Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM, CÁC GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN HỆ THỐNG VÀ TẠO MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNG TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.48 KB, 41 trang )

Đề tài: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH VIỆT NAM, CÁC GIẢI PHÁP KIỆN
TỒN HỆ THỐNG VÀ TẠO MƠI TRƯỜNG
PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH
TẬP TRUNG TẠI VIỆT NAM.
Trình bày: Nhóm 10 lớp ngày 3 K19
Võ Thị Minh Cảm

Nguyễn Phúc Thạnh

Lê Nam Giang

Lê Anh Tuấn

Nguyễn Việt Hằng

Võ Thụy Phương Uyên

Bùi Duy Hiếu

Nguyễn Thị Như Phượng

Nguyễn Thị Cẩm Ngọc

Trịnh Thị Ngọc Hạnh

Vũ Thị Bích Ngọc

Nguyễn Hồng Oanh

Vũ Thị Như Quỳnh



Lê Kim Quyên

Trang 1


MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT ĐỀ TÀI.............................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................
1.1. Khái niệm......................................................................................................................... 4
1.2. Chức năng........................................................................................................................ 4
1.3. Phân loại.......................................................................................................................... 4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM...................
2.1. Tổng quan thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2009..............................................6
2.2. Thị trường tiền tệ.............................................................................................................7
2.2.1. Thị trường cho vay ngắn hạn................................................................................7
2.2.2. Thị trường liên ngân hàng..................................................................................10
2.2.3. Thị trường ngoại hối...........................................................................................13
2.3. Thị trường vốn...............................................................................................................17
2.3.1. Thị trường chứng khoán....................................................................................17
2.3.2. Thị trường chứng khoán phái sinh....................................................................20
2.3.3. Thị trường cho vay trung và dài hạn.................................................................21
2.3.4. Thị trường cho thuê tài chính............................................................................26
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KIỆN TỒN VÀ TẠO MƠI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CHO
THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNG TẠI VIỆT NAM...................................................
3.1.Khái quát thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam ....................................................31
3.2.Giải pháp cho thị trường chứng khốn.............................................................................31
3.2.1. Hồn thiện về mặt tổ chức..................................................................................31
3.2.2. Hoàn thiện khung pháp lý..................................................................................32

3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của SGDCK.....................................................33
3.2.4. Củng cố khả năng giao dịch trên thị trường........................................................33
3.3.Giải pháp cho thị trường trái phiếu..................................................................................36
3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước
........................................................................................................................................ 36
3.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Trái phiếu nhằm thu hút đầu tư vào thị trường Trái phiếu
........................................................................................................................................ 37
3.4. Cơ sở hạ tầng thơng tin....................................................................................................39
3.5.Các chính sách hỗ trợ khác...............................................................................................40
KẾT LUẬN.......................................................................................................................41

Trang 2


TÓM TẮT
Sau khi gia nhập tổ chức WTO nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính Việt Nam
nói riêng đã có nhiều biến đổi. Có nhiều lợi thế từ vị trí mới mang lại nhưng cũng khơng ít những
khó khăn thử thách. Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các thành phần của thị trường
tài chính Việt Nam và thực trạng. Đề tài chỉ ra những đặc điểm, sự kiện nổi bật của thị trường hiện
nay và có một số nhận xét kèm theo mà khơng đi sâu vào phân tích tồn bộ hoạt động của thị
trường.
Trên cơ sở những điểm còn hạn chế của thị trường, nghiên cứu đưa ra một vài giáp pháp kiện toàn
thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam. Tạo tiền đề cho thị trường còn non trẻ này phát triển.
Các phương pháp sử dụng trong đề tài: Phương pháp lịch sử logic và phương pháp hệ thống cấu
trúc.
Đề tài sẽ làm sáng tỏ những vấn đề sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thị trường tài chính và thị trường giao dịch tập trung.
Chương 2. Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam.
Chương 3. Các giải pháp nhằm kiện tịan và tạo mơi trường phát triển cho thị trường giao dịch tập
trung tại Việt Nam.

Nhóm tác giả hy vọng đề tài sẽ góp phần làm rõ bức tranh thị trường tài chính Việt Nam hiện nay
và góp phần nhỏ vào sự phát triển của thị trường giao dịch tập trung.

Trang 3


Chương 1. Cơ Sở Lý Luận
1.1.

Khái niệm.

Là thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi các sản phẩm tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế.
+ Đối với các chủ thể thừ a vốn: Tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động đầu tư
+ Đối với các chủ thể thiếu vốn: Bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư
khác.
1.2.

Chức năng.

- Khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế xã hội.
- Kích thích tiết kiệm và đầu tư:
+ Tích lũy tiền tệ: Thói quen của mọi tầng lớp trong xã hội dẫn đến việc tích lũy tiền một cách thường
xuyên.
+ Tạo cơ hội đầu tư, làm cho đồng tiền tích lũy được bảo toàn và sinh lời.
+ Thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
- Hình thành giá các tài sản tài chính:
Thơng qua tác động giữa những người mua và người bán, giá các tài sản tài chính được xác định hay lợi
tức cần phải có trên một tài sản tài chính được xác định.
- Gia tăng tính thanh khoản cho tài sản tài chính:

+ Khả năng chuyển hóa thành tiền cao.
+ Giúp chủ sở hữu các tài sản tài chính dễ dàng chuyển đổi thành danh mục đầu tư theo yêu cầu.
+ Tạo thuận lợi cho các công cụ tài chính lưu thơng thơng suốt

1.3.

Phân loại.

a. Theo thời hạn ln chuyển vốn
- Thị trường tiền tệ: Thị trường giao dịch mua bán các chứng từ có giá ngắn hạn
- Thị trường vốn: Hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn trong xã hội, tập trung thành những
nguồn vốn lớn tài trợ dài hạn cho các doanh nghiệp và chính phủ.
b. Theo cơ cấu thị trường
- Thị trường sơ cấp: Thị trường phát hành lần đầu chứng từ có giá để huy động và tập trung vốn

Trang 4


- Thị trường thứ cấp: Thị trường mua bán, trao đổi các chứng từ có giá đã phát hành lần đầu
c. Theo tính chất ln chuyển vốn
- Thị trường cơng cụ nợ: Thị trường phát hành mua bán các chứng khốn nợ (Cơng cụ nợ ngắn hạn, cơng cụ
nợ trung hạn, công cụ nợ dài hạn).
- Thị trường công cụ vốn: Thị trường phát hành mua bán các chứng khoán vốn như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
đầu tư…

Trang 5


Chương 2. Thực trạng thị trường tài chính tại Việt Nam.
2.1. Tổng quan thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2009.

Một trong những chương trình kinh tế lớn của năm 2009 là triển khai gói kích thích kinh tế và an
sinh xã hội trên quy mơ tồn quốc, có giá trị tiền tệ ước tính 100.600 tỉ đồng, với vai trò rất quan
trọng của: (i) Hệ thống ngân hàng thương mại là bơm hơn 418.000 tỉ vốn ngắn - trung hạn có hỗ trợ
lãi suất tới hệ thống sản xuất - dịch vụ của nền kinh tế (xem hình 2.1.1); (ii) Hệ thống tài chính
chính phủ tăng cầu qua 20.000 tỉ miễn giảm thuế; (iii) Hệ thống đầu tư nhà nước, với 60.800 tỉ; và,
(iv) Chi thường xuyên cho an sinh, khoảng 9.800 tỉ.
Hình 2.1.1 - Tồn lượng tín dụng theo chương trình hỗ trợ lãi suất

Về hiệu suất triển khai, chương trình có thể coi là thành cơng trước mắt từ thực tế ngăn chặn đà suy
giảm kinh tế, quá trình tạo việc làm mới, cũng như sự phục hồi niềm tin của dân cư và nhà đầu tư ở
một số thị trường tài sản. Sản xuất công nghiệp và tiêu dùng xã hội được hồi sinh, ít ra là thoát khỏi
sự yếu ớt ở quý IV-2008 và Quý I-2009. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi lạm phát ở mức ước tính
cả năm 7%; và chỉ có một loại “lạm phát phấn khích” đã từng xuất hiện trong khoảng thời gian 4-5
tháng giữa năm 2009: tăng giá tài sản tài chính.
Thị trường ngoại hối gần như là đóng băng. Do các tin đồn và tâm lý lo ngại lạm phát đã khiến cho
người dân và các doanh nghiệp có xu hướng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi khiến cho các
ngân hàng thiếu hụt USD để bán nhưng lại dư USD để cho vay. Bởi lẽ các ngân hàng huy động
được USD để cho vay nhưng ít doanh nghiệp chịu bán USD cho ngân hàng. Mặt khác ngân hàng
Trang 6


không thể sử dụng nguồn huy động để bán nhằm đảm bảo khả năng thanh tốn khi khách hàng có
nhu cầu rút tiền bất cứ lúc nào.
Về thị trường chứng khốn thì sau khi rớt đáy vào cuối tháng 2-2009 (VN Index: 235,5 và HNX
Index: 78,6), các thị trường chứng khốn tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều đã tăng mạnh,
lần lượt là 165% và 180%. Mặc dù xuất hiện sụt giảm từ cuối tháng 10, các chỉ số chứng khoán về
cuối năm vẫn giữ mức tăng trưởng vài chục phần trăm (hình 2.1.2).
Hình 2.1.2 - Biến động các chỉ số chứng khoán Việt Nam năm 2009

Nguồn: Dan Houtte, Vuong & Partners

2.2. Thị trường tiền tệ.
2.2.1. Thị trường cho vay ngắn hạn.
Khái niệm:
Thị trường cho vay là nơi các NHTM sử dụng các khoản tài chính huy động được để cung
cấp tài chính cho đối tượng khác trong một thời gian theo thỏa thuận và nhận được khoản chênh
lệch so với số tiền cho vay
(Đối tượng khác :các ngân hàng khác hoặc các chủ thể trong nền kinh tế như: Doanh
nghiệp, cá nhân, hộ gia đình… )
Giới thiệu thị trường cho vay ngắn hạn Việt Nam
 Ở Việt Nam, lãi suất cơ sở để các ngân hàng xác định lãi suất cho vay chính là lãi suất cơ
bản.

Trang 7


 Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất
nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng
và xu hướng biến động cung-cầu vốn khả dụng.
 Trong từng giai đoạn phát triển khác nhau, tùy theo diễn biến thị trường và mục tiêu chính
sách tiền tệ mà NHNN sẽ công bố các mức lãi suất cơ bản khác nhau.
 Khi lãi suất cơ bản thay đổi thì lãi suất cho vay của các NHTM cũng sẽ thay đổi theo, từ đó
tác động đến khối lượng cho vay hay mức dư nợ tín dụng.
Khái quát thị trường cho vay ngắn hạn 2007 – 2008

Dư nợ tín dụng có tốc độ tăng trưởng chậm là do:
 Các ngân hàng đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của mình, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng hơn là mở rộng khối lượng cho vay.
 Các kênh huy động vốn khác ngày càng được mở rộng như thị trường chứng khoán, Quỹ hỗ
trợ phát triển… Vốn từ nước ngoài vào Việt Nam gia tăng phần nào tác động đến khả năng mở rộng
tín dụng của các ngân hàng.

Khái quát thị trường cho vay ngắn hạn năm 2007
Các giải pháp điều hành tiền tệ của NHNN:
 NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành tiền tệ nhằm kiểm soát mức tăng tổng
phương tiện thanh tốn và tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện mục tiêu tăng
trưởng kinh tế.
 NHNN giữ nguyên các mức lãi suất như lãi suất cơ bản là 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn và
tái chiết khấu lần lượt là 6,5% và 4,6%/năm, lãi suất qua đêm và lãi suất tiền gửi tại NHNN cũng ổn
định.
Khái quát thị trường cho vay ngắn hạn năm 2008
Khó khăn và thử thách:
 Trong nửa đầu năm 2008 Việt Nam gánh chịu ảnh hưởng của tình trạng tăng trưởng quá
nóng. Kết quả là lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại, bong bóng bất động sản và giảm sút chất
lượng đầu tư.
 Cuộc khủng hoảng thứ 2 diễn ra vào nửa cuối năm 2008. Rủi ro liên quan đến mảng cho vay
bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ đã thổi bùng cơn khủng hoảng tài chính tồn cầu với những diến
biến khó lường.
Thị trường cho vay ngắn hạn Việt Nam từ đầu năm 2009 đến nay
 Chính sách tiền tệ của NHNN tác động tích cực đến nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam trên
đà hồi phục và có những dấu hiệu tích cực.
 Tăng trưởng tín dụng thực tế đã tăng cao so với năm ngoái. Và đến cuối tháng 10/2009 đã
vượt qua ngưỡng 30%, lên tới 33,29%.

Trang 8


 Nguyên nhân: đầu năm 2009 NHNN Việt Nam đã ban hành nhiều biện pháp điều hành chính
sách tiền tệ : như hỗ trợ lãi suất cho vay theo gói kích cầu của chính phủ, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ
5% xuống 3%, hạ lãi suất chiết khấu.
Tác động của thị trường cho vay ngắn hạn đến nền kinh tế.


Hình 2.2.1. Diễn biến lãi suất huy động, cho vay bằng VND và lạm phát
Tác động của thị trường cho vay đến thị trường chứng khoán và nền kinh tế
Mặt lí thuyết :
 Tín dụng sẽ tác động giảm phát thông qua mức cung tiền trong nền kinh tế.
 Khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng:
+ Tăng khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại.
+ Tăng mức cung tiền ra nền kinh tế
=> Kích thích sản suất và tiêu dùng chống suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, sự tác động này
ln phải có độ trễ nhất định.
 Việc tăng giảm lãi suất cho vay sẽ tác động đến TTCK và tăng trưởng kinh tế thông qua sự
tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
 Một số lượng lớn các DN đều có sự sụt giảm thì xét tồn bộ thị trường chứng khoán khối
lượng giao dịch và các chỉ số sẽ giảm.
 Hơn nữa, lãi suất cho vay tăng cao thường kèm theo lãi suất huy động cũng tăng cao, làm
cho việc gửi tiền vào ngân hàng được xem là an toàn và thanh khoản hơn so với đầu tư chứng
khoán.
=> Các nhà đầu tư sẽ rút vốn khỏi TTCK làm cho thị trường lại càng sụt giảm.

Trang 9


 TTCK được xem là phong biểu của nền kinh tế, vì vậy sức khỏe thị trường này giảm sút cho
thấy nền kinh tế cũng đang khó khăn. Việc làm ăn khơng hiệu quả của các DN chính là yếu tố tác
động xấu đến sự tăng trưởng GDP.
Nhưng trên thực tế:
 Khi lãi suất ổn định trong một khoảng thời gian thì sự ảnh hưởng này khơng rõ nét.
 Cịn khi lãi suất cho vay có sự biến động mạnh thì đơi khi sự tác động lại khơng theo cơ chế
tác động đó, bởi TTCK và tăng trưởng kinh tế cịn chịu tác động của nhiều yếu tố khác có thể có
tầm ảnh hưởng lớn.
2.2.2. Thị trường Liên Ngân Hàng

a. Khái quát Thị Trường Liên Ngân Hàng (TTLNH)
Khái niệm: TTLNH là thị trường vay và cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại
(NHTM) dưới sự tổ chức và quản lý của ngân hàng trung ương (NHTW).
Các chủ thể tham gia TTLNH:
- Ngân hàng trung ương.
+ Người tổ chức và điều hành hoạt động liên ngân hàng
+ Người cho vay cuối cùng để cân bằng cung cầu vốn ngắn hạn giữa các NHTM
- NHTM:
+ Là người đi vay nếu thiếu vốn khả dụng
+ Là người cho vay nếu dư thừa vốn khả dụng
c. Các giao dịch trên TTLNH
- Vay và cho vay để bổ sung nguồn vốn ngắn hạn giữa các NHTM
+ Công cụ điều chỉnh: Lãi suất TTLNH (Interbank Offered Rate – IBOR)
+ Tác dụng: Sử dụng triệt để nguồn vốn khả dụng của hệ thống NHTM
- Cho vay thanh toán: NHTW cho vay các NHTM bị thiếu hụt vốn
+ Tác dụng: Thúc đẩy hệ thống thanh toán được thực hiện nhanh chóng
b. Thực trạng TTLNH Việt Nam
Giới thiệu về TTLNH Việt Nam
- Thị trường nội tệ liên ngân hàng Việt Nam ra đời theo Chỉ thị 07/CT-NH1 ngày 07/10/1992 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) được thực hiện
cho vay và đi vay lẫn nhau và chính thức hoạt động từ tháng 7/1993. Theo Quyết định số 114/QĐTrang 10


NH14 ngày 21/6/1993 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của TTLNH và Quyết định số
190/QĐ-NH14 ngày 06/10/1993 về việc bổ sung, sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của
TTLNH, TTLNH được hình thành dưới hình thức là một thị trường tập trung có tổ chức qua Ngân
hàng Nhà nước (NHNN). Tại thời điểm đó, số lượng thành viên tham gia và doanh số hoạt động rất
hạn chế; trong đó, những thành viên là NHTM Nhà nước có khả năng chi phối trên cả lĩnh vực huy
động vốn và cho vay vốn do có lợi thế về tài chính và uy tín.
- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chính thức được hình thành từ năm 1994.

- Từ năm 1997, hoạt động của thị trường diễn ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn
lẫn nhau không thực hiện thông qua NHNN. Các Ngân hàng thỏa thuận phương thức giao dịch, thời
hạn, lãi suất cũng như điều kiện bảo đảm tiền vay dựa trên mức độ tín nhiệm và có sự tham gia tích
cực của NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
- Theo quyết định 16/2008/QĐ-NHNN và cơng văn 7585/NHNN-CSTT, các TCTD ấn định lãi suất
huy động và lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam giữa các TCTD không vượt quá 150% lãi suất cơ
bản do NHNN Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ.
- Theo quyết định 1310/2001/QĐ-NHNN, các TCTD có thể thỏa thuận áp dụng lãi suất quá hạn đối
với số tiền vay khơng hồn trả đúng hạn và khơng được bên cho vay gia hạn. Lãi suất quá hạn tối đa
bằng 150% lãi suất cho vay.
Tình hình TTLNH Việt Nam
- Số lượng thành viên hoạt động trên TTLNH tăng đáng kể. Hiện nay, khoảng 39 NHTM đã thực
hiện giao dịch vốn liên ngân hàng thông qua hệ thống của Hãng Reuters. Hãng Reuters đã xây dựng
được trang lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam trên cơ sở chào giá
hàng ngày của một số ngân hàng.
- Đến nay, phần lớn các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện dưới các hình thức tín chấp, bảo
đảm bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay; thậm chí một số ngân hàng đã thực hiện
quan hệ vay mượn dưới hình thức gửi tiền lẫn nhau.
- Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng chính thức được vận hành ngày 02/05/2002.
- Phương thức gia dịch ngày càng đổi mới, hầu hết đều thực hiện qua mạng.
- Thời hạn giao dịch khá linh hoạt : qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.
- Theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng, từ năm 2002 đến nay doanh số giao dịch tăng
khoảng 20% mỗi năm
- So với năm 2008, lãi suất cho vay liên ngân hàng năm 2009 bình ổn hơn. Trong tháng 2 và tháng
3 của năm 2008, mức lãi suất liên ngân hàng lên đến trên 30%/năm.

Trang 11


- Tỉ giá USD/VND trên TTLNH năm 2009 lại cao hơn hẳn so với năm 2008. Đỉnh của năm 2008 là

1USD = 16.989 VND còn năm 2009 đã vượt qua ngưỡng 17.000 VND và tiến sát ngưỡng 18.000
VND.
- Theo tổng hợp báo cáo của ngân hàng Nhà nước, từ cuối tháng 10 đến nay, doanh số giao dịch
VND và lãi suất qua đêm đối với VND trên thị trường liên ngân hàng đều liên tục tăng.

- Hiện tại mức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cao hơn cả trần huy động lãi suất trong dân cư
của NHTM (mức tối đa 10,5%/năm). Các NHTM hiện đang có khuynh hướng bung lãi suất huy
động từ dân cư và các tổ chức khác để có nguồn vốn bù đắp cho nguồn thiếu hụt đang phải vay trên
TTLNH. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là một số NHTM quá chú trọng kinh doanh mà
không để ý nhiều đến quản trị thanh khoản; một số NH sử dụng vốn kinh doanh quá lệch về đầu tư
trung dài hạn trong khi nguồn vốn huy động được phần nhiều là ngắn hạn, nên dễ có nguy cơ bị lâm
vào tình trạng mất thanh khoản.
- Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng từ 11/12 – 17/12:
Đơn vị: %/năm
Kỳ hạn

Qua
đêm

1 tuần

2 tuần

1 tháng

3 tháng

6 tháng

12 tháng


Trang 12


VND

10,71

11,66

11,30

11,64

11,69

11,58

12,00

USD

0,85

1,53

1,82

2,79


2,26

-

3,82

Những hạn chế của TTLNH Việt Nam
- Hoạt động trên TTLNH còn đơn điệu, chủ yếu là các giao dịch tiền gửi và tín dụng truyền thống.
Các nghiệp vụ phái sinh tiền gửi và đầu tư liên ngân hàng chưa được triển khai (đấu thầu tiền gửi,
giao dịch kỳ hạn vốn, …)
- Số lượng các thành viên tham gia và quy mơ giao dịch cịn hạn chế và phần lớn là để giải quyết
nhu cầu về khả năng thanh toán. Trên thị trường nội tệ liên ngân hàng đã hình thành nhóm các ngân
hàng thường cung ứng nguồn tiền VND chủ yếu là các NHTM Nhà nước và ngược lại nhóm các
NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngồi là các ngân hàng thường
có nhu cầu vay VND. Việc điều chuyển vốn thường chỉ diễn ra một chiều giữa nhóm các ngân hàng
thường cho vay và nhóm ngân hàng thường đi vay.
- Nhiều NHTM đã lạm dụng TTLNH để “ứng trước nguồn vốn” cho hoạt động kinh doanh nhất là
đầu tư tín dụng, sau đó huy động vốn để trả sau. Có những thời điểm lãi suất cho vay rất cao, vượt
rất nhiều so với lãi suất cho vay tín dụng thương mại cao nhất, thời hạn cho vay khá dài. Vì vậy,
một số NHTM lớn đã xem TTLNH là thị trường để đầu tư sinh lãi, sinh lãi cao lại an toàn hơn đầu
tư trực tiếp vào nền kinh tế.
- Sự tăng giảm của lãi suất trên TTLNH nhiều khi không thuận chiều với cung - cầu vốn. Nhiều khi
nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường dư thừa nhưng lãi suất vẫn tăng cao (đáng lý ra phải giảm)
- Có những biểu hiện về tính thiếu liên kết và khơng có phản ứng nhanh trước những tín hiệu chính
sách của NHNN.
2.2.3. Thị trường ngoại hối.
Áp lực lên tỷ giá đã tiềm ẩn ngay trong cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam do từ nhiều năm
nay Việt nam là quốc gia nhập siêu. Trong năm 2009 áp lực này càng mạnh. Bởi thường thâm hụt
thương mại sẽ được bù đắp bởi các nguồn đầu tư nước ngoài, kiều hối, du lịch,…song các nguồn này
cũng bị suy giảm mạnh do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, trong khi xuất khẩu gặp nhiều khó

khăn, tạo ra tâm lý lo ngại sự mất giá mạnh của VND dẫn đến găm giữ ngoại tệ. Theo dự báo của
NHNN, cả năm 2009, cán cân thanh tốn tổng thể có thể thâm hụt 1,9 tỷ USD. Những tháng cuối
năm, nhập siêu lại có xu hướng tăng mạnh cộng thêm sự bất ổn của giá vàng càng tạo sức ép lớn lên
tỷ giá.

Trang 13


Trong những tháng cuối năm, do tâm lý lo ngại lạm phát cùng với kỳ vọng USD tăng giá
khiến người dân và doanh nghiệp có xu hướng găm giữ ngoại tệ, gây mất cân đối cung - cầu, tạo áp
lực lên tỷ giá. Mặc dù thời gian qua, NHNN đã có nhiều cố gắng, thực hiện nhiều biện pháp cả về
kỹ thuật lẫn hành chính, song nhìn chung, chưa xố bỏ được nhiều thực trạng này. Các doanh
nghiệp xuất khẩu hay các doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ thì găm giữ trên tài khoản hoặc
chỉ bán nhỏ giọt cho thị trường. Các doanh nghiệp nhập khẩu thì vội vã bằng mọi cách và bằng mọi
giá đi mua ngoại tệ. Một bộ phận người dân cũng chuyển từ tiền gửi nội tệ sang tiền gửi ngoại tệ.
Nên có hiện tượng mua bán ngoại tệ vượt trần quy định.
Theo số liệu thống kê của NHNN số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế tăng liên tục
trong suốt 4 tháng đầu năm 2009. Tiền gửi ngoại tệ của cả nền kinh tế tăng 3,35%. Đây là hiện
tượng khơng bình thường. Hàng năm, số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế lên xuống khá mạnh theo
chu kỳ xuất, nhập khẩu, tạo ra sự lưu thông của nguồn ngoại tệ nhằm tự điều tiết cung - cầu ngoại tệ
trên thị trường. Bốn tháng đầu năm nay số ngoại tệ này hầu như đóng băng.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu cơ trên thị trường chợ đen cũng thừa cơ trỗi dậy. Nắm được tâm
lý của doanh nghiệp và người dân, giới đầu cơ chủ động đưa ra các tin đồn thất thiệt đã tạo tâm lý
lo ngại, tạo điều kiện cho hoạt động găm giữ, đầu cơ, lũng đoạn thị trường, làm ảnh hưởng đến thị
trường ngoại hối, thậm chí cịn tự tạo ra các đợt sóng trên thị trường ngoại tệ để mua bán kiếm lời,
với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tại nhiều thời điểm, tỷ giá trên thị trường tự do có độ vênh lớn so
với thị trường chính, vào thời điểm cuối năm, hoạt động mua, bán ngoại tệ trái pháp luật càng diễn
ra phức tạp, làm ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách ngoại hối. Việc mua bán ngoại tệ trên thị
trường tự do khơng chỉ cơng khai như trước mà cịn có các hình thức giao dịch ngầm. Do vậy, việc
xử lý hành vi mua bán ngoại tệ trái phép gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, hiện tượng một số tổ chức,

cá nhân cũng như một số phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, báo điện tử…) thực hiện quảng
cáo, niêm yết giá hàng hoá bằng ngoại tệ sai quy định vẫn tiếp diễn. Một số trường hợp cịn đăng
tải, cơng bố thông tin về tỷ giá mua, bán ngoại tệ trên thị trường chợ đen. Lượng ngoại tệ giao dịch
trên thị trường có quy mơ tương đối nhỏ so với thị trường chính thức nhưng có tác động tâm lý lớn
do yếu tố đầu cơ.
Từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã đưa ra các gói gồm nhiều giải pháp đồng bộ, quyết
liệt nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế tồn
cầu, duy trì tăng trưởng hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó có nhóm
giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngân hàng bằng VND cho cả ba kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn. Những chỉ số kinh tế vĩ mô của những tháng cuối năm 2009, cũng như tốc độ tăng trưởng
tín dụng tăng đều qua các tháng là minh chứng cho sự đúng đắn và kịp thời của các giải pháp nêu
trên, được dư luận xã hội đánh giá rất tích cực. Tuy nhiên, cũng có một thực tế là khi ta tiến hành hỗ
Trang 14


trợ lãi suất vay VND 4% đã đưa mặt bằng lãi suất vay VND thực tế của các doanh nghiệp và dân cư
xuống 5% - 6% (trong một số trường hợp còn thấp hơn). Mặt bằng lãi suất này cũng bằng mặt bằng
lãi suất cho vay ngoại tệ hiện hành của hệ thống NHTM. Điều này vơ hình chung đã khuyến khích
các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tiến hành vay vốn bằng
VND để mua ngoại tệ của các NHTM thay vì vay vốn bằng ngoại tệ (hiệu quả kinh tế như nhau lại
không bị rủi ro về biến động tỷ giá). Thậm chí nhiều doanh nghiệp đang có số dư vay vốn ngân
hàng bằng ngoại tệ cũng tìm mọi cách vay VND mua ngoại tệ để trả nợ trước hạn vốn vay ngoại tệ
cho ngân hàng. Số liệu thống kê cho thấy 4 tháng đầu năm 2009 tăng trưởng tín dụng nói chung của
cả nền kinh tế là 11,6%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm 2,5%. Thực tế này
đã làm tăng đột biến nhu cầu mua ngoại tệ trong nền kinh tế thay vì nhu cầu đó được giải quyết hài
hịa qua các kỳ hạn khác nhau trong cả năm, thậm chí cho cả các năm tiếp theo. Như đã nói ở trên,
tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống NH vẫn tiếp tục tăng lên, trong khi tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm,
dẫn đến tình trạng hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay nhưng lại thiếu ngoại tệ để bán
cho doanh nghiệp.
Ngồi ra, cũng cịn phải kể đến một hiện tượng rất phổ biến là hiện nay nhiều doanh nghiệp

và người dân có nguồn thu ngoại tệ, thay vì trước đây để phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong
nước của mình họ bán ngoại tệ cho hệ thống NHTM lấy VND, thì nay dùng ngoại tệ để thế chấp
vay VND. Theo tính tốn gửi ngoại tệ tại ngân hàng để lấy lãi suất 2% đến 3%, vay VND sau hỗ trợ
phải trả từ 5% đến 6%, như vậy thực tế phải trả lãi vốn vay ngân hàng ở mức 2% - 3%. Do vậy,
theo tính tốn của họ đi vay ngân hàng không những không phải trả lãi mà cịn được hưởng lãi.
Để duy trì tỷ giá hối đối ổn định với mục tiêu ổn định kinh tế, từ đầu năm 2009 đến nay,
NHNN đã sử dụng nhiều nguồn lực, kể cả việc giảm dự trữ ngoại hối, hiện dự trữ ngoại tệ ở khoảng
trên dưới 22 tỷ USD, một điểm quan trọng cần tháo gỡ hiện nay không phải là việc thiếu hụt nguồn
cung trầm trọng mà là làm thế nào để khơi thông cho được nguồn ngoại tệ ứ đọng tại các doanh
nghiệp xuất khẩu. Theo phản ánh của các ngân hàng, có một thực trạng chung là nhiều doanh
nghiệp xuất khẩu khi thu ngoại tệ về khơng chịu bán lại. Đây là một lựa chọn có mục đích chính là
để dự phịng rủi ro tỷ giá trong tương lai (vốn đã có nhiều trường hợp phải trả giá đắt trong năm
2008), bởi chính các doanh nghiệp cũng cần ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa phục vụ
cho sản xuất để xuất khẩu; một mục đích khác là sự găm giữ có kỳ vọng tỷ giá sẽ tiếp tục tăng, hay
nói cách khác mức giá các ngân hàng trả theo quy định hiện nay tỏ ra chưa hấp dẫn doanh nghiệp.
Đến thời điểm cuối năm nhu cầu thanh toán nhập khẩu và trả nợ vay bằng ngoại tệ của các doanh
nghiệp là khá lớn, sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối thể hiện ở chỗ, chênh lệch tỷ giá giữa thị
trường chính thức và thị trường tự do khá lớn, các NHTM đều niêm yết tỷ giá mua và tỷ giá bán ở
cùng một mức kịch trần cho phép, song lượng ngoại tệ mua vào không được là bao. Việc thiếu hụt

Trang 15


nguồn cung dẫn đến rất nhiều trường hợp ngân hàng từ chối cung cấp các dịch vụ ngoại hối dù
khách có yêu cầu.
Thị trường ngoại hối của Việt Nam đã dần lấy lại được sự ổn định khi NHNN cam kết thực
hiện các biện pháp can thiệp mạnh mẽ. Cùng với việc NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân
hàng lên 5,44% từ 17.034 đồng/USD lên 17.961 đồng/USD so với ngày 25/11/2009 và thu hẹp biên
độ giao dịch tỷ giá từ + 5% xuốn còn + 3%, NHNN bán can thiệp với quy mô lớn cho tất cả các
TCTD có trạng thái ngoại tệ từ âm 5% trở xuống; đồng thời chính phủ cũng đã quyết định dừng

chương trình hỗ trợ lãi suất cho khoản vay ngắn hạn bằng đồng VN vào ngày 31/12/2009. Ngày
26/11, Thủ tướng Chính phủ đã ký văn bản u cầu Tập đồn Dầu khí quốc gia, Tập đồn Cơng
nghiệp than - khống sản và các tổng cơng ty nhà nước khi có nguồn thu ngoại tệ phải bán ngay cho
Ngân hàng Nhà nước. Điều này sẽ giảm bớt áp lực lên cầu ngoại tệ, giảm bớt căng thẳng do mất cân
đối cung cầu ngoại tệ. Ngày 4/12/2009 Thống đốc NHNN đã có cơng văn gửi Bộ Công an cùng với
các Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt
động trên thị trường ngoại tệ. Lực lượng chức năng sẽ giám sát chặt chẽ và xử lý kiên quyết những
trường hợp vi phạm trong hoạt động liên quan đến quảng cáo, niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng
ngoại tệ, các hành vi mua, bán ngoại tệ trái phép của tổ chức và cá nhân, tăng cường kiểm tra hoạt
động của các đại lý đổi ngoại tệ được uỷ nhiệm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Chấn chỉnh thị
trường mua bán ngoại tệ trái phép và chống đầu cơ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có cơng văn gửi Bộ
Cơng an cùng các Bộ Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông

Sau khi NHNN thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, thị trường ngoại hối đã cải thiện đáng kể.
thanh khoản trên thị trường đã tăng lên, nhiều doanh nghiệp đã bán ngoại tệ của ngân hàng. Các
NHTM sẽ yên tâm có nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp thanh toán nhập khẩu
hàng hoá, nguyên vật liệu cho sản xuất, nhu cầu thanh toán trả nợ vay ngân hàng và các nhu cầu
ngoại tệ hợp lý của cá nhân. Sự ổn định của thị trường ngoại hối chính thức chắc chắn sẽ hạ nhiệt và
tạo tâm lý tốt trên thị rường tự do, rút ngắn nhanh sự chênh lệch về tỷ giá USD giữa hai thị trường,
NHTM cũng niêm yết tỷ giá giao dịch ở mức hợp lý, đặc biệt có sự phân biệt rõ giữa tỷ giá mua và
giá bán, hạn chế tâm lý đầu cơ găm giữ ngoại tệ và chấm dứt được việc mua bán vượt trần biên độ.

Tuy nhiên, để thị trường ngoại hối ổn định được lâu dài, gốc của vấn đề là phải cải thiện
được cán cân thanh tốn quốc tế, trong đó quan trọng nhất là cán cân thương mại. Nhu cầu của nền
kinh tế quyết định tới cung cầu ngoại tệ, đã nhiều năm nay nước ta luôn là một nước nhập siêu, bài
tốn tỷ giá ln khó và phức tạp khơng thể chỉ một mình NHNN và các NHTM giải quyết được. Vì
vậy, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành liên quan có chính sách đồng bộ nhất qn nhằm mục tiêu
tăng nguồn cung ngoại tệ, đặc biệt là tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt
Trang 16



Nam (khơng chỉ đơn thuần giảm giá mà có nhiều yếu tố khác quan trọng như mẫu mã, chất lượng,
quảng cáo, phân phối, vv…), đồng thời các ngành chức năng cần phối hợp quản lý tốt để hạn chế
được việc nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ, hàng tiêu dùng trong nước đã sản xuất được. Các doanh
nghiệp và người dân cũng cần tích cực ủng hộ chủ trương chung của Nhà nước: người Việt nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam, để tiết kiệm ngoại tệ và góp phần cho nền sản xuất trong nước phát triển.
Đồng thời NHNN sẽ phải kịp thời cung cấp một cách công khai, minh bạch các thông tin cần thiết để
giúp người dân hiểu đúng, hiểu đủ bản chất của mọi diễn biến trong nên kinh tế nói chung và thị
trường ngoại tệ nói riêng và trên cơ sở đó có ứng xử phù hợp.
2.3. Thị trường vốn.
2.3.1. Thị trường chứng khoán
a. Chức năng và vai trò của TTCK
Khái niệm TTCK
_TTCK là lọai thị trường bậc cao của nền kinh tế thị trường- một định chế tài chính của nền
kinh tế.
_TTCK là thị trường tạo lập và cung ứng vốn dài hạn cho nền kinh tế
_TTCK là nơi diễn ra các họat động mua bán, trao đổi chuyển nhượng các chứng khóan có
giá trung và dài hạn
Chức năng của TTCK
_Huy động và tập trung vốn cho nền kinh tế
_Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn cho công chúng
_Hàn thử biểu của nền kinh tế
Vai trị của TTCK
_Gia tăng tính thanh khỏan cho các lọai chứng khóan
_Kích thích các doanh nghiệp( các cơng ty cổ) sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.
_Là cơng cụ giúp chính phủ thực hiện mục tiêu của chính sách tài chính tiền tệ.
Các chủ thể tham gia TTCK
Chủ thể phát hành

Trang 17



Nhà đầu tư: bao gồm
– Nhà đầu tư có tổ chức
– Nhà đầu tư cá nhân
– Cơng ty chứng khóan
Các tổ chức có liên quan đến TTCK
• Ủy ban chứng khóan nhà nước
• Sở giao dịch chứng khóan
• Tổ chức lưu ký và thanh tóan bù trừ chứng khóan
• Cơng ty xếp hạn tín nhiệm
Phân loại TTCK
Phân lọai TTCK theo hàng hóa giao dịch gồm có cổ phiếu và trái phiếu.
Phân lọai TTCK theo tính chất giao dịch gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Phân lọai TTCK theo hình thức tổ chức và phương thức họat động gồm thị trường tập trung và thị
trường phi tập trung.
b. Thực trạng TTCK Việt Nam
Mặt tích cực





Năm 2009, GDP của 11 tháng trên 5%; tăng trưởng tín dụng 36%, lạm phát vẫn trong giới
hạn kiểm sóat, bội chi ngân sách khỏang 6.9%, an sinh xã hội đựơc đảm bảo.
Chỉ số Vn-Index từ 235,5 điểm( tháng 02/2009) lên 570 điểm vào tháng 8, rồi bật lên trên
633,21 điểm vào phiên 23/10 và nhanh chóng đảo chiều xuống 537,59 điểm vào phiên ngày
11/11, và dưới ngưỡng 500 điểm vào phiên ngày 02/12/2009. Số tài khỏan lưu ký của nhà
đầu tư là 730.000, trong đó tài khỏan của nhà đầu tư trong nước là 670.000, còn lại là tài
khỏan của nhà đầu tư nước ngịai; giá trị giao dịch bình qn thị trường đạt 2.146 tỷ đồng/

phiên, cá biệt có phiên đạt 5000tỷ đồng( phiên giao dịch ngày 01/09/09). Giá trị vốn hóa thị
trường là 669.000tỷ đồng, tương đương với 55% GDP năm 2008, so với thời điểm đầu năm
tăng gần 3 lần.
TTCK Việt Nam tuy trồi sụt thất thường, nhưng vẫn có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng. Có
thể điểm qua diễn biến của TTCK 11 tháng qua như sau:

STTCác chỉ tiêu thị trường
1 Giá trị vốn hóa thị trường( tỷ
đồng)

31/12/2008
225.934

30/11/2009
669.000

Trang 18


2 Mức độ vốn hóa/ GDP năm
2008(%)

18%

55%

3 Số lượng cổ phiếu niêm yết

338


385

4 Số lượng cơng ty chứng khóan

102

105

5 Số lượng công ty quản lý quỹ

43

47

6 Số lượng công ty đại chúng đã
đăng ký

1.090

1.016

550.000

730.000

9-10

15.8

7 Số tài khỏan mở tại CTCK

8 Hệ số P/E

Mặt hạn chế


Các dịng vốn vào-ra thị trường có nhiều biến động. Xét về tốc độ tăng trưởng TTCK Việt
Nam được coi là có tốc độ tăng trưởng rất cao, tới 60-70%, nhưng xem xét một cách tòan
diện thì TTCK rất bất ổn.
• Hiện nay trên TTCK Việt Nam có 105 cơng ty chứng khóan, xét về thị phần môi giới cổ
phiếu cho khối nhà đầu tư nước ngịai thì 10 CTCK đứng đầu đã chiếm tới 95,18%, nếu xét
thị phần môi giới cho khối nhà đầu tư trong nước thì 10 CTCK đứng đầu đã chiếm 48,18%.
Rõ ràng thị phần cho 95 CTCK còn lại là quá nhỏ, trong đó có một số cơng ty vốn điều lệ rất
thấp, hiệu quả kinh doanh chủ yếu là họat động tự doanh.
• Thị trường cổ phiếu lên xuống thất thường, thị trường trái phiếu Chính phủ vẫn chưa phát
triển. Năm 2009 khối lượng trái phiếu Chính phủ đã được phát hành là 20.000 tỷ đồng, đạt
14% kế họach của năm.
• Thơng tin thị trường chưa được cập nhật một cách chuẩn xác đến các nhà đầu tư, trong khi
yếu tố tâm lý luôn bị chi phối mạnh bởi các tin đồn, trên thị trường vẫn còn những khỏang
trống pháp lý cho những nhà kinh doanh, đầu cơ có điều kiện thơn tính, lũng đọan thị trường.
• Một trong những chính sách tác động mạnh đến TTCK là chính sách tài khóa và chính sách
tiền tệ. Việc điều hành CSTT theo hướng thắt chặt hay nới lỏng đều tác động khơng nhỏ đến
tính thanh khỏan trên thị trường chứng khóan. TTCK quá nhạy cảm theo sự mở rộng hay thu
hẹp tín dụng của các ngân hàng thương mại. TTCK chưa thể hiện đúng vai trò là kênh huy
động vốn trung và dài hạn thiết thực cho doanh nghiệp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và
là kênh hút vốn nhàn rỗi của các tổ chức trong và ngòai nước.
2.3.2. Thị trường chứng khoán phái sinh.
Chứng khoán phái sinh

Trang 19



Chứng khoán phái sinh được tạo lập dựa trên một chứng khoán gốc. Giá trị của phái sinh
được xác định dựa trên những sự kiện biến động về giá trong tương lai của chứng khốn cơ sở.
Các loại hình chứng khoán phái sinh:
- Giao dịch phái sinh kỳ hạn (Forward)
- Phái sinh hoán đổi (Swap)
- Phát sinh quyền chọn (Option)
Thực trạng thị trường phái sinh ở VN thời gian qua
Thị trường phái sinh chỉ mới hình thành trên lĩnh vực ngoại hối và gần đây bắt
đầu trên thị trường hàng hóa (cà phê), chưa xuất hiện các giao dịch trên thị trường
chứng khoán. Các giao dịch phái sinh chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn, quyền lựa chọn còn hợp đồng
giao sau và hợp đồng hoán đổi chưa được thực hiện.
+ Đối với thị trường ngoại hối, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại
hối được Ngân hàng Nhà nước cho phép từ năm 1998 theo quyết định số 17/1998/ QĐ-NHNN7
ngày 10.1.1998.
+ Đến năm 2002, được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước VN, ngân hàng thương mại cổ
phần xuất nhập khẩu Eximbank đã tiến hành thí điểm giao dịch quyền lựa chọn (options).
+ Sang năm 2004, trước tình hình biến động giá cà phê trên thị trường gây rủi ro cho nông
dân và các công ty xuất khẩu cà phê, Ngân hàng kỹ thương đã đứng ra làm đầu mối tổ chức cho các
doanh nghiệp thực hiện giao dịch phái sinh trên thị trường London, bước đầu mang lại hiệu quả
đáng kể.
Với tình hình hoạt động của thị trường các chứng khốn phái sinh ở VN thời gian qua có thể
tổng kết được những thành tựu và hạn chế sau:
° Những thành quả bước đầu:
Bằng việc đưa các cơng cụ phái sinh hốn đổi (swap), kỳ hạn (forward) và quyền lựa chọn
(options) vào giao dịch trên thị trường, bước đầu ngân hàng đã tạo được nhận thức cho khách hàng
trong việc vận dụng chúng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá.
Trên cơ sở những thành quả đạt được trên thị trường ngoại hối hoạt động giao dịch phái sinh được
triển khai sang lĩnh vực thị trường hàng hóa, cụ thể là sản phẩm cá phê trên thị trường London được
ngân hàng kỹ thương áp dụng, Ngân hàng Á châu thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn mua bán

vàng.
° Những hạn chế:
Các giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi được triển khai từ năm 1998 đến nay nhưng khối

Trang 20


lượng các giao dịch này ở các ngân hàng thương mại vẫn cịn rất ít, vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn
đối với khách hàng.
Giao dịch phái sinh chủ yếu trên thị trường ngoại hối còn lại trên các thị trường khác vẫn
chưa hình thành hoặc trong giai đoạn phơi thai.
Khung pháp lý điều chỉnh các giao dịch phái sinh trên thị trường chưa được hoàn thiện. Các
giao dịch phái sinh mà các ngân hàng thương mại kinh doanh trên thị trường ngoại hối, được điều
chỉnh bởi các văn bản pháp lý của ngân hàng nhà nước, còn lại trên các thị trường khác vẫn chưa có
văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động của các giao dịch này.
2.3.3. Thị trường cho vay trung và dài hạn.
a. Cho vay trung và dài hạn đối với khu vực kinh tế tư nhân
Năm 1995, khu vực kinh tế tư nhân chỉ mới nhận được vốn từ hệ thống ngân hàng là 18.198 tỉ
đồng; đến năm 1999 lưu lượng vốn đạt được 44.873 tỉ đồng, tăng 146% so với năm 1995; trong khi
đó, tín dụng cho doanh nghiệp Nhà nước chỉ tăng 73%. Đến năm 1997, 1998, 1999 tỉ trọng vốn tín
dụng cho khu vực KTTN trong tổng số vốn tín dụng cho các khu vực kinh tế khoảng 46% và từ
năm 2000 - 2003 tỉ trọng này đã tăng lên đáng kể (năm 2000: 55,7%; năm 2001: 57,8%; năm 2002:
61,3%; năm 2003: 64,5%).
Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân vay vốn ngân hàng ngày càng tăng, nhưng nhìn chung việc tiếp cận
vốn từ khu vực ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn cịn khơng ít khó khăn. Cho vay doanh
nghiệp ngoài quốc doanh của các ngân hàng thương mại quốc doanh tập trung chủ yếu ở 2 ngân
hàng: Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam và gần đây là Ngân hàng Phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng Chính sách xã hội), bởi các
ngân hàng này có chi nhánh xuống tận đơn vị cấp huyện, cấp xã. Theo số liệu báo cáo của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đến cuối năm 2003, dư nợ cho vay các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh tăng 95,5% so với đầu năm (tỉ trọng 15,3%), dư nợ cho vay hộ sản xuất
tăng 34% so với đầu năm (tỉ trọng 63%).
b. Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp cổ phần

Trang 21


Theo báo cáo của 5 NHTM Nhà nước, tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần (bao gồm
doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần khác) trong những năm gần đây ở
mức cao, đặc biệt là từ năm 2003 do quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước được đẩy
mạnh. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần liên tục tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng
trong tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế (12/2004 dư nợ 25.212 tỷ đồng, chiếm 5,47% tổng dư
nợ cho vay đối với nền kinh tế, 12/2005, con số này là 44.086 tỷ đồng và 7,93%). Tính đến
31/5/2006 dự nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần khoảng 51.603, chiếm 8,8% tổng dư nợ của
toàn hệ thống đối với nền kinh tế. Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp, dư nợ cho vay doanh nghiệp
nhà nước cổ phần hoá luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp cổ phần (năm 2004 là
75,89%, năm 2005 là 73,3%, tháng 5 năm 2006 khoảng 73,98% ). Dư nợ cho vay 5 tháng đầu năm
2006 đối với các doanh nghiệp cổ phần tăng 17,05% so với dư nợ cuối tháng 12/2005, cao hơn mức
tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (4,94%); trong đó tốc độ tăng trưởng cho vay đối với
doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá khoảng 18,13% và doanh nghiệp cổ phần khác khoảng 14,1%.
Thực trạng sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của DN cổ phần :
- Tính đến tháng 5/2006, nợ xấu của doanh nghiệp cổ phần khoảng 2.742 tỷ đồng, chiếm 14,72%
tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, trong đó chủ yếu là nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước cổ
phần hoá, khoảng 2.484 tỷ đồng, chiếm 90,6% tổng nợ xấu của các doanh nghiệp cổ phần. Tỷ lệ nợ
xấu của doanh nghiệp cổ phần khoảng 5,31% trên tổng dư nợ vay của doanh nghiệp cổ phần, cao
hơn tỷ lệ nợ xấu chung (3,2%); trong đó, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hố có tỷ lệ nợ xấu là
6,51%,

doanh


nghiệp

cổ

phần

khác



1,92%

trên

tổng



nợ

vay.

- Tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp cổ phần có chiều hướng gia tăng (tỷ lệ nợ xấu năm 2003:
1,77%,

năm

2004:

2,13%,


năm

2005:

7,72%,

tháng

5

năm

2006:

6,51%).

c. Tình hình cho vay trung và dài hạn 2008 – 2009:
Ngày 16/5/2008, NHNN ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN, chính thức đưa cơ chế điều
hành lãi suất theo trần không vượt quá 1.5 lần lãi suất cơ bản. Như vậy, lãi suất cho vay của các tổ
chức tín dụng bị bó buộc theo lãi suất cơ bản mà NHNN quy định. Quy định này nhằm bảo vệ

Trang 22


người đi vay tránh phải trả một lãi suất quá cao. Tuy nhiên xét về mặt lý thuyết và thực tế đây chưa
phải là một điều hợp lý.
Thực tế nước ta cho thấy, hoạt động tín dụng bị tắc nghẽn trong suốt cả năm 2008. Theo báo cáo
của NHNN Việt Nam, tăng trưởng tín dụng năm 2008 chỉ tăng 21%, thấp nhất trong 3 năm trở lại
đây. Sự ách tắc này có những nguyên nhân khác nhau. Trong 8 tháng đầu năm 2008, tình hình lạm

phát cao kéo theo sự gia tăng của lãi suất cho vay khiến nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được
nguồn vốn. Các ngân hàng cũng ở trong tình trạng thiếu tiền nên khắt khe hơn trong việc xét duyệt
tín dụng. Vào những tháng cuối năm, cuộc suy thối kinh tế tồn cầu và cả trong nước khiến nhiều
doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất. Do vậy, bất chấp những lần cắt giảm lãi suất liên tục
của NHNN, thị trường tín dụng vẫn khơng có dấu hiệu được cải thiện.
Sự tắc nghẽn tín dụng đã ảnh hưởng rất mạnh đến đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo Hiệp
hội doanh nghiệp, sự tắc nghẽn tín dụng đã khiến cho 20% doanh nghiệp bị xóa tên, 60% doanh
nghiệp trong tình trạng thoi thóp.
Tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh trong năm 2008 do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối
kinh tế. Năm 2008 nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng là 43,500 tỷ đồng, chiếm 3.5% tổng dư nợ tín
dụng. Mức nợ xấu tương đương khoảng 32% vốn chủ sở hữu toàn hệ thống tại thời điểm
30/06/2008. Việc các ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm 2009 tiềm
ẩn khá nhiều nguy cơ làm gia tăng nợ xấu.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm. Năm 2008, do lãi suất biến động mạnh nên hoạt
động tín dụng bị ảnh hưởng đáng kể. Thu nhập từ hoạt động tín dụng theo đó cũng giảm hoặc thậm
chí thua lỗ. ACB là một ví dụ: lợi nhuận của ACB trong năm 2008 đến chủ yếu từ kinh doanh trái
phiếu trong khi hoạt động tín dụng lại thua lỗ.
Bước sang năm 2009, mặc dù tăng trưởng tín dụng đã trở lại nhưng tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động
tín dụng của một số ngân hàng vẫn ở mức thấp. Mảng tín dụng chỉ đóng 30% trong cơ cấu lợi
nhuận của ACB và chỉ 54% tổng lợi nhuận của Techcombank trong 6 tháng đầu năm.

Trang 23


Tăng trưởng tín dụng tăng trở lại sau khi suy giảm vào năm 2008. Năm 2008, tăng trưởng tín dụng
bị suy giảm do suy thoái kinh tế. Tuy nhiên trong 9 tháng đầu năm 2009, thị trường tín dụng đã sơi
động trở lại theo chính sách kích cầu của chính phủ. Thống kê cho thấy, dư nợ tín dụng đã sơi động
trở lại theo chính sách kích cầu của chính phủ. Thống kê cho thấy, dư nợ tín dụng đến cuối quý 3
năm 2009 đã tăng 28% so với cuối năm ngối. Nhiều khả năng, dư nợ tín dụng cuối năm nay có thể
lên tới 35%.

Báo cáo thống kê cho thấy dư nợ cho vay bất động sản đến tháng 9/2008 là 115,000 tỷ VNĐ, chiếm
9.5% tổng dư nợ. Tuy nhiên, lượng cho vay thế chấp bất động sản lại rất lớn, khoảng 500,000 tỷ
đồng. Ngoài ra, nhiều khoản cho vay đối với sản xuất của ngân hàng sẽ không thu hồi được nếu làn
sóng phá sản của các doanh nghiệp xảy ra.
Năm 2009 dự tính Việt Nam có thêm 1.7 triệu lao động mới, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc
cắt giảm lao động. Do đó thất nghiệp tăng cao sẽ là một vấn đề nghiêm trọng trong thời gian tới.
Ngày 10/8/2009, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định
tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ
chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, tỷ lệ này được quy định là 30% đối với Ngân hàng thương
mại, Công ty tài chính và cho thuê tài chính; 20% đối với Quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Trước
đó, theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNH ngày 19 tháng 4 năm 2005, các ngân hàng thương mại
được sử dụng tối đa 40% tổng nguồn vốn ngắn hạn của mình để cho vay trung, dài hạn. Tỷ lệ này ở
các tổ tức tín dụng khác là 30%.
NHNN ban hành thông tư này nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt
là khả năng thanh khoản. Thực tế thực hiện của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong thời gian qua
về tỷ lệ khả năng chi trả cịn nhiều hạn chế. Mặt khác, tình hình huy động vốn trung và dài hạn của
các tổ chức tín dụng cịn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn do chênh lệch về kỳ hạn
giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
“Việc sửa đổi, bổ sung quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay
trung hạn và dài hạn là cần thiết, nhằm hỗ trợ, góp phần cùng với quy định về tỷ lệ khả năng chi trả

Trang 24


giúp tổ chức tín dụng bảo đảm an tồn thanh khoản, đặc biệt là trong điều kiện có sự tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và suy thoái kinh tế hiện nay”, NHNN nhấn mạnh.
Đánh giá
Các quy định về cho vay trung và dài hạn ngày càng được hoàn thiện và điều chỉnh liên tục để phù
hợp với tình hình thực tế.
Khả năng tiếp cận vốn đã được mở rộng thể hiện qua mức tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên, tỷ lệ nợ

xấu và tình hình nợ xấu là một mối lo ngại rất lớn. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới, hoạt động tín dụng bị tắc nghẽn, trong khi tỷ lệ nợ xấu lại gia tăng. Tính thanh
khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong năm 2008 ở mức thấp nên việc xét duyệt
tín dụng trở nên rất khắc khe, bất chấp những lần cắt giảm lãi suất liên tục của NHNN, thị trường
tín dụng vẫn khơng có dấu hiệu được cải thiện. Sang năm 2009, thị trường tín dụng đã sơi động trở
lại theo chính sách kích cầu của chính phủ. Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã trở lại nhưng tỷ trọng
lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của một số ngân hàng vẫn ở mức thấp. Cuối năm 2009, vấn đề
thanh khoản của ngân hàng lại quay trở lại, các ngân hàng thận trọng với các hợp đồng tín dụng
trung và dài hạn. Phát biểu của đại diện các ngân hàng đều cho thấy các ngân hàng đang e dè trong
việc cho vay trung và dài hạn.
"Chúng tôi, cũng như nhiều ngân hàng khác, đều thận trọng với các hợp đồng tín dụng trung
dài hạn, bởi phải lo tới vấn đề thanh khoản cũng như cơ cấu tài sản của mình", Phó tổng giám
đốc Ngân hàng Quân đội (MB) Cao Thúy Nga xác nhận. Lâu nay, MB thường đưa ra một tỷ lệ vốn
nhất định dành cho các hợp đồng trung dài hạn. 6 tháng đầu năm, trong tổng lượng vốn MB cho vay
với nền kinh tế, tỷ lệ trung dài hạn chiếm khoảng 40%. Bà Nga nhìn nhận tỷ lệ này là tương đối
cao, ngân hàng đang cố gắng điều chỉnh để đảm bảo an toàn. "Ở một số chi nhánh, nếu đã dùng hết,
hoặc gần hết tỷ lệ cho phép, họ càng chặt chẽ hơn với các hợp đồng vay trung, dài hạn", bà Nga nói
thêm.
Tổng giám đốc PG Bank Nguyễn Quang Định lý giải lâu nay các ngân hàng vốn đã rất thận trọng
với những hợp đồng như vậy, nhưng áp lực lớn hơn khi Ngân hàng Nhà nước siết quy định dùng
vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Phần lớn lượng vốn huy động vào đều có kỳ hạn dưới một
Trang 25


×