Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.34 KB, 17 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG....................................................................................................................3
I. Khái quát chung về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch...........................................3
1. Định nghĩa mua bán hàng hóa qua sở giao dịch........................................................3
2. Đặc điểm của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch....................................................3
2.1. Mua bán hàng hóa qua SGD là hoạt động thương mại.......................................3
2.2. Về chủ thể...........................................................................................................3
2.3. Hình thức mua bán hàng hóa thông qua SGD....................................................4
2.4. Về phương thức giao dịch ..................................................................................4
2.5. Đối tượng của quan hệ MBHHQSGDHH..........................................................5
3. Ý nghĩa của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch.....................................5
II. Pháp luật hiện hành về MBHHQSGDHH ở Việt Nam.............................................5
1. Về tổ chức và hoạt động của SGDHH.......................................................................6
1.1. Địa vị pháp lý của SGDHH................................................................................6
1.2. Điều kiện để thành lập SGDHH.........................................................................7
1.3. Quyền và trách nhiệm của SGDHH....................................................................7
1.4. Thành viên của SGDHH.....................................................................................7
2. Hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH...............................................................8
2.1. Hợp đồng mua bán hàng hoá qua SGDHH.........................................................8
2.2. Loại hàng hoá được phép đưa vào giao dịch .....................................................9
2.3. Phương thức giao dịch......................................................................................10
2.4. Phương thức thực hiện hợp đồng......................................................................10
2.5. Chế độ ủy thác mua bán hàng hóa qua sở giao dịch.........................................11
1
3. Quản lí nhà nước và cơ chế giải quyết tranh chấp, vi phạm, khiếu nại, tố cáo liên
quan đến hoạt động MBHHQSGDHH........................................................................11
4. Một số hành vi bị cấm trong mua bán hàng hóa qua sở giao dịch...........................11
5. Sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam......................................................................12
III. Nhận xét về các quy định của pháp luật hiện hành về mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch.......................................................................................................................13


1. Những ưu điểm.......................................................................................................13
2. Một số bất cập .........................................................................................................14
2.1. Pháp luật Việt Nam chưa hình thành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh điều
chỉnh toàn diện các vấn đề của mua bán hàng hóa qua SGD hàng hóa...................14
2.2. Các quy định của pháp luật còn mang tính nguyên tắc, chưa thể hiện được bản
chất của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch...........................................................14
2.3. Pháp luật chưa quy định cụ thể về chế tài áp dụng khi vi phạm các biện pháp
bảo đảm cho hoạt động mua bán hàng hóa qua SGD và cơ chế giải quyết tranh
chấp phát sinh trong mua bán hàng hóa qua sở giao dịch.......................................15
3. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở
giao dịch.......................................................................................................................15
3.1. Hoàn thiện về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch..........................16
3.2. Hoàn thiện pháp luật về quy chế thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua
SGD ở nước ngoài...................................................................................................16
3.3. Hoàn thiện về hựop đồng và giao kết hợp dodòng trong MBHHQSGD..........16
3.4. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động MBHHQSGDHH ở nước ngoài của thương
nhân Việt Nam.........................................................................................................17
3.5. Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lý vi phạm trong MBHHQSGD.....17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................17
2
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
1. Định nghĩa mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH
trong các tài liệu, luật giao dịch hàng hoá của các nước, trong đó có LTM năm 2005,
Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP. Khoản 1 Điều 63 LTM năm 2005 quy
định: “MBHHQSGDHH là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực
hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua SGDHH
theo những tiêu chuẩn của SGDHH với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp
đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”.

Có thể thấy, khái niệm mua bán hàng hóa qua SGDHH của LTM năm 2005 đã
thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH.
2. Đặc điểm của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
Mua bán hàng hóa qua SGDHH có những đặc điểm sau:
2.1. Mua bán hàng hóa qua SGD là hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm sinh
lợi khác. Như vậy, mua bán hàng hóa qua SGD là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,
hay nói cách khác là hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận của các chủ thể
khi tham gia vào quan hệ thương mại.
2.2. Về chủ thể
Tham gia vào hoạt động MBHHQSGD gồm những chủ thể chính sau:
Thứ nhất, khách hàng (hay những người có nhu cầu mua bán hàng hoá qua
SGD hàng hoá) là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của SGDhàng hoá, thực
hiện hoạt động MBHHQSGDHH thông qua việc uỷ thác cho thành viên kinh doanh
của SGDHH. Khách hàng là chủ thể hợp đồng mua bán hàng hoá qua SGD và không
bắt buộc phải là thương nhân, chỉ là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua bán hàng
hoá qua sở giao dịch. Tuy nhiên, khách hàng không trực tiếp giao dịch tại SGD mà
phải uỷ thác cho thành viên kinh doanh của SGD để thực hiện hoạt động mua hoặc
bán hàng hoá qua sở giao dịch.
Thứ hai, thành viên kinh doanh của SGDHH. Thành viên kinh doanh có quyền
thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá cho chính mình để tìm kiếm lợi nhuận
hoặc nhận uỷ thác MBHHQSGDHH cho khách hàng để hưởng thù lao.
Thứ ba, thành viên môi giới của SGD. Thành viên môi giới thực hiện hoạt
động môi giới MBHHQSGDHH để nhận thù lao. Thành viên môi giới không được
3
nhận uỷ thác của khách hàng như thành viên kinh doanh để MBHHQSGDHH mà chỉ
được thực hiện hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua SGD hàng hoá.
Bên cạnh ba chủ thể chính này, trong mua bán hàng hóa thông qua SGDHH
còn có một số chủ thể khác, đó là các nhà tư vấn thực hiện việc phân tích thị trường,

lập báo cáo, cho ý kiến tư vấn hoặc đưa ra các đề xuất về việc mua bán hợp đồng kỳ
hạn cho một người nào đó và thu phí; các đại lý giao dịch được cấp phép làm đại lý
cho công ty môi giới hàng hóa giao sau trong việc môi giới các lệnh mua bán từ
khách hàng…
2.3. Hình thức mua bán hàng hóa thông qua SGD
Hình thức mua bán hàng hóa thông qua SGD là hợp đồng, đó là hợp đồng kì
hạn và hợp đồng quyền chọn.
Hợp đồng kì hạn là thoả thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam
kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
Để giảm thiểu rủi ro cho chính mình, trên cơ sở hợp đồng kì hạn đã giao kết,
hai bên có thể kí tiếp hợp đồng về quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua (hợp đồng
quyền chọn). Hợp đồng về quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua là thoả thuận, theo
đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hoá xác định với
mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua
quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc
không thực hiện việc mua bán hàng hoá đó.
2.4. Về phương thức giao dịch
Việc MBHH được thực hiện tại SGD hàng hóa. SGDHH là tổ chức được thành
lập để cung cấp các tiện ích cho việc tiến hành các giao dịch kỳ hạn, quyền chọn và
một số giao dịch khác. Về mô hình, SGDHH thường được tổ chức dưới hình thức
doanh nghiệp ở các nước phát triển và việc thành lập các SGD ở các nước này hoàn
toàn theo nhu cầu thị trường. Trong khi đó, ở một số nước đang phát triển (Trung
Quốc, Thái Lan), SGD thường là một tổ chức có tư cách pháp nhân được quản lý điều
hành bởi Nhà nước.
Việc MBHHQSGD, các chủ thể được SGD cung cấp nhiều tiện ích như: -
Cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể (thường gọi là sàn giao dịch hay khung
trường), tại đây hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn được các thành viên của sở mua và
bán.
- Đề ra các quy tắc, quy chế để điều hành hoạt động kinh doanh hàng hóa giao sau
diễn ra tại sở và giám sát, thực thi các quy tắc, quy chế đó.

4
- Thúc đẩy hoạt động mua bán kỳ hạn và quyền chọn của các thành viên. Bản thân sở
không tham gia vào việc mua bán kỳ hạn mà chỉ cung cấp những tiện nghi cho các
bên tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa giao sau tại sở.
2.5. Đối tượng của quan hệ MBHHQSGDHH
Đối tượng của quan hệ MBHHQSGDHH là hàng hoá. Hàng hoá được các bên
thoả thuận giao kết phải là hàng hoá được phép giao dịch tại sở giao dịch; tuân thủ
các quy định về loại hàng, tiêu chuẩn chất lượng, chủng loại và các điều kiện khác mà
SGDHH đặt ra. Theo thông lệ chung, hàng hoá được mua bán tại SGD thường là
những hàng hoá được giao kết với số lượng lớn và có sự biến động mạnh về giá cả, ví
dụ: Nông sản (gạo, hạt tiêu, cà phê, ca cao, ngũ cốc), vàng, kim loại màu, len thô…
Hàng hoá được giao dịch tại SGDHHcó thể chưa hiện hữu vào thời điểm giao kết hợp
đồng (ví dụ: Máy móc chưa sản xuất; nhà chưa hoặc đang xây dựng; gạo, cà phê, ca
cao, cao su, bông vải…chưa đến vụ thu hoạch). Tuy nhiên, chỉ một số hàng hóa nhất
định đáp ứng các tiêu chuẩn do SGDHH theo quy định mới được mua bán thông qua
sở giao dịch.
3. Ý nghĩa của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
Có thể nhận thấy SGDHH có ý nghĩa đối với thương nhân ở chỗ, đó là nơi giao
dịch mua bán hàng hóa thật trên cơ sở duy trì các giao dịch có giao hàng và là nơi để
bảo hiểm rủi ro hoặc để đầu cơ trên cơ sở duy trì các giao dịch công cụ tài chính phát
sinh. Tại các SGD hiện đại ngày nay, giao dịch mua bán hàng hóa chỉ chiếm 10%
khối lượng, còn lại là các giao dịch công cụ, nghĩa là các giao dịch mua bán khống
các đối tượng hàng hóa cụ thể và do đó, bảo hiểm rủi ro và đầu cơ trở thành mục đích
chính của thương nhân khi giao dịch qua SGD hàng hóa.Đầu cơ chỉ xảy ra khi nhà
đầu tư tin tưởng vào dự đoán xu hướng thay đổi giá của mình và do đó có nhu cầu
giao dịch. Do đó, bảo hiểm rủi ro là một ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự ổn định
kinh doanh. Chính vì yếu tố bảo hiểm rủi ro mà các SGDHH thường là giao dịch các
mặt hành là nguyên liệu đầu vào của sản xuất. Sau này trên thị trường tài chính, nhiều
“mặt hàng” đặt biệt (như chứng khoán, tiền, vàng…) trở thành đối tượng giao dịch
tương lai cũng xuất phát từ nhu cầu bảo hiểm rủi ro như vậy, nó không phải là nguyên

liệu đầu vào của sản xuất, nhưng là đối tượng mà nhà đầu tư có nhu cầu sở hữu vào
một thời điểm trong tương lai để bảo hiểm rủi ro cho học trước những thay đổi trên
thị trường tài chính.
II. Pháp luật hiện hành về MBHHQSGDHH ở Việt Nam
Hiện nay, hành lang pháp lí cho việc xây dựng SGDHH và hoạt động mua bán
hàng hoá qua SGDHH ở Việt Nam đã tương đối đầy đủ. LTM năm 2005 đã đặt nền
móng đầu tiên về các quy định quản lý nhà nước đối với SGD hàng hóa. Tiếp đó,
5
Chính phủ và các cơ quan quản lý đã ban hành một số văn bản quy định có liên quan
như Nghị định số 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy
định chi tiết LTMvề hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDhàng hóa; Thông tư số
03/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 10 tháng 2 năm 2009 hướng dẫn hồ sơ,
trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của SGDHH theo
quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP; Quyết định số 4361/2010/QĐ-BCT của
Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 18 tháng 8 năm 2010 ban hành danh mục các loại
hàng hóa được phép giao dịch qua SGDhàng hóa. Có thể khái quát ở một số nội dung
cơ bản sau:
1. Về tổ chức và hoạt động của SGDHH
Trong thị trường hàng hóa tương lai, SGDHH có vị trí của chủ thể tổ chức và
điều hành hoạt động MBHH. SGDHH tồn tại ở các nước rất đa dạng về hình thức tổ
chức và cơ chế vận hành. Tuy vậy, bản chất chung của SGDHH là một tổ chức nghề
nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập.
Việc thành lập SGDHH phải tuân thủ quy định của pháp luật điều kiện và thủ tục chặt
chẽ.
1.1. Địa vị pháp lý của SGDHH
SGDHH được Bộ công thương cấp phép thành lập dưới hình thức công ti cổ
phần hoặc công ti TNHH, có tư cách pháp nhân và hoạt động theo quy định của Luật
doanh nghiệp, LTM và Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP. Đây là điểm
khác biệt cơ bản của hoạt động mua bán hàng hóa thông qua SGD với hoạt động mua
bán hàng hóa thông thường và hoạt động mua bán hàng hóa giao sau trên thị trường

ngoài sở. Trong hoạt động mua bán hàng hóa thông thường, các bên trực tiếp thỏa
thuận với nhau về giá cả, số lượng, phẩm cấp hàng hóa, thời hạn giao nhận mà không
cần phải thông qua một chủ thể trung gian nào. Hay tại thì trường hàng hóa giao sau
ngoài sở, các bên có thể chủ động thỏa thuận với nhau việc mua, bán một lượng hàng
hóa nhất định với các điều khoản về chất lượng, giá cả và thời điểm giao hàng trong
tương lai nhất định mà không thông qua một tổ chức nào. Nhưng đối với hoạt động
mua bán hàng hóa thông qua SGD hàng hóa, thỏa thuận mua bán hàng hóa của các
bên nhất thiết phải thực hiện thông qua SGD hàng hóa. SGDHH đóng vai trò trung
gian, kết nối quan hệ mua bán hàng hóa của các bên mua bán hàng hóa. Để tham gia
được vào quan hệ mua bán này, người mua và người bán phải đáp ứng được những
yêu cầu nhất định so SGDHH đặt ra. Việc mua bán được diễn ra theo một trình tự,
thủ tục chặt chẽ, thống nhất theo quy định của SGD hàng hóa.
6
1.2. Điều kiện để thành lập SGDHH
Theo quy định tại Điều 8 NGhị định 158 SGDHH được thành lập nếu đáp ứng
đủ các điều kiện sau đây:
1. Vốn pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên;
2. Điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nghị định này;
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời
gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ năng lực hành
vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của
Luật Doanh nghiệp;
Như vậy, SGDHH chỉ được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện trên, trong đó
Điều lệ hoạt động của SGD phải phản ánh được tư cách thành viên sở giao dịch, loại
hàng hoá, tiêu chuẩn, đơn vị đo lường của hàng hoá giao dịch, mẫu hợp đồng và lệnh
giao dịch, hạn mức giao dịch, kí quỹ, phí giao dịch, phương thức giao dịch, chế độ
thông tin, báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính, quản lí rủi ro, giải quyết tranh chấp.
1.3. Quyền và trách nhiệm của SGDHH
Quyền và trách nhiệm của SGDHH SGDHH được quy định khá cụ thể trong
các điều 15, 16 Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP. SGDHH có quyền lựa

chọn hàng hoá cơ sở đưa vào danh mục giao dịch tại sở; tổ chức điều hành và quản lí
hoạt động giao dịch qua sở; chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên của các công ti có
“chân” tại sở giao dịch; yêu cầu các thành viên kí quỹ để thực hiện giao dịch; thu các
loại phí theo quy định; ban hành quy chế niêm yết, công bố thông tin; kiểm tra, giám
sát hoạt động giao dịch; yêu cầu thành viên áp dụng biện pháp quản lí rủi ro; làm
trung gian giải quyết tranh chấp theo yêu cầu... Đồng thời, SGDHH cũng có nghĩa vụ
tổ chức giao dịch một cách vô tư, công bằng và hiệu quả; công bố các giấy tờ chứng
minh tư cách như giấy phép thành lập, điều lệ hoạt động, mẫu hợp đồng, mẫu lệnh
giao dịch... của sở giao dịch; thực hiện chế độ báo cáo... và là chủ thể chịu trách
nhiệm đến cùng về các giao dịch.
1.4. Thành viên của SGDHH
Thành viên của SGDHH bao gồm:
Thứ nhất, Thương nhân môi giới: Theo Điều 19 Nghị định 158 Thành viên môi
giới phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:“Là doanh nghiệp được thành lập
theo quy định của Luật doanh nghiệp; vốn pháp định là 5 tỉ đồng trở lên; giám đốc
hoặc tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi
dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lí doanh nghiệp theo quy định của Luật
doanh nghiệp; các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của SGD hàng
hoá”. Thương nhân môi giới thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua
7

×