Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Xác định mật độ ương nuôi giống baba hoa (trionyx sinensis) trong hệ thống lọc sinh học hoàn lưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.16 KB, 80 trang )




Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp hà nội
***



Vũ huy hoàng






Xác định mật độ ơng nuôi giống
baba hoa (Trionyx sinensis) trong hệ thống
lọc sinh học hoàn lu





Luận văn thạc sĩ nông nghiệp



Chuyờn ngnh: Nuụi trng thy sn
Mó s: 60.62.70


Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN C C



hà nội - 2012


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu trong luận văn đều là trung thực và
chưa từng được công bố trong tất cả các báo cáo khoa học nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cám ơn và tất cả các dẫn liệu trong luận văn này đều được
trích dẫn một cách rõ ràng.
Bắc Ninh, tháng 03 năm 2012
Tác giả



Vũ Huy Hoàng



















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Viện nghiên cứu Nuôi
trồng thủy sản I và Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho
chúng tôi hoàn thành khoá học này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Đức Cự đã định
hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận
văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền thụ những kiến thức cơ bản
nhất cho chúng tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trạm nghiên cứu Biển Đồ Sơn -
Viện Tài nguyên và Môi trường biển Hải Phòng, Trại giống Ngọc Hải đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể người thân,
bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, với tất cả tấm lòng mình con xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới

cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy và luôn mong con thành đạt.
Bắc Ninh, tháng 03 năm 2012
Tác giả


Vũ Huy Hoàng





Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Nội dung nghiên cứu 2
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Vị trí phân loại và đặc điểm sinh học của baba trơn 3
2.1.1. Vị trí phân loại 3

2.1.2. Sự phân bố 3
2.1.3. Đặc điểm sinh học 4
2.1.4. Bệnh và cách phòng trị 6
2.2. Tình hình sản xuất giống baba 8
2.2.1. Tình hình sản xuất giống baba trên thế giới 8
2.2.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi baba ở Việt Nam 9
2.2.3. Cách ương baba hoa giống đang được áp dụng cho tỷ lệ sống cao hiện
nay 10
2.3. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của
một số đối tượng thủy sản 12
2.4. Hệ thống hoàn lưu lọc sinh học và những ứng dụng của nó trong
NTTS 14
2.4.1. Lọc sinh học 14
2.4.2. Hệ thống hoàn lưu 15
2.4.3. Ứng dụng của hệ thống hoàn lưu lọc sinh học trong NTTS 16

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

iv

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
3.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 18
3.3. Bố trí thí nghiệm 18
3.4. Hệ thống bể nuôi và lọc sinh học 18
3.5. Phương pháp thí nghiệm 20
3.5.1. Thí nghiệm phát hiện. 20
3.5.2. Thí nghiệm ương nuôi 20
3.6. Phương pháp xác định các chỉ tiêu 22
3.6.1. Phương pháp quan trắc các yếu tố môi trường 22

3.6.2. Phương pháp quan trắc các yếu tố sinh trưởng và tỷ lệ sống 22
3.7. Xử lý và phân tích số liệu 23
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Kết quả và thảo luận 24
4.1.1. Theo dõi quá trình ấp nở 24
4.1.2. Thí nghiệm phát hiện 25
4.1.3. Giai đoạn 1 (Thí nghiệm từ lúc mới nở thành cỡ 15 - 25g) 26
4.1.4. Giai đoạn 2 (Thí nghiệm từ cỡ giống 15 - 25g thành cỡ giống 50 -
80g) 30
4.1.5. Giai đoạn 3 (Thí nghiệm từ cỡ giống nhỏ 50 - 80g thành cỡ giống
lớn 100 - 150g) 35
4.1.6. Sơ bộ đánh giá hiệu quả ương nuôi baba bằng công nghệ lọc sinh
học 39
4.2. Đề xuất mô hình ương nuôi baba hoa giống từ lúc mới nở đến cỡ giống 100-
150g 46
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 49
5.1. Kết luận 49
5.2. Đề xuất 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 52

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

v

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4. 1 TLS của các mật độ thí nghiệm sau 10 ngày nuôi 25

Bảng 4. 2 Khối lượng trung bình của baba tại các đợt thu mẫu 27


Bảng 4. 3 Tăng trưởng khối lượng theo ngày của baba 27

Bảng 4. 4 Tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của baba ở thí nghiệm giai đoạn 1 29

Bảng 4. 5 Giá trị trung bình các thông số môi trường chất lượng nước
được quan trắc trong 5 ngày thí nghiệm giai đoạn 1 29

Bảng 4. 6 Giá trị trung bình các thông số dinh dưỡng khoáng và hữu cơ
được quan trắc trong 5 ngày thí nghiệm giai đoạn 1 (mg/l) 30

Bảng 4. 7 Khối lượng trung bình của baba tại các đợt thu mẫu 31

Bảng 4. 8 Tăng trưởng khối lượng theo ngày của baba 31

Bảng 4. 9 Tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của baba ở thí nghiệm giai đoạn 2 33

Bảng 4. 10 Giá trị trung bình các thông số môi trường chất lượng nước
được quan trắc trong 5 ngày thí nghiệm giai đoạn 2 34

Bảng 4. 11. Giá trị trung bình các thông số dinh dưỡng khoáng và hữu cơ
được quan trắc trong 5 ngày thí nghiệm giai đoạn 2 (mg/l) 34

Bảng 4. 12 Khối lượng trung bình của baba tại các đợt thu mẫu 35

Bảng 4. 13 Tăng trưởng khối lượng theo ngày của baba 36

Bảng 4. 14 Tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của baba thí nghiệm giai đoạn 3 36

Bảng 4. 15 Giá trị trung bình các thông số môi trường chất lượng nước

được quan trắc trong 5 ngày thí nghiệm giai đoạn 3 38

Bảng 4. 16 Giá trị trung bình các thông số dinh dưỡng khoáng và hữu cơ
được quan trắc trong 5 ngày thí nghiệm giai đoạn 3 39

Bảng 4. 17 Hạch toán kinh tế cho 100 m
2
ương baba giai đoạn lúc mới nở
đến cỡ 15-25g 41

Bảng 4. 18 Hạch toán kinh tế cho 100 m
2
ương baba giai đoạn cỡ giống 15
- 25g thành cỡ giống 50 - 80g 43

Bảng 4. 19 Hạch toán kinh tế cho 100 m
2
ương baba giai đoạn từ cỡ giống
nhỏ 50 - 80g thành cỡ giống lớn 100 - 150g 45


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1 Baba hoa trưởng thành 3

Hình 2. 2 Nước sản xuất chính của Trionyx sinensis (FAO Thống kê Thủy
sản, 2006) 8


Hình 3. 1 Hệ thống bể nuôi và lọc sinh học 19
Hình 3. 2 Sơ đồ mặt cắt đứng hệ thống bể lọc sinh học 19

Hình 3. 3 Sơ đồ bề mặt hệ thống bể lọc sinh học 19

Hình 3. 4 Trị bệnh cho baba 21

Hình 3. 5 Kiểm tra tốc dộ sinh trưởng baba 21

Hình 4. 1 Chuẩn bị ấp trứng và baba bắt đầu nở 24
Hình 4. 2 Thu baba mới nở 25

Hình 4. 3 Tắm nước muối cho baba 25

















Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 BOD Tiêu hao ôxy sinh học
2 COD Tiêu hao ôxy hoá học
3 DO Hàm lượng oxy hoà tan trong nước (mg/l)
4 FCR Hệ số thức ăn
5 NTTS Nuôi trồng thủy sản
6 TB Trung bình
7 TN Thí nghiệm
8 TLS (%) Tỷ lệ sống (%)
9 SE Sai số chuẩn










Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

1

I. MỞ ĐẦU


1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt hiện nay đang đứng trước sức ép rất lớn
bởi quá trình Công nghiệp hóa cũng như quá trình đô thị hóa. Diện tích nuôi
trồng thủy sản nội địa của nước ta hiện nay đã khai thác gần triệt để, không
thể tăng thêm được nữa và có nguy cơ giảm xuống do một phần diện tích đã
được chuyển đổi sang mục đích khác, một phần diện tích nuôi đã bị ô nhiễm
bởi các hoạt động của con người. Trong khi đó nhu cầu về thực phẩm ngày
càng tăng do sự gia tăng dân số. Khi đời sống của nhân dân được nâng cao thì
những sản phẩm chất lượng, sạch, an toàn ngày càng được ưa chuộng.
Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra cho nghề nuôi trồng thủy sản
nói chung và nghề nuôi cá nước ngọt nói riêng là lựa chọn tìm ra được những
đối tượng có giá trị kinh tế, có khả năng nuôi công nghiệp cho năng suất cao,
phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng góp phần thay thế cho các đối
tượng truyền thống có giá trị kinh tế thấp.
Baba là một đặc sản nước ngọt rất có giá trị trên thị trường trong nước
và quốc tế. Việt nam là quốc gia có diện tích nuôi Baba rất lớn và phân bố
rộng khắp trong toàn quốc từ miền Bắc đến miền Nam với phương pháp và
công nghệ nuôi chủ yếu là nuôi trong ao, đầm, hồ hoặc nuôi trong bể xây.
Đây là các phương pháp đơn giản năng suất không cao, nhưng áp dụng được
mô hình nuôi cho nhiều nông hộ với diện tích đầm hồ lớn. Điều quan trọng
nhất cho nghề nuôi Baba là con giống chất lượng tốt và sạch bệnh bảo đảm
thời vụ và nuôi tăng trưởng nhanh và hệ số thức ăn thấp mới đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Hiện nay thị trường trong nước và quốc tế có nhu cầu tiêu thụ số
lượng rất lớn với giá bán của năm 2010 chủ yếu là 300.000đ - 350.000đ/kg
đối với loại baba hoa da trơn mầu nâu.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

2


Con giống hiện nay được các cơ sở sản xuất và nuôi Baba chủ yếu
được ương nuôi bằng các ao, đầm, hồ hoặc bể thay nước định kỳ. Các phương
pháp sản xuất con giống và nuôi thương phẩm kể trên thường bị ô nhiễm gây
dịch bệnh cho con giống, hơn nữa mật độ nuôi thưa 5-10 con giống/m
2
, năng
suất không cao và hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt khí hậu miền Bắc và miền
Trung Việt Nam về mùa đông kéo dài Baba thường không lớn và chết rét nếu
nuôi thương phẩm. Còn sản xuất giống cũng chỉ tập trung và mùa xuân hè và
khi có được con giống thì mùa vụ nuôi lại rất ngắn. Do vậy các vùng miền
Bắc và miền Trung Việt Nam các hộ nuôi chủ yếu phải nhập con giống từ
miền Nam ra nuôi không chủ động được mùa vụ và chất lượng con giống
kém, giá thành cao do phải vận chuyển xa.
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Xác định mật độ ương nuôi
giống Baba hoa (Trionyx sinensis) trong hệ thống lọc sinh học hoàn lưu”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được mật độ ương nuôi baba giống thích hợp trong hệ thống
lọc sinh học hoàn lưu cho sinh trưởng, tỷ lệ sống, khỏe và sạch bệnh và đạt
hiệu quả kinh tế cao.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi giống Baba từ giai đoạn mới nở đến con giống
ở các mật độ khác nhau trong hệ thống bể composite:
- Tính được hệ số FCR theo từng giai đoạn ương nuôi.
- Xác định tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng theo từng giai đoạn ương
nuôi.
- Theo dõi diễn biến dịch bệnh, biện pháp phòng ngừa và chữa trị khi
con giống bị bệnh trong quá trình ương nuôi.
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế.




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

3

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vị trí phân loại và đặc điểm sinh học của baba trơn
2.1.1. Vị trí phân loại
Theo phân loại của FAO, baba trơn có tên tiếng Anh là Soft – shell, có
hệ thống phân loại như sau:
Ngành động vật có dây sống: Chordata
Lớp bò sát: Reptilia
Bộ rùa: Testudines
Họ Baba: Trionychidae
Chi: Trionyx
Loài: Trionyx sinensis

Hình 2. 1 Baba hoa trưởng thành
2.1.2. Sự phân bố
Trên thế giới baba phân bố ở các nước khu vực Đông Nam Á, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khu vực miền nam vùng viễn đông Nga.
Ở Việt Nam có 3 loài baba:
Baba hoa còn gọi là baba trơn, phân bố tự nhiên chủ yếu ở các vùng
nước ngọt thuộc đồng bằng sông Hồng.
Baba gai phân bố tự nhiên chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

4


Lẹp suối, còn gọi là baba suối, thấy ở các suối nhỏ miền núi phía Bắc,
số lượng ít hơn baba gai, cỡ nhỏ hơn hai loài baba trên.
Cua đinh, phân bố tự nhiên ở vùng Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ,
dân các tỉnh phía Bắc gọi là baba Nam bộ, baba miền Nam để phân biệt với
các loài baba ở phía Bắc.
2.1.3. Đặc điểm sinh học
2.1.3.1. Tính ăn
Baba thuộc loài ăn thức ăn động vật. Ngay sau khi nở một vài giờ, baba
đã biết tìm mồi ăn. Trong tự nhiên thức ăn chính trong mấy ngày mới nở là
động vật phù du (thuỷ trần), giun nước (trùng chỉ) và giun đất loại nhỏ. Khi
lớn baba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến Trong điều kiện nuôi dưỡng,
có thể cho baba ăn thêm thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền khác, đồng thời có
thể huấn luyện cho baba biết ăn thức ăn chế biến (thức ăn công nghiệp) ngay
từ giai đoạn còn nhỏ (Ngô Trọng Lư, 2002).
Chúng ăn khỏe vào mùa hè, lượng thức ăn bằng 5-10% trọng lượng
thân. Mùa đông tháng 12 - 3 lạnh rét lượng thức ăn chỉ bằng 3-5% trọng
lượng thân.
Baba có khả năng chịu đói, không có hành vi tấn công kẻ thù, lúc gặp địch hại
chỉ trốn vào trong hang hay lặn xuống nước, chui vào bụi rậm co rụt đầu lại
(FAO, 2006).
2.1.3.2. Sinh trưởng
Baba là động vật lớn chậm, sức lớn liên quan chặt đến điều kiện môi
trường như: thời tiết, nhiệt độ, chất lượng thức ăn
Baba hoa lúc mới nở có quy cỡ từ 3 - 6g/ con; Baba gai và baba Nam
bộ cỡ lớn hơn. Tốc độ lớn của baba phụ thuộc vào loài, kỹ thuật nuôi và điều
kiện môi trường nuôi. Từ cỡ giống 100 - 200g/con, sau khi nuôi 6-8 tháng,
baba hoa có thể đạt cỡ 0,5 - 0,8kg/con đối với miền Bắc; từ 0,8 - 1kg/ con đối
với miền Nam. Baba gai nuôi có tốc độ lớn nhanh gấp đôi hoặc trên gấp đôi
baba hoa.


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

5

Từ tháng 4 - 11 là thời kỳ lớn nhanh.
Trong điều kiện nuôi cho ăn bằng cá mè băm nhỏ, ở nhiệt độ 25 - 28
o
C,
cỡ nuôi 100g/con, có thể tăng trọng 28g/con/tháng.
Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10
o
C, sức ăn giảm, sinh trưởng chậm.
Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng con cái lớn nhanh hơn con đực (Ngô
Trọng Lư, 2002).
2.1.3.3. Sinh sản
Baba đẻ trứng trên cạn, thụ tinh trong. Cỏ thể kéo dài thời gian thụ tinh
tới 6 tháng, nên khi cho đẻ tỉ lệ con đực thường ít hơn con cái.
Mùa sinh sản chính: cuối xuân đầu thu.
Đẻ rộ vào những ngày mưa to, sấm chớp nhiều. Muốn tìm trứng chỉ cần đi
ven các bãi sông, ven đầm hồ, ao thấy rõ đất mới và các vết móng đào đất lấp ổ
trứng mới đẻ của baba cái, lấy que nứa nhẹ nhàng lật những lớp đất mỏng phủ
phía trên, thấy lỗ nhỏ, đường kính miệng 4 - 5cm, sâu 10 - 15cm. Trứng xếp lần
lượt từ đáy lên miệng, lúc mới đẻ thường dính vào nhau, vỏ hơi mềm.
Đẻ xong baba bò xuống ở nơi gần nhất nghỉ và canh giữ, nhân dân ta
thường nói là baba "ấp bóng".
Cỡ 2.000g mỗi lứa đẻ 10 - 15 trứng.
Baba mẹ đẻ sau 5 - 7 ngày lại tiếp tục giao phối.
Cỡ 4.000 - 5.000g có thể đẻ 4 - 5 lứa trong 1 năm.
Thời gian baba đẻ ở miền Bắc từ tháng 4-9, đẻ rộ tháng 5, 6, 7 đôi khi

hết tháng 10 dương lịch.
Đường kính trứng cỡ lớn 17 - 20mm, nặng 6-6,5g/quả.
Nhiệt độ đẻ thích hợp là: 25 - 32
o
C.
2.1.3.4. Tập tính sống
Baba là dộng vật thay đổi thân nhiệt, nhiệt độ thân của baba thay đổi từ
từ và thường theo sau nhiệt độ không khí.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

6

Chúng thường sống ở đáy sông, suối, đầm, hồ, ao lặn giỏi, có thể bơi
ở đáy nước hàng giờ nhờ vùng họng có nhiều mạch máu. Chúng bò nhanh và
đi xa vượt qua đê vào đầm hồ, hay từ ao này sang ao khác.
Baba phàm ăn nhưng chậm lớn. Chúng thở bằng phổi, sống ở dưới nước
là chính, thích chui rúc vào các hang hốc ở bờ kè đá, thường tập trung ở các đoạn
sông tiếp giáp các cửa kênh, rạch dẫn nước vào đồng ruộng. Ban đêm yên tĩnh,
baba hay lên bờ, ban ngày có thể thấy nó nhô đầu lên mặt nước, có khi bò lên bờ.
Baba có tính hung dữ như nhiều loài ăn thịt khác, nhưng lại nhút nhát thường
chạy chốn khi nghe có tiếng động hay bóng người và súc vật qua lại. Khi đói
chúng ăn thịt lẫn nhau, có khi một con bị thương chảy máu thì các con khác xúm
lại cắn xé một cách tàn bạo.
2.1.4. Bệnh và cách phòng trị
2.1.4.1. Nấm
Bệnh do Saprolegnia sp gây ra
Triệu chứng:
Trên vùng da bị thương có các bông nấm trắng, thường ký sinh ở cổ,
chân, mai, bụng. Lúc mới phát bệnh baba kém ăn, lờ đờ. Bệnh nặng mai lưng

mềm và mỏng, hoạt động yếu ớt rồi chết.
Cách trị:
Cho baba bò lên cạn phơi nắng để diệt nấm, bảo đảm nước ao sạch sẽ.
Ngâm baba bị bệnh trong dung dịch KMnO
4
15 - 20 ppm hoặc CuSO
4
7-10
ppm trong 30 phút/ngày, trong khoảng thời gian 3-4 ngày [15].
2.1.4.2. Bệnh loét da
Bệnh do nhiễm trùng vết thương gây ra, do vi khuẩn làm loét da chân,
cổ, nách khi nặng còn lòi cả xương.
Cách phòng trị:
- Đảm bảo nước ao luôn sạch sẽ.
- Cách ly con bệnh với con khỏe.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

7

- Ngâm con bị bệnh trong dung dịch thuốc kháng sinh 10 ppm
Sulfamid, trong 48 giờ.
- Hạn chế baba cắn nhau dễ gây bị thương.
2.1.4.3. Bệnh nấm lông (bệnh đốm trắng)
Là bệnh truyền nhiễm do nấm gây ra. Bốn chân và viền mép có đốm, lúc
đầu xuất hiện ở viền áo sau đó lan rộng thành đốm trắng làm cho da bị thối rữa,
rùa kém ăn, hoạt động không bình thường. Nếu bệnh phát sinh ở hầu làm nó khó
thở, mà chết.
Bệnh xảy ra thường vào tháng 5-7.
Cách chữa:

Khi có bệnh dùng vôi tẩy ao, đảm bảo nước luôn sạch. baba bị bệnh
dùng thuốc mỡ xanh Methylen 1%, hay thuốc mỡ Tetracycline 1% bôi vào
chỗ nấm. Dùng Refamicine bôi trực tiếp vào vết loét sau khi bóp kén ra.
2.1.4.4. Bệnh lở cổ
Là loài bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra, chỗ bị bệnh bị sinh vật
bám như miếng bông. Cổ hoạt động khó khăn, kém ăn, có con không cử động,
nếu không chữa sau vài ngày là chết.
Cách chữa: Dùng nước muối 5% tắm cho baba 1 giờ, hay tắm trong
xanh Methylen 5 ppm trong 15 phút, hay dùng các loại thuốc mỡ Peliciline
bôi vào chỗ bị bệnh.
2.1.4.5. Bệnh đỏ cổ
Là loại bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh có thể là vi rút, cũng có
thể là vi khuẩn đơn bào.
Bệnh hay phát sinh vào mùa mưa phùn. Con bị bệnh bụng có đốm đỏ,
hầu và cổ sưng, đầu thò ra nhưng không rụt lại được, hoạt động chậm chạp
kém ăn. Bệnh nặng thì mồm và mũi chảy máu, ruột viêm tấy, toàn thân sưng
đỏ, mắt đục trắng, bị mù, không bao lâu thì chết.
Cách chữa: Khi phát hiện bệnh lập tức cách ly con bệnh, dùng vôi tẩy
ao và thay nước mới. Dùng các loại kháng sinh Biomyxin, tetracycline,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

8

Peniciline. Mỗi cân trọng lượng tiêm 15000 UI (tiêm vào đùi). Nếu thấy
không giảm thì dùng tiếp một liều nữa hoặc thay kháng sinh khác. Hoặc trộn
thuốc vào thức ăn. Mỗi cân trọng lượng cho ăn 0,2g Sulfamid, qua ngày thứ
hai giảm một nửa, cho ăn liên tục 6 ngày.
2.2. Tình hình sản xuất giống baba
2.2.1. Tình hình sản xuất giống baba trên thế giới

Trên thế giới, baba được nuôi phổ biến ở Trung Quốc (Liêu Ninh, Thiểm
Tây, An Huy, Chiết Giang, Quảng Đông); Đài Loan; ở phía Nam của vùng Viễn
Đông Nga, Hàn Quốc, quần đảo Bonin, Indonesia (Timor), Nhật Bản và Thái
Lan. Baba cũng đã được đưa vào Tây Malaysia và Mỹ (Hawaii). Riêng ở khu
vực miền Nam của Trung Quốc người ta đã thống kê có hơn 1000 trang trại nuôi
và sản xuất baba giống (FAO, 2006). Loài này được ủng hộ cho sản xuất thương
mại vì tiềm năng sinh sản của nó cao, thị trường tiêu thụ rộng.

Hình 2. 2 Nước sản xuất chính của Trionyx sinensis (FAO Thống kê
Thủy sản, 2006)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

9

2.2.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi baba ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trước những năm 1990 baba chưa được quan tâm là một
đối tượng nuôi. Đến năm 1991-1992 giá baba tăng cao nên đã xuất hiện
những hộ nuôi đối tượng đầu tiên. Đến năm 1992 tỉnh Hải Dương đã có gần
200 gia đình nuôi có kết quả và có hiệu quả kinh tế khá, một số gia đình thuộc
các tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Tây cũ, Yên Bái học tập làm theo [13].
Năm 1993 tổ chức khuyến ngư trung ương (Vụ Nghề Cá ) Bộ thuỷ sản
cũ đã tổng kết chung và tổng kết kinh nghiệm một số hộ gia đình nuôi khá ở
một số tỉnh, tổ chức hội nghị toàn quốc khuyến khích phát triển, sản xuất ba
ba giống, nuôi ba ba thương phẩm trong các gia đình. Sau 5 năm khuyến
khích hướng dẫn nhân dân đã phát triển lên trên 6.000 hộ. Trước đây chỉ phát
triển ở một số tỉnh miền bắc, sau 5 năm đã phát triển ra 3 miền
Bắc, Trung, Nam [13].
Giống nuôi: Từ một động vật hoang dã, sinh sản tự nhiên, số lượng giống
ít. Khi phát động phong trào nuôi chủ động, yêu cầu con giống đặt ra lớn,

khuyến ngư đã khuyến khích, tổng kết kinh nghiệm các gia đình nuôi vỗ ba ba
bố mẹ và cho đẻ, tự sản xuất lấy giống nuôi. Sau 2 năm một số hộ của Hải
Dương cho ba ba đẻ, ương ấp được con giống, đã được mở rộng ra các tỉnh Bắc,
Trung, Nam cho đẻ và sản xuất được 30 vạn con năm 1994, đến năm 1997 đã
sản xuất được 2 triệu con giống, tăng gấp hơn 6 lần năm 1994 [13].
Cho đến nay, nghề nuôi baba đang rất phát triển trên cả nước. Nhiều
trang trại nuôi có quy mô lớn hàng vạn con đã được xây dựng (Trại nuôi baba
Hải Vân thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương là một điển
hình). Nhiều hộ nuôi đã nghiên cứu tìm hiểu kỹ thuật nuôi baba ở Thái Lan,
sau đó mở rộng hoạt động nuôi baba ở các tỉnh miền Nam. Cùng với sự phát
triển của nghề nuôi baba thì nhu cầu về con giống trong những năm qua tăng
lên nhiều, nhất là con giống có chất lượng, sạch bệnh, tăng trưởng nhanh.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

10

Cho đến nay từng gia đình có thể tự sản xuất baba giống để nuôi hoặc để
bán. Những năm vừa qua đã có khoảng 10-15% số hộ gia đình nuôi baba chuyên
sản xuất baba giống để bán, có người bán loại từ mới nở đến 1 tháng tuổi là
chính, có người mua loại mới nở về ương thành con giống cỡ 15-20g hoặc từ 50-
150g để bán kiếm lời, có người mua giống nhỏ về ương thành giống lớn hoặc
mua giống về nuôi thành baba thịt. Từ năm 1996 trở về trước, giống baba khá
đắt nhưng vẫn không đủ cung cấp cho người nuôi. Sang năm 1997, giá baba
giống giảm hơn các năm trước, một phần do ảnh hưởng của giá baba thịt giảm,
một phần do nhiều người sản xuất, lượng baba giống trên thị trường nhiều hơn
các năm trước, đồng thời cũng bị ảnh hưởng ít nhiều của baba giống nhập nội
thấp.
Những năm tới muốn phát triển sản xuất baba giống có lãi nhiều cần
đặc biệt lưu ý áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, hạ giá thành sản

xuất baba giống. Sản xuất baba giống gồm 3 khâu kỹ thuật chủ yếu: nuôi vỗ
baba bố mẹ sinh sản, thu trứng và ấp trứng, ương nuôi baba giống.
2.2.3. Cách ương baba hoa giống đang được áp dụng cho tỷ lệ sống cao hiện
nay
Trong thực tế sản xuất giống baba hiện nay, khi ương từ baba mới nở
thành baba giống người ta chia thành 3 giai đoạn ương.
Giai đoạn 1: Ương từ lúc mới nở cỡ 4-6g thành cỡ 15-25g.
Thời gian ương nhanh từ 25-30 ngày. Chăm sóc kém thời gian có thể
kéo dài gấp đôi.
Ương trong bể nhỏ có diện tích từ 1m
2
đến 10m
2
. Mức nước trong bể
ương từ 10-15cm mấy ngày đầu tăng dần đến 40cm vào cuối tháng.
Mặt bể có thể thả bèo tây non, sạch cho baba con nằm thở giáp mặt
nước.
Mật độ ương trung bình 50 con/m
2
, có thể ương dày 100-150 con/m
2

nhưng sau 10-15 ngày phải san thưa, cho ăn đầy đủ và thay nước luôn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

11

Thức ăn: trùng chỉ, giun đất, thả vào khay đưa xuống bể cho baba ăn
vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Quản lý chăm sóc tốt, tỷ lệ sống đạt 90-100%.
Giai đoạn 2: Ương từ cỡ giống 15-25g thành cỡ giống 50-80g, thời gian ương
nuôi cần 2-3 tháng với baba nở đầu vụ.
Ương trong bể xây cỡ 20-30m
2
hoặc trong ao nhỏ cỡ 50-100m
2
.
Mật độ ương trung bình 25-30 con/m
2
.
Thức ăn: giun đất, cá mè luộc chín, gỡ ra thả xuống bể cho baba vào sáng,
chiều.
Quản lý chăm sóc tốt có thể đạt tỷ lệ sống 90-100%. Ương nuôi kém,
sau 3 tháng chưa đạt quy cỡ nêu trên.
Giai đoạn 3: Ương cỡ giống nhỏ 50-80g thành cỡ giống lớn 100-150g, con to trên
200g. Thời gian ương cần 2-3 tháng, nếu thả qua mùa đông thì mất 5-6 tháng.
Giai đoạn này nuôi trong ao đất lớn nhanh hơn trong bể xây.
Diện tích bể ương trên dưới 50m
2
, diện tích ao ương 100-150m
2
.
Mật độ ương trung bình 7-10 con/m
2
, cao nhất 15 con /m
2
.
Thức ăn: cá mè luộc, gỡ cho ăn, cũng có thể cá băm nhỏ cho ăn vào
sáng, chiều. Quản lý chăm sóc tốt, tỷ lệ sống có thể đạt 90-100%.

Nhìn chung, với phương pháp ương nuôi như trên có những ưu điểm và
nhược điểm:
• Ưu điểm:
- Khi thả trên bể với mật độ thưa dễ quản lý chăm sóc.
- Tỷ lệ sống cao.
• Nhược điểm:
- Do thả với mật độ thưa như vậy nên năng suất thấp, cần phải đầu tư xây
nhiều bể ương.
- Do thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi nên môi trường dễ bị ô nhiễm nếu
quản lý chăm sóc không tốt.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

12

- Khi con giống chuyển sang nuôi thương phẩm cần phải có thời gian
làm quen với thức ăn công nghiệp.
Để khắc phục những nhược điểm trên, chúng ta có thể áp dụng hệ
thống hoàn lưu lọc sinh học vào ương với mật độ cao.
2.3. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của
một số đối tượng thủy sản
Mật độ cá thả là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất ao và
việc sử dụng thức ăn. Năng suất cao nhất có thể đạt được với mật độ thích hợp,
mật độ nuôi thay đổi sẽ ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi. Nếu mật độ quá thấp
thì sẽ gây lãng phí diện tích và thức ăn trong ao. Nếu mật độ quá cao thì sẽ cho
năng suất thấp vì cá chậm lớn [1]. Đối với các đối tượng thủy sản, thông thường
người ta ương nuối nhân tạo với mật độ ở giai đoạn con giống ban đầu rất cao để
tận dụng thức ăn, tiết kiệm chi phí chăm sóc; càng đến giai đoạn sau người ta san
thưa bớt mật độ ra. Tuy nhiên, mật độ như thế nào để đảm bảo cho chúng vẫn
sinh trưởng bình thường cho từng đối tượng nuôi vẫn là một dấu hỏi lớn. Nhất là

đối với các đối tượng có sự nhạy cảm cao khi ương nuôi dày vì chúng thường
cạnh tranh thức ăn, không gian sống nên thường cắn nhau: các loài cá dữ, cua
biển, baba,
Mật độ nuôi có thể ảnh hưởng đến năng suất và tỷ lệ sống của một số đối
tượng nào đó theo nhóm kích cỡ khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Thị Xuân
Thu và cs (2009) khi nghiên cứu Ảnh hưởng của nhiệt độ và mật độ ương tới
tốc độ tăng trưởng của cá Hồi vân (Oncorhynchus mykis) trong hệ thống nuôi
tuần hoàn. Thí nghiệm được bố trí ở năm mật độ khác nhau trong các bể
composite hình chữ nhật, thể tích 0,8 m
3
(2m x 0,4m x 1m): 5.000, 7.000,
8.000, 9.000 và 12.000 con/m
3
. Kết quả đã chỉ ra rằng: trong cùng điều kiện
nuôi như nhau, sự tăng trưởng của cá ở các mật độ khác nhau thì khác nhau,
mật độ càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng chậm; tốc độ tăng trưởng cao nhất
ở mật độ 5.000 con/m
3
(5,55 cm/ ngày và 3,65g/ngày) và thấp nhất ở mật độ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

13

12.000 con/m
3
(4,92 cm/ngày và 2,27 g/ngày). Tuy nhiên theo kết quả phân
tích thống kê cho thấy với P < 0,05 sự sai khác về tăng trưởng của cá giữa các
lô thí nghiệm chỉ có ý nghĩa khi so sánh giữa mật độ 5.000 con/m
3

và 9.000
con/m
3
và 12.000 con/m
3
. Vì vậy, mật độ thích hợp ở giai đoạn giống kích cỡ <
0,5 – 6 g/con thích hợp là từ 5.000 – 8.000 con/m
3
. Khi theo dõi tỷ lệ sống của
cá ở các lô thí nghiệm cho thấy không có sự sai khác đáng kể giữa các mật độ,
kể cả so sánh giữa mật độ thấp nhất (5.000 con/m
3
) và mật độ cao nhất (12.000
con/m
3
). Điều đó chứng tỏ mật độ nuôi không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá
ở nhóm kích cỡ này [5].
Theo tác giả Nguyễn Đức Tuân (2007) khi nghiên cứu mật độ nuôi
thương phẩm cá lăng chấm Hemibagrus guttatus ở một số kích cỡ khác nhau
(31,67 g/con và 406,97 g/con). Kết quả thu được là khi mật độ cá thả tăng thì
tốc độ tăng trưởng và khối lượng trung bình của cá tại các lần thu mẫu giảm
dần. Có sự sai khác rõ rệt về tốc độ tăng trưởng theo ngày và khối lượng trung
bình của cá tại các lần thu mẫu và khác biệt này có ý nghĩa (P < 0,05). Khi
mật độ tăng thì hệ số thức ăn tăng theo và có sự sai khác có ý nghĩa (P < 0,05)
về hệ số thức ăn giữa các mật độ thả cá. Đối với cỡ cá thả 406,97 g/con thì
năng suất thu hoạch tăng theo mật độ thả, cao nhất tại mật độ thả 2,0 con/m
2

là 11.929 kg/ha nhưng lợi nhuận thu được cao nhất tại mật độ thả 1,0 con/m
2

.
Trong khi đó mật độ nuôi 1,5 con/m
2
cũng thu được lợi nhuận, thấp hơn mật
độ 1,0 con/m
2
nhưng cao hơn khoảng 2,0 triệu đồng/1000m
2
so với mật độ 0,5
con/m
2
. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời tại mật độ thả 1,5 con/m
2
thấp hơn khá
nhiều so với mật độ thả 0,5 và 1,0 con/m
2
[6].
Mật độ thả giống còn ảnh hưởng đến tăng trưởng, năng suất nuôi của
một số đối tượng thủy sản khác như giáp xác, nhuyễn thể. Nghiên cứu của tác
giả Yusufzai & Singh (2005) khi ương ấu trùng tôm sú Paneus monodon cỡ
12 mm cới mật độ dao động 100, 200 và 400 con/m
2
trong lồng nổi đặt trong
ao cho thấy sau 30 ngày ương thì khối lượng, chiều dài và tốc độ tăng trưởng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

14

tuyệt đối của tôm tỷ lệ nghịch với mật độ thả. Khối lượng và chiều dài tôm

đạt cao nhất tại mật độ thả 100 con/m
2
và thấp nhất tại mật độ 400 con/m
2

có sự sai khác có ý nghĩa thống kê mức P < 0,05 về chiều dài và khối lượng
khi thu của tôm giữa các mật độ thả. Tỷ lệ sống cũng giảm dần khi mật độ thả
tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê giữa các mật độ thả [11].
Đối với ấu trùng loài tôm he Nhật Bản Paneus japonicus Coman và ctv
(2004) đã thí nghiệm về sự ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ
sống của chúng. Thí nghiệm đã ương với mật độ 48 và 144 con/m
2
trong thời
gian 30 ngày cho tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Specific Growth Rate) với mật
độ ương 48 con/m
2
là 1,93%/ngày, cao hơn 18% so với tôm ương tại mật độ
144 con/m
2
là 1,64%/ngày và sự sai khác này có ý nghĩa (P < 0,05). Tỷ lệ
sống với mật độ 48 con/m
2
đạt 99% so với 93,6% tại mật độ 144 con/m
2
và sự
sai khác này có ý nghĩa (P < 0,05) [8].
Theo kết quả nghiên cứu của Koch và cộng tác viên (2005) khi ương
điệp Nodipecten subnodosus với các mật độ 1650, 3300 và 6600 con/m
2
cho

thấy tăng trưởng của điệp giảm dần khi mật độ thả tăng, sự sai khác về tốc độ
tăng trưởng này có ý nghĩa thông kê ở mức P < 0,0001 và không có sự sai khác
về tỷ lệ sống giữa các mật độ thả. Theo đánh giá của tác giả, tốc độ tăng trưởng
của điệp thấp khi ương với mật độ cao là do không đáp ứng được nhu cầu thức
ăn [9].
2.4. Hệ thống hoàn lưu lọc sinh học và những ứng dụng của nó trong
NTTS
2.4.1. Lọc sinh học
Theo định nghĩa của Fred Wheaton (2002) và Smith. Matt (2003): lọc
sinh học là thiết bị nuôi các vi sinh vật phát triển có sinh khối cao, các vi sinh
vật đó sẽ thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ các hợp chất hữu cơ và dinh dưỡng
trong nước thải tự làm sạch chất lượng nước. Các vật liệu khi đã phát triển
màng lọc sinh học dính bám trên bề mặt được gọi là vật liệu lọc sinh học.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

15

*Chức năng và nhiệm vụ của Lọc sinh học
Chức năng và nhiệm vụ của các màng lọc sinh học tuỳ thuộc vào mô
hình thiết kế mà thực hiện được các nội dung làm sạch nước thải như sau:
- Chuyển amoniac (NH
3
), amoni (NH
4
+
) và nitrit (NO
2
-
) thành nitrat (NO

3
-
).
- Chuyển nitrit (NO
2
-
) và nitrat (NO
3
-
) thành khí nitơ (N
2
).
- Chuyển các chất rắn hữu cơ lơ lửng và hoà tan thành khí cacbonic
(CO
2
).
Ngoài ra, hệ thống hoàn lưu lọc sinh học được thiết kế phải thực hiện
được các chức năng khác không phụ thuộc vào các vi sinh vật được nuôi
trong hệ thống là:
- Cung cấp thêm oxy hoà tan (DO).
- Loại trừ khí cacbonic (CO
2
).
- Loại trừ được khí N
2
, và các loại khí khác H
2
S, NH
3
, CH

4
.
- Loại trừ được chất rắn lắng đọng và lơ lửng là sản phẩm của thức ăn
thừa và phân không hoà tan trong hệ thống nuôi.
*Quản lý chất lượng nước trong hệ thống lọc sinh học
Trong hệ thống lọc sinh học, chất lượng nước tốt phải được duy trì ở
mức cao nhất cho sự sinh trưởng, sự phát triển của cá và điều kiện tối ưu cho
sự phát triển của màng lọc sinh học. Các yếu tố chất lượng nước cần phải
được giám sát thường xuyên bao gồm: nhiệt độ, độ mặn, oxy hoà tan (DO),
pH, amoni, nitrit, nitrat và các chất rắn.
2.4.2. Hệ thống hoàn lưu
Theo Thomas M.Losordo, Michel P. Masser, James Rakocy (1998), hệ
thống hoàn lưu lọc sinh học sử dụng trong ương nuôi là hệ thống thiết bị tự
động hoặc bán tự động, đưa nước thải sau nuôi vào bể lọc sinh học và cung
cấp nước sau lọc đã được làm sạch trở lại hệ thống bể nuôi. Cứ tuần hoàn như
vậy tạo thành một hệ thống khép kín hoàn lưu nước cho ương nuôi. Các chất
thải ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng liên tục được làm sạch bằng lọc sinh học

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

16

và chất lượng nước liên tục được duy trì bảo đảm tiêu chuẩn trong quá trình
ương nuôi.
Hệ thống hoàn lưu phải bảo đảm được cung cấp oxy hoà tan liên tục,
đáp ứng được yêu cầu hoạt động sống và phát triển của vi khuẩn trong bể lọc
sinh học đạt sinh khối lớn để thực hiện tối đa các phản ứng sinh hoá.
Hệ thống thải nước vào và cấp nước ra khỏi bể lọc sinh học luôn cân
bằng và loại trừ được các chất rắn lơ lửng và hoà tan, cấp thêm oxy, loại bỏ
các khí CO

2
, N
2
và các khí độc khác.
Như vậy, hệ thống hoàn lưu là thiết bị đồng bộ trong đó có bể lọc sinh
học để xử lý nước thải sau nuôi. Đó là hệ thống tự động duy trì chất lượng
nước cho các bể ương nuôi cá biển.
2.4.3. Ứng dụng của hệ thống hoàn lưu lọc sinh học trong NTTS
Lọc sinh học là một trong số các phương pháp xử lý nước nhằm nâng cao
chất lượng nước trước khi sử dụng hoặc trước khi thải ra môi trường xung quanh.
Ở nhiều nước trên thế giới, hệ thống lọc sinh học được áp dụng rộng rãi
để xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Những ứng dụng hệ thống hoàn
lưu lọc sinh học cho nuôi và lưu giữ cá mới được nghiên cứu trong ba thập kỷ
gần đây (Michael P. M., James R. and Thomas M. Losordo., 1992), và phát
triển mạnh trong hơn 10 năm qua tại Mỹ, Anh, Úc, Canada, Nhật Bản, Đài
Loan và Trung Quốc. Các hệ thống lọc sinh học áp dụng cho nuôi trồng thuỷ
sản đều là các hệ thống lọc sinh học hiếu khí. Do trong quá trình hoạt động,
lượng oxi cần phải đủ để cung cấp cho quá trình hoạt động của vi khuẩn trong
lọc sinh học để đảm bảo thực hiện chức năng chính của lọc sinh học là làm sạch
nước. Mặt khác, oxi cần phải được bổ sung cho hệ thống nuôi để đảm bảo cho sự
sinh trưởng và phát triển bình thường của các đối tượng nuôi thuỷ sản.
Ở Việt Nam, Trạm sản xuất giống cá biển tại Cửa Lò, Nghệ An thuộc
Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 là một trong những cơ sở sản xuất
giống đầu tiên trong cả nước sử dụng hệ thống lọc sinh học cho ương nuôi cá

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………

17

biển. Đây là thiết bị nhập ngoại, công suất lớn nên giá thành sản xuất rất cao,

sẽ không phù hợp nếu chỉ áp dụng cho giai đoạn nuôi cá nhỏ.
Từ năm 2004, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển đã áp dụng thành
công hệ thống lọc sinh học với lớp vật liệu lọc ngập nước vào ương nuôi một
số giống cá biển có giá trị kinh tế như cá Giò, cá Hồng Mỹ và đã đạt được tỷ
lệ sống cao (Nguyễn Đức Cự và cs, 2004). Tiếp thu những thành tựu đó, tại
trại giống cá Ngọc Hải - Hải Phòng, từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2006 đã áp
dụng công nghệ lọc sinh học cho ương nuôi cá Vược từ giai đoạn cá bột lên
cá giống. Hiệu quả ương nuôi đạt mật độ cao 1200 con/m
3
ở giai đoạn cá
giống kích thước 9 - 11 cm, tỷ lệ sống đạt 11 % (Lê Danh Minh, 2006).
Những năm gần đây hệ thống lọc sinh học đã được áp dụng cho nhiều
trại giống cũng như các trong nghề nuôi cá cảnh, nuôi cá nước lạnh Tuy
rằng dù là thiết bị nhập ngoại hay lắp đặt trong nước, quy mô lớn hay nhỏ đều
thể hiện được ưu điểm của công nghệ này. Trong thời gian tới việc áp dụng
công nghệ này để đưa vào sản xuất giống cũng như nuôi thương phẩm các đối
tượng đặc sản, các đối tượng có giá trị cao sẽ là hướng đi hay cho nghề nuôi
thủy sản.




×