Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

hoa van 8-tuan 25-26

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.57 KB, 18 trang )

Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
TUẦN 25 Ngày soạn : 20/2/2011
TIẾT 93 +94 Ngày dạy : 14/2/2011

Văn bản.
HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.
- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của văn bản Hịch tướng sĩ.
- Cảm nhận lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn, chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tàn Trần
Quốc Tuấn.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Sơ giản về thể hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.
- Tinh thần yêu nước, í chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân đời Trần.
- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.
2. Kỹ năng :
- Đọc hiểu văn bản theo thể hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sôi sục thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc
kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên xâm lược lần thứ 2.
- Phân tích nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung
đại.
3. Thái độ :
Lắng nghe chăm chỉ .
C. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: Lớp 8a1 8a2


2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : ? Em hiểu thế nào là thể chiếu ?
? Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm được thể hiện như thế nào trong bài Chiếu dời đô? Phân tích,
dẫn chứng
? Vì sao nói, với Thiên đô chiếu, Lí Công Uẩn xứng đáng là một vị minh quân nhìn xa trông
rộng ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới.
Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam và của thế
giới thời trung đại. Ông góp công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên
( 1285, 1288). Là nhà lí luận quân sự với các tác phẩm Vạn kiếp tông bí truyền thư, Binh thư yếu
lược, để kích động tinh thần yêu nước, trung nghĩa, quyết chiến quyết thắng của tướng sĩ dưới
quyền. Hôm nay, chúng ta đi tìm hiểu một trong những vb mang nội dung đó .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung tác giả, tác
phẩm, thể loại.
Gọi hs đọc chú thích dấu sao sgk
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn
( 1231?- 1300) là một danh tướng đời Trần có
Năm học 2010-2011 1
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
? Em hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ?thể
loại?
GV: Hướng dẫn tìm hiểu
HS: Trình bày
* HOẠT ĐỘNG 2: Đọc và tìm hiểu văn bản
Gọi hs đọc đoạn 1
GV cùng hs đọc (yêu cầu giọng điệu cần thay đổi
linh hoạt cho phù hợp với từng đoạn nhưng nhìn
chung giọng điệu cần hào hùng, tha thiết )

- GV nhận xét cách đọc của từng hs và Giải
thích từ khó
? Từ chú thích sgk, hãy cho biết: Đặc điểm chính
của thể hịch trên các phương diện hình thức, mục
đích, tác động ?
? Từ đó, hãy xác nhận các đặc điểm chính của bài
Hịch tướng sĩ ? ( đại í)
? Hãy tìm bố cục cụ thể của bài Hịch Tướng sĩ
chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?
GV: Hướng dẫn tìm hiểu
HS: Chia nhóm, thảo luận, trình bày
* Gọi hs đọc đoạn 1
? Những nhân vật được nêu gương có địa vị xã
hội ntn?
? Các nhân vật này có địa vị xã hội cao thấp
khác nhau, thuộc các thời đại khác nhau,
nhưng ở họ có những điểm chung nào để thành
gương sáng cho mọi người noi theo ?
HS: Lần lượt trả lời.
GV: Nhận xét, chốt.
? Để mở bài tác giả đã dùng biện pháp nghệ
thuật gì ? Nghệ thuật đó đã đem lại hiệu quả gì
cho đoạn văn ?
(Dùng phép liệt kê, sử dụng nhiều câu cảm thán.
Vì vậy thuyết phục người đọc tin tưởng điều định
nói bởi tính khách quan của các dẫn chứng có
thật )
HS: Suy nghĩ. Lần lượt trả lời.
GV: Nhận xét, chốt, ghi bảng.
* HẾT TIẾT 93, CHUYỂN TIẾT 94

? Khi phân tích tình hình địch –ta tác giả đã
dùng những luận điểm nào ?
? Hãy tìm những trong văn tương ứng với luận
điểm đó ?
* Đọc đoạn văn mang luận điểm 1
? Thời loạn lạc và buổi gian nan mà tác giả nói
tới ở đây thuộc về thời kì nào của nước ta ?
( Thời trần, quân Mông – Nguyên lăm le xâm
công lớn lao trong 3 cuộc kháng chiến chống
quân Mông-Nguyên.
2. Tác phẩm :
Hịch là thể văn chính luận trung đại, có kết
cấu chặt chẽ, lí luận sắc bén, dùng để khích lệ
tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù.
Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết để
kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược,
sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc Mông
- Nguyên xâm lược nước ta lần thứ 2.(1285)
3. Thể lọai : Văn nghị luận trung đại.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tìm hiểu từ khó. / SGK
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bố cục: Gồm 3 phần
- MB : Từ đầu … tiếng tốt
=> Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ
trong lịch sử
- TB : Tiếp theo phỏng có được không?
=> Phân tích tình hình địch ta, nhắm khích lệ
lòng yêu nước, căm thù giặc của tướng sĩ
- KB : còn lại

=> Kêu gọi tướng sĩ học Binh thư yếu lược
b. Phương thức biểu đạt.
c. Đại ý. Là bài văn nghị luận. Do chủ tướng
Trần Quốc Tuấn viết, nhắm thuyết phục
tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược. Kích
động lòng yêu nước căm thù giặc của các
tướng sĩ thời Trần
d.Phân tích:
d1, Nêu gương sáng trong lịch sử
- Có người là tướng như Do vu, Vương Công
Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư
- Có người là gia thần như Dự Nhược, Kích
Đức
- Có người làm quan nhỏ coi giữ ao cá như
Thân Khoái
=> Họ sẵn sáng chết vì vua, vì chủ tướng.
Nêu gương sáng trong lịch sử để khích lệ
lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ thời
Trần.

* HẾT TIẾT 93, CHUYỂN TIẾT 94
d2, Phân tích tình hình địch- ta
* Phía Địch
- Đi lại nghênh ngang …. hung hản như hổ
đói
=> Ngôn từ gợi hình, gợi cảm, lời văn mỉa
mai châm biếm hình ảnh ghê tởm của kẻ thù.
Gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc. Cho ta
Năm học 2010-2011 2
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa

lược nước ta )
? Trong thời buổi ấy, hình ảnh kẻ thù hiện lên
qua những từ ngữ nào ?
? Có gì đặc sắc trong lời văn khắc hoạ kẻ thù ?
HS: Suy nghĩ. Lần lượt trả lời.
GV: Nhận xét, chốt, ghi bảng.
? Từ đó kẻ thù hiện ra như thế nào ?
? Nhận xét thái độ của người viết đoạn văn này ?
HS: Suy nghĩ. Lần lượt trả lời.
GV: Nhận xét, chốt.
* Gọi hs đọc luận điểm 2
? Hãy tìm những từ ngữ thể hiện nỗi lòng của
tác giả trước sự bạo ngược, vô nhân đạo của
bọn xâm lược ?
? Qua đó ta thấy được tâm trạng của tác giả
ntn?
HS: Theo dõi sgk, trả lời.
GV: Nhận xét, chốt, ghi bảng.
? Theo dõi đoạn văn diễn tả tâm tình của chủ
tướng đối với tướng sĩ cho biết: Đoạn văn này
liên kết các câu văn có cấu tạo ntn? ( Liên các
câu có 2 vế song hành đối xứng , gọi là câu văn
biền ngẫu )
? Trần Quốc Tuấn đã chỉ rõ những việc làm
sai trái của tướng sĩ như thế nào?
? Trước việc làm sai trái đó sẽ dẫn đến hậu quả
gì ?
? Những biểu hiện đó cho thấy một cách sống
ntn cần phê phán ? (Quên danh dự và bổ phận .
Cầu an hưởng lạc )

? Những lời văn đó đã bộc lộ thái độ nào của
tác giả ?
? Tiếp theo tác giả đã khuyên răn tướng sĩ điều
gì ?
* Hs đọc đoạn cuối
? Đối lập thần chủ và nghịch thù, cũng có
nghĩa vạch rõ 2 con đường sống và chết. Điều
đó cho ta thấy TQT có thái độ như thế nào đối
với tướng sĩ của ông và với kẻ thù?
? Em có cảm nhận được những điều sâu sắc nào
từ nội dung của bài Hịch ? ( Ghi nhớ sgk )
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh tổng
kết.
* HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn tự học.
thấy bộ mặt bạo ngược, vô nhân đạo, tham
lam của kẻ thù.
* Phía Ta
+ Chủ tướng
- Quên ăn mất ngủ…sẳn sàng hi sinh để rửa
mối nhục cho đất nước
=> Tâm trạng uất hận trào dâng trong lòng
+ Quân lính
- Những việc làm sai trái: Vui chọi gà, cờ …
- Hậu quả; Thái ấp, … tất cả đều đau xót biết
chừng nào
=> Phê phán dứt khoát, rạch ròi lối sống cá
nhân hưởng lạc của tướng sĩ.
- Lời khuyên : Biết lo xa, cảnh giác trước âm
mưu xâm lược, tăng cường luyện tập Binh
thư yếu lược, sẵn sàng chiến đấu chống kẻ

thù.
d3, Nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần
chiến đấu
- Chọn một trong 2 con đường sống và chết
để thuyết phục tướng sĩ.
=> Thái độ dứt khoát, cương quyết, rõ ràng.
Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
xâm lược.
3.Tổng kết.
* Nghệ thuật.
- Lập luận chặt chẽ. Lí lẽ sắc bén. Luận
điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.
- Sử dụng phép lập luận linh hoạt, ( so sánh,
bác bỏ ), chặt chẽ.
- Lòi văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh
liệt, chân thành, gây xúc động trong người
đọc
* Ý nghĩa văn bản.
Hịch tướng sĩ nêu vấn đề nhận thức và
hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm
lược.
* Ghi nhớ sgk
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài học :
- Đọc chú thích
- Tập đọc bài yêu cầu thể loại, học thuộc
lòng một số đoạn.
* Bài soạn :
Soạn bài tiếp theo “ Hành động nói ”
E. RÚT KINH NGHIỆM

………
………
………
Năm học 2010-2011 3
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
************************************************************
TUẦN 25 Ngày soạn : 14/2/2011
TIẾT 95 Ngày dạy : 18/2/2011

Tiếng việt
HÀNH ĐỘNG NÓI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững khái niệm hành động nói.
- Một số kiểu hành động nói.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Khái niệm hành động nói.
- Các kiểu hành động nói thường gặp.
2. Kỹ năng :
- Xác nhận được hành động nói trong văn bản đã học và trong giao tiếp.
- Tạo lập được hành động nói phù hợp mục đích giao tiếp.
3. Thái độ :
Lắng nghe chăm chỉ .
C. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: Lớp 8a1 8a2
2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : ? Hãy nêu đặc điểm hình thức của câu phủ định ?
? Câu phủ định dùng để làm gì ?
3 .Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Hành động nói là một phần học mới mẻ ở bậc PTCS, tuy

nhiên các hiện tượng liên quan đến nó được đưa ra xem xét như là đối tượng học tập thì lại vốn
rất quen thuộc trong giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đời sống thường ngày của chúng ta. Vậy đây
là một đối tượng mới nhưng không lạ .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu hành động nói là
gì ? và một số kiểu hành động nói thường gặp.
? Lí Thông nói với Thạch Sanh nhắm mục đích
chính là gì ? Câu nào thể hiện rõ mục đích ấy ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, chốt.
? Lí Thông có đạt được mục đích của mình
không ? Chi tiết nào nói lên điều đó ?
Có : Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông , trở
về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân
? Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình
bằng phương tiện nào ? (Bằng lời nói )
? Nếu hiểu hành động là “ việc làm cụ thể của
con người nhằm một mục đích nhất định” thì
việc làm của LT có phải là một hành động
không ? Vì sao?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Hành động nói là gì ?
a, Phân tích ví dụ:
+ Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em
hãy trốn đi ngay
-> Lí Thông nói với TS nhằm đẩy TS đi
để mình hưởng lợi
- Lí thông đã đạt được mục đích
=> Hành động nói : Là hành động được
thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích

nhất định
b, Ghi nhớ : sgk/62
2, Một số kiểu hành động nói thường
gặp
a, Phân tích ví dụ/ sgk
a, Mỗi câu trong lời của LT có một mục
đích riêng : - Câu 1 là trình bày
Năm học 2010-2011 4
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
GV: Hướng dẫn cụ thể
HS: Suy nghĩ, trả lời.
(Việc làm của LT là một hành động, vì nó là một
việc làm có mục đích)
? Qua phân tích, em hiểu hành động nói là gì ?
(ghi nhớ sgk)
? Em hãy lấy một vài vd minh họa?
* Yêu cầu hs chú ý vào mục II
? Cho biết mục đích của mỗi câu trong lời nói
của Lí Thông ở đoạn trích của mục I, sgk ?
( Mỗi câu trong lời của LT có một mục đích riêng
: câu 1 là trình bày, câu 2 là đe doạ, câu 4 là hứa
hẹn )
* Gọi hs đọc đoạn trích 2 trong phần II
? Chỉ ra hành động nói trong đoạn trích sau và
cho biết mục đích của mỗi hành động ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, chốt.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?
HS: Suy nghĩ, lên bảng làm.

GV: Nhận xét, sửa.
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ?
HS: Suy nghĩ, lên bảng làm.
GV: Nhận xét, sửa.
- Câu 2 là đe doạ
- Câu 4 là hứa hẹn
b, + Lời cái Tí :
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? ( hỏi)
- U nhất định bán con đấy ư? ( hỏi)
- U không cho con ở nhà nữa ư ?
- Khốn nạn thân con thế này ! ( cảm
thán , bộc lộ cảm xúc
- Trời ơi! ( cảm thán, bộc lộ cảm xúc )
+ Lời nói của Chị Dậu
=> Các kiểu hành động nói
b, Ghi nhớ : sgk/ 63
II, LUYỆN TẬP
Bài tập 1 :
Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ
nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập
Binh thư yếu lược do ông soạn và khích
lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ
+ Câu thể hiện mục đích
“ Nếu các ngươi … nghịch thù”
Bài tập 2 :
Đoạn a
- Bác trai đã khá rồi chứ ? ( hỏi)
- Cảm ơn cụ, nhà … ( cảm ơn)
- Nhưng xem … mệt lắm ( trình bày )
- Này, bảo bác ấy có t ( cầu khiến)

- Chứ …thì khổ ( cảm thán, bộc lộ cảm
xúc )
- Người… hoàn hồn . ( cảm thán , bộc lộ
cảm xúc
- Vâng cháu…. cụ ( tiếp nhận )
- Nhưng để … cái đã ( trình bày )
- Nhịn … ( cảm thán, bộc lộ cảm xúc )
- Thế thì phải …rồi đấy ! ( cầu khiến )
+ Đoạn b
- Đây…việc lớn ( nhận đinh, khẳng định )
- Chúng tôi …. tổ quốc ( hứa, thề)
+ Đoạn c
- Cậu ….giáo ạ ! ( báo tin)
- Cụ bán rồi ? ( hỏi )
- Bán rồi ! ( xác nhận , thức thận )
- Họ vừa bắt xong ( báo tin)
Năm học 2010-2011 5
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
* HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn tự học
- Thế nó cho bắt à? ( hỏi )
- Khôn nạn ( cảm thán )
- Ông giáo ơi ! ( cảm thán )
- Nó thấy tôi mừng ( tả)
- Tôi cho nó ăn cơm ( kể )
- Nó đang ăn … dốc ngược nó lên ( kể )
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
* Bài học :
- Học thuộc lòng ghi nhớ
- Hoàn thành hết bài tập còn lại
* Bài soạn :

Soạn bài “ Nước Đại Việt ta ”
E. RÚT KINH NGHIỆM
………
………

************************************************************
Năm học 2010-2011 6
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
TUẦN 25 Ngày soạn : 14/2/2011
TIẾT 96 Ngày dạy : 18/2/2011

Tập làm văn:
TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5

1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
a. Kiến thức:
Nhận thức được kết quả cụ thể bài viết của bản thân, những ưu, nhược điểm.
b. Kĩ năng:
Kỹ năng: Nhận ra lỗi về liên kết vb khi viết bài văn thuyết minh
c. Thái độ:
Rút kinh nghiệm và có hướng khắc phục những sai sót trong bài viết của mình.
2. CHUẨN BỊ :
GV: Chấm bài, soạn giáo án.
HS : Ôn lại phần dàn ý.
3. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
a. ổn định : Lớp 8a1 8a2
b. Kiểm tra bài cũ :
c . Bài mới : Vừa qua, các em đã viết bài tập làm văn số 5. Kết quả của bài làm như thế nào?
Các em sẽ được biết qua tiết trả bài hôm nay .
* GIÁO VIÊN CHÉP ĐỀ LÊN BẢNG.

4. ĐỀ BÀI KIỂM TRA:
Chọn 1 trong hai đề sau:
* Đề bài 1. Giới thiệu về địa danh
* Đề bài 2. Thuyết minh về một vb, một thể loại văn học mà em đã học
5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM * ĐỀ BÀI 1.
+ MB ( 1.5đ)
Giới thiệu chung về địa danh ( Đà Lạt)
+ TB: (7đ)
- Nơi hội tụ trăm ngàn loài hoa, trái
- Khí hậu mát mẻ quanh năm
- Nhiều cảnh đẹp của thiên nhiên như thác, suối, rừng, hồ (giới thiệu các khu du lịch)
- Hàng ngàn biệt thự với kiến trúc đa dạng
- Vùng đất giàu di sản văn hóa cổ truyền( cổ tích người Kỏ Ho, điệu múa người Chu Ru)
- Người dân Đà Lạt gần gũi, thân thiện
- Là nơi nghỉ mát ký tưởng cho du khách
- Đà Lạt đi vào thế giới nghệ thuật.
+ KB : (1.5)
Vai trò của Đà Lạt trong đời sống
.
* ĐỀ BÀI 2.
+ MB ( 1.5đ)
Giới thiệu chung về vb hoặc thể thơ, vị trí của nó đối với vh, xh hoặc hệ thống thể loại
+ TB: (7đ)
Giới thiệu phân tích cụ thể về nội dung và ình thức của vb, thể loại ( tuỳ đối tượng mà mức
độ thuyết minh có thể đơn giản hay chi tiết )
Năm học 2010-2011 7
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
+ KB : (1.5) Những điều cần lưu ý khi thưởng thức hoặc sáng tạo thể loại, vb
* HỌC SINH THẢO LUẬN, TỰ NHẬN XÉT BÀI LÀM
* NHẬN XÉT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM CỦA HỌC SINH.

+ Nhận xét chung :
- Ưu điểm :
- Đa số các em có chuẩn bị bài, làm bài khá tốt khi thuyết minh một thể thơ lục bát
- Bài viết đã làm cho người đọc nhận thức được rõ hơn những đặc điểm của thơ lục bát
- Những tri thức trong bài viết đảm bảo khách quan, chính xác, đáng tin cậy
- Trong bài đã biết kết hợp các phương pháp thuyết minh ( định nghĩa, liệt kê, miêu tả, giải thích
…)
- Đã biết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài viết làm cho bài viết sinh động hơn
- Trình bày rõ ràng, sạch sẽ
- Bố cục của bài văn đầy đủ 3 phần, rõ ràng, hợp lí.
- Khuyết điểm :
- Tuy nhiên con một số em con lười học, bài làm chưa đạt được kết quả cao .
- Trình bày còn cẩu thả, viết còn sai lỗi chính tả, viết tắt nhiều.
- Bố cục chưa rõ ràng.
- Một số em chưa nắm được trình tự thuyết minh .
+ Sửa bài :
- Lỗi diễn đạt :
- Lỗi dùng từ, chính tả, trình bày bài làm.
- GV sửa lỗi chính tả, cách dùng từ và cách diễn đạt lời văn mà học sinh còn mắc phải, để học
sinh thấy được rút kinh nghiệm cho các bài làm sau.
Câu sai Sửa
- Thơ lục bát đã có từ thời chiến tranh
- Thơ lục bát có nghĩa là một dòng 6 chữ và
một dòng 8 chữ và chúng gieo vần với nhau
ở chữ thứ 6
- Định nghĩa thơ lục bát sai hoàn toàn
Có thể sửa lại : Thơ lục bát là một thể thơ
cách luật cổ điển thuần tuý Việt Nam
- Tiếng cuối của câu 6 gieo với tiếng thứ 6
của câu 8, rồi tiếng cuối của câu 8 lại gieo

với tiếng cuối của câu 6
+ Đọc bài làm tốt :
- Nhắc lại bố cục của một bài văn thuyết minh về một đồ vật
- Nêu các phương pháp thuyết minh
* TRẢ BÀI CHO HỌC SINH ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ.
* THỐNG KÊ ĐIỂM.
Lớp
Sỉ
số
Số
bài
0 -1 -2 3 - 4 Dưới
TB
5 – 6 7 - 8 9 - 10 Trên
TB
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
8A1
8A2

6. R ÚT KINH NGHIỆM :
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
***********************************************
Năm học 2010-2011 8
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
TUẦN 26 Ngày soạn : 17/2/2011
TIẾT 97 Ngày dạy : 21/2/2011

Văn bản.
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

( Trích Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.
- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của bài Cáo
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Sơ giản về thể cáo.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
- Nội dung, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Đặc điểm văn chính luận ở Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
2. Kỹ năng :
- Đọc hiểu văn bản theo thể cáo
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
3. Thái độ :
Lắng nghe chăm chỉ .
C. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: Lớp 8a1 8a2
2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ :
? Đọc thuộc lòng diễn cảm một đoạn văn trong bài Hịch tướng sĩ mà em cho là hay nhất. Luận
điểm chính của tác giả trong đoạn đó là gì ?
? Câu kết bài và nhiều câu khác trong bài Hịch chứng tỏ TQT không chỉ là vị chủ soái giàu ý
chí, niềm tin, kiên quyết và nghiêm khắc mà còn là một vị chủ tướng ntn?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới.
Sau khi hai đạo viện binh bị diệt, cùng kế Vương Thông, tổng binh thành Đông Đô (Thăng
Long ) xin hàng, đất nứoc đại Việt sạch bóng quân thù. Ngày 17/12 năm Đinh Mùi, tức tháng

1-1428, Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Thái Tổ ( Lê Lợi ) soạn thảo và công ố bản Bình Ngô
đại cáo để tuyên bố cho toàn dân được rõ cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh xâm
lược đã toàn thắng, non sông trở lại độc Lập, thái bình .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung tác giả, tác
phẩm, thể loại.
Gọi hs đọc chú thích dấu sao sgk
? Em hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ?thể
loại?
GV: Hướng dẫn tìm hiểu
HS: Trình bày
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
Nguyễn Trãi.(sgk/)
2. Tác phẩm :
- Văn chính luận có vị trí đặc biệt quan trọng
trong sự nghiệp thỏ văn của Nguyễn Trãi.
- 1428 cuộc kháng chiến chống giặc Minh
Năm học 2010-2011 9
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
? Vb này thuộc thể loại gì? Hãy nêu những hiểu
biết của em về thể loại đó ? (Thể cáo để trình bày
chủ trương , công bố kết quả một sự nghiệp )
* HOẠT ĐỘNG 2: Đọc và tìm hiểu văn bản
Gọi hs đọc đoạn 1
Gv cùng hs đọc ( Gịong điệu trang trọng , hùng
hồn, tư hào. Chú ý tình chất câu văn biền ngẫu
cân xứng nhịp nhàng -Gọi hs đọc chú thích trong
sgk
? Trong bố cục của bốn phần của bài đại cáo,

trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần nào ? Tóm
tắt nội dung chính của phần này ?
? Vb này chia làm mấy phần? nêu nội dung
từng phần?2 câu đầu: tư tưởng nhân nghĩa của
cuộc kháng chiến
HS: Trả lời.
GV: Định hướng:
? Tại sao Bình Ngô đại cáo lại mang ý nghĩa
trọng đại ?(Được xem là bản tuyên ngôn độc
lập của nước ta sau đại thắng quân minh )
? VB này được viết bằng phương thức gì? Vì
sao em biết ?
- Gọi hs đọc 2 câu đầu
? Nhân nghĩa ở đây có nội dung gì ? yêu dân
và điếu phạt .
? Nếu hiểu yêu dân là giữ yên cuộc sống cho
dân , điếu phạt là thương dân trừ bạo, thì dân ở
đây là ai? Kẻ bạo ngược là ai ?
HS: Trả lời.
GV: Định hướng.giải thích
? Vậy từ đó, có thể hiểu nội dung tư tưởng
nhân nghĩa được nêu trong Bình ngô đại cáo
ntn?
HS: Thảo luận, gv chốt.
? Hiểu nội dung tư tưởng nhân nghĩa được
nêu trong Bình ngô đại cáo ntn?
- Chính nghĩa phù hợp với lòng dân . Thân dân ,
tiến bộ
- Gọi hs đọc 8 câu tiếp theo
? Trong phần vb này trình bày nề văn hiến Đại

Việt , các biểu hiện nào được nói tới ?
? Khi nhắc đến các triều đại Đại Việt xây nền độc
lập song song cùng các triều đại Trung. Tác giả
đã dựa trên các chứng cớ lịch sử nào ?
Hs: Phát biểu
Gv: Định hướng, chuyển ý.
? Tính thuyết phục của các chứng cớ này là gì?
Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó có tác
dụng gì ?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
xâm lược của nhân dân hoàn toàn thắng lợi.
BNĐC được NT soạn thảo, công bố ngày 17
tháng chạp năm Đinh Mùi.
3. Thể lọai : cáo (sgk)
Viết sau khi Lê Lợi đại thắng quân Minh.
(năm 1428) .
- Cáo: Thể văn chính luận có tính chất quy
phạm chặt chẽ thời trung đại, có chức năng
công bố kết quả một sự nghiệp của vua chúa
hoặc thủ lĩnh, có bố cục 4 phần, đoạn trích
thuộc phần đầu của bài BNĐC.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tìm hiểu từ khó. / SGK
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bố cục: Gồm 3 phần
+ 2 câu đầu : Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc
kháng chiến
+ 8 câu tiếp theo : Vị trí và nội dung chân lí
về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân
tộc Đại Việt

+ Phần còn lại dẫn chứng thực tiễn để làm
rõ nguyên lí nhân nghĩa .
b. Phương thức biểu đạt.
c. Đại ý.
d.Phân tích:
d1, Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng
chiến
‘ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo lo trừ bạo ”
=> Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là
yên dân, trừ bạo. Yên dân là làm cho dân
được hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yêu
dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn.
=> Tư tưởng nhân nghĩa mới.
d2, Chân lí về sự độc lập có chủ quyền của
dân tộc Đại Việt.
- Lãnh thổ riêng ( Núi sông bở cõi đã chia )
- Phong tục riêng ( phong tục Bắc Nam cũng
khác )
- Lịch sử riêng ( Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, …
- Các triều đại Đại Việt từ Triệu, Đinh, Lí,
xây nền độc lập …
=> So sánh ta với TQ, dùng các câu văn biền
ngẫu.Vị thế đáng tự hào của dân tộc ta so với
các dân tộc khác.
=> Khẳng định sự tồn tại độc lập có chủ.
d3, Sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và
độc lập dân tộc.
Năm học 2010-2011 10
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa

Từ đây, tư tưởng và tình cảm nào của người
viết Bình Ngô đại cáo được bộc lộ ?
HS: Thảo luận (3’) trình bày.
Gv: Chốt
( Đề cao ý thức dân tộc Đại Việt . Tình cảm tự
hào dân tộc)
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết
GV : Hướng dẫn hs tổng kết bằng hệ thống cu hỏi
HS: Dựa vo bi giảng v phần ghi nhớ trả lời các
câu hỏi.
HS: Lần lượt trả lời.
GV: Nhận xét, chốt.
hưởng lạc )
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh tổng
kết.
* HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn tự học.
- Lưu Cung thất bại .Triệu Tiết tiêu vong…
Toa Đô bị bắt sống… Ô Mã bị giết.
=> Cấu trúc biền ngẫu, liệt kê. Tất cả là
chứng cứ sống động cho sức mạnh của tư
tưởng nhân nghĩa, tinh thần độc lập dân tộc
từ xưa tới nay.
3.Tổng kết.
* Nghệ thuật.
- Viết theo thể văn biền ngẫu.
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời
văn trang trọng, tự hào.
* Ý nghĩa văn bản.
Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư
tưởng tiến bộ của NT về Tổ Quốc, đát nước

và có í nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
* Ghi nhớ sgk
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài học :
- Đọc chú thích
- Tập đọc bài yêu cầu thể loại, học thuộc
lòng
* Bài soạn :
Soạn bài tiếp theo “ Hành động nói -tt”
E. RÚT KINH NGHIỆM
………
………
………
************************************************************

Năm học 2010-2011 11
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
TUẦN 26 Ngày soạn : 17/2/2011
TIẾT 9 8 Ngày dạy : 21/2/2011

Tiếng việt
HÀNH ĐỘNG NÓI (tt)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm vững cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
2. Kỹ năng :
Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
3. Thái độ :

Lắng nghe chăm chỉ .
C. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: Lớp 8a1 8a2
2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là hành động nói? Có các kiểu hành động nói nàò? Cho ví dụ?
? Hãy nêu một số kiểu hành động nói thường gặp? cho vd minh hoạ
3 .Bài mới : GV giới thiệu bài mới.
Giáo viên hệ thống lại các kiểu câu và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
Năm học 2010-2011 12
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
* HOẠT ĐỘNG 1 : Cách thực
hiện các hành động nói
- Gọi hs đọc vd sgk
? Hãy đánh số thứ tự trước mỗi
câu trần thuật trong đoạn trích
sau đây, Xác định mục đích nói
của những câu ấy bằng cách
đánh dấu
(+) vào ô trống thích hợp và dấu
(- ) vào ô trống không thích hợp
theo bảng thống kê kết quả ?
? Cho biết sự giống nhau về hình
thức của 5 câu trên ?
HS: phát hiện trả lời.
? Qua đó cho ta thất những câu
nào giống nhau về mục đích ?
( câu 1,2,3 ) – Trình bày ; câu 4.5

Cầu khiến
GV: phân tích. cùng là câu trần
thuật, nhưng chúng có thể có
những mục đích khác nhau và thực
hiện những hành động khác nhau .
? Vậy chúng ta có thể rút ra nhận
xét gì
HS: Suy nghĩ trả lời
Gv: Định hướng.
- Câu trần thuật …….trình bày,
chúng ta gọi là cách dùng trực
tiếp ; câu trần thuật ……….cầu
khiến , chúng ta gọi là cách dùng
dán tiếp
GV: Gọi hs đọc ghi nhớ
VD Cách dùng trực tiếp
A Hỏi : Mấy giờ thì đá trận chung
kết ?
B đáp : Mười chín giờ !
( câu nghi vấn A, thực hiện hành
động hỏi )
VD Cách dùng gián tiếp
A. Phàn nàn
- Sao dạo này mọi người có vẻ
lạnh nhạt với tớ thể nhỉ ?
B. Cười : Cậu hãy tự hỏi mình
xem
( câu cầu khiến của B thực hiện
hành động chất vấn: cậu thử kiểm
điểm xem mình đã đối xử với bạn

bè ntn? )
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Cách thực hiện các hành động nói
* Ví dụ/sgk
Câu trần thuật thực hiện hành động nói trình bày, chúng
ta gọi là cách dùng trực tiếp; câu trần thuật thực hiện
hành động nói cầu khiến, chúng ta gọi là cách dùng gián
tiếp.
* Ví dụ 1.
St
t
Kiểucâu Chứcnăn
g chính
Ví dụ Hànhđộn
g nói
được thự
hiện
1 Nghivấn Hỏi BạnLanphả
i không?
Hànhđộng
hỏi
2 Cầukhiến Đề nghị

Bạn
đứnglên
Điềukhiển
3 Cảmthán Bộ lộ cảm
xúc
Than ôi! Bộc lộcảm

xúc
4
Trầnthuậ
t
Kể, tả… Trời nắng Trình bày
=> Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng
kiểu câu có chức năng chính phù hợp với chức năng
đó.
* Ví dụ 2.
St
t
Kiểucâ
u
Cácchứ
c năng
khác
Ví dụ Hành
độngnói
được
thực hiện
1 Nghi
vấn
Bộ
lộcảm
xúc
Nhữngngười
muôn năm
cũ… bây
giờ?
Bộc lộ

cảm xúc
1 Nghivấn Đe dọa Màynói…à? Đe dọa
3 Nghivấn Đề nghị Bạn tắt thuốc
điđượckhông
?
Điều khiển
=> Có thể một số hành động nói này được thực hiện
bằng kiểu câu khác, gọi là gián tiếp.
b, Ghi nhớ : sgk/ 63
II, LUYỆN TẬP
Bài tập 1 : Câu nghi vấn trong bài “Hịch tướng sĩ”
- Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước ,
Năm học 2010-2011 13
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
luyện tập
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?
HS: Suy nghĩ, lên bảng làm.
GV: Nhận xét, sửa.
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ?
HS: Suy nghĩ, lên bảng làm.
GV: Nhận xét, sửa.
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn
tự học
đời nào không có ?
=> Câu nghi vấn thực hiện hành động khằng định
- Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có
được không ?
=> Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định
- Lúc bấy giờ, dầu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng
có được không ?

=> Câu nghi vấn thực hện hành động khẳng định
-Vì sao vậy ?
=> câu nghi vấn thực hiện hành động gây sự chú ý
- Nếu vậy , rồi đây , sau khi giặc giã dẹp yên , muôn đời
để thẹn , há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa ?
=> Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định
Bài tập 2
- Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hành động cầu
khiến, kêu gọi
- Việc dùng câu trần thuật để kêu gọi như vậy làm cho
quần chúng thấy gần giũ với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ
mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình
Bài tập 3 : Các câu có mục đích cầu khiến
+ Dế choắt :
- Song anh cho phép em mới dám nói
- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay anh đào
giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh , phòng khi
tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạn thì em chạy sang
+ Dế Mèn
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào .
- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi
* Nhận xét : Dế Choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn,
mềm mỏng, khiêm tốn. DM ỷ thế mạnh nên giọng điệu
ra lệnh ngạo mạn, hách dịch.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
* Bài học :
- Học thuộc lòng ghi nhớ
- Hoàn thành hết bài tập còn lại
* Bài soạn :
Soạn bài “ Ôn tập về luận điểm ”

E. RÚT KINH NGHIỆM
………
………

************************************************************
Năm học 2010-2011 14
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
TUẦN 26 Ngày soạn : 20/1/2011
TIẾT 9 9 Ngày dạy : 23/2/2011

Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố kiến thức về luận điểm, và hệ thống luận ddiemr trong bài văn nghị luận.
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc, hiểu văn bản nghị luận và tạo lập văn bản nghị luận.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Khái niệm luận điểm.
- Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận ddiemr trong bài văn
nghị luận.
2. Kỹ năng :
- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điẻm.
- Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ :
Lắng nghe chăm chỉ .
C. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: Lớp 8a1 8a2
2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh

3 .Bài mới : GV giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn lại kn luận điểm. I. TÌM HIỂU CHUNG:
Năm học 2010-2011 15
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
GV: Yêu cầu hs tiếp tục nhớ lại những kiến thức
đã học ở lớp 7 để trả lời câu hỏi
? Luận điểm là gì ?
? Vậy trên cơ sở đó , em hãy lựa chọn câu trả
lời đúng trong các câu sau và lí giải vì sao ?
HS: Thảo luận, giải thích.
GV: Lắng nghe, định hướng
 Như vậy, luận đểm không phải là vấn đề ,
cũng không phải là một bộ phận của vấn đề . Vấn
đề là câu hỏi, nhưng luận điểm là sự trả lời .
Gv: Gọi hs đọc yêu cầu bài 2 .
? Hãy nhắc lại luận điểm của bài Tinh thần yêu
nước của nhân dân ta ?
Hs: dựa vo bi chuẩn bị ở nh trả lời.
Gv: Chốt
- Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến và
chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta ( luận
điểm xuất phát làm cơ sở )
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ
tiên ta ngày trước .
- Bổn phận của chúng ta là làm cho những của
quý kín đáo ấy đều đươc đưa ra trưngbày ( Luận
điểm chính dùng để kết luận
? Chiếu dời đô có phải là một bài văn nghị luận
không, vì sao ?

? Vậy vb này có những luận điểm nào? Có thể
xác định luận điểm của bài ấy theo cách được
nêu trong mục I.1 sgk không , vì sao?
Hs: thảo luận nhĩm,(3’) trình by.
Gv: không đúng, vì đó không phải là một ý kiến ,
quan điểm, mà chỉ là một vấn đề
* Vậy, thực sự hệ thống luận điểm của Chiếu dời
đô là :
- Dời đô là…. tính kế lâu dài ( luận điểm cơ sở,
xuất phát)
- Các nhà Đinh , Lê ….không thích nghi
- Thành Đại La , … kinh đô của muôn đời
 Vậy, vua sẽ dời đô ra đó ( luận điểm chính –
kết luận )
? Qua phân tích, em hãy nhắc lại luận điểm là gì
Hs: nhắc lại
GV: Phân tích.
- Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề .Luận
điểm thể hiện, giải quyết từng khía cảnh của vấn đề
một cách đầy đủ, toàn điện- Luận điểm cần phải phù
hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề. Luận điểm cần
phải đủ để giải quyết vấn đề .
1. Khái niêm luận điểm:
- Luận điểm là những tư tưởng, quan
điểm, chủ trương cơ bản mà người viết
nêu ra trong bài văn nghị luận.
* Ví dụ: Văn bản “Tinh thần yêu nước
của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh)
- Luận điểm xuất phát: Nhân dân ta rất
yêu nước.

- Các luận điểm triển khai:
- Từ xa xưa, trong lịch sử, nhân dân ta đã
rất yêu nước.
- Ngày nay, đồng bào ta cũng rất yêu
nước.
- Để phát huy truyền thống yêu nước thì
chúng ta phải thực hiện bằng hành động
vào công cuộc cứu nước.
 Muốn làm sáng tỏ vấn đề thì luận điểm
phải toàn diện, tập trung.
* Ví dụ: Chiếu dời đô
- Chưa phải.( chỉ là bộ phận, khía cạnh
khác nhau của vấn đề)
2. Mối quan hệ giữa cc……
 Các luận điểm trong bài nghị luận phải
cùng tập trung giải quyết vấn đề đặt ra.
- Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu
giải quyết vấn đề .Luận điểm cần phải đủ
để giải quyết vấn đề
3. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong
bài nghị luận:
- Các luận điểm trong bài phải có mối
Năm học 2010-2011 16
Việc dời đô
…thường
thấy trong
lịch sử
Dời đô để
tính kế lâu
dài cho con

cháu
Thuyết
phục dời
đô
Ngày trước
Đinh và Tiền
lê không dời
đô vì chưa phù
hợp
Thành Đại la
là nơi phù
hợp để phát
triển đất
nước
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
* HOẠT ĐỘNG 2. Luyện tập:
Yêu cầu hs đọc bài 1 trong phần III
? Hãy trình bày rõ: “ vì sao chúng ta cần phải đổi
mới phương pháp học tập”
? Lí giải vì sao ?
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn tự học
GV: Hướng dẫn học sinh bài về nhà.
HS: Ghi bài.
quan hệ với nhau, liên quan chặt chẽ với
nhau nhưng cũng phân biệt rõ ràng với
nhau; sắp xếp theo một trình tự nhất định.
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: Luận điểm của đoạn văn: Nguyễn
Trãi, tinh hoa của đất nước, dân tộc, thời đại”
Bài 2: Các luận điểm cần chọn: (2, 3, 4, 7) có

thể mở rộng bằng luận điểm
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
* Bài học :
.
* Bài soạn :
Soạn bài “Viết đoạn văn trình bày luận
điểm ”
E. RÚT KINH NGHIỆM
………
………

************************************************************
TUẦN 26 Ngày soạn : 20/1/2011
TIẾT 100 Ngày dạy : 23/2/2011

Tập làm văn
VIẾT ĐOẠN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp diễn dịch và quy nạp
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Nhận biết, phaan tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch và quy nạp
2. Kỹ năng :
- Viết đoạn văn diễn dịch và quy nạp.
- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận.
- Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 900 chữ.
3. Thái độ :
Lắng nghe chăm chỉ .
C. PHƯƠNG PHÁP:

Vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: Lớp 8a1 8a2
2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : Luận điểm là gì ? Luận điểm cần phải đảm bảo nững yêu cầu nào ?
Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận ntn?.
3 .Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Ai cũng biết rằng , công việc làm văn nghị luận không dừng
ở chỗ tìm ra luận điểm. Người làm bài còn phải tiếp tục thực hiện một bước đi rất khó khăn và
quan trọng khác: trình bày những luận điểm mà mình đã tìm ra. Khoông biết trình bày luận điểm
thì mục đích nghị luận sẽ không thể nào đạt được, cho dù người làm bài đã tập hợp đủ các quan
Năm học 2010-2011 17
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
điểm, ý kiến cần thiết cho việc giải quyết vấn đề. vậy để làm được điều đó, chúng ta sẽ tìm hiểu
qua tiết học này .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu cc vd sgk
GV: y/c hs Đọc các đoạn văn ví dụ trong sách
giáo khoa và thảo luận trả lời các câu hỏi:
? Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn trên?
? Vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn như thế
nào?
? Cu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn thì đoạn văn
đó được trình bày theo cách nào? Và ngược lại?
HS: Thảo luận. trình bày.
Nhắc lại: thế nào là đoạn diễn dịch?
Thế nào là đoạn quy nạp?
? Mỗi đoạn văn đó trình bày luận điểm gì?
? Dựa vào những vấn đề vừa tìm hiểu để rút ra
kết luận:
? Có thể căn cứ vòa câu chủ đề để xác định
luận điểm của đoạn văn hay không? Vì sao?

HS: Giải thích.
GV: Định hướng.
Theo em, câu chủ đề có phải là luận điểm không?
Hs: Đọc đoạn văn ở mục 2 và cho biết:
? Thế nào là lập luận?
? Yếu tố lập luận đóng vai trò như thế nào
trong văn nghị luận?
Hs: Trả lời.
Trong đoạn văn của Nguyễn Tuân, chúng ta thấy
tác giả đã lập luận làm sáng tỏ luận điểm: thằng
nhà giàu rước chó vào nhà, bản chất chó đểu của
nó càng thể hiện rõ.
* HOẠT ĐỘNG 2. Hướng dẫn luyện tập.
HS: Đọc bài tập 1 và thực hiện theo yêu cầu trong
sách giáo khoa.
? Theo em, chúng ta có thể nêu luận điểm ngắn
gọn trong đoạn a là gì?
HS: Đọc bài tập 2:
? cho biết luận điểm được trình bày trong đoạn
văn là gì?
? Luận điểm đó được làm sáng tỏ là nhờ các
luận cứ nào? Các luận cứ đó được lập luận như
thế nào?
HS:Bài tập 3:
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Trình bày một luận điểm thành một
đoạn văn nghị luận.
* Ví dụ: đoạn văn 1:
Câu chủ đề : Thật là chốn tụ hội…muôn
đời.

Luận điểm: Thành Đại La là nơi phù hợp
nhất để làm kinh đô của các bậc đế vương
muôn đời.
=> Câu chủ đề cuối đoạn văn => đoạn văn
quy nạp.
=> Dựa vào câu chủ đề, ta có thể xác định
luận điểm của đoạn văn.
Kết luận: Một đoạn văn trình bày một
luận điểm.
Đoạn văn có câu chủ đề.
Đoạn văn có thể được trình bày bằng
cách quy nạp, diễn dịch hoặc song hành.
Câu chủ đề là câu có nội dung khái quát
nhất và qua câu chủ đề chúng ta biết
được luận điểm của đoạn văn.
* Ví dụ 2: đoạn văn 2.
Cách lập luận:
Lấy luận cứ: Nghị Quế thích chó và giở
giọng chó với Chị Dậu;
Sắp xếp luận cứ: Vợ chồng Nghị Quế
….thích chó, giở giọng chó, bù khú
chuyện chó…
- Trọng tâm của đoạn văn là vợ chồng
Nghị Quế và loài chó.
Quy nạp: Bản chất chó đểu được hiện rõ.
 Một đoạn văn có sức thuyết phục là
đoạn văn có luận cứ, có lập luận rõ, chặt
chẽ.
2. Ghi nhớ (sgk)
II. LUYỆN TẬP.

* Bài tập 1: Chuyển câu sau thành một
luận điểm.
1.Tránh lối viết dài dòng khó hiểu.
2. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho
bạn trẻ.
* Bài tập 2: Luận điểm: Tế Hanh là một
người rất tinh .
Luận cứ : ghi được nét thần tình về cảnh
sinh hoạt chốn quê hương vào thơ ca.
Tế Hanh đưa ta vào thế giới mờ, âm thầm
Năm học 2010-2011 18
Giáo án ngữ văn 8 GV: Phạm Thị Hòa
Học sinh viết bài
nhóm 1 và nhóm 2 trình bày luận điểm : Học
phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.
Nhóm 3 và 4: trình bày luận điểm:
Học vẹt không phát triển được năng lực suy
nghĩ.
(gv thu một số vở bài tập chấm điểm)
Hs: dựa vo bi chuẩn bị ở nh trả lời.
Gv: Chố
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn tự học
GV: Hướng dẫn học sinh bài về nhà.
HS: Ghi bài.
mà gần gũi.
Lập luận tăng tiến.
* Bài tập 3: viết đoạn văn ngắn trình bày
luận điểm.
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
* Bài học :

Học ghi nhớ và luyện viết đoạn văn.
* Bài soạn :
Soạn bài “ Bàn về phép học”
E. RÚT KINH NGHIỆM
………
………

************************************************************
Năm học 2010-2011 19

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×