TAP CHÍ KHOA HỌC OHQGHN. KHTN & CN. T.xx, sỗ 4PT 2004
NGHIÊN CỨU HOẠCH ĐỊNH Tổ CHỨC KHÔNG GIAN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ sử DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN,
BÃO VỆ MÔI TRƯỜNG CẤP TÌNH, HUYỆN
(N g h iê n c ứ u m ẩ u t ỉn h L à o C a i)
N guyễn C ao H uần
Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội
Đ ặt v ấ n đề
Chiến lược phát triển kinh tê - xã hội của nước ta giai đoạn 2001 - 2010 đã được Đại
hội Đảng lần th ứ IX thông qua là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững,-tăng trưởng
kinh tế di đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường"; Chủ động gắn
kết yêu cầu cải th iện môi trường trong mỗi quy hoạch, kê hoạch, chương trình và dự án phát
triển kinh tế - xã hội, coi yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng dánh giá các giải
pháp phát triến.
Lào Cai là một tinh vùng cao biên giới phía bắc của Việt Nam, có vị trí chiến lược
quan trọng về an ninh quốc phòng và nằm trong hành lang kinh tế quốc tế Côn Minh
(Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng. Tỉnh Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên sinh vật, tài nguyên 'du lịch phong phú và có đặc điểm k hí hậu, thủy văn cùng điều
kiện kinh t ế - xã hội rất đặc th ù so với các tỉnh miền núi khác. Trong quá trình thực hiện
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cùng vói sự gia tăng khai thác các nguồn tài nguyên của
tính nhăm ph át triển m ạnh kinh t ế - xã hội thì những vấn đề về môi trưòng ngày càng trở
nên bửc xúc, đặc biệt môi trường các khu đô thị - công nghiệp sẽ bị suy thoái, phát triển
kinh tế - xà hội sẽ không bền vững. Vì vậy cần th iết phải tiến hành hoạch định chiến lược tổ
chức không gian khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bào vệ mòi trường, tạo cơ sở khoa
học cho k ế hoạch hóa công tác bảo vệ môi trvlòng của tỉn h, góp ph ần xây dựng tinh Lào Cai
phát triển bền vũng trong tiến trìn h công nghiệp hóa và hiện đại hóa vào nhũn g th ập kỷ
đầu của thê kỳ XXI.
1. Cơ sờ lý lu ận v ề tổ ch ứ c khô ng gia n k h ai thác , sử d ụ n g hợp lý tài ng uyê n và bảo
vệ môi trư ờ n g tỉn h L ào Cai
Tô’ chức không gian khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh
Lào Cai đến năm 2010 dược thực hiện dựa trên cơ sở lý luận khoa học về tổ chức lãnh thổ,
cánh quan học ứng dụng và thực tiễn của hiện trạng nguồn lực tự nhiên, nhân văn và định
hưống ph át triển kinh tế của tỉn h trong mối quan hệ phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
1.1. Một sô lý thuyết phát triển xét từ góc độ kinh tê lãnh tho
■ Lý thuyết tăng trưởng nội sinh nhấn m ạnh đến năng lực sàn xu ất bên trong của
vùng, khà năn g chung của các yếu tô đầu vào như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và
55
56
Nguyền Cao Huán
công nghệ để xác định năng lực sản xuất của lănh thổ. Dựa vào lý thuy ết tăng trưởng nội
sinh, tổ chức không gian khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bào vệ môi trư ờng Lào Cai
phải dựa vào chính các nguồn lực tự nhiên (đất, rừng, khoáng sản) sẵn có và nguồn lực kinh
tế - xã hội của tỉnh ở hiện tạ i và tương lai (nguồn lao động, tr í tuệ, khoa học công nghệ,
chính sách ).
- Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh dựa vào xuất khẩu để phát triển vùng. Sự tảng
trường kinh tê tỉnh Lào Cai được xác định bởi việc khai thác các lợi thê tự nhiên của vùng
và sự tăng trưởng của cơ sỏ sản x uất - xu ất khẩu chịu ảnh hưởng của mức cầu bên ngoài, từ
các vùng khác ở trong nước cũng nh ư từ nước ngoài.
- Lý thuyết cực chú trọng vào những lãnh thô’ làm p hát sinh sự tăn g trưởng kinh tế
của lãnh thổ, cho rằng công nghiệp và dịch vụ có vai trò lớn đối với sự tăng trương của vùng.
Lý thuyết cực cùng với lý th uyết trung tâm đòi hỏi phải p hát triển kinh t ế lãn h thổ theo
hướng có trọng điểm. Đôì với Lào Cai phải mồ rộng và p hát triển các đô thị, khu công
nghiệp và thương mại (thị xã Lào Cai - Cam Đưòng, Sa Pa, Bảo Thắng, Bắc Hà ).
- Lý thuyết (quan niệm) về phát triển và bảo vệ môi trường: Nhiều nghiên cứu đã
khảng định trong giai đ oạn hiện nay phát triển kinh tế phải b ển vững môi trường và xã hội.
Tô chức lảnh thổ p hát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và các ngành
khác của tỉnh phải chú ý tới bảo vệ môi trường: phòng chông và giảm thiển các tai biến
thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm do các hoạt động kinh tế gây ra.
1.2. Các nguyên tắc tô chức không gian
Khi thực hiện tổ chức không gian khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trư ờ n g G ấp t ỉn h , h u y ệ n p h ả i đ ả m bả o c ác n g u yên tắ c cơ b à n sa u : (i) P h ả i t h ỏ a m ã n n h u cầ u
về khả năng tài nguyên và nhu cầu xã hội, đảm bảo lợi ích cho cộng đổng và dạ t hiệu quả
kinh tê xã hội cao; (ii) Đảm bảo tính phù hợp vối trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa
học công nghệ; (iii) Phải kiên th iết được các khu nhân (trun g tâm đó thị. khu vực ngoại vi)
để tạo nên sửc h út kinh tế.
1.3. Quy trình và nội dung các bước nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian
Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện được tiến hành theo 3 bước sau
(hình 1):
- Bước I cần thực hiện 3 nhiệm vụ chính: (1.1) Đánh giá điều kiện tự nhiên và tiềm
năng tài nguyên thiên nhiên: từ kết quà điều tra , khảo sát tiến hành đánh giá tiềm nảng
sán xuất các diều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho n hững mục tiêu ph át triển kinh
tê (nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, khai thác khoáng sản, bảo vệ thiên nhiên). Thực chất,
dây là đánh giá thích nghi sinh th ái của các đơn vị địa tổng th ể đôì với các loại hình sử dụng
đất chủ yếu; (1.2) Phân tích tinh hình khai thác tài nguyên và phát triền kinh tế- xã hội: tập
tru ng phân tích thực trạ ng khai thác, sử dụng tài nguyên, p hát triển kinh tê theo ngành và
Nghiên cứu hoạch định (6 chức khỏnu gian phái triển kính tế
57
theo lãnh thô’ ở các mốc thời gian quan trọng, đặc biệt chú ý thực trạn g hiện nay nhằm phát
hiện nhũ ng mặt hợp lý, những tồn tại và những mâu thuẫn; (1.3) Đánh giá hiện trạng và
diễn biến môi trường, tai biến thiên nhiên: phải khẳng định được chất lượng môi trường hiện
tại và diễn biến môi trường liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, phát
triển kinh tế đã nêu ở nhiệm vụ 1.2.
Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tê' và sử đụng hợp
lý tà i nguyên, bảo vệ môi trưòng cấp tỉnh, huyện
- Bước II gồm 2 nhiệm vụ chính: (II. 1) Phân tích quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội
của địa phương và (II.2) Dự báo môi trường và tai biến thiên nhiên. Kết quả dự báo sẽ là tài
liệu quan trọng cho việc xem xét lại bản quy hoạch phá t triển kinh tế - xã hội đã xây dựng;
trong trưòng hợp cần thiết phải điều chỉnh lại cho hợp lý.
- Bước III: Định hướng tổ chức không gian khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường sẽ dược xây dựng trên cơ sở phân tích k ết qu ả nghiên cứu theo các nhiệm
vụ 1.1,1.2, II. 1 và 11.2 ỏ bước I và II.
2. V ai t rò các n g uồn lực v à cá c v ân đề m ôi trư ờ n g liên qua n đ ế n tổ chức k hôn g gia n
p h á t triển k in h t ế và sử dụ n g tà i ng uyên, bảo vệ m ô i trư ờ ng tỉn h L ào C ai
2.1. Các nguồn lực tự nhiên và kinh tế- xã hội - nhãn văn
Vị trí địa lý: VỊ tr í cửa khẩu quốc tế tạo điều kiện th uận lợi cho tỉn h Lào Cai phát
triển thương mại, du lịch - dịch vụ với vùng tây nam Trung Quốc, đồng thòi cũng tạo những
thách thức yêu cầu ph ải đầu tu ph át triển kin h tế, nếu không Lào Cai sẽ không trở thành
thị trường tiêu thụ, bị ảnh hưỏng lôi cuốn và p hụ thuộc vào nền kinh tế của tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc.
Nguyền Cao Huấn
Nguồn lực điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Địa hình phân cắt mạnh mẽ
và có tính c hất phân bậc làm p hân hóa điều kiện tự nhiên lãn h tho theo đai cao với nhũng
địa h ình đặc thù độc đáo nh ư đ ỉnh Fanxipăng cao n hất Đông Dương; bãi đá cổ Hầu Thào;
khu du lịch núi Hàm Rồng, Thác Bạc, cầu Mây; quần th ể hang động Mường Vi; thác Sam
Ca thuộc k hu Cốc San Khí hậu phân hóa rõ theo đai cao với các yếu tố nhiệt đới đ an xen á
nhiệt đói, ôn đới trên núi, quan hệ chặt chẽ với địa hình địa phương, đặc biệt phân hóa theo
hướng đông - tây Hoàng Liên Sơn. Tài nguyên nước phong phú (9,5 tỷ m3/nàm ), trong đó tài
nguyên nước khoáng có thể khai thác cho mục đích sản xu ất hàng hóa. Thổ nhưỡng p hân
hóa đa dạn g với 10 nhóm đất (nhóm đ ất đỏ vàng chiếm đa sô' với 45,5% tổng diện tích tự
nhiên), đất. có độ dốc lốn hơn 15° chiếm 86,7% tổng diện tích. Tài nguyên rừ ng phong phú,
độ đa dạng sinh học cao với nhiều lcài quý hiếm và đặc th ù (1.195 loài thực vật thuộc 550
chi và 154 họ thực v ật bậc cao có mạch; 442 loài chim, thú , bò sát và ếch nhái), hiện đang bị
suy giảm do các ho ạt động khai thác tài nguyên của cộng đồng dân cư trong khu vực.
Nguồn lực kinh tế - xã hội - nhân văn: Dân số Lào Cai là 622.000 ngitòi (năm 2002),
phân bô' không đồng đều theo không gian (dân sô' nông thôn chiếm tới 81,37% tổng dân số)
và theo hoạt động kinh tế (công nghiệp và xây dựng 5,7%; nông - lâm nghiệp 82,12%; dịch
vụ 9,4%). Nhìn chung, lực lượng lao động khá dồi dào song trìn h độ lao dộng chư a cao, tỷ lệ
lao động qua đào tạo còn th ấp (8,2% lao động xã hội có trình độ khoa học), dẫn đến những
khó khăn về khả năn g tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thu ật trong sản xuất.
Cơ câu kinh tế Lào Cai có sự phân hỏa theo ngành và theo lãnh thổ: (i) Cơ cấu kinh tế
theo ngành: Lào Cai thuộ c nhóm tỉnh có GDP thấp n hất cả nước, cơ cấu nông - lâm - ngit
nghiệp chiếm tối 49,6% (trun g bình toàn quốc là 23,7%), công nghiệp và xây dựng chiếm
10,5% (toàn quốc 34,3%), địch vụ chỉ chiếm 26,7% (toàn quốc 41,9%); (ii) Cơ cấu kinh tể theo
lãnh thổ: 3 tiểu vùng kinh tế đặc trilng: (1) Tiểu vùng tru ng tâm gồm thị xã Lào Cai - Cam
Đường và huyện Bảo Thắng, ph át triển nông nghiệp thâm canh, công nghiệp, du lịch và
ngoại thương. (2) Tiểu vùng tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Chảy gồm các huyện Mưòng
Khương, Bấc Hà, Si Ma Cai và Bảo Yên là vùng cây ăn quả á n hiệt đới đặc sản với phương
thức sản x uấ t nông nghiệp đã b ắt đầu có tính chất hàng hóa. (3) Vùng hữu ngạn sông Hồng
và lưu vực sông Đà, nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn m ang nặng tính tự cung tự cấp, là
vùng cây đặc sản đậc hữ u Lào Cai (lê, đào, dược liệu, chè tuyết) cùng nh ững ưu th ế về kinh
tế du lịch sinh th ái và nghỉ dưỡng.
Các nguồn lực được phân tích ở trên có những vai trò riêng đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội và quan hệ m ật thiết không tách ròi nhau . VỊ trí địa lý đặc th ù và tài
nguyên thiên nhiên đa d ạng của Lào Cai giữ vai trò là nguồn lực cơ sở, dân cư v à nguồn lao
động có vai trò là nguồn lực then chốt, đường lối ph át triển kinh tế - xã hội có vai trò định
hướng các nhiệm vụ trong thòi kỳ chiến lược (2000 - 2010). Mặc đù còn nhiều hạn chế
n hư n g cơ câu kinh tế theo n gàn h là nguồn lực th ú c dẩy tíc h cực cho p hát triển nền kinh tế -
xã hội theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, sớm b ắt kịp tốc độ ph át triến của ca
Nghién cứu hoạch djnh lổ dure không gian phi'll triển kinh tế
nước. Ngoài ra. cơ sớ vật chấl kv th uật có vai trò nhất định, thể hiện ỏ chỗ tạo điểu kiện
thuận lợi hay gây khó k hăn cho sự phát triển kinh tê tinh Lào Cai.
2.2. Các ván đê bảo vệ môi trường chủ yếu cẩn được quan tám trong sử dụng tài
ngu yê n và p h á t triển kin h té
Quá trìn h sử dụng tài nguyên và ph át triển kinh tế tỉnh Lào Cai làm nảy sinh một. sô’
vấn dề môi triíờng chủ yêu sau: (i) Bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Lào Cai là
nơi có địa hình cao vối đinh Fanxipàng cao nhất Đông Dương, là vùng đầu nguồn của lưu
vực sông Hồng. Trong vùng có nhiều loài dộng, thực vật quý hiếm, hiện tại đang bị suy
thoái, vi vậy cần có chiến lược phát triển và bào vệ rừng phục vụ cải th iện hệ sinh thái, cải
thiện môi trường đất, nước, không khí và giảm thiểu tai biến thiên nhiên; (ii) s ử dụng hợp
lý và có hiệu quả tài nguyên đất: Do sự phân hóa sâu sắc của địa hình miền núi, nên ít có
mật bằng rộng lớn để sản xuất nông nghiệp với việc áp dụng các công nghệ tiên tiến. Việc
phát triển các loại hình sử dụng đ ất nông nghiệp phụ thuộc nhiêu vào điểu kiện tự nhiên
của tinh. Vì vậy cần phái đánh giá và hoạch định không gian hợp lý phát triển nông nghiệp
(lúa nước, ruộng bậc thang, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả á nhiệt đới ); (iii) Ngăn
ngừa các tai biên thiên nhiên: các hiện tượng xói mòn đất, trư ợt lờ, xói lở bò sông, lũ quét, lù
bùn cá t thường xảy ra ở Lào Cai. Đây là nhũng hiện tượng xảy ra trong không gian vào mùa
mưa vừa do nguyên nhân tự nhiên, vừa do hoạt động kinh tế của con người; (iv) Giảm thiểu
các nguồn ô nhiễm môi trường: các nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu t.ừ hoạt động
khai thác và chế biến khoáng sản, sản xu ất nông nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
công nghiệp chê biến nông sản và các hoạt động đô thị.
3. Đ ịn h hướ ng tổ ch ứ c k h ông gia n k h ai th á c hợp lý tà i ng u yên t h iê n n h iên
v à bảo v ệ m ôi trư ờ n g tỉn h Lào Cai
Trẽn cơ sd phân tích hiện trạng và các chiến lược p há t triển kinh tế xã hội của tỉnh, có
thể đưa ra hoạch đ ịnh chiến lược tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
mói trường tỉn h Lào Cai, bao gồm các không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp, phòng hộ
và báo tồn, khai thác khoáng sản, mạng lưới không gian đô thị - công nghiệp và tuyến trục
phát triển kinh tế, không gian bảo vệ và quản lý môi trường. Kết q uả được thể hiện trên
bản dồ tổ chức không gian tỳ lệ 1:100.000.
3.1. Tô chức không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp
Dựa vào tiềm năng tự nhiên và nhu bầu sinh thái cây trồng, đồng thời phân tích nhu
cầu của xã hội và th ị trường có thể hoạch định các không gian ưu tiên p hát triển một sô' loại
hình sử dụng đất đai tron g nông nghiệp như sau:
- Không gian ưu tiên trồng lúa nước và hoa màu vùng thấp: bô' trí ở nơi thấp, có địa
h ìn h tư ơn g đ ối bằ ng p h ản g (các th u ng lũ ng SUÔI, t hun g lũ ng sôn g Hồng), có n gu ồn cung cấ p
nứớc cấy cho hai vụ lúa, có điều kiện thâm canh nhò áp dứng khoa học kỹ thuật.
Nguyẻn Cao Huân
- Không gian ưu tiên phát triển ruộng bậc thang: Phương th ức canh tác ruộng bậc
thang ỏ Lào Cai là một phương thức tấ t yếu và hợp lý cà trên phương diện tự nhiên, k inh tê
- xã hội và nhản văn. cỏ th ể phát trien ruộng bậc thang trên sưòn dốc và trên sườn tích tụ.
Ruộng bậc th ang có chất lượng tốt và bền vững hơn cá là trê n các sườn bào mòn xâm thực
với nền đá vũng chắc, tôt nh ất là trên các đá granit. Còn trên các sườn tích tụ deluvi thtiặn
lợi về nước ngầm tầng mặt, độ dô’c không lớn nên có k hả năn g tăng kích thước chiểu rộng
của ruộng; tuy nhiên lại phái chú ý tới quá trìn h trượt lở nếu qu ản lý dòng cháy không tốt.
Hình 2. Sơ đồ tổ chức không gian khai thác hợp lý tà i nguyên thiên nhiên
và bào vệ môi trường tình Lào Cai
- Không gian hoạch định chuyển đổi nương rẫy thành nương bậc thang trên sườn núi:
Hiện nay, trẽn các sườn n úi, đồi, diện tích sán xuất nương rẫy củ a đồng bào còn khá lớn. Đê
dịnh canh, thâm canh, chông thoái hóa dất, nâng cao năng suất cây trồng cần chuyển đối
míơng th àn h ruộng bậc thang cho đồng bào dân tộc (H'Mông, ) vối mục đích định canh,
thâm canh và chông xói mòn.
Nghiên cứu hoạch dinh lồ chức không gian phái triền kinh lố.
61
• Khóng gian ưu tiên phát triển cây án quả á nhiệt đới (chủ yếu là nhản, vải, xoài):
Tập trung phát triển ở những địa hình có độ dốc không lớn thuộc các huyện Bảo Thắng,
Cam Đường, Văn Bàn.
- Không gian ưu tiên phát triển cày ăn quả nhiệt đă đai thấp có mùa đông lạnh: tập
tru ng ph át triển ỏ thị xã Lào Cai.
• Không gian ưu tiên phát triển rau xanh và hoa đai trung binh ẩm và rét: Trung tâm
là Sa Pa và thị xã Lào Cai. Các loại sàn phẩm chủ đạo là hoa lan, hoa hồng, hoa cúc và các
loại hoa có nguồn gốc ôn đới.
• Không gian ưu tiên phát triển cày công nghiệp (chè): 0 vùng đồi dốc với độ cao lớn ưu
tiên phát triển tập tru ng chè T uyết San (Bát Xát, Mường Khương, Bào Thắng, Bảo Yên).
- Không gian kết hợp trồng cáy dược liệu dưới tán rừng đai trung bình và đai cao: tập
trung ỏ các huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn.
• Không gian ưu tiên phát triển căy ăn quả ôn đới đai cao rét ■ ẩm: V ùng ưu tiên
chuyên canh cây ăn quả ôn đới đai cao: lê, đào, hồng ở Sa Pa; mận, mơ, lê ở Bắc Hà, Mưòng
Kh ương.
3.2. Tổ chức không gian ưu tiên phòng hộ và bảo tồn
Không gian líu tiên p hát triển lâm nghiệp phòng hộ và bảo tổn ở Lào Cai được hoạch
định theo các hướng sau:
• Không gian hoạch định vườn quốc gia (VQG Hoàng Liên) - Sa Pa và khu bảo tồn
thiên nhiên dự kiến (khu bảo tồn Văn Bàn - khoảng 30.000 ha và khu bảo tồn Bảo Thắng -
khoáng 10.000 ha).
• Không gian hoạch định vùng đệm vườn quốc gia và báo tổn thiên nhiên: thuộc phạm
vi các xã ven vùng lõi của VQG và khu bảo tồn. N hững xã này cần được quy hoạch và được
hỗ trợ vể mọi phương diện tà i chính, kỹ th uậ t, giáo dục và giao trách nhiệm cho cộng đồng
phải tự quàn lý nguồn tà i nguyên bào đảm cho phá t triển bền vững.
- Không gian khoanh nuôi và tái sinh rừng phòng hộ đấu nguồn: Khoanh nuôi tái
sinh tập trun g ở những khu vực có khả năng tá i sinh lớn, đã hình thàn h những trà ng cây
tiên phong như Sau sau, Vôì thuốc, Màng tang, Thành ngạnh, Thảo táu những nơi có khả
năng truyền giống cây rừng (nơi còn cỏ rừng và sự có mặt của các cây non của rừng ).
Khoanh nuôi làm giần rừng đôi vói các rừng non, rừng nghèo chủ yếu băng các biện pháp
lâm sinh, kết hợp với bảo vệ và phát động qu ần chúng trong công tác khuyến lâm của địa
phương.
- Không gian ưu tiên trống rừng nguyên liệu và cải thiện môi trường: Rừng trồng cần
dược ưu tiên phát triển cà trên các điều kiện đất đai không thuận lợi cho tái sinh rừng hoặc
ờ những nơi cao, dóc nh ưng tầng dầy đ ất lớn, tù y theo đặc điểm của các cảnh qu an mà giông
cây trồng được lựa chọn.
Nguyẻn Cao Huấn
• Không gian ưu tiên phát triển lâm viên và phát triển sinh thái: dựa trên tiềm năng
tự nhiên (vốn rừ ng nguyên sinh, ) và sự thuận lợi về cơ sỏ hạ tầng.
- Không gian ưu tiên xày dựng hổ chứa nước đa mục tiêu - dự trữ, cấp nước, ngừa lù
và khai thác thủy năng: Điều kiện tự nhiên đặc thù của tinh Lào Cai. địa hình phản cát
mạnh, lượng mưa lốn và tập trung, các diện tích cần tưới tiêu nhò. nằm phân tán nên chỉ
xây dựng các hồ chứa nước quy mô nhỏ. ở những vị trí của địa hình thung lũng có điểu kiện
th uận lợi, cần thiết hoạch định xây dựng các hồ chửa với nh iều chửc năng: dự trữ và cung
cấp nước tưới cho nông nghiệp vào mùa khô, cho công nghiệp và sinh hoạt; tích thủy nhằm
ngăn ngừa lũ xảy ra ở các th un g lũng vùng thấp.
Các vùng dự kiến cần xây dựng hồ chứa nước bao gồm khu vực sơn nguyên Mường
Khương - Bắc Hà; các d ải gò đồi thoải dọc thung lũng sông Hồng, Bản Phiệt. - Bảo Yên; các
hồ chửa nước khu vực Bắc Hà - Mưòng Khương. Vùng ưu tiên các công trình thủy điện thứ
hai là vùng dọc th ung lũng sông Hồng, cụ thế' khu vực tập trun g hồ chửa là các suối nhỏ
phía tây Văn Sơn, khu vực Khánh Yên.
3.3. Tô chức không gian khai thác và chẽ biến khoáng sản
Tiềm năng khoáng sàn của Lào Cai hiện còn rấ t lớn, đa sô’ chua được th ảm dò kỹ và
chưa khai thác. Vi vậy, trong những năm tối phải đav mạnh công tác thăm dò, khai thác và
chê’ biên khoáng sản. Trọng tâm của lĩnh vực này tập tru ng vào: (i) Khai thác và chế biến
apatit: khu vực Cam Đường: (ii) Khai thác đồng Sin Quyền; (iii) Khai th ác quặng s ất Quý
Sa; (iv) Khai thác mò quặng khác: mỏ sắt Kíp Tưóc (Cam Đường), mò sắt Bản Vược (Bát
Xát), mỏ vàng và đá quý Bão Yên, mỏ graphit Nậm Thi, mỏ cao lanh Sơn Mãn, Bán Phiệt.
Má Cha. Ngoài ra, cần cỏ phương án khai thác các nguyên liệu khoáng khác nhu fenspat,
thạch anh, pyrit
3.4. Tô chức mang lưới không gian đô thi, khu công nghiệp vả tuyên true phát
triển kinh tể
1. Không gian phát triển hệ thống đô thị
Trước hết là nâng cấp th ị xà Lào Cai, ch uẩn bị các điểu kiện cần th iết đề trong thời
gian tới, thị xã này sẽ trò thành th àn h phô của một tỉn h biên giới miền núi ph ía Bắc, ph át
triển tương xứng vỏi các th àn h phô biên giới của các nước lân cận. Hình th àn h mạng lưới thị
trấn dược coi nh ư n hững đô th ị vệ tinh cho thị xã Lào Cai có sức hút và ảnh hưởng kinh tế
đôì với các vùng khác trong tinh: nâng cấp các thị trấn Phố Lu, Phố Ràng, Khánh Yên, Bắc
Hà, Sa Pa để thực sự trờ th àn h các trung tóm kinh tế, chính trị và văn hóa của các huyện.
Chuẩn bị điểu kiện đầu tư xây dựng, n âng cấp các huyện lỵ Mường Khương, Bát X át, Si Ma
Cai trở thành thị trấn . Hình th àn h hai thị trấn ở những khu công nghiệp mới là Sin Quyển
và Quý Sa
2. Không gian phát triển các khu công nghiệp
Khu công nghiệp Lào Cai - Cam Đường đitợc xâv dựng và phát triển th àn h khu công
nghiệp lốn n hấ t tĩnh. Tại đây tập tru ng p há t triển nhiều ngành công nghiệp nhví ch ế biên
Nghiên cứu hoạch định lo chức khống gian phái Iricn kinh lẽ
63
khoáng sản, nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ kim khí, hàng tiêu dùng may
mặc : Khu công nghiệp Phô Lu - Tảng Loỏng: sản phẩm chính là quặng apatit tinh chế;
Khu công nghiệp Sin Quyên: p hát triển công nghiệp khai thác và chê biến đồng; Khu công
nghiệp Quý Sa: bao gồm thị trấn Khánh Yên và các khu vực lân cận, hướng chính là khai
thác và tuyển quặng sắt. Trong tương lai, các khu công nghiệp này cần bố trí thêm công
nghiệp sán xuât hàng tiêu d ùng và ch ế biến lâm sán.
3. Không gian phát triển kinh tê theo các tuyến trục quan trọng
Các tuyến trụ c ở trong th ế liên kết kinh tế giữa các huyện trong tinh và giữa Lào Cai
vỏi các tỉn h thuộc trụ c kinh tê sông Hồng:
• Trục kinh tế động lực dọc sông Hổng: được hình th ành dọc th eo sông Hồng, kéo dài
từ Trịnh Tường - Sin Quyền (B át Xát) qua th ị xá Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng xuống
đến Báo Yên với xương sông là tuy ến đưòng bộ, dường sắt, đường sông gắn liền với các tỉnh
tru ng du và đồng bằng sông Hồng.
Ngoài trục kinh tế động lực sông Hồng, ỏ Lào Cai sẽ hình th àn h 3 tu yến p há t triển
kinh t.ế khác:
- Tuyến phát triển kinh tế Dương Quỳ - Bảo Yên: gán liền vói khu khai thác sắ t Quý
Sa (Vàn Bàn) và các vựa lúa lỏn của tỉnh như Minh Lương, Dương Quỳ, Võ Lao, Nghĩa Đô.
Sau khi mỏ sắt Quý Sa đi vào khai thác, tuy ến phát triển kinh tế phía nam này sẽ có điều
kiện phát triển m ạnh các cơ sờ hạ tầng.
- Tuyến phát triển kinh tế Lào Cai - Sa Pa: sẽ được hình thành nhằm khai thác tốt
tiềm năng dịch vụ du lịch và cây ăn quả, cáy đặc sàn.
• Tuyến phát triên kinh tế Bắc Hà - Phô Lu (Bảo Thắng): nối liền phần lãnh thô phía
dông của tỉn h với trục kinh tế động lực. Tru ng tâm phát triển kinh tế Bắc Hà trong tương
lai sẽ nằm trong vùng chuyên canh cáy ăn quả ôn đới lớn nhất của tỉnh. Tại tru ng tâm này
sẽ được đầu tư p hát triển m ạnh cho sản xuấ t và chế biến cây ăn quả.
Như vậy, hai tuyến p hát triển kinh tế Diíơng Quỳ - Bảo Yên (nằm ở p hía nam) và thị
xã Lào Cai - Sa Pa (nâm ở p hía tây bắc) được nôì vối trục động lực sông Hồng ờ phía bắc và
phía nam, sẽ tạo nên một hệ thống liên hoàn tuyến ph át triển kinh tế phân bố khá hợp lý
trên lã nh thố' tỉ nh. Hệ th ông tu y ến phá t tr iể n này sẽ là đ ộn g lực và cơ sở đ ể th úc đẩ y các
vùng kinh tê khác trong tỉn h p hát triến.
3.5. Tô chức không gian bảo vệ và quản lý môi trường
Nội dung của tổ chức không gian bảo vệ và qu ản lý môi trường ở Lào Cai gồm:
- Hoàn thiện hệ thông vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
- Không gian ngăn ngừa, giảm thiểu tai biến thiên nhiên (không gian ngăn ngừa
trượt đất và dồ lở; giảm thiểu xói mòn và lũ quét; chông sạt lở bờ sông).
- Không gian giảm thiểu ô nhiễm môi trường k hu công nghiệp và đô thị.
Nguyền Cao Huán
1. Hoàn thiện hệ thông các khu bảo tồn thiên nhiên
Diện tích VQG Hoàng Liên - Sa Pa chỉ chiếm khoảng 10% diện tích dãy Hoàng Liên
(ước tính dày Hoàng Liên có khoảng 208.000ha) và bằng 2,5% diện tích tự nhiên tỉnh Lào
Cai. Đảy là điều chưa hợp lý vì còn nhiều khu rừng thuộc dãy Hoàng Liên và ngoài dãy
Hoàng Liên củng cần đitợc báo vệ như vậy. M ặt khác, thực tế cho thấy các khu vực xung
quanh VQG luôn bị tác động của con người và thiên nhiên, bản th ân VQG cùng bị tác động
mạnh. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống các vườn quốc gia và đi đôi với nó là hoàn thiện bộ
máy quàn lý là những vấn để cần được xem xét giải quyết, bằng các biện pháp:
- Mở rộng phạm vi VQG Hoàng Liên: Vườn Quốc gia này bao gồm phần lớn diện tích
rừng thuộc dãy Hoàng Liên cúa 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, thuộc các huyện Than
Uyên, Phong Thố' (Lai Châu), Sa Pa, Văn Bàn (Lào Cai) và có thể một ph ần diện tích Mù
Căng Chải (Yên Bái), có diện tích trên 70.000ha. Thực hiện phương án này có n hiều thuận
lợi: với quy mô lớn, thuộc sự quản lý của T ru ng ương nên có sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Nông
nghiệp và Ph át triển nông thôn, sự quàn lý điều hành thống nhấ t của một ban quản lý, đặc
biệt sự đầu tư sẽ có n hiều th uận lợi hơn, được dầu tư trực tiếp từ Trung ương nên đáp ứng
tốt các nhu cầu của công tác quản lý, đồng thòi có điểu kiện th u hút các nguồn hỗ trợ khác.
- Thành lập mới Khu bảo tồn thiên nhiên Báo Thắng, diện tích khoảng 10.000 ha
thuộc các xã Bản cầ m , Phong Hái, Phong Niên (Báo Thắng) và xâ Cốc Ly (Bắc Hà) vối
thám thực vật đặc trư ng cho vùng cảnh quan núi đá vôi.
2. Không gian ngăn ngừa tai biến thiên nhiên
Phân tích hiện trạng tai biến trư ợt lở, xói mòn và dựa vào bán đồ địa mòi trường đã
hoạch định các không gian ngăn ngừa, giảm thiểu tai biến thiên nhiên: không gian ngăn
ngừa trượt đ ất và đổ lờ; giảm thiểu xói mòn và lũ quét; chống sạt lở bò sông.
3. Không gian phòng chống và giầm thiểu ô nhiễm môi trường
0 các khu công nghiệp khai thác khoáng sản apatit Lào Cai, quặng đồng Sin Quyển
và các khu đô thị lớn Lào Cai - Cam Đưòng đã nảy sinh nhiều vấn để môi trưòng như ô nhiễm
không khí, ô nhiễm tiếng ổn, ô nhiễm phóng xạ ; còn ờ những ndi sản xu ất nông nghiệp,
thâm canh nãv sinh vấn đê õ nhiễm môi trường đất do sứ dụng phàn hóa học và thiiõc bào vệ
thực vặt. Vì vặy, cần có biện pháp phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm môi triíòng.
K ết lu ận
Tô chức không gian ph át triển kinh tê và sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường cấp tỉn h, huyện là một hướng ứng dụng thực tiễn của khoa học địa lý. Đây là công
trinh đầu tiên nghiên cứu theo hưống này nên cơ sỏ lý luận của nó sẽ dần được hoàn thiện.
Kết quá nghiên cứu là tài liệu quan trọng cho hoạch định chiên lược p hát triển kinh té gắn
với sú dụng hợp ]ý tài nguyên và bào vệ môi trường tính Lào Cai.
* Công trinh này được hoàn thành nhờ sự hỗ trợ kinh phi của Chương trình nghiên
cứu khoa học cơ bản giai đoạn 2004-2005, đề tài mã sô' 742704 và đề tài đặc biệt QG.02.15,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nghiên cứu hoạch dinh tổ chức không gian phát iriẽn kinh lê'.
65
. TÀI LIỆU TH AM KHẢO
1. Bộ Chính trị, Chỉ thị sô'36 ■ CT/TW ngày 25 /6/1998 của Bộ Chính trị về công tác bảo
vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 1998, Hà Nội.
2. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, Số liệu thống kè chủ yếu tỉnh Lào Cai qua 10 năm tái lập,
NXB Thông kê, 2001.
3. Nguyễn Cao Huần (chủ biên), Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai đến
2010, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, 2003, Lào Cai.
4. UBND tỉnh Lào Cai - s ỏ KHCN&MT, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển
khoa học, công nghệ và môi trường tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 ■ 2010,
6/2001, Lào Cai.
5. Ngô Doãn Vịnh, Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở Việt
Nam ■ Học hỏi và sáng tạo, NXB Chính trị Quốc gia, 2003, H à Nội.
VNU. JOURNAL OF SCIENCE, Nat ScL & Tech., T.xx, N„4AP., 2004
A SPATIAL ORGANIZATION STUDY FOR ECONOMIC
DEVELOPMENT, RATIONAL UTILIZATION OF NATURAL
RESOURCES AND ENVIRONMENTAL PROTECTION AT
PROVINCIAL AND DISTRICT LEVEL
(A c a se s tu d y o f L ao C a i p r o v i n c e )
N guven C ao H ua n
Department of Geography, College of Science, VNU
The article deals with followings:
- Principles and procedures of spatial organization for economic development,
rational utilization of natural resources an d environm ental protection at provincial and
district levels.
- Role of na tu ra l and human reso urces in Lao Cai province for the spatial
organization.
- An oriented spatial organization of Lao Cai province consists of space for
agriculture development; space for n atural conservation and reserve; space for exploitation
of n atural minerals; space for urban an d industrial area developm ent; and space for
environmental protection and management. A m ap of Lao Cai spatial organization has been
established a t the scale 1:100.000.
The results of study m ay be an im portant data source for economic development
planning in relation with rational utilization of n atural resources an d environmental
protection in Lao Cai province.