Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, khi các doanh nghiệp ngày càng
có điều kiện được thành lập với nhiều hình thức khác nhau và trong nhiều ngành
nghề khác nhau thì việc liên kết, hợp tác hay thậm chí là cạnh tranh nhau đang ngày
càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những hợp đồng hợp tác, những giao kết “thuận
buồm xuôi gió” vẫn còn tồn tại khá nhiều những mâu thuẫn, bất đồng thậm chí vi
phạm quyền lợi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Từ đó gây ra những thiệt hại cho
các bên và cho cả nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, thuật ngữ “tranh chấp
thương mại” hay “tranh chấp kinh doanh” đã là thuật ngữ quen thuộc trong đời
sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới và mới được sử dụng rộng rãi, phổ biến
ở nước ta trong mấy năm gần đây.
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra
trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như
hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền
kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam cũng đã sớm có những quan tâm nhất định
đến hoạt động này, cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các
quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật.
Ngay từ năm 1994, hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại cũng đã đưa
ra một số khái niệm khác nhau để biểu đạt loại tranh chấp này. Tuy không xây
dựng được một khái niệm chuẩn mực về tranh chấp kinh tế nhưng cũng đã liệt kê
được các tranh chấp được coi là tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của
tòa án kinh tế và trọng tài kinh tế. Đến năm 1999, khái niệm tranh chấp thương mại
lần đầu tiên được đề cập đến trong Luật thương mại ngày 10/5/1999. Năm 2003,
Pháp lệnh trọng tài thương mại được ban hành ngày 25/2/2003 tuy không đưa ra
định nghĩa về tranh chấp thương mại nhưng thông qua khái niệm về “hoạt động
thương mại” đã tạo được sự tương đồng trong quan niệm về “thương mại” và
“tranh chấp thương mại” của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
luật và thông lệ quốc tế; từ đó mở màn cho việc xem xét tiếp theo của các văn bản
pháp luật khi đề cập đến lĩnh vực thương mại, tranh chấp thương mại – một lĩnh
vực đầy sôi nổi và phức tạp. Tiếp đó, đến năm 2004, điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân
sự 2004 đã đưa ra khái niệm “tranh chấp về kinh doanh, thương mại” và liệt kê
những nội dung của loại tranh chấp này, thực chất là các tranh chấp thương mại
theo hướng tiếp cận của Luật thương mại 2005. Tuy có sự khác nhau về cách thức
biểu đạt và ngôn ngữ sử dụng nhưng nhìn chung quan niệm về tranh chấp thương
mại được thể hiện qua các quy định trong các văn bản pháp luật thời gian gần đây
là khá nhất quán.
Tóm lại, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng
hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt
động thương mại. Các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát
sinh giữa các thương nhân với nhau; ngoài ra trong những trường hợp nhất định,
các cá nhân, tổ chức (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh
chấp thương mại như: tranh chấp giữa công ty và thành viên công ty, giữa các
thành viên của công ty với nhau...
Tìm hiểu về tranh chấp thương mại là cơ sở quan trọng để tìm hiểu và áp
dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Trên thế giới cũng như ở
Việt Nam tồn tại 4 phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản, bao gồm:
• Thương lượng;
• Hòa giải;
• Trọng tài thương mại;
• Tòa án.
Cả 4 phương thức này đều có những ưu điểm và tầm quan trọng riêng của nó.
Nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này, em xin phép tìm hiểu riêng về hình thức
trọng tài thương mại, từ đó nghiên cứu sâu thêm về thẩm quyền của trọng tài
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại theo pháp luật Việt
Nam hiện hành.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về trọng tài thương mại
1. Khái niệm trọng tài thương mại
Khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần đến việc phân
xử. Hiện nay có 2 phương pháp giải quyết bằng tài phán là tòa án và trọng tài
thương mại. Trên thế giới, tại các nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường
sử dụng phương pháp trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Vậy chúng ta cần phải hiểu trọng tài thương mại là gì? Pháp luật Việt Nam
hiện hành không đưa ra một khái niệm cụ thể về trọng tài thương mại nhưng ta có
thể hiểu: Trọng tài thương mại là hình thức tài phán mà quyền lực của nó được tạo
nên bởi chính các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại. Tôn trọng quyền tự
định đoạt của các đương sự, pháp luật quy định nguyên tắc loại trừ thẩm quyền của
tòa án khi các bên đã lựa chọn trọng tài.
2. Các hình thức trọng tài thương mại:
Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc (trọng
tài ad-hoc) và trọng tài thường trực.
2.1. Trọng tài vụ việc
Có thể định nghĩa rằng, trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên
tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng
tài vụ việc sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Đây là hình
thức trọng tài xuất hiện sớm nhất và được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới.
Từ định nghĩa trên, ta có thể rút ra được một số đặc điểm của trọng tài vụ việc như
sau:
• Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự
chấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều
hành và không có danh sách trọng tài viên riêng. Trọng tài viên được các bên
chọn hoặc được chỉ định có thể là người có tên hoặc ngoài danh sách trọng
tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào.
• Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình, mà
quy tắc tố tựng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây
dựng. Thông thường, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ
một quy tắc tố tụng phổ biến nào, thường là quy tắc tố tụng của các trung
tâm trọng tài có uy tín ở trong nước và quốc tế.
Ở Việt Nam, hình thức trọng tài vụ việc lần đầu tiên được quy định tại Pháp lệnh
trọng tài thương mại một cách cụ thể, rõ ràng về cách thức hình thành, quy trình tố
tụng cũng như giá trị của pháp quyết và cơ chế đảm bảo thi hành quyết định của
trọng tài vụ việc. Có thể khẳng định rằng, diện mạo của trọng tài vụ việc ở Việt
Nam được khắc họa rõ nét kể từ khi ban hành Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.
2.2. Trọng tài thường trực
Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực thường được tổ chức dưới
những hình thức đa dạng như: các trung tâm trọng tài, các hiệp hội trọng tài hay các
viện trọng tài nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm
trọng tài.
Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các
trung tâm trọng tài. Ta có định nghĩa: Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ,
có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định.
Từ khái niệm về trung tâm trọng tài trên, ta có thể đưa ra một số đặc trưng cơ bản
về hình thức trọng tài này như sau:
• Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong
hệ thống cơ quan nhà nước. Thể hiện:
- Các trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của các trọng tài viên
sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chứ không phải được
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thành lập bởi Nhà nước. Do đó, nó không nằm trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà
nước cũng không thuộc hệ thống cơ quan xét xử Nhà nước.
- Hoạt động của trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không
được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước.
- Trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực
nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết.
- Dù không được thành lập bởi Nhà nước nhưng trung tâm trọng tài vẫn luôn
đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các hoạt động như: ban
hành các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động
của trung tâm trọng tài; cấp, thay đổi, bổ sung hay thu hồi giấy phép thành lập, giấy
đăng ký hoạt động của các trung tâm trọng tài; hỗ trợ trung tâm trọng tài trong việc
hủy hoặc không hủy quyết định trọng tài, hỗ trợ trong việc cưỡng chế thi hành
quyết định trọng tài...
• Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với
nhau. Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên,
cấp dưới.
• Thứ ba, tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ.
Cơ cấu của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên
của trung tâm. Cụ thể:
- Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm trọng
tài và có thể có tổng thư ký trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm trọng tài cử.
- Các trọng tài viên trong danh sách trung tâm trọng tài có thể tham giai vào
việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định.
• Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có
quy tắc tố tụng riêng. Thể hiện:
- Tùy theo khả năng chuyên môn của đội ngũ trọng tài viên, mỗi trung tâm
trọng tài có quyền tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời có thể mở
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động trên cơ sở sự chấp thuận của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền.
- Mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng
riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của trung tâm và
không trái với quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. Khi giải quyết tranh
chấp, hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng
này.
- Việc xây dựng quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài thường dựa trên
cơ sở là một số bản quy tắc trong tài hay một số công ước quốc tế có liên quan
cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín.
• Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các
trọng tài viên của trung tâm. Việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia
giải quyết tranh chấp chỉ được giới hạn trọng danh sách trọng tài viên của
trung tâm. Vì vậy, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến
hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm.
3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương
mại
Trọng tài thương mại là một trong 4 hình thức giải quyết tranh chấp thương
mại. Đây là một hình thức giải quyết tranh chấp khá đơn giản, nhanh chóng và có
nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, để áp dụng hình thức này trong việc giải quyết tranh
chấp, các chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp cần tuân thủ một số những nguyên
tắc cơ bản sau:
3.1. Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài
Nguyên tắc này được hiểu như sau: tranh chấp thương mại chỉ được giải
quyết tại trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài đó có
hiệu lực. Theo điều 54 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, nếu không có thỏa
thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu mà hội đồng trọng tài vẫn giải
quyết thì quyết định của hội đồng sẽ bị hủy. Đây là nguyên tắc quan trọng và có
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tính quyết định đối với việc có hay không áp dụng hình thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài. Nếu không có nguyên tắc này thì những nguyên tắc sau cũng trở
thành vô nghĩa và không cần thiết. Chính vì vậy mà nó được đưa lên làm nguyên
tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc cần áp dụng trước tiên khi tiến hành xem xét một
vụ tranh chấp bằng hình thức trọng tài thương mại.
3.2. Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan
Một số tổ chức trọng tài yêu cầu trọng tài viên xác nhận bằng văn bản rằng
họ đang và sẽ độc lập với các bên và yêu cầu trọng tài viên trình bày bất kỳ sự kiện
hoặc chi tiết nào có thể khiến các bên nghi ngờ về tính độc lập của họ. Điều này
cho thấy, việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng, tính độc lập của các trọng
tài viên đối với các bên là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Trọng tài viên phải có đủ
cách điều kiện nhất định để đảm bảo rằng họ độc lập, vô tư, khách quan trong việc
giải quyết tranh chấp. Để trở thành một trọng tài viên của một trung tâm trọng tài,
công dân Việt Nam cần hội tụ đầy đủ những điều kiện quy định tại điều 12 Pháp
lệnh trọng tài thương mại.
Khi tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài viên phải thật sự là
người thứ ba độc lập, vô tư, không liên quan đến các bên có tranh chấp cũng như
không có bất kỳ lợi ích nào dính dáng đến vụ tranh chấp đó. Nếu vi phạm những
quy định trên, trọng tài viên phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp hoặc các bên có
quyền yêu cầu đổi trọng tài viên vụ tranh chấp.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài viên phải căn cứ vào các tình
tiết của vụ tranh chấp, xác mình sự việc nếu thấy cần thiết và phải căn cứ vào các
chứng cứ mà mình thu thập được chứ không thể bị chi phố bởi bất kỳ tổ chức, cá
nhân nào. Không ai có quyền can thiệp, chỉ đạo vào việc giải quyết tranh chấp của
trọng tài viên. Quyết định của trọng tài viên phải đúng với sự thật khách quan.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tại điều 54 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 còn quy định: Nếu trọng tài
viên không vô tư, không khách quan trong việc giải quyết tranh chấp thương mại,
vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên thì quyết định của hội đồng trọng tài có trọng
tài viên đó sẽ bị hủy bỏ.
3.3. Nguyên tắc trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật
Đây được coi là một nguyên tắc rất quan trọng trong mọi thủ tục tố tụng
cũng như giải quyết mọi vấn đề của đời sống xã hội trong điều kiện nhà nước pháp
quyền. Vì vậy, để giải quyết tranh chấp thương mại một cách công bằng, hợp lý,
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên; trọng tài viên – người được các
bên có tranh chấp lựa chọn để giải quyết tranh chấp phải căn cứ theo pháp luật.
Nếu trọng tài viên không căn cứ vào pháp luật, nhận hối lộ hoặc có hành vi
vi phạm đạo đức trọng tài viên thì các bên có quyền yêu cầu thay đổi trọng tài. Tư
tưởng chỉ đạo đối với trọng tài viên là pháp luật, chỉ có căn cứ vào pháp luật, trọng
tài viên mới giải quyết được các tranh chấp một cách vô tư, khách quan. Có như
vậy mới được các nhà kinh doanh tín nhiệm.
3.4. Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên
Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề liên quan
đến thủ tục giải quyết tranh chấp mà trọng tài viên phải tôn trọng, nếu không sẽ dẫn
đến hậu quả là quyết định của hội đồng trọng tài sẽ bị tòa án hủy theo yêu cầu của
các bên.
Có thể thấy rằng, thông qua thỏa thuận trọng tài, quyền hạn của hội đồng
trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp là do các bên giao cho họ. Cụ thể như:
• Các bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng nào nào, hình thức trọng tài nào thì
chỉ có trung tâm trọng tài đó và hình thức trọng tài đó có thẩm quyền giải
quyết.
• Các bên lựa chọn trọng tài viên nào thì trọng tài viên đó có quyền giải quyết.
• Các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải quyết
thì chỉ có trọng tài viên duy nhất đó có quyền giải quyết.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp.
• Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn thực hiện các thủ tục cần thiết cho việc
giải quyết.
• Các bên có quyền thỏa thuận thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh
chấp.
Như vậy, có thể thấy nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tham gia tranh
chấp là một trong những nguyên nhắc tiên quyết của việc áp dụng hình thức trọng
tài thương mại. Và chỉ có trong tố tụng trọng tài – hình thức giải quyết tranh chấp
do các bên lựa chọn, các bên mới có quyền thỏa thuận nhiều vấn đề như vậy và
trọng tài viên bắt buộc phải tuân theo.
3.5. Nguyên tắc giải quyết một lần
Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc giải quyết tranh chấp
thương mại là nhanh chóng, tránh dây dưa kéo dài, làm ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà ngày nay, để các tranh chấp
thương mại giữa các nhà kinh doanh có thể được giải quyết nhanh chóng và dứt
điểm, các tổ chức trọng tài phi chính phủ đã ra đời để đáp ứng yêu cầu đó của các
nhà kinh doanh.
Với tư cách là một tổ chức phi chính phủ, trọng tài thương mại không có cơ
quan cấp trên nên phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm như bản án sơ thẩm của tòa án, cũng không
có thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tố tụng trọng tài chỉ có một trình tự giải quyết,
tức là các tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết một lần tại trọng tài.
Nếu quyết định của trọng tài không bị tòa án hủy bỏ theo đơn yêu cầu của
một trong các bên mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì sau thời hạn
30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, bên được thi hành
quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có
trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định
trọng tài.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. Thẩm quyền của trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại được thành lập là để giải quyết các tranh chấp thương
mại. Nhưng tranh chấp thương mại cũng chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết
của trọng tài thương mại nếu các bên có tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa
thuận trọng tài này có hiệu lực.
Khác với thẩm quyền của tòa án, thẩm quyền của trọng tài chỉ là thẩm quyền
vụ việc, nếu được các bên có “vụ việc” lựa chọn đích danh. Các nguyên tắc phân
định thẩm quyền theo lãnh thổ, theo trụ sở hoặc chỗ ở của bị đơn và theo sự thỏa
thuận của nguyên đơn không được áp dụng trong tố tụng trọng tài. Thẩm quyền của
trọng tài không được phân định theo lãnh thổ, vì các bên có tranh chấp có quyền
thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một tổ chức trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho
họ, không phụ thuộc vào nơi ở cũng như trụ sở của nguyên đơn hay bị đơn, cũng
không phân định theo cấp xét xử, vì chỉ có một cấp trọng tài và lại càng không
phân định theo sự lựa chọn của nguyên đơn, vì trọng tài chỉ có thẩm quyền giải
quyết nếu các bên có thỏa thuận trọng tài.
Khi các bên đã thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng con đường
trọng tài, tức là họ đã trao cho hội đồng trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp
và phủ định thẩm quyền xét xử đó của tòa án trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu
hoặc các bên hủy thỏa thuận trọng tài.
Nói tóm lại, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
nào được pháp luật quy định là tranh chấp thương mại, tranh chấp này phát sinh
trong hoạt động thương mại giữa cá nhân kinh doanh và tổ chức kinh doanh và các
bên có thỏa thuận trọng tài. Nếu thiếu 1 trong 2 điều kiện trên, vụ việc sẽ không
thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.
Sau đây, trên cơ sở Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và các văn bản pháp
luật hiện hành có liên quan, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về thẩm quyền của
trọng tài thương mại thông qua 2 điều kiện trên:
10