Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.34 KB, 73 trang )

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
Chương III: CÁC NGÀNH GIUN
Tên chủ đề: NGÀNH GIUN DẸP
SÁN LÁ GAN
Câu 1 + Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời
sống kí sinh như thế nào?
Đáp án Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên, ruột, mắt và lông bơi tiêu giảm,
các giác bám phát triển
Cơ quan tiêu hoá phát triển giúp đồng hoá nhiều chất dinh
dưỡng
Cơ quan sinh dục phát triển, sán đẻ nhiều trứng, ấu trùng có cơ
quan di chuyển và có khả năng sinh sản làm tăng số lượng sán.
Câu 2 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Trình bày vòng đời của sán lá gan?
Đáp án
Gặp nước sinh sản
Trứng > ấu trùng lông (kí sinh trong ốc) > ấu
bám vào cây trâu, bò ăn
trùng có đuôi > kén kén > bệnh sán lá
gan.
Câu 3 + Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá
gan nhiều?
Đáp án Vì trâu, bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước, trong
môi trường đó có rất nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích
hợp với ấu trùng sán lá gan. Ngoài ra trâu, bò thường uống
nước và ăn các cây cỏ thiên nhiên, các kén sán bám ở đó rất


nhiều.
Câu 4 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3’
1
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
+ Nội dung câu hỏi: Hãy cho biết vòng đời sán lá gan sẽ bị ảnh
hưởng như thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra các tình huống
sau:
+ Trứng sán lá gan không gặp nước
+ Ấu trùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích hợp
+ Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác ăn thịt
+ Kén sán bám vào rau, bèo chờ mãi mà không gặp trâu bò
ăn phải
Đáp án Vòng đời sán lá gan sẽ bị gián đoạn
Câu 5 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 4’
+ Nội dung câu hỏi: Sán lá gan thích nghi với cách phát tán nòi
giống như thế nào?
Đáp án - Sán đẻ nhiều trứng
- Ấu trùng có cơ quan di chuyển và có khả năng sinh sản làm
tăng số lượng sán. Dù tỉ lệ chết rất cao nhưng chúng vẫn còn
một tỉ lệ đáng kể để tồn tại và phát triển
Tên chủ đề: NGÀNH GIUN DẸP
MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC
VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN DẸP
Câu 1 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Sán dây có đặc điểm nào đặc trưng do
thích nghi với kí sinh trong ruột người?
Đáp án Đặc điểm sán dây thích nghi cao với đời sống kí sinh trong ruột

người: cơ quan bám tăng cường (4 giác bám và có thêm một
móc bám), dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng
qua thành cơ thể, mỗi đốt đều có một cơ quan sinh sản lưỡng
tính.
Câu 2 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3’
+ Nội dung câu hỏi: Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập
vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?
2
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
Đáp án
Sán lá gan, sán dây xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các đường
ăn uống là chủ yếu. Riêng sán lá máu, ấu trùng xâm nhập qua
da.
Câu 3 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 4’
+ Nội dung câu hỏi: Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào
trong cơ thể người và động vật? Vì sao?
Đáp án Giun dẹp thường kí sinh ở máu, ruột, gan, cơ vì những nơi này
có nhiều chất dinh dưỡng
Câu 4 + Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Để đề phòng giun dẹp kí sinh cần phải ăn
uống, giữ gìn vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?
Đáp án Giữ vệ sinh ăn uống cho người và gia súc: vệ sinh môi trường
sống, ăn chín uống sôi, không ăn quả xanh, không ăn rau sống
khi chưa rửa sạch để hạn chế con đường lây lan của của giun
sán kí sinh qua gia súc và thức ăn của con người.
Câu 5 + Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3’

+ Nội dung câu hỏi: Sán kí sinh gây tác hại như thế nào cho vật
chủ ?
Đáp án Sán kí sinh lấy chất dinh dưỡng của vật chủ làm cho vật chủ
gầy yếu
Tên chủ đề: NGÀNH GIUN TRÒN
GIUN ĐŨA
Câu 1 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 4’
+ Nội dung câu hỏi: Giun đũa thường kí sinh có tác hại gì đối
với đời sống con người ?
Đáp án Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người, nhất là ở trẻ em, gây
đau bụng, đôi khi tắc ruột, tắc ống mật.
Câu 2 + Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3’
3
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
+ Nội dung câu hỏi: Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác
với sán lá gan?
Đáp án
Đặc điểm cấu tạo của giun đũa khác với sán lá gan: cơ thể thon
dài, hai đầu thon lại, tiết diện ngang tròn. Cơ thể phân tính, có
khoang cơ thể chưa chính thức và trong sinh sản phát triển giun
đũa không có sự thay đổi vật chủ (chỉ có 1 vật chủ)
Câu 3 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Nêu tác hại của giun đũa với sức khoẻ con
người?
Đáp án Tác hại của giun đũa với sức khoẻ con người: lấy tranh thức ăn,
gây tắc ruột, tắc ống mật và còn tiết độc tố gây hại cho cơ thể
người. Một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một ổ phát

tán bệnh cho cộng đồng.
Câu 4 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa
kí sinh ở người?
Đáp án Biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người: ăn uống vệ
sinh, không ăn rau sống, uống nước lã, rửa tay trước khi ăn,
dùng lồng bàn, diệt trừ triệt để ruồi nhặng, vệ sinh môi trường
sống.
Câu 5 + Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào
ống mật và hậu quả như thế nào đối với con người ?
Đáp án Nhờ đầu giun đũa nhọn, nhiều giun con có kích thức nhỏ nên
chúng có thể chui vào đầy ống mật, khi đó người bệnh sẽ đau
bụng dữ dội và rối loạn tiêu hoá do ống mật bị tắc
Tên chủ đề: NGÀNH GIUN TRÒN
MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC
Câu 1 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và
gây ra các tác hại gì cho vật chủ?
4
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
Đáp án Các loài giun tròn thường kí sinh ở nơi giàu chất dinh dưỡng
trong cơ thể người, động vật, thực vật như: ruột non, tá tràng,
mạch bạch huyết, rễ lúa.
Các tác hại: lấy tranh thức ăn, gây viêm nhiễm nơi kí sinh và
tiết ra các chất độc có hại cho cơ thể vật chủ.
Câu 2 + Mức độ: Nhận biết

+ Dự kiến thời gian trả lời: 4’
+ Nội dung câu hỏi: Trình bày vòng đời của giun kim?
Đáp án Vòng đời của giun kim: Trứng  qua thức ăn  miệng  ruột
già thải ra ngoài theo phân giun trưởng thành đẻ trứng
Câu 3 + Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh
giun đũa cao, tại sao ?
Đáp án Tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao vì nhà tiêu chưa vệ sinh tạo điều
kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng còn nhiều góp phần
phát tán bệnh giun đua, trình độ vệ sinh công cộng nói chung
còn thấp, tưới rau bằng phân tươi, ăn rau sống, bán quà bánh ở
những nơi bụi bặm, ruồi nhặng
Câu 4 + Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun
kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm hơn ? Loài giun
nào dễ phòng chống hơn ?
Đáp án Giun móc câu nguy hiểm hơn vì chúng kí sinh ở tá tràng
thường gọi là nơi “bếp núc” của ống tiêu hoá. Nhưng phòng
giun móc câu lại dễ hơn giun kim vì chỉ cần đi giày dép, ủng
khi tiếp xúc với đất ở những nơi có ấu trùng của giun móc câu
là được
Câu 5 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 2’
+ Nội dung câu hỏi: Giun rễ lúa gây tác hại gì cho lúa?
Đáp án Tác hại: gây thối rễ, úa vàng rồi cây chết
5
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
Tên chủ đề: NGÀNH GIUN ĐỐT

QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI CỦA GIUN ĐẤT
Câu 1 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 4’
+ Nội dung câu hỏi: Giun đất có cấu tạo ngoài như thế nào để
phù hợp với lối sống chui rúc trong đất ?
Đáp án Cấu tạo ngoài của giun đất: Cơ thể hình giun, các đốt phần đầu
có thành cơ phát triển, chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các
vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất. Cách dinh
dưỡng cũng góp phần voà sự di chuyển trong đất rắn.
Câu 2 + Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 4’
+ Nội dung câu hỏi: Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?
Đáp án
Cơ thể giun đất có màu phớt hồng vì: chứa nhiều mao mạch
dày đặc trên da giun, có tác dụng như lá phổi.
Câu 3 + Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt
như thế nào?
Đáp án Giun đất có lợi cho trồng trọt:
- Làm tơi, xốp đất, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất
- Làm tăng độ màu mỡ cho đất: do phân và chất bài tiết ở cơ
thể giun thải ra.
Câu 4 + Mức độ: Vận dụng
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3’
+ Nội dung câu hỏi: Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt
đất?
Đáp án Mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất, vì giun đất hô hấp
bằng da, nên mưa nhiều, nước ngập cơ thể làm chúng ngạt thở.
Câu 5 + Mức độ: Nhận biết

+ Dự kiến thời gian trả lời: 2’
+ Nội dung câu hỏi: Chọn phương án đúng
Giun đất tụ tinh theo kiểu:
6
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
A. Tự thụ tinh
B. Ghép đôi
C. Thụ tinh kép
D. Tự thụ tinh kết hợp với thụ tinh chéo
Đáp án B. Ghép đôi
Tên chủ đề: NGÀNH GIUN ĐỐT
MỔ VÀ QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA GIUN ĐẤT
Câu 1 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 4’
+ Nội dung câu hỏi: Cơ quan tiêu hoá của giun đất có đặc điểm
gì?
Đáp án Cơ quan tiêu hoá phân hoá thành thành nhiều bộ phận để chứa,
biến đổi và hấp thụ thức ăn: miệng, hầu, thực quản, diều, dạ
dày, ruột, ruột tịt.
Câu 2 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 4’
+ Nội dung câu hỏi: Nêu đặc điểm cơ quan thần kinh của giun
đất?
Đáp án
Cơ quan thần kinh của giun đất gồm hai hạch não nối với hai
hạch dưới hầu, tạo nên vòng hầu. Vòng hầu nối liền với chuỗi
thần kinh bụng (2 hạch và 2 dây thần kinh bụng gần như gắn
với nhau thành một).
Câu 3 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 6’

+ Nội dung câu hỏi: Trình bày cách mổ giun đất?
Đáp án Cách mổ giun đất:
Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ cố định đầu và đuôi bằng định
ghim
- Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường dọc chính giữa
lưng về phía đuôi
- Dùng kẹp phanh thành cơ thể dùng dao tách ruột khỏi thành
cơ thể
- Phanh thành cơ thể đến đâu dùng cắm ghim tới đó, dùng kéo
7
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu.
Câu 4 + Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Nêu vị trí và đặc điểm thể xoang của giun
đât?
Đáp án Giữa thành cơ thể và thành ruột có một khoang trống chứa
dịch, đó là thể xoang. Thể xoang được vách đốt chia thành
nhiều ngăn, bên trong chứa dịch thể xoang
Câu 5 + Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu
đỏ chảy ra, đó là chất gì và tại sao có màu đỏ?
Đáp án Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là máu
của giun. Vì giun đất bắt đầu có hệ tuần hoàn kín, máu mang
sắt tố sắt nên có màu đỏ.
Tên chủ đề: NGÀNH GIUN ĐỐT
MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC
Câu 1 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3’

+ Nội dung câu hỏi: Giun đốt sống ở những môi trường nào?
Đáp án - Sống trong đất: giun đất
- Sống trong nước: đỉa, rươi, giun đỏ,
Câu 2 + Mức độ: Thông hiểu
+ Dự kiến thời gian trả lời: 4’
+ Nội dung câu hỏi: Giun đốt có vai trò gì trong tự nhiên và đời
sống con người?
Đáp án * Lợi ích:
+ Làm thức ăn cho người và động vật: rươi, sa sùng,
+ Làm đất tơi xốp, thoáng khí (giun đất) -> màu mỡ
* Tác hại: Hút máu người và động vật (đỉa, ) -> gây bệnh
Câu 3 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 3’
8
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
+ Nội dung câu hỏi: Đỉa có cấu tạo như thế nào để thích nghi
với lối sống kí sinh ngoài?
Đáp án Cấu tạo của đỉa: ống tiêu hoá phát triển thành giác bám và
nhiều ruột tịt để hút và chứa máu từ vật chủ.
Câu 4 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 5’
+ Nội dung câu hỏi: Giun đỏ có cấu tạo và đời sống như thế
nào?
Đáp án Giun đỏ sống thành búi ở cống rãnh. Đầu cắm xuống bùn, thân
phân đốt, luôn uốn sóng để hô hấp. Chúng được khai thác để
nuôi cá cảnh
Câu 5 + Mức độ: Nhận biết
+ Dự kiến thời gian trả lời: 4’
+ Nội dung câu hỏi: Trình bày đặc điểm và vai trò của rươi?
Đáp án Đặc điểm: cơ thể phân đốt, chi bên có tơ phát triển. Đầu có

mắt, khứu giác và xúc giác
Vai trò: Là thức ăn cho người và cá
Chương V: Ngành chân khớp
Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác
1.Câu hỏi 1 + Mức độ: Thông hiểu.
+Dự kiến thời gian: (3 phút )
+ Nội dung câu hỏi: Sự phong phú, đa dạng của động vật giáp xác ở địa
phương em.
2.Đáp án 1. Sự phong phú, đa dạng của động vật giáp xác ở địa phương em.
- Nếu địa phương đó là vùng biển thì việc nêu các ví dụ để chứng
minh qua dễ dàng.
- Nếu địa phương đó là vùng đồng bằng hay miền núi thì cần chia
giáp xác ra làm 3 nhóm để chứng minh sự phong phú đa dạng:
Nhóm tôm tép, nhóm cua đồng, cua núi và nhóm giáp xác nhỏ
( như rận nước, chân kiếm)
9
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
1.Câu hỏi 2 + Mức độ: Thông hiểu.
+Dự kiến thời gian: (3 phút )
+ Nội dung câu hỏi: Chọn đáp án đúng nhất:
Tấm lái của tôm có chức năng gì?
A. Lái và giúp tôm nhảy
B. Bắt mồi và bò
C. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng
D. Giữ và xử lí mồi
2.Đáp án A. Lái và giúp tôm nhảy
1.Câu hỏi 3 + Mức độ: Thông hiểu.
+Dự kiến thời gian: (3 phút )
+ Nội dung câu hỏi: Vai trò của ngành nuôi tôm ở nước ta và địa phương
em?

2.Đáp án Nhiều vùng ở cả nước ta đang phát triển nghề nuôi tôm. Ở ven biển là
tôm sú, tôm hùm; Ở nội địa là tôm càng xanh. Tôm đông lạnh là mặt hàng
xuất khẩu quan trọng của nước ta.
1.Câu hỏi 4 + Mức độ: Thông hiểu.
+Dự kiến thời gian: (3 phút )
+ Nội dung câu hỏi: Vai trò của lớp giáp xác?
2.Đáp án - Lợi ích
+ Là nguồn thức ăn cho cá
+ Cung cấp thực phẩm cho con người:Thực phẩm khô, đông lạnh, tươi
sống.
+ Nguyên liệu để làm mắm
- Gây hại:
+ Có hại cho giao thông đường thủy
+ Kí sinh gây hại cho cá
1.Câu hỏi 5 + Mức độ: Nhận biết
10
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
+Dự kiến thời gian:( 3 phút )
+ Nội dung câu hỏi: Tại sao vỏ của động vật lớp giáp xác cứng mà chúng
vẫn tăng trưởng?
2.Đáp án Tại sao vỏ của động vật lớp giáp xác cứng mà chúng vẫn tăng trưởng: Vì
mỗi giai đoạn tăng trưởng động vật lớp giáp xác đều phải lột xác.
Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
1.Câu hỏi 1 + Mức độ: Nhận biết
+Dự kiến thời gian: (3 phút )
+ Nội dung câu hỏi: Chọn đáp án đúng nhất
1. Cơ thể nhện gồm:
A. 3 phần: Đầu, ngực, bụng
B. 2 phần: Đầu, ngực, bụng, đuôi
C. 4 phần: Đầu, ngực, bụng, đuôi

D. 5 phần: Râu, đầu, ngực. Bụng, đuôi
2.Đáp án A. 3 phần: Đầu, ngực, bụng
1.Câu hỏi 2 + Mức độ: Nhận biết
+Dự kiến thời gian: (3 phút )
+ Nội dung câu hỏi:
Nêu vai trò của mỗi phần cơ thể?
2.Đáp án -Đầu – ngực: Là trung tâm của vận động và định hướng.
- Bụng: Là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.
1.Câu hỏi 3 + Mức độ: Thông hiểu
+Dự kiến thời gian: (1 phút )
+ Nội dung câu hỏi:
Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò?
2.Đáp án - Nhện có 2 đôi phần phụ. Trong đó có 4 đôi chân bò.
11
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
1.Câu hỏi 4 + Mức độ: Thông hiểu
+Dự kiến thời gian: (3 phút )
+ Nội dung câu hỏi:
Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện.
2.Đáp án - Nhện có tập tính chăng lưới để bắt mồi. Ngoài ra, một số loài nhện
còn dùng tơ nhện để di chuyển và trói mồi. Nhện có nhiều tập tính
thích nghi với việc bẫy, bắt các mồi sống (thường là sâu bọ). Nhện tiết
dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi. Để chờ một thời gian cho phần thịt
của con mồi dưới tác động của enzim biến đổi hoàn toàn thành chất
lỏng, nhện mới hút dịch lỏng để sinh sống. Khoa học gọi kiểu dinh
dưỡng ấy là hình thức “tiêu hóa ngoài”
1.Câu hỏi 5 + Mức độ: Thông hiểu
+Dự kiến thời gian: (1 phút )
+ Nội dung câu hỏi:
Ở phần đầu ngực của nhện, bộ phận nào có chức năng bắt mồi tự vệ?

(Thông hiểu)
2.Đáp án Ở phần đầu ngực của nhện, bộ phận có chức năng bắt mồi tự vệ: Đôi kìm
có tuyến độc
CHỦ ĐỀ
- Tiết 27: Châu chấu
- Tiết 28: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
- Tiết 30: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
12
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
13
TIẾT MỨC ĐỘ NỘI DUNG VÀ ĐÁP ÁN ĐIỂM
27
Nhận biết
Câu 1.
Nêu đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu
nói riêng và sâu bọ nói chung?
Đáp án.
- Cơ thể gồm 3 phần:
+ Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng.
+ Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh
+ Bụng: Nhiều đốt mỗi đốt có một đôi lỗ thở
Câu2.
Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết ở châu chấu có
quan hệ với nhau như thế nào?
Đáp án.
- Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với
nhau ở chỗ: các ống bài tiết lọc chất thải đổ vào
cuối ruột giữa và đầu ruột sau, để chất bài tiết
theo phân cùng đổ ra ngoài.
So với các loài sâu bọ khác khả

0.5
0.5
0.5
1
Thông hiểu
Câu1. năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt
hơn không, tại sao?
Đáp án.
- Khả năng di chuyển của châu chấu linh
hoạt hơn ở chỗ nhờ đôi càng giúp cơ thể bật ra
khỏi chỗ bám đến nơi an toàn nhanh chóng. Nếu
cần di chuyển xa, từ cú nhảy đó nhờ đôi cánh có
thể bay xa.
Câu2.
Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi
khi hệ thống ống khí phát triển?
Đáp án.
- Hệ tuần hoàn thường có hai chức năng
chính:
+ Phân phối chất dinh dưỡng đến các tế
bào
+ Cung cấp oxi cho các tế bào
- Ở sâu bọ việc cung cấp oxi do hệ ống khí
đảm nhiệm, vì thế hệ tuần hoàn trở nên đơn giản
Câu 3.
Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác
mới lớn lên thành con trưởng thành?
Đáp án.
Chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên
thành con trưởng thành vì lớp vỏ cuticun của cơ

thể kém đàn hồi nên khi lớn lên, vỏ cũ phải bong
ra để vỏ mới hình thành.
1
0.5
0.5
1
Câu 1.
Sự đa dạng và phong phú của sâu bọ được
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
CHƯƠNG VI : NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG.
LỚP CÁ
Câu1:Mức độ thông hiểu, kiến thức tuần16 thời gian làm bài10 phút
Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?
*Đáp án:
Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi
- Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn
chặt với thân
- Mắt cá không có mi, mằng mắt tiếp súc
với môi trường nước
- Vây cá có da bao bọc, trong da có nhiều
tuyến tiết chất nhầy
- Sự sắp sếp vẩy cá trên thân khớp với nhau
như ngói lợp
- Vây cá có các tia vây được căng bởi da
mỏng, khớp động với thân
-Giảm sức cản của nước
- Mằng mắt không bị khô
- Giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường
nước.
- Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo

chiều ngang
- Có vai trò như bơi chèo.
Câu2:Mức độ thông hiểu, kiến thức tuần 16 thời gian làm bài7phút
Nêu chức năng của từng loại vây cá?
*Đáp án:
- Vây chẵn: Gồm Đôi vây ngực và đôi vây bụng->Giữ thăng bằng, giúp bơi hướng lên trên,
xuống dưới, rẽ phải, rẽ trái, dừng lại hoặc bơi đứng.
- Vây lẻ: Gồm
+ Vây lưng, vây hậu môn->Giữ thăng bằng theo chiều dọc
+ Vây đuôi-> Đẩy nước tiến lên phía trước
Câu 3:Mức độ thông hiểu, kiến thức tuần 16 thời gian làm bài7 phút
Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép?
*Đáp án:
- Môi tường sống: nước ngọt( sông suối, ao, hồ )
- Ăn tap
- Là ĐV biến nhiệt
- Sinh sản: Cá chép cái đẻ nhiều trứng( 15-20 vạn trứng), thụ tinh ngoài trong môi trường
nước. Trứng thụ tinh phát triển thành phôi.
Câu 4:Mức độ vận dụng, kiến thưc tuần 16 thời gian làm bài 5 phút.
Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn trứng ? Ý nghĩa?
14
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
* Đáp án: Vì thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng để thụ tinh ít, vì sự thụ tinh xảy
ra ở môi trường trong nước không được an toàn do bị kẻ thù ăn, hoặc điều kiện trong môi
trường nước không phù hợp với sự phát triển.
- Ý nghĩa: Để duy trì nòi giống.
Câu 5:Mức độ thông hiểu, kiến thức tuần 17, thời gian làm bài 2 phút
Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong
môi trường nước?
* Đáp án: Mang và bóng hơi.

Câu 6: Mức độ nhận biết,kiến thức tuần 17 thời gian làm bài 7 phút.
Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ quan tiêu hóa cá chép?
* Đáp án: Phân hóa rã rệt
- Ống tiêu hóa gồm: Miệng-> thực quản-> dạ dày-> ruột-> hậu môn
- Tuyến tiêu hóa: Gan,
- Chức năng: Tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và thải bã.
Câu 7: Mức độ thông hiểu,kiến thức tuần 17 thời gian làm bài5 phút
Vị trí và vai trò của bóng hơi đối với đời sống của cá?
* Đáp án: Bóng hơi thông với thực quản bằng một ống ngắn -> Giúp cá chìm nổi trong
nước.
Câu8:Mức độ nhận biết,kiến thức tuần 17 thời gian làm bài 7 phút.
Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng hệ tuần hoàn của cá chép?
* Đáp án: Gồm tim và hệ mạch
- Tim 2 ngăn ( 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất) chứa mấu đỏ thẫm ( giàu khí cácbonnic)
- Máu vận chuyển trong cơ thể theo 1 vòng tuần hoàn kín.
- Máu đỏ tươi ( giàu o xi) đi nuôi cơ thể.
* Chức năng: Cung cấp ô xi và chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động.
Câu 9: Mức độ nhận biết,kiến thức tuần 17 thời gian làm bài 5 phút.
Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng hệ hô hấp của cá chép?
* Đáp án: Cá hô hấp bằng mang , nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá
mang là những nếp da mỏng gắn vào các xương cung mang có nhiều mạch máu -> trao đổi
khí
Câu 9:Mức độ nhận biết,kiến thức tuần 17 thời gian làm bài 7 phút.
Nêu cấu tạo và chức năng hệ thần kinh của cá chép?
* Đáp án: Hệ thần kinh gồm
- Trung ương thần kinh: + Bộ não :Trong hộp sọ
+ Tủy sống: Trong cột sống
- Các dây thần kinh : Xuất phát từ trung ương đến các cơ quan
* Chức năng: Điều khiển, điều hòa hoạt động của cá.
Câu 10: Mức độ thông hiẻu, kiến thức tuần 17 thời gian làm bài 5 phút

Cơ quan đường bên có vai trò gì đối với đời sống của cá?
* Đáp án: Giúp cá nhận biết những kich thích về áp lực, tốc độ dòng nước và vật cản.
Câu 11: Mức độ vận dụng, kiến tức tuần 17 thời gian làm bài 10 phút.
15
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
Cho những ví dụ nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập
tính của cá?
* Đáp án: - Ở tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu có mình thon dài, vây chẵn phát triển bình
thường, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh.
- Ở tầng giữa và tầng đáy, nơi ẩn náu thường nhiều, thân tương đối ngắn, vây bụng, vây
ngực phát triển bình thường, khúc đuoi yếu, bơi chậm
- Trong những hốc bùn đất ở đáy thường có thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến,
khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém.
Câu 12: Mức độ nhận biết, kiến thức tuàn 17 thời gian làm bài8 phút.
Nêu những đặc điểm quan trọng để phân biệt cá sun và cá xương?
* Đáp án:
- Cá sụn: Bộ xương bằng chất sun, khe măng trần, da nhám, miệng nằm ở mặt bụng
như: Cá nhám, cá đuối.
- Cá xương: Bộ xương bằng chất xương, xương nắp mang che chở các khe mang, da phủ
vẩy xương có chất nhầy, miệng nằm ở đầu mõm.
Câu 13; Mức độ nhận biết kiến thức tuần 17- thời giạn 3 phút.
Đánh dấu vào câu trả lời em cho là đúng:
1- Lớp cá đa dạng vì:
a- Có số lượng loài nhiều
b- Cấu tạo cơ thể thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
c- Cả a và b
2- Điều kiện cơ bản để phân biệt cá sụn và cá xương:
a- Căn cứ vào đặc điểm bộ xương
b- Căn cứ vào môi trường sống
c- Cả a và b

* Đáp án:
- 1c, 2a.
Câu 14:Mức đọ thông hiểu, kiến thức tuần 17 thời gian làm bài5 phut
Hãy nêu đặc điểm chung của lớp cá?
* Đáp án: Cá là những ĐVCXS thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, bơi bằng vây,
hô hấp bằng mang, cá có 1 vòng tuần hoan, tim 2 ngăn chứa máu đỏ thầm, máu đi nuoi cơ
thể là máu đỏ tươi, thụ tinh ngoài và là ĐV biến nhiệt.
Câu 15:Mức độ vận dụng ,kiến thức tuần 17 thời gian làm bài 7 phút
Cá có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người?
* Đáp án:
- Ích lợi: + Nguồn thực phẩm giàu đạm: Cá chep, cá trắm
+ Nguồn dược liệu: Dầu gan cá thu, nhám, nội quan cá nóc
+Nguyên liệu trong công nghiệp: Dùng đóng giày, làm cặp : Da cá nhám
+ Diệt bọ gậy của muỗi truyền bệnh và ăn sâu bọ hại lúa: cá cờ
+Xương cá, bã mắm làm phân bón
- Tác hại: Gây ngộ độc chết người: Nội quan cá nóc.
16
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
Lớp lưỡng cư
Câu 16: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 20 – thời gian 15 phút:
Trình bày cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước và ở cạn?
*Đáp án:
Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch.
Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài ý nghĩa thích nghi
- Đầu nhọn, khớp với thân thành một khối
thuôn nhọn về phía trước.
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi thông
với khoang miệng và phổi vừa ngừi, vừa thở
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm ướt dễ thấm khí.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai

có màng nhĩ.
- Chi 5 phần có chia đốt linh hoạt.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón.
- Giảm sức cản của nước khi bơi.
- Khi bơi vừa thở vừa quan sát.
- Giúp hô hấp trong nước
- Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận
biết âm thanh trên cạn.
- Thuận lợi cho việc di chuyển.
- Tạo thành chân bơi để đẩy nước.
Câu 17: Mức độ vận dụngkiến thức tuần 20 – thời gian 3 phút:
So sánh sự thụ tinh của ếch với cá?
*Đáp án:
- Giống cá: Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
- Khác: Phát triển.: Trứng-> nòng nọc- > ếch ( phát triển có biến thái ).
Câu 18: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 20 - thời gian5 phút
Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước?
* Đáp án:
Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước ếch sẽ chết.
Câu 19: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 20 - thời gian10 phút.
Trình bày sự sinh sản và phat triển có biến thái ở ếch?
* Đáp án:
- Sinh sản: Vào cuối mùa xuân, ếch đực ôm lưng ếch cái đẻ ở các bờ nước.
+ Đẻ trứng và thụ tinh ngoài , ếch cái đẻ đến đâu ếch đực ngồi trên tưới tinh dịch để thụ
tinh cho trứng đến đó, trứng tập trung thành từng đám nổi trên mặt nước.
- Phát triển: Trứng được thụ tinh phát triển, nở thành nòng nọc. Trải qua một quá trình biến
đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn để trở thành êch con.
Câu 20:Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 20 - thời gian5 phút.
Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch
* Đáp án:

- Xuất hiện phổi và vòng tuần hoàn tim phổi với tim 3 ngăn.
Câu 21:Mức độ nhận biết kiến thức tuần 20- thời gian 5 phút.
Nêu đặc điểm cấu tạo hệ hô hấp của ếch đồng?
* Đáp án:
17
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
- Xuất hiện phổi có cấu tạo đơn giản. Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng
- Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp.
Câu 20:Mức độ nhận biết kiến thức tuần 20- thời gian 7 phút.
Nêu đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn của ếch đồng?
* Đáp án:
- Tim 3 ngăn ( Tâm nhĩ trái chứa máu đỏ tươi, tâm nhĩ phải chứa máu đỏ thẫm, tâm thất
chứa máu pha)
- Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi , tạo thành 2 vòng tuần hoàn
- Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
Câu 22: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 20 - thời gian 7 phút
Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc
xuống dưới? Từ kết quả thí nghiệm trên em có thể rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch?
* Đáp án:
Ếch không chết ngay vì tuy ếch hô hấp qua da nhưng do hàm lượng o xi hòa tan trong nước
rất ít và lượng nước trong lọ ít nên êch sẽ chết sau một thời gian.
=> Ếch hô hấp qua da là chủ yếu
Câu 23: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 20- thời gian 7 phút.
Hãy lấy ví dụ về sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước là không giống nhau
ở những loài khác nhau?
* Đáp án:
Cá cóc Tam Đảo thích nghi chủ yếu môi trường nước. Ễnh ương lớn đời sống gần môi
trường nước nhiều hơn trên cạn. Ếch cây vừa ở nước vừa ở cạn. Cóc nhà chủ yếu sống trên
cạn. Ếch giun thì chỉ xuống nước để sinh sản.
Câu 24:Mức độ nhận biết kiến thức tuần 20 - thời gian làm bài 10 phút

Phân biệt 3 bộ lưỡng cư bằng những đặc điểm đặc trưng nhất?
* Đáp án:
+ Bộ lưỡng cư có đuôi: Thân dài, đuôi dẹp bên, 2 chi sau và 2 chi trước dài tương đương
nhau
+ Bộ lưỡng cư không đuôi: Thân ngắn, 2 chi sau dài hơn 2 chi trước
+ Bộ lưỡng cư không chân: Thân dài giống như giun, có mắt, miệng có răng, thiếu chi.
Câu 25: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 20 - thời gian 6 phút.
Hãy nêu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư?
* Đáp án:
Lưỡng cư là ngững ĐVCXS có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở can: Da
trần và ẩm ướt,di chuyển bằng 4 chi, hô hấp bằng phổi và da, có 2vòng tuần hoàn, tim 3
ngăn, tâm thất chứa máu pha, là ĐV biến nhiệt, sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh
ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
Câu 26: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 20 - yhời gian 10 phút.
Nêu vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người?Cần có những biện pháp gì để bảo vệ
lưỡng cư có ích?
* Đáp án:
18
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
- Có giá trị thực phẩm: Ếch đồng
- Làm thuốc: Bột cóc, nhựa cóc
- Làm vật thí nghiệm trong sinh lí học: Ếch đồng
- Tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng: Ếch đồng, cóc
- Tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi muỗi
+ Biện pháp bảo vệ:
- Cấm săn bắt
- Tránh làm ô nhiễm môi trường
- Cần bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế
- Han chế sử dụng thuốc trừ sâu,
Câu 27: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 20 - thời gian 5 phút.

Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của
chim về ban ngày?
* Đáp án:
Đa số chim đi kiếm mồi về ban ngày, đa số lưỡng cư không đuôi ( có số loài lớn nhất trong
lớp lưỡng cư) đi kiếm mồi về ban đêm, nên bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về
ban ngày.
“ LỚP BÒ SÁT
Câu 4: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 20 – thời gian 2 phút:
Những động vật thuộc lớp bò sát là:
A. rắn nước, cá sấu, thạch sùng
B. thạch sùng, ba ba, cá trắm
C. baba, cá sấu, tắc kè, ếch
D. ếch, cá voi, thạch sùng.
Đáp án: A
Câu 5: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 20 – thời gian 10 phút:
So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn với ếch đồng.
Đáp án:
Đặc điểm đời sống Thằn lằn ếch đồng
Nơi sống và hoạt
động
Sống và bắt mồi ở nơi khô ráo Sống và bắt mồi nơi ẩm ướt
cạnh các khu vực nước.
Thời gian kiếm mồi Bắt mồi về ban ngày Bắt mồi vào chập tối hay ban
đêm
19
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
Tập tính Thích phơi nắng
Trú đông trong các hốc đất rất
khô ráo
Thích ở nơi tối hay ở nơi có

bóng râm
Trú đông trong các hốc đất ẩm
bên vực nước hoặc trong bùn.
Câu 6: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 20 – thời gian 3 phút:
Đặc điểm nào giúp thằn lằn thích nghi với đời sống khô hạn?
Đáp án: Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân và nước tiểu
nhờ xoang huyệt
Câu 7: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 21 – thời gian 2 phút:
Trình bày đặc điểm các giác quan của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
Đáp án:
Bộ não: 5 phần ( Não trước , tiểu não phát triển  liên quan đến đời sống và hoạt động
phức tạp )
Giác quan: Tai xuất hiện ống tai ngoài.
Mắt xuất hiện mí mắt thứ 3.
Câu 8: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 21 – thời gian 7 phút:
So sánh các cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn với ếch?
Đáp án:
Thằn lằn Ếch đồng
Phổi có nhiều ngăn, cơ liên sườn tham gia
vào hô hấp.
Phổi đơn giản, ít vách ngăn, hô hấp chủ yếu
qua da.
Tim 3 ngăn tâm thất có vách hút. Tim 3 ngăn
Thận sau
Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước
(nước tiểu đặc).
Thận giữa
Bóng đài lớn.
Câu 9: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 21 – thời gian 3 phút:
Ý nghĩa của sự xuất hiện vách hụt trong tim của thằn lằn?

Đáp án:
xuất hiện vách hụt tâm thất làm máu nuôi cơ thể ít pha hơn.
20
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận.
MÔN HỌC: Sinh học
Thông tin chung
* Lớp 7 : Học kì II
* Chủ đề: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG “ LỚP BÒ SÁT
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nắm được đặc điểm sống của thằn lằn, cấu tạo ngoài thích nghi với điều kiên sống
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI BÀI 38 : THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI
CÂU 1 :Nêu đặc điểm sinh sản của thằn lằn?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
thằn lằn thụ tinh trong,tỉ lệ chứng gặp tinh cao nên ssố
lượng chứng ít .

BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận.
MÔN HỌC: Sinh học
Thông tin chung
* Lớp 7 : Học kì II
* Chủ đề: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG “ LỚP BÒ SÁT
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nắm được đặc điểm sống của thằn lằn, cấu tạo ngoài thích nghi với điều kiên sống
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
21

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI CÂU 2 : trứng thằn lằn có vỏ có ý nghĩa j đối với đời
sống ở cạn ?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
- trứng có vỏ để bảo vệ tránh tác hại bên ngoài .
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận.
MÔN HỌC: Sinh học
Thông tin chung
* Lớp 7 : Học kì II
* Chủ đề: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG “ LỚP BÒ SÁT
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nắm được đặc điểm sống của thằn lằn, cấu tạo ngoài thích nghi với điều kiên sống
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI CÂU 3 : cho biết đặc điểm đời sống của thằn lằn ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
Sống nơi khô ráo thích phơi nắng
Ăn sâu bọ ,có tập tính trú đông,là động vật biến nhiệt

Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận.
MÔN HỌC: Sinh học
Thông tin chung
* Lớp 7 : Học kì II
* Chủ đề: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG “ LỚP BÒ SÁT
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nắm được đặc điểm sống của thằn lằn, cấu tạo ngoài thích nghi với điều kiên sống
22

HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI CÂU 4 : Đặc điểm sinh săn của thằn lằn ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
- thụ tinh trong trứng có vỏ dai,nhiều noãn hoàng,phát
triển trực tiếp .


BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận.
MÔN HỌC: Sinh học
Thông tin chung
* Lớp 7 : Học kì II
* Chủ đề: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG “ LỚP BÒ SÁT
* Chuẩn cần đánh giá:
- Nắm được đặc điểm sống của thằn lằn, cấu tạo ngoài thích nghi với điều kiên sống
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI CÂU 5 : Cách di chuyển của thằn lằn ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất,cử động uốn thân
với các chi - tiến về phía trước .
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận.
MÔN HỌC: Sinh học
Thông tin chung
* Lớp 7 : Học kì II
* Chủ đề: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG “ LỚP BÒ SÁT
* Chuẩn cần đánh giá:

- Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn và sự hoàn thiện của các cơ quan
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI BÀI 39 : CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN
CÂU 1 : Cho biết bộ sương của thằn lằn ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI - Bộ xương gồm : xương đầu,cột sóng có các xương
23
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
HOẶC KẾT QUẢ sườn, xương chi , đai .
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận.
MÔN HỌC: Sinh học
Thông tin chung
* Lớp 7 : Học kì II
* Chủ đề: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG “ LỚP BÒ SÁT
* Chuẩn cần đánh giá:
- Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn và sự hoàn thiện của các cơ quan
* Mức độ tư duy: Thông hiểulằn
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI CÂU 2 : Hệ tiêu hoá của thằn lăn gồm những bộ phận
nào ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
Ống tiêu hoá rõ hơn ,có thưcj quản ,dạ dày ,ruột
non,ruột giàthông với huyệt .có khả năng hấp thụ lại
nước
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận.
MÔN HỌC: Sinh học
Thông tin chung
* Lớp 7 : Học kì II
* Chủ đề: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG “ LỚP BÒ SÁT

* Chuẩn cần đánh giá:
- Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn và sự hoàn thiện của các cơ quan
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI CÂU 3 : Hệ tuần hoàn của ếch có j giống với thằn lằn ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
Tim 3 ngăn ,( 2 ,máu đi nuôi cơ thể tâm nhĩ ,1tâm thất )
xuất hiện vách hụt,2 vònh tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể
ít pha hơn
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận.
MÔN HỌC: Sinh học
24
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN SINH LỚP 7 THEO CHUẨN KTKN
Thông tin chung
* Lớp 7 : Học kì II
* Chủ đề: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG “ LỚP BÒ SÁT
* Chuẩn cần đánh giá:
- Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn và sự hoàn thiện của các cơ quan
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI CÂU 4 Hô hấp của thằn lằn khác với ếch ở điểm nào ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
phổi lá cơ quan duy nhất của thằn lằn nên có cấu tao
phức tạp hơn,trong phổi có nhiều vắch ngăn nhiều mao
mạch hơn .sự thông khí ở phổi nhờ xuất hiện cơ liên
sườn .
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận.
MÔN HỌC: Sinh học

Thông tin chung
* Lớp 7 : Học kì II
* Chủ đề: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG “ LỚP BÒ SÁT
* Chuẩn cần đánh giá:
- Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn và sự hoàn thiện của các cơ quan
* Mức độ tư duy: Thông hiểu
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI CÂU 5 : nước tiểu đăc thị liên quan j đến đời sống ở cạn
?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
HOẶC KẾT QUẢ
- xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước,nước tiểu
đặc - chống mất nước. . . . .

BIÊN SOẠN CÂU HỎI

Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tư luận .
MÔN HỌC: Sinh học
Thông tin chung
* Lớp 7 : Học kì II
25

×