TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
Tuần:26 Ngày soạn:21/02/2011
Tiết:42 Ngày dạy:24/02/2011
ÔN TẬP
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1 Kiến thức.
- Hệ thồng hoá kiến thức đã học, phần phân hoá lãnh thổ . hiểu rõ đặc điểm của từng vùng
kinh tế
- So sánh sự phát triển kinh tế của các vùng , thấy được thế mạnh kinh tế của mỗi vùng , và
triển vọng phát triển kinh tế của mỗi vùng.
2 Kỹ năng.
- Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích các biểu đồ lược đồ .
- Liên hệ với kinh tế của từng vùng .
3 Thái độ.
- Giáo dục ý thức tự học và tìm tòi nghiên cứu kinh tế các vùng .
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1. GV: Chuẩn bị đề cương ôn tập , bằng hệ thống các câu hỏi ;
2. HS : Làm đề cương ôn tập ở nhà .
* Lược kinh tế các vùng .
III- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1. Ổn định ( kiểm tra sĩ số ) : 9A
1
………9A
2
………9A
3
……….9A
4
………
2. Kiểm tra: Kiểm tra 15 phút.
Đề ra: Nêu khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án:
- Là vùng trọng điểm lúa của cả nước. Diện tích:51,1 % . Sản lượng : 51,5 %
- Bình quân lương thực đầu người là 1066,3 kg/người .
( gấp hơn 2,3 làn cả nước )
- Cây ăn quả vùng trồng nhiều nhất cả nước .
+ Chăn nuôi:
- Đàn vịt phát triển.
- Nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhất nước ta.
III. TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ.
1. Sau khi kiểm tra tại khối 8 lớp 9A
1
, 9A
2
,
9A
3
,
9A
4
kết quả đạt được như sau:
Lớp Số bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
9A
1
9A
2
9A
3
9A
4
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 -
2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
2. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra.
Xếp loại Tổng số học sinh Tỷ lệ (%)
Giỏi (9 – 10)
Khá (7 – 8)
Trung bình (5 – 6)
Yếu (<5)
Trên trung bình(>5)
3. Bài ôn tập:
Hoạt động 1: Cả lớp / Cá nhân
Bước 1: Gv hướng dẫn và cùng với học sinh giải quyết các câu hỏi đã chuẩn bị sẳn:
Câu 1: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ khi đất nước
thống nhất.
Trước giải phóng:
- Công nghiệp Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài
- Chỉ có công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm.
- Chỉ phân bố chủ yếu ở Sài Gòn và Chợ Lớn.
Sau giải phóng.
- Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh
- Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của vùng
- Cơ cấu cân đối (bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực
phẩm).
- Đã hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại: dầu khí, điện tử, công nghệ
cao.
- Thành phố Hồ Chí Minh,Biên Hòa,Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông
Nam Bộ
- Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn vùng.
- Bà Rịa – Vũng tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
Câu 2: Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiêncủa vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long.
+ Địa hình : rộng thấp và bằng phẳng
+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẳm quanh năm thuận lợi cho phát triển nông nghiệp .
+ Nguồn tài nguyên : đất, nước, rừng, khí hậu rất phong phú .
+ Sinh vật trên cạn dưới nước rất phong phú, đa dạng…
+ Vùng còn gặp nhiều khó khăn như rửa mặn , rửa chua, .
Sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long .
Câu 3: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm có những tỉnh nào? Với diện tích và dân số là
bao nhiêu?
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh,
Long An.
Diện tích: 28 nghìn km2.
Dân số : 12,3triệu người (năm 2002).
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 -
2011
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC
CHÂU
Câu 4: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào
đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm giúp cho các sản phẩm nông nghiệp được bảo
quản tốt hơn, để được lâu và dể dàng vận chuyển đi xa.
- Qua chế biến các nông sản được tăng giá trị
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm góp phần giải quyết tốt đầu racho các sản phẩm
nông nghiệp.
- Do được giải quyết tốt đầu ra của sản phẩm nên sản xuất nông nghiệp được thúc đẩy phát
triển.
Bước 2: Gv hướng dẫn cho HS vẽ một số biểu đồ hình cột đứng, thanh ngang, cột chồng.
4 . Kết luận, đánh giá .
- Gv chốt lại các nội dung chính một lần nữa.
5. Hoạt động nối tiếp.
- * Về nhà học kỹ các nội dung đã ôn tập. Để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tới.
IV. PHỤ LỤC
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 -
2011