Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tiểu luận môn học tài chính công Đề tài Các công cụ trên thị trường tài chính.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.82 KB, 18 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tiểu luận môn: Tài chính – Tín dụng.
Đề tài: Các công cụ trên thị trường tài chính.


Tp. Hồ
Chí Minh, ngày 12 tháng 9 năm 2013
.
Giảng viên hướng dẩn:
Cao Thị Miên Thùy
Sinh viên thực hiện:
1. Mai Trường Đoàn
2. Nguyễn Thị Ngọc Bích
3. Phạm Thị Bích Tuyền
4. Nguyễn Thị Kim Đào
5. Lâm Thị Huyền Linh
6. Ngô Thị Bé
 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.Khái niệm:
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại giấy có giá, nơi
gặp gỡ các nguồn cung cầu về vốn, qua đó hình thành nên giá mua và giá bán các loại
cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu…hình thành nên giá cả các loại vốn đầu tư
bao gồm: lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
2.Phân loại:
căn cứ vào thời gian vận động của vốn chia làm 2 loại:
• thị trường tiền tệ
• thị trường vốn
A.Thị trường tiền tệ:
Khái niệm:
Thị trường tiền tệ là thị trường bán có giá ngắn hạn có kỳ hạn dưới 1 năm, là nơi đáp


ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế.
Các công cụ của thị trường tiền tệ:
• chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng
• tín phiếu kho bạc
• thương phiếu
• chấp nhận thanh toán của ngân hàng
• hợp đồng mua bán lại.
I.Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (certificates of deposit_CD)
1.Khái niệm:
• Chứng chỉ tiền gửi là công cụ ngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằm huy
động vốn trên thị trường với bản chất tương tự như một khoản tiền gửi kỳ hạn.
Theo đó người sở hữu được hưởng các lãi suất định kỳ.
• Nói đến CD, người ta thường nghĩ ngay tới những lúc nghe nhạc thư giãn hay
xem những bộ phim hay. Tuy nhiên, CD không chỉ là một chiếc đĩa nó còn
được biết đến là một công cụ tài chính ưa thích của các nhà đầu tư đi tìm sự an
toàn.
• Chứng chỉ tiền gửi lần đầu tiên tại Mỹ đầu những năm 60, sau đó được lưu
hành tại Anh. Tại Việt Nam chứng chỉ tiền gửi mới chỉ xuất hiện những năm
gần đây.
Quyền lợi cơ bản của chủ sỡ hữu:
• Được hưởng lãi trên số tiền đã mua
• Được quyền cho, tặng, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và tổ chức
phát hành
• Các quyền lợi khác do tổ chức phát hành quy định.
2.Đặc tính:
• Đồng tiền: VNĐ, ngoại tệ
• Mệnh giá tối thiểu: 100.000 VNĐ, 100 USD, ngoại tệ tương đương
• Mệnh giá tối đa: 1 tỷ VNĐ, 100.000 USD, ngoại tệ tương đương.
3.Ưu điểm:
• Chứng chỉ tiền gửi là là một tài sản đầu tư phi rủi ro vì thường được bảo đảm

bởi các chính phủ. Điều này rất hấp dẫn đối với những nhà đầu tư đang tìm
kiếm sự an toàn.
Vd: ở Mỹ, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng được bảo đảm bởi Cơ quan bảo hiểm
tiền gửi Liên bang. Còn chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng phát hành được
đảm bảo bởi Hội liên hiệp tín dụng quốc tế.
• Có lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông thường cùng kỳ.
4.Nhược điểm:
• Tính thanh khoản của nó không cao bằng tiền gửi ở tài khoản tiết kiệm.tính
thanh khoản là một tài sản bất kỳ cơ thể mua hoặc bán trên thị trường mà
không ảnh hưởng đến giá của thị trường đóvà có thể dễ dàng chuyển sang tiền
mặt.
• Về dài hạn, chứng chỉ tiền gửi trả lãi suất thấp hơn so với trái phiếu doanh
nghiệp.
II.Tín phiếu kho bạc
1. Khái niệm:
• Tín phiếu kho bạc là một loại giấy nợ do chính phủ phát hành,có kỳ hạn
dưới 1 năm để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân hàng nhà nước và là
một trong những công cụ quan trọng để ngân hàng trung ương điều hành
các chính sách tiền tệ.
• Tại Việt Nam ,tín phiếu kho bạc do Bộ Tài Chính phát hành ,tín phiếu
kho bạc thường có các kỳ hạn như 1 tháng, 2 tháng,3 tháng, 6 tháng, 9
tháng với một hay nhiều mức mệnh giá.
• Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng (Rủi ro
phá sản)
2. Hình thức, mệnh giá tín phiếu kho bạc
a. Hình thức
• Tín phiếu kho bạc đấu thầu qua Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ,có ghi
danh hoặc không ghi danh
• Tín phiếu kho bạc khi phát hành được thực hiện theo hình thức bút

toán ghi sổ .Trong trường hợp chủ sở hữu muốn nhận chứng chỉ tín
phiếu Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thông báo cho kho bạc Nhà
Nước để cấp chứng chỉ.
b. Mệnh giá
• Mệnh giá của Tín phiếu kho bạc do Bộ Tài Chính thông báo cho từng
đợt phát hành.
• Các kỳ hạn:91 ngày,182 ngày,273 ngày,364 ngày
• Lãi suất :
+ Bộ Trưởng Bộ Tài Chính thông báo lãi suất trần, Tổng giám đốc kho
bạc Nhà Nước quyết định lãi suất cụ thể cho từng phiên đấu trong phạm
vi lãi suất trần cho phép .Tùy điiều kiện cụ thể ,Bộ trưởng Bộ Tài Chính
có thể không quyết định mức lãi suất trần để tổ chức đấu thầu.
+ Lãi suất phát hành Tín phiếu kho bạc đã xác định trên cơ sở của từng
phiên đấu thầu.
3. Hình thức bán Tín phiếu kho bạc
Gồm 2 hình thức:
- Ngang mệnh giá
- Chiết khấu
4. Thanh toán tín phiếu kho bạc
a. Thanh toán tín phiếu kho bạc khi hết hạn
- Việc thanh toán gốc,lãi tín phiếu kho bạc khi hết hạn được thực hiện
thông qua Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Trước ngày đến hạn thanh toán
gốc lãi 1 ngay làm việc.
- Nhà nước, NHNN Việt Nam được tự động trích tài khoản tiền gởi của
kho bạc Nhà Nước tại Sở giao dịch NHNN để thanh toán cho chủ sở hữu tín
phiếu kho bạc.
- Nếu ngày đến hạn thanh toán gốc ,lãi suất tín phiếu kho bạc,là ngày chi
theo chế độ,thì tiền lãi tín phiếu,trái phiếu được thanh toán vào ngày làm
việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
b. Chi phí phát hành thanh toán

-Toàn bộ chi phí tổ chức đấu thầu ,thanh toán tín phiếu kho bạc do Ngân
Sách Trung Ương báo và chi trả Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam theo tỉ lệ
là 0.05% trên tín phiếu kho bạc đấu thầu.
- Các khoản chi phí cho công tác đấu thầu ,thanh toán tín phiếu kho bạc
được hoạch toán vào nghiệp vụ của NHNNVN.
III.Thương phiếu
1. Cơ sở ra đời
- Trên thực tế,do có sự khác biệt giữa chu kỳ sản xuất-kinh doanh giữa
các doanh nghiệp,viêc thừa vốn ở doanh nghiệp này và thiếu vốn ở doanh
nghiệp khác là hiện tượng phổ biến và có tinh tất yếu. Trong điều kiện
thành phẩm của doanh nghiệp thừa tồn tại là nguyên, nhiên, vật liệu của
doanh nghiệp thiếu vốn, nếu quan hệ mua bán chịu được thực hiện trong
một thời gian nhất định thì đều có lợi. Đó chính là mối quan hệ tín dụng
thương mại.
- Để đảm bảo nguồn mua chịu trả nợ khi đúng hạn,bên cạnh sự tin tưởng,
người bán chịu còn đòi hỏi phải có 1 chứng cứ pháp lý , đó chính là giấy
chứng nhận mối quan hệ mua bán chịu,có thể do chủ nợ lập để đòi tiền
,hoặc do con nợ lập để cam kết trả tiền. Nó được gọi là “ký phiếu thương
mại” hay “thương phiếu”.
2. Khái niệm
Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam
kết thanh toán không điều kiện 1 số tiền nhất định trong 1 thời gian nhất định.
3. Hình thức: gồm 2 hình thức
a. Hối phiếu
- Khái niệm: là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị
ký phát thanh toán không điều kiện 1 số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc
vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
- Nội dung:
+ Từ “Hối phiếu”được ghi trên mặt trước của Hối phiếu.
+ Lệnh yêu cầu thanh toán không điều kiện 1 số tiền xác định.

+ Thời hạn thanh toán Hối phiếu.
+ Tên và địa chỉ của người bị ký phát.
+ Tên và địa chỉ của người thụ hưởng.
+ Địa chỉ và ngày ký phát hành.
+ Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát.
- Hối phiếu thiếu 1 trong những nội dung trên thì không có giá trị.
b. Lệnh phiếu
- Khái niệm:là chứng chỉ có giá cho người phát hành lập,cam kết thanh
toán không điều kiện 1 số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào 1 thời gian
nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
- Nội dung:
+ Từ “Lệnh phiếu” được ghi trên mặt trước của Lệnh phiếu.
+ Cam kết chi trả không điều kiện 1 số tiền xác định.
+ Thời hạn thanh toán Lệnh phiếu.
+ Địa điểm thanh toán Lệnh Phiếu.
+ Tên và địa điểm của người thụ hưởng.
+ Địa điểm và ngày ký phát hành.
+ Tên, địa chỉ và chữ ký của người phát hành.
4. Tính chất:
- Tính trừu tượng: Trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát
sinh khoản nợ mà chi phí các thông tin về số tiền phải trả,thời hạn trả tiền
và người trả tiền.
- Tính bắt buột: Quy định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ
hưởng đúng hạn,không được phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền.
- Tính lưu thông: Thương phiếu được chuyển nhượng từ người thụ hưởng
sang người khác bằng phương pháp ký hậu, nó có thể chuyển hóa ra tiền khi
mang đến ngân hang xin chiết khấu hoặc cầm cố.
5. Ưu ,nhược điểm
a. Ưu điểm:
- Thương phiếu đã trở thành 1 công cụ lưu thông tín dụng thay thế tiền

mặt,tiết kiệm tiền mặt và ghóp phần ổn định tiền tệ.
- Là cở sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu, bảo vệ quyền lợi của các
chủ thể trong tín dụng thương mại, loại bỏ được tình trạng nợ nần đẩy đưa
giữa các doanh nghiệp.
- Là loại tài sản đảm bảo chắc chắn khi ngân hàng nhận chiết khấu hay
nhận cho vay cầm cố,có tính thanh khoản cao.
- Bổ sung hàng hóa cho thị trường mở,tạo điều kiện cho Ngân Hàng Trng
Ương thực hiện tốt công tác điều khối tiền trong lưu thông.
- …
b. Nhược điểm:
- Do tính trừu tượng của thương phiếu sẽ dẫn đến tình trạng 2 doanh
nghiệp thông đồng nhau lập ra thương phiếu khống (Thương phiếu không
phát sinh từ quan hệ mua bán chịu) để mang đến Ngân Hàng xin chiết khấu
hoặc cầm cố Làm cho cơ sở đảm bảo của thương phiếu là tín dụng hàng 
hóa không thể tồn tại,số tiền cho vay được ngân hàng phát ra không có cơ
sở đảm bảo.
- Khó có thể mở rộng quy mô và thời gian mua bán chịu hàng hóa trong
trường hợp nhu cầu mua chịu quá lớn và thời gian quá lâu.
6. Chiết khấu thương phiếu
a. Khái niệm: Là hình thức tín dụng của ngân hàng Thương Mại, thực hiện
bằng việc Ngân Hàng mua lại thương phiếu chưa đáo hạn của khách hàng.
- Đăc điểm:khoản lãi phải trả ngay khi nhận vốn khoản lợi tức này sẽ 
được khấu trừ ngay tại thời điểm chiết khấu.
b. Ý nghĩa:
- Đối với người sở hữu thương phiếu: Giúp cho họ có tiền để đáp ứng nhu
cầu thanh toán,biến các thương phiếu chưa đến hạn thanh toán trở thành
phương tiện lưu động,phương thức thanh toán.
- Đối với ngân hàng: Tạo tài sản sinh lời cho ngân hàng vừa tạo ra 1 lực
lượng dự trữ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán.
IV. Chấp Phiếu Ngân Hàng

1. Khái niệm:
Chấp phiếu ngân hàng (BAs) là do công ty phát hành và được ngân hàng chấp nhận
thanh toán bằng cách đánh dấu chấp nhận lên, và để giảm mức độ rủi ro với ngân hàng
khi chủ thể phát hành hối phiếu không đảm bảo khả năng thanh toán thì ngân hàng
chấp nhận thanh toán thường yêu cầu chủ thể phát hành kí gửi một lượng tiền nhất
định trong ngân hàng và thường được bán lại trên thị trường thứ cấp với mệnh giá
thấp hơn số tiền ghi trên.
Khi đã được ngân hàng đóng dấu “chấp nhận” thanh toán thì nó sẽ trở thành chấp
phiếu (coi như đã được ngân hàng bảo đảm chi trả).Trên chấp phiếu ghi rõ ngày và số
tiền cần thanh toán. Các chấp phiếu có thời hạn từ 30-270 ngày (trong vòng 90 ngày là
phổ biến) và được xem là công cụ tài chính ngắn hạn có chất lượng thượng đẳng: kì
hạn ngắn, rủi ro thấp, tính linh hoạt cao là phương tiện tài trợ có chi phí thấp Do đó
chấp phiếu ngân hàng có một thị trường thứ cấp ưu việt.
2.Chủ thể tham gia
gồm 3 đối tượng cở bản
• Là người phát hành hối phiếu ,trái phiếu…người có nhu cầu về vốn và đi vay
Vd:doanh nghiệp,tổ chức,cá nhân
• Là người chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng khi đến thời hạn.
Vd:VietinBank, ACB, DongABank
• Là người hưởng quyền lợi từ người ký phát,do người ký phát chỉ định…
Vd: Doanh nghiệp, cá nhân…
3. Đặc điểm của chấp phiếu
• Một là, ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán.
Trong quan hệ buôn bán với nhau, việc không chắc chắn về năng lực tài chính và khả
năng thanh toán của đối tác là một điều dễ hiểu. Do vậy nhu cầu cần có người bảo
lãnh, đảm bảo cho đối tác về mặt thanh toán là một xu hướng tất yếu. Người bán cần
một ngân hàng uy tín chấp nhận thay mặt doanh nghiệp đối tác trả nợ cho mình trong
trường hợp đối tác mất khả năng thanh toán nợ nần cho mình.Như vậy, khi ngân hàng
đóng dấu chấp nhận bảo lãnh thanh toán thì người trả tiền bây giờ không còn là người
mua hàng nữa mà là ngân hàng bảo lãnh. Ngân hàng sẽ yêu cầu người mua chịu phải

kí quỹ vào gửi ngân hàng một phần hoặc toàn bộ giá trị nhất định, hoặc ngân hàng sẽ
đồng ý cho vay để thanh toán, bên cạnh đó ngân hàng sẽ thu một khoản phiếu đảm
bảo thanh toán.
• Hai là, người sở hữu chấp phiếu có thể bán lại chấp phiếu trên thị trường tiền tệ
với giá chiết khấu.
Do được ngân hàng chấp nhận thanh toán nên chấp phiếu ngân hàng là một công cụ
nợ có độ an toàn khá cao. Khi cần tiền mặt gấp thì người chủ sở hữu chấp phiếu sẽ có
thể đem bán chúng trên thị trường tiền tệ.
Các công ty muốn phát hành phải kí gửi một món tiền bắt buộc vào tài khoản của họ
tại ngân hàng hoặc được ngân hàng đồng ý cho vay để đảm bảo khả năng chi trả tối
thiểu.Điều này nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng với tư cách chấp nhận thanh toán.
4.Ưu điểm chấp phiếu
• Chấp phiếu ngân hàng thường được sử dụng trong ngoại thương, xuất nhập
khẩu hoặc trong thị trường mua bán chịu. Khi mà người bán không tin vào khả
năng thanh toán của người mua thì họ sẽ yêu cầu người mua đảm bảo thanh
toán từ ngân hàng có uy tín, khi đã được ngân hàng kí dấu “chấp nhận” chi trả,
thì lúc này người trả tiền không phải là người mua nữa mà là ngân hàng, do vậy
người bán được đảm bảo khá chắc chắn về khả năng thanh toán.
• Do được ngân hàng chấp nhận thanh toán nên các chấp phiếu là một công cụ
nợ có độ an toàn khá cao, nhất là khi ngân hàng chấp nhận là những ngân hàng
lớn, có uy tín. Đồng thời, chấp phiếu có thể được đem bán lại trên thị trường
thứ cấp với giá chiết khấu, nhỏ hơn mệnh giá khi cần vốn
• Giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của đối tác trong trường hợp đối tác
yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng;
• Giúp tăng độ tin cậy của doanh nghiệp với đối tác của mình bằng bảo lãnh từ
một ngân hàng có uy tín;
• Giúp gia tăng cơ hội vay vốn cho doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh.
.5. Hạn chế của chấp phiếu
 Do thời hạn ngắn nên những biến động về giá của các công cụ tài chính do ảnh
hưởng của sự biến động lãi suất thị trường là không đáng kể, các công cụ của

thị trường tiền tệ thường được phát hành theo dạng được chuẩn mực hóa cao và
thị trường thứ cấp của chúng rất phát triển. Hơn nữa thông thường các công cụ
này được đảm bảo bằng tài sản hoặc các dạng đảm bảo khác của người đi vay
chúng là những công cụ đầu tư có tính thanh khoản cao và ít rủi ro. Do đó dẫn
đến lợi nhuận đem lại từ chấp phiếu ngân hàng thấp hơn so với các công cụ thị
trường vốn dài hạn.
 Một khi rủi ro thì NH sẽ mất uy tín,không còn sự tín nhiệm của khách
hàng.Bên cạnh là do giả mạo chữ ký,con dấu của người lãnh đạo để đạt mục
đích.
 Hình thức chấp phiếu ngân hàng còn chưa thực sự phát triển ở Việt Nam
6.Tình hình sử dụng chấp phiếu tại Việt Nam
Trong các giao dịch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đi các nước, phương thức thanh
toán phổ biến nhất và được các doanh nghiệp Việt Nam (nhất là doanh nghiệp vừa và
nhỏ) ưu chuộng nhất hiện nay là thanh toán theo tín dụng chứng từ (gọi tắt là thanh
toán L/C-letter of credict). Các thông lệ và tập quán liên quan đến L/C được quy định
chi tiết trong các bộ quy tắc UCP 600 của phòng thương mại quốc tế ICC. Về bản chất
L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng phát hành. Do vậy, nhà
xuất khẩu Việt Nam có thể an tâm về khả năng thanh toán của người mua hàng.
Nhưng không phải cứ có L/C là có tiền.Nguyên nhân là các rủi ro có thể xảy đến từ
bản chất cam kết thanh toán có điều kiện của L/C rất dễ bị các doanh nghiệp Việt
Nam không chú ý khiến cho bộ hồ sơ gặp lỗi và ngân hàng từ chối chi trả. Hình thức
chấp phiếu ngân hàng còn chưa thực sự phát triển ở Việt Nam
V. Hợp Đồng Mua Bán Lại
1. Khái niệm:
Hợp đồng mua bán lại (Repurchase agreement- Repo): Đây là một thỏa thuận
mua-bán (thông thường là tín phiếu kho bạc hay trái phiếu chính phủ) theo đó
người mua đồng ý mua lại chứng khoán theo giá thỏa thuận với thời gian được
ấn định. Repo không chỉ là phương tiện đầu tư rộng rãi trên thị trường tiền tệ
mà ngân hàng trung ương cũng áp dụng trên thị trường mở (open market) như
một phương pháp điều chỉnh cung-cầu tiền tệ.

2. Đặc điểm:
- Hợp đồng Repo thể hiện một khoản vay có bảo đảm. Khoản lãi trả cho
người cho vay chính là phần chênh lệch giữa giá bán ban đầu thấp hơn
giá mua lại chứng khoán đó. Ngoài ra, giá trị thực tế của khoản vay
thường thấp hơn giá trị thị trường của chứng khoán làm tài sản cầm cố.
Phần chênh lệch này cao hay thấp phụ thuộc mức độ an toàn của tài sản
cầm cố. Ví dụ, nếu người cho vay chỉ cho vay 90% giá trị theo thị
trường của chứng khoán thì khoản chênh lệch là 10%.
- Bên cạnh đó, hợp đồng Repo cũng thể hiện giao dịch mua và bán hẳn do
trong hợp đồng có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản cầm cố. Người
mua trong giao dịch Repo có quyền kinh doanh chứng khoán đã mua
trong suốt thời hạn của hợp đồng Repo thể hiện sự chuyển giao quyền
sở hữu. Đặc điểm này không xuất hiện trong các hợp đồng cho vay có
tài sản cầm cố.
- Người bán chứng khoán (người đi vay) có quyền thay thế tài sản cầm cố
nhưng phải đảm bảo thực hiện các điều khoản gắn liền với thị trường.
- Kỳ hạn hợp đồng ngắn và được điều chỉnh để đáp ứng một cách chính
xác các nhu cầu đầu tư đa dạng. Các kỳ hạn chuẩn, phổ biến của hợp
đồng Repo là qua đêm, vài ngày hoặc 1, 2 hay 3 tuần hoặc 1, 2, 3 hoặc 6
tháng. Nhưng còn có các hợp đồng Repo mà kỳ hạn có thể được thương
lượng hoặc để mở và được duy trì liên tục cho đến khi một trong 2 bên
yêu cầu chấm dứt hợp đồng. Các hợp đồng duy trì liên tục giống với
một loạt các hợp đồng Repo qua đêm theo đó lãi suất và giá trị khoản
vốn đầu tư được xem xét lại hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp với
thực trạng của thị trường. Ví dụ, nếu giá thị trường của các chứng khoán
làm tài sản cầm cố giảm dưới giá trị do 2 bên đã thoả thuận thì người đi
vay có thể sẽ bị yêu cầu hoàn trả vốn hoặc trao thêm chứng khoán.
3. Một hợp đồng repo sẽ phải quy định rõ các điều khoản
- Tư cách của các bên tham gia giao dịch.
- Quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi bên.

- Tài sản đảm bảo.
- Tài sản dùng để repo: trái phiếu, cổ phiếu, hay các chứng khoán khác.
Trên thế giới, loại chứng khoán được sử dụng nhiều nhất là trái phiếu
chính phủ vì tính an toàn của nó.
- Cách tính lãi suất repo, thời hạn của hợp đồng, phương pháp định giá lại
chứng khoán cơ sở, biên độ dao động, khoản giảm trừ.
- Các điều khoản xử lý các vấn đề phát sinh trong thời gian thực hiện
repo.
- Các điều khoản khác.
Để hoạt động repo diễn ra suôn sẻ và tránh thiệt hại cho mỗi bên khi giá chứng khoán
repo bị biến động bởi thị trường, các bên tham gia thường thỏa thuận với nhau một
biên độ dao động giá hay một khoản giảm trừ đối với các chứng khoán repo. Vì thế,
giá của các chứng khoán cơ sở thường thấp hơn so với giá thị trường. Khoản giảm trừ
này là tương đối nhỏ đối với các trái phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ, và lớn hơn
đối với cổ phiếu.
4. Quy trình thực hiện một hợp đồng mua bán lại:
Hiện nay, ở Việt Nam, repo là nghiệp vụ do CTCK đưa ra để mua có kỳ hạn các loại
cổ phiếu chưa niêm yết, chưa lên sàn; với các cổ phiếu đã niêm yết thì có dịch vụ cầm
cố.
Cụ thể:
- Nếu nhà đầu tư có cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn và đang cần tiền thì có
thể mang đến CTCK để repo, cổ phiếu mang đi repo phải có tên trong danh
sách cổ phiếu mà CTCK chấp nhận repo, nếu cổ phiếu của nhà đầu tư được
chấp nhận thì CTCK sẽ làm một hợp đồng có thời hạn 3 tháng, 6 tháng, hoặc 1
năm, đồng thời nhà đầu tư phải làm giấy chuyển nhượng cổ phiếu này sang tên
CTCK theo đúng thời hạn ghi trên hợp đồng, điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ
bán số cổ phiếu này cho CTCK trong thời hạn đó
- Khi hết hạn nhà đầu tư mang tiền đến thanh lý hợp đồng, CTCK sẽ làm giấy
chuyển nhượng sang tên lại cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải trả lại số tiền bằng
giá CTCK mua ban đầu + lãi suất cho vay tùy theo thời hạn repo.

5. Ưu điểm của hợp đồng mua bán lại:
Việc thực nghiệp nghiệp vụ repo góp phần làm tăng tính thanh khoản cho thị trường,
tăng hiệu quả đồng vốn kinh doanh cho nhà đầu tư và đem lại cho nhà đầu tư một số
lợi ích sau:
- Nhà đầu tư vẫn có quyền sở hữu cổ phiếu khi mua lại cổ phiếu đã bán sau kỳ
hạn nhất định. Nói cách khác, nhà đầu tư không phải bán cổ phiếu với giá thấp
khi cần vốn.
- Trong thời hạn chuyển nhượng, nhà đầu tư vẫn được hưởng cổ tức và các
quyền lợi phát sinh khác từ cổ phiếu chuyển nhượng.
- Nếu nhà đầu tư được CTCK nhận mua cổ phiếu với giá tương đối cao, sát với
thị giá giao dịch của cổ phiếu trên thị trường, thì họ sẽ tận dụng được tối đa
nguồn vốn đầu tư đã bỏ ra.
- Nhà đầu tư còn được CTCK cung cấp các thông tin chi tiết, liên quan đến cổ
phiếu trong hợp đồng repo
6. Hạn chế của nghiệp vụ Repo
- Tăng tốc độ xuống dốc của thị trường
Trên thực tế, những rủi ro của việc REPO cổ phiếu trong năm 2008 và 2009 là do
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế vĩ mô diễn biến phức tạp đã khiến kết quả sản
xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, nhiều công ty rơi vào tình trạng
thua lỗ khiến giá cổ phiếu giảm mạnh. Từ đó, nhiều hợp đồng REPO đã không tất
toán được như cam kết, gây rủi ro cho nhà đầu tư lẫn các công ty chứng khoán.
- Tình trạng mất thanh khoản của thị trường làm ảnh hưởng tới việc xử lý các
hợp đồng REPO
Với tình hình ảm đạm của thị trường chứng khoán năm 2008 - 2009, hiệu quả đầu tư
của nhà đầu tư cũng giảm sút, khả năng trả nợ hay bổ sung tài sản của các nhà đầu tư
vì thế cũng giảm theo, dẫn đến hoạt động REPO cổ phiếu tại các công ty chứng khoán
gặp rất nhiều khó khăn.
- Góp phần làm tăng ảo giá cổ phiếu
Việc thực hiện REPO để đầu tư chứng khoán cũng giống như hoạt động đầu tư mạo
hiểm. Nhà đầu tư tận dụng nguồn vốn của các công ty chứng khoán để REPO cổ phiếu

rồi dùng tiền mua tiếp cổ phiếu khiến giá bị đẩy lên, một khi các nhà đầu tư đặt lệnh
mua với khối lượng lớn sẽ tạo cầu ảo và đẩy giá cổ phiếu tăng cao mà không phải là
sự tăng trưởng thực của các doanh nghiệp. Chính điều này tạo điều kiện cho một số
nhà đầu cơ lợi dụng để trục lợi và làm lũng đoạn thị trường.
7. Giải pháp hoàn thiện
Nhằm tránh rủi ro cho các nhà đầu tư, các công ty chứng khoán và giúp hoạt động
REPO phát triển ổn định và bền vững, theo chúng tôi cần có một số giải pháp sau:
- Một là, quản lý rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ REPO bằng
cách: Quy định cụ thể các tỷ lệ an toàn cho các công ty chứng khoán và tỷ lệ ký
quỹ đối với các nhà đầu tư; xây dựng các thông số ký quỹ cho từng trường hợp;
định kỳ báo cáo với Ủy ban Chứng khoán về các giao dịch REPO để cập nhật
thông tin thị trường và có biện pháp điều chỉnh khi cần thiết.
- Hai là, cần có những biện pháp cưỡng chế, xử phạt nghiêm đối với những
trường hợp gian lận trong giao dịch nhằm trục lợi bất chính. Hạn chế tối đa tình
trạng thông tin bất cân xứng gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
- Ba là, tăng cường hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm REPO đến với
khách hàng, bằng nhiều cách: Thông tin đại chúng, gửi thư hoặc điện thoại;
thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề, cử nhân viên trực tiếp tư
vấn cho khách hàng,
- Bốn là, nâng cao năng lực quản trị rủi ro và kiểm soát hoạt động REPO một
cách chặt chẽ. Xây dựng quy trình thẩm định cổ phiếu OTC, tăng cường công
tác thẩm định chất lượng khoản REPO cũng như năng lực tài chính và thiện chí
trả nợ khách hàng
Trên thế giới các hợp đồng Repo gần như thay thế các khoản cho vay của ngân hàng
trung ương. Và ở Việt Nam, các thành viên trên thị trường tiền tệ đã sử dụng các hợp
đồng mua lại trong quan hệ vay mượn nhau. Nhưng chỉ từ tháng 7 năm 2000, các hợp
đồng mua lại và mua lại đảo ngược bắt đầu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử
dụng là một trong các công cụ điều hành chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở).
Đến nay, công cụ này đã ngày càng phát huy vai trò là một công cụ chủ yếu nhằm
điều tiết tiền tệ của các Tổ chức tín dụng.

B.CÔNG CỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN
I.Cổ Phiếu
1. Khái niệm:
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu vốn góp vào công ty được
hưởng một khoản cổ tức theo định kỳ.
2.Đặc điểm:
- Giá cổ phiếu biến động rất mạnh. Ví dụ : tại sàn HoSe, CLL của đầu tư và phát
triển đô thị dầu khí Cửu Long tăng 54,4%, từ ngày 31/12 là 15,9 ngày 30/12
là 10,3.
- Tính thanh khoản cao: cổ phiếu có thể chuyển nhượng bất cứ lúc nào ở giao
dịch thị trường biến thành tiền giấy. Tuy nhiên tính thanh khoản cổ phiếu
phụ thuộc vào hiều yếu tố như: kết quả kinh doanh tổ chức phát hành cổ
phiếu, nhu cầu của nhà đầu tư,…Ngoài ra các nhân tố khác đầu cơ lũng đoạn
chứng khoán của các cá nhân, tổ chức nhằm tạo ra cung cầu chứng khoán
giả tạo cũng làm tính thanh khoản bị méo mó.
- Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị tài sản thật sự, tính lưu thông giúp
chủ sở hữu thực hiện nhiều hoạt động như thừa kế, tặng, cho để thực hiện
nghĩa vụ tài sản của mình.
Ví dụ:theo thông tin ngày 16/8/2013, mã cổ phiếu FLC của công ty cổ phần
tập đoàn đã chuyển nhượng hơn một triệu cổ phiếu trong phiên ATC
- Tính tư bản giả: tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên cổ phiếu không
phải là tiền mà nó chỉ là được đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá cổ phiếu cũng
không phản ánh đúng giá cổ phiếu bởi vì cổ phiếu chỉ là đối tượng giao dịch,
giá cả của nó chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố như kinh tế, chính trị, xã
hội, khiến giá cổ phiếu thay đổi. Cổ phiếu phổ thông thì mệnh giá mang tính
chất danh nghĩa do giá trị được quy định bằng thị trường, cổ phiếu ưu đãi
gần với giá trị thực tế hơn vì cổ tức được tính toán theo một số phần trăm
nhất định của mệnh giá.
- Tính rủi ro: chủ yếu đối với người sở hữu cổ phiếu. Cổ phiếu đã mua không
trả lại vốn cũ. Người đầu cơ cổ phiếu chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào danh

lợi xí nghiệp lãi nhiều chia nhiều lãi ít chia ít, không có lãi thì không chia,còn
nếu thua lỗ thì cùng chịu thiệt hại, có thể bị phá sản và không thu lại được
vốn. Ngoài ra giá cổ phiếu còn phụ thuộc vào tâm lý của số đông nhà đầu tư
khi nắm bắt thông tin không chính xác hoặc thiếu hiểu biết khiến cổ phiếu
càng rủi ro hơn.
Ví dụ ngày 25/02/2013 mã cổ phiếu KHB có giá là 15,2 nhưng ngày
16/09/2013 cổ phiếu này có giá là 2
- Không có kỳ hạn và không hoàn vốn
- Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả kinh doanh sản xuất của
doanh nghiệp
3. Phân loại
Có rất nhiều cách thức để phân loại cổ phiếu
• Nếu căn cứ vào hình thức thì có hai loại cổ phiếu đó là cổ phiếu vô danh và cổ
phiếu hướng danh.
• Căn cứ theo phương thức góp vốn: cổ phiếu hiện kim và cổ phiếu hiện vật
• Căn cứ theo quyền lợi được hưởng thì cổ phiếu gồm hai loại phổ biến: cổ phiếu
ưu đãi và cổ phiếu phổ thông.
Cổ phiếu phổ thông là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty
và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong công
ty.
Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty đồng thời cho
phép người nắm giư loại cổ phiếu này đựơc hưởng một số quyền lợi ưu tiên so với
cổ phiếu phổ thông.
Các quyền lợi ưu tiên của cổ phiếu ưu đãi:
 Thu nhập của người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không phụ thuộc vào chính
sách chia lãi hàng năm trong công ty
 Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được trả cổ tức cao hơn so với cổ phần phổ
thông (K1,Đ82-LDN2005).
Tuy nhiên người chỉ nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền tham gia đại hội cổ
đông, bầu cử ban quản trị, tham gia quyết sách kinh doanh xí nghiệp mà chỉ có

người nắm giữ cổ phiếu phổ thông hoặc người được ủy quyền mới có quyền tham
gia.
Tình hình cổ phiếu trên thị trường Việt Nam: các công ty cổ phần và doanh nghiệp
nhà nước ở Việt Nam có quyền phát hành cổ phiếu theo quy định của luật công ty
và luật doanh nghiệp nhà nước ngày 17/9/1994. Hiện có hơn 500 công ty cổ phần
và 6000 doanh nghiệp nhà nước trong đó chỉ có ít doanh nghiệp có cổ phiếu nhưng
những cổ phiếu này ít lưu thông chủ yếu do cổ đông nắm giữ. Sự non yếu trong thị
trường vốn, thiếu vốn thì phát hành cổ phiếu tạo ra vốn sản xuất. Như vào năm
1997, với việc SACOM phát hành 240 cổ phiếu với mệnh giá 500,000 và đã khiến tài
sản công ty tăng lên 10 lần.
II.Trái Phiếu
1. Khái niệm
Trái phiếu là một loại chứng khoán xác nhận một khoảng vốn cho vay và quyền
được hưởng mức thu nhập theo định kỳ. Người mua trái phiếu là chủ nợ của đơn
vị phát hành và sẽ được hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn.
2. Phân loại
• Phân loại theo người phát hành:
- Trái phiếu của Chính phủ: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, chính
phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức
kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất
trên thị trường; Vì vậy, Trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán
có ít rủi ro nhất.
- Trái phiếu của doanh nghiệp: Là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà
nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng
vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng.
- Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: các tổ chức này có thể
phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động.
• Phân loại lợi tức trái phiếu
- Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định
theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.

- Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi
tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có
sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.
- Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là loại trái phiếu mà người mua không
nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết
khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.
• Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành
- Trái phiếu bảo đảm: Là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản
có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả
năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số
tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số
loại chủ yếu sau:
+ Trái phiếu có tài sản cầm cố: Là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người
phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ.
Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu
phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.
+ Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại trái phiếu được
bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng
khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm.
- Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản
làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.
• Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu
- Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và
trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền
lợi.
- Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ
sách của người phát hành.
• Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu
- Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái
chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy

định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.
- Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu có kèm theo phiếu
cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của
công ty.
- Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được
quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh
toán.
3. Đặc điểm
- Một trái phiếu thông thường có ba đặc trưng chính:
+ Mệnh giá (tiền gốc): là số tiền thanh toán cho người sở hữu trái phiếu tại
thời điểm đáo hạn của trái phiếu. Số tiền gốc được ghi cụ thể trên mỗi
trái phiếu. Do đó, giá trị số tiền gốc còn được gọi là giá trị đáo hạn của
trái phiếu.
+ Lãi suất: là số tiền lãi thực thanh toán định kỳ cho người sở hữu trái
phiếu. Lãi suất của các loại trái phiếu khác nhau tùy thuộc vào độ rủi ro
của nó. Trái phiếu chính phủ được xem là an toàn nhất nên lãi suất cũng
thấp nhất, trái phiếu của những công ty mới ra đời có lãi suất cao hơn để
thu hút người mua chịu chấp nhận độ rủi ro cao hơn.
+ Kỳ hạn: trái phiếu thường có kỳ hạn cố định. Nhà phát hành sẽ trả lãi
định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.
- Trái phiếu là công cụ nợ. Phát hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu
là cho nhà phát hành vay vốn và như vậy, trái chủ là chủ nợ của nhà phát
hành. Là chủ nợ, người nắm giữ trái phiếu có quyền đòi các khoản thanh
toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn, song không có quyền tham
gia vào những vấn đề của nhà phát hành.
- Lãi suất của các trái phiếu thường khác nhau, được quy định bởi các yếu tố:
+ Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ
thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của Ngân hàng Nhà
nước, mức độ thâm hụt ngân sách của Chính phủ và phương thức tài trợ
thâm hụt đó.

+ Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc
rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng
lớn, lãi suất càng cao.
+ Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như
nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
4. Lợi ích và rủi ro khi đầu tư trái phiếu
 Lợi ích
- Trái phiếu là công cụ nợ có độ tin cậy cao nhất, đặc biệt là trái phiếu chính
phủ.
- Trong môi trường lạm phát thấp, đầu tư trái phiếu là một cách an toàn để
duy trì nguồn thu nhập thường xuyên.
- Khi TTCK biến động, đầu tư trái phiếu là một cách giúp đảm bảo an toàn
vốn đầu tư và phân tán rủi ro.
- Dù làm ăn kém hiệu quả, công ty vẫn phải trả đủ tiền lãi, không cắt giảm
hoặc bỏ như cổ phiếu. Nếu công ty ngừng hoạt động, thanh lý tài sản, trái
chủ được trả tiền trước người có cổ phần ưu đãi và cổ phần thông thường.
 Rủi ro
- Rủi ro tín nhiệm: mức độ rủi ro tín nhiệm của trái phiếu được đánh giá dựa
trên các yếu tố kinh tế và khả năng hoàn trả lãi và gốc trái phiếu của nhà
phát hành.
Trái phiếu chính phủ thường được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất, vì
Chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ. Các công ty
không có những quyền đó, do vậy trái phiếu công ty có mức độ rủi ro cao
hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư. Rủi ro tín nhiệm được thể
hiện qua hệ số tín nhiệm. Hệ số tín nhiệm càng cao thì trái phiếu được coi
là càng an toàn.
- Rủi ro lãi suất: lãi suất thị trường càng tăng, giá trái phiếu càng giảm và
ngược lại.
Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ sẽ
tăng. Bởi lãi suất định kỳ của trái phiếu đã được ấn định từ trước, lãi suất

thị trường giảm làm cho các trái phiếu cũ với mức lãi suất cao hơn trở nên
hấp dẫn hơn.
Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ tăng giá càng cao.
Ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm. Trái phiếu có
thời gian đáo hạn càng dài thì mức giảm giá càng lớn.
- Rủi ro lạm phát: lạm phát là kẻ thù của nhà đầu tư trái phiếu, bởi nó ăn
mòn giá trị đồng tiền. Lạm phát càng cao, lãi suất thực của trái phiếu (bằng
lãi suất danh nghĩa của trái phiếu trừ lạm phát) càng giảm, do vậy làm mất
giá trị của trái phiếu. Ví dụ: nếu một trái phiếu trả lãi 8%/năm, lạm phát
bình quân 5% thì lãi suất thực của trái phiếu là 3%; nếu lạm phát tăng lên
7%, lãi suất thực chỉ còn 1%.
- Rủi ro thanh khoản: khi nhà đầu tư trái phiếu cần tiền mặt mà thị trường lại
thiếu tính thanh khoản, sẽ khó lòng tìm được người sẵn sàng mua lại trái
phiếu, hoặc nếu tìm được thì phải bán lại với giá rẻ hơn so với giá trị thực
của trái phiếu.
- Rủi ro khi thị trường chứng khoán (TTCK) sụt giá mạnh: thông thường, giá
trái phiếu không biến động nhiều như giá cổ phiếu, do vậy khi TTCK sụt
giá mạnh, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển đầu tư từ cổ phiếu sang trái
phiếu, qua đó đẩy giá trái phiếu tăng lên. Tuy nhiên, khi TTCK đã xuống
đến mức đáy, nhà đầu tư lại có xu hướng chuyển sang cổ phiếu đang ở mức
giá thấp, điều đó làm giá trái phiếu giảm trở lại.

×