnh hưởng
lớn ñến hiệu quả chăn nuôi, làm xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc
dẫn tới ñiều trị bệnh càng khó khăn và những nguy cơ về an toàn vệ sinh thực
phẩm với con người và ñộng vật sử dụng.
Trong chăn nuôi lợn sinh sản, một trong những bệnh thường xuyên xảy
ra là bệnh lợn con phân trắng trong giai ñoạn theo mẹ. Bệnh tuy không nổ ra
thành dịch lớn nhưng thường xảy ra, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
2
ñường tiêu hoá, xuất hiện ở mọi hình thức chăn nuôi. Bệnh xảy ra là do lợn bị
viêm ruột, ỉa chảy, mất nước và ñiện giải dẫn ñến giảm sức ñề kháng, còi cọc
và chết nếu không ñược ñiều trị kịp thời. Cũng xoay quanh bệnh này, rất
nhiều trang trại ñã sử dụng tuỳ tiện kháng sinh bổ sung vào thức ăn, nước
uống, ñiều trị không căn bản cho ñàn lợn nhiễm bệnh nên hiện tượng kháng
thuốc, tồn dư kháng sinh rất cao. Chăm sóc lợn con theo mẹ là giai ñoạn vô
cùng quan trọng nhằm ñảm bảo cung cấp con giống có chất lượng tốt cho
chăn nuôi ở giai ñoạn sau.
Vì vậy, việc nghiên cứu ñể tìm ra các chế phẩm thay thế dần, khắc phục
hạn chế của kháng sinh trong chăn nuôi là cần thiết và cấp bách. ðáp ứng yêu
cầu ñó, các nhà khoa học ñã tập chung nghiên cứu ñể tìm ra những giải pháp
tối ưu, trong ñó xu hướng sử dụng chế phẩm sinh học ñược ñặc biệt khuyến
khích sử dụng. Với những ưu ñiểm nổi bật: an toàn ñối với vật nuôi và con
người, cải thiện khả năng tiêu hoá sử dụng thức ăn, hạn chế tồn dư kháng sinh
trong thực phẩm, hạn chế tính ña kháng thuốc của vi sinh vật, ñảm bảo sự ổn
ñịnh trạng thái cân bằng của môi trường sinh thái, giảm thiểu sự ô nhiễm môi
trường chăn nuôi, tạo ñiều kiện thuận lợi, phù hợp cho vật nuôi sinh trưởng,
phát triển, tăng cường khả năng miễn dịch.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm sinh học rất tốt, một
trong các chế phẩm sinh học ñang ñược nhiều cơ sở nghiên cứu, sản xuất và
ñưa vào sử dụng là chế phẩm men tiêu hoá. Công ty cổ phần Hải Nguyên -
Trường ñại học Nông Nghiệp Hà Nội cũng ñã nghiên cứu sản xuất và ñưa ra
thị trường chế phẩm sinh học - men tiêu hoá sống G7- Amazyme. ðể ñánh giá
vai trò của chế phẩm G7-Amazyme cũng như ñể có cơ sở khuyến cáo người
chăn nuôi sử dụng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Xác ñịnh hiệu quả
của chế phẩm men tiêu hoá sống G7- Amazyme trong phòng và trị bệnh
lợn con phân trắng tại xí nghiệp chăn nuôi Bắc ðẩu - Từ Sơn - Bắc Ninh”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
3
1.2. Mục tiêu của ñề tài
- ðánh giá tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng tại trại thực nghiệm
- Xác ñịnh hiệu quả của việc phòng và trị bệnh lợn con phân trắng bằng
chế phẩm G7-Amazyme. Từ ñó, ñề xuất việc sử dụng chế phẩm này trong
phòng và trị bệnh lợn con phân trắng.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- Việc sử dụng chế phẩm sinh học G7- Amazyme trong ñiều trị bệnh sẽ
ngăn cản sự nhờn thuốc, kháng thuốc của vi khuẩn.
- Hạn chế tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, giảm thiểu sự ô nhiễm
môi trường chăn nuôi, ñảm bảo sức khoẻ cộng ñồng.
- Trước hết sự thành công của ñề tài sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng
mắc bệnh lợn con phân trắng tại trại thực nghiệm. ðồng thời làm phong phú
hơn các phác ñồ ñiều trị bệnh lợn con phân trắng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ðặc ñiểm sinh lý lợn con
Lợn con trong giai ñoạn theo mẹ có khả năng sinh trưởng, phát dục rất
nhanh ñể hoàn thiện dần cơ thể. So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn
con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần.
Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn
thiện do một số men tiêu hoá thức ăn chưa có hoạt tính mạnh. Theo Phạm
Ngọc Thạch và cộng sự (2004), ñặc ñiểm sinh lý tiêu hoá của gia súc non như
dạ dày và ruột non trong 3 tuần tuổi ñầu chưa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn
trực tiếp kích thích vào niêm mạc mà tiết dịch, trong dịch vị chưa có HCL,
hàm lượng và hoạt tính của men pepsin rất thấp. Vì thế, khi thiếu men pepsin,
sữa mẹ không ñược tiêu hoá hết sẽ kết tủa dưới dạng cazein gây rối loạn tiêu
hoá, tiêu chảy phân màu trắng ( màu của cazein không ñược tiêu hoá).
Khả năng ñiều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do nhiều nguyên nhân:
- Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể lợn
con thấp, trên thân lợn lông còn thưa nên khả năng giữ nhiệt kém làm giảm khả
năng chống rét của lợn con.
- Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng chênh lệch
tương ñối nên lợn con mất nhiệt nhiều khi bị lạnh.
Nói chung, khả năng ñiều tiết nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi còn
kém, nhất là trong tuần tuổi ñầu mới ñẻ ra. Mặt khác phản xạ có ñiều kiện của
lợn con chưa ổn ñịnh, thích ứng kém với những thay ñổi của ngoại cảnh. Do
vậy lợn con rất dễ bị cảm lạnh dẫn ñến tiêu chảy, ñặc biệt vào những tháng
mưa lạnh và ñộ ẩm cao.
Khả năng ñáp ứng miễn dịch của lợn con hoàn toàn thụ ñộng, phụ
thuộc vào lượng kháng thể hấp thụ ñược nhiều hay ít từ sữa ñầu của lợn mẹ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
5
Theo Barabara Straw (1996), hệ thống miễn dịch bắt ñầu phát triển ở
thai lợn 50 ngày tuổi, ở 70 ngày tuổi thai lợn ñã có thể phản ứng với kháng
nguyên lạ. Tuy nhiên, lợn con mới ñẻ ra trong máu hầu như chưa có kháng
thể, lượng kháng thể tăng rất nhanh sau khi lợn con ñược bú sữa ñầu. Trong
sữa ñầu của lợn nái hàm lượng protein rất cao. Những ngày ñầu mới ñẻ hàm
lượng protein trong sữa chiếm tới 18 - 19%, trong ñó lượng γ- globulin chiếm số
lượng khá lớn (34- 45%), γ- globulin có tác dụng tạo sức ñề kháng cho nên sữa
ñầu có vai trò quan trọng ñối với khả năng miễn dịch của lợn con.
Theo ðặng Xuân Bình (2003), lượng protein trong sữa ñầu gấp 3 lần
sữa thường trong ñó một nửa là kháng thể γ- globulin. Vì vậy, nếu lợn con
không ñược bú sữa ñầu thì từ 20- 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp
kháng thể. Do ñó những lợn con không ñược bú sữa ñầu thì sức ñề kháng rất
kém, tỷ lệ chết rất cao.
* Hệ vi sinh vật ñường ruột ở lợn
Hệ vi sinh vật trong ñường tiêu hóa của lợn con có vai trò nâng cao sức
sử dụng thức ăn ñồng thời nâng cao sức ñề kháng của cơ thể lợn. Sự phát triển
mạnh của vi khuẩn sinh axit và vi khuẩn tổng hợp các chất có hoạt tính sinh
học, ñồng thời ức chế vi khuẩn gây thối là một quá trình có lợi cho cơ thể
(ðào Trọng ðạt và cộng sự, 1996).
Khi còn trong bụng mẹ, hệ tiêu hoá của các con vật hầu như không có
vi khuẩn. Ngay sau khi sinh ra thì vi khuẩn ñã bắt ñầu có sự xâm nhập vào cơ
thể từ thức ăn, nước uống và môi trường qua ñường miệng vào ruột, sống sinh
sôi nảy nở ở ñó và hình thành hệ vi khuẩn ñường tiêu hoá gồm 3 loại: vi
khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại và vi khuẩn cơ hội. Trong ñó 2 nhóm vi khuẩn
ñược ñề cập ñến là nhóm vi khuẩn có lợi và nhóm vi khuẩn có hại: Các vi
khuẩn có lợi là probiotic. Các vi khuẩn có hại là những vi khuẩn có khả năng
gây ra các bệnh lý ñường ruột cho ñộng vật non. Vi khuẩn có lợi giữ vai trò
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
6
như lá chắn bảo vệ cơ thể. Chúng tạo ra môi trường ñường ruột có lợi cho sự
tiêu hoá hấp thu thức ăn, ức chế vi khuẩn có hại và gây bệnh, tăng cường hệ
miễn dịch ñường ruột. Con vật ở trạng thái bình thường khi hệ vi sinh vật
ñường ruột duy trì ñược sự cân bằng. ðiều này có ñược do có mối quan hệ
tương tác giữa các vi khuẩn với môi trường, giữa các vi sinh vật trong hệ vi
sinh vật ñường tiêu hoá với nhau.
Theo ðào Trọng ðạt và cộng sự (1996), trong hệ tiêu hóa của ñộng vật,
hệ vi sinh vật luôn luôn ổn ñịnh ñảm bảo cân bằng cho hệ tiêu hóa, khi ñó
phần lớn các vi khuẩn có lợi là vi khuẩn lactic, vi khuẩn này chiếm 90% và
hoạt ñộng hữu ích cho ñường ruột.
Khi sự cân bằng này bị phá vỡ do những nhân tố như thời tiết khí hậu,
vệ sinh, chăm sóc quản lý, thì những vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển
gây rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy (nhất là lợn con theo mẹ), loại vi khuẩn
thường gặp là E.coli và Samonella…
Theo Sanders.M.E and Klaenhammers.T.R (2003), trong trường hợp do
dùng kháng sinh hay ăn uống bất hợp lý, sống trong môi trường lạnh ẩm, …
Việc tiêu hoá hấp thu các chất dinh dưỡng khó khăn làm rối loạn tiêu hoá dẫn
tới suy giảm sức ñề kháng của cơ thể, hệ vi khuẩn gây hại chiếm ưu thế do vi
khuẩn có lợi bị sụt giảm, khiến cho con vật dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn
qua ñường tiêu hóa. Việc tiêu hoá hấp thu các chất dinh dưỡng khó khăn dẫn
tới suy giảm sức ñề kháng ñối với các bệnh khác.
Xuất phát từ cơ sở trên, nhiều tác giả ñã nghiên cứu, sản xuất các chế
phẩm thuộc các dạng khác nhau từ vi khuẩn hữu ích như những probiotic ñưa
vào ñường ruột ñể tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh vật ñường ruột. Ở nước ta
trong những năm gần ñây, các công trình nghiên cứu về vấn ñề này cũng ñã
ñược công bố và ñưa vào sử dụng khá rộng rãi ñem lại kết quả ñáng kể cho
người chăn nuôi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
7
2.2. Bệnh lợn con phân trắng
Bệnh lợn con phân trắng là bệnh cấp tính phổ biến ở lợn con theo mẹ.
Bệnh thường xảy ra ở thể viêm ruột, viêm dạ dày cấp tính với ñặc trưng là ỉa
chảy, phân màu trắng hoặc hơi vàng, biểu hiện mất nước, lông xù, da nhăn
nheo, gầy còm, suy kiệt và chết.
2.2.1. Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố gây bệnh lợn con phân trắng, việc tìm
hiểu rõ các nguyên nhân và yếu tố gây bệnh sẽ giúp việc phòng trị bệnh ñạt
kết quả cao.
2.2.1.1. Nguyên nhân do bản thân gia súc
Do ñặc ñiểm sinh lý của lợn con có một số ñặc ñiểm chính khiến chúng
thích ứng kém với môi trường ñó là: hệ thống enzym tiêu hoá chưa hoàn
chỉnh, ñiều hoà thân nhiệt kém, dự trữ năng lượng của cơ thể ít, thiếu sắt
ñặc biệt là hệ thống miễn dịch và hormone chưa phát triển. Vì thế khiến
chúng thích ứng kém với môi trường, nếu không ñược chăm sóc, nuôi dưỡng
tốt, sức ñề kháng lợn con giảm sút, lợn dễ bị suy dinh dưỡng, các vi khuẩn
gây hại xâm nhập vào ñường tiêu hoá gây rối loạn tiêu hoá dẫn ñến tiêu chảy.
2.2.1.2. Nguyên nhân do môi trường, chăm sóc quản lý
Trong ñiều kiện sinh lý bình thường có sự cân bằng giữa sức ñề kháng của
cơ thể con vật với các yếu tố gây bệnh. Khi sức ñề kháng của cơ thể con vật
giảm sút, mối quan hệ cân bằng mất ñi và con vật bị rơi vào trạng thái bệnh lý.
Ngoại cảnh là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới sức ñề kháng của
cơ thể, các yếu tố ngoại cảnh có nhiều nhưng quan trọng nhất là thời tiết khí hậu.
Do nước ta là một nước nhiệt ñới khí hậu quá nóng, quá lạnh, mưa gió,
ñộ ẩm cao, kết hợp với vệ sinh chuồng trại không hợp lý, mật ñộ nuôi nhốt
quá ñông, lợn dễ bị tiêu chảy. Trong thực tế những tháng mưa nhiều kèm theo
khí hậu lạnh tỷ lệ lợn con phân trắng tăng lên rõ rệt có khi ñến 80- 100%
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
8
trong ñàn (ðào Trọng ðạt và cộng sự, 1996). Cũng theo tác giả, khi lợn con
ra khỏi bụng mẹ, lợn con chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường sống như
nóng, lạnh, mưa, hanh khô, ẩm thấp thất thường, thêm vào ñó do cơ thể lợn
con chưa phát triển hoàn chỉnh, nên các phản ứng thích nghi và bảo vệ rất yếu
vì vậy khi thời tiết thay ñổi ñột ngột, lợn con dễ bị cảm lạnh, ñó cũng là một
trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn con.
Trong các yếu tố về khí hậu thì ñộ ẩm và nhiệt ñộ luôn ñóng một vai trò
quan trọng. ðộ ẩm thích hợp cho lợn con vào khoảng 75 - 85%. Khi ñộ ẩm
tăng, lợn dễ bị lạnh do ñó trong những tháng mưa nhiều thì số lượng lợn con
bị ỉa chảy tăng rõ rệt, có khi tới 90 - 100% toàn ñàn. Vì vậy việc làm khô
chuồng là vô cùng quan trọng. Theo Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn
Văn Tố (2006): Nếu chuồng nuôi không thoáng khí, ñộ ẩm cao, tồn ñọng
nhiều phân, rác, nước tiểu, khi nhiệt ñộ trong chuồng tăng cao sẽ sinh nhiều
khí có hại: NH
3
, H
2
S làm con vật bị trúng ñộc thần kinh nặng, rơi vào trạng
thái strees- một trong những nguyên nhân dẫn ñến lợn tiêu chảy.
Theo ðoàn Thị Kim Dung (2004), các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng
hanh, ẩm thay ñổi bất thường và ñiều kiện chăm sóc ảnh hưởng trực tiếp ñến
cơ thể lợn ñặc biệt là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, phản ứng
thích nghi còn kém.
Ngoài ra việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý ñàn lợn không tốt cũng
là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của bệnh như:
Trong thời gian lợn mẹ mang thai và nuôi con không ñược chăm sóc
nuôi dưỡng tốt, thức ăn không ñảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh, khẩu phần ăn
không thích hợp, thay ñổi khẩu phần ăn ñột ngột, cũng làm ảnh hưởng tới lợn
con. Khi lợn mẹ mang thai không ñược tiêm phòng các vacxin phòng bệnh
như: Dịch tả, phó thương hàn, parvovirus, thì lợn con sinh ra cũng dễ mắc
bệnh tiêu chảy hơn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
9
Lợn con sinh ra không ñược bú sữa ñầu hay trong quá trình xử lý sau
ñẻ: cắt dây rốn, ổ úm, bổ sung sắt , không ñược thực hiện ñầy ñủ và ñúng kỹ
thuật, can thiệp khi ñỡ ñẻ cho lợn không ñảm bảo vệ sinh, lợn mẹ ñẻ xong
không ñược vệ sinh sạch sẽ dẫn ñến viêm vú, viêm tử cung, kém sữa, từ ñó
cũng làm cho lợn con dễ mắc bệnh.
2.2.1.3. Nguyên nhân do rối loạn hệ vi sinh vật ñường ruột
Trong ñiều kiện bình thường, giữa hệ vi khuẩn ñường ruột và vật chủ ở
trạng thái cân bằng, ổn ñịnh, cùng tồn tại có lợi cho cơ thể vật chủ. Khi có tác
nhân bất lợi hoặc từ ngoại cảnh hoặc ngay trong ñường tiêu hoá tác ñộng thì
sức ñề kháng của lợn giảm xuống, trạng thái cân bằng vi sinh vật ñường ruột
bị phá vỡ. Nhân cơ hội này một số vi khuẩn có hại nhân lên về số lượng, tăng
lên về ñộc lực và gây bệnh (Hồ Văn Nam, Trương Quang và cộng sự, 1997).
ða số các tác giả ñều cho rằng một trong những nguyên nhân gây tiêu
chảy ở lợn là vi khuẩn, ñặc biệt là vi khuẩn E.coli và Salmonella.
Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân gây nên các bệnh tiêu chảy thường gặp,
người ta ñã chứng minh vai trò của E.coli trong bệnh lợn con phân trắng. Vai
trò gây bệnh của E.coli gồm các Serotype: 08; 0139; 0141; 0145; 0147; 0149.
Hồ Văn Nam và cộng sự (1997), khi nghiên cứu về vi khuẩn ñường ruột nhận
thấy: Vi khuẩn E.coli không chỉ là vi khuẩn có mặt thường xuyên trong ruột
lợn ñang bú sữa và bội nhiễm khi ỉa phân trắng, mà nó còn ñược tìm thấy
trong 100% mẫu phân lợn ở những lứa tuổi lớn hơn. Lợn bị tiêu chảy thì số
lượng E.coli và Salmonella tăng lên một cách bội nhiễm. Khi các vi khuẩn
gây bệnh quá mạnh thì sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh vật ñường ruột gây ra
hiện tượng loạn khuẩn, hấp thu bị rối loạn gây tiêu chảy.
Như vậy ñóng vai trò quan trọng nhất trong bệnh lợn con phân trắng là
vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài hai loại vi khuẩn này cũng phải kể ñến
vi khuẩn Clostridium, cầu khuẩn Streptococus, vi khuẩn Bacillus subtilis,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
10
2.2.2. Cơ chế sinh bệnh
Khi các tác nhân bệnh lý kích thích vào cơ thể gia súc non sẽ làm rối
loạn trao ñổi chất trong cơ thể, làm giảm nhu ñộng ruột, tiết dịch dạ dày hoặc
gây tổn thương dạ dày - ruột ngay từ ñầu, làm rối loạn hoạt ñộng của hệ tiêu
hoá. Giai ñoạn ñầu do nhu cầu, tiết dịch giảm nên gia súc giảm ăn, táo bón.
ðến giai ñoạn sau do thức ăn không tiêu hoá, hấp thu ñược bị phân huỷ tạo ra
các sản phẩm ñộc, các sản phẩm này lại kích ứng vào vách dạ dày - ruột làm
tăng nhu ñộng gây ỉa chảy.
Theo ðào Trọng ðạt và cộng sự (1996), khi lợn con tiêu chảy nhiều sẽ
bị mất nước, rối loạn cơ năng giải ñộc của gan và quá trình lọc thải của thận.
2.2.3. Triệu chứng và bệnh tích
2.2.3.1. Triệu chứng
Theo Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh (1998), lợn con có
thể mắc bệnh rất sớm, ngay ngày ñầu sau khi sinh, thường mắc nhiều nhất là
sau khi sinh vài ngày.
Con vật có triệu chứng ñiển hình: khát nước, lông xù, tính ñàn hồi của
da giảm, mắt hõm sâu, thở nhanh, sâu, tim ñập nhanh. Theo Phạm Ngọc
Thạch và cộng sự (2004), trong 1-2 ngày ñầu mắc bệnh, lợn vẫn bú và chạy
nhảy như thường. Phân táo như hạt ñậu xanh, nhạt màu, sau ñó phân lỏng
dần, có màu vàng hoặc hơi trắng, có bọt và chất nhầy, mùi tanh khắm, con vật
ít bú hoặc bỏ bú, lông dựng, da nhăn nheo, nhợt nhạt, ñuôi kheo dính ñầy
phân.
Bệnh thường gặp ở các thể:
- Thể cấp tính: Lợn tiêu chảy rất mạnh và có thể chết sau vài ngày mắc
bệnh. Thể cấp tính hay gặp trong thực tế.
- Thể mạn tính: Thường gặp từ lợn tập ăn ñến lúc cai sữa. Con vật ỉa
chảy liên miên, phân lúc lỏng lúc sền sệt có mùi rất khó chịu, lợn gầy còm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
11
lông xù. Nếu bệnh kéo dài không ñược chữa trị kịp thời thường dẫn ñến viêm
dạ dày, ruột rồi chết.
2.2.3.2. Bệnh tích
Lợn chết, xác chết gầy còm, hậu môn, chân sau dính bê bết phân, niêm
mạc nhợt nhạt, da lông khô, mất tính ñàn hồi.
Mổ khám thấy bên trong dạ dày dãn rộng các bờ ở trong ñường cong
lớn bị nhồi máu, dạ dày chứa ñầy sữa ñóng vón không tiêu. Niêm mạc dạ dày
tích thức ăn không tiêu hoá, lổn nhổn bọt khí, niêm mạc dạ dày lác ñác có
ñám xung huyết. Ruột non căng phồng chứa ñầy hơi với những ñám xuất
huyết ở thành ruột, niêm mạc ruột già phủ màng giả, dưới có nốt loét lan tràn
hạch lâm ba sưng, mềm có hoại tử, gan có nốt hoại tử, túi mật căng.
2.2.4. Phòng và trị bệnh
2.2.4.1. Phòng bệnh
Bệnh lợn con phân trắng xảy ra hầu như quanh năm gây thiệt hại ñáng
kể về kinh tế cho người chăn nuôi. Nên bảo vệ lợn con khỏi bệnh phân trắng
không chỉ nâng cao hiệu quả chăn nuôi mà còn ñảm bảo cung cấp con giống
có chất lượng tốt cho chăn nuôi ở giai ñoạn sau. Vì vậy việc phòng bệnh cần
ñược quan tâm và tiến hành tổng hợp các biện pháp.
* Vệ sinh phòng bệnh
Trong chăn nuôi khâu vệ sinh phòng bệnh là hết sức quan trọng và cần
thiết. Vệ sinh phòng bệnh tạo ra môi trường tốt, làm tăng sức ñề kháng không ñặc
hiệu nhằm ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Thực hiện nghiêm ngặt các khâu như:
Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống, vv.
Nhiều tác giả nhấn mạnh về chế ñộ ñảm bảo ăn uống tốt cho lợn con, tập
lợn con vận ñộng, chống nóng, chống ẩm và chống lạnh cho lợn con (ðào Trọng
ðạt và cộng sự, 1996 ). Phạm Gia Ninh từ năm 1980 ñã dùng lò sưởi ñể chống
lạnh cho lợn con giai ñoạn bú sữa, kết quả ñã làm giảm tỷ lệ lợn con phân trắng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
12
Theo Trương Lăng (2004) : nên cho lợn con tập ăn sớm ñể hạn chế bội
nhiễm vi khuẩn ñường ruột có hại gây bệnh.
Như vậy, việc ñảm bảo tốt kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng như thức ăn
ñảm bảo chất lượng cho lợn mẹ lúc mang thai, lợn con sinh ra phải ñược bú
sữa ñầu kịp thời và ñầy ñủ, tập cho lợn con ăn sớm, việc ñảm bảo tốt vệ sinh
chuồng nuôi, vệ sinh tiểu khí hậu chuồng nuôi là rất quan trọng nhằm hạn chế
tỷ lệ mắc bệnh.
* Dùng chế phẩm sinh học
Là việc bổ sung các loại men tiêu hoá, chế phẩm sinh học có chứa các
vi khuẩn có lợi cho lợn con ñể phòng trị bệnh. Các nhóm vi khuẩn thường
dùng là Bacillus, Colibacterium, Lactobacilus Các vi khuẩn này khi ñưa vào
ñường tiêu hoá của lợn sẽ có vai trò cải thiện tiêu hoá thức ăn, lập lại cân
bằng hệ vi sinh vật ñường ruột, ức chế và khống chế vi sinh vật có hại. Theo
Trương Lăng (2004), có thể bổ sung vào thức ăn cho lợn chế phẩm có
Lactobacilus cho kết quả phòng bệnh cao.
Hiện nay có nhiều cơ sở sản xuất thuốc thú y ñã nghiên cứu, sản xuất
và ñưa vào ứng dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi như: Xí nghiệp
thuốc thú y ñã sản xuất sản phẩm Subtilis, Viện thú y quốc gia ñã chế thành
công sản phẩm men tiêu hoá Biolacty cho hiệu quả tốt.
* Phòng bằng vacxin
Việc tiêm phòng vacxin là biện pháp có hiệu quả cao trong phòng các
bệnh truyền nhiễm gây tiêu chảy cho lợn, tạo miễn dịch chủ ñộng cho gia súc.
ðể phòng bệnh cho lợn con ñạt hiệu quả cao thì nên kết hợp dùng vacxin cho
cả lợn con và lợn mẹ. Tuy nhiên, do E.coli có nhiều type kháng nguyên khác
nhau nên việc chế vacxin E.coli gặp những khó khăn nhất ñịnh và việc chế
một loại vacxin E.coli ñể phòng bệnh cho lợn ở nhiều ñịa phương ñem lại
hiệu quả phòng bệnh không cao (ðào Trọng ðạt và cộng sự, 1996).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
13
2.2.4.2. ðiều trị
* ðiều trị bằng kháng sinh
Theo Trương Lăng (2004), có thể dùng kháng sinh ñể ñiều trị bệnh
nhưng ñến nay một số chủng vi khuẩn E.coli ñã kháng lại với một số kháng
sinh, do ñó ñể hiệu quả ñiều trị tốt, khi sử dụng kháng sinh nên thử kháng
sinh ñồ.
Theo kết quả nghiên cứu của Tô Thanh Phượng (2006), kháng sinh
dùng ñiều trị tiêu chảy ở lợn cho kết quả cao 85,16% và 81,03% ở lợn 1-21
ngày tuổi. Khi kết hợp hai loại kháng sinh này với chế phẩm sinh học ñể ñiều
trị cho tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn 93,33% và 91,94%.
Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh ñiều trị cần kết hợp chống mất nước
và ñiện giải bằng cách cho uống dung dịch glucose hoặc pha dung dịch ñiện
giải cho uống. ðồng thời phải kết hợp với các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng và
vệ sinh thú y thật tốt mới có thể ngăn chặn và khống chế ñược bệnh
* ðiều trị bằng chế phẩm sinh học
Hiện nay, các chế phẩm sinh học không chỉ ñược dùng ñể phòng bệnh
mà còn ñược dùng ñể ñiều trị bệnh cho hiệu quả tốt. Nó làm tăng số lượng vi
sinh vật có lợi trong ñường ruột, ức chế vi khuẩn gây bệnh, lập lại sự cân
bằng khu hệ sinh vật ñường ruột. Theo Nguyễn Thị Hồng Lan (2007), sử
dụng chế phẩm E.M1 30% ñiều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con có tác dụng ñiều
trị tương ñương ñiều trị bằng kháng sinh.
Theo ðặng Xuân Bình (2003), sử dụng chế phẩm YPIX trong phòng và
trị bệnh phân trắng lợn con cho hiệu quả cao.
* ðiều trị bằng ñông dược
ðiều trị bằng ñông dược là hướng hiện nay nhiều tác giả nghiên cứu vì
các kháng sinh có nguồn gốc thảo mộc thường không hoặc rất khó gây ra hiện
tượng kháng thuốc. Theo Trương Lăng (2004), có thể sử dụng: Tô mộc 500g,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
14
ngũ bột tử 300g, sắc ñặc trộn lẫn thức ăn cho lợn con. Hoặc Palmatin chiết xuất
từ cây vàng ñắng, dùng dưới dạng viên 50mg/1 lợn con, hiệu quả ñiều trị 50%.
2.2.5. Tình hình nghiên cứu về bệnh
2.2.5.1.Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ lâu, bệnh lợn con phân trắng ñã ñược nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu ñể tìm hiểu nguyên nhân cũng như các biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả.
Lê Văn Năm và cộng sự (1998), cho rằng: Bệnh lợn con phân trắng chủ
yếu do trực khuẩn E.coli gây ra. Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác
như chuồng trại bẩn, sữa ñầu ít, chăm sóc nuôi dưỡng nái chửa chưa ñúng kỹ
thuật và do thời tiết bất lợi.
Theo Nguyễn Bá Hiên (2001), gia súc mắc hội chứng tiêu chảy số
lượng của 3 loại vi khuẩn: Salmonella, E.coli, Clostridium perfringen tăng lên
từ 2- 10 lần so với số lượng của chúng ở gia súc khoẻ mạnh. Hơn nữa tỷ lệ
của các chủng mang yếu tố gây bệnh và sản sinh ñộc tố cũng tăng cao.
ðào Trọng ðạt và cộng sự (1996), cho rằng: E.coli có mặt thường
xuyên trong ñường ruột của lợn. Bình thường chúng không gây bệnh nhưng
khi có cơ hội chúng sẽ nhân lên một cách nhanh chóng, tăng cường ñộc lực
làm rối loạn hệ vi khuẩn ñường ruột và gây ra bệnh.
Phạm Thế Sơn và cộng sự (2008), ñã nghiên cứu hệ vi khuẩn ñường
ruột ở lợn khoẻ mạnh và tiêu chảy cho thấy lợn cả hai trạng thái ñều có 6 loại
vi khuẩn thường gặp: E.coli, Salmonella, Klebsiella, Staphylococcus,
Bacillus, Clostridium perfringen.
Theo Sử An Ninh (1993), biện pháp phòng tiêu chảy trước hết là hạn
chế, loại trừ các yếu tố stress, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tích cực. Khắc
phục những bất lợi về thời tiết, khí hậu( giữ bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi ấm
áp về mùa ñông, thoáng mát mùa hè, tránh gió lạnh, hạn chế ñộ ẩm,.vv ) ñể
tránh rối loạn tiêu hoá, ổn ñịnh trạng thái cân bằng giữa cơ thể và môi trường.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
15
ðoàn Thị Kim Dung (2004), cho rằng: ðể ñiều trị hội chứng tiêu chảy
ở lợn con, ngoài kháng sinh ñặc hiệu với vi khuẩn ñường ruột có hiệu quả
ñiều trị 75 - 80%, chúng ta nên phối hợp các chế phẩm sinh học sẽ tăng hiệu
quả ñiều trị từ 95 - 98% và bổ sung chất ñiện giải vừa tăng hiệu quả ñiều trị
vừa tăng tỷ lệ khỏi bệnh 89,5 – 90%, con vật mau hồi phục, ñảm bảo chất
lượng và số lượng con giống.
2.2.5.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo thống kê của Bertschinger.H.U và cộng sự (1992), bệnh lợn con
phân trắng xuất hiện ở trong ñàn lợn con nhiều năm liền, tỷ lệ bệnh bất
thường phụ thuộc vào phương pháp quản lý, chuồng trại, kỹ thuật, chăm sóc.
Thông thường thì lợn con có khả năng hồi phục nhưng tỷ lệ chết cao, thức ăn
kém cũng là tác nhân quan trọng gây ra ỉa chảy.
Theo Nikonxki.V.V (1971) nhấn mạnh: Khi gia súc non bị lạnh kéo
dài, cơ thể sẽ mất nhiều năng lượng ñể giữ nhiệt làm sức ñề kháng giảm sút,
khả năng chống chịu bệnh tật kém do ñó dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công.
Bertschinger.H.U và cộng sự (1992), cho biết: Những ñàn lợn sau khi
sinh nếu phải sống trong ñiều kiện môi trường dưới 25
0
C thường có tỷ lệ lợn
mắc bệnh tiêu chảy cao hơn so với những con ñược sống trong ñiều kiện môi
trường có nhiệt ñộ ổn ñịnh 30
0
C.
Theo Nagy.B và cộng sự (1999), lợn con bị nghi mắc bệnh do E.coli,
có thể ñiều trị bằng kháng sinh kết hợp với việc sử dụng các chất ñiện giải ñể
cho uống. Trong một số trường hợp, ñối với những ñàn lợn có nguy cơ mắc
bệnh cao, việc sử dụng kháng sinh ñiều trị dự phòng có thể bắt ñầu sớm, ngay
sau khi sinh và nên áp dụng trên toàn ñàn. Ngoài ra khi sử dụng kháng sinh
ñiều trị bệnh, nên tuân thủ ñúng liệu trình từ 3-5 ngày.
Theo Wilson.M.R và cộng sự (1974), sử dụng vacxin ñể phòng tiêu
chảy ở lợn sơ sinh do E.coli gây ra rất có hiệu quả. Vacxin này ñược dùng chủ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
16
yếu cho lợn mẹ (bằng cách tiêm hoặc cho uống trong khi có chửa), ñể kích
thích lợn mẹ ñáp ứng miễn dịch sản sinh kháng thể ñặc hiệu trong máu,
truyền qua sữa ñầu, cung cấp cho lợn con khi bú sữa. Lợn con sau khi bú sữa
ñầu của những lợn mẹ này sẽ ñược kháng thể thụ ñộng bảo vệ chống lại các
serotype E.coli ñộc tồn tại trong trang trại chuồng nuôi.
Theo Kuhlman.R và cộng sự (1988), có thể sử dụng một lượng thích
hợp kháng thể ñặc hiệu, khác loài chống lại các chủng E.coli ñộc, bổ sung vào
thức ăn cho lợn con sẽ có tác dụng khống chế hiệu quả tiêu chảy.
Theo Lutter.K và cộng sự (1983), thông báo: Ogramin liều 15g/con cho
uống có tác dụng tốt ñiều trị bệnh do E.coli gây ra, tỷ lệ khỏi ñạt 95,6%. Tác
giả còn lưu ý rằng khi sử dụng kháng sinh cho lợn con phân trắng, phải có kế
hoạch chặt chẽ tuân thủ ñúng nguyên tắc về liều lượng, loại thuốc.
2.3. Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và tác hại của kháng sinh
2.3.1. Lịch sử
Năm 1929, Fleming – một nhà vi trùng học người Anh, lần ñầu tiên
phát hiện thấy trong môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng có lẫn nấm penicillium
một vòng vô khuẩn xung quanh nấm chổi này. Theo ông, nấm penicillium
trong môi trường ñã sinh tổng hợp một chất ức chế tụ cầu vàng phát triển.
Ông ñã cấy nấm penicillium vào môi trường nước ngô, sau ñó lấy dịch lọc ñể
tẩm vào gạc băng các vết thương nhiễm trùng. Loại nấm này có tên là
penicillium notatum. ðến năm 1939, Florey và Chain ñã chiết ñược từ nấm ñó
penicillin dùng trong ñiều trị, và như vậy thuốc kháng sinh ñầu tiên ñã ñược
ra ñời.
Sau này, ñặc biệt ở hai thập kỷ cuối của thế kỷ 21, công nghệ sinh học
và hoá dược phát triển mạnh, người ta ñã tìm ra ñược nhiều loại kháng sinh
mới. ðến nay, ñã biết trên 2000 loại kháng sinh, có khoảng 50-60 loại ñược
sử dụng rộng rãi trong y học và trong thức ăn chăn nuôi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
17
Thuốc kháng sinh là những chất hữu cơ có cấu tạo hoá học phức tạp
phần lớn lúc ñầu do xạ khuẩn, vi khuẩn và nấm sản sinh ra. Với nồng ñộ thấp
ñã có tác dụng ức chế hay tiêu diệt sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật
gây bệnh nhưng không hay ít gây ñộc cho người, gia súc và gia cầm.
2.3.2. Tác hại của kháng sinh
Ngày nay, thị trường thuốc kháng sinh rất phong phú cả về số lượng và
chất lượng. Thuốc kháng sinh ñã và ñang ñược sử dụng rộng rãi trong chăn
nuôi với nhiều hình thức sử dụng khác nhau: Thuốc kháng sinh trước hết
ñược sử dụng trong phòng và trị bệnh, rộng hơn nữa khi dịch bệnh truyền
nhiễm xảy ra thì thuốc kháng sinh ñược ñiều trị dự phòng, ngoài ra còn sử
dụng kháng sinh phòng bệnh khi con vật bị stress.
Thuốc kháng sinh ñược bổ sung vào khẩu phần ăn như một chất kích
thích sinh trưởng và phòng bệnh ở liều thấp hơn liều ñiều trị.
Khi nói ñến kháng sinh, chúng ta không thể phủ nhận tác dụng to lớn
của chúng trong chăn nuôi, nhờ có thuốc kháng sinh mà có rất nhiều bệnh
nguy hiểm hay các ổ dịch ñược ngăn chặn kịp thời.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kháng sinh, từ loại thuốc
kháng sinh có hoạt phổ rộng ñến thuốc có hoạt phổ hẹp hay thuốc kháng sinh
cổ ñiển ñến thuốc thế hệ mới hiện nay cho người sử dụng lựa chọn. Nhưng
một vấn ñề ñược ñặt ra là người sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng và trị
bệnh không có ý thức chấp hành ñúng các nguyên tắc khi sử dụng mà thay
vào ñó là tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh một cách tuỳ tiện, bừa bãi, lạm
dụng. Từ ñó, gây nên những tác hại mà con người không mong muốn như: Sự
mất cân bằng của hệ vi sinh trong ñường tiêu hoá của vật nuôi, tạo ra những
dòng vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc, dẫn tới hiệu quả ñiều trị giảm, bệnh kéo
dài và tái phát bệnh nhanh, ảnh hưởng lớn ñến hiệu quả chăn nuôi.
ðặc biệt là sự tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm của vật nuôi: Hiện