Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Tiểu luận quản trị sản xuất Thực trạng cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.77 KB, 49 trang )

I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm
1980. Theo Aldington Report (1985) “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh
nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp
hơn đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với
việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho
người lao động và chủ doanh nghiệp”. Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong sách
trắng về năng lực cạnh tranh của Vương Quốc Anh năm 1994. Năm 1998, Bộ thương
mại và Công nghiệp anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh
tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời
điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng yêu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả cao
hơn các doanh nghiệp khác”.
Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một cách
thống nhất. Theo Buckley(1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn
kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Theo Collins và Polart (1996), khái niệm năng lực cạnh tranh gắn với nhiệm vụ
của doanh nghiệp với 3 yếu tố là: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích
chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu của
mình.
Điểm lại các tài liệu trong nước và ngoài nước có nhiều cách quan niệm về năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp, dưới đây là một số khái niệm về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp đáng chú ý:
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị
phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay,
theo đó khả năng cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và
khả năng thu lợi của doanh nghiệp. Hạn chế của quan niệm này là chưa bao hàm các
phương thức, các yếu tố duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, chưa phản ánh một
cách bao quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn
công của các doanh nghiệp khác. Theo đó năng lực cạnh tranh là năng lực của doanh


nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về
năng lực cạnh tranh như vậy mang tính định tính, khó có thể định lượng được.
- Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo tổ chức Hợp tác
và Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra
thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các
doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo Michiel
Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy
nhiên các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của
doanh nghiệp.
- Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với
năng lực kinh doanh.
Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu
thống nhất. Khi đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần lưu ý một
số vấn đề sau:
+ Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và
trình độ phát triển trong từng thời kỳ.
+ Năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các
doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng
tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả
năng sáng tạo sản phẩm mới.
+ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh
tranh phù hợp bao gồm cả những phương thức truyền thống và phương thức hiện đại –
không chỉ dựa vào lợi thế so sánh mà còn dựa vào lợi thế cạnh tranh.
Từ những yêu cầu trên có thể đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh như sau:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi
thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút
và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền
vững. (Trích dẫn "Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay" do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vừa ấn hành,

TS. Nguyễn Hữu Thắng chủ biên).
Như vậy năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà là mang tính
tổng hợp bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho các nhóm
doanh nghiệp và từng doanh nghiệp.
2. Đo lường và các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cũng như khái niệm năng lực cạnh tranh, việc đo lường và xác định các tiêu chí
đo lường năng lực cạnh tranh là những vấn đề chưa được hiểu một cách thống nhất.
Để có căn cứ xác định rõ các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh, trước hết, cần hệ
thống hóa cách thức và các tiêu chí đo lường được sử dụng trên thế giới những năm
gần đây:
Năm 1994, Chalharbaghi và Feurer đưa ra khuôn khổ đo lường năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, theo đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào đánh giá của
khách hàng và người cung ứng, môi trường cạnh tranh và động cơ thúc đẩy cạnh
tranh. Họ phân ra 3 loại giá trị: giá trị của khách hàng, giá trị của những người cộng
tác và khả năng hành động – phản ứng.
Theo Wangwe (1995), Biggs và Saturi (1997), chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp là hiệu quả kỹ thuật và năng suất; theo Cockburn(1997) đó là
hiệu quả tài chính theo nghĩa hẹp (lợi nhuận); theo Porter (1990), đó là khả năng duy
trì lợi thế cạnh tranh (chi phí thấp và sự khác biệt hóa của sản phẩm); theo Salinger
(2001), đó là năng suất lao động và năng lực vốn con người…
Mô hình Kim cương của Porter (1990) đưa ra khung khổ phân tích để hiểu bản
chất và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (hình 1.1).
Theo mô hình này, các nhóm hình thành nên 4 đỉnh của cấu trúc Kim cương là:
các điều kiện yếu tố (Con người, các yếu tố vật chất, tri thức), các điều kiện nhu cầu
(quy mô, cơ cấu và sự tinh tế của thị trường nội địa), các ngành cung cấp và ngành có
liên quan (sự hiện diện hay không có sự cạnh tranh quốc tế đối với ngành kinh doanh
hoặc các ngành liên quan), hiện trạng của doanh nghiệp (chiến lược, cơ cấu, sự cạnh
tranh trong nước). Một số nước và tổ chức quốc tế sử dụng mô hình này để phân tích,
xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh trong dài hạn đối với quốc gia, ngành và thậm
chí doanh nghiệp.

Như vậy, theo mô hình Kim cương của M.Porter việc đo lường năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp không chỉ dựa vào khả năng bên trong doanh nghiệp mà còn
phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Mô hình này góp phần làm rõ vì
sao các công ty ở các nước kém phát triển cũng có thể cạnh tranh với các công ty
mạnh ở các nước phát triển trong cạnh tranh quốc tế hiện nay.
Trên cơ sở mô hình Kim cương của Porter, một số nhà nghiên cứu đã phát triển
thành mô hình Kim cương đúp (Moon, Rugman và Verbeke – 1995), mô hình 9 yếu tố
(Cho – 1994), mô hình Tam giác năng lực cạnh tranh (Lall – 2001).
Các điều
kiện yếu tố
Ngữ cảnh
của DN
Các điều
kiện nhu
cầu
Các ngành
cung ứng
và liên quan
Ngẫu
nhiên
Nhà nước
Trong các mô hình phân tích và đo lường năng lực cạnh tranh, đối với cấp độ
doanh nghiệp đáng chú ý là mô hình Tài sản cạnh tranh  Quá trình cạnh tranh
 Thực hiện cạnh tranh (Assets  Process  Performance (APP)) của Bekley
cùng các cộng sự (1988). Theo đó, năng lực cạnh tranh và đo lường năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp gắn với 3 nhóm yếu tố: khả năng hoạt động, khả năng tạo đầu
ra của Doanh nghiệp và quá trình quản lý. Theo các nhà nghiên cứu này, cả 3 nhóm
yếu tố cần được phối hợp để bảo đảm cạnh tranh bền vững cho quốc gia, ngành và
từng doanh nghiệp.
Hình 1.2. Các yếu tố chủ yếu của mô hình APP

Mô hình này được các tổ chức thế giới như diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và
Viện phát triển quản lý (IMD) áp dụng để tính toán và xác định năng lực cạnh tranh
với công thức:
x =
Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng đưa ra các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Chẳng hạn, có tổ chức đưa ra 5 nhóm tiêu chí như: trình độ công nghệ
sản xuất; tài sản, vốn của doanh nghiệp; các yếu tố đầu vào, nguyên vật liệu, chi phí; thị
phần và đầu ra của sản phẩm; giá trị gia tăng của sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Có tác giả lại đưa ra 10 nhóm yếu tố cấu thành và 11 tiêu chí đánh giá, nhưng trong đó
Tài sản cạnh
tranh:
- Chi phí yếu tố
-Nguồn nhân lực
-Hạ tầng kỹ thuật
-Công nghệ.
-Các điều kiện
cầu.
-Thể chế
Quá trình cạnh
tranh:
- Quản lý chiến
lược
-Kế hoạch.
-Tác nghiệp.
-Phát triển nguồn
nhân lực.
Thực hiện cạnh
tranh:
- Năng suất.
-Nguồn nhân lực.

-Chất lượng/hiệu
quả.
-Chi phí.
-Chỉ tiêu tài chính.
-Chỉ tiêu quốc tế.
Tài
sản(tiềm
năng)
Quá trình Hoạt
động
thực tế
phần lớn là các tiêu chí thể hiện khả năng kinh đoanh hơn là năng lực cạnh tranh, chẳng
hạn như quản lý môi trường, nguồn lực của doanh nghiệp…
II. THỰC TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1. Phân tích môi trường bên trong
1.1 Tài chính:
Với mục tiêu ưu tiên là ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội,
trong năm qua Chính phủ đã tập trung thực hiện các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng;
đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm nhằm
nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ vậy, vốn đầu tư
toàn xã hội thực hiện năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng
15,3% so với năm 2008 và bằng 42,8% GDP, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 245
nghìn tỷ đồng, chiếm 34,8% tổng vốn và tăng 40,5%; khu vực ngoài Nhà nước 278
nghìn tỷ đồng, chiếm 39,5% và tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài 181,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,7% và giảm 5,8%.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2009
Nghì
n tỷ đồng

cấu (%)

So với
cùng kỳ năm
trước (%)
TỔNG SỐ 704,2 100,0 115,3
Khu vực Nhà nước 245,0 34,8 140,5
Khu vực ngoài Nhà nước 278,0 39,5 113,9
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài 181,2 25,7 94,2
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 153,8
nghìn tỷ đồng, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư cả nước, bằng 106,8% kế hoạch năm.
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do Trung ương quản lý đạt 63,9 nghìn tỷ đồng,
bằng 112,8% kế hoạch, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 3715,9
tỷ đồng, bằng 125,8%; Bộ Giao thông Vận tải đạt 10924,6 tỷ đồng, bằng 113,9%; Bộ
Công Thương đạt 252,2 tỷ đồng, bằng 106%; Bộ Y tế đạt 1065,1 tỷ đồng, bằng 105,3%;
Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 787,2 tỷ đồng, bằng 102,5%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đạt 541,1 tỷ đồng, bằng 100,5%; riêng Bộ Xây dựng mới đạt 828,5 tỷ đồng, bằng
91,9% kế hoạch năm 2009.
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện
89,9 nghìn tỷ đồng, bằng 102,9% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có số vốn
thực hiện lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh đạt 14 nghìn tỷ đồng, bằng 101,4% kế hoạch;
Hà Nội đạt 10,7 nghìn tỷ đồng, bằng 91,7%; Đà Nẵng đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, bằng
113,8%; Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, bằng 96,5%; Bình Dương đạt 2,4
nghìn tỷ đồng, bằng 106,4%; Thừa Thiên - Huế đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, bằng 214%; Hà
Tĩnh đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, bằng 72,2%; Hải Phòng đạt 2 nghìn tỷ đồng bằng 117,8%.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2009 đạt thấp do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới. Tính đến ngày 15/12/2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài
đạt 21,5 tỷ USD, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: Vốn đăng ký của 839
dự án được cấp phép mới đạt 16,3 tỷ USD (giảm 46,1% về số dự án và giảm 75,4% về
vốn); vốn đăng ký bổ sung của 215 dự án được cấp phép từ các năm trước đạt 5,1 tỷ
USD, giảm 1,7%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2009 ước tính đạt 10

tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008.
Trong năm 2009, lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút sự quan tâm lớn nhất của các
nhà đầu tư nước ngoài với 7,4 tỷ USD vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới, chiếm
45,1% tổng vốn đăng ký mới; tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống 5 tỷ USD, chiếm
30,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo với 2,2 tỷ USD, chiếm 13,6%.
Trong năm 2009, có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án được cấp phép mới, trong
đó một số nhà đầu tư lớn là: Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký mới là 5,9 tỷ USD chiếm 36,4%
tổng vốn đăng ký mới; Đảo Cay-man 2 tỷ USD, chiếm 12,3%; Sa-moa 1,7 tỷ USD, chiếm
10,4%; Hàn Quốc 1,6 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 9,8%. Trong số các quốc gia và vùng
lãnh thổ có vốn đăng ký tăng thêm năm 2009, Hoa Kỳ dẫn đầu với 3,9 tỷ USD, chiếm 75%
tổng vốn đăng ký tăng thêm.
Năm 2009 cả nước có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư
nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Quảng Nam có vốn đăng ký dẫn đầu với 4,2
tỷ USD, chiếm 25,4% tổng vốn đăng ký mới; Bà Rịa-Vũng Tàu 2,9 tỷ USD, chiếm
17,5%; Đồng Nai 2,3 tỷ USD, chiếm 14,1%; Bình Dương 2,2 tỷ USD, chiếm 13,2%;
Phú Yên 1,7 tỷ USD, chiếm 10,3%.
1.2 Quản lý:
Theo kết quả điều tra, có 40,6% doanh nghiệp đã áp dụng thành tựu khoa học
kỹ thuật trong quản lý, giảm tối đa biên chế quản lý là 48,4%, tiết kiệm các chi phí
gây lãng phí 73,7%, việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO: 9000 sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng qui trình
công tác cho từng lao động và mối quan hệ dây chuyền giữa các lao động và bộ phận
công tác nhằm hợp lý hóa sản xuất và quản lý, giảm biên chế hành chính, góp phần
giảm chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc thuê chuyên gia và đào
tạo để ứng dụng ISO có thể đòi hỏi một số chi phí tương đối lớn ban đầu, coi như một
khoản đầu tư để cải tiến quản lý. Có 32,0% doanh nghiệp đã quản lý doanh nghiệp
theo tiêu chuẩn ISO.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù đã có chủ trương xoá bỏ chủ
quan, nhưng hiện đang có quá nhiều cấp, ngành trực tiếp can thiệp công việc kinh
doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Việc phân cấp trên dưới, ngang đọc chưa rõ ràng

đã gây ra tình trạng doanh nghiệp chịu nhiều cấp, nhiều ngành cùng ra sức "tăng
cường quản lý", công tác thanh tra, kiểm tra chồng chéo, gây phiền hà cho doanh
nghiệp hoạt động. Cơ chế "bộ chủ quản", "cấp chủ quản" đang gây rất nhiều khó khăn
cho doanh nghiệp. Việc phân chia "quốc doanh trung ương", "quốc doanh địa phương'
đã tạo nhiều bất hợp lý, phân biệt đối xử, ảnh hưởng đến kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp. Trong nội bộ mỗi doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức quản lý còn quá cồng kềnh
so với doanh nghiệp ngoài Nhà nước, nhiều ban, bệ, nhiều thủ tục hành chính rườm rà
chưa được sửa đổi đã làm cho doanh nghiệp không thể năng động, linh hoạt, đáp ứng
kịp thời yêu cầu của thị trường. Trình độ cán bộ quản lý thấp, hạn chế trong tiếp cận
với những kiến thức, phong cách quản lý hiện đại, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch
xuất nhập khẩu, nghiên cứu tiếp cận với thị trường thế giới. Khả năng quản lý cả về
kỹ thuật và kinh doanh kém. Thiếu đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, đây
là một trong những tồn tại lớn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Biên chế bộ máy
quản lý của doanh nghiệp Nhà nước gấp tới 2-3 lần so với doanh nghiệp ngoài Nhà
nước cùng ngành nghề và quy mô, cùng có số tài sản cố định như nhau nhưng doanh
nghiệp Nhà nước có số lượng lao động gấp 10 lần doanh nghiệp liên doanh với nước
ngoài.
1.3 Sản phẩm, Công nghệ:
Việc gia nhập WTO cũng góp phần làm tăng tính cạnh tranh của các mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam. Thời kỳ 2007-2008, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt
Nam vào các nước bạn hàng chính luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của các
nước này. Năm 2009, mức giảm xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia này nhỏ
hơn mức giảm nhập khẩu của họ. Điều này cho thấy, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam đã được cải thiện và thị phần của hàng Việt Nam trên các thị trường lớn này đã
gia tăng.
Xét về số lượng các mặt hàng có năng lực cạnh tranh ở các thị trường lớn như
Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản sau khi gia nhập WTO, các mặt hàng có tính cạnh tranh
đã tăng lên tương đối cao, kể cả các mặt hàng sử dụng công nghệ cao. Ví dụ trên thị
trường Hoa Kỳ, số mặt hàng sử dụng công nghệ cao có tính cạnh tranh đã tăng từ 61
mặt hàng năm 2006 lên đến 86 mặt hàng năm 2009. Con số này trên thị trường Nhật

Bản và EU tương ứng là 92 và 117 mặt hàng và 80 và 100 mặt hàng (năm 2008). Số
lượng các mặt hàng có tính cạnh tranh ở các nhóm hàng khác cũng tăng đáng kể.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy, trong 3 năm gia nhập WTO, khối
lượng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như sản phẩm gỗ,
giày dép, dây điện và cáp điện vẫn chưa thấy có sự biến đổi mạnh so với thời kỳ trước
đó, thậm chí có xu hướng chững lại. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch của các sản phẩm
này đều thấp hơn so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu bình quân hàng năm trong hai năm 2007-2008 của các sản phẩm dây điện
và dây cáp điện giảm xuống còn 19,1%/năm, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu 42,7%/năm trong các năm 2004-2006.
Xuất khẩu dễ bị tổn thương trước biến động từ bên ngoài như các cú sốc giá cả
hay sự xuất hiện rào cản thương mại mới. Điều này, một phần do chủng loại mặt hàng
xuất khẩu còn nghèo nàn, tập trung vào một số ít hàng xuất khẩu chủ lực, thiếu đột
phá. Nếu bỏ dầu thô ra khỏi nhóm các mặt hàng xuất khẩu chính thì tỷ trọng các mặt
hàng khác trong tổng kim ngạch xuất khẩu gần như không đổi.
1.4 Nhân lực:
Lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ,
trình độ dân trí của lao động Việt Nam cao, có truyền thống lao động cần cù, ham học
hỏi, khéo tay, nhanh trí,
Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng, chi phí lao động tuy rẻ nhưng năng suất
lao động chỉ ở mức trung bình và thấp (trên 60%), chủ yếu lại là lao động thủ công,
tác phong lao động công nghiệp còn kém. Do đó nếu so sánh lao động Việt Nam với
lao động các nước trong khu vực thì có thể nói đây là điểm yếu của Việt Nam.
Nếu xét chi phí lao động thì chi phí lao động của Việt Nam cao hơn nhiều so
với Inđônêxia, nếu xét tới lao động có trình độ kỹ thuật và có năng suất cao thì lao
động Việt Nam lại không thể so sánh với Thái Lan, Malaixia, Singapo. Thêm nữa,
phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động (chiếm
85,06%), chứ không phải lao động được đào tạo qua hệ thống trường dạy nghề tập
trung, điều này dẫn đến chi phí đào tạo cho lao động cao, nhưng trình độ hiểu biết
khoa học kỹ thuật của lao động thấp. Trong một khảo sát về lĩnh vực này, tỷ lệ đào tạo

giữa Đại học, Trung cấp, Công nhân kỹ thuật là 110/ 831/ 06. Một vấn đề thuộc chiến
lược giai đoạn - đào tạo quốc gia được đặt ra là sớm khắc phục mô hình "hình tháp lộn
ngược" này để lao động Việt Nam được đào tạo lành nghề, có năng suất cao chứ
không phải chỉ vì "giá rẻ", để thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh so với các nước
trong khu vực.
Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu kém: Đội ngũ chủ doanh
nghiệp (DN), giám đốc và cán bộ quản lý DN còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng
quản lý. Số lượng doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn
cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc DN tư nhân
chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và
kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Từ đó,
khuynh hướng phổ biến là các DN hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn
chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh,
phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin. Một số chủ doanh nghiệp
mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ
năng về kinh doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại.
1.5 Marketing:
Về hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp: theo một điều tra
của tác giả với 175 doanh nghiệp, có 16% số doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị
trường một cách thường xuyên, 84% số doanh nghiệp còn lại cho rằng công tác
nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải làm thường xuyên, họ chỉ tiến hành
nghiên cứu trước khi có ý định xâm nhập thị trường. Một số liệu của Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, chỉ chưa đầy 10% số doanh nghiệp là thường
xuyên thăm thị trường nước ngoài, chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp
Nhà nước, 42% số doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có cuộc đì thăm thị trường nước
ngoài, và khoảng 20% không một lần đặt chân lên thị trường ngoài nước. Các doanh
nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp tư nhân thì khả năng thâm nhập thị trường nước
ngoài hầu như không có.
Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế và yếu kém, nhiều thị
trường tiềm năng chưa được khai thác, nhiều doanh nghiệp đã phải chịu thua lỗ lớn và

mất thị trường do không đi sâu vào nghiên cứu thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã
nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường và đã tiến hành
nghiên cứu, song "lực bất tòng tâm", vốn ít, ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị
trường rất hạn hẹp, khả năng thăm quan, khảo sát thị trường nước ngoài rất hạn chế vì
mỗi chuyến đi chi phí khá tốn kém, hiệu quả không cao. Do khả năng tìm kiếm, khai
thác và xử lý thông tin của cán bộ còn yếu, lợi ích đem lại không đủ bù chi phí.
Hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp chưa được tổ chức một
cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính. Các
doanh nghiệp còn rất hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán
học, thống kê trong nghiên cứu thị trường. Đa số các doanh nghiệp trên cơ sở thông
tin thu thập được họ tiến hành phân tích bằng cảm tính rồi đưa ra dự báo. Các thông
tin sơ cấp về thị trường không có đủ chi phí để thu thập, dẫn đến tình trạng đa số các
doanh nghiệp kinh doanh thụ động, không chắc chắn.
Về việc xác định thị trường mục tiêu: các doanh nghiệp thường lựa chọn thị
trường mục tiêu theo cách phản ứng lại với thị trường, thấy cơ hội của đoạn thị trường
nào hấp dẫn thì tập trung vào đoạn thị trường đó. Chẳng hạn, khi hạn hán mất mùa ở
Inđônêxia làm xuất hiện nhu cầu nhập khẩu gạo thì họ tập trung vào đó. Cũng tương
tự như với thị trường Irắc về đổi lương thực lấy dầu và trả nợ thì các doanh nghiệp lại
tập trung vào đoạn thị trường này. Tình trạng phổ biến diễn ra là các doanh nghiệp
không chủ động tiếp cận với thị trường để chọn ra cho mình một thị trường mục tiêu,
để từ đó có kế hoạch thâm nhập, giữ vững hay mở rộng thị trường.
Nhìn chung, công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam
còn yếu kém. Dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh như nghiên cứu thị trường, thông
tin kinh tế, ngân hàng dữ liệu còn hạn chế. Trình độ khai thác và sử dụng thông tin
của cán bộ còn thấp, sự quan tâm chưa đúng mức của lãnh đạo doanh nghiệp, cơ cấu
tổ chức không tương ứng Còn có những mặt hàng của doanh nghiệp Nhà nước đang
được bảo hộ tuyệt đối (ưu đãi độc quyền) hoặc bảo hộ qua hàng rào thuế quan, trợ cấp
(qua ưu đãi tín dụng và bù lỗ, miễn thuế ), thậm chí nhiều doanh nghiệp cố gắng luận
chứng để Nhà nước tăng cường các biện pháp bảo hộ mạnh hơn để duy trì việc làm và
thị phần.

Chiến lược phân phối:
Do các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu đã làm hạn
chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối. Nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng hình
thức các kênh phân phối qua các trung gian thương mại nên chưa thiết lập được hệ
thống phân phối hàng hóa đến đại lý hoặc người tiêu dùng cuối dùng. Với phương
thức này, các doanh nghiệp Việt Nam không thể kiểm soát được quá trình phân phối
và tiêu thụ sản phẩm của họ và không thể nắm bắt trực tiếp những thông tin phản ánh
tình hình thị trường. Hiện nay, có một số doanh nghiệp đã tận dụng được các đại lý để
phân phối bán lẻ, mà chưa chú trọng đến việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường gồm
đặc tính của các tập khách hàng (cá nhân, tổ chức, khách hàng mục tiêu, tiềm năng,
đối thủ cạnh tranh…), đặc tính của sản phẩm (tính dễ hư hỏng, tính mùa vụ, đặc điểm
kỹ thuật của sản phẩm ), đặc điểm môi trường (điều kiện kinh tế, khả năng quản lý,
quy định ràng buộc về pháp lý, điều kiện địa lý, giao thông, vận chuyển ). Xác lập hệ
thống này còn mang tính chất "phi vụ” chứ chưa hình thành được chiến lược về kênh
phân phối chuẩn.
So với nhiều công cụ cạnh tranh khác, hệ thống kênh phân phối của hầu hết các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức và còn tồn tại nhiều hạn
chế. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, kênh phân phối vẫn còn mang nhiều dấu ấn
của thời kỳ bao cấp. Đối với những doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một bộ phận vẫn
còn tổ chức kênh phân phối theo kiểu trao đổi đơn (bên mua và bên bán chỉ quan hệ
với nhau một lần), một bộ phận khác tổ chức kênh phân phối theo kiểu tự nhiên,
không hề có tác động quản lý điều khiển theo hướng có mục tiêu.
Chiến lược truyền tin và xúc tiên hỗn hợp. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp của các
doanh nghiệp còn ở trình độ thấp, giản đơn và không mang lại hiệu quả thiết thực.
Nhiều doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức in ấn và phát hành các tờ rơi giới thiệu về
doanh nghiệp. Có rất ít doanh nghiệp xây dựng được chương trình xúc tiến hỗn hợp để
giới thiệu sản phẩm cho khách hàng. Chi phí dành cho quảng cáo còn quá thấp, chỉ
dưới 1% doanh thu là quá nhỏ so với doanh nghiệp nước ngoài như Coca Cola là 20%
và Sony là l0%, chất lượng quảng cáo còn rất yếu do thiếu chuyên gia trong lĩnh vực
này. Hình thức quảng cáo của các doanh nghiệp vẫn chủ yếu là xuất bản các tập

catalogue, brochure với nội dung đơn điệu, không mang dấu ấn của quảng cáo cho thị
trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả điều tra của Cục xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại cho thấy, một
số doanh nghiệp đã quan tâm đến việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu, tuy nhiên mới
chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh, 5,4% cho
rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, còn 30% cho rằng thương hiệu sẽ giúp
bán được hàng với giá cao hơn và đem lại tự hào cho người tiêu dùng. Trong khi đó
có đến 90% người tiêu dùng lại cho rằng thương hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa
chọn mua sắm. Mặc dù vậy, việc đầu tư cho thương hiệu của doanh nghiệp còn quá ít,
có 80% doanh nghiệp chưa có bộ phận chức năng lo quản lý nhãn hiệu, 74% doanh
nghiệp đầu tư dưới 5% doanh thu cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu, 20%
không hề chi cho việc xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu
của các doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn: 23% doanh nghiệp cho rằng có
khó khăn về vốn và tài chính, nạn hàng giả và vi phạm bản quyền (19%), cơ chế,
chính sách, thủ tục (14%), nguồn nhân lực (11,8%), xây dựng chiến lược và cách
thực hiện (8%), thủ tục hành chính (7,2%), giá dịch vụ (6,3%). Nhiều doanh nghiệp
thường xem nhẹ vai trò của thương hiệu sản phẩm hoặc thương hiệu doanh nghiệp nên
không đăng ký thương hiệu tại nước nhập khẩu. Điều đó đã làm cho doanh nghiệp bị
mất thương hiệu trên thị trường thế giời đối với một số sản phẩm như: nước mắm Phú
Quốc, bia Sài Gòn, may Việt Tiến, khóa Việt Tiệp, cà phê Trung Nguyên, Vinataba,
Bia Hà Nội, Vifon
Tỷ lệ doanh nghiệp nối mạng Internet còn rất hạn chế (22,4% trong tổng số các
doanh nghiệp Việt Nam). Bên cạnh đó số doanh nghiệp áp đụng thương mại điện tử
còn quá ít, hiện chỉ có 2% doanh nghiệp có website, 8% tham gia có tính chất Phong
trào, còn lại 90% doanh nghiệp chưa tham gia, chưa biết sử dụng (trong khi công nghệ
thông tin và thương mại điện tử là công cụ giúp cho chi phí gia nhập thị trường quốc
tế ngày càng giảm). Việc quảng cáo thông qua các Công ty quảng cáo ở nước ngoài
hầu như không được các doanh nghiệp sử dụng, hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ
khả năng tài chính và chưa được trang bị công nghệ để quảng cáo ở nước ngoài. Hiện
nay, vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp chưa tiến hành quảng cáo sản phẩm của mình

vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó, có 50% doanh nghiệp không quảng cáo vì lý do
chi phí cho dịch vụ quảng cáo quá lớn, 25% doanh nghiệp không quảng cáo vì quy mô
của doanh nghiệp nhỏ nên chưa có nhu cầu quảng cáo và 12,5% doanh nghiệp không
quảng cáo vì không tìm được tổ chức cung cấp dịch vụ thích hợp.
1.6 Thông tin:
Thiếu sót lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thương
mại quốc tế là không nghiên cứu kỹ lưỡng các hiệp định tự do hóa thương mại cũng
như không có đủ thông tin cần thiết để thích ứng với các thị trường xuất khẩu. Rào cản
thông tin xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ và sự hạn hẹp về nguồn tin cũng gây khó
cho doanh nghiệp không kém gì rào cản thương mại về yếu tố kỹ thuật, xuất xứ, yêu
cầu tiêu chuẩn về hàng hóa. Đây cũng là lý do hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp xuất khẩu khi tham gia vào các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ hay Nhật
Bản.
1.7 Nghiên cứu phát triển:
Tại Việt Nam, hoạt động R&D quy mô nhỏ cũng đã xuất hiện tại một số trường
đại học, viện nghiên cứu (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Công
nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện KH&CN Việt Nam ) nhưng với quy mô lớn
và tập trung thì chỉ mới có tại Khu CNC thành phố Hồ Chí Minh và Khu CNC Hòa
Lạc (Hà Nội). Trong thời gian tới, khi Chính phủ thành lập các khu CNC, khu nông
nghiệp CNC mới thì số lượng các khu R&D sẽ có nhiều hơn.
R&D (Research and Development), thường được dịch là “nghiên cứu và phát
triển”, là cụm từ rất thường được dùng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, đặc biệt
là đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Nếu như cách đây vài năm, hoạt động nghiên cứu và phát triển vẫn còn rất xa lạ
với các doanh nghiệp Việt Nam thì thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất,
cung ứng dịch vụ đã bắt đầu chú trọng đến hoạt động này. Hầu hết các doanh nghiệp
lớn đều có một bộ phận (hoặc phòng) R&D. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là nghiên
cứu để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến
lược phát triển của doanh nghiệp.
Cũng chính vì sự “áp đặt” nhiệm vụ khá hạn hẹp này mà nhiều phòng R&D của

doanh nghiệp Việt Nam chưa làm hết chức năng cần có của một đơn vị nghiên cứu và
phát triển theo đúng nghĩa, dẫn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp bị hạn chế,
bó hẹp trong khuôn khổ sản phẩm thuần túy, cứng nhắc, gây lãng phí tài nguyên,
nguồn lực doanh nghiệp.
Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của mình, khu R&D phải đáp ứng được các
yêu cầu: Chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ thuận lợi cho
các nhà đầu tư xây dựng và thực hiện các hoạt động R&D; tạo điều kiện cho sự liên
kết các hoạt động R&D trong khu R&D với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất
lân cận.
2. Phân tích môi trường bên ngoài
2.1 Môi trường vĩ mô
2.1.1 Yếu tố môi trường kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng:
Theo đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, tốc độ tăng tổng sản phẩm
trong nước quý I/2009 chỉ đạt 3,14%, là quý có tốc độ tăng thấp nhất trong nhiều năm
gần đây; nhưng quý II, quý III và quý IV của năm 2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm
trong nước đã nâng dần lên lần lượt là 4,46%; 6,04% và 6,9%. Tính chung cả năm
2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ
tăng 6,63%.
Từ diễn biến và kết quả tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2009 có thể đưa ra một
số nhận xét, đánh giá như sau:
- Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của
năm 2008, nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch. Trong bối cảnh kinh tế thế giới
suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng
trưởng dương tương đối cao như trên là một thành công lớn.
- Hai là, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I và quý II năm 2009 thấp hơn tốc
độ tăng của quý I và quý II năm 2008; nhưng quý III/2009 tăng 6,04%, cao hơn tốc độ
tăng 5,98% của quý III/2008 và quý IV/2009 tăng 6,9%, cao hơn tốc độ tăng 5,89%
của quý IV/2008 cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tốc độ

tăng trưởng, chứng tỏ các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính
phủ đề ra, được triển khai trong năm vừa qua phù hợp với tình hình thực tế, đã và
đang phát huy hiệu quả.
Tổng sản phẩm trong nước năm 2009 theo giá so sánh 1994%
2008 2009
Tổng số 6,18 5,32
A. Phân theo khu vực kinh tế
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 4,07 1,83
Công nghiệp và xây dựng 6,11 5,52
Dịch vụ 7,18 6,63
B. Phân theo quý trong năm
Qúy I 7,49 3,14
Qúy II 5,72 4,46
Qúy III 5,98 6,04
Qúy IV 5,89 6,90
Lạm phát:
Nếu như đầu năm 2008, khi lạm phát “tăng cao”, Chính phủ đã chuyển mục tiêu từ
ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát và đã đạt được kết quả tích cực là
lạm phát đã được chặn đứng. Nhưng từ cuối năm 2008 đến nay do hiệu ứng phụ của
việc kiềm chế lạm phát ở trong nước và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt nam đã giảm mạnh vào
quý 4 năm trước và rơi xuống “đáy” của quý 1 năm nay (tăng 3,1%).
Đứng trước tình hình trên, Chính phủ đã chuyển mạnh mục tiêu ưu tiên từ kiềm
chế lạm phát sang ngăn chặn suy giảm kinh tế, tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2009s (Nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống kê)
Tổng cục Thống kê đã công bố CPI cả nước nước năm 2009 tăng 6,88%. Đây
là con số khả quan khi Chính phủ đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2009 dưới 7%.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều lo ngại bởi xu hướng tăng giá nhanh của một số mặt hàng.
Tăng giá mạnh nhất là nhóm giao thông: 2,47%, tiếp theo là nhóm hàng ăn và dịch
vụ ăn uống: 2,06%. Trong nhóm này, riêng mặt hàng thực phẩm tăng đột biến: 6,88%.

Đứng thứ 3 là nhóm nhà ở - vật liệu xây dựng, tăng 1,40%.
Các nhóm hàng hóa còn lại đều tăng 1% hoặc thấp hơn. Tăng giá ít nhất là nhóm
thiết bị đồ dùng gia đình: 0,25%.
Chỉ số giá USD và vàng biến động mạnh. Giá vàng chỉ tăng thêm 0,49% trong
tháng 12 nhưng cả năm 2009 đã tăng đến 9,16%. Chỉ số giá USD tháng 12 tăng 3,19%
khiến mức tăng cả năm lên đến 9,17%
Lạm phát làm giảm trầm trọng tốc độ tăng trưởng GDP vì nó làm cho người dân
nghèo thêm, kiềm chế sản xuất trong khối doanh nghiệp.
Lạm phát cũng gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác
được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình, nguyên vật liệu đầu vào và
giá thành phẩm bán ra đều tăng giá. Khi chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận của doanh
nghiệp bị ảnh hưởng và giá bán tăng làm cho cầu hàng hóa giảm xuống kéo theo sức
tiêu thụ giảm.
Lãi suất:
Trong quan hệ tín dụng giữa DN và Ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của
đồng vốn mà người sử dụng vốn là các DN phải trả cho người cho vay là các NHTM.
Đối với các DN, lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của
quá trình SXKD. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến
lợi nhuận của DN và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ các hoạt động kinh tế. Khi
lãi suất cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng
lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của DN, gây ra tình trạng
thua lỗ, phá sản trong hoạt động SXKD. Xu hướng tăng lãi suất Ngân hàng sẽ luôn đi
liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động SXKD
trong nền kinh tế. Ngược lại, khi lãi suất Ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho DN
giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi
suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các DN mở rộng đầu tư, phát triển
các hoạt động SXKD và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế.
Ở nước ta, do điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển, các kênh huy động
vốn đối với DN còn rất hạn chế nên nguồn vốn từ các Ngân hàng luôn đóng một vai

trò hết sức quan trọng, do đó, lãi suất cho vay của các NHTM luôn có tác động rất lớn
đến hoạt động của các DN. Trong năm 2008, dưới sức ép của tình trạng lạm phát tăng
cao và tác động từ các giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho
vay của các NHTM trên thị trường đã có những biến động bất thường và gây ra nhiều
xáo trộn trong nền kinh tế, trong đó khu vực DN là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Có
lẽ mãi sau này người ta không thể quên được cảnh tượng “dòng người” xếp hàng để
rút tiền từ nơi lãi suất thấp sang nơi lãi suất cao vì lãi suất tiền gửi được đẩy lên liên
tục, cao nhất là 19-20%/năm. Theo đó lãi suất cho vay được đẩy lên đúng bằng lãi
suất tối đa, 21%/năm. Những tác động tiêu cực của lãi suất đến các DN trong năm vừa
qua có thể khái quát lại như sau:
- Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả SXKD của hầu hết các DN đã bị giảm sút,
nhiều DN bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm.
- Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình trạng hầu
hết các DN buộc phải cơ cấu lại hoạt động SXKD, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy
mô và phạm vi hoạt động.
- Nhiều DN có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi suất cao, không có
khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động SXKD đã phải ngừng hoạt động, giải thể
và phá sản.
Bước sang năm 2009, bằng nhiều giải pháp của Chính phủ và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, mặt bằng lãi suất đã liên tục được điều chỉnh giảm, nguồn cung tín
dụng được nới lỏng, cùng với chính sách kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất vay vốn
phục vụ SXKD cho các DN, hoạt động SXKD của các DN trong nền kinh tế đã có dấu
hiệu phục hồi trở lại, nhu cầu vay vốn của DN cũng như số tiền giải ngân cho nền
kinh tế của các NHTM đã tăng trở lại. Điều đó cho thấy các tác động tích cực của lãi
suất trong bối cảnh cả nước đang tập trung thực hiện các giải pháp kích cầu, chống
suy giảm kinh tế, đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu đang diễn ra lan rộng.
Theo thông báo về kết qủa cuộc họp thống nhất với các thành viên của Hiệp hội
Ngân hàng Việt Nam (VNBA), các ngân hàng thương mại (NHTM) - thành viên
VNBA thống nhất sẽ điều chỉnh giảm lãi suất huy động VND từ ngày 5/7/2010 xuống

mức 11%/năm đối với nhóm NHTM Nhà nước và khoảng 11,2%/năm đối với nhóm
NHTM cổ phần, các NHTM sẽ không áp dụng các hình thức thưởng trực tiếp bằng
tiền, lãi suất.
Sau khi các NHTM Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn
VND đối với hộ sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp, cho vay doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNNVV), cho vay chi phí sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu có bán
ngoại tệ cho ngân hàng xuống mức 12-12,5%/năm ngay từ cuối tháng 6/2010 (trừ NH
Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long đang xem xét giảm trong tuần này). Tiếp
theo là 4 NHTM cổ phần (Nhà Hà Nội, Hàng Hải, Sài Gòn thương tín và Á châu) đã
điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND xuống mức 12,5%-13,5%/năm.
Việc giảm lãi suất cho vay VND đối với các đối tượng sản xuất - kinh doanh khác
hiện cũng đang được các NHTM thực hiện. Mức lãi suất tối đa cho vay VND đối với
các đối tượng khác tại NHTM Nhà nước là 14%/năm, tại nhóm 4 NHTM cổ phần
(Nhà Hà Nội, Hàng Hải, Sài Gòn thương tín và Á châu) là 15,8%/năm.
Việc đồng thuận giảm lãi suất huy động VND sẽ là tiền đề tích cực để các
NHTM giảm chi phí đầu vào và trên cơ sở đó tiếp tục hạ lãi suất cho vay đối với tất cả
các đối tượng sản xuất-kinh doanh.
Chính sách tiền lương:
Từ 1/5/2010, mức lương tối thiểu chung áp dụng cho người hưởng lương từ ngân
sách sẽ được điều chỉnh từ 650.000 lên 730.000 đồng một tháng. Lương tối thiểu cho
lao động làm việc tại doanh nghiệp được tăng sớm hơn, bắt đầu từ 1/1/2010.
Ngày 1/9, Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Phó thủ tướng thường
trực Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp Ban chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách
chính sách tiền lương. Phó thủ tướng đã yêu cầu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương và trợ
cấp năm 2010 theo lộ trình và phù hợp với khả năng ngân sách, trình Thủ tướng.
Theo đó, Bộ Lao động cần sớm ban hành chính sách để điều chỉnh mức lương tối
thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong nước từ ngày 1/1/2010, với mức tăng ở vùng
thấp nhất là 12,3%. Hiện lương tối thiểu của lao động làm việc tại vùng thấp nhất (địa
bàn xa xôi, kinh tế kém phát triển) là 650.000 đồng một tháng. Nếu tăng thêm 12,3%

thì mỗi lao động sẽ có thêm 80.000 đồng, tổng cộng là 730.000 đồng.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), mức lương tối thiểu vùng
cũng được điều chỉnh từ ngày 1/1/2010. Mức tăng cụ thể chưa được đề cập, song
nhiều khả năng sẽ thấp hơn khối doanh nghiệp trong nước. Theo lộ trình cải cách tiền
lương, năm 2012 sẽ thống nhất mức lương tối thiểu giữa hai loại hình doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Hiện lương tối thiểu của lao động làm việc tại doanh nghiệp FDI
ở vùng thấp nhất đã là 920.000 đồng một tháng.
Đối với mức lương tối thiểu chung áp dụng cho người hưởng lương từ ngân sách
nhà nước, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu hai bộ Lao động và Tài chính
thực hiện phương án điều chỉnh từ ngày 1/5/2010 với mức 12,3%. Hiện mức lương tối
thiểu chung là 650.000 đồng một tháng, nếu tăng thì lao động sẽ có thêm 80.000 đồng.
Người nghỉ hưu, người có công với cách mạng, cũng được điều chỉnh lương từ
1/5/2010, với mức 12,5%. Năm 2010, Chính phủ sẽ chưa triển khai chế độ phụ cấp
công vụ.
Việc tăng lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu chung là thực hiện theo đề án cải
cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn
2008-2012. Theo đúng lộ trình, cả người hưởng lương từ ngân sách và lao động làm
việc tại doanh nghiệp đều được điều chỉnh lương từ ngày 1/1 hằng năm.
Tuy nhiên, cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009, do khủng hoảng kinh tế với sự
sụt giảm của giá dầu thô và nguồn thu từ xuất nhập khẩu, nguồn thu ngân sách giảm
nên Quốc hội đã ra nghị quyết lùi thời điểm tăng lương tối thiểu chung áp dụng đối
với người hưởng lương từ ngân sách đến tháng 5/2009, thay vì tháng 1/2009 như lộ
trình.
Để có kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với người lao động làm
việc trong các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải bảo đảm và được hạch toán
vào giá thành hoặc chi phí sản xuất kinh doanh. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Để tránh tình trạng việc tăng lương ảnh hưởng
tới việc tăng giá Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự bình ổn của thị trường đồng thời kích cầu hợp lý, xử lý
nghiêm các trường hợp tăng giá bất hợp lý.

Tỷ giá hối đoái:
- Ảnh hưởng đến mục tiêu đầu tư, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, tiêu
dùng của người dân.
- Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng đồng
thời nó cũng tác động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế trong đó quan trọng
nhất là tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, tín dụng quốc tế. Sự biến động của tỷ
giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương thông qua kênh giá cả.
Dựa trên tỷ giá hối đoái, chúng ta có thể tính được giá xuất nhập khẩu của một loại
hàng hoá của một nước theo tiền tệ của một nước khác. Vì vậy, tỷ giá thay đổi kéo
theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu. Chẳng hạn khi tỷ giá hối đoái
tăng, đồng nội tệ mất giá. Sự biến động này có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuất
khẩu của hàng hoá và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối trên thị trường nước
ngoài, với điều kiện giá cả hàng hoá và dịch cụ đó giữ ở mức ổn định trên thị trường
nội địa. Do đó, sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của
nước đó. Khi tỷ giá hối đoái tăng, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên tương đối trên thị
trường nội địa với điều kiện giá nhập khẩu ổn định. Chính vì vậy mà một số nước sử
dụng chinh sách phá giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu.
Ngoài ra, tỷ giá hối đoái tăng hay giảm còn có ảnh hường không nhỏ tới dòng vốn
ngoại tệ lưu chuyển giữa các nước tức tới hoạt động đầu tư và tín dụng quốc tế. Tuy
nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.Bình thường, lãi
suất thực chất không là gì khác hơn ngoài chi phí mà một ngưòi phải trả cho việc sử
dụng tiền của người khác. Đối với hầu hết chúng ta thì thuật ngữ” lãi suất” có lẽ là
không có gì xa lạ. Nếu ai đã từng có vay tiền của ngân hàng để trang trải chi phí học
hành, hay để mua nhà trả góp theo các chương trình hấp dẫn của các ngân hàng, hay
đơn giản là vay vốn về đầu tư cho các dự án đang cần tài trợ thì hơn ai hết họ là những
người hiểu rõ nhất về “lãi suất”.
VD: Tranh thủ thời điểm USD giảm giá, nhiều DN đã đầu tư đồng bộ thiết bị
hiện đại cho các khâu từ kéo sợi, dệt, nhuộm đến may hoàn chỉnh sản phẩm nhằm
nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành
hàng hóa để tăng nhanh năng lực cạnh tranh. Ông Nguyễn Khánh Sơn, Tổng giám đốc

Hanosimex cho biết, để giảm mức tiêu thụ điện năng, DN đã đầu tư chuyển đổi các
nồi hơi chạy dầu phải nhập khẩu nguyên liệu sang đốt than sẵn có trong nước theo
công nghệ cao, vừa không gây ô nhiễm môi trường, lại tiết kiệm được hàng tỷ đồng
tiền điện
Năm 2009 cũng là năm thứ 2 liên tiếp thị trường ngoại hối bộc lộ những khó
khăn rõ nét. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp. 48,9%
số doanh nghiệp cho rằng những khó khăn trong trong việc tiếp cận mua ngoại tệ đã
ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh (năm 2001 tỷ lệ này là
21,1%). Các khó khăn về tài chính đã dẫn đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp
năm 2009 hầu như không được cải thiện với 63,7% số doanh nghiệp cho rằng việc
thanh khoản chậm từ khách hàng đã gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh
nghiệp (năm 2008 là 52,1%).
2.1.2 Yếu tố khoa học công nghệ:
Năng lực khoa học công nghệ của doanh nghiệp thể hiện trước hết ở trình độ của
máy móc, thiết bị, kỹ thuật sản xuất mà doanh nghiệp đang sử dụng. Theo đánh giá
mới nhất của Bộ Kế hoạch đầu tư cùng với khảo sát của UNIDO thì hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới
từ 2 đến 3 thế hệ. Cụ thể, 76% máy móc, dây chuyền công nghệ thuộc thế hệ những
năm 50-60 của thế kỷ XX, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang.
Nhiều doanh nghiệp đang sử dụng đan xen cả công nghệ lạc hậu, trung bình và tiên
tiến. Số doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến còn ít và chỉ tập trung vào các ngành
trọng điểm như dầu khí, điện, dệt may, da giầy, đồ uống, lắp ráp ô tô, xe máy, điện
tử…Trong số đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn. Các
doanh nghiệp nhà nước sản xuất và kinh doanh trong các lĩnh vực như phát dẫn điện ,
sản xuất thiết bị đo điện, lắp ráp điện tử, sản xuất sợi, dệt, thi công xây lắp, sản xuất
vật liệu xây dựng có trình độ công nghệ tương đối hiện đại hoặc ở mức trung bình.
Doanh nghiệp Việt Nam (trừ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) nếu thuộc ngành
công nghệ đơn giản, vốn đầu tư thấp thì trình độ công nghệ tương đối theo kịp trình
độ của quốc tế. Chẳng hạn, doanh nghiệp hoạt động trong ngành may, điện hóa, cao
su, chất tẩy rửa có công nghệ tiên tiến hơn hẳn công nghiệp dệt hay công nghiệp sản

xuất phân bón.
Theo bộ Công thương, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất trong ngành chỉ
còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm như dệt may có đến 45%
thiết bị máy móc của các doanh nghiệp cần phải đầu tư nâng cấp và 30-40% cần thay
thế; mũi nhọn công nghiệp là cơ khí đã lạc hậu hơn 40 năm so với các nước khu vực
và 50 năm so với các nước phát triển về công nghệ sản xuất.
Ngoài ra còn có sự chênh lệch giữa các khu vực kinh tế. Hầu hết kỹ thuật tiên
tiến công nghệ hiện đại tập trung ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đánh giá của Trung tâm phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đại học
Wollongong(Australia), các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam sử dụng máy
móc,thiết bị lạc hậu so với mức trung bình trên thế giới khoảng 3 đến 4 thế hệ. Hơn
nữa, tốc độ đổi mới quá chậm, ước tính khoảng 10% một năm. Thực trạng này khiến
năng suất lao động thấp, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu và năng lượng, do đó giá
thành sản phẩm cao, không có sức cạnh tranh trên thị trường. Đầu tư đổi mới công
nghệ ở Việt Nam còn thấp so với yêu cầu phát triển của các nền kinh tế và so với mức
độ đầu tư của các doanh nghiệp trên thế giới. Đầu tư chung cho nghiên cứu và phát
triển trong đó có đầu tư cho phát triển công nghệ ở Việt Nam chiếm khoảng 0,4%
GDP trong khi tỷ lệ này tại các nước khác khoảng 2%. Ở các nước doanh nghiệp đóng
góp phần lớn đầu tư cho Khoa học và công nghệ.Tại các nước phát triển, doanh
nghiệp đóng góp 70-80% tổng đầu tư. Còn ở Việt Nam tỷ lệ này ước đạt 20 -30% -
một tỷ lệ còn quá thấp so với tổng đầu tư đổi mới công nghệ cũng như yêu cầu đầu tư
để nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý đầu tư cho đổi mới công nghệ, tuy nhiên
cơ cấu đầu tư còn chưa hợp lý. Trong 3 giai đoạn phát triển của công nghệ là tiếp thu
công nghệ, làm chủ công nghệ và sáng tạo công nghệ. Hầu hết các doanh nghiệp Việt
Nam mới chỉ dừng lại ở giai đoạn tiếp thu công nghệ một cách thụ động thông qua
nhập khẩu máy móc, thiết bị.
Cơ cấu đầu tư bất hợp lý này làm giá thành của sản phẩm bị đội lên rất nhiều do
giá trị khấu hao lớn dẫn đến sản phẩm bán ra không cạnh tranh được. Trình độ công
nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam luôn lạc hậu so với thế giới. Sản phẩm do doanh

nghiệp Việt Nam sản xuất ra kém sức cạnh tranh do hàm lượng chất xám trong sản
phẩm còn thấp, trong khi ở nhiều nước tỷ lệ tri thức trong sản phẩm đã chiếm 70-80%.
Theo xếp hạng của WEF thể hiện như bảng dưới đây thì ở hầu hết các chỉ tiêu,
doanh nghiệp Việt Nam đều ở khoảng cách rất xa so với Thái Lan và Trung Quốc
trong khi các quốc gia này chưa phải là các quốc gia phát triển hiện đại và có công
nghệ nguồn.
Chỉ tiêu Việt
Nam
Thái
Lan
Trung
Quốc
Khả năng tiếp thu công nghệ ở
tầm doanh nghiệp
38/104 26/104 34/104
Mức độ sử dụng bằng sáng
chế công nghệ nước ngoài của
doanh nghiệp
89/104 11/93 59/104
Hợp tác giữa các trường đại
học và nghiên cứu công nghệ
82/104 31/104 22/104
Chỉ tiêu doanh nghiệp về
nghiên cứu triển khai
71/104 43/104 26/104
Đầu tư nước ngoài và chuyển
giao công nghệ
79/104 8/104 52/104
Nguồn: WEF 2005
Trong khi phần lớn các thiết bị công nghệ cao phục vụ sản xuất của doanh

nghiệp Trung Quốc đều được nhập khẩu từ châu Âu, Nhật Bản, Mỹ - những nơi được
coi là có công nghệ, thiết bị nguồn thì công nghệ, thiết bị kỹ thuật nhập khẩu của Việt
Nam phục vụ cho sản xuất, kể cả các ngành công nghệ cao phần lớn đều từ Châu Á
mà tập trung là ở Đông Nam Á, không phải là thiết bị công nghệ nguồn. Vì vậy, sản
phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất luôn đi sau về tính năng, kiểu dáng, trong
khi giá lại cao do năng suất lao động thấp, hao phí nguồn lực trên một đơn vị sản
phẩm cao. Với năng lực công nghệ thấp như vậy, doanh nghiệp Việt Nam rất khó
cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
2.1.3 Yếu tố chính trị, pháp luật:
Việt Nam ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn
khiến các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường. Mặt khác, nền chính trị ổn
định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không
phải chịu sức ép về bất ổn định chính trị, có các điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất.
Chính trị ổn định mang lại nguồn đầu tư vốn nước ngoài đổ vào doanh nghiệp, doanh
nghiệp có thể dựa vào nguồn vốn đó để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị
phần. Tóm lại sự ổn định về chính trị tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.
Hệ thống luật pháp được xây dựng ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý
cho hoạt động kinh tế ,buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của. Nhà
nước trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Đồng thời hệ thống luật
pháp duy trì sự ổn định về chính trị, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như hoạt
động kinh doanh của DN.
Một số tác động của hệ thống luật pháp đến hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam:
+ Hệ thống luật kinh tế
• Quy định quyền lợi, trách nhiệm của DN: Luật doanh nghiệp số
60/2005/QH11
• Bảo hộ quyền thương hiệu cho doanh nghiệp bằng Luật sở hữu trí tuệ số
50/2005/QH11, Luật chuyển giao công nghệ.…
• Quy định những điều khoản trong việc hoạt động kinh doanh với các tập
đoàn nước ngoài, từ đó có cơ sở làm ăn, cũng như bảo vệ quyền lợi của
chính doanh nghiệp, tránh những đòi hỏi quá định mức của các công ty

nước ngoài.
Điển hình Nhãn hiệu Trà xanh không độ đã được công ty Tân Hiệp Phát đăng
ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ 9-2005 và được cấp phép bảo hộ độc quyền vào
tháng 7-2007. Tuy nhiên, đến cuối tháng 7-2007 trên thị trường xuất hiện thêm hai
loại nước uống với nhãn hiệu tương tự giống Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát
gồm: Trà xanh O2 của Công ty Việt My và Trà xanh OMEGA của Công ty Quang
Minh. Theo quy định của pháp luật, đội Cảnh sát Kinh tế huyện Hốc Môn, TP Hồ
Chí Minh và quản lý thị trường Bình Dương đã vào cuộc thanh kiểm tra và lập biên
bản vi phạm đối với 2 công ty trên. Đồng thời, lực lượng chức năng đã buộc thu hồi
toàn bộ sản phẩm đã bán trên thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như
uy tín của Tân Hiệp Phát.
Tuy nhiên hệ thống luật kinh tế vẫn có những khiếm khuyết mà VN đang từng
bước khắc phục. Điển hình là về Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày
3/12/2004 và chính thức có hiệu lực từ 1/7/2005. Tuy nhiên, từ khi Luật Cạnh tranh
có hiệu lực đến nay, ở VN mới chỉ có một số ít vụ điều tra và xử lý liên quan đến
các hành vi hạn chế cạnh tranh. Điều này chứng tỏ môi trường cạnh tranh tại VN cần
hoàn thiện hơn nữa và vai trò của Luật Cạnh tranh cần được phát huy hơn nữa. Một
trong những hạn chế là Luật Cạnh tranh mặc dù đã có hiệu lực hơn 4 năm nhưng
những hiểu biết về nó vẫn giới hạn trong một số ít người mà chưa lan tỏa đến từng
DN - đối tượng chính của pháp luật cạnh tranh.
Để tận dụng được cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ, các doanh nghiệp phải
nắm bắt được các quan điểm, những quy định, những ưu tiên, những chương trình chi
tiêu của CP.
VD: Một bài học khá đau đớn đối với một công ty XNK Đà Nẵng là khi xuất
khẩu một lô hàng mây tre đan sang Australia mà không biết quy định về pháp lý là
hàng hoá phải được hun trùng trước khi đưa vào cảng Australia. Kết quả là toàn bộ lô
hàng không được chấp nhận và bị bắt huỷ tại chỗ. Thiệt hại ở đây không chỉ đối với
hàng hoá mà doanh nghiệp còn phải chịu toàn bộ chi phí huỷ lô hàng. Chi phí này lớn
hơn trị giá lô hàng. Những quy định về pháp lý đối với hàng hoá đưa vào Australia rất
nghiêm ngặt nhất là hàng tươi sống.

Một xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu ở TP.HCM trong nhiều năm cố gắng mà
vẫn chưa khai thông được xuất khẩu vịt đông lạnh sang Hàn Quốc cho dù có sự can
thiệp của nhiều bộ, nhiều ngành. Khi nghe tin vịt ở Việt Nam bị mắc dịch bệnh, phía
Hàn Quốc đã cho người kiểm tra và phát hiện một số con vịt bị dính bệnh. Hàn Quốc
lập tức không cho nhập khẩu vịt đông lạnh từ Việt Nam do những quy định rất
nghiêm ngặt về vệ sinh thực phẩm ở Hàn Quốc. Sau đó, mặc dù cơ quan thú y Việt
Nam đã có thông báo xác nhận không còn tình trạng dịch bệnh gia súc, gia cầm tại
TP.HCM và Xí nghiệp chế biến vịt đông lạnh này đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh song phía
Hàn Quốc vẫn không chấp nhận nhập khẩu trở lại.
Trường hợp 480 tấn dưa hấu của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia bị trả lại
cũng là do không biết về quy định pháp lý đối với hàng hoá tươi sống nhập khẩu vào
Indonesia. Hàng hoá tươi sống nhập khẩu vào Indonesia phải có giấy chứng nhận của
Công ty giám định Thuỵ Sĩ (SGS). Nhưng khi đưa dưa hấu vào Indonesia, Việt Nam
lại lấy chứng nhận của Công ty giám định Việt Nam VINACONTROL.
Ví dụ về những bài học thất bại nêu trên của các doanh nghiệp Việt Nam cho
chúng ta thấy tầm quan trọng của yếu tố pháp luật trong kinh doanh quốc tế. Việc
nghiên cứu và hiểu rõ môi trường pháp luật trong nước, môi trường pháp luật ngoài
nước, môi trường pháp luật quốc tế và đặc biệt là việc nghiên cứu ảnh hưởng của nó
đến các hoạt động kinh doanh quốc tế trở nên cấp thiết đối với các nhà hoạt động kinh
doanh muốn thành công trên thương trường quốc tế.
2.1.4 Yếu tố môi trường văn hóa – xã hội:
Văn hóa là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, nó ảnh hưởng đến
nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động kinh doanh. Văn hóa là một phạm trù rất đa
dạng, phong phú, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như học vấn, tôn giáo, địa lý, dân
tộc, giới tính, độ tuổi… Trong hoạt động kinh doanh cũng bao gồm nhiều mặt hàng,
hình thức khác nhau, thì mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu các yếu tố văn hóa ảnh
hưởng đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam
vẫn chưa quan tâm đúng mức đến các yếu tố này nên làm giảm sức cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp đánh giá cao tầm quan trọng của

ảnh hưởng văn hóa – xã hội đến hoạt động kinh doanh đã có những bước đi đúng
hướng và nâng cao hiệu quả cạnh tranh lâu dài.
Tiêu biểu cho mặt hàng nước giải khát của Tân Hiệp Phát, yếu tố văn hóa xã
hội ảnh hưởng sâu sắc đên sản phẩm của doanh nghiệp, như:
Thị hiếu trào lưu
Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu tiêu
dùng thiết yếu cho cuộc sống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng -
khoảng 50% và sẽ còn chiếm tỷ trọng cao trong nhiều năm nữa khi đời sống người
dân được cải thiện. Theo một số đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành nước giải
khát, hiện nay Việt Nam tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm đồ uống, chừng
khoảng 4,2 tỷ lít/năm và đang là thị trường phát triển rất mạnh.
Trái với sự ảm đạm tại thị trường nước ngọt có gas, nhu cầu tiêu thụ nước
giải khát không gas, đặc biệt là nước trái cây tại VN tăng rất mạnh, đạt gần 30%/năm.
Kết quả bán hàng năm 2004-2005 của Cty Bidrico cho thấy, gần 50%
người tiêu dùng thành phố đang chuyển sang các loại nước uống có chứa vitamin,
ít ngọt, mùi vị tự nhiên.
Một nghiên cứu của AsiaPanel VN về việc dùng đồ uống cho thấy xu
hướng sử dụng các loại nước giải khát có lợi cho sức khỏe đang bùng nổ ở VN,
đặc biệt ở các thành phố lớn.Theo AsiaPanel, số lượng hộ gia đình bước vào
nhóm có thu nhập cao (trên 6,5 triệu đồng/tháng) đã tăng từ 7,3% lên 11,9% trong
tổng số hộ dân VN. Cùng tăng tương ứng là số hộ có thu nhập trong khoảng 4,5-
6,5 triệu đồng/tháng. Khi tiền trong túi trở nên dư dả hơn, người dân đã chuyển
sang lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên bổ dưỡng cho sức khỏe
như sữa, các chế phẩm từ sữa, nước trái cây, sinh tố, nước uống đóng chai…Khảo
sát trên các hộ gia đình ở thành thị cũng cho thấy 70% quan tâm đến sức khỏe
của mình hơn trước đây, 74% muốn sử dụng các loại vitamin và khoáng chất, và
80% thích mua các loại sản phẩm có các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như nhân
sâm, calcium
Nghiên cứu của AsiaPanel cũng chỉ ra rằng bao bì đang ảnh hưởng rất
lớn đến sự chọn lựa của người tiêu dùng bởi 57% số người được hỏi đã trả lời sẽ

chọn mua sản phẩm có thể uống ngay được từ trong hộp.
Phong cách sống :
Nhịp sống hối hả của người VN hiện nay, phong cách sống hiện đại hơn, ngoài
giờ làm việc người ta còn rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho
gia đình và bản thân, tham gia nhiều các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động
xã hội…Vì vậy người tiêu dùng rất thích tiêu thụ những sản phẩm có khả năng sử
dụng nhanh, tác dụng mà lại tốt cho sức khỏe. Ngày nay,việc tụ tập bạn bè; đồng
nghiệp ở những quán giải khát sau giờ học,làm việc là rất thường xuyên của giới trẻ
và nhân viên văn phòng.Đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng này doanh nghiệp
sẽ có hướng phát triển đúng đắn và mang lại lợi nhuận.
Phong tục, tập quán, truyền thống :
Việt Nam xuất phát điểm là một nước nông nghiệp,thuộc về xứ nóng, vùng
nhiệt đới gió mùa. Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định
những đặc điểm riêng của ẩm thực Việt Nam. Đây là một văn hóa ăn uống sử
dụng rất nhiều loại rau, củ, quả…
Vì vậy từ lâu, người Việt đã rất gần gũi với những sản phẩm đồ uống từ
thiên nhiên như trà xanh, bí đao, nước cốt dừa…. Đặc biệt uống trà là một nét văn
hoá lâu đời trong phong tục của người Việt.Từ xa xưa, trà đã được sử dụng hàng
ngày như một thứ nước giải khát. Các gia đình trong làng thường luân phiên pha
trà mỗi tối để thiết đãi cả làng. Cầm chén trà bên bếp lửa hồng, họ nói những câu
chuyện về cuộc sống. Uống trà trở thành cách hun đúc tình làng, nghĩa xóm, làm
con người trở nên thân thiện và gẫn gũi nhau hơn. Dần dần, trà trở thành một
phương tiện giao tiếp, mở đầu cho những cuộc gặp gỡ, giao đãi người thân, bạn
bè, đối tác Trà giống như một lễ nghi giữ vai trò giao lưu giữa các giai tầng trong xã
hội, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, đẳng cấp.
Dân số, cơ cấu dân số, tỉ lệ tăng giảm dân số :
Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số khoảng 85.7 triệu người
(đứng thứ 13 trên thế giới). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn
1999-2009 là 1,2%/năm.Do vậy, đây vừa là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng
và triển vọng,vừa là nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ.

Sự đô thị hoá tăng cũng đồng nghĩa với mức sống tăng,nhu cầu giải khát tăng
đáng kể.Đặc biệt là ở những thành phố lớn,do mức tập trung dân đông,mùa hè ngày
càng nóng bức dẫn đến nhu cầu giải khát tăng mạnh vào những ngày hè.
Trong Hội thảo “Thách thức về già hoá dân số ở Việt Nam” do Tổng cục
dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức tại Hà Nội, PGS-TS Nguyễn Đình Cử -
Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội - Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho
biết: Nhịp độ già hoá ở nước ta trong thập kỷ 90 đã nhanh hơn, mạnh hơn nhiều so
với thập kỷ 80. Mức sinh đang ngày càng giảm sẽ thúc đẩy quá trình già hoá dân
số trong khoảng 10-20 năm tới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu
và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp theo hướng phục vụ lớp người cao
tuổi nhiều hơn.Bên cạnh đó tỷ lệ người trên 60 tuổi là 9.5% (2008) như vậy tỷ lệ

×