SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Đề tài: Giúp trẻ phát triển trí tuệ thông qua giáo dục Âm nhạc.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2008 -2009
Đề tài: Giúp trẻ phát triển toàn diện qua
bộ môn Âm nhạc
I - ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, trong mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng trong
xã hội. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao đời sống xã hội của
mỗi con người, có điều tuỳ theo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ tổ chức kiểu này hay kiểu
khác. Tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc
giáo dục học sinh nhµ trgiáo được tiến hành theo phương châm "Chơi mà học". Vì
vậy, giáo dục âm nhạc cho lứa tuÎổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn
diện cho trẻ son.
II - CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi Mẫu giáo rất nhạy cảm đối với âm nhạc.
Trẻ em rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Mục
đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương
tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Giáo dục âm nhạc còn hình
thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn.
Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ
luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng
cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học
tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe
cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu
tốt của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ,
đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thật vô cùng quan
trọng nhưng hình thành cho trẻ thật không phải dễ.
Năm nay tôi được phân công dạy lớp lớn 4, tổng số là 30 cháu. Đã học mẫu giáo nhỡ
là 19 cháu, chiếm tỷ lệ 64%, chưa được học là 11 cháu, chiếm tỷ lệ 36%, nhiều cháu
đến lớp còn khóc nhè, trẻ chưa biết hát là nhiều, nói chưa trọn câu. Hầu như trẻ chưa
thích học môn âm nhạc là nhiều. Vào những ngày đầu năm học tôi hay hát cho trẻ
nghe, rồi tập trẻ hát những bài ngắn, mau thuộc. Tôi nhận thấy nhiều trẻ rất thích nghe
tôi hát, còn nói: "Cô mình hát hay ghê". Dần dần tôi nhận thấy trẻ bắt đầu ham thích
đến lớp. Tôi tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi học hỏi vốn kinh nghiệm: Làm thế nào để trẻ
thích tìm hiểu về âm nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc và tôi
đã trực tiếp áp dụng vào lớp mình.
I: Đặt vấn đề:
1. lý do chọn đề tài:
Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó
còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá
trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình
cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời
Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ
hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui,
hào hứng phấn khởi... Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹc nhàng.....
Ví dụ: Nghe bản nhạc vui vẻ trẻ lắc lư, đập tay vào đùi, vỗ tay, nhảy; nhạc buồn trẻ
lắng đọng, ngồi đung đưa nhè nhẹ...Trên cơ sở đó, trẻ dần nảy sinh tình cảm với âm
nhạc, hứng thú và nhu cầu hoạt động với Âm nhạc.
Khả năng nắm kinh nghiệm Hoạt động Âm nhạc như chăm chú lắng nghe, biết so
sánh và đánh giá những khái niệm Âm nhạc đơn giản và dễ hiểu nhất. (Như phân biệt
những phương tiện diễn tả cơ bản của Âm nhạc: như âm thanh cao – thấp, to- nhỏ, âm
sắc của các giọng hát, nhạc cụ, phân biệt tính biểu cảm của các hình tượng Âm nhạc
khác nhau, tính êm dịu ngân nga của đường nét, giai điệu, tính sôi nổi linh hoạt của
các nhịp điệu... nhận biết được cấu trúc âm nhạc đơn giản nhất.
Việc tích lũy những khái niệm đơn giản và riêng lẻ về Âm nhạc, cũng như số
lượng tác phẩm mà trẻ nghe được, học thuộc lòng bài hát sẽ đặt cơ sở đầu tiên của
quá trình tiếp nhận tri thức mới.
Khả năng thể hiện nhạc một cách độc lập và sáng tạo như: Trẻ tự biểu diễn, tự tổ
chức chơi ở góc Âm nhạc, giáo dục ý chí: Trẻ tự sáng tác, ứng tác một bài hát, tự sáng
tạo vận động theo các bài hát. Cho nên để trẻ tự do sáng tạo vận động cho trẻ, tạo điều
kiện cho trẻ thể hiện ý thích của mình, thể hiện cảm nhận của bản thân
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai
sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển nên tăng trí thông minh sau này. Và
đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.
Vì thông qua Âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các
động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ
thúc đấy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động
tác.
- Qua quá trình dạy trẻ tôi thấy đa số trẻ chỉ biết hát nhưng chưa hát đúng nhạc đúng
nhịp. do dó tôi luôn tìm suy nghi và trăn trở mình phải lam gì để giúp trẻ có kết quả
cao .
Ngoài ra Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc
cho trẻ.
2. Mục đích chọn đề tài:
Với tên đề tài: Giúp trẻ phát triển toàn diện qua môn Âm nhạc.
- Tôi chẳng có mong muốn gì hơn, giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, phát
triển trí thông minh, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động.
_Giúp trẻ ,khơi gợi trẻ yêu thích ,âm nhạc.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Qua dạy trẻ về các hoạt động hát,múa cháu chỉ biết hát chứ không thể hiện tình cảm
cảm xúc .
Kết quả khảo sát đầu năm chỉ có 20% cháu hat đúng nhạc .thể hiên nhịp nhàng theo
lời bài hát.
4.Những thuận lợi khó khăn:
a.Thuận lợi:
_Giáoviên được tham gia tập huấn đàn.
_Là lớp nằm ở cụm trung tâm nên được sự quan tâm của nhà trường,dụng cụ âm
nhạc,tài liệu liên quan.
_ Giáo viên đứng lớp đạt trình độ chuẩn.
b.Khó khăn:
_Với thực trạng của lớp tôi hiện nay phần đông số cháu chưa qua lớp bé, việc cảm
nhận âm nhạc và thực hiện các vận động âm nhạc rất khó khăn trong quá trình dạy cho
các cháu tôi luôn luôn chú ý rèn luyện, tạo hừng thú cho trẻ.
_Chưa có phòng hoạt động âm nhạc dành riêng cho trẻ
_Lớp chỉ có một giáo viên nên giáo viên ít có thời gian để dự gìơ đồng nghiệp.
_Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của trẻ.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ học tốt bộ môn Âm nhạc là điều tôi không ngừng suy
nghĩ và sáng tạo trong quá trình của bộ môn này.
II : Biện pháp:
1. Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ:
- Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để
tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ.
Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động Âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh họa thì
tôi luôn tổ chức ở phòng Âm nhạc để trẻ có thể tự mình soi gương và chỉnh sửa các
động tác, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
- Chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn luyện cho trẻ.
- Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện đàn, giọng hát và nghe
hát...để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác.
2. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt:
- Tôi vào bài một cách sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ.
Ví dụ: chủ điểm "Thế giới Động Vật" khi dạy với đề tài: "Con chuồn chuồn", tôi hóa
trang và đóng vai con chuồn chuồn để gây sự hứng thú cho trẻ
- Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm.
Ví dụ: Khi trọng tâm là dạy hát thì tôi tổ chức cho trẻ hát to hay hát nhỏ, hát nối
đuôi... dựa theo các hình thức khác nhau.
3. Sử dụng các loại nhac cụ - Học cụ thu hút sự chú ý của trẻ:
- Tôi sử dụng các nguyên vật liệu mở như: muỗng gỗ, thanh tre,ly nhựa, nắp thiếc,
hộp sữa...để làm các nhạc cụ cho ghế đệm. Chú ý sử dụng đa dạng các loại nguyên vật
liệu tạo ra âm thanh, để trẻ có thể cảm nhận tốt tiếng gõ đệm khác với nắp chiếc vá
khác với tiếng của nhựa.
Ví dụ: Nắp sữa làm trống lắc, chia ly nhựa hột hạt, muỗng gõ.. và chú ý trang trí đa
dạng màu sắc để thu hút trẻ.
- Để làm trang phục cho trẻ tôi dùng các ống hút, mút bittis, giấy, lá cây tạo nhiều kiểu
trang phục lạ mắt.
4. Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo cho trẻ:
- Trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết chia nhóm, biết về hang và tạo cho
trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹ và linh hoạt qua việc trẻ lên biểu diễn.
- Rèn thêm cho trẻ một số động tác múa như: nhún ký chân, cuộn tay, lắc mông... nhịp
nhàng theo lời bài hát.
- Tạo điều kiện cho trẻ tự thỏa thuận và tự chọn các vận động theo ý thích và sự sáng
tạo của trẻ. Cô có thể dùng lời để khuyến khích, động viên trẻ thực hiện các hoạt động
sáng tạo khác nhau mà không trùng với vận động của bạn.
5. Âm nhạc kết hợp với các bộ môn khác:
- Theo phương pháp dạy tích hợp các bộ môn âm nhạc có thể lồng ghép, kết hợp với
tất cả các bộ môn khác và còn giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động hơn.
Ví dụ: Môn Văn học:
Đề tài: " Cáo thỏ và gà trống" cô có thể tổ chức cho trẻ vận động theo bài: " Cá vàng
bơi"
Đề tài: " Kể chuyện cho bé nghe", cho bé vận động theo bài: "Gà trống mèo con và
cún con"
Môn MTXQ
Đề tài: Động vật nuôi trong gia đình, có các bài hát "Một con vịt", "Con chó, con
mèo", "Con gà trống".
6. Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi và ôn luyện thông qua lễ hội:
- Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là một biện pháp giúp ổn định trẻ.
- Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội tôi tổ chức hoạt động âm nhạc theo một
chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú
với bộ môn âm nhạc cho trẻ.
Ví dụ: Lễ hội 20/11, trung thu,tết nguyên đán mừng ngày 8/3 và Lễ Tổng kết.
7. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh:
Lên bảng tin về chương trình dạy theo chủ điểm và thay tin hàng tuần để phụ huynh
biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ.
Vận động phụ huynh hổ trợ vật liệu : thùng giấy,lon sửa, bóng, chai nhựa , quần áo cũ,
dụng cụ hóa trang....
III. KẾT LUẬN:
1. Kết quả:
Qua các biện pháp trên giờ học âm nhạc trở nên sinh động, thoải mái, trẻ học hứng thú
và tích cực hơn. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh hoạt và nhanh nhẹn
hơn.
- Việc giúp trẻ học tốt và hứng thú môn âm nhạc là điều mà giáo viên nào cũng mong
đạt được. Vì vậy cần tận dụng các phương pháp, biện pháp, lồng ghép các bộ môn
khác sao cho phù hợp và gây được hứng thú với trẻ.
- Cần cố gắng trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như của
người đi trước và không ngừng luyện tập các bộ môn âm nhạc.
- Giáo viên cần gần gũi để phát hiện sự sáng tạo của trẻ, khen ngợi , động viên sửa sai
kịp thời và tạo môi trường học tốt cho trẻ.
- Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, biết sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu
điểm của bản thân. Bản thân cũng tự rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để giúp trẻ
phát triển tốt hơn.
- Đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh.
2. bài học kinh nghiệm:
- Trước những giải pháp trên tôi đã ứng dụng thực tế vào lớp của mình, tôi đã rút ra
bài học kinh nghiệm sau:
- Cô giáo luôn có ý thức rèn luyện, thường xuyên tham khảo tài liệu, chuyên ngành,
cácư giáo trình.
- Cô giáo phải gần gủi với trẻ, nắm bắt được sinh lý của trẻ để biết được trẻ thích gì,
hứng thú vào hoạt động nào nhất.
- Cô sinh hoạt sáng tạo biết tận dụng cơ hội tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất.
3. Ý kiến kiến nghị:
Qua bài viết tôi mong các cấp có liên quan, quan tâm đến đề tài của tôi.
Cam nghĩa:20-05-2009
Người viết: