TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
------------------------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM EM, TRICO-ĐHCT ĐỐI VỚI BỆNH
THỐI CỦ GỪNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG, KÍCH
THƯỚC SỌT TRE LÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GỪNG
TẠI MỸ AN, CHỢ MỚI, AN GIANG
Chủ nhiệm đề tài: ThS. NGUYỄN PHÚ DŨNG
Long Xuyên, tháng 5 năm 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
------------------------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM EM, TRICO-ĐHCT ĐỐI VỚI BỆNH
THỐI CỦ GỪNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG, KÍCH
THƯỚC SỌT TRE LÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GỪNG
TẠI MỸ AN, CHỢ MỚI, AN GIANG
Chủ nhiệm đề tài: ThS. NGUYỄN PHÚ DŨNG
Cộng tác viên: ThS. Văn Viễn Lương
KS. Nguyễn Ngọc Liễm
KS. Nguyễn Thị Hương Huệ
Long Xuyên, tháng 5 năm 2010
HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM EM, TRICO-ĐHCT ĐỐI VỚI BỆNH
THỐI CỦ GỪNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG, KÍCH
THƯỚC SỌT TRE LÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GỪNG
TẠI MỸ AN, CHỢ MỚI, AN GIANG
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn!
Phòng Nông Nghiệp-PTNT, Khuyến nông và các Trạm BVTV của huyện Chợ Mới
đã cung cấp thông tin và hổ trợ chúng tôi thực hiện đề tài.
Chú Năm Hoàng và chú Năm Bưu nông dân xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang đã tận
tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi trong suốt thời gian làm thí nghiệm.
ThS. Văn Viễn Lương cùng các đồng sự trong khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên
Thiên Nhiên đã đóng góp nhiều công sức trong những ngày thực hiện đề tài.
Các Ks. Nguyễn Ngọc Liễm, Nguyễn Thị Hương Huệ, Nguyễn Duy Cường, Trần
Văn Thanh Xuyên, Trần Huỳnh Long, Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Huỳnh Vũ Trường cùng
tham gia, tổng kết số liệu và trình bày bản thảo.
i
TÓM LƯỢC
Đề tài nhằm làm cơ sở khoa học cho áp dụng kỹ thuật canh tác mới trong quản lý bệnh thối
củ gừng. Các thí nghiệm được thực hiện ở ruộng trồng gừng ở xã Mỹ An, Chợ Mới, An
Giang và trong điều kiện phòng thí nghiệm của Khoa Nông Nghiệp-TNTN, Đại học An
Giang.
Kết quả thí nghiệm trên đồng ruộng cho thấy có 4 loại dịch hại chính (cào cào, sâu ăn tạp,
bệnh cháy lá, thối củ khô) đều không ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của gừng. Các chỉ
tiêu về tăng trưởng (chiều cao cây, số lá, đường kính thân) cũng không chịu ảnh hưởng bởi
kích thước sọt tre và mật độ gieo giống ở các thời điểm ghi nhận. Trồng gừng trên sọt tre
có kích thước 0,3m thì đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng trên sọt
tre ở những kích thước khác (0,4m; 0,5m và 0,6m).
Kết quả khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy chế phẩm EM không có hiệu
quả đối kháng và ức chế sự sinh bào tử của nấm Fusarium spp., nhưng lại có hiệu quả đối
kháng rất tốt đối với 2 dòng vi khuẩn Erwinia trắng và Erwinia vàng kể từ 4 và 6 ngày sau
chủng (NSC). Trái lại, chế phẩm Trico-ĐHCT lại có hiệu quả đối kháng rất tốt đối với cả
nấm Fusarium spp.và 2 dòng vi khuẩn Erwinia trắng và Erwinia vàng, đồng thời cũng có
khả năng ức chế sự sinh bào tử của nấm Fusarium spp. ở thời điểm ở 1 và 2 NSC.
ii
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Cảm tạ…………………………………………………………………………..…. i
Tóm lược……………………………………………………………………..……. ii
Mục lục………………………………………………………………………..…... iii
Danh sách bảng…………………………………………………………….….….. v
Danh sách hình………………………………………………………………….... vi
Ký hiệu và viết tắt………………………………………………………………… vi
Danh sách phụ chương…………………………………………………………… vii
Chương I MỞ ĐẦU……………………………………………………………….
1
A. MỤC TIÊU VA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…..…………………………….
2
I. MỤC TIÊU……………………………………………………………………… 2
II. NỘI DUNG…..…………………………………………………………………. 2
B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU…………………………..……
2
I. ĐỐI TƯỢNG………….……………………………………………………..….. 2
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU……………………………………..……….…….… 2
C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….……………
2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………………………………….. 2
1. Hiện trạng canh tác gừng trên thế giới và ở Việt Nam ….…………………..…. 2
1.1. Nguồn gốc ….………………..…………………………………………….. 2
1.2. Phân bố ….………………………………………………………………….. 2
2. Đặc tính sinh học của cây gừng…………………………...…………..………… 3
3. Giống……………………………………………………………………..……… 3
3.1. Chọn giống…………………………………………………………..……… 3
3.2. Cách xử lý gừng giống………………….……………………………..….… 3
3.3. Cách ủ hom gừng .………………..…….……………………………..….… 4
4. Thời vụ……………………………………………………………………..….… 4
5. Làm đất……………………………………………………………………..…… 4
6. Chăm sóc…………………………………………………………………..…..… 4
7. Bón phân…………………………………………………………………....…… 4
8. Sâu, bệnh hại gừng và biện pháp phòng trị…………………………………..….. 5
9. Thu hoạch……….…………………………………..……………………..….… 5
10. Công dụng.…………………………………….…………………………..…… 5
11. Hiệu quả kinh tế…..…………………………….………………………..…..… 5
12. Chế phẩm EM …..…………………………….……………………………..… 6
12.1. Chế phẩm EM là gì ?………………………………………….……..…..… 6
12.1.1. Tác dụng của EM ………………..……………………..……..…..… 6
12.1.2. Nguyên lý của công nghệ EM …………………..……..……..…..… 7
12.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng EM tại Việt Nam ……………….....….… 8
13. Nấm Trichoderma (Chế phẩm Trico-ĐHCT) - một tác nhân phòng trừ sinh
học …..……………….……………………………….….…………..…
8
13.1. Đặc điểm sinh học ………………………………….……..…….....…....… 8
13.2. Đặc điểm hình thái và sự phân bố của nấm Trichoderma ……..….…..… 8
13.3. Một số loài Trichoderma thường gặp ở vùng nhiệt đới …………….…..… 8
13.4. Cơ chế và khả năng đối kháng của nấm Trichoderma trong phòng trừ
bệnh cây ………….…………………………………………….…..…
9
iii
13.4.1. Cơ chế và khả năng đối kháng của Trichoderma đối với nấm ký sinh 9
13.4.2. Những thành công trong việc sử dụng nấm Trichoderma trong
phòng trừ sinh học ….…...............................................................…….…..…
10
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………….……………..….… 11
1. Thí nghiệm ảnh hưởng của lượng giống gừng gieo trong sọt tre và kích thước
sọt tre lên khả năng sinh trưởng và năng suất trên cây gừng………..…….
11
1.1. Chọn địa điểm và phạm vi nghiêm cứu …………..………..…………..…... 11
1.2. Phương pháp tiến hành ……………………………..………………..……... 12
1.2.1. Bố trí thí nghiệm…..…………………………….……………………... 12
1.2.2. Các chỉ tiêu ghi nhận ……..…………………….……………………... 13
2. Thí nghiệm hiệu quả của chế phẩm EM và Trico-ĐHCT đối với bệnh thối củ
gừng …….…………..……………………………...……………….……...
15
2.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát hiệu quả đối kháng của chế phẩm Trico-ĐHCT và
EM đối với nấm Fusarium spp., trong điều kiện phòng thí nghiệm …...
15
2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu quả đối kháng của chế phẩm Trico-ĐHCT và
EM đối với vi khuẩn Erwinia trong điều kiện phòng thí nghiệm ...…...
15
2.3. Khảo sát khả năng ức chế sự sinh bào tử và tạo hạch của nấm Fusarium
spp. bởi chế phẩm EM và Trico-ĐHCT trong điều kiện phòng thí
nghiệm………………………………………………………….. ...…...
16
2.3.1. Thí nghiệm 3:.Khảo sát khả năng ức chế sự sinh bào tử/hạch của nấm
Fusarium spp. bởi chế phẩm EM trong điều kiện phòng thí nghiệm
16
2.3.2. Thí nghiệm 4: Khảo sát khả năng ức chế sự sinh bào tử/hạch của nấm
Fusarium spp bởi chế phẩm Trico-ĐHCT trong điều kiện phòng thí
nghiệm……………………..…………………..…………………...
16
3. Phân tích thống kê …..……..…………………………...……………….……... 16
Chương II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ................. 17
A. THÍ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG GỪNG GIEO
TRONG SỌT TRE VÀ KÍCH THƯỚC SỌT TRE LÊN KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT TRÊN CÂY GỪNG ………..……………..…….
17
I. MÔ TẢ ĐIỂM THÍ NGHIỆM..…………………………………………..……… 17
II. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT Ở AN GIANG TỪ 25/12/2006 ĐẾN 25/9/2007……. 17
III. GHI NHẬN TỔNG QUÁT KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM …………….…………. 17
IV. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM……………………………………………..………. 18
1. Tình hình dịch hại trong thời gian thí nghiệm ………………………….……..... 18
1.1. Cào cào ……………………………………………….……..…..…………. 18
1.2. Bệnh cháy lá ……………………………........……………..…..….………. 18
1.3. Bệnh thối củ gừng ………........…………........……………..…..…………. 18
2. Tình hình sinh trưởng của cây gừng……………………………….…..……..…. 19
2.1. Chiều cao cây………………………………………………..…..…………. 19
2.2. Số lá trên cây gừng…………………………………………..…..…………. 19
2.3. Đường kính thân gừng………………………………………...……………. 20
3. Năng suất……………………………………………………………..…….…… 20
4. Hiệu quả kinh tế ………………………………..…………………….…….…… 21
B. THÍ NGHIỆM HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM EM VÀ TRICO-ĐHCT
ĐỐI VỚI BỆNH THỐI CỦ GỪNG ……….………..…………………..……….
22
I. THÍ NGHIỆM 1: KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐỐI KHÁNG CỦA CHẾ PHẨM
TRICO-ĐHCT VÀ EM ĐỐI VỚI NẤM Fusarium spp., TRONG ĐIỀU
KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM…….………………………………..………
22
1. Khảo sát hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối với nấm Fusarium spp.,
iv
trong điều kiện phòng thí nghiệm …………………...…………..………… 22
2. Khảo sát hiệu quả đối kháng của chế phẩm Trico-ĐHCT đối với nấm Fusarium
spp., trong điều kiện phòng thí nghiệm …………..………………..………
22
II. THÍ NGHIỆM 2: KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐỐI KHÁNG CỦA CHẾ PHẨM
TRICO-ĐHCT VÀ EM ĐỐI VỚI VI KHUẨN ERWINIA TRONG ĐIỀU
KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM …..…………………………………………
23
1. Khảo sát hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối với vi khuẩn Erwinia trong
điều kiện phòng thí nghiệm …………………….…...…………..…………
23
1.1. Khảo sát hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối với vi khuẩn Erwinia
trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm …………………….……..…..…….…….
23
1.2. Khảo sát hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối với vi khuẩn Erwinia
vàng trong điều kiện phòng thí nghiệm ………........…………..…..…..….……….
24
2. Khảo sát hiệu quả đối kháng của chế phẩm Trico-ĐHCT đối với vi khuẩn
Erwinia trong điều kiện phòng thí nghiệm ……..……………...…..………
25
III. THÍ NGHIỆM 3:. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ SỰ SINH BÀO TỬ
HAY TẠO HẠCH CỦA NẤM Fusarium spp. BỞI CHẾ PHẨM TRICO-
ĐHCT VÀ EM TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM ………….
26
IV. THÍ NGHIỆM 4: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ SỰ SINH BÀO TỬ
HAY TẠO HẠCH CỦA NẤM Fusarium spp BỞI CHẾ PHẨM Trico-
ĐHCT TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM ………...………….
27
CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……………..……………..………… 29
A. KẾT LUẬN …………………….……………………………………………… 29
B. ĐỀ NGHỊ ………………………………………………………………………. 29
Tài liệu tham khảo………………………………………………………..………. 30
DANH SÁCH BẢNG
Nội dung Trang
Bảng 1: Tổ hợp các nghiệm thức giữa lượng giống gieo trên sọt tre và khoảng
cách trồng gừng tại Chợ Mới, An Giang …………… 12
Bảng 2: Lịch bón phân cho ruộng gừng tại Chợ Mới - An Giang ……..……….... 13
Bảng 3: Ảnh hưởng của kích thước sọt tre và mật độ gieo lên bệnh cháy lá gừng
qua bốn thời điểm quan sát tại Xã Mỹ An, Chợ Mới, An
Giang……………………………………………………..………...……. 18
Bảng 4: Ảnh hưởng của kích thước sọt tre và mật độ gieo lên chiều cao cây qua sáu
thời điểm quan sát tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An
Giang……………………...…………………………………………….… 19
Bảng 5: Ảnh hưởng của kích thước sọt tre và mật độ gieo lên số lá gừng qua sáu
thời điểm quan sát tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An
Giang…….……………….……………………………………………….. 19
Bảng 6: Ảnh hưởng của kích thước sọt tre và mật độ gieo lên đường kính cây
gừng qua sáu thời điểm quan sát tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An
Giang…….………………………………………………………………... 20
Bảng 7: Ảnh hưởng của kích thước sọt tre và mật độ gieo lên năng suất gừng non ở
xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang………………………………………….. 21
Bảng 8: Hiệu quả kinh tế ở các nghiệm thức trồng gừng tại xã Mỹ An, Chợ Mới,
An Giang ………………..…………………………..…………………… 21
v
DANH SÁCH HÌNH
Nội dung Trang
Hình 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm gừng tại Chợ Mới, An Giang, năm 2006-
2007………………………………………………………...….……….. 12
Hình 2: Hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối với nấm Fusarium spp. (Fusa)
ở 2 và 4 ngày sau chủng (NSC)...........……………………….………... 22
Hình 3: Hiệu quả đối kháng của chế phẩm Trico-ĐHCT đối với nấm Fusarium
spp. (Fusa) ở 1 và 2 ngày sau chủng …………………………………… 23
Hình 4: Hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối vi khuẩn Erwinia trắng (ErT)
ở 2, 4, 6 và 8 ngày sau chủng ……..……………..……………………. 24
Hình 5: Hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối vi khuẩn Erwinia vàng (ErV)
ở 2, 4 và 6 ngày sau chủng ……………………………………………… 25
Hình 6: Hiệu quả đối kháng của chế phẩm Trico-ĐHCT đối vi khuẩn Erwinia
trắng (ErT) ở 1 và 2 ngày sau chủng ………………………………….... 26
Hình 7: Hiệu quả đối kháng của chế phẩm Trico-ĐHCT đối vi khuẩn Erwinia
vàng (ErV) ở 1 và 2 ngày sau chủng …………………………………..... 26
Hình 8: Khả năng ức chế sự sinh bào tử của nấm Fusarium spp. bởi chế phẩm
EM ở 2, 3, 4 và 5 ngày sau chủng …………………………………….... 27
Hình 9: Sự phát triển chế phẩm trên môi trường PDA sau 2 ngày chủng ở đĩa
petri ……………………………………………………………………... 28
Hình 10: Sự phát triển chế phẩm trên môi trường PDA sau 2 ngày chủng ở đĩa
petri …………………………………………………...…..…………..… 28
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
EM Chế phẩm EM (Effective Micro-organisms)
Trico-ĐHCT Chế phẩm Trichoderma
NSKT Ngày sau khi trồng
HSĐK Hiệu suất đối kháng
GSC Giờ sau khi chủng
NSC Ngày sau khi chủng
ns Không khác biệt có ý nghĩa thống kê
ĐC Đối chứng
ErT Vi khuẩn Erwinia trắng
ErV Vi khuẩn Erwinia vàng
Fusa Nấm Fusarium spp.
vi
PHỤ CHƯƠNG
Nội dung Trang
Phụ chương 1: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên bệnh cháy lá cây gừng ở thời điểm 57 NSKT tại xã Mỹ
An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006……………………….…...…... 33
Phụ chương 2: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên bệnh cháy lá cây gừng ở thời điểm 64 NSKT tại xã Mỹ
An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006…………………………..…….. 33
Phụ chương 3: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên bệnh cháy lá cây gừng ở thời điểm 71NSKT tại xã Mỹ An,
Chợ Mới, An Giang, năm 2006………………………….………….. 33
Phụ chương 4: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên bệnh cháy lá cây gừng ở thời điểm 136 NSKT tại xã Mỹ
An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006…………………………………. 34
Phụ chương 5: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên số lá cây gừng ở thời điểm 36 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ
Mới, An Giang, năm 2006…………………………….……………. 34
Phụ chương 6: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên số lá cây gừng ở thời điểm 50 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ
Mới, An Giang, năm 2006……………………………….…………. 34
Phụ chương 7: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên số lá cây gừng ở thời điểm 71 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ
Mới, An Giang, năm 2006……………………………….………….. 35
Phụ chương 8: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên số lá cây gừng ở thời điểm 113NSKT tại xã Mỹ An, Chợ
Mới, An Giang, năm 2006……………………..………………….... 35
Phụ chương 9: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên số lá cây gừng ở thời điểm 136 NSKT tại xã Mỹ An, Chợ
Mới, An Giang, năm 2006…………………………………………... 35
Phụ chương 10: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên số lá cây gừng ở thời điểm 166 NSKT tại xã Mỹ An,
Chợ Mới, An Giang, năm 2006………………………. ……..….. 36
Phụ chương 11: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên chiều cao cây gừng ở thời điểm 36 NSKT tại xã Mỹ An,
Chợ Mới, An Giang, năm 2006…………………………………... 36
Phụ chương 12: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên chiều cao cây gừng ở thời điểm 50 NSKT tại xã Mỹ An,
Chợ Mới, An Giang, năm 2006………………………………....... 36
Phụ chương 13: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên chiều cao cây gừng ở thời điểm 71 NSKT tại xã Mỹ An,
Chợ Mới, An Giang, năm 2006…………………………………... 37
Phụ chương 14: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên chiều cao cây gừng ở thời điểm 113 NSKT tại xã Mỹ
An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006…………………….………… 37
Phụ chương 15: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên chiều cao cây gừng ở thời điểm 136 NSKT tại xã Mỹ
An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006………………………………. 37
Phụ chương 16: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên chiều cao cây gừng ở thời điểm 166 NSKT tại xã Mỹ
vii
An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006…………………………….… 38
Phụ chương 17: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên đường kính thân gừng ở thời điểm 36 NSKT tại xã Mỹ
An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006…………………………….… 38
Phụ chương 18: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên đường kính thân cây gừng ở thời điểm 50 NSKT tại
xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006……………...……….. 38
Phụ chương 19: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên đường kính thân gừng ở thời điểm 71 NSKT tại xã Mỹ
An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006…………………………....… 39
Phụ chương 20: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên đường kính thân gừng ở thời điểm 113 NSKT tại xã Mỹ
An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006……………………..……..… 39
Phụ chương 21: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên đường kính thân gừng ở thời điểm 136 NSKT tại xã Mỹ
An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006………………………………. 39
Phụ chương 22: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên đường kính thân gừng ở thời điểm 166 NSKT tại xã Mỹ
An, Chợ Mới, An Giang, năm 2006………………………….…… 40
Phụ chương 23: Phân tích thống kê ảnh hưởng của kích thước sọt và mật độ gieo
giống lên năng suất gừng non ở tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An
Giang, năm 2006…………………………………………….……. 40
Phụ chương 24: Phân tích chi phí trong sản xuất gừng 2006 tại xã Mỹ An, Chợ
Mới, An Giang ……………………………………………..…….. 40
Phụ chương 25: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối với
nấm Fusarium spp. ở 2 ngày sau chủng trong điều kiện phòng thí
nghiệm ………………………………………………………..….. 41
Phụ chương 26: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối với
nấm Fusarium spp. ở 4 ngày sau chủng trong điều kiện phòng thí
nghiệm ………………………………………………………..….. 41
Phụ chương 27: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm Trico-
ĐHCT đối với nấm Fusarium spp. ở 1 ngày sau chủng trong điều
kiện phòng thí nghiệm…………………………………………….. 41
Phụ chương 28: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm Trico-
ĐHCT đối với nấm Fusarium spp. ở 2 ngày sau chủng trong điều
kiện phòng thí nghiệm………………………………………......... 41
Phụ chương 29: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối với
vi khuẩn Erwinia trắng ở 2 ngày sau chủng trong điều kiện phòng
thí nghiệm………………………………………………………... 42
Phụ chương 30: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối với
vi khuẩn Erwinia trắng ở 4 ngày sau chủng trong điều kiện phòng
thí nghiệm ……………………………………………………… 42
Phụ chương 31: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối với
vi khuẩn Erwinia trắng ở 6 ngày sau chủng trong điều kiện phòng
thí nghiệm ……………………………………………………… 42
Phụ chương 32: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối với
vi khuẩn Erwinia trắng ở 8 ngày sau chủng trong điều kiện phòng
thí nghiệm ………………………………………………………... 42
Phụ chương 33: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối với
vi khuẩn Erwinia vàng ở 2 ngày sau chủng trong điều kiện phòng
viii
ix
thí nghiệm ………………………………………………………... 43
Phụ chương 34: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối với
vi khuẩn Erwinia vàng ở 4 ngày sau chủng trong điều kiện phòng
thí nghiệm………………………………………………… …….. 43
Phụ chương 35: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm EM đối với
vi khuẩn Erwinia vàng ở 6 ngày sau chủng trong điều kiện phòng
thí nghiệm………………………………………………................ 43
Phụ chương 36: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm Trico-
ĐHCT đối với vi khuẩn Erwinia ở 1 ngày sau chủng trong điều
kiện phòng thí nghiệm ……………………………………..…….. 43
Phụ chương 37: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm Trico-
ĐHCT đối với vi khuẩn Erwinia trắng ở 2 ngày sau chủng trong
điều kiện phòng thí nghiệm …………………………………….... 44
Phụ chương 38: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm Trico-
ĐHCT đối với vi khuẩn Erwinia vàng ở 1 ngày sau chủng trong
điều kiện phòng thí nghiệm …………………………………..…. 44
Phụ chương 39: Phân tích thống kê hiệu quả đối kháng của chế phẩm Trico-
ĐHCT đối với vi khuẩn Erwinia vàng ở 2 ngày sau chủng trong
điều kiện phòng thí nghiệm …………………………………….… 44
Phụ chương 40: Phân tích thống kê hiệu quả của chế phẩm EM đối với sự tạo bào
tử hay hạch nấm của Fusarium spp. ở 2 ngày sau chủng trong
điều kiện phòng thí nghiệm …………………………………..….. 44
Phụ chương 41: Phân tích thống kê hiệu quả của chế phẩm EM đối với sự tạo bào
tử hay hạch nấm của Fusarium spp. ở 3 ngày sau chủng trong
điều kiện phòng thí nghiệm ………………………………………. 45
Phụ chương 42: Phân tích thống kê hiệu quả của chế phẩm EM đối với sự tạo bào
tử hay hạch nấm của Fusarium spp. ở 4 ngày sau chủng trong
điều kiện phòng thí nghiệm ………………………………………. 45
Phụ chương 43: Phân tích thống kê hiệu quả của chế phẩm EM đối với sự tạo bào
tử hay hạch nấm của Fusarium spp. ở 5 ngày sau chủng trong
điều kiện phòng thí nghiệm …………………………………….. 45
Phụ chương 44: Phân tích thống kê hiệu quả của chế phẩm Trico-ĐHCT đối với
sự tạo bào tử hay hạch nấm của Fusarium spp. ở 2 ngày sau
chủng trong điều kiện phòng thí nghiệm ………………………… 45
Phụ chương 45: Phân tích thống kê hiệu quả của chế phẩm Trico-ĐHCT đối với
sự tạo bào tử hay hạch nấm của Fusarium spp. ở 3 ngày sau
chủng trong điều kiện phòng thí nghiệm………………………..... 46
Phụ chương 46: Phân tích thống kê hiệu quả của chế phẩm Trico-ĐHCT đối với
sự tạo bào tử hay hạch nấm của Fusarium spp. ở 4 ngày sau
chủng trong điều kiện phòng thí nghiệm……………………….. ..
46
Phụ chương 47: Phân tích thống kê hiệu quả của chế phẩm Trico-ĐHCT đối với
sự tạo bào tử hay hạch nấm của Fusarium spp. ở 5 ngày sau
chủng trong điều kiện phòng thí nghiệm ……………………….. 46
Một số hình ảnh hoạt động thí nghiệm
47
1
Chương I
MỞ ĐẦU
Cây gừng là loại cây gia vị và dược liệu có nhiều đặc tính quí. Nó góp phần làm tăng thêm hương vị
cho một số loại thực phẩm cũng như dùng làm thuốc điều trị được một số bệnh ở người như cảm
lạnh, ho, nôn mửa… Ngoài ra, gừng cho năng suất rất cao, có thể đạt từ 40-80 tấn.ha
-1
(năng suất
bình quân 60 tấn.ha
-1
) và giá bán từ 10.000–15.000 đồng.kg
-1
(giá bán bình quân 12.500 đồng.kg
-1
).
Nếu bán gừng non (thời gian trồng là 6 tháng) thì 1000m
2
gừng bà con nông dân thu nhập được
khoảng 75 triệu đồng (theo giá gừng giống là 25.000 đồng.kg
-1
năm 2004). Mặc dù hiện nay giá
gừng giống (15.000 đồng.kg
-1
) và gừng non (7.000 – 10.000 đồng.kg
-1
) có giảm xuống, nhưng vẫn
mang lại lợi nhuận cao cho nhà nông ở mô hình canh tác nầy.
Phong trào trồng gừng đang có xu hướng phát triển, đặc biệt ở một số xã Lương Phi, Ba Chúc, Lạc
Quới thuộc huyện Tri Tôn và xã Hội An, Kiến An, Mỹ Luông, Tấn Mỹ và Mỹ An thuộc huyện Chợ
Mới, mô hình nầy đã có chủ trương nhân rộng ra toàn huyện. Tuy nhiên, đa số nông dân trồng gừng
trên đất liếp theo kinh nghiệm và tập quán địa phương, do đó cây gừng thường bị nhiều sâu bệnh
(sâu đục thân, sâu ăn tạp, bệnh cháy lá, bệnh thối củ…), đặc biệt là bệnh thối củ (héo vàng) do vi
khuẩn Erwinia, cháy lá do nấm Fusarium... làm giảm năng suất và phẩm chất củ, gây thiệt hại đáng
kể cho người trồng gừng. Để đối phó với các loài dịch hại nầy, nông dân thường sử dụng rất nhiều
chủng loại thuốc trừ sâu bệnh độc hại, phun nhiều lần trong vụ với nồng độ và liều lượng sử dụng
thường cao hơn so với khuyến cáo. Từ đó làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến sức khỏe của
người sản xuất và tiêu dùng, đồng thời gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay hiệu quả sử dụng nấm Trichoderma trên thế giới được ứng dụng rộng rãi ở các loại cây
trồng như: cà chua, khoai tây, cải bắp, cây ăn trái…. Riêng về cây ăn trái và rau dưa đã có nhiều
công trình nghiên cứu và ứng dụng nấm đối kháng với các bệnh do nấm Rhizoctonia, Fusarium,
Pythium gây hại thành công ở trong và ngoài nước, đặc biệt Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên
cứu và xác định hiệu quả của một số dòng nấm Trichoderma, được thể hiện qua sản phẩm Trico-
ĐHCT có tác dụng đối kháng với Fusarium, Rhizoctonia… thành công trong phòng thí nghiệm, nhà
lưới và vườn cây ăn trái. Riêng về chế phẩm EM (Effective Micro-organisTrung bình bình phương)
thì cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt và chăn nuôi một cách phổ biến.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng của cây đối với một số bệnh
do nấm Fusarium, Rhizoctonia, vi khuẩn Erwinia ..., hạn chế sử dụng nông dược mà cho năng suất
và lợi nhuận cao cho người trồng gừng. Hơn nữa, các đối tượng dịch hại xãy ra trên gừng ngoài yếu
tố khách quan (nhiệt độ, ẩm độ, gió, mưa, đất...) còn do vấn đề kỹ thuật canh tác của nông dân chưa
được thống nhất qui trình, trong đó lượng giống gieo trên hom và khoảng cách trồng gừng trên sọt
hay bọc nilong sẽ ảnh hưởng đến lượng giống được dùng, tốc độ sinh trưởng, dịch hại và năng suất
cũng như về hiệu quả kinh tế trong sản xuất đại trà vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Để đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân trồng gừng đạt hiệu quả hơn trong sản xuất, vì thế chúng
tôi chọn đề tài: “Hiệu quả của chế phẩm EM, Trico-ĐHCT đối với bệnh thối củ gừng và ảnh
hưởng của lượng giống, kích thước sọt tre lên sinh trưởng, năng suất gừng tại Mỹ An, Chợ
Mới, An Giang”, làm cơ sở cho nông dân mạnh dạn áp dụng kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất,
kỳ vọng khắc phục được những khó khăn mà người trồng gừng đang gặp phải, đồng thời góp phần
nâng cao đời sống nông dân.
2
A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. MỤC TIÊU
Xác định hiệu quả của hai chế phẩm EM và Trico-ĐHCT đối với nấm Fusarium gây bệnh cháy lá
và vi khuẩn Erwinia gây bệnh thối củ gừng.
Xác định ảnh hưởng của lượng giống gừng gieo trong sọt tre và kích thước sọt tre lên khả năng sinh
trưởng và năng suất trên cây gừng.
II. NỘI DUNG
Bố trí thí nghiệm của hai chế phẩm EM và Trico-ĐHCT đối với bệnh thối củ do vi khuẩn Erwinia
và cháy lá do nấm Fusarium trên gừng trong phòng thí nghiệm Khoa Nông Nghiệp –TNTN, Đại
Học An Giang.
Bố trí thí nghiệm về lượng giống gieo trong sọt tre (1 mẫu và 2 mẫu gừng giống) và kích thước sọt
tre (đường kính sọt tre với 0,3m, 0,4m, 0,5m và 0,6m) lên khả năng sinh trưởng và năng suất trên
cây gừng ở ruộng nông dân tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang.
B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƯỢNG
Đề tài được thực hiện trên đối tượng là hiệu quả của các chế phẩm EM và Trico-ĐHCT đối với
bệnh thối củ và ảnh hưởng của lượng giống, kích thước sọt tre lên sinh trưởng, năng suất gừng.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thử nghiệm lượng giống gieo (1 và 2 mẫu gừng giống/sọt tre) và kích thước sọt tre (đường kính sọt
tre) trồng gừng (0,3m; 0,4m; 0,5m và 0,6m) lên sinh trưởng và năng suất gừng tại xã Mỹ An, huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang, từ 25/12/2006 đến 25/9/2007.
Thí nghiệm hiệu quả của các chế phẩm EM và Trico-ĐHCT đối với bệnh thối củ gừng được thực
hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm thuộc Khoa Nông nghiệp-TNTN, Trường Đại Học An Giang
từ tháng 5/2008-11/2009.
C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Hiện trạng canh tác gừng trên thế giới và ở Việt Nam
1.1. Nguồn gốc
Gừng đã được trồng rộng rãi từ rất lâu đời ở các nước nhiệt đới Châu Á. Đến nay vẫn chưa tìm thấy
gừng mọc dại ở bất cứ khu vực nào trên thế giới. Một vài ý kiến giả định rằng gừng bắt nguồn từ
Ấn Độ và từ đây nó được đưa đến các nước châu Âu, các nước Đông Phi bởi những thương nhân Ả
Rập (Lê Đình Mỗi và ctv, 2002).
1.2. Phân bố
Theo Giáp Kiều Hưng (2004), ở Việt Nam cây gừng được trồng khá phổ biến từ Bắc vào Nam
nhưng chủ yếu được trồng với quy mô nhỏ, trong các hộ gia đình với sản lượng chưa nhiều, cung
cấp cho thị trường địa phương và trong nước là chính.
Theo Khoa học và đời sống (2005), đất trồng gừng tập trung ở huyện An Phú, Châu Phú và Chợ
Mới. Nhiều hộ đã làm giàu từ nghề trồng gừng. Năm nay, huyện Chợ Mới có khoảng 40 ha đất
3
trồng gừng, tập trung ở các xã: Mỹ An, Kiến Thành, Tấn Mỹ, Hội An, Mỹ Hội Ðông… năng suất
trung bình 40 tấn.ha
-1
.
2. Đặc tính sinh học
Gừng là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1 m. Thân rễ màu vàng, có mùi thơm. Lá màu xanh
đậm dài 15-20 cm, rộng khoảng 2 cm, mặt nhẵn bóng, mọc so le, không cuống, hình mác, có gân
giữa hơi trắng nhạt khi vò có mùi thơm. Cắt mẫu gừng giống hoa dài cỡ 20 cm, mang cụm hoa hình
bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thuỳ gần bằng nhau, nhọn.
Cắt mẫu gừng giống môi ngắn hơn các thuỳ của tràng, màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa màu
tím, quả mọng (Võ Văn Chi, 1991).
Gừng phát triển thân ngầm ở dưới đất, có nhiều đốt, mỗi đốt có mầm ngủ, khi gặp điều kiện thuận
lợi sẽ đâm chồi thành cây gừng mới. Độ che phủ mặt đất của tán lá không cao lắm (Mai Văn Quyền
và ctv, 2001).
3. Giống
3.1. Cách chọn gừng giống
Gừng giống: Chọn gừng già, không mang mầm bệnh. Gừng trồng phổ biến (Zingiber officinale)
trong sản xuất có hai giống khác nhau:
Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu.
Gừng dé được gây trồng phổ biến, cho củ nhỏ hơn, vị cay và nhiều xơ hơn, hiện nay đang được bán
nhiều ở thị trường trong nước (Châu Đăng Sơn, 2006).
Có ý kiến cho rằng: “Khi trồng gừng người ta bẻ củ gừng ra từng mẫu gừng giống nhỏ, bên trong
ruột củ gừng có màu vàng sậm, phía trên đỉnh sinh trưởng của củ gừng có eo thắt lại chứng tỏ gừng
đã già và phần thân đã tàn lụi tự nhiên, chứ không phải dùng các biện pháp khác để tác động lên cây
gừng (Bùi Thanh Hà, 2004).
Theo Khoa học và đời sống (2005), khi bẻ củ gừng ra, bên trong ruột củ gừng có màu vàng sậm.
Phía trên đỉnh sinh trưởng của củ gừng có eo thắt lại (gừng đã già và phần thân đã tàn lụi tự nhiên,
chứ không phải dùng các biện pháp khác để tác động như phun muối hoặc dùng chân để đạp lên cây
gừng). Trồng phải gừng non hoặc gừng đã nhiễm bệnh trước đó thì gừng sẽ kém phát triển và bệnh
hại phát triển mạnh sau nầy.
3.2. Cách xử lý gừng giống
Hom gừng giống được tồn trữ nơi thoáng mát, với mật độ vừa phải và phun Validacine để phòng
bệnh. Trước khi ngâm ủ gừng giống, hom gừng giống được ngâm trong dung dịch thuốc trừ nấm
(Topsin, Dithane…) khoảng 30 phút, sau đó vớt gừng ra để nơi khô ráo, khoảng một tuần sau thì
tiến hành bẻ hom. Dùng tay để bẻ, không được dùng dao để cắt hoặc bổ đôi củ giống (mầm bệnh dễ
dàng truyền từ củ nầy sang củ khác, đồng thời nếu bổ đôi củ giống khi trồng sẽ dễ bị mất nước và
chết). Sau khi bẻ hom gừng xong phải để 15 ngày sau mới tiến hành đem ủ, thời gian nầy giúp cho
vết bẻ khô mặt (Trần Ngọc Chủng, 2005).
Gừng giống: Cần được xử lý thuốc trừ nấm bệnh, sau khi bẻ hom, để gừng khô mặt rồi mới đem
giâm cho ra mầm (thời gian từ 15-20 ngày), thông thường 1kg gừng giống bẻ được từ 15-20 miếng
(Châu Đăng Sơn, 2006).
Gừng được nhân giống chủ yếu bằng các mẫu, mảnh (mẫu gừng giống) nhỏ được tách từ thân rễ,
mỗi mẫu gừng giống dài từ 3-5 cm, nặng 30-50 g và có ít nhất một đỉnh chồi hoặc một đỉnh sinh
trưởng. Độ lớn của các mẫu gừng giống gừng giống có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng
và năng suất các diện tích sản xuất (Lê Đình Mỗi và ctv, 2002).
4
3.3. Cách ủ hom gừng
Hom gừng giống được ủ trong tro trấu và tưới nước vừa đủ ẩm để giúp hom gừng nẩy mầm tốt, thời
gian ủ thường là 15 ngày (tuỳ theo hom gừng mạnh hay yếu). Chú ý, trước khi đem hom gừng ra
trồng thì cần loại bỏ ngay những hom gừng bị mềm hoặc thối, vì những hom gừng nầy đã bị nhiễm
bệnh và có thể lây lan ra trên toàn bộ đám gừng sau nầy (Khoa học và đời sống, 2005).
4. Thời vụ
Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 12) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm khoảng tháng 10-11-12
hàng năm ta có thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng từ 8-10 tháng tùy từng giống (Mai Văn Quyền
và ctv, 2001)
Theo Mai Văn Quyền và ctv (2001), ở miền Nam thời vụ trồng gừng vào đầu mùa mưa, ở ngoài
Bắc là mùa xuân, có mưa phùn, độ ẩm không khí không cao.
5. Làm đất
Theo Mai Văn Quyền và ctv (2005), bộ phận chính ta thu hoạch là củ gừng (thân ngầm) nằm dưới
lòng đất. Muốn củ gừng phát triển tốt đất cần tơi xốp, nhiều mùn thoát nước tốt vì vậy đất để trồng
rừng thường là đất vườn cày bừa kỹ, làm sạch cỏ.
Trước khi xuống giống nên gom và thiêu hủy những cây bị bệnh của vụ trước đó, đất trồng nên
được cày xới, phơi khô, lên liếp và bón lót vôi bột (70-120 kg.1000m
-2
). Có thể rải chất kích kháng,
tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục, cũng có thể dùng tro trấu. Chú ý:
khi đặt gừng giống, nên đặt trên mặt liếp, không nên đặt dưới rãnh (để nhẹ tưới) vì vi khuẩn gây
bệnh thối củ luôn có khuynh hướng di chuyển xuống phần dưới của liếp trồng, nhất là tập trung nơi
các rãnh (Khoa Học & Đời Sống, 2005).
Theo Mai Văn Quyền và ctv (2001), cây gừng sinh trưởng tốt trên các thân đất tơi xốp, tầng đất dầy
còn tương đối tốt, ít lẫn đá, có khả năng giữ nước và thấm nước tương đối cao, đất đủ ấm, thoát
nước tốt, không gây úng, cây gừng thích hợp nhất trên những thân đất thịt, có hàm lượng mùn cao,
đất trồng tốt nhất là có độ pH 5,5-7.
Cây gừng đã được 90 ngày tuổi, có thể chia ra làm 5 đợt bón phân và mỗi đợt bón cách nhau 20
ngày (90 ngày, 110 ngày, 130 ngày, 150 ngày, 170 ngày, 190 ngày). Bón phân NPK 20-20-15, liều
lượng 10 kg.1000m
-2
, đồng thời có thể bón thêm các loại phân hữu cơ (Khoa Học và Đời Sống,
2005).
6. Chăm sóc
Tưới nước: Giai đoạn đầu, 3 ngày/lần, tưới vừa đủ ẩm bằng thùng tưới có gắn vòi sen. Giai đoạn
sau, 7 ngày/lần, tưới đẫm nước.
Làm cỏ: Khi thấy cỏ xuất hiện ta tiến hành nhổ sạch cỏ dại, kết hợp vun gốc.
7. Bón phân
Theo Châu Đăng Sơn (2005), bón phân được chia ra các giai đoạn sau:
Đợt 1: Sau khi trồng 25-30 ngày, bón 3kg phân trùn/sọt tre (vỏ).
Đợt 2: Sau khi trồng 55-60 ngày, bón 3kg phân trùn/sọt tre.
Các đợt sau, bón phân khi thấy củ lòi ra khỏi lớp phân trùn. Liều lượng phân bón tùy củ lòi nhiều
hay ít. Khoảng 1- 3kg/vỏ.
Theo Khoa học và Đời sống (2005), cây gừng là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng khá dài (từ
6 đến 8 tháng). Do vậy, khi trồng gừng, nông dân thường trồng xen với các loại cây trồng khác có
thời gian sinh trưởng ngắn hơn như đậu xanh hoặc bắp. Ở giai đoạn đầu nông dân chỉ bón phân cho
các loại cây trồng xen nầy (chứ không bón phân cho cây gừng). Cách bón phân, thành phần và liều
lượng phân bón có ảnh hưởng lớn đến tình hình bệnh hại sau nầy. Khi thu hoạch các cây trồng xen
5
xong thì nông dân mới tiến hành bón phân cho cây gừng (ở giai đoạn cây gừng đã được 90 ngày
tuổi). Có thể chia ra làm 5 đợt bón phân và mỗi đợt bón cách nhau 20 ngày (90 ngày, 110 ngày, 130
ngày, 150 ngày, 170 ngày, 190 ngày). Bón phân NPK 20-20-15, liều lượng 10-20kg.1000m
-2
. Đồng
thời có thể bón thêm các loại phân hữu cơ. Khi chọn gừng để làm giống thì ngưng bón phân ở giai
đoạn gừng đã được 6 tháng tuổi. Lưu ý không được lạm dụng phân vô cơ quá nhiều, gừng sẽ dễ
phát sinh bệnh. Đối với phân hữu cơ vi sinh có thể tăng liều lượng lên, bón càng nhiều càng tốt,
không có hại cho cây gừng.
8. Sâu bệnh và biện pháp phòng trị
Theo Mai Văn Quyền và ctv (2001), bệnh cháy lá phát sinh chủ yếu từ mép lá, mô bị bệnh biến
vàng sau chuyển sang màu nâu. Vết bệnh phát triển và ăn sâu vào trong phiến lá dạng hình chữ V.
Bệnh chủ yếu phát sinh và gây hại trên lá già. Để phòng trị bệnh nầy sử dụng Carbenzim,
Bavistin…
Theo Trần Văn Hòa và ctv (2002) bệnh thối củ của gừng do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra,
thường gây hại ở những ruộng thoát nước kém và trong những ngày mưa liên tục; Bệnh cháy lá
gừng do nấm Pyricularia grisea gây ra, thường gây thiệt hại nặng trong những ngày có ẩm độ cao,
ít nắng có sương mù và kéo dài.
Theo Trần Ngọc Chủng (2005), sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, đục vào bên trong
ăn phần non, nếu bộc phát nhanh sẽ làm giảm năng suất gừng và sử dụng Basudin, Regent…khi
thấy bướm xuất hiện thì phun xịt. Bệnh cháy lá do nấm Fusarium gây nên, thường vết bệnh xuất
hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống
củ làm chết cả cây; bệnh thối củ do vi khuẩn Erwinia gây ra, đây là bệnh rất nguy hiểm và gây thiệt
hại lớn đối với gừng. Cây gừng đang xanh tốt bỗng dưng bị héo đột ngột vào giữa trưa, vài ngày sau
toàn cây bị vàng, khi nhổ lên thấy đỉnh sinh trưởng của gừng có nhựa đục. Phòng trị bằng cách
phun thuốc Benomyl, Score, Kasai, Kasumin, Derosal…
9. Thu hoạch
Theo Mai Văn Quyền và ctv (2001), khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số lá là ta có thể thu hoạch
được. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy gừng. Kỹ thuật thu nhánh tránh gãy gừng và giữ nguyên cả
khóm củ, ta cuốc xa gốc 20 – 25 cm, sau nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của
khóm.
Theo Châu Đăng Sơn (2006), sau khi trồng 9 tháng, tiến hành thu hoạch củ gừng. Trong giai đoạn
nầy, lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, cong lại, một số lá bắt đầu khô héo. Đào nhẹ không để
gãy củ. Sau đó, nhổ cây, rũ sạch đất.
10. Công dụng
Theo Lê Đình Mỗi và ctv (2002), gừng được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm ở hầu hết
các khu vực trên thế giới. Thông thường gừng được sử dụng ở dạng củ tươi hay được chế biến sơ bộ
ở dạng củ khô thái lát, bột gừng khô, mứt gừng, tinh dầu gừng và nhựa dầu gừng được sử dụng
trong công nghiệp sản xuất thịt hộp, cá hộp, bánh kẹo, nước giải khát, rượu bia và trong hoá mỹ
phẩm. Gừng được dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, dùng chữa ăn không tiêu, kém ăn, nôn mửa,
tiêu chảy, cảm lạnh, ho, chân tay lạnh.
Theo Hoàng Xuân Ba (2003), gừng lành tính, không độc và rất hiệu quả trong chữa trị chứng nôn
nao sau phẫu thuật hoặc gây mê, điều trị ung thư bằng hóa trị liệu, say sóng, tàu xe... Gần đây,
người ta còn phát hiện ra gừng có tác dụng chống viêm và chống đông máu rất hiệu quả.
Về công dụng thì cây gừng còn được dân gian dùng để chữa cho gia súc như trâu, bò, voi, ngựa bị
dịch mắt đỏ, ăn không nuốt được (Giáp Kiều Hưng, 2004).
Trên thực nghiệm, gừng có các tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin,
chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều loài vi khuẩn
gây bệnh (Đoàn Thị Nhu, 2005).
6
11. Hiệu quả kinh tế
Vụ Đông Xuân 2003-2004, bà con nông dân hai huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, đã
thu hoạch và trồng mới hơn 400 ha gừng củ xen canh trên cùng một diện tích cây ăn quả (trồng
mới). Bình quân 1 ha đạt từ 45-50 tấn gừng với giá thương lái mua tại nhà vườn là 12.000 đồng.kg
-
1
. Hiệu quả thu nhập từ 1 ha gừng 54-60 triệu đồng.ha
-1
.năm
-1
, cao gấp mười lần so với trồng cây
màu xen canh khác (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2004).
Theo Kinh tế Việt Nam & Thế giới (2005) vụ trồng màu 2005, nhiều hộ dân ở các huyện như
Thạnh Trị, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên... (Sóc Trăng) đã trồng xen canh cây gừng, hành dưới những liếp dưa
leo thu nhập thêm 7-8 triệu đồng/vụ, tính ra với hơn 1 công đất cho thu nhập trên 20 triệu đồng, trừ
chi phí còn lãi trên 15 triệu đồng/vụ.
Theo ông Võ Văn Lon được ghi nhận trực tiếp khi điều tra nông hộ vào tháng 4/2007, người chuyên
sống bằng nghề trồng và mua bán gừng, với hơn 25 năm kinh nghiệm trồng gừng, ông hiểu rõ từng
đặc tính của nó, nên năm nào cũng trúng mùa. Năm nay, ông Lon trồng 7 công gừng và cho biết,
trồng gừng trong bọc ny-lon cho hiệu quả rất khả quan và không mạo hiểm như trồng trên mặt
ruộng. Ông hy vọng với phương pháp mới nầy nghề trồng gừng sẽ thật sự được quan tâm và sẽ trở
thành cây màu thế mạnh của địa phương. Hiện nay, giá gừng non khoảng 15.000đồng.kg
-
, gừng
giống khoảng 21.000 đồng.kg
-
, trừ hết chi phí lời trên 20 triệu đồng.1000m
-2
. Theo ông, gừng được
xuất khẩu mạnh nhất ở các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia, nhưng hình thức
mua bán còn tự phát, chưa có một cơ quan, tổ chức nào quan tâm đúng mức đứng ra ký kết hợp
đồng mua bán với nước ngoài để nông dân yên tâm sản xuất.
Theo Trần Ngọc Chủng (2005), đánh giá về hiệu quả của cây gừng: “Năng suất 1 ha đạt khoảng 10
tấn, sản lượng nầy có thể nâng lên nếu gừng được chăm sóc tốt hơn. Giá bán mà Công ty thu mua là
200.000 đồng.tạ
-1
. Như vậy mỗi ha gừng trâu mang lại khoảng hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí đi
người dân vẫn còn thu về một nửa”.
12. Chế phẩm EM
12.1. Chế phẩm EM là gì ?
EM (Effective MicroorganisTrung bình bình phương) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu. Chế
phẩm nầy do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa - trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản
sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm 1980. Trong chế phẩm nầy có khoảng 80 loài vi sinh vật
kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ
khuẩn. 80 loài vi sinh vật nầy được lựa chọn từ hơn 2.000 loài được sử dụng phổ biến trong công
nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men.
12.1.1. Tác dụng của EM
EM được thử nghiệm tại nhiều quốc gia: Mỹ, Nam Phi, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Braxin,
Nhật Bản, Singapore, Indonexia, Srilanca, Nepal, Việt Nam, Triều Tiên, Belarus...và cho thấy
những kết quả khả quan.
* Trong trồng trọt: EM có tác dụng đối với nhiều loại cây trồng (cây lương thực, cây rau màu,
cây ăn quả…) ở mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. Những thử nghiệm ở tất cả các
châu lục cho thấy rằng EM có tác dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng cây
trồng, cải tạo chất lượng đất. Cụ thể là:
- Làm tăng sức sống cho cây trồng, tăng khả năng chịu hạn, chịu úng và chịu nhiệt
- Kích thích sự nảy mầm, ra hoa, kết quả và làm chín (đẩy mạnh quá trình đường hoá)
- Tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng
- Tăng cường khả năng hấp thụ và hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng
7
- Kéo dài thời gian bảo quản, làm hoa trái tươi lâu, tăng chất lượng bảo quản các loại nông sản tươi
sống
- Cải thiện môi trường đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu
- Hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh
* Trong chăn nuôi:
- Làm tăng sức khoẻ vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu đối với các điều kiện
ngoại cảnh
- Tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thụ các loại thức ăn
- Tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi,
- Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi.
Điều kỳ diệu ở đây là: EM có tác dụng đối với mọi loại vật nuôi, bao gồm các loại gia súc, gia cầm
và các loài thuỷ, hải sản.
* Trong bảo vệ môi trường:
Do có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây thối (sinh ra các loại khí H
2
S, SO
2
,NH
3
…) nên khi phun
EM vào rác thải, cống rãnh, toalet, chuồng trại chăn nuôi…sẽ khử mùi hôi một cách nhanh chóng.
Đồng thời số lượng ruồi, muỗi, ve, các loại côn trùng bay khác giảm hẳn số lượng. Rác hữu cơ được
xử lý EM chỉ sau một ngày có thể hết mùi và tốc độ mùn hoá diễn ra rất nhanh. Trong các kho bảo
quản nông sản, sử dụng EM có tác dụng ngăn chặn được quá trình gây thối, mốc.
Các nghiên cứu cho biết chế phẩm EM có thể giúp cho hệ vi sinh vật tiết ra các enzym phân huỷ
như lignin peroxidase. Các enzym nầy có khả năng phân huỷ các hoá chất nông nghiệp tồn dư, thậm
chí cả dioxin. Ở Belarus, việc sử dụng EM liên tục có thể loại trừ ô nhiễm phóng xạ.
Như vậy, có thể thấy rằng EM có tác dụng rất tốt ở nhiều lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Nhiều
nhà khoa học cho rằng EM với tính năng đa dạng, hiệu quả cao, an toàn với môi trường và giá thành
rẻ (mỗi lần phun EM cho 1 sào Bắc Bộ 360 m
2
hết khoảng 1000 đồng) - nó có thể làm nên một
cuộc cách mạng lớn về lương thực, thực phẩm và cải tạo môi sinh.
Năm 1989, tại Thái Lan đã tổ chức Hội nghị Quốc tế Nông nghiệp Thiên nhiên Cứu thế. Các nhà
khoa học đã thảo luận về giá trị của công nghệ EM và tăng cường sử dụng nó.
Nhờ vậy, Mạng lưới Nông nghiệp Thiên nhiên Châu Á - Thái Bình Dương (APNAN) được thành
lập, đã mở rộng hoạt động tại 20 nước trong vùng và tiếp xúc với tất cả các lục địa trên thế giới.
Đến nay, có khoảng 50 nước tham gia chương trình nghiên cứu ứng dụng EM và các nước: Mỹ,
Trung Quốc, Braxin, Thái Lan…đã trực tiếp nhập công nghệ EM từ Nhật Bản. Hiện nay, EM có thể
sản xuất được tại trên 20 quốc gia trên thế giới.
12.1.2. Nguyên lý của công nghệ EM
Một số tài liệu tiếng Việt đã nêu lên vai trò cụ thể của từng nhóm vi sinh vật trong EM. GS. Teruo
Higa cho biết chế phẩm EM giúp cho quá trình sinh ra các chất chống oxi hoá như inositol,
ubiquinone, saponine, polysaccharide phân tử thấp, polyphenol và các muối chelate. Các chất nầy
có khả năng hạn chế bệnh, kìm hãm các vi sinh vật có hại và kích thích các vi sinh vật có lợi. Đồng
thời các chất nầy cũng giải độc các chất có hại do có sự hình thành các enzym phân huỷ. Vai trò của
EM còn được phát huy bởi sự cộng hưởng sóng trọng lực (gravity wave) sinh ra bởi các vi khuẩn
quang dưỡng. Các sóng nầy có tần số cao hơn và có năng lượng thấp hơn so với tia gamma và tia X.
Do vậy, chúng có khả năng chuyển các dạng năng lượng có hại trong tự nhiên thành dạng năng
lượng có lợi thông qua sự cộng hưởng (Đoàn Đức Lân, 2005).
8
12.2.Tình hình nghiên cứu ứng dụng EM tại Việt Nam Tại Việt Nam
Công nghệ EM được biết đến vào cuối những năm 1996 và đã được thử nghiệm tại một số địa
phương. Ở Thái Bình, khi xử lý EM cho hạt cải bắp, thóc giống cho thấy tỷ lệ nảy mầm cao hơn,
cây con sống khoẻ hơn và có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh hơn (Sở Khoa học Công nghệ và
Môi trường Thái Bình, 1998). Khi phun EM cho rau muống, năng suất tăng 21 – 25 %, phun cho
đậu tương, năng suất tăng 15 - 20 %. Tại Hải Phòng đã xử lý EM cho các loại cây ăn quả: vải, cam,
quýt… làm cho cây phát triển mạnh hơn, quả to, chín sớm, vỏ đẹp hơn và năng suất 10 - 15 %. Tại
trường ĐH Nông nghiệp I, xử lý EM cho lúa làm năng suất tăng 8 - 15 % và không bị bệnh khô vằn
lá.
Nhóm nghiên cứu của Th.S Đỗ Hải Lan (khoa Sinh - Hoá, ĐH Tây Bắc) cho biết có thể xử lý EM
1% với cây lan Hồ Điệp Tím Nhung khi vừa đưa ra khỏi phòng nuôi cấy mô để tăng cường khả
năng thích nghi của cây với điều kiện ngoại cảnh mới. Cũng có thể xử lý EM ở giai đoạn cây còn
non để kích thích sự sinh trưởng sinh dưỡng, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của cây lan ở
giai đoạn sau (Đỗ Hải Lan và ctv, 2005).
Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản 3 (Bộ Thuỷ sản) đã ứng dụng thành công EM trong xử lý hồ nuôi
tôm sú ở Việt Nam. Chế phẩm EM làm cho tổng số nhóm vi sinh vật có lợi trong hồ luôn cao hơn
so với nhóm vi sinh vật không có lợi từ 2 - 7 lần, chỉ số N-NH3 ở mức thấp (dưới 0,02mg.l
-1
), các
chỉ số môi trường như pH và màu tảo ổn định trong thời gian dài.
13. Nấm Trichoderma (Chế phẩm Trico-ĐHCT) - một tác nhân phòng trừ sinh học
13.1. Đặc điểm sinh học
Hầu hết các loài Trichoderma phát triển nhanh ở nhiệt độ 25-30
o
C. Ở giai đoạn phát triển đầu,
khuẩn lạc của Trichoderma có màu trắng nếu được nuôi cấy trên môi trường giàu dinh dưỡng như
PDA và trong suốt nếu được nuôi trên môi trường cornmeal dextrose agar (CMD). Trong quá trình
phát triển nấm tiết sắc tố vàng vào môi trường, nhất là trên môi trường PDA (MeCray, 2002).
Cành đài hoa (Conidiophore) có tỷ lệ phân nhánh cao, dạng hình nón và xếp thành những vòng tròn
đồng tâm hoặc được sinh ra dọc theo sợi nấm (MeCray, 2002).
Bào tử của hầu hết các loại Trichoderma có hình bầu dục với kích thước khoảng (3-5)x(2-4) m
(L/W>1,3), rất hiếm khi bào tử của nấm nầy có hình cầu (L/W < 1,3). Vách bào tử trơn láng, tuy
nhiên ở một vài loài Trichoderma (như T. viride) bào tử có vách xù xì như có nhiều mụn cơm
(MeCray, 2002).
Tất cả các loài Trichoderma đều có khả năng sinh bào tử áo (chlamydospore). Bào tử áo có hình
cầu méo và ở dạng đơn bào mặc dù cũng có một số loài (như T. stromaticum) có khả năng hìn thành
nên các bào tử áo đa bào (Papavizas, 1985).
13.2. Đặc điểm hình thái và sự phân bố của nấm Trichoderma
Nấm Trichoderma có khu vực phân bố rất rộng, chúng hiện diện khắp nơi trong đất, trên bề mặt rễ,
trên vỏ cây mục nát…Khi quan sát hạch nấm hay chồi mầm của nhiều loài nấm khác cũng có thể
tìm thấy các loài Trichoderma (Klain và Ereleigh, 1998).
Sự phân bố và điều kiện môi trường sống của các loài Trichoderma có liên hệ mật thiết với nhau.
Theo Turner và ctv (1997), đã ghi nhận được sự hiện diện của loài T. longibrachiatum ở Châu Phi
và Ấn Độ, loài T. citrinoviride ở Đông Nam Á và loài T. pseudokoningii ở New Zealand và miền
đông nước Úc. Nhìn chung các loài Trichoderma xuất hiện ở vùng đất acid nhiều hơn ở vùng đất
trung tính hoặc kiềm (Papavizas,1985).
13.3. Một số loài Trichoderma thường gặp ở vùng nhiệt đới
* Trichoderma pseudokoningii Rifai: Nấm T. pseudokoningii phát triển rất nhanh, đường kính
khuẩn lạc lên đến 8-9cm chỉ sau 4 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 20
o
C. Sợi nấm trong suốt, vách trơn
láng, rộng 1-2 micromet. Bào tử áo nấm T. pseudokoningii có vách dày, trơn láng, trong suốt hoặc
9
có màu xanh, hình cầu méo hoặc bầu dục, kích thước thường là (4-12) x (3-9) micromet, vách trơn
láng, thể tích có hình bầu nậm, kích thước khoảng (3,7 – 7,6) x (2,0 – 3,3) micromet. Có màu xanh,
chình trụ ngắn hoặc bầu dục, vách trơn láng, kích thước trung bình 2,5 x 2,0 micromet (BiTổng
bình phươngett, 1984).
* Trichoderma atroviride BiTổng bình phươngett: Khuẩn lạc phát triển rất nhanh, đạt 8-9 cm sau
4 ngày nuôi cấy ở 20
o
C, sợi nấm trong suốt, vách trơn láng, rộng 2-14 micromet. Bào tử áo có vách
dày và trơn láng, màu xanh, có hình cầu méo hoặc bầu dục, đường kính 4-12 micromet, đôi khi lên
đến 24 micromet. Vách trơn láng, có hình chùy, hình nón hay bầu nậm, kích thước từ (5,2-10,0) x
(2,1-3,3) micromet. Nấm T. atroviride màu xanh sậm, vách trơn láng, hình bầu dục, kích thước
trung bình là 5,3 x 3,2 micromet (BiTổng bình phươngett, 1984).
* Trichoderma hamatum Bain: Nhiệt độ 24
o
C và pH 3,7-4,7 là những điều kiện rất thuận lợi cho
sự phát triển của T. hamatum và chúng phát triển chậm lại ở 0
o
C (DoTrung bình bình phươngch và
GaTrung bình bình phương, 1980).
Đường kính khuẩn lạc ở 5 ngày sau khi nuôi cấy ở nhiệt độ 20
o
C là 7cm. Thể bình và nhánh rộng 3-
4 micromet. Bào tử đính của nấm T. hamatum có hình trụ ngắn, màu xanh lục, vách trơn láng và có
kích thước khác nhau tùy theo chủng (DoTrung bình bình phươngch và GaTrung bình bình phương,
1980).
* Trichoderma inhamatum Veerkamp & W. GaTrung bình bình phương: Nhiệt độ tối hảo cho
sự phát triển của T. inhamatum là 24-30
o
C và nhiệt độ tối đa mà nấm có thể chịu đựng được là 36
o
C
(BiTổng bình phươngett, 1984). Khuẩn lạc phát triển khá nhanh, đường kính khuẩn lạc có thể đạt
tới 9,0 cm sau 3 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 24-30
o
C. Thể bình có hình bầu nậm, kích thước (4,0 –
5,0) x (2,3 – 3,0) micromet. Bào tử có dạng hình cầu hoặc hình trứng, vách mỏng và trơn láng, màu
xanh lục, kích thước (2,3 – 3,0) x (2,0 – 2,6) micromet.
* Trichoderma harzianum Rifai: T. harzianum là loài nấm rất phổ biến trong đất (Cook và Baker,
1998). Môi trường có nhiệt độ từ 15 –35
o
C, pH khoảng 3,7 – 4,7 rất thích hợp cho sự phát triển của
nấm (DoTrung bình bình phươngch và GaTrung bình bình phương, 1980).
Khuẩn lạc của T. harzianum phát triển nhanh và có đường kính khoảng 9cm sau 5 ngày nuôi cấy ở
nhiệt độ 20
o
C. Bào tử đính có hình cầu méo đến bầu dục ngắn, màu xanh lục, vách trơn láng, kích
thước (2,7 – 3,2) x (2,5 – 2,8)micromet, và nẩy mầm tốt nhất trong môi truờng mùn cưa có ẩm độ
khoảng 30% (DoTrung bình bình phươngch và GaTrung bình bình phương, 1980).
* Trichoderma koningii Ouden: T . koningii hiện diện nhiều ở lớp đất mặt nhưng ở độ sâu 120cm
vẫn có sự hiện diện của loài nấm nầy. Nấm phát triển tốt ở nhiệt độ từ 26
o
C trở lên tùy theo nguồn
gốc của loài. pH thích hợp cho sự phát triển của nấm là 3,7 – 6,0 (DoTrung bình bình phươngch và
GaTrung bình bình phương, 1980).
Khuẩn lạc có đường kính khoảng 3 –5cm sau 5 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 20
o
C bào tử đính có dạng
hình trụ ngắn, vách trơn láng, kích thước (3,0 – 4,8) x (1,9 – 2,8)micromet.
13.4. Cơ chế và khả năng đối kháng của nấm Trichoderma trong phòng trừ bệnh cây
13.4.1. Cơ chế và khả năng đối kháng của Trichoderma đối với nấm ký sinh
Cơ chế đối kháng của nấm Trichoderma gồm hai giai đọan: cơ chế thứ nhất là khả năng bao quanh
và cuộn tròn sợi nấm gây bệnh, cơ chế thứ hai là cơ chế hóa học nấm Trichoderma tiết ra các loại
enzyme thủy phân (Kredics, 2003), phân hủy chất nguyên sinh của sợi nấm gây bệnh làm cho sợi
nấm chết.
Nấm đối kháng là thành viên phổ biến nhất của hệ vi sinh vật đất. có nhiều nấm đối kháng được tìm
thấy trong tự nhiên như: Penicillium axalium, P. vermiculata, P. nigricans, Trichoderma spp., trong
đó nấm Trichoderma là một trong những loài nấm có khả năng đối kháng đối với nhiều loại nấm
như: Slerotium rolfsii, Phytophthora, Fusarium,… gây bệnh trên các loài cây họ đậu, cây ăn trái,
cây công nghiệp…(Kredics, 2003).
10
Nguyên nhân nấm Trichoderma đối kháng tốt với nhiều loại nấm bệnh gây hại cây trồng là nhờ đặc
tính có khả năng tiết ra nhiều chất tiết (Gayal và Khandeparkar, 1998). Trong quá trình tác động lên
nấm gây bệnh, ngoài tác dụng ký sinh, cạnh tranh thức ăn với nấm gây bệnh, tiết ra chất kháng sinh,
Trichoderma còn tiết ra các enzyme ngăn cản sự xâm nhập và gây bệnh của nấm bệnh gây hại cây
trồng (Dennis và ctv, 1971).
Trichoderma spp. khi phát triển trên vùng tế bào ký chủ sẽ tiết ra các enzyme ngoại bào như beta-
1,3-glucanase, chitinase, lipase, protease. Theo MargolleTổng bình phương-Clark (1996), hai
enzyme beta-1,3-glucanase và chitinase giữ vai trò quan trọng trong quan hệ ký sinh giữa
Trichoderma spp. với nấm gây bệnh (Cruz và ctv, 1995).
Một số loại enzyme do Trichoderma tiết ra bao gồm glucan 1,3-beta-glucosidase, endochitinase,
chitobiosidase, N-acetyl-beta-D-glucusaminidase (NAGase), trypsin, chymotrypsin, cellulase,
protease, lipase, khi kết hợp hai enzyme glucan 1,3-beta-glucosidase và endochitinase sẽ ngăn cản
được quá trình tăng trưởng của nhiều loại Ascomycetes trong nuôi cấy, thêm vào đó sẽ có hiệu quả
cao trong việc ngăn cản sự nảy mầm của bào tử hơn là từng loại enzyme đơn lẻ (MargolleTổng bình
phương – Clark, 1995).
Enzyme chitinase do T. hazianum tiết ra được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy có khả
năng chống lại nấm Venturia inaequalis gây bệnh trên táo. Enzyme lipase có khả năng phân hủy tế
bào của nấm gây bệnh như R. solani, Scletotium rolfsii và nhiều nấm gây bệnh cây trồng khác
(Bolar và ctv, 1999).
Theo Bailey và LuTrung bình bình phươngden (1998), dòng T. hazianum 1925 – 22 có tác dụng phá
hủy chất oxy hóa mô cây là hypochlorite do mầm bệnh tiết ra, đồng thời giúp phục hồi tăng truởng
của rễ, sức sống của cây con.
Chất kháng sinh gliotoxin do T. viride sinh ra có thể ức chế khả năng phát triển của vi khuẩn
Mycobacterium tuberculosis, Streptococcus viridans…Trichoderma spp. Có khả năng đối kháng
với vi khuẩn nhờ hoạt động của những enzyme như protease, NAGase, muramidase có khả năng
phân hủy tế bào của vi khuẩn (Kredies và ctv, 2003).
Theo Bolar và ctv (1999), T. viride có khả năng ngăn cản sự phát triển của sợi nấm Saccharomyces
cevevisiac, đồng thời ngăn cản sự phát triển của Fomes annosus gây thối rễ trên cây họ tùng
(Richards, 1987). Trichoderma viride và T. hamatum làm giảm bệnh héo do Fusarium một cách có
ý nghĩa so với đối chứng từ 30 – 65% (Larlin và ctv, 1998).
Quá trình đối kháng của T. viride và T. harzianum làm giảm lượng đường, protein, amino acid do
nấm bệnh tiết ra trên rễ cây trồng (Ellil và ctv, 1998) Trichoderma spp. ký sinh lên sợi nấm R.
solani và làm chết sợi nấm là do tác dụng của enzyme ngoại bào làm phá hủy màng tế bào của nấm
bệnh (Phạm Văn Kim, 2000).
Việc xử lý hạt giống đậu Hà Lan, củ cải đường với T. hamatum cũng có tác dụng ngăn được bệnh
chết rạp cây con do nấm R. solani và Pythium spp. (Harman và ctv, 2000).
Ngoài khả năng đối kháng với các mầm bệnh trong đất, ở Châu Âu việc phân lập nấm Trichoderma
từ đất vẫn có tác dụng đối kháng hiệu quả với bệnh thối hoa, thối trái cây lúc còn non do nấm
Botrytis gây ra (Phạm Văn Kim, 2000).
13.4.2. Những thành công trong việc sử dụng nấm Trichoderma trong phòng trừ sinh
học
Các chủng nấm Trichoderma sp. T2, Gliocladium sp. Cũng đã được sử dụng để kiểm soát bệnh thối
rễ trên đậu nành, héo xanh trên cà chua do nấm Fusarium oxysporum gây hại, chủng nấm T2 nầy có
thể hạn chế được 64-74% bệnh héo xanh trên cà chua, 55-72% bệnh thối rễ ở khoai tây, ngoài ra
chúng còn có khả năng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Tất cả các chủng nấm Trichoderma
spp. xử lý ở mật số 10
7
-10
8
bào tử.ml
-1
đều làm giảm bệnh thối nâu trên trái đào 63-98% và trên trái
11
Theo Phạm Văn Kim (2003), qua thí nghiệm năm dòng nấm Trichoderma spp. triển vọng được
phân lập từ các vườn cam quít Vĩnh Long, Đồng Tháp và Cần Thơ đều có khả năng khống chế sự
phát triển của nấm Fusarium solani gây bệnh thối rễ cam quít trong điều kiện pH thấp (3,9-4,2) ở
ĐBSCL. Hiệu quả càng cao khi đất vườn đươc cung cấp đầy đủ hữu cơ từ nguồn xác bả thực vật
trong vườn (10-15 kg/cây trưởng thành) để các dòng nấm đối kháng hoạt động hữu hiệu.
Nghiên cứu sự phân bố của quần thể nấm Trichoderma trong hệ thống đất canh tác trên nền đất lúa
ở 4 Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kết quả cho thấy quần thể nấm Trichoderma trong hệ thống
canh tác lúa - đậu - lúa thuộc Quận Ô Môn, TP Cần Thơ biến động từ 1,43 – 1,62 x 10
3
cfu.g
-1
trong
điều kiện ẩm độ đất 30,3 – 30,7% và pH đất 4,6 – 5,1 nhưng cùng hệ thống lúa – đậu – lúa thuộc
Huyện Thốt Nốt, Cần Thơ quần thể Trichoderma cao hơn 1,25 – 2,65 x10
3
cfu.g
-1
, ẩm độ đất 14,5 –
16,8% và pH đất 4,36 – 4,6. Hệ thống canh tác 2 vụ lúa cao sản ở Quận Ô Môn, Cần Thơ quần thể
Trichoderma là 1,87 x 10
3
cfu.g
-1
, ẩm độ đất 36,7% và pH đất 4,82; Huyện Thốt Nốt, Cần Thơ 1,73
x 10
3
cfu.g
-1
, ẩm độ đất 18,8%, pH đất 4,62. Trong hệ thống canh tác 2 vụ lúa, lúa cao sản – lúa
mùa, thuộc Huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng quần thể Trichoderma biến động từ 1,05 – 1,37 x10
3
cfu.g
-
1
, ẩm độ đất 40,4 – 40,95%, pH đất 4,36 – 4,49, nhưng cùng hệ thống lúa 2 vụ như Huyện Mỹ
Xuyên, quần thể nấm Trichoderma thuộc Huyện Thới Bình, Minh Hải biến động từ 0,51 –
0,37cfu.g
-1
, trong khi đó ở Huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu chỉ có một vụ lúa mùa với điều kiện độ ẩm
đất 40,1-47,6% và pH đất 5,06-5,72 thì quần thể Trichoderma biến động từ 1.12-1.93 x 10
3
cfu.g
-1
.
Các chủng nấm Trichoderma được phân lập từ hệ thống canh tác khác nhau trên nền đất lúa ở 4
Tỉnh ĐBSCL, đều có khả năng kí sinh trên nấm R. solani được ly trích từ lúa, đậu nành và đậu
xanh. Đồng thời các chủng nấm Trichoderma có chỉ số phân hủy rơm cao hơn nấm R. solani (Lưu
Hồng Mẫn và Noda, 1997).
Chế phẩm nấm Trichoderma (Trico-ĐHCT) được sử dụng để xử lý rơm rạ, rơm rạ đã phân hủy
được bón phối hợp với phân lân sinh học như dạng phân hữu cơ. Phân hữu cơ được bón riêng lẽ
hoặc phối hợp với phân vô cơ (NPK) trên nền sét nặng. Kết quả của hai năm nghiên cứu trên giống
lúa IR64 cho thấy: nếu bón liên tục 100% phân hữu cơ cho năng suất tăng hơn đối chứng là 13,58%
và nếu bón kết hợp 50% phân hữu cơ với 50% phân vô cơ cho năng suất tăng hơn so với đối chứng
là 22,46% (Lưu Hồng Mẫn và ctv, 2001).
Bên cạnh tác dụng đối kháng với nấm gây bệnh cây trồng, nấm Trichoderma còn có tác dụng kích
thích sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng (Bailey và LuTrung bình bình phươngden, 1998).
Theo kết quả nghiên cứu của Barckman và Rodriguez (1975) được trích dẫn từ Bailey và LuTrung
bình bình phươngden (1998), khi sử dụng sản phẩm thương mại của T. harzianum bón cho đậu
phộng 70 – 100 ngày sau khi trồng với lượng 140kg.ha
-1
ngoài tác dụng chống lại nấm Sclerotium
rolfsii còn làm tăng năng suất đậu phộng lên sau khoảng 3 năm. Số lượng nấm Trichoderma phù
hợp ở rễ sẽ làm tăng số lượng rễ bảo vệ cây trồng lâu dài, kết quả tăng năng suất hơn so với khi sử
dụng thuốc trừ nấm một cách hợp lý.
Theo Klain và Ereleigh (1998), nấm Trichoderma spp. hiện diện khắp nơi, sống hoại sinh và có khả
năng phân hủy nhanh chất hữu cơ trong tự nhiên. Trichoderma đóng vai trò quan trọng trong việc
phân hủy dư thừa thực vật có trong đất.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thí nghiệm ảnh hưởng của lượng giống gừng gieo trong sọt tre và kích thước sọt tre lên
khả năng sinh trưởng và năng suất trên cây gừng
1.1. Chọn địa điểm và phạm vi nghiêm cứu
Thực hiện tại đất của ông Năm Bưu ở xã Mỹ An huyện Chợ Mới tỉnh An Giang từ 25/12/2006 đến
25/9/2007.
12
Thử nghiệm trên giống gừng gié với lượng giống gieo (1 và 2 mẫu gừng giống/sọt tre) và kích
thước sọt tre (đường kính sọt tre) trồng gừng (0,3m; 0,4m; 0,5m và 0,6m) lên sinh trưởng và năng
suất gừng.
1.2. Phương pháp tiến hành
1.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng theo thể thức lô phụ, hai nhân tố (lượng giống gừng gieo
trên sọt tre và khoảng cách trồng) với 8 nghiệm thức và ba lần lặp lại. Tổ hợp các nghiệm thức và
sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở Bảng 1 và Hình 1.
Tổng diện tích ruộng thí nghiệm là 200m
2
, diện tích mỗi lô (nghiệm thức) là 4m
2
. Mỗi lô thí nghiệm
có một lô cách ly với diện tích tương đương nhau để hạn chế ảnh hưởng của thuốc trừ sâu và bệnh.
Khoảng cách trồng gừng trên sọt tương ứng với các đường kính sọt là 0,3m; 0,4m; 0,5m và 0,6m.
Bảng 1: Tổ hợp các nghiệm thức giữa lượng giống gieo trên sọt tre và khoảng cách trồng
gừng tại Chợ Mới, An Giang
Khoảng cách trồng (m)
Lượng giống gieo/sọt tre
0,3 0,4 0,5 0,6
1 mẫu giống T1 T2 T3 T4
2 mẫu giống T5 T6 T7 T8
Lô cách ly
T4 T2 T1 T3
REP I
T6 T8 T7 T5
Lô cách ly
T5 T7 T6 T8
REP II
T3 T1 T4 T2
Lô cách ly
T8 T6 T5 T7
REP III
T2 T4 T3 T1
Lô cách ly
Ghi chú:
- Các nghiệm thức đều được trồng trong sọt tre với các đường kính sọt khác nhau (0,3m; 0,4m;
0,5m và 0,6 m).
- T1: Gieo 1mẫu giống/Sọt tre với đường kính 0,3m. Tổng số sọt là 26 sọt/ lô T1.
- T2: Gieo 1mẫu giống/Sọt tre với đường kính 0,4m. Tổng số sọt là 10 sọt/ lô T2.
- T3: Gieo 1mẫu giống/Sọt tre với đường kính 0,5m. Tổng số sọt là 8 sọt/ lô T3.
- T4: Gieo 1mẫu giống/Sọt tre với đường kính 0,6m. Tổng số sọt là 7 sọt/ lô T4.
- T5: Gieo 2mẫu giống/Sọt tre với đường kính 0,3m. Tổng số sọt là 26 sọt/ lô T5.
13
- T6: Gieo 2mẫu giống/Sọt tre với đường kính 0,4m. Tổng số sọt là 10 sọt/ lô T6.
- T7: Gieo 2mẫu giống/Sọt tre với đường kính 0,5m. Tổng số sọt là 8 sọt/ lô T7.
- T8: Gieo 2mẫu giống/Sọt tre với đường kính 0,6m. Tổng số sọt là 7 sọt/ lô T8.
Hình 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm gừng tại Chợ Mới, An Giang, năm 2006-2007
* Kỹ thuật canh tác:
- Chuẩn bị đất: đất trồng nên cày xới, phơi khô, lên liếp và rải thuốc hoá học để tiêu diệt mầm
bệnh trong đất, tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục, cũng có thể dùng
tro trấu.
- Chuẩn bị cây con: Sau khi thu hoạch gừng giống được phơi nơi thoáng mát (khoảng 5 ngày).
Gừng được nhân giống chủ yếu bằng các mẫu, mảnh (hom) nhỏ được tách từ thân rễ (trung bình 1
kg gừng phân ra 15 mẫu), mỗi mẫu dài từ 3-5cm, nặng 30-50g và có ít nhất một đỉnh chồi hoặc một
đỉnh sinh trưởng. Sau đó phơi nơi thoáng mát cho ráo vết cắt (khoảng 10 ngày). Mẫu gừng được xử
lý thuốc Carban (ngâm khoảng 1-2 giờ) trước khi đem ủ trong tro trấu và tưới nước vừa đủ ẩm để
giúp gừng nẩy mầm tốt (khoảng 7 ngày) trước khi đem ra trồng.
- Trồng cây: Sọt tre sau khi lót bọc nilong mỏng hay cước, cho hỗn hợp đất phân (đất + phân + tro
được xử lý vôi) vào, nén vừa, sau đó cho phân trùn 2-3kg/sọt tre. Một sọt trồng 1 và 2 mẫu giống,
sau đó tưới nước vừa đủ ẩm. Có thể xử lý thuốc trừ nấm bệnh hoặc trừ sâu sau khi trồng 3-5 ngày.
Khi trồng, cần loại bỏ những hom gừng bị hư thối hoặc nhiễm nấm bệnh (trường hợp mẫu gừng
giống bị nấm bệnh lây lan về sau).
- Chăm sóc:
+ Tưới nước: Giai đoạn đầu trước 90 NSKT, 3 ngày/lần, tưới vừa đủ ẩm bằng thùng tưới có gắn
vòi sen. Giai đoạn sau 90 NSKT, 7 ngày/lần, tưới đẫm nước.
+ Làm cỏ: Khi thấy cỏ xuất hiện ta tiến hành nhổ sạch cỏ dại, kết hợp vun gốc cứ 2 tuần/lần.
+ Bón phân: tổng lượng phân tính cho 1.000m
2
: vôi bột 70-120kg (đem rãi trước khi vào sọt 1/3
lượng vôi và sau khi vào sọt 2/3 lượng còn lại), tro trấu 40 bao, NPK (20-20-15) 50kg, phân
Polyhumate 120kg, phân hữu cơ tổng hợp (phân chuồng) 1.000-1.500kg (Bảng 2).
Bảng 2: Lịch bón phân cho ruộng gừng tại Chợ Mới - An Giang
Đơn vị tính: kg.1000 m
-2
Ngày sau khi trồng Vôi
(kg)
NPK
(20-20-15)
Phân chuồng
(kg/Sọt tre)
Polyhumate
(kg)
Lót trước khi gieo 80 10 1 20
30 - 20
36 - 10 0,5
50 - 0,5 20
71 - 15 0,5 30
110 - - - -
136 15 0,5 30
Tổng lượng 80 50 3 120
* Tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật:
Trong quá trình thí nghiệm đã sử dụng phân hữu cơ, phân bò và tro trấu là chủ yếu thời gian bón
phân cho gừng được định kỳ 1 tháng bón 1 lần (bón trong vòng 4 tháng) lượng phân cứ tăng dần lên
ở các tháng tiếp theo.
* Phòng trừ sâu bệnh:
Thường xuyên theo dõi sâu bệnh hại, phun thuốc trừ sâu khi thấy sâu xuất hiện như Basudin,
Regent…, riêng thuốc trừ bệnh được phun đều như nhau ở các nghiệm thức như Benomyl,