Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

vananh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.57 KB, 7 trang )

Đàm Thị Vân Anh - Tr
Đàm Thị Vân Anh - Tr
ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011
ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011

Tiết 51
Ngày dạy: 25.2
Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
- Học sinh trình bày được khái niệm của quần xã, phân biệt quần xã với
quần thể.
- Lấy được VD minh hoạ các mối liên hệ sinh thái trong quần xã.
- Mô tả được 1 số dạng biến đổi phổ biến của quần xã trong tự nhiên
biến đổi quần xã thường dẫn tới sự ổn định và chỉ ra được 1 số biến
đổi có hại do tác động của con người gây nên.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to H 49.1; 49.2; 49.3 SGK.
- Đĩa hình hoặc băng hình về hoạt động của 1 quần xã hoặc ảnh về
quần xã: quần xã rừng, sa mạc, thảo nguyên
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Kiểm tra bài cũ : (5’)
Câu 1: Thế nào là quần thể sinh vật? Cho ví dụ?
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sinh sống
trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có
khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
Ví dụ : quần thể rong, quần thể cá, quần thể tôm, … trong ao tự nhiên.
Câu 2: Sinh vật trong quần thể có mối quan hệ nào?
a. Quan hệ hỗ trợ
b. Quan hệ cạnh tranh
√c. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh


2. Giới thiệu bài : (1’)
GV nêu vấn đề : Trong tự nhiên thường không có sinh vật nào sống
tách biệt với các sinh vật khác mà giữa chúng có các mối quan hệ rất mật
thiết và gắn bó với nhau. Cụ thể là mối quan hệ cùng loài giữa các cá thể
trong quần thể mà các em đã được học trong tiết trước. Vậy giữa các cá
thể trong các quần thể sinh vật khác loài có những mối quan hệ với nhau
như thế nào và tập hợp các quần thể sinh vật khác loài này gọi là gì. Bài
học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp những thắc mắc này.
1
Đàm Thị Vân Anh - Tr
Đàm Thị Vân Anh - Tr
ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011
ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011

3. Bài mới
Hoạt động 1: Thế nào là một quần xã sinh vật?(10’)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát một đoạn
phim về rừng nhiệt đới.
- Cho biết rừng nhiệt đới có những
quần thể sinh vật nào đang sinh
sống?
- Tập hợp các quần thể khác loài
này cùng sống ở vùng nhiệt đới gọi
là quần xã rừng nhiệt đới.
- Trong ví dụ câu 1 kiểm tra bài cũ.
Tập hợp các quần thể rong, quần
thể bèo, quần thể cá trắm cỏ, quần
thể cá mè, quần thể ốc, tôm, cua,
… cùng sống trong một ao tự

nhiên. Vậy ao tự nhiên là quần xã
ao tự nhiên.
- GV đặt vấn đề: ao cá, rừng nhiệt
đới được gọi là quần xã sinh vật.
Vậy quần xã sinh vật là gì? Cho ví
dụ.
- Đưa hình minh họa về quần xã
vùng đầm lầy.
- Trong quần xã có các mối quan
hệ nào?
- Ví dụ: Mối quan hệ vật ăn thịt –
con mồi. Khi khí hậu thuận lợi cây
cỏ xanh tốt, cào cào ăn lá cỏ sinh
sản và phát triển mạnh, khiến số
lượng ếch ăn cào cào tăng theo.
Tất nhiên khi ếch tăng thì số lượng
cào cào lại giảm. Mối quan hệ này
duy trì sự tồn tại của những quần
thể cào cào ăn lá và quần thể ếch
ăn cào cào. Đây chính là yếu tố tạo
- HS quan sát và nêu được:
+ Quần thể gấu ; quần thể khỉ đen ;
quần thể chó sói ; quần thể khỉ
vàng ; quần thể hươu cao cổ ;
quần thể cây lấy gỗ ; quần thể cây
cỏ ; quần thể cây dây leo,…
*KL : Quần xã sinh vật là tập hợp
những quần thể sinh vật thuộc
các loài khác nhau, cùng sống
trong một không gian xác định

và chúng có mối quan hệ mật
thiết, gắn bó với nhau.
- Ví dụ : quần xã rừng mưa nhiệt
đới ; quần xã rừng ngập mặn ven
biển. Quần xã vùng đầm lầy.
- Mối quan hệ cùng loài và mối
quan hệ sinh thái khác loài biểu
hiện ở các mặt sau: quan hệ hỗ trợ
(cộng sinh, hội sinh, hợp tác), quan
hệ đối địch (cạnh tranh, vật ăn thịt-
con mồi, kí sinh - vật chủ)
2
Đàm Thị Vân Anh - Tr
Đàm Thị Vân Anh - Tr
ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011
ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011

ra sự gắn bó mật thiết giữa các
quần thể trong quần xã nhờ đó
quần xã có cấu trúc tương đối ổn
định.
- GV đưa hình ảnh về quần thể và
quần xã cho hs quan sát để phân
biệt.
? Quần xã sinh vật khác quần thể
sinh vật như thế nào?:
- HS thảo luận nhóm bàn và trình
bày.
Phân biệt quần xã và quần thể:
Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật

- Gồm nhiều cá thể cùng loài.
- Độ đa dạng thấp
- Mối quan hệ giữa các cá thể là
quan hệ cùng loài chủ yếu là quan
hệ sinh sản và di truyền.
- Gồm nhiều quần thể.
- Độ đa dạng cao.
- Mối quan hệ giữa các quần thể là
quan hệ khác loài chủ yếu là quan
hệ dinh dưỡng.
- Ở địa phương có các mô hình
chăn nuôi như mô hình VAC có
phải là quần xã không?
- GV đưa ra một quần xã bể cá
cảnh. Đây có phải là quần xã
không?
- Mô hình VAC là quần xã nhân tạo
- Không phải là quần xã vì chỉ ngẫu
nhiên chúng bị nhốt chung, điều
kiện sống và môi trường sống
không đảm bảo cho chúng sinh sản
và phát triển. Giữa chúng không có
mối quan hệ thống nhất.
- Mô hình VAC là quần xã nhân tạo
Hoạt động 2: Những dấu hiệu điển hình của một quần xã(15’)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGK mục II trang 147 và trả lời câu
hỏi:
- Ao cá tự nhiên có những đặc

điểm gì chứng tỏ nó là quần xã ?
- Quần xã có các đặc điểm cơ bản
mà quần thể không bao giờ có đó
là : số lượng các loài và thành
phần loài trong quần xã.
- HS nghiên cứu 4 dòng đầu, mục II
SGK trang 147 nêu được câu trả
lời và rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm bàn, quan sát
hình để trả lời.
+ Trong ao có nhiều quần thể sinh
vật sinh sống chứng tỏ số lượng
các loài đa dạng và nhiều.
3
Đàm Thị Vân Anh - Tr
Đàm Thị Vân Anh - Tr
ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011
ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011

1. Số lượng loài:
- Nghiên cứu bảng 49 cho biết:
- Độ đa dạng và độ nhiều khác
nhau căn bản ở điểm nào?
- GV bổ sung: số loài đa dạng thì
số lượng cá thể mỗi loài giảm đi và
ngược lại số lượng loài thấp thì số
cá thể của mỗi loài cao.
- GV cho HS quan sát tranh quần
xã rừng mưa nhiệt đới và quần xã
rừng lứa.

- Quan sát tranh nêu sự sai khác
cơ bản về số lượng loài, số lượng
cá thể của loài trong quần xã rừng
mưa nhiệt đới và quần xã rừng
thông phương Bắc.
- Thế nào là độ thường gặp?
C > 50%: loài thường gặp
C < 25%: loài ngẫu nhiên
25 < C < 50%: loài ít gặp.
2. Thành phần
+ Nghiên cứu bảng 49 cho biết loài
ưu thế và loài đặc trưng khác nhau
căn bản ở điểm nào?
+ Kể tên loài ưu thế, loài đặc trưng
trong quần xã thảo nguyên?
- GV lấy VD: thực vật có hạt là
quần thể có ưu thế ở quần xã sinh
vật trên cạn. cá trắm cỏ hoặc cá
mè là quần thể ưu thế trong quần
xã ao hồ.
3. Sự phân bố của các loài trong
không gian:
- Cho hs quan sát tranh về quần xã
ao tự nhiên, giới thiệu cấu trúc
- Hs đọc thông tin sgk để trả lời.
+ Độ đa dạng nói về số lượng loài
trong quần xã.
+ Độ nhiều nói về số lượng cá thể
có trong mỗi loài.
+ Rừng mưa nhiệt đới có độ đa

dạng cao nhưng số lượng cá thể
mỗi loài rất ít. Quần xã rừng lứa số
lượng cá thể nhiều nhưng số loài ít.
+ Độ thường gặp : Tỷ lệ % số địa
điểm bắt gặp một loài trong tổng số
địa điểm quan sát, kí hiệu là C
*KL : Số lượng các loài trong
quần xã được đánh giá qua
những chỉ số: độ đa dạng, độ
nhiều, độ thường gặp.
+ Loài ưu thế là loài đóng vai trò
quan trọng trong quần xã do số
lượng, cỡ lớn hay tính chất hoạt
động của chúng.
+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1
quẫn xã hoặc có nhiều hơn hẳn loài
khác.
- Loài ưu thế : loài móng guốc
- Loài đặc trưng : loài cỏ thấp
*KL : Thành phần loài trong quần
xã thể hiện qua việc xác định
loài ưu thế và loài đặc trưng.
4
Đàm Thị Vân Anh - Tr
Đàm Thị Vân Anh - Tr
ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011
ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011

phân tầng của quần xã.
+ Các quần thể được sắp xếp theo

chiều nào ?
- Tìm ví dụ quần xã phân tầng theo
chiều thẳng đứng ?
- Ngoài ra các quần thể trong quần
xã còn phân bố trong không gian
theo chiều ngang để thích nghi với
điều kiện sống như quần xã đồi
phân bố cá thể theo chiều ngang:
Tập trung ở vùng có điều kiện sống
thuận lợi. Từ đỉnh núi tới => Sườn
núi => Chân núi
- Trong quần xã gồm nhiều loài,
các loài có số lượng, thành phần
và sự phân bố đặc trưng, chính
những tính chất này giúp ta phân
loại quần xã, trong quần xã loài
nào chiếm ưu thế nhất thì thường
lấy loài đó đặt tên cho quần xã. Ví
dụ: Quần xã ao có nhiều quần thể :
ốc, cua, tôm, cá , rong, bèo nhưng
các loài cá chiếm ưu thế nhất nên
ta gọi là quần xã ao cá.
- Quan sát và thấy được cấu trúc
phân tầng các quần thể trong quần
xã ao tự nhiên.
- Ao cá tự nhiên có cấu trúc phân
tầng theo chiều thẳng đứng để
thích nghi với đặc điểm sinh thái.
- Quần xã rừng mưa nhiệt đới.
*KL :

+ Mỗi quần xã sinh vật có kiểu
phân bố cá thể trong không gian
đặc trưng:
+ Phân bố theo chiều thẳng
đứng.
+ Phân bố theo chiều ngang.
Hoạt động 3: Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã(10’)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV Trong tự nhiên các sinh vật
luôn có mối quan hệ cùng loài,
khác loài và giữa sinh vật với môi
trường sống, điều kiện sống.
+ Có những yếu tố ngoại cảnh nào
tác động đến quần xã ?
- Yêu cầu HS nghiên cứu các VD
SGK và trả lời câu hỏi:
- Từ VD
1.
Điều kiện ngoại cảnh đã
ảnh hưởng như thế nào đến quần
xã sinh vật?
- Có những động vật chuyên kiếm
- Các nhân tố vô sinh : khí hậu
- Các nhân tố hữu sinh: thức ăn, kẻ
thù, dịch bệnh.
- HS nghiên cứu các VD SGK và
trả lời câu hỏi :
+ Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu
kì mùa dẫn đến sinh vật cũng hoạt
động theo chu kì.

5
Đàm Thị Vân Anh - Tr
Đàm Thị Vân Anh - Tr
ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011
ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011

ăn vào ban ngày, nhóm động vật
luôn kiếm ăn vào ban đêm. Thay
đổi theo chu kỳ mùa : Cây bàng về
mùa đông rụng lá, mùa xuân lại
đâm chổi nảy lộc.
- Vì ngoại cảnh thay đổi đã làm ảnh
hưởng đến đời sống các sinh vật
nên sinh vật phải biến đổi để thích
nghi với ngoại cảnh : vùng sa
mạc ; vùng bắc cực. Chim và
nhiều loài động vật khác không
thích nghi được thì thường di trú
để tránh mùa đông giá lạnh.
Các động vật này có những biến
đổi về hình thái và sinh lý để thích
nghi với điều kiện sống.
+ Khi điều kiện ngoại cảnh thuận
lợi và khi không thuận lợi thì số
lượng cá thể trong quần xã thay
đổi như thế nào ? Cho ví dụ ?
+ Lấy thêm VD về ảnh hưởng của
ngoại cảnh tới quần xã, đặc biệt là
về số lượng?
- GV đặt tình huống cho hs như

sau:
+ Khi điều kiện sống thuận lợi cây
phát triển mạnh  sâu ăn lá cây
tăng về số lượng vì có nhiều thức
ăn  chim ăn sâu tăng  sâu lại
chết đi tức là số lượng cá thể giảm,
khi sâu giảm cây lại phát triển, số
lượng chim sâu giảm vì thiếu thức
ăn. Số lượng loài động vật này
khống chế số lượng của loài khác.
- Khống chế sinh học làm cho số
lượng cá thể của mỗi quần thể dao
động quanh vị trí cân bằng, phù
hợp với khả năng cung cấp nguồn
sống của môi trường tạo nên sự
KL : Các nhân tố vô sinh và hữu
sinh luôn ảnh hưởng đến quần
xã tạo nên sự thay đổi theo chu
kì: chu kì ngày đêm, chu kì mùa.
+ Điều kiện thuận lợi thực vật phát
triển làm cho động vật cũng phát
triển. Điều kiện sống không thuận
lợi(Rét, lũ lụt, hạn hán, săn bắn trái
phép, cháy rừng, dịch bệnh, ô
nhiễm, … làm cho số lượng cá thể
trong quần xã giảm.
- Ở vùng miền núi nước ta số
lượng trâu bò chết nhiều vì đợt rét
đậm rét hại vừa qua.
- Thời tiết ẩm ướt muỗi phát triển

nhiều -> Dơi và thạch thùng nhiều.
- HS lăng nghe và tiếp thu kiến
thức.
*KL : Khi ngoại cảnh thay đổi
dẫn đến số lượng cá thể trong
quần xã thay đổi và số lượng cá
thể luôn được khống chế ở mức
độ phù hợp với môi trường, tạo
nên sự cân bằng sinh học
6
Đàm Thị Vân Anh - Tr
Đàm Thị Vân Anh - Tr
ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011
ường THCS Thụy Phúc - Giáo án Sinh học 9 - Ngày soạn:14.2.2011

cân bằng sinh học trong quần xã.
Trong thực tế người ta sử dụng
khống chế sinh học như thế nào?
- Ý nghĩa sinh học của hiện tượng
khống chế sinh học là cơ sở khoa
học cho biện pháp đấu tranh sinh
học, để tăng hay giảm số lượng 1
loài nào đó theo hướng có lợi cho
con người, đảm bảo cân bằng sinh
học cho thiên nhiên.
+ Theo em, khi nào có sự cân
bằng sinh học trong quần xã ?
+ Con người là một trong những
nhân tố có ảnh hưởng đến quần xã
sinh vât. Nêu những tác động tích

cực và tiêu cực của con người đến
quần xã sinh vật ?
+ Trước tác động của ngoại cảnh,
sinh vật trong quần xã có phản
ứng như thế nào?
* Liên hệ :
+ Tác động nào của con người gây
mất cân bằng sinh học trong quần
xã ?
+ Chúng ta đã và sẽ làm gì để bảo
vệ thiên nhiên ?
- Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu
đục thân lúa. Nuôi mèo để diệt
chuột.
+ Khi số lượng cá thể của mỗi quần
thể trong quần xã được khống chế
ở mức độ phù hợp với khả năng
cung cấp nguồn sống của môi
trường.
* Tác động tích cực: trồng rừng,
bảo vệ các động thực vật quí hiếm.
* Tác động tiêu cực: đốt, chặt phá
rừng; săn bắt các động vật quí
hiếm.
- Trải qua quá trình phát triển lịch
sử dần dần hình thành các đặc
điểm thích nghi lẫn nhau giữa các
sinh vật với các nhân tố vô sinh của
môi trường.
- Săn bắn bừa bãi gây cháy rừng.

- Nhà nước có pháp lệnh bảo vệ
môi trường, thiên nhiên hoang dã.
- Tuyên truyền mỗi người dân phải
tham gia bảo vệ môi trường, thiên
nhiên để số lượng các cá thể của
quần thể trong quần xã luôn luôn ở
mức độ cân bằng.
4. Củng cố
- Cho hs làm theo 2 nhóm hoàn thành 3 câu hỏi trên bảng. Đại diện nhóm
phát biểu.
- Gv nhận xét và đưa ra kiến thức cần ghi nhớ của bài.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
- Soạn trước bài 50. Hệ sinh thái.
7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×