Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

đồ án công nghệ thông tin Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
──────── * ───────
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
XÂY DỰNG MODULE LỌC TIN CHO
TRÌNH DUYỆT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
DÙNG CÔNG NGHỆ BLUETOOTH
Sinh viên thực hiện : Đinh Tiên Hoàng
Lớp CNPM - K48
Giáo viên hướng dẫn: ThS Lương Mạnh Bá
Hà nội 5 - 2008
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Mục đích nội dung của ĐATN
• Tìm hiểu về công nghệ Bluetooth, Mobile Web và những công nghệ lập trình xây
dựng ứng dụng module lọc tin.
• Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt trên điện thoại di động sử dụng công nghệ
Bluetooth.
2. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN
• Tìm hiểu công nghệ Bluetooth
• Tìm hiểu Mobile Web
• Phân tích thiết kế và xây dựng module lọc tin: cho trình duyệt trên điện thoại di
động sử dụng công nghệ Bluetooth
3. Lời cam đoan của sinh viên:
Tôi – Đinh Tiên Hoàng - cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự
hướng dẫn của ThS Lương Mạnh Bá.
Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2008


Tác giả ĐATN
Đinh Tiên Hoàng
4. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của ĐATN và cho phép bảo
vệ:
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2008
Giáo viên hướng dẫn
Thạc sỹ Lương Mạnh Bá
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Yêu cầu về kết nối của các thiết bị điện tử đã thúc đẩy các công nghệ kết nối phát
triển mạnh. Giờ đây, sự kết nối không chỉ là nối với nhau bằng dây, mà còn là kết nối
không dây dẫn. Đó cú khá nhiều công nghệ không dây ra đời như: hồng ngoại(IrDA),
Bluetooth, WiFi, WiMax. Với những ưu điểm của mình, Bluetooth đang trở thành công
nghệ kết nối được ưa chuộng để tích hợp vào các thiết bị di động. Có Bluetooth, các thiết
bị di động sẽ có khả năng kết nối thuận tiện hơn, đặc biệt là kết nối với máy tính.
Đi cùng với sự phát triển của các công nghệ kết nối là World Wide Web. World
Wide Web đã được ghi nhận như một dấu mốc quan trọng trong quá trình trao đổi và xử lý
thông tin của mọi con người trên toàn thế giới. Nú đó thay đổi cách thức chúng ta tương
tác và truyền tải thông tin. Những chiếc điện thoại di động với kết nối mạng không dây
tích hợp giờ đây đã có thể truy cập Web. Tuy nhiên, khả năng trình diễn của chúng không
được như chiếc máy tính cá nhân. Vì vậy, sự lựa chọn tốt nhất cho người dùng di động là
truy cập Web thông qua các trang Mobile Web.
Đồ án này sẽ tập trung nghiên cứu công nghệ Bluetooth, Mobile Web và xây dựng
module lọc tin cho điện thoại di động. Đồ án tập trụng nghiên cứu các vấn đề chính sau:
• Nghiên cứu công nghệ Bluetooth.
• Nghiên cứu Mobile Web.
• Giới thiệu công nghệ XML, RSS, lập trình .NET cho XML.
• Phân tích thiết kế và xây dựng module lọc tin cho trình duyệt trên điện thoại
di động sử dụng công nghệ Bluetooth.

Những kết quả thu được sau khi thực hiện đồ án:
• Thu được những hiểu biết về công nghệ Bluetooth, Mobile Web, XML,
RSS.
• Nắm được những kỹ năng lập trình ASP.NET, C#.
• Xây dựng thành công module lọc tin cho trình duyệt trên điện thoại di động
sử dụng công nghệ Bluetooth.
Định hướng phát triển:
• Phát triển module lọc tin để lọc nội dung những trang sử dụng công nghệ
Ajax (ví dụ như trang chủ vnexpress.net)
• Bổ sung cơ chế lưu trữ đệm (cache) những trang Web đã ghé thăm. Cho
phép người dùng lần sau khi vào lại Web đó không phải load lại toàn bộ
trang Web, chương trình chỉ phải lấy từ cơ sở dữ liệu những dữ liệu chưa
thay đổi.
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
ABSTRACT OF THESIS
Wireless technology has become the most exciting area in telecommunication and
networking. Bluetooth is one of the wireless technologies that have the rapid growth. With
many advantages, it quickly becomes a favorite wireless technology to be integrated into
mobile devices. With Bluetooth technology, mobile devices can be connected more easily,
especially connected to the PC.
Along with development of connection technologies is World Wide Web. The Web
technology has revolutionized how we interact with and publish information, but up to
now it has only been accessible to people with desktop devices. Web-enabled mobile
phones now extend the expected global reach of the Web to three times that of today,
touching one-third of the population1 of the planet.
The goals of this thesis consist of:
• Research Bluetooth technology
• Research Mobile Web.
• Introduction to technologies as XML, RSS, ASP.NET.

• Analys, design and construct Web filter module for mobile browser that
use Bluetooth technology.
The results after finish this thesis consist of:
• Having knowledge of technologies: Bluetooth, Mobile Web, XML,
RSS, ASP.NET; and get .NET programming skill.
• Having experience in Software Development, Analys and design
Information system.
• Construct successfully Web filter module for mobile browser that use
Bluetooth technology.
The way of development:
• Developing the Web filter module to filter Ajax web page
• Adding cache for saving visited web page. This allow browser don’t
reload all components when user browse the page after first visit.
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Mục lục
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Lời cảm ơn
Trước khi trình bầy nội dung nghiên cứu đồ án tốt nghiệp, em xin dành
những dòng đầu tiên gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ em để
em có thể hoàn thành đồ án được như ngày hôm nay.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lương Mạnh Bá, người đã tận
tình hướng dẫn, định hướng và chỉ dạy em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội nói chung và các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin, Bộ môn công
nghệ phần mềm nói riêng đã tận tỡnh giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức
quý báu trong những năm học vừa qua.
Con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cha Mẹ, những người đó luụn động
viên, ủng hộ về vật chất và tinh thần cho con trong suốt thời gian qua.

Em xin gửi lời cảm ơn đến anh Phan Tuấn Dũng, cựu sinh viên lớp Công
nghệ phần mềm, Khóa 47, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, người đã giúp đỡ,
đóng góp ý kiến cho em trong thời gian thực hiện đồ án.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn anh em, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ
tôi trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2008
Tác giả ĐATN
Đinh Tiên Hoàng
Sinh viên lớp Công nghệ phần mềm – K48
Khoa Công nghệ thông tin – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Danh mục hình vẽ
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Danh mục bảng biểu
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Thuật ngữ Tên đầy đủ
API Application Program Interface
CAC Channel Access Code
CDC Connected Device Configuration
CLDC Connected Limited Device Configuration
CoD Class of Device
CSS Cascading Style Sheet
DAC Device Access Code
DOM Document Object Model
DTD Document Type Definition
DUN Dial Up Networking

EDR Enhanced Data Rate
FHS Frequency Hop Synchronization
FTP File Transfer Protocol
GIAC General Inquiry Access Code
GPRS General Packet Radio Service
HCI Host Controller Interface
HTTP HyperText Transfer Protocol
IAC Inquiry Access Code
IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers
IP Internet Protocol
ISM Industrial, Scientific, Medical
KVM K Virtual Machine
L2CAP Logical Link Control and Adaptation Protocol
LAN Local Area Network
LAP Lower Address Part
LIAC Limited Inquiry Access Code
LMP Link Manager Protocol
MAN Metropolitan Area Network
MID Mobile Information Device
MIDP Mobile Information Device Profile
OBEX OBject EXchange protocol
OMA Open Mobile Alliance
P/Invoke Platform Invoke
PAN Personal Area Network
PDA Personal Digital Assistant
PPP Point to Point Protocol
RSS Really Simple Syndication
SCO Synchronous Connection-Oriented
SDDB Service Discovery Database
SDP Service Discovery Protocol

SGML Standard Generalize Markup Language
SIG Special Interest Group
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
TCP Transmission Control Protocol
TCP/IP Transmission Control Protocol /Internet Protocol
TCS Telephony Control protocol Specification
TDD Time-Division Duplex
UDP User Datagram Protocol
URL Uniform Resource Locator
USB Universal Serial Bus
UUID Universal Unique Identifier
VFIR Very Fast InfraRed
W3C World Wide Web Consortium
WAE Wireless Application Environment
WAP Wireless Application Protocol
WiMAX Worldwide Interoperability for Microwave Access
WML Wireless Markup Language
WPS Wireless Protocol Stack
XHTML eXtensible HyperText Markup Language
XHTML MP eXtensible HyperText Markup Language Mobile Profile
XML eXtensible Markup Language
XPATH XML Path Language
XSD XML Schema Definition
XSL eXtensible Stylesheet Language
XSLT eXtensible Stylesheet Language Transformation
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Chương 1: Tổng quan về Bluetooth và đặc tả Bluetooth
1.1. Mở đầu

Bluetooth có thể giúp kết nối một cách dễ dàng không chỉ giữa điện thoại di
động và phụ kiện của nó mà còn giữa nhiều loại thiết bị khác nhau. Mục tiêu của
Bluetooth tập trung vào các thiết bị cần tiết kiệm điện năng, muốn có kết nối không
dây đơn giản với giá thành thấp. Hồng ngoại, Bluetooth và WiFi, mỗi công nghệ
với những ưu điểm và nhược điểm riêng, thích hợp với từng hoàn cảnh sử dụng
khác nhau, và chúng sẽ tồn tại cùng nhau. Bluetooth được sự bảo trợ của những tập
đoàn hàng đầu thế giới, đã chứng tỏ được chỗ đứng của nó trên thị trường và tương
lai chắc chắn sẽ trở thành một công nghệ kết nối không dây phổ biến.
Với khả năng ứng dụng ngày một rộng rãi, công nghệ Bluetooth đang được
phát triển một cách nhanh chóng. Đi cùng với nó là việc liên tục phát triển đặc tả
Bluetooth. Với sự đa dạng của các thiết bị sử dụng công nghệ Bluetooth, thỡ cỏc
ứng dụng dùng công nghệ không dây này đang có một tương lai rộng mở.
Chương này sẽ giới thiệu về Bluetooth từ cái nhìn tổng quan cho tới đặc tả
công nghệ.
1.2. Tổng quan về Bluetooth
Phần đầu tiên sẽ dành để giới thiệu đụi nột về công nghệ Bluetooth như
Bluetooth là gì, lịch sử phát triển, ứng dụng của Bluetooth và so sánh với các công
nghệ không dây khác là hồng ngoại và WiFi.
1.2.1. Bluetooth là gì?
Bluetooth là một công nghệ không dây tầm ngắn dựng súng radio dùng để
kết nối không dây giữa các thiết bị với nhau.
Hình 1.1 Biểu tượng Bluetooth
Về mặt thiết kế, Bluetooth được thiết kế để đạt được ba mục tiêu chính: kích
thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng và giá thành thấp. Những mục tiêu đó được đặt ra
nhằm đưa Bluetooth trở thành chuẩn kết nối không dây phổ biến, được ứng dụng
ngay cả trong những thiết bị nhỏ và tiêu tốn ít năng lượng nhất.
Bluetooth sử dụng dải tần ISM 2.4 GHz không cần đăng ký. Dải tần ISM
(Industrial, Scientific, Medical) bao gồm các dải tần số 902 – 928 MHz và 2.4 –
2.485 GHz. Việc sử dụng các tần số trong dải tần ISM là không cần phải đăng ký,
nghĩa là các thiết bị Bluetooth có thể hoạt động bình thường ở mọi nơi trên thế giới.

Các thiết bị sử dụng Bluetooth được chia thành ba lớp:
• Lớp 1: tầm hoạt động khoảng 100 m. Công suất khoảng 100 mW.
• Lớp 2: tầm hoạt động khoảng 10 m. Công suất khoảng 2.5 mW. Được sử
dụng rộng rãi trong các thiết bị di động.
• Lớp 3: tầm hoạt động khoảng 1 m. Công suất khoảng 1 mW.
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Về tốc độ truyền dữ liệu, phiên bản Bluetooth 1.2 có tốc độ tối đa là 1 Mbps. Phiên
bản mới nhất là 2.0 (EDR – Enhanced Data Rate) có tốc độ tối đa là 3 Mbps.
1.2.2. Lịch sử phát triển của Bluetooth
Năm 1994, công ty Ericsson bắt đầu một dự án nghiên cứu về công nghệ
không dây để kết nối giữa các điện thoại và các phụ kiện của chúng. Nghiên cứu
của Ericsson đã gây được sự chú ý của IBM, Intel, Nokia và Toshiba.
Về nguồn gốc cái tên Bluetooth, các kỹ sư của Ericsson đã đặt tên cho công
nghệ không dây mới là Bluetooth để tỏ lòng kính trọng đối với một vị vua ở thế kỷ
thứ 10 của Đan Mạch, vua Harald Bluetooth. Vua Harald Bluetooth có biệt tài liên
kết mọi người, đã thống nhất và trị vì Đan Mạch và Nauy. Đó có thể là mong muốn
của những người phát triển công nghệ không dây Bluetooth: mong muốn Bluetooth
là chuẩn thống nhất kết nối các thiết bị với nhau.
Tháng 5/1998, những công ty này thành lập nhóm quan tâm đặc biệt (Special
Interest Group – SIG) về Bluetooth.
Các công ty đó cựng hợp tác phát triển đặc tả Bluetooth phiên bản 1.0, ra đời vào
tháng 7/1999.
Năm 2000, SIG đã kết nạp thêm bốn thành viên mới là các công ty: 3Com, Agere,
Microsoft, Motorola. Sản phẩm Bluetooth đầu tiên được tung ra thị trường và các
sản phẩm khác liên tục được ra đời.
Năm 2001, đặc tả Bluetooth 1.1 ra đời. Bluetooth đó cú bước phát triển mạnh mẽ và
được bình chọn là công nghệ không dây hay nhất của năm.
Hiện tại SIG có hơn 7000 thành viên cùng nhau phát triển chuẩn Bluetooth.
1.2.3. Ứng dụng của Bluetooth

Giá thành một con chip Bluetooth khá rẻ, khoảng 3 USD
(). Cứ mỗi tuần lại có khoảng 5 triệu thiết bị Bluetooth
được sản xuất (số liệu tháng 4/2007). Con số không nhỏ này chứng tỏ Bluetooth đã
có tầm ứng dụng rất lớn trong cuộc sống. Vậy Bluetooth có thể làm được những gì?
Câu trả lời là rất nhiều và danh mục ứng dụng của Bluetooth vẫn đang được tiếp tục
mở rộng.
Công nghệ Bluetooth là sự lựa chọn phù hợp cho các giao tiếp đòi hỏi sự
thuận tiện, không dây và tầm ngắn. Bluetooth là chuẩn thống nhất có thể hoạt động
ở mọi nơi trên thế giới, giúp kết nối giữa nhiều thiết bị khác nhau như: điện thoại di
động, máy tính cá nhân, ô tô, tai nghe, máy chơi nhạc MP3, …
Một số ví dụ có thể nêu ra:
• Đồng bộ hoá danh bạ, lịch làm việc, ghi chú giữa máy tính, điện
thoại và PDA.
• In một file từ máy tính hoặc từ máy ảnh số sử dụng máy in
Bluetooth.
• Kết nối máy tính với chuột và bàn phím Bluetooth.
• Điện thoại rảnh tay với tai nghe Bluetooth.
• Kết nối máy tính với hệ thống loa trong phòng khách.
Sau đây là một số ứng dụng quan trọng của Bluetooth.
Truyền file giữa các thiết bị
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Với kết nối Bluetooth, người dùng có thể chia sẻ những tấm ảnh ưa thích với
bạn bè, in chúng qua máy in hỗ trợ Bluetooth. Họ cũng có thể cài đặt các ứng dụng
hữu ích vừa tải về từ máy tính cho các thiết bị cầm tay, hay tải những bài hát mới
nhất từ máy tính vào điện thoại hoặc máy nghe nhạc. Đó là những ví dụ minh hoạ
cho khả năng kết nối đơn giản, làm cho việc truyền file trở nên dễ dàng hơn của
công nghệ Bluetooth.
Chia sẻ kết nối internet
Với một chiếc điện thoại đi động có khả năng kết nối internet thông qua

GPRS hoặc quay số, cộng với khả năng kết nối Bluetooth thỡ nú hoàn toàn có thể
chia sẻ kết nối internet với máy tính. Trong tình huống người dùng có máy tính
xách tay và cần truy cập internet ở một địa điểm không cho phép kết nối bằng các
phương thức khác (như đang ở trên xe hơi chẳng hạn) thì việc chia sẻ kết nối
internet với điện thoại di động thông qua Bluetooth là một giải pháp tuyệt vời.
Hiện nay ở Việt Nam, các mạng di động đều đã cung cấp dịch vụ cho phép điện
thoại di động có thể kết nối internet, tuy nhiên, giá thành dịch vụ còn khá cao.
Các ứng dụng thoại
Bluetooth được ứng dụng trong các thiết bị truyền âm thanh không dây. Với
một tai nghe Bluetooth, người dùng có thể gọi điện đi hoặc trả lời các cuộc gọi đến
mà không cần động đến điện thoại. Bluetooth còn được tích hợp vào trong ô tô. Với
những chiếc xe này, điện thoại di động sẽ được kết nối với hệ thống âm thanh của
xe để người dùng có thể vừa lái xe vừa nhận cuộc gọi.
Hình 1.2 Tai nghe Bluetooth
Mạng không dây nhỏ
Bluetooth là sự lựa chọn hợp lý nếu muốn tạo lập một mạng không dây nhỏ,
truyền dữ liệu ở tốc độ vừa phải, ví dụ trong một cuộc họp nhóm. Bluetooth có thể
được thiết lập để tự động thêm một thiết bị vào mạng khi thiết bị đó vào vùng phủ
sóng, và tự động ngắt thiết bị đó khỏi mạng nếu nó ra ngoài tầm hoạt động
Một ứng dụng nữa là thiết lập mạng giữa các thiết bị chơi game nhỏ. Người
dùng có thể tạo ra một mạng nhỏ để chơi game bằng các thiết bị di động khi đang
phải chờ đợi trong nhà hàng hoặc giữa giờ nghỉ trong các trường học. Một ví dụ tiêu
biểu cho thiết bị chơi game di động sử dụng công nghệ Bluetooth là điện thoại di
động N-Gage của hãng Nokia.
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Kết nối các thiết bị ngoại vi
Hiện nay, giá cả các thiết bị ngoại vi có tích hợp công nghệ Bluetooth đã
giảm đáng kể. Các thiết bị thường sử dụng kết nối Bluetooth là: bàn phím, chuột,
máy in, headphone.

Hình 1.3 Chuột sử dụng công nghệ Bluetooth
Các thế hệ máy chơi game mới nhất hiện nay đều sử dụng công nghệ
Bluetooth cho chiếc điều khiển: Wii của Nintendo, Playstation3 của Sony. Thiết kế
đột phá của chiếc điều khiển Wii, với cảm biến gia tốc cho phép nó xác định vị trí
trong không gian. Kết hợp với kết nối Bluetooth, nó cho phép người dùng vung vẩy
chiếc điều khiển như gậy đỏnh gụn, gậy bóng chày.
Các ứng dụng khác
Một trong những ứng dụng có giá trị của Bluetooth là dự án Mạng bệnh viện
không dây (Wireless Networks for Hospital). Sử dụng công nghệ Bluetooth, mạng
Bệnh viện có thể giải quyết các yêu cầu sau:
• Truy cập nhanh chóng thông tin của bệnh nhân tại các “Điểm chăm súc” (Point
of Care) gần bên giường bệnh.
• Tự động truyền đến và nhận thông tin từ các thiết bị y tế.
• Định vị và theo dõi tài sản, thiết bị trong khu vực bệnh viện.
• Bằng cách sử dụng các dạng máy trợ giúp kỹ thuật số cá nhân (PDA) có hỗ trợ
Bluetooth, các bác sĩ có thể truy cập vào các mục thông tin của bệnh nhân được
cập nhật hằng giờ để theo dõi, điều trị mà không cần phải đi khắp các giường
bệnh. Tất nhiên nó cũng bao gồm việc bảo mật thông tin bệnh án của từng bệnh
nhân, tránh mất mát, sai lệch. Nếu xảy ra rò rỉ hoặc sai lệch thông tin có thể gây
ra những hậu quả nghiêm trọng.
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Hình 1.4 Theo dõi sức khoẻ bằng điện thoại di động
Các nhà nghiên cứu ở đại học Leeds đang phát triển một mẫu điện thoại di
động có thể đo được các thông số quan trọng của cơ thể: huyết áp, nhịp tim, lượng
đường trong máu, … Các thông số này được giám sát liên tục và có thể được gửi
đến một máy chủ dữ liệu, có thể là của bệnh viện, để bác sỹ điều trị có thể xem xét
tình trạng bệnh nhân một cách cập nhật nhất.
1.2.4. So sánh Bluetooth với cỏc cụng nghệ không dây khác
Bluetooth và hồng ngoại

Công nghệ kết nối không dây bằng hồng ngoại đã phát triển rất nhiều năm
trước khi Bluetooth ra đời. Ưu điểm của hồng ngoại là tốc độ khá cao, kết nối đơn
giản, bảo mật cao. Nhược điểm là chỉ cho phép kết nối point – to – point, do sử
dụng sóng ánh sáng nên hai thiết bị kết nối phải “nhỡn” thấy nhau và khoảng cách
kết nối rất ngắn, dưới 1 mét.
Dưới đây là bảng so sánh giữa Bluetooth và hồng ngoại.
Tiêu chí Bluetooth Hồng ngoại
Phổ
Radio, dải tần ISM 2.4
GHz
Sóng ánh sáng, bước sóng
850 nm.
Khoảng
cách
Lớp 1: 100m, lớp 2: 10m,
lớp 3: 1m.
1 m
Tốc độ
1 Mbps (3 Mbps với phiên
bản 2.0 EDR)
4 Mbps (16 Mbps đối với
VFIR – Very Fast InfraRed)
Công suất
Lớp 1: 100 mW, lớp 2: 2.5
mW, lớp 3: 1mW
100 mW
An toàn
thông tin
Mức độ an toàn thông tin
cao do hai thiết bị kết nối

phải nhìn thấy nhau ở
khoảng cách ngắn. Hơn nữa
chỉ cho phép kết nối point-
to-point.
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Số thiết bị
kết nối
đồng thời
Tối đa là 7. 1 (point-to-point)
Địa chỉ
Mỗi thiết bị có một địa chỉ
vật lý 32-bit.
Bảng 1.1 So sánh giữa Bluetooth và hồng ngoại
Bluetooth và WiFi
WiFi là chuẩn kết nối không dây sử dụng cùng dải tần số với Bluetooth.
WiFi cú cỏc chuẩn IEEE 802.11, 802.11a, 802.11b, 802.11g, 802.11n. Mặc dù hoạt
động ở cùng dải tần số nhưng Bluetooth và WiFi không gây nhiễu lẫn nhau, và
chúng được sử dụng ở các hoàn cảnh khác nhau.
WiFi được dùng để kết nối tốc độ cao giữa các thiết bị có khả năng cung cấp
một lượng điện năng khá lớn. Công nghệ này rất hữu ích để kết nối các thiết bị di
động như máy tính xách tay ở công ty cũng như ở các địa điểm công cộng.
Bluetooth hướng đến mục tiêu kết nối những thiết bị nhỏ nhẹ, tiêu thụ ít năng
lượng, và kết nối ở tốc độ thấp. Mức tiêu thụ năng lượng của Bluetooth nhỏ hơn
khoảng 500 lần so với WiFi, do vậy các thiết bị nhỏ nhẹ, dùng pin như điện thoại di
động thường không sử dụng WiFi mà chỉ sử dụng Bluetooth.
Liệu hai công nghệ này có công nghệ nào sẽ bị thay thế bởi đối thủ của nó không?
Câu trả lời là không. Bluetooth không thể thay thế WiFi bởi vì nú kộm WiFi ở các
điểm:
• Tốc độ truyền dữ liệu thấp.

• Khoảng cách hoạt động ngắn.
Trong khi đó, WiFi cũng không thay thế Bluetooth bởi vì:
• WiFi không thể dùng để kết nối với các thiết bị ngoại vi giống như
Bluetooth.
• WiFi tiêu thụ nhiều điện năng, không phù hợp với các thiết bị di động
nhỏ, nhẹ.
• Tốc độ của WiFi là quá thừa thãi đối với nhiều kết nối chỉ để trao đổi
những lượng dữ liệu nhỏ.
• WiFi không được thiết kế để có thể truyền âm thanh như Bluetooth.
Sau đây là bảng so sánh giữa hai công nghệ.
Tiêu chí Bluetooth WiFi
Phổ
Dải tần ISM 2.4 GHz Dải tần ISM 2.4 GHz
Riêng chuẩn 802.11a dùng
dải tần 5.15–5.35 GHz
Khoảng
cách
Lớp 1: 100m, lớp 2: 10m,
lớp 3: 1m.
100 m
Tốc độ
1 Mbps (3 Mbps với phiên
bản 2.0 EDR)
802.11b: 11 Mbps
802.11a,g: 54 Mbps
802.11n: 108 Mbps
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Công suất
Lớp 1: 100 mW, lớp 2: 2.5

mW, lớp 3: 1mW
100 mW
An toàn
thông tin
WEP 40-bit, 128-bit
Số thiết bị
kết nối
đồng thời
Tối đa là 7. Nhiều thiết bị.
Địa chỉ
Mỗi thiết bị có một địa chỉ MAC 48-bit.
Bảng 1.2 So sánh giữa Bluetooth và WiFi
Bluetooth và WiMax
WiMax là công nghệ không dây dùng cho mạng diện rộng trong thành phố
(MAN – metropolitan area network).
Các đặc điểm của WiMax:
• Tầm hoạt động khoảng 50 km với tốc độ truyền dữ liệu đạt 70 Mbps.
Các thiết bị đầu cuối có tầm hoạt động ngắn hơn.
• Dải tần số hoạt động:
o Chuẩn 802.16 là 10 – 66 GHz trong môi trường không vật cản
(light of sight).
o Chuẩn 802.16a (mới) là 2 GHz và 11 GHz, không cần môi
trường không vật cản.
• Hỗ trợ kết nối khi đang di chuyển với tốc độ từ 20 – 100 km/h.
• Giá thành cao.
WiMax được phát triển để cạnh tranh với công nghệ DSL và modem dây dẫn truyền
thống. Công nghệ này được đánh giá là lý tưởng cho những khu vực khú kộo dây
dẫn như vựng sõu, vựng xa, hải đảo.
Hiện ở Việt Nam cũng đã thử nghiệm công nghệ WiMax. VDC đã thử
nghiệm WiMax tại Lào Cai: một trạm phát sóng chính tại Bưu điện Lào Cai;

khoảng 20 thiết bị đầu cuối thu tín hiệu (CPE) ở 19 địa điểm khác nhau, kết nối
băng thông ở tốc độ 8 Mb/giõy. Viettel cũng đã thử nghiệm WiMax trong thành phố
Hà Nội: thông lượng truy cập đạt từ 1 Mb/giõy đến 3 Mb/giõy trong khi di chuyển
với tốc độ tối đa là 100 km/giờ.
Như vậy WiMax hoàn toàn không phải là công nghệ cạnh tranh với Bluetooth.
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
1.3. Đặc tả Bluetooth
Ở phần trước trước, chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về công nghệ Bluetooth.
Chương này sẽ trình bày một cách rõ ràng hơn về bên trong công nghệ Bluetooh
như cơ chế hoạt động, Bluetooth profile, giao thức Bluetooth,… Tài liệu đặc tả mới
nhất của Bluetooth là phiên bản 2.0.
1.3.1. Cỏc khái niệm
Băng tần ISM
Bluetooth hoạt động trên băng tần ISM 2.4 GHz. ISM (Industrial, Scientific,
Medical) là băng tần không cần đăng ký được dành cho các thiết bị không dây trong
công nghiệp, khoa học và y tế.
Dải tần số của băng tần ISM 2.4 GHz là 2400 – 2483.5 MHz.
Đồng hồ thiết bị
Đồng hồ của thiết bị Bluetooth là một bộ đếm 28 bit. Giá trị của đồng hồ
được tăng lên 1 sau mỗi chu kỳ 312.5 às. Giá trị này được dùng để đánh số khe thời
gian và đồng bộ thời gian trong cỏc kờnh vật lý.
Nhảy tần số
Nhảy tần số (frequency hopping) là một kỹ thuật trải phổ (spread spectrum).
Kỹ thuật này được dựng vỡ có nhiều ưu điểm: chống nhiễu, chống dội sóng, và
chống nghe lén.
Bluetooth sử dụng kỹ thuật nhảy tần số (frequency hopping), nghĩa là mỗi
gói tin được truyền đi ở một tần số khác nhau. Sau khi truyền đi một gói tin, thiết bị
Bluetooth sẽ nhảy sang tần số khác để truyền gói tin tiếp theo. Việc nhảy tần số này
tuân theo một mẫu đã được lựa chọn, do vậy sau khi đã nhảy đến tần số cuối cùng

trong mẫu thì lại lặp lại mẫu nhảy tần số đó. Thông thường, Bluetooth sử dụng 79
tần số trong dải tần ISM 2.4 – 2.4835 GHz, mỗi tần số cách nhau 1 MHz, bắt đầu từ
tần số f
0
= 2402 MHz, kết thúc ở tần số f
78
= 2480 MHz.
Tốc độ nhảy tần số nhanh (1600 lần/giõy) giỳp giảm nhiễu tốt, và cũng có
nghĩa là độ dài của gói tin rất ngắn. Nếu phát hiện ra nhiễu trong khi đang truyền
một gói tin thỡ gúi tin đó sẽ được truyền lại với một tần số khác.
Khi một piconet được thành lập, thiết bị master sẽ lựa chọn mẫu nhảy tần số
và các thiết bị trong piconet sẽ sử dụng chung mẫu này. Mẫu nhảy tần số cơ bản
được tạo ra bằng cách sắp xếp một cách giả ngẫu nhiên (pseudo-random) 79 tần số.
Mẫu này có thể được cắt bỏ những tần số đang được các thiết bị khác sử dụng để
tránh nhiễu. Việc đồng bộ hoá đồng hồ đếm xung và mẫu nhảy tần số được thực
hiện thông qua một kênh radio dành riêng, được chia sẻ bởi các thiết bị tham gia
vào piconet.
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Hình 1.5 Nhảy tần số
Khe thời gian
Kênh radio vật lý được chia nhỏ thành các đơn vị thời gian gọi là khe thời
gian (time-slot). Dữ liệu được đóng trong cỏc gúi tin (packet), mỗi gói tin được
truyền trong một khe thời gian. Trong hoàn cảnh đặc biệt, một số khe liên tiếp có
thể được ghép lại để truyền một gói tin, tối đa có thể dùng 5 khe để truyền một gói
tin. Việc nhảy tần số diễn ra sau khi truyền một gói tin, nghĩa là tần số giữ nguyên
cho đến khi truyền xong gói tin. Công nghệ Bluetooth hỗ trợ truyền nhận song công
(full duplex) thông qua lược đồ chia thời gian song công TDD (Time-Division
Duplex).
Hình 1.6 Khe thời gian

Sau mỗi gói tin cần một thời gian là 220 às để mạch điện tử chuyển sang tần số mới.
Nếu dùng nhiều khe để truyền gói tin thì tốc độ truyền dữ liệu sẽ cao hơn bởi vì
việc nhảy tần số chỉ xảy ra khi truyền xong gói tin, nên thời gian để truyền dữ liệu
sẽ nhiều hơn so với dùng nhiều khe thời gian.
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Hình 1.7 Gói tin sử dụng nhiều khe thời gian
Khe thời gian được đánh số theo đồng hồ của thiết bị master. Trong lược đồ
TDD, master và slave không được truyền đồng thời. Master truyền gói tin trong khe
có số thứ tự chẵn, slave truyền trong khe có số thứ tự lẻ. Như vậy, hoạt động truyền
tin này chính xác là bán song công (half-duplex). Tuy nhiên, thời gian chuyển đổi
giữa hoạt động truyền và nhận diễn ra quá nhanh nên đối với người dùng có thể coi
đó là song công. Trong tài liệu đặc tả Bluetooth của SIG cũng coi TDD là song
công.
Mạng ad-hoc
Mạng được thiết lập giữa các thiết bị Bluetooth là kiểu mạng ad-hoc. Mạng
ad-hoc là kiểu mạng được thiết lập một cách tự phát, tức thời, chỉ dùng để truyền dữ
liệu trong một thời gian tương đối ngắn. Việc thiết lập mạng ad-hoc không cần cơ
sở hạ tầng như: switch, router, …
Piconet và scatternet
Hình 1.8 Mạng Bluetooth: piconet và scatternet
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Bluetooth cho phép kết nối điểm-điểm (point-to-point) và điểm-đa điểm
(point-to-multipoint). Trong kết nối point-to-point, kênh vật lý được chia sẻ bởi hai
thiết bị tham gia. Trong kết nối point-to-multipoint, kênh vật lý được nhiều thiết bị
tham gia chia sẻ. Hai hoặc nhiều thiết bị cùng chia sẻ một kênh vật lý sẽ tạo thành
một piconet. Trong một piconet phải có một và chỉ một thiết bị làm master, các thiết
bị còn lại đóng vai trò slave. Có tối đa 7 slave có thể tham gia kết nối ở trạng thái
tích cực (active) trong một piconet. Ngoài ra, có thể có nhiều thiết bị slave vẫn giữ

kết nối nhưng ở trạng thái “ngủ” (parked). Những thiết bị này không hoạt động trờn
kờnh, nhưng vẫn đồng bộ với master và có thể chuyển sang trạng thái tích cực mà
không cần qua thủ tục thiết lập kết nối. Master luôn giữ vai trò điều khiển truy nhập
kênh truyền.
Khi hai hay nhiều piconet có chung thiết bị tham gia kết nối thì một
scatternet được tạo ra. Mỗi piconet vẫn chỉ có một master, do vậy master ở một
piconet này chỉ có thể tham gia với vai trò là slave trong các piconet khỏc. Cỏc
slave có thể tham gia vào nhiều piconet khác nhau. Các piconet trong một scatternet
thường không đồng bộ về tần số, mỗi piconet giữ một mẫu nhảy tần số riêng.
Đặc tả Bluetooth
Đặc tả Bluetooth là chuẩn mà các thiết bị Bluetooth phải tuân theo để chúng
có thể giao tiếp được với nhau. Đặc tả Bluetooth bao trùm rất nhiều vấn đề cả phần
cứng lẫn phần mềm. Về phần mềm, đặc tả Bluetooth bao gồm hai phần chính là
chồng giao thức Bluetooth (Bluetooth protocol stack) và Bluetooth profile.
Chồng giao thức Bluetooth mô tả các tầng giao thức Bluetooth. Các giao
thức này điều khiển tất cả mọi hoạt động của giao tiếp Bluetooth như: cấu hình thiết
bị, các tham số giao tiếp, mức năng lượng, …
Bluetooth profile là các chuẩn được tạo ra để các thiết bị Bluetooth có thể
giao tiếp với nhau một cách thống nhất. Với mỗi hoàn cảnh sử dụng cụ thể lại có
một profile. Ví dụ, hai thiết bị muốn truyền file cho nhau thì phải hỗ trợ profile về
truyền file. Nếu mỗi thiết bị lại thực hiện chức năng truyền nhận file theo những
cách khác nhau thì giữa chúng khó có thể giao tiếp được với nhau. Việc đưa ra các
profile sẽ đảm bảo các thiết bị hoạt động được với nhau nếu chúng hỗ trợ cùng một
profile.
Các vấn đề này sẽ được tìm hiểu kỹ hơn trong phần sau.
1.3.2. Sơ lược về hoạt động
Một hệ thống Bluetooth tối thiểu bao gồm một khối thu phát sóng radio,
khối băng tần cơ sở, và chồng giao thức (protocol stack).
Khối thu phát sóng radio (tầng vật lý) hoạt động ở băng tần ISM 2.4 GHz.
Hệ thống sử dụng công nghệ nhảy tần (frequency hopping) để giảm tác động của

nhiễu và dội sóng. Tốc độ truyền là 1 Mb/s (Basic Rate), với EDR (Enhanced Data
Rate) thì có thể đạt 2 Mb/s hoặc 3 Mb/s.
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Trong quá trình hoạt động, các thiết bị tham gia sẽ chia sẻ một kênh radio vật
lý. Kênh này được dùng để đồng bộ hoá đồng hồ xung và mẫu nhảy tần số. Một
thiết bị cung cấp giá trị tham chiếu để đồng bộ được gọi là master. Những thiết bị
còn lại trong mạng được gọi là slave. Một nhóm thiết bị như thế tạo thành một
piconet.
Các thiết bị trong một piconet sử dụng một mẫu nhảy tần số nhất định. Mẫu
nhảy tần cơ bản là một sự sắp xếp giả ngẫu nhiên (pseudo-random) 79 tần số trong
dải ISM. Mẫu cơ bản này có thể được thay đổi để loại bỏ bớt những tần số gây
nhiễu đang được các thiết bị khác sử dụng. Khả năng này giúp các thiết bị
Bluetooth có thể hoạt động cùng với các hệ thống khỏc dựng tần số cố định trong
dải tần ISM mà không gây đụng độ.
Kênh vật lý được chia nhỏ thành các đơn vị thời gian gọi là khe thời gian
(time-slot). Dữ liệu được đóng trong cỏc gúi tin (packet), mỗi gói tin được truyền
trong một khe thời gian. Trong hoàn cảnh đặc biệt, một số khe liên tiếp có thể được
ghép lại để truyền một gói tin. Việc nhảy tần số diễn ra sau khi truyền một gói tin.
Công nghệ Bluetooth hỗ trợ truyền nhận song công (full duplex) thông qua lược đồ
chia thời gian song công TDD (Time-Division Duplex). Trong một kênh vật lý, một
liên kết vật lý được tạo ra giữa hai thiết bị bất kỳ nếu chúng truyền dữ liệu cho
nhau. Giữa mỗi slave và master có một liên kết vật lý, và giữa các slave không được
tạo ra liên kết vật lý.
Các bước thông thường để hai thiết bị có thể kết nối với nhau là: Tìm kiếm
thiết bị (Inquiry), Kết nối (Paging), sau bước kết nối, thiết bị được đặt ở trạng thái
kết nối (Connection state).
Hình 1.9 Các bước kết nối
1.3.3. Kiến trúc của một hệ thống Bluetooth
Hình 1.10 Kiến trúc hệ thống Bluetooth mô tả 4 lớp thấp nhất, cùng với các giao

thức truyền thông của từng lớp trong kiến trúc của một hệ thống Bluetooth. Ba lớp
dưới cùng được gộp lại gọi là khối điều khiển Bluetooth (Bluetooth Controller).
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
Hình 1.10 Kiến trúc hệ thống Bluetooth
Hình 1.11 Các tầng giao thức Bluetooth mô tả các tầng giao thức một cách đầy đủ
hơn.
Hình 1.11 Các tầng giao thức Bluetooth
Chồng giao thức Bluetooth bao gồm các giao thức đặc thù của Bluetooth như
LMP và L2CAP và cả các giao thức không phải là riêng có của Bluetooth như
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
OBEX, UDP,… Chồng giao thức Bluetooth được thiết kế để sử dụng lại một cách
tối đa các giao thức sẵn có ở các tầng phía trên. Mục đích là giỳp cỏc ứng dụng đó
cú hoạt động được với công nghệ Bluetooth mà không cần sửa đổi. Đặc tả
Bluetooth cũng có tính mở, do vậy các nhà phát triển có thể phát triển các giao thức
riêng hoạt động trờn cỏc giao thức của Bluetooth.
Chồng giao thức Bluetooth được chia làm 4 tầng chính:
• Bluetooth Core Protocols: các giao thức hạt nhân của Bluetooth bao
gồm: Baseband, LMP, L2CAP, SDP.
• Cable Replacement Protocol: giao thức thay thế cáp truyền, hiện tại
có giao thức RFCOMM (mô phỏng cổng COM).
• Telephony Control Protocols: các giao thức điều khiển điện thoại bao
gồm: TCS Binary, AT-commands.
• Adopted Protocols: các giao thức sẵn có được sử dụng lại bao gồm:
PPP, UDP/TCP/IP, OBEX, WAP, vCard, vCal, WAE
Bluetooth Radio
Bluetooth Radio là tầng vật lý, nó định nghĩa các tiêu chuẩn cho bộ thu phát
sóng radio. Sóng radio được dùng trong công nghệ Bluetooth có dải tần hoạt động
là dải tần ISM 2.4 GHz. Nhờ sử dụng sóng radio nên các thiết bị tham gia vào mạng

Bluetooth không cần phải nhìn thấy nhau, và dữ liệu có thể truyền qua các vật cản
như tường nhà, cửa gỗ,
Baseband
Baseband là tầng định nghĩa các thủ tục truy cập đường truyền và các thủ tục
ở tầng vật lý. Đây là tầng quản lý hầu như mọi hoạt động kết nối vật lý của thiết bị
Bluetooth. Tầng baseband thiết lập liên kết vật lý giữa master và các slave trong
piconet, chịu trách nhiệm điều khiển truyền nhận cỏc gúi tin qua liên kết radio. Có
hai kênh truyền được cung cấp là dữ liệu và âm thanh. Tầng baseband quản lý các
liên kết SCO dành cho âm thanh và các liên kết ACL dành cho dữ liệu khác.
Liên kết SCO và ACL
Tầng baseband quản lý hai loại liên kết vật lý: liên kết SCO (Synchronous
Connection-Oriented, liên kết đồng bộ hướng kết nối) và liên kết ACL
(Asynchronous Connectionless, liên kết không đồng bộ và không hướng kết nối).
Hai liên kết này có thể hoạt động đồng thời nhờ cơ chế dồn kênh.
Liên kết SCO là một liên kết đối xứng point-to-point giữa một master và một
slave trong piconet. Nú dựng cỏc khe dành riêng trong kênh vật lý để truyền tin, do
vậy có thể coi như là liên kết chuyển mạch kênh trong mạng điện thoại truyền
thống. Liên kết SCO chủ yếu dùng để truyền dữ liệu âm thanh. Master có thể hỗ trợ
tối đa 3 liên kết SCO đồng thời. Cỏc gúi tin SCO không chứa mã kiểm tra lỗi, và
không có cơ chế để truyền lại gói tin.
Liên kết ACL là liên kết dùng để truyền dữ liệu người dùng và các dữ liệu
điều khiển. Liên kết này cung cấp cơ chế báo nhận và cơ chế truyền lại gói tin nếu
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM
Xây dựng module lọc tin cho trình duyệt ĐTDD dùng công nghệ Bluetooth
có lỗi. Liên kết ACL hỗ trợ kiểu cả kết nối đối xứng lẫn không đối xứng, là kiểu
liên kết chuyển mạch gói, point-to-multipoint.
Địa chỉ thiết bị
Có 4 loại địa chỉ có thể có trong một thiết bị Bluetooth, chúng có tên là
BD_ADDR, AM_ADDR, PM_ADDR, AR_ADDR
• BD_ADDR: Bluetooth Device Address. Mỗi thiết bị Bluetooth được gán

một địa chỉ thiết bị có độ dài 48-bit. Có 24 bit là định danh của nhà sản
xuất do IEEE cấp, 24-bit còn lại là địa chỉ do nhà sản xuất gán cho thiết
bị. Mỗi địa chỉ được chia làm 3 trường:
o LAP: Lower Address Part, phần địa chỉ thấp do nhà sản xuất gán
cho thiết bị, 24 bit.
o UAP: Upper Address Part, phần địa chỉ cao, 8 bit
o NAP: Non-significant Address Part, phần địa chỉ không có ý
nghĩa, 16 bit.
LAP và UAP tạo thành phần địa chỉ có ý nghĩa.
Hình 1.12 Định dạng của địa chỉ thiết bị BD_ADDR
• AM_ADDR: Active Member Address. Là một số có độ dài 3 bit để phân
biệt giữa các thiết bị slave đang ở trạng thái tích cực trong một piconet.
Do chỉ dùng 3 bit nên trong một piconet có tối đa là 7 thiết bị ở trạng thái
tích cực (địa chỉ 000 là địa chỉ quảng bá). Địa chỉ này chỉ tồn tại nếu
slave đang ở trạng thái tích cực.
• PM_ADDR: Parked Member Address. Là địa chỉ có độ dài 8 bit dùng để
phân biệt giữa các thiết bị slave đang ở trạng thái “ngủ” (parked) trong
một piconet. Có tối đa 255 thiết bị slave ở trạng thái này trong một
piconet.
• AR_ADDR: Access Request Address. Khi master muốn chuyển một thiết
bị slave đang “ngủ” sang trạng thái tích cực, nó chỉ cần gửi thông điệp
đến địa chỉ PM_ADDR hoặc BD_ADDR của thiết bị đó. Nhưng khi một
thiết bị slave đang ở trạng thái “ngủ” muốn chuyển sang trạng thái tích
cực, nó phải gửi thông điệp yêu cầu truy cập đến master thông qua một
khe thời gian slave-master (khe này có độ rộng bằng một nửa (312,5 às)
so với khe thời gian thông thường (625 às) nờn gọi là nửa khe (half-
slot)). AR_ADDR sẽ quyết định việc slave được dùng nửa khe nào để gửi
yêu cầu đến master.
Sinh viên thực hiện: Đinh Tiên Hoàng – K48 – Lớp CNPM

×