Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

báo cáo thực tập UBND xã Thụy Duyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.05 KB, 25 trang )

1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy UBND xã Thụy Duyên 9
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy UBND xã Thụy Duyên 10
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ Đảng ủy 10
Bảng 1.1: Bảng thanh toán lương và các khoản đóng góp của
cán bộ xã Thụy Duyên tháng 6/2014 15
Bảng 1.2: Bảng thu chi ngân sách xã Thụy Duyên 2011,2012,2013 17
3
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập vào nghề là nội dung quan trọng và không thể thiếu trong quá trình
học tập của sinh viên mỗi ngành với mục đích cơ bản:
-Giúp sinh viên có thể thâm nhập với môi trường làm việc thực tế
-Sinh viên có thể nhận dạng và hiểu rõ hơn kiến thức đã được học
-Sinh viên cũng có thể rèn luyện kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc tại các cơ
quan, doanh nghiệp
-Bước đầu làm quen với công việc chuyên môn trong các đơn vị làm việc
-Làm quen với cách thu thập thông tin và viết báo cáo từ đợt đi thực tập thực tế
UBND xã là một đơn vị thực tập khá gần gũi và phù hợp với chuyên ngành
QLKT, đặc biệt là những sinh viên lần đầu đi thực tập vào nghề. Việc thực tập ở
UBND xã là cơ hội tốt cho sinh viên vận dụng các kĩ năng thực hành cơ bản vào nhiệm
vụ chuyên môn của mình, học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế cho bản thân. Qua
việc thực tập bản thân mỗi sinh viên tự có thể rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của
bản thân từ đó rút ra cho mình phương hướng phấn đấu để hoàn thiện mình và hoàn
thiện tốt có công việc sau này.
Có điều kiện về thực tập tại UBND xã địa phương cũng là cơ hội để sinh viên
biết và hiểu thêm về quê hương, nơi sinh ra và lớn lên. Đồng thời cũng nhận biết được
tình hình phát triển chung của địa phương để rồi có những phương án thiết thực đẩy
mạnh quá trình phát triển, giúp quê hương giàu mạnh.


Xin trân thành cảm ơn trường Đại học Hải Phòng cùng các thầy cô giáo trong
khoa KT&QTKD ngành kinh tế quản lý đã nhiệt tình giúp đỡ, ân cần chỉ bảo chúng em
hoàn t`hiện tốt bài báo cáo thực tập. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả án bộ
UBND xã Thụy Duyên đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ trong đợt thực
tập đầu tiên.
Dưới đây là bài báo cáo thực tập tổng hợp của em về UBND xã Thụy Duyên,
em đã ghi lại và đánh giá một cách khách quan những thông tin thu thập được. Do thời
gian và trình độ có hạn nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp
ý của thầy cô và các bạn.
4
1.Tổng quan về xã Thụy Duyên, Thái Thụy, Thái Bình
1.1. Thông tin chung về xã Thụy Duyên
-Tên đơn vị thực tập: Đảng ủy- HĐND- UBND xã Thụy Duyên, huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình.
-Địa chỉ: Thụy Duyên- Thái Thụy- Thái Bình.
-Trụ sở: Đảng ủy- HĐND- UBND xã Thụy Duyên nằm tại trung tâm xã Thụy
Duyên.
-Điện thoại : 0363 855 040
-Tên giao dịch: Đảng ủy- HĐND- UBND xã Thụy Duyên.
-Thời gian thành lập: Tháng 9 năm 1955 xã Thụy Duyên được thành lập và gồm
5 thôn: Hậu Trữ, Duyên Trữ, Nghĩa Chử, Lễ Củ và Hóa Tài.
-Vị trí địa lý hình thành và dân cư : Thụy Duyên là xã đồng bằng ven biển nằm
ở phía Tây Bắc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình: phía Đông giáp Thụy Dân, phía Tây
giáp Thụy Thanh và Đồng Tiến(huyện Quỳnh Phụ), phía Nam giáp Thụy Phong, phía
Bắc giáp Thụy Chính. Tính đến năm 2012, diện tích đất tự nhiên của xã có 491,32ha,
dân số 5531 nhân khẩu với 1507 hộ.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của xã Thụy Duyên
-Nửa cuối thế kỉ XIX, các thôn Hậu Trữ, Duyên Trữ, Lễ Củ, Nghĩa Chử, Hóa
Tài đều thuộc tổng Hóa Tài, huyên Đông Quan, phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định ( sau đó
đổi thành tỉnh Thái Bình ). Sau thành công của cách mạng tháng 8/1945, các thôn trong

khu vực được điều chỉnh : xã Thái Hòa gồm các thôn: Hậu Trữ, Duyên Trữ, Nghĩa Chử
và Lễ Củ; xã Thanh Hóa gồm các thôn : Thanh Do, Hóa Tài. Do yêu cầu của cách
mạng, tháng 7 năm 1947, xã Minh Trực, xã Thanh Hóa và xã Thái Hòa sáp nhập vào
xã Nghĩa Hưng tách khỏi huyện Đông Quan, được sáp nhập vào huyện Thụy Anh
( huyện Thái Thụy ngày nay )
-Sau năm 1954, thực hiện nghị quyết chia nhỏ các xã, huyện Thụy Anh được
phân chia ra thành 24 xã và đặt tên mới cho các xã trong huyện đều bắt đầu bằng chữ
"Thụy". Năm 1955, xã Nghĩa Hưng được tách làm 2 xã là xã Thụy Duyên và xã Thụy
Thanh. Tháng 9/1955, xã Thụy Duyên được thành lập và gồm 5 thôn: Hậu Trữ, Duyên
5
Trữ, Nghĩa Chử, Lễ Củ và Hóa Tài. Từ đó, tên gọi và địa giới hành chính của xã được
giữ nguyên tới ngày nay.
-Từ năm 1961-1965, Đảng bộ xã Thụy Duyên lãnh đạo nhân dân thực hiện kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất. Tháng 3 năm 1961, Đại hội Đảng bộ huyện Thụy Anh được
tổ chức. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: "Tích cực củng cố hợp tác xã về mọi mặt, đồng
thời lấy việc thống nhất các hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã lớn từ 150 đến 200 hộ
làm khâu chính trong công tác phát triển "
-Đảng bộ xã Thụy Duyên lãnh đạo nhân dân chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968). Từ 1969-1973, Đảng bộ xã Thụy
Duyên lãnh đạo nhân dân chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai và làm tốt nghĩa vụ
hậu phương lớn với miền Nam (1973-1975)
-Từ 1976-1980, Đảng bộ và nhân dân xã Thụy Duyên bắt tay khôi phục kinh tế
và thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai. Đồng thời, Đảng bộ xã Thụy
Duyên cũng lãnh đạo nhân dân thực hiện khoán 100 trong sản xuất nông nghiệp (1981-
1985)
-Năm 1986-1995: bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân xã
Thụy Duyên từng bước tấn công vào nghèo nàn, lạc hậu, từng bước xóa bỏ cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp hình thành cơ chế thị trường.
-Từ năm 1995 tới nay, xã Thụy Duyên đã thực hiện đổi mới toàn diện về mọi mặt
của đời sống và sản suất, đời sống người dân trong xã được cải thiện rõ rệt: tỉ lệ hộ khá

giàu tăng và hộ đói nghèo giảm xuống còn 198 hộ ( chiếm 17,4%).
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của UBND xã Thụy Duyên
1.3.1. Vị trí
- Uỷ ban nhân dân cấp xã do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu là cơ quan chấp hành
của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
1.3.2. Chức năng
- Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo
6
đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các chính
sách khác trên địa bàn.
- Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung
ương tới cơ sở.
1.3.3. Nhiệm vụ
a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trong lĩnh vực kinh tế
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế
hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa
phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân
sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài
chính cấp trên trực tiếp;
- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu
công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao
thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật;
- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý

các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng
đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trong lĩnh vực xây dựng,
giao thông vận tải
- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân
cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư
nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng
và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
7
- Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và
các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông,
cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
c. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trong lĩnh vực giáo dục, y tế,
xã hội, văn hoá và thể dục thể thao
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với
trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc
văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
- Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo,
trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường
tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình
được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
- Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sỹ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa
phương
d. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trong lĩnh vực quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng
xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;

- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký,
quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử
dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng
ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa
phương;
- Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người
nước ngoài ở địa phương.
8
e. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trong việc thực hiện chính
sách dân tộc và chính sách tôn giáo
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân
xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc,
chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo
quy định của pháp luật.
f. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trong việc thi hành pháp luật
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và
tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo
thẩm quyền…
g. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công nghiệp
- Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến
khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và
hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo
quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi;
- Tổ chức việc xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ
đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ; ngăn chặn
kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều bảo vệ rừng tại địa

phương;
- Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định
của pháp luật….
h. Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân xã trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng
- Công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân
- Công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng đất
- Nghĩa vụ kê khai tài sản
i. Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân xã trong việc thực hiện dân chủ
9
-Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới xã hội.
-Thực hiện công tác tổ chức quán triệt, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà
nước về thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, thường xuyên kiểm tra đôn đốc UBND
các huyện, thị xã, thành phố và UBND cấp xã tiếp tục thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở
cơ sở đại kết quả tốt.
1.4. Cơ cấu tổ chức
1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy của UBND xã Thụy Duyên
`
sd
Chủ tịch ủy ban nhân dân xã
Phó chủ tịch phụ trách
văn xã
Phó chủ tịch phụ trách
về cơ cấu hành chính
Ban tài
chính
Nơi tiếp
nhận hồ
sơ hành
chính

Ban địa
chính-
xây
dựng
Ban
quân sự
Ban văn
hóa-thể
dục thể
thao
Ban
thương
binh xã
hội
Ban
chăm
sóc trẻ
em và
giáo
dục đào
tạo
10
Nguồn: Tài liệu hình thành phát triển xã Thụy Duyên
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy UBND xã Thụy Duyên
Nguồn: Tài liệu hình thành và phát triển xã Thụy Duyên
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ Đảng ủy
Nguồn: Tài liệu hình thành và phát triển xã Thụy Duyên
Đảng ủy
Thường trực Đảng ủy
Ban

nhân
văn
Ban tổ
chức
Ban
tuyên
giáo
Ủy ban
kiểm tra
Văn
phòng
Đảng ủy
Mặt trận và các đoàn thể
Đoàn thể
Hội nông
dân tập
thể
Hội phụ
nữ
Hội cựu
chiến
binh
Ủy ban
mặt trận
tổ quốc
11
Ngoài ra còn tổ chức mặt trận và các đoàn thể:
Trong đó: + Ban quân sự gồm có 2 cán bộ: 1 chỉ huy trưởng và 1 phó chỉ huy trưởng
+ Ban tài chính gồm có 2 cán bộ: 1 kế toán và một thủ quỹ
+ Ban địa chính xây dựng gồm có 2 cán bộ: 1 kế toán và 1 thủ quỹ

+ Ban văn hóa thông tin có 1 cán bộ kiêm nhiệm thêm chức năng phát thanh
+ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính gồm 3 cán bộ: 1 phó chủ tịch chịu
trách nhiệm về thủ tục hành chính, 1 cán bộ tư pháp và một cán bộ chịu trách nhiệm về
đóng dấu, văn thư.
+ Ban chăm sóc trẻ em và giáo dục đào tạo có 1 cán bộ.
+ Ban thương binh xã hội có 2 cán bộ và một cộng tác viên đã nghỉ hưu
chuyên phụ trách lĩnh vực xây dựng và một cán bộ nữa.
Biên chế của mỗi ban phụ thuôc vào khối lượng công việc, và theo quy định
chung việc phân công công việc cho cán bộ.
Còn lề lối làm việc do Chủ tịch quy định dựa trên những quy định đang hiện hành
của pháp luật và dựa vào tình hình thực tế của xã.
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND xã Thụy Duyên (Ông: Trần Quang
Trường)
- Điều hành đôn đốc công tác của UBND đối với các thành viên UBND, công
chức chuyên môn cấp xã theo đúng quy định, đồng thời chịu trách nhiệm và thực hiện
các chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà Nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND.
- Là chủ tài khoản ngân sách xã, chịu trách nhiệm quản lý Nhà Nước về ngân
sách theo đúng quy định của pháp luật và quản lý tài sản, tài chính tại địa phương
- Uỷ quyền cho các Phó chủ tích UBND ký thay các văn bản khi đi vắng.
12
b. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó chủ tịch phụ trách cơ cấu hành chính (Ông: Nguyễn
Văn Hạnh)
- Giúp việc cho Chủ tịch UBND xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng
năm trình UBND và HĐND quyết định, đồng thời kiểm tra đôn đốc việc tổ chức thực
hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước đối với các bộ phận chuyên môn,
công chức và các tổ trưởng…
- Giúp Chủ tịch UBND tổ chức các cuộc họp, ký các loại hồ sơ, theo dõi các
quyết định sau khi ban hành…
c. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hóa - xã hội (Ông: Phạm

Viết Giản)
- Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Thể dục thể thao,
Dân số, chính sách thương binh xã hội, xây dựng làng xã văn hóa quản lý Nhà Nước
trên các lĩnh vực văn hóa…
- Kiểm tra đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng,
Nhà Nước đối với các bộ phận chuyên môn, các địa điểm kinh doanh dịch vụ văn hoá
trên địa bàn…
d. Chức năng nhiệm vụ của từng thành viên UBND.
* Cán bộ tài chính - kế toán.
Giúp UBND xã xây dựng dự toán thu chi ngân sách để trình HĐND xã phê duyệt
và tổ chức thực hiện dự toán thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt
động tài chính khác của địa phương, thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo
đúng quy định, thực hiện quy định về quản lý quỹ tiền mặt và giao dịch đối với kho bạc
Nhà Nước về xuất nhập quỹ và báo cáo tài chính, ngân sách đúng quy định.
* Cán bộ địa chính - xây dựng.
- Lập hồ sơ Địa chính đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn
bộ đất của xã, tham gia xây dựng, quy hoạch, kế hoạch doanh nghiệp đất đai đã được
13
cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền phê duyệt.Bảo quản hồ sơ, bản đồ địa giới hành
chính, bản đồ chuyên ngành, các mốc địa giới theo kế hoạch sử dụng đất.
- Tuyên truyền giải thích, phổ biến về luật, chính sách pháp luật đất đai. Giải
thích tranh chấp về đất đai, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân về đất.
* Trưởng công an và lực lượng công an xã.
- Phố biến pháp luật liên quan đến an ninh trật tự an toàn xã hội, tổ chức hướng
dẫn quần chúng nhân dân phòng ngừa, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, an
toàn giao thông và quản lý hộ tịch, hộ khẩu.
- Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật, bắt giữ người có lệnh truy nã đồng
thời quản lý giáo dục các đối tượng trên địa bàn.
* Ban Chỉ huy trưởng quân sự xã.
- Tổ chức thực hiện đăng ký quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự

và động viên lên đường nhập ngũ theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, thực hiện nền
quốc phòng gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân vàtổ chức
khắc phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn.
* Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch.
- Giúp UBND xã soạn thảo, ban hành các văn bản theo quy định của pháp luật,
pháp lệnh theo kế hoạch của UBND xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp
trên.
- Thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực theo thẩm quyền đối với
các công việc được giao theo pháp luật quy định.
* Cán bộ Văn hóa - xã hội.
- Giúp UBND xã trong việc thông tin tuyên truyền giáo dục về đường lối chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà Nước cũng như tình hình kinh tế - chính trị ở địa
phương, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi truỵ dưới hình thức văn hóa
nghệ thuật và các tệ nạn khác.
14
- Giúp UBND xã trong việc tổ chức và phát triển các hoạt động VHVN – TDTT
quần chúng, các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, danh
lam thắng cảnh, các điểm vui chơi giải trí. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn
hoá.
- Giúp UBND cùng các ngành hữu quan trong việc quản lý, tổ chức vận động để
phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục, tổ chức hoạt động của nhà trẻ Mẫu giáo và giáo
dục cấp Tiểu học, THCS trên địa bàn
* Cán bộ Văn phòng.
- Giúp UBND xây dựng, theo dõi chương trình công tác, lịch làm việc và tổng
hợp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, tổ chức cho các bộ phận thu nhận và trả kết quả
trong giao dịch công việcgiữa UBND với các cơ quan, tổ chức và các công dân theo cơ
chế “Một cửa”.
- Giúp UBND dự thảo văn bản, báo cáo trình cấp có thẩm quyền và thực hiện các
công tác thi đua khen thưởng ở xã, đảm bảo cơ sở vật chất, quản lý con dấu, công văn,

sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ, báo cáo thống kê.
1.5. Đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của xã Thụy Duyên
1.5.1. Đặc điểm về nhân sự, tiền lương.
a. Về nhân sự
-UBND xã gồm 19 cán bộ, trong đó 17 nam, 2 nữ; 3 trình độ đại học, 6 cao đẳng
và 10 trung cấp chuyên nghiệp; 100% biên chế.
- Các cán bộ luôn được đào tạo nâng cao trình độ thường xuyên nhằm nâng cao
trình độ, bồi dưỡng kiến thức
b. Về tiền lương
- Công thức tính lương: Tiền lương = lương cơ bản* hệ số lương
Mức phụ cấp= lương cơ bản* hệ số phụ cấp
Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) = lương
cơ bản* hệ số chênh lệch bảo lưu.
15
Bảng 1.1:BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA
CÁN BỘ XÃ THỤY DUYÊN THÁNG 06 NĂM 2014 (đv: vnđ)
ST
T
Họ và tên
Phụ cấp
chức vụ
+thâm
niên
Lương
hiện
hưởng
25% phụ
cấp công
vụ
Tổng số

lương,
phụ cấp
Khấu trừ
9,5%
BHXH,
BHYT
Số còn lại
được
thanh
toán
I/ Cán bộ Đảng 632.500 8.038.500 2.167.800 10.838.800 823.700 10.015.100
1 Vũ Trọng Phới 345.000 4.209.000 1.138.500 5.692.500 432.600 5.259 900
2 Bùi Văn Nhuyên 287.500 3.829.500 1.029.300 5.146.300 391.100 4.755.200
II/ Cán bộ chính
quyền
1.263.50
0
39.353.000 10.154.600 50.771.100 3.858.50
0
46.912.800
1 Trần Quang
TRường
287.500 3.829.500 1.029.300 5.146.300 391.100 4.755.200
2 Nguyễn Văn Hạnh 230.000 2.829.000 764.800 3.823.800 290.600 3.533.200
3 Nguyễn Đức Lợi 286.000 2.599.000 721.300 3.606.300 274.000 3.332.300
4 Phạm Viết Giản 230.000 3.128.000 839.500 4.197.500 319.000 3.878.500
5 Vũ Thế Tụy 230.000 3.484.500 928.600 4.643.100 352.900 4.290.200
6 Trần Văn Bản 3.128.00 782.00 3.910.000 297.100 3.612.900
7 Vũ Thị The 3.519.000 879.800 4.398.800 334.300 4.064.500
8 Trần Văn Triệu 2.599.000 649.800 3.248.800 246.900 3.001.900

9 Vũ Trọng Giới 3.841.000 960.300 4.801.300 364.988 4.436.400
10 Nguyễn Tất Quang 2.415.000 603.800 3.018.800 229.400 2.789.400
11 Phạm Xuân Thụy 3.128.000 782.000 3.910.000 297.100 3.612.900
12 Nguyễn Hữu Lĩnh 2.139.000 534.800 2.673.800 203.200 2.470.600
13 Nguyễn Sỹ Luyện 1.357.000 339.300 1.696.300 128.900 1.567.400
14 Phan Thị Tố Nga 1.357.000 339.300 1.696.300 128.900 1.567.400
III/ Cán bộ đoàn thể 920.000 15.065.000 3.996.400 19.981.400 1.518.50 18.462.900
16
0
1 Nguyễn Đức
Quỳnh
172.500 3.979.000 1.037.900 5.189.400 1.518.500 4.795.000
2 Nguyễn Thị Phụng 172.500 2.829.000 750.400 3.751.900 285.100 3.466.800
3 Nguyễn Anh Dũng 230.000 3.289.000 879.800 4.398.800 334.300 4.064.500
4 Trần Văn Hân 172.500 2.139.000 577.900 2.889.400 219.600 2.669.600
5 Nguyễn Văn Khoa 172.500 2.829.000 750.400 3.751.900 285.100 3.466.800
TỔNG 2.816.000 62.456.500 16.318.800 81.591.500 6.200.500 75.390.800
Nguồn: Tài liệu quản lý nhân lực xã Thụy Duyên
17
1.5.2. Các hoạt động kinh tế xã hội khác
Bảng 1.2: Bảng tổng thu chi NSX Thụy Duyên 2011,2012,2013 (đv: vnđ)
Năm 2011 2012 2013
Tổng thu ngân sách xã 6.023.164.174 9.746.941.657 8.086.180.591
Tổng chi ngân sách xã 5.759.711.847 7.150.994.200 8.086.180.591
Kết dư ngân sách xã 263.452.327 2.595.947.457 0
Nguồn: Ban tài chính xã Thụy Duyên
-Việc thu chi ngân sách xã trong 3 năm gần đây có nhiều sự biến động:
+Tổng thu NSX năm 2011 đạt tỉ lệ 124,7% so với dự toán, vượt 24,7%.
Tổng chi NSX cũng đạt tỉ lệ 119,28% so với kế hoạch.
+Tổng NSX năm 2012 đạt tỉ lệ 153,5% so với dự toán, vượt 53,5%. Tổng

chi NSX cũng đạt tỉ lệ 111,3% so với kế hoạch.
+ So với năm 2011, năm 2012 tổng thu ngân sách xã tăng 3.723.777.483,
tăng trưởng 61,82%. Tổng chi ngân sách xã năm 2012 cũng tăng 1.391.282.353 so với
2011, tăng 24,16%. Lượng kết dư của xã cũng tăng đáng kể.
+Nhưng tới năm 2013, tổng thu NSX giảm 1.660.761.066, giảm 17,04% so
với năm 2012. Đồng thời lượng chi lại tăng 953.186.391, tăng 13,08% so với 2012.
Tổng thu và tổng chi 2013 bằng nhau và không có kết dư trong xã.
1.6. kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xã Thụy Duyên
-Về kinh tế, tổng giá trị sản xuất năm 2013 ước đạt 112 tỉ đồng. Cơ cấu kinh tế
mắc dù đã có sự chuyển dịch dần sang thương mại dịch vụ nhưng nông nghiệp vẫn
chiếm tỉ trọng chủ yếu 52,2%, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng cơ bản là
23,4%, thương mại- dịch vụ là 24,4%
-Đến cuối năm 2013, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Thụy Duyên đã đạt
57,9 tỷ đồng, năng suất lúa bình quân đạt 125,4 tạ/ha (tăng 1,4 tạ/ha so với năm 2011).
Ngoài các cây vụ đông nhưu: bí xanh,ngô, khoai tây, rau màu, nhân dân thôn Lễ Củ,
Nghĩa Chử còn mở các cơ sở nấm, mộc nhĩ, hàng năm bán ra cả trăm triệu đồng trên
18
một gia đình. Tình hình chăn nuôi cơ bản ổn định, đàn trâu bò có 125 con, đàn lợn có
6134 con, đàn gia cầm có 58122 con. Các hình thức nuôi trồng thủy sản, cá sấu, ba ba
đem lại hiệu quả cao.
-Các nghề phụ như may công nghiệp, thêu, móc sợi, mộc, ngõa và một số nghề
khác được duy trì thu hút trên 500 lao động. Toàn xã đã có 45 hộ gia đình mở của hàng
dịch vụ. Nhiều gia đình đã chú trọng đầu tư vào cơ giới hóa: năm 2013, toàn xã có 3
máy gặt đập liên hợp, 9 máy cày cỡ lớn, 44 máy cày cỡ nhỏ, 24 máy tuốt, 9 ô tô vận
chuyển hàng hóa.
-Kinh tế không ngừng phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, năm 2013,
toàn xã có 4,7% tỉ lệ hộ nghèo, giảm 1,47% so với 2012. Đây cũng là điều kiện cơ bản
để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đẩy mạnh các hoạt động văn hóa-xã hội của xã.
-Thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, toàn xã đã cơ bản hoàn
thiện 90% mặt đường trục sản xuất chính, 100% số lượng đường bờ ruộng trên địa bàn

xã; hoàn thành xây dựng 25 cống trên kênh cấp 1, xây dựng 1,6 km mương cứng tại 3
tuyến Hậu Trữ, Nghĩa Chử và Lể Củ nâng tỉ lệ mương cứng cấp I loại 3 lên 5,2
km/12,5km (đạt 42 %). Năm 2013 xã đã triển khai cho nhân dân hoàn thành nền đường
7 tuyến trục chính sản xuất: tổng chiều dài 7343,8m , đã đào đắp được 6278,8m với
tổng khối lượng 12504,5m3 /14306,2m3.
-Trong năm, bằng nguồn vốn đầu tư của tỉnh, huyện, NSX cùng với HTX, có
thêm sự đóng góp của nhân dân trong xã, năm 2013 xã đã đầu 4.786.917.000đ cho
công tác xây dựng, chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng bãi xử lý rác thải, đào đắp bờ
thửa.
-Công tác đền ơn đáp nghĩa được quan tâm, chế đọ chính sách được giải quyết
kịp thời. Trong năm, xã đã tổ chức lễ chi ân liệt sĩ, kỉ niệm 65 năm ngày thương binh
liệt sĩ, gắn với những việc làm có ý nghĩa thiết thực như xây dựng quỹ đền ơn đáp
nghĩa, hỏi thăm các gia đình liệt sĩ, thương binh nặng, đề nghị xây mới nhà ở cho 3 hộ
gia đình với kinh phí 50 triệu đồng/nhà từ nguồn hỗ trợ của tỉnh.
19
-Trạm y tế xã đảm bảo chế đọ thường trực khám, điều trị, quản lí sức khỏe cho
bà mẹ trong đọ tuổi sinh sản và thực hiện trương trình phòng chống dịch. Công tác
kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, tỉ lệ sinh còn 1,6%, tỉ lệ sinh con
thứ 3 trở lên là 11 ca (chiếm 12%), tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 13%( năm 2013)
xuống còn 12,6% (năm 2013).
-Công tác xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa tiếp tục được tổ chức thực
hiện theo kế hoạch gắn với cuộc vậ động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư. Năm 2013, có 92,5% gia đình đạtgia đình văn hóa, 28 gia đình tiêu biểu
được đề nghị khen thưởng, thôn Nghĩa Chử được huyện xét công nhân là làng văn hóa
cấp huyện. Mạng lưới internet trên địa bàn xã phát triển rộng rãi, gần 100% cán bộ xã
biết sử dụng máy tính bàn để phục vụ công việc: nhiều gia đình trong các thôn cũng đã
mua sắm được máy vi tính và kéo mạng về tận gia đình để phục vụ công tác học tập và
giải trí.
-Công tác phát triển đảng viên được đẩy mạnh, đa số đảng viên phát huy tính tiên
phong gương mẫu, thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Năm 2013, Đảng bộ đã kết nạp thêm được 9 đồng chí, nâng tổng số đảng viên của toàn
Đảng bộ là 269 đồng chí.
-Đến năm 2013, theo tiêu chí nông thôn mới, Thụy Duyên đã đạt 11/19 tiêu chí,
đó là: tiêu chí 1 về quy hoạch, tiêu chí 4 về hệ thống điện, tiêu chí 8 về bưu điện, tiêu
chí về nhà ở dân cư, tiêu chí 10 về thu nhập, tiêu chí 12 về cơ cấu lao động, tiêu chí 13
về tổ chức sản xuất, tiêu chí 14 về giáo dục, tiêu chí 15 về y tế, tiêu chí 18 về hệ thống
chính trị, tiêu chí 19 về an ninh trật tự.
20
2. Nhận xét về xã Thụy Duyên, Thái Thụy, Thái Bình
2. 1. Đánh giá
2.1.1. Điểm mạnh
* Vị trí địa lý và dân số:
-Trên địa bàn xã Thụy Duyên có đường trục 456 đi qua nối xã với thị trấn Diêm
Điền về phía Đông và quốc lộ 39 đi thành phố Thái Bình về phía Tây. Ngoài ra còn có
tuyến đường 455 kết nối Thụy Duyên với các xã lân cận của huyện Quỳnh Phụ và quốc
lộ 10 đi Hải Phòng. Đây là những điều kiện thuận lợi để Thụy Duyên giao lưu phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội với các xã trong và ngoài huyện.
-Nguồn nước ở Thụy Duyên ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ thủy văn của sông
Trường Thanh và các nhánh hệ thống sông trục nội đồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho
việc cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và việc tiêu thoát nước của xã.
-Tính tới năm 2013, diện tích đất tự nhiên của xã có 491,32ha, dân số 5531 nhân
khẩu. Điều này cho thấy xã Thụy Duyên có mật độ dân số trung bình, không lo vấn đề
đất ở.
*Về cơ sở vật chất:
-Trụ sở UBND xã gồm 12 phòng ban, mỗi phòng đều được trang bị một máy tính
cây để làm việc. Như vậy xã đã áp dụng những phương tiện tiên tiến để làm việc và
nâng cao hiệu quả làm việc.
-Trong năm 2013, xã Thụy Duyên đã hoàn thiện 90% mặt đường trục sản xuất
chính, 100% số lượng bờ thửa trên địa bàn xã, Xã đã dần nâng cao cơ sở vật chất đáp
ứng nhu cầu cơ bản về vấn đề đi lại và sản suất của nhân dân.

* Về nhân sự:
-100% nhân viên xã nằm trong chế độ biên chế, hưởng lương nhà nước, cán bộ
làm việc chuyên nghiệp. Điều này tạo sự tin tưởng cho nhân dân trong xã.
21
-Nhân lực trong xã có độ tuổi đa dạng, có những nhân lực làm việc lâu năm, giày
dặn kinh nghiệm. Đồng thời cũng có một số thanh niên trẻ luôn sôi động và thíc cực
hoạt động sôi nổi cho các phong trào toàn xã.
* Về một số ngành kinh tế khác:
-Nền kinh tế xã đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công
nghiệp, dịch vụ giảm tỉ trọng nông nghiệp. Nền kinh tế xã Thụy Duyên đang phát triển
theo con đường CNH-HĐH.
-Tỉ lệ hộ nghèo trong toàn xã giảm ( năm 2013 giảm 1,47% so với năm 2012).
Đây là điều kiện cơ bản để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đẩy mạnh hoạt động kinh
tế xã hội.
-Việc chi tiêu NSX luôn có hiệu quả cao và đều vượt chỉ tiêu (năm 2011 vượt
24,7%, năm 2012 vượt 53,5%). Qua đây cho thấy ban tài chính xã làm việc rất có hiệu
quả.
-Làm việc có hệ thống rõ ràng, không chăng chéo lên nhau, giải quyết công việc
một cách nhanh gọn, dễ dàng hơn cho nhân dân.
2.1.2. Điểm yếu
* Về vị trí địa lý
-Tuy tiếp giáp với huyện khác nhưng xã vẫn nằm sâu trong khu vực nông thôn,
không thu hút được sự chú ý đầu tư từ nơi khac.
-Năm trong khu vực thời tiết thay đổi theo mùa, có nhiều giông bão vào mùa hè
(khoảng 3-4 cơn bão trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10) và các đợt rét đậm, rét
hại, sương muối do gió mùa Đông Bắc gây ra làm việc sản xuất của nhân dân gặp
nhiều khó khăn.
-Đất đai xã Thụy Duyên chủ yếu là đất thịt nặng, nhiều khu vực bị nhiễm phèn
chua làm cây trồng khó có khả năng phát triển, giảm năng suất lao động.
22

* Về cơ sở vật chất:
-Trụ sở UBND xã Thụy Duyên cấp 4, mái ngói, không đảm bảo điều kiện làm
việc tốt cho nhân lực trong xã trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Điều này ảnh
hưởng không nhỏ tới hiệu quả công việc.
-Tuy đã được xây mới nhưng hệ thống thoát nước của xã chưa tốt, còn gây úng
lụt ở một số địa điểm khi có mưa lớn.
* Về nhân sự:
-Toàn xã có 19 nhân sự, trong đó chỉ có 3 trình độ đại học, cho thấy trình độ nhân
lực trong xã còn kém, tính chuyên môn chưa sâu. Ngoài ra tỉ lệ nam nữ trong xã cũng
chênh lệnh khá lớn 2 nữ/ 19 người, chiếm 10,5%, cơ cấu nam nữ không cân bằng.
* Về một số ngành kinh tế khác:
-Nền kinh tế trong xã vẫn mang tính thuần nông, tỉ trọng nông nghiệp chiếm trên
một nửa (52,2%).
-Người dân trong xã trong quá trình hoạt động sản xuất vẫn chưa ý thức được vấn
đề bảo vệ môi trường, đặc biệt trong thời gian trừ sâu bệnh.
-Giờ giấc làm việc trong xã đôi khi còn chưa chính xác, sai lịch hẹn.
2.2. Biện pháp
-Đầu tư xây dựng trụ sở xã, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện làm
việc thuận lợi cho cán bộ xã cũng như nhân dân trong xã.
-Xây dựng lại hệ thống thoát nước trong xã, hạn chế thấp nhất việc ngập úng khi
có mưa lớn.
-Cần nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ trong xã bằng cách xây dựng
kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong hoạt động quản lý nhà nước.
-Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tính chất
thuần nông: giảm tỉ trọng nông nghiệp và nâng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ.
23
-Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức người dân trong vấn đề bảo vệ
môi trường.
-Có các hình thức khen thưởng, xử phạt nghiêm đối với cán bộ xã nhằm tu dưỡng
đạo đức, phát huy tinh thần làm việc, nâng cao hiệu quả công việc.

2.3. Nhận xét cá nhân
-Sau 3 tuần thực tập tại UBND xã Thụy Duyên, em cảm nhận được sự quan tâm,
nhiệt tình ủng hộ của các cán bộ xã, qua đó tạo điều kiện tốt cho em tìm hiểu được
nhiều kiến thức về xã, nâng cao kiến thức của bản thân.
-Quá trình thực tập cũng giúp em nhìn nhận được những ưu điểm và nhược điểm
của bản thân, biết phát huy những điểm tích cực và khắc phục được những hạn chế.
-Sau thời gian này em cũng hiểu thêm quá trình học đi đôi với hành. Biết vận
dụng những kiến thức đã được học tại trường lớp áp dụng vào thực tế.
-Trong quá trình thực hiện bài báo cáo thực tập vào nghề, việc liên hệ và làm việc
đội nhóm cũng là điều em học được. Trong một nhóm luôn cần sự quan tâm, ủng hộ và
giúp đỡ lẫn nhau để có thể tạo nên được hệ thống vững chắc và bền bỉ.
24
KẾT LUẬN
Sau lần thực tập đầu tiên_ thực tập vào nghề, có lẽ trong mỗi sinh viên đều có
những cảm nhận sâu sắc mang tính cá nhân và riêng biệt. Đối với chính bản thân em
sau lần thực tập này em rút ra được bài học riêng cho bản thân: học luôn phải đi đôi với
hành, bởi chỉ có học lý thuyết mà không có thực hành chỉ là học xuông. Sau quá trình
thực tập vào nghề em đã nâng cao hơn cho mình kiến thức cũng như kĩ năng làm việc
thực tế, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng trở thành người cán bộ.
Bên cạnh đó em còn biết nhiều hơn về quê hương của mình, hiểu hơn về mọi mặt:
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Biết những điểm mạnh cần phát huy và những điểm
yếu cần xem xét trong công tác tổ chức và thực hiện các hoạt động xã. Qua đó em rèn
luyện cho mình được khả năng tự đánh giá, phân tích và tìm hiểu các bài học, áp dụng
lý thuyết vào thực hành.
Tuy ban đầu có nhiều bỡ ngỡ trong quá trình viết báo cáo nhưng nhờ sự hướng
dẫn của thầy cô giáo trong khoa cũng như sự nhiệt tình của cán bộ xã Thụy Duyên, em
đã hoàn thành bài báo cáo của mình. Một lần nữa em xin cảm ơn những thầy cô giáo và
các cán bộ xã đã giúp đỡ em trong thời gian này.
25
PHỤ LỤC

1. Báo cáo công tác lãnh đạo và chấp hành nguyên tắc quản lý thu, chi tài chính
ngân sách xã năm 2011.
2. Báo cáo công tác lãnh đạo và chấp hành nguyên tắc quản lý thu, chi tài chính
ngân sách xã năm 2012
3. Thu, chi nhân sách xã Thụy Duyên năm 2013.
4. Báo cáo danh sách và tiền lương cán bộ, công chức cấp xã 2013.
5. Bảng thanh toán lương và các khoản đóng góp của cán bộ xã tháng 6 năm 2014.

×