Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.75 KB, 86 trang )

Luận văn thạc sĩ
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
1
Luận văn thạc sĩ
I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Rủi ro luôn tiềm ẩn trong đời sống hàng ngày đe dọa đến tính mạng,
sức khỏe con người; của cải vật chất của toàn xã hội, gây ra những tổn thất
không thể lường trước, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của con người, cộng
đồng dân cư thậm chí cả một quốc gia. Rủi ro xảy ra có thể do nhiều nguyên
nhân khác nhau: do thiên tai, do thể chất của con người, do môi trường sống
hoặc cũng có thể do chính hành vi của con người gây ra. Song hậu quả thì đều
gây ra các tổn thất tài chính làm cho người gặp rủi ro lâm vào tình trạng khó
khăn về tài chính, dự trữ của cá nhân nhiều khi không đủ để tự khắc phục tổn
thất nhằm bình ổn cuộc sống. Bảo hiểm là biện pháp hữu hiệu và chắc chắn
trong việc khắc phục các tổn thất tài chính mà rủi ro mang đến. Sự ra đời và
tồn tại của các phương thức bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế, xã hội của mọi cá nhân, tổ chức và cả quốc gia.
Nhà nước bảo hộ các tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của các cá
nhân, tổ chức; sức khỏe, tính mạng của công dân. Bất kì tổ chức, cá nhân nào
gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của công dân hay tài sản của tổ
chức thì đều phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Thiệt hại xảy ra có thể
gây ra những tổn thất vượt quá khả năng tài chính của người có trách nhiệm
bồi thường và nếu hậu quả không được khắc phục kịp thời, thì sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống của người bị thiệt hại cũng như người có trách nhiệm bồi
thường. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế đảm bảo chắc chắn cho
việc bồi thường thiệt hại, khắc phục kịp thời những thiệt hại về tài chính đối
với cả người bị thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường. Ngày nay, trong
xu thế hội nhập cùng nền kinh tế khu vực và thế giới, các sản phẩm bảo hiểm
phát triển ngày càng đa dạng và phong phú hơn, các đối tượng quan tâm tới
bảo hiểm nói chung, bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng cũng gia tăng.
Cùng với đó là sự gia tăng những tranh chấp trong quá trình ký kết và thực


Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
2
Luận văn thạc sĩ
hiện hợp đồng; những hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng tăng và trở lên
tinh vi hơn, nghiêm trọng hơn; cũng bởi sự thiếu thông tin của những người
tham gia bảo hiểm, sự chưa chặt chẽ trong quy định của pháp luật, sự yếu
kém trong quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm và từ ý thức
của các chủ thể tham gia về vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong đời
sống của chính họ... Vì lẽ đó những phân tích, lý giải cụ thể các quy định
pháp luật về các yếu tố cơ bản của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự,
cũng như vai trò của loại bảo hiểm này là rất cần thiết. Trên cơ sở những phân
tích đó, các chủ thể thấy được những tồn tại thực tế trong quá trình ký kết và
thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, giúp họ hiểu rõ hơn các
quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hợp đồng nhằm tránh, hạn chế
những tranh chấp phát sinh; đồng thời góp phần hoàn thiện quy định pháp luật
về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài
Với đề tài: “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự” người viết muốn
làm sáng tỏ những yếu tố cơ bản của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
chủ thể, đối tượng, hình thức, nội dung, hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự; trên cơ sở thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
hiện nay ở Việt Nam đưa ra một số nhận xét và đề xuất hướng hoàn thiện
pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
III. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực tiếp theo là sự ra đời của Luật
Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, rồi Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có nhiều
luận án, đề tài nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm,
pháp luật về hợp đồng bảo hiểm, về các loại hợp đồng bảo hiểm cụ thể. Song,
về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chưa có sách chuyên khảo, luận án nghiên
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

3
Luận văn thạc sĩ
cứu sâu chỉ có hai khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Khoa Kinh tế trường
Đại học Luật Hà Nội với các đề tài:
1. Pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự - Thực trạng và hướng
hoàn thiện của Trần Thị Hồi, năm 2006.
2. Một số vấn đề về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của Phan
Thị Hồng Thuý, năm 2005.
IV. Kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Với đề tài “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự”, luận văn là sự
đánh giá, phân tích tương đối đầy đủ về các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo luật kinh doanh bảo hiểm và các văn
bản pháp luật mới nhất về kinh doanh bảo hiểm. Luận văn có thể đóng góp
vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
dân sự; góp phần giảm, hạn chế những tranh chấp trong quá trình giao kết và
thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự; cũng như giảm thiểu những
hành vi trục lợi bảo hiểm.
V. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 03 chương:
Chương I: Lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
1. Khái niệm, đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
3. Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Chương II: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của
pháp luật hiện hành
1. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm;
2. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
3. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
4. Sự kiện bảo hiểm;
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

4
Luận văn thạc sĩ
5. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
7. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Chương III: Thực trạng áp dụng pháp luật và một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
1. Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng
bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
5
Luận văn thạc sĩ
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
1. Khái niệm, đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
1.1 Trách nhiệm dân sự là gì?
Trách nhiệm dân sự được hiểu rất rộng, bao gồm: Trách nhiệm công
khai xin lỗi, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, đăng bài cải chính và bồi thường
thiệt hại đối với người đã bị họ bằng hành vi của mình xâm phạm tới uy tín,
danh dự, nhân phẩm, tài sản, sức khoẻ, tính mạng. Xử sự của các chủ thể diễn
ra trong đời sống xã hội rất đa dạng và phong phú nên không thể liệt kê hết
các xử sự này bao gồm những hành vi nào. Nhưng khi chủ thể thực hiện các
hành vi của mình phải tuân theo các quy tắc chung của ngành luật dân sự,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Vì vậy, khi xử sự
của một chủ thể làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể
khác thì xử sự đó bị coi là trái pháp luật dân sự. Người có quyền và lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền khác áp dụng trách nhiệm dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình. Khi trách nhiệm dân sự được áp dụng thì người có xử sự trái

với quy định của pháp luật dân sự phải gánh chịu một hoặc một số hậu quả
pháp lý nhất định.
“Trách nhiệm dân sự nói chung được hiểu là sự quy định của pháp luật
dân sự về hậu quả pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng
buộc người có hành vi vi phạm quy tắc xử sự phải gánh chịu những hậu quả
pháp lý nhất định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân
sự bị xâm phạm” [9, tr.152]. Song, trách nhiệm dân sự là đối tượng của hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
6
Luận văn thạc sĩ
1.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì?
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại bảo hiểm mà theo đó doanh
nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người tham
gia bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh,
còn bên tham gia bảo hiểm phải nộp một khoản phí cho doanh nghiệp bảo
hiểm.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế bảo đảm phòng ngừa, hạn
chế và khắc phục kịp thời những tổn thất do bên mua bảo hiểm gây ra cho bên
thứ ba. Với ý nghĩa đó, dù không khắc phục được hoàn toàn tổn thất xảy ra,
song bảo hiểm trách nhiệm dân sự góp phần bình ổn tài chính cho cả bên
được bảo hiểm và bên thứ ba khi người tham gia bảo hiểm gây ra thiệt hại.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chính là bảo hiểm cho những khoản tài chính
cần thiết để khắc phục tổn thất cho người bị thiệt hại. Việc bồi thường của
doanh nghiệp bảo hiểm không phải là toàn bộ thiệt hại trực tiếp về tính mạng,
sức khỏe, tài sản của người mua bảo hiểm mà là những thiệt hại về tài chính
người đó phải bồi thường cho người thứ ba căn cứ vào những tổn thất về tài
sản, sức khoẻ, tính mạng mà họ đã gây ra cho bên thứ ba. Doanh nghiệp bảo
hiểm bồi thường trên cơ sở thoả thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo
quy định của pháp luật nhưng không vượt quá thiệt hại thực tế của người thứ

ba.
1.3 Khái niệm, đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo
hiểm phải đóng phí bảo hiểm còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo
hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Điều 571 Bộ luật
Dân sự năm 2005). Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định, hợp đồng bảo hiểm
gồm ba loại: Hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
7
Luận văn thạc sĩ
hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Vậy, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
dân sự là một trong ba loại hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng về bảo hiểm trách
nhiệm dân sự hay chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm
(doanh nghiệp bảo hiểm) với bên tham gia bảo hiểm (tổ chức, cá nhân), theo
đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt
hại đối với người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm
xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng còn bên tham gia bảo hiểm có
nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang những đặc điểm chung
của hợp đồng bảo hiểm đồng thời có những đặc trưng riêng:
Thứ nhất, đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là
trách nhiệm về bồi thường thiệt hại, là loại bảo hiểm không thể xác định được
giá trị đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Điều 52 Luật Kinh
doanh bảo hiểm quy định: “Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
dân sự là trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba
theo quy định của pháp luật”.
Khác với hợp đồng bảo hiểm tài sản có đối tượng là tài sản cụ thể, hợp
đồng bảo hiểm con người là bảo hiểm đối với một người cụ thể; đối tượng của
hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của

người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba; đó là thiệt hại có thể xảy ra trong
tương lai, trong phạm vi, giới hạn bảo hiểm và thuộc trách nhiệm bồi thường
của bên tham gia bảo hiểm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang tính trừu
tượng chúng ta không nhìn thấy, không cảm nhận được bằng các giác quan và
thực tế chúng không tồn tại hiện hữu trong không gian tại thời điểm giao kết
hợp đồng. Chỉ khi nào người tham gia bảo hiểm gây thiệt hại cho người khác
và phải bồi thường thì mới xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại là
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
8
Luận văn thạc sĩ
bao nhiêu. Thường đối với các hợp đồng bảo hiểm tài sản ta có thể xác định
được mức tổn thất tối đa của tài sản khi giao kết hợp đồng, còn với các hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì không thể xác định được trách nhiệm
bồi thường thiệt hại tối đa là bao nhiêu. Mức trách nhiệm bồi thường được
xác định theo thoả thuận của các bên và các quy định của pháp luật, trên cơ sở
mức độ lỗi của người gây thiệt hại và thiệt hại thực tế của người thứ ba. Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện sau:
- Có hành vi gây thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với người
thứ ba
- Có lỗi của người gây thiệt hại
- Có thiệt hại thực tế đối với bên thứ ba
- Thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại và ngược
lại hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có đối tượng là trách nhiệm về
bồi thường thiệt hại, song trên thực tế thì các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt
Nam mới chỉ tiến hành các loại nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong đó, tồn tại đồng thời hai mối quan hệ: Quan
hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm và
quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm với người thứ ba bị thiệt hại. Trong
trường hợp này, người thứ ba và trách nhiệm bồi thường của người tham gia

bảo hiểm không thể xác định cụ thể tại thời điểm giao kết hợp đồng, mà được
xác định thông qua việc định trước số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Thứ hai, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự lỗi của người
tham gia bảo hiểm khi thực hiện hành vi gây thiệt hại là căn cứ để xác định
trách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm, đồng thời cũng là căn
cứ để xác định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Tại Khoản 1 Điều
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
9
Luận văn thạc sĩ
604 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền,
lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của
pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Theo đó,
nếu không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì
người vi phạm phải bồi thường khi có lỗi. Lỗi là thái độ tâm lý của người có
hành vi gây thiệt hại phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu
quả của hành vi mà họ thực hiện. Yếu tố lỗi chưa được quy định trong pháp
luật dân sự. Trên thực tế, lỗi trong trách nhiệm dân sự là lỗi suy đoán, nên
người gây thiệt hại bị suy đoán là có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại,
trừ trường hợp họ chứng minh được thiệt hại xảy ra trong trường hợp phòng
vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, trong tình thế cấp thiết hoặc hoàn toàn do lỗi
của bên bị thiệt hại. Ví dụ, một người đang chạy xe trên đường đột ngột có
em nhỏ lao vụt từ trong ngõ ra, vì tránh để không gây tai nạn cho em bé mà
đâm vào quán ở bên đường gây thiệt hại đến tài sản của chủ quán. Trong
trường hợp này, người đi xe không có lỗi và không phải bồi thường.
Lỗi của người tham gia bảo hiểm khi thực hiện hành vi gây thiệt hại
không chỉ là căn cứ để xác định doanh nghiệp bảo hiểm có phải thực hiện
nghĩa vụ bảo hiểm không; mà còn là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi
thường. Căn cứ vào mức độ lỗi để xác định người gây thiệt hại phải bồi

thường toàn bộ, một phần hoặc liên đới bồi thường, từ đó doanh nghiệp bảo
hiểm xác định trách nhiệm bồi thường của mình.
Thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm
khi có yêu cầu bồi thường của người thứ ba.
Tại Điều 53 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
10
Luận văn thạc sĩ
“1. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người
thứ ba yêu cầu người tham gia bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người
đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.
2. Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo
hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
11
Luận văn thạc sĩ
Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải chịu
trách nhiệm bồi thường khi người tham gia bảo hiểm nhận được yêu cầu đòi
bồi thường thiệt hại của người thứ ba. Nếu đã phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại nhưng người thứ ba không đòi người tham gia bảo hiểm phải
bồi thường, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không phải chịu trách nhiệm đối
với người tham gia bảo hiểm. Khi rủi ro xảy ra và người gây thiệt hại phải
chịu trách nhiệm dân sự trước pháp luật, nhưng doanh nghiệp bảo hiểm không
đương nhiên có trách nhiệm bảo hiểm. Hay nói cách khác, doanh nghiệp bảo
hiểm không đương nhiên phải bồi thường khi người tham gia bảo hiểm gây
thiệt hại cho người thứ ba. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân
sự là trách nhiệm bồi thường thay cho người tham gia bảo hiểm khi trách
nhiệm dân sự của họ phát sinh hay chính là trách nhiệm bồi thường khi người
tham gia bảo hiểm gây thiệt hại cho người thứ ba và người thứ ba đòi bồi
thường. Việc bồi thường thiệt hại có thể là bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng cũng có thể là bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. Đối với việc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người thứ ba có thể là bất kì tổ chức hoặc
cá nhân nào bị thiệt hại; còn bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì người thứ
ba được xác định cụ thể là người có một quan hệ hợp đồng đối với người
tham gia bảo hiểm và bị thiệt hại từ hợp đồng đó do hành vi của người tham
gia bảo hiểm gây ra. Hợp đồng bảo hiểm chỉ tồn tại giữa người tham gia bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu
cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. Nghĩa là, nếu pháp luật không có quy định khác thì người thứ
ba chỉ có quyền đòi bồi thường đối với người tham gia bảo hiểm, trên cơ sở
đó doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm
và trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba thuộc về người tham gia bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có thể thoả thuận
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
12
Luận văn thạc sĩ
về việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho người thứ ba bị
thiệt hại.
Trong một số trường hợp, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị thiệt hại; khắc phục kịp thời thiệt hại vật chất góp phần bình ổn tài
chính đối với người bị thiệt hại, pháp luật quy định người thứ ba có thể trực
tiếp khiếu nại đến doanh nghiệp bảo hiểm để yêu cầu bồi thường. Ví dụ, tại
Khoản 4 Điều 13 Quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 09/4/2007
về việc ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới (sau đây gọi là Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC) quy định:
“4. Trường hợp bên thứ ba hoặc hành khách vận chuyển theo hợp đồng
bị thiệt hại về người và tài sản do xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm gây ra
khiếu nại trực tiếp đòi doanh nghiệp bảo hiểm đó bồi thường, doanh nghiệp
bảo hiểm có trách nhiệm liên hệ với chủ xe cơ giới để giải quyết bồi thường

theo đúng các quy định tại Quy tắc này”.
Tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 8 Quy tắc này quy định :
“3. Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp chặt chẽ
với chủ xe cơ giới và/hoặc lái xe cơ giới và các cơ quan chức năng ngay từ
đầu để giải quyết tai nạn. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải
tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm
bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn”.
“4. Trong trường hợp xe gây tai nạn đã được bảo hiểm, chủ xe cơ giới
chết, doanh nghiệp bảo hiểm phải thay mặt chủ xe bồi thường trực tiếp cho
bên thứ ba theo phạm vi và trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Quy tắc bảo
hiểm này”.
Đây là những điểm mới trong Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định
số 23/2007/QĐ-BTC so với Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định số
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
13
Luận văn thạc sĩ
23/2003/QĐ-BTC, quy định này đảm bảo khắc phục kịp thời hậu quả tai nạn,
đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại; cũng như tình trạng người tham gia
bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm mà không bồi thường cho người bị nạn, hoặc
trường hợp chủ xe cơ giới bị chết.
Thứ tư, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể giới hạn
trách nhiệm bảo hiểm hoặc không giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Để đảm bảo
lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời nâng cao ý thức của
người tham gia bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra các giới
hạn trách nhiệm xác định mức bồi thường tối đa của doanh nghiệp bảo hiểm
đối với những hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cụ thể. Khi gây thiệt
hại, mức trách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm có thể là rất
lớn, song mức trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ trong
phạm vi số tiền bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận. Trong hợp đồng bảo hiểm
tài sản, trách nhiệm bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá trị của tài sản là

đối tượng của hợp đồng bảo hiểm; hợp đồng bảo hiểm con người điều khoản
số tiền bảo hiểm luôn được xác định cụ thể trong hợp đồng; trong bảo hiểm
trách nhiệm dân sự có một số nghiệp vụ bảo hiểm không xác định số tiền bảo
hiểm mà trách nhiệm dân sự phát sinh bao nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
bồi thường bấy nhiêu. Điều này không mâu thuẫn với quy định số tiền bảo
hiểm là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm (Điểm c
Khoản 1 Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm). Trường hợp này, số tiền bảo
hiểm được hiểu là toàn bộ thiệt hại xảy ra. Điều khoản số tiền bảo hiểm được
đặt ra nhằm mục đích giới hạn phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp bảo
hiểm, để đảm bảo kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp bảo hiểm phải tính toán
để giới hạn phạm vi trách nhiệm của mình trong hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự cụ thể. Đối với một số trường hợp ngoại lệ, khi doanh nghiệp
bảo hiểm ký hợp đồng với người tham gia bảo hiểm trong hợp đồng không
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
14
Luận văn thạc sĩ
xác định số tiền bảo hiểm cụ thể thì khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra doanh
nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bảo hiểm đối với toàn bộ thiệt hại. Ví dụ: nghiệp
vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I insurance viết tắt của
Protection and Indemnity insurance [1]) trách nhiệm dân sự phát sinh bao
nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường bấy nhiêu. P&I insurance rất
phong phú, nó bảo hiểm các trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình tàu hoạt
động từ việc hồi hương thuyền viên bị ốm, tàu bị bắt giữ bởi chủ hàng do
không giải quyết khiếu nại của chủ hàng cho đến việc di chuyển xác tàu nếu
tàu bị chìm nằm trong luồng lưu thông tại một địa phương nào đó... Tàu nào
không tham gia P&I isnuarnce thì không có cảng nào dám cho cập bến vì nếu
tàu va đập và làm hư hỏng cầu cảng hoặc làm ô nhiễm dầu hay tàu đắm tại
cảng thì sẽ không có gì để bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại...
Ví dụ: Tàu Đông Hà thuộc công ty cổ phần Hàng hải Đông Đô, tham
gia bảo hiểm P&I tại Bảo Việt từ 20/2/2006 đến 20/2/2007. Ngày 1/7/2006,

thuyền viên Lưu Hải Tùng của tàu này đã bị tai nạn trượt chân ngã va hông
phải vào nắp hầm hàng ở mạn phải của tàu trong lúc đang làm việc khiến
thuyền viên đó bị thương phải đi cấp cứu và điều trị tại bệnh viện. Công ty đã
có công văn đề nghị Bảo Việt giải quyết bồi thường trách nhiệm dân sự chủ
tàu đối với trường hợp tai nạn của thuyền viên Lưu Hải Tùng. Căn cứ vào
Quy tắc bảo hiểm của Hội Bảo hiểm miền Tây nước Anh (West of England -
WOE), đơn bảo hiểm đã cấp cùng chứng từ tài liệu liên quan, tai nạn của thủy
thủ tàu Đông Đô thuộc trách nhiệm bảo hiểm của Bảo Việt. Tổng chi bồi
thường mà Bảo Việt trả cho chủ tàu là 16.598,28 USD (tương đương trên 265
triệu đồng Việt Nam) bao gồm các chi phí điều trị thuyền viên này tại Panjang
từ ngày 01 đến ngày 04/7/2006, tại Jakarta (Indonesia) từ ngày 04/7 đến ngày
04/8/2006 và chi phí hồi hương thuyền viên từ Jakarta về Hà Nội [11].
2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
15
Luận văn thạc sĩ
2.1. Căn cứ vào tính ý chí của chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm thì
bảo hiểm trách nhiệm dân sự được chia thành hai loại:
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện
2.1.1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc
Khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:
“1. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều
kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân
tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục
đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội”.
Tại Điều 5 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm (sau
đây gọi là Nghị định số 45/2007/NĐ-CP), quy định cụ thể hơn:

“1. Doanh nghiệp bảo hiểm được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc không
được từ chối bán bảo hiểm bắt buộc.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm bắt buộc có
nghĩa vụ tham gia bảo hiểm bắt buộc”.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại
bảo hiểm nhất định và đối với những chủ thể nhất định, như:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (bác sĩ; công chứng; tư vấn pháp
luật; môi giới bảo hiểm; kinh doanh vận tải hành khách hàng hoá dễ cháy, dễ
nổ trên đường thuỷ nội địa; ...)
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối
với hành khách
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
16
Luận văn thạc sĩ
2.1.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện
Ngược lại với bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, bảo hiểm trách
nhiệm dân sự tự nguyện là các loại nghiệp vụ bảo hiểm mà chủ thể tham gia
hoàn toàn tự nguyện trong việc quyết định có tham gia hợp đồng bảo hiểm đó
hay không. Các chủ thể căn cứ vào khả năng tài chính của mình cũng như khả
năng rủi ro có thể xảy ra để quyết định có tham gia một loại nghiệp vụ bảo
hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện hay không. Ví dụ như: bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ lao động với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của người sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm của mình...
Trong các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện các chủ
thể hoàn toàn tự nguyện trong việc thoả thuận các nội dung của hợp đồng mà
pháp luật không quy định cụ thể.
2.2. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh trách nhiệm, bảo hiểm trách
nhiệm dân sự được chia thành hai loại:

- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh theo hợp đồng
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng
2.2.1. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh theo hợp đồng
Đối tượng của loại hợp đồng này là trách nhiệm dân sự của người tham
gia bảo hiểm phát sinh từ một hợp đồng khác giữa người tham gia bảo hiểm
với người thứ ba. Ở đây song song tồn tại hai hợp đồng: hợp đồng thứ nhất là
hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm, hợp
đồng thứ hai là hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm với bên thứ ba. Trách
nhiệm dân sự được bảo hiểm ở đây có thể do hai bên thoả thuận trong hợp
đồng hoặc do pháp luật quy định đối với loại hợp đồng đó và bên tham gia
bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và gây thiệt hại thì có trách nhiệm
phải bồi thường cho bên kia. Hay nói cách khác, các chủ thể trong trường hợp
này được xác định cụ thể. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán một lô sản phẩm
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
17
Luận văn thạc sĩ
hai bên thoả thuận rằng nhà sản xuất phải bồi thường cho người mua toàn bộ
thiệt hại xảy ra do hàng hoá không đảm bảo chất lượng như đã thoả thuận
trong hợp đồng. Trong trường hợp này, nếu thiệt hại xảy ra do hàng hoá
không đảm bảo chất lượng thì nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm bồi thường
cho người mua. Nếu nhà sản xuất đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự
trong trường hợp này thì có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường
thay cho mình trong phạm vi số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng
bảo hiểm.
2.2.2. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng
Trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng được thực hiện trên cơ sở
những quy định chung của pháp luật, thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc
thực hiện một hợp đồng nào đó. Theo đó, đối với hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự mà trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng chủ thể thứ ba
không thể xác định được trước mà có thể là bất kì tổ chức, cá nhân nào bị

thiệt hại. Ví dụ như: trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới thì không thể xác định được có tai nạn xảy ra hay không, hoặc giả tai
nạn xảy ra thì không biết trước là vào thời điểm nào, ở đâu, đối với ai và gây
ra thiệt hại bao nhiêu?
2.3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm cụ thể, hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự chia thành các loại sau:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (được điều chỉnh bởi
Quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ban hành
kèm theo Quyết định số 23/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về việc ban hành
chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới);
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I Insurance);
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
18
Luận văn thạc sĩ
- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ đóng tàu;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (bác sĩ; công chứng; tư vấn pháp
luật; môi giới bảo hiểm; kinh doanh vận tải hành khách hàng hoá dễ cháy, dễ
nổ trên đường thuỷ nội địa; ...);
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối
với hành khách;
- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng;
- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động đối với người
lao động;
- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ nuôi chó;
- Các loại bảo hiểm trách nhiệm khác
3. Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Rủi ro khách quan luôn tiềm ẩn trong đời sống xã hội hàng ngày. Thực
tế, các rủi ro này có thể do rất nhiều nguyên nhân (do thiên tai, do những hành
vi của con người hoặc do thể trạng con người) và hậu quả của nó ngày càng

không thể kiểm soát được. Ngoài những rủi ro do thiên tai mang tới còn có
những rủi ro do chính hành vi của con người (có thể là hành vi của tổ chức
hoặc cá nhân) gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần cho người khác. Pháp luật
quy định: vốn, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được Nhà
nước bảo hộ; bất kì tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại cho người khác thì phải
có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại mà mình đã gây ra. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế, các phương tiện tham gia giao thông ngày càng
nhiều trong khi hệ thống đường xá của Việt Nam không đáp ứng được tiêu
chuẩn an toàn kỹ thuật, khoa học, cũng như nhu cầu xã hội; ý thức chấp hành
luật lệ giao thông của người dân còn kém. Do vậy, không tránh khỏi sự gia
tăng không ngừng các vụ tai nạn giao thông, kéo theo các vụ kiện đòi bồi
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
19
Luận văn thạc sĩ
thường của nạn nhân hoặc gia đình họ đối với người gây thiệt hại. Có tai nạn,
có kiện đòi bồi thường, rồi xác định được mức bồi thường thì vấn đề đặt ra lại
là thực tế việc bồi thường được tiến hành như thế nào? Một vấn đề kéo theo là
xã hội còn phải đối mặt với tình trạng bồi thường cho nạn nhân trong các vụ
tai nạn giao thông. Có rất nhiều trường hợp, nạn nhân không nhận được tiền
bồi thường từ những người gây ra tai nạn, thậm chí trong những trường hợp
người gây ra tai nạn được xác định rõ ràng; lý do rất đơn giản là người gây ra
tai nạn không có đủ nguồn tài chính tối thiểu để thực hiện nghĩa vụ luật định
đối với nạn nhân. Trên thực tế, không phải trường hợp nào, người không may
bị tai nạn cũng được đền bù, bồi thường nhanh chóng đúng như theo luật định
và người gây tai nạn không phải lúc nào cũng sẵn sàng thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ và trách nhiệm tài chính của mình đối với những thiệt hại của người bị nạn
do mình gây ra khi điều kiện tài chính không đủ để đáp ứng. Tuy nhiên, nếu
chủ chiếc xe đó đã tham gia mua bảo hiểm bắt buộc thì mọi việc sẽ được giải
quyết thuận lợi hơn cho cả đôi bên. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thay mặt chủ
xe đền bù cho nạn nhân nếu được yêu cầu hoặc trong trường hợp chủ xe đã

đền bù cho nạn nhân thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả lại số tiền đã bồi
thường cho chủ xe, đảm bảo khả năng tài chính của họ.
Thiệt hại xảy ra có thể là rất lớn, nó vượt quá khả năng tài chính của
người có trách nhiệm, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của
người có trách nhiệm bồi thường và người bị thiệt hại. Bảo hiểm trách nhiệm
dân sự là một cơ chế chắc chắn để khắc phục điều đó. Nhiều khi người gây
thiệt hại không đủ khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bồi thường, nên
đối với người gây ra thiệt hại bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế đảm
bảo trách nhiệm bồi thường của họ khi họ gây ra thiệt hại cho người khác; đối
với người bị thiệt hại bảo hiểm trách nhiệm dân sự tạo cho họ một tâm lý yên
tâm khi những thiệt hại của họ được một doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra bồi
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
20
Luận văn thạc sĩ
thường thay cho người tham gia bảo hiểm; về phía doanh nghiệp bảo hiểm họ
có quyền thu phí bảo hiểm từ khách hàng song không phải lúc nào họ cũng
phải đứng ra bồi thường thay cho khách hàng. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
ra đời đóng vai trò chia sẻ gánh nặng rủi ro về tài chính cho người có hành vi
gây thiệt hại; khắc phục kịp thời thiệt hại về vật chất của bên thứ ba bị thiệt
hại; góp phần bình ổn đời sống vật chất của các chủ thể trong xã hội.
CHƯƠNG II: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
1. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm gồm: Bên nhận bảo hiểm (bên
bán bảo hiểm) và bên tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm).
1.1. Bên nhận bảo hiểm
Bên nhận bảo hiểm là bên đã nhận phí bảo hiểm của người tham gia
bảo hiểm và cam kết nhận rủi ro bảo hiểm về phía mình. Theo quy định của
pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì bên nhận bảo hiểm chỉ có thể là một tổ
chức có tư cách pháp nhân và được phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm,

được gọi là doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 6 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP cụ thể hoá điều kiện để được cấp
Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn
thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp
ứng các điều kiện sau:
a. Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại Khoản 2 Điều
13 của Luật Doanh nghiệp, gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử
dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho
cơ quan, đơn vị mình;
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
21
Luận văn thạc sĩ
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt
Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn
sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để
quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành
nghề kinh doanh
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
b. Các điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật Kinh doanh bảo
hiểm, bao gồm:
- Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy

định của Chính phủ
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của
Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm (sau đây gọi là Nghị định số 46/2007/NĐ-CP) quy
định cụ thể về điều kiện này như sau: Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn do các thành viên, cổ đông góp
hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Tại Điều 4 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP quy định:
“1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đồng Việt Nam;
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
22
Luận văn thạc sĩ
b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đồng Việt Nam.
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
4.000.000.000 đồng Việt Nam”.
Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải đáp ứng mức vốn pháp định mới,
theo quy định của Nghị định mới về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp
bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh
bảo hiểm. Theo đó, mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm kinh
doanh bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là
600 tỷ đồng và mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là 04
tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn
mức vốn pháp định được quy định như trên và phải được bổ sung tương xứng
với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mức vốn điều lệ bổ sung sẽ do Bộ Tài chính quy định cụ thể. Doanh nghiệp
bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày áp dụng quy định
mới, có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định nói trên thì trong thời hạn

03 năm, kể từ ngày quy định có hiệu lực, doanh nghiệp phải bổ sung đủ vốn
điều lệ theo quy định. Ngoài ra, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp
giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một
phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động
tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi
ký quỹ, mức ký quỹ bằng 02% vốn pháp định.
- Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại
Điều 64 của Luật này;
- Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật;
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
23
Luận văn thạc sĩ
- Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn,
nghiệp vụ về bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp
bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh
giữa doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam phải đáp
ứng các điều kiện sau:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến
tiến hành tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ít nhất
10 năm theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính tính tới
thời điểm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có tổng tài sản tối thiểu tương
đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;
d) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng
các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật
khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 03 năm liền kề

năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh
nghiệp bảo hiểm 100% vốn trực thuộc, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh với
doanh nghiệp Việt Nam phải có thâm niên ít nhất 10 năm hoạt động, tính tới
thời điểm nộp hồ sơ xin cấp phép. Đáng chú ý là doanh nghiệp đó phải có
tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ USD vào năm trước năm nộp hồ sơ
xin cấp giấy phép. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải bảo đảm
không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính
trong vòng 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ. Những điều kiện này cũng được áp
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
24
Luận văn thạc sĩ
dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam; trừ điều kiện phải
có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ USD. Tuy nhiên doanh nghiệp đó
phải kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp phép.
1.2. Bên tham gia bảo hiểm
Bên tham gia bảo hiểm là bên đã nộp cho bên nhận bảo hiểm một
khoản tiền là phí bảo hiểm. Khác với bên nhận bảo hiểm, bên tham gia bảo
hiểm là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi có nhu cầu bảo hiểm về một đối tượng
bảo hiểm nhất định (trong các hợp đồng bảo hiểm tự nguyện) hoặc trong
trường hợp pháp luật buộc phải tham gia bảo hiểm về một trách nhiệm dân sự
nhất định (trong các hợp đồng bảo hiểm bắt buộc). Nếu bên tham gia bảo
hiểm là cá nhân thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi dân
sự là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực hiện kiểm soát và làm chủ
hành vi của mình. Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm gồm: Cá nhân, pháp
nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình…
Riêng loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I

insurance) thì có những điểm khác biệt. Nó là một loại bảo hiểm tương hỗ,
những người tham gia bảo hiểm (chủ tàu) là hội viên của hội P&I, đồng thời
làm quản lý cho hội và các chủ tàu lớn sẽ bầu ra một ban gọi là Board of
Director. Ở Việt Nam loại hình bảo hiểm này có đặc thù riêng, khi Việt Nam
bắt đầu có tàu viễn dương thì tất cả trách nhiệm dân sự của chủ tàu đều do
Bảo Việt nhận bảo hiểm. Các chủ tàu không trực tiếp tham gia làm hội viên
của hội P&I mà phải thông qua Bảo Việt. Hiện nay, các chủ tàu thông qua
Bảo Việt, Bảo Minh hay một số các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác
để đến với các hội P&I [11].
2. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
25

×