Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, ODA, Kiều hối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 47 trang )

Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về vấn đề:
Đất nước ta đang trên đường hội nhập và phát triển. Để có thể đạt được mục tiêu trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đòi hỏi chúng ta cần
một nguồn vốn rất lớn để phát triển trên tất cả lĩnh vực. Và thực tế việc gia nhập vào các
tổ chức khu vực và quốc tế đã đem lại cho nước ta rất nhiều lợi thế trong việc tranh thủ
thu hút các nguồn vốn từ các nước bên ngoài để phát triển như: nguồn vốn ODA, FDI
Đặc biệt trong thời gian gần đây, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã gia tăng một cách
nhanh chóng và tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, làm thay đổi diện dạo nền kinh tế
và xã hội của nước ta.
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông
Âu tan vỡ, các thế lực thù địch tìm cách chống phá Việt Nam trên nhiều mặt, thế giới có
những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc tế, các nước đang phát
triển ở khu vực châu Á đã thực hiện cải cách kinh tế, trở thành khu vực phát triển năng
động của thế giới.
Việt Nam vừa bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém phát
triển, sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung quan liêu
bao cấp, mức lạm phát lên tới trên 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật
lạc hậu và lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng.
Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế-xã
hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc “đổi mới” toàn diện,
trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành bộ Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam năm 1987, và năm 2005 Luật đầu tư ra đời nhằm thống nhất giữa nhà
đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường
pháp lý cao hơn, thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu cho việc thu hút và sử dụng
hiệu quả nguồn vốn ĐTNN vào Việt Nam mà chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp (FDI) , theo
phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực
hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.


Để thấy được vai trò quan trọng và tìm hiểu tác động của FDI đến sự tăng trưởng
kinh tế vượt bậc Việt Nam trong 20 năm qua, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài: FDI, ODA, Kiều hối ”.
1
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

2. Phương pháp nghiên cứu:
 Tìm kiếm thông tin từ các nguồn tài liệu: giáo trình KTQT, sách báo tạp chí,
internet
 Tổng hợp, phân tích dữ liệu thu thập được.
 Viết báo cáo.
Bài viết gồm 3 phần:
PHẦN I: VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
PHẦN II: VỐN VAY ODA
PHẦN III: KIỀU HỐI
Do thời gian nghiên cứu không nhiều và hạn chế về nguồn tài liệu nên bài viết này
không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý quý
báu của thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
2
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

PHẦN I: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI)
1.1. Khái niệm, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm FDI
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với
những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp)
thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của

nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại
nền kinh tế khác đó”.
- Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ( IMF, international monetary fund) lại có một định
nghĩa khác về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (foreign direct investment) là một công cuộc đầu
tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt được
một phần hay toàn bộ quyền sỡ hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp (direct
investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10%
tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng chung quy lại có thể hiểu: đầu tư trực
tiếp nước ngoài ( FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào
nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước
ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
- Theo Tổ Chức Thương Mại Thế giới ( WTO) thì:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) xảy ra khi một nhà
đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI
với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà
đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay
"chi nhánh công ty"
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa: đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tại
nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là một khoản tiền mà
nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với
thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy.
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
3
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3


nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh
doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài theo quy định của luật này”.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước
ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở
một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được
quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với
mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình”.
Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy
móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị
…), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài
sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…). Như vậy FDI bao giờ cũng là
một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài.
Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế
và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và
quản lý đối tượng đầu tư.
*Các đặc điểm của FDI:
- Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định cuả dự án đạt mức
tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định.
- Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền
quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của
dự án.
- Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên
theo tỉ lệ góp vốn và vồn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ
phần nếu có.
- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại
toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính
hoặc sát nhập các doanh nghiếp với nhau.
* Tình hình FDI ở Việt Nam:
Sau đại hội VI đất nước tiến hành mở cửa đổi mới. Từ đó năm 1987 những dự án đầu tư

FDI đầu tiên đã vào Việt Nam. Trải qua 20 năm FDI không ngừng biến động qua từng
thời kì, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO, FDI đã không
ngừng tăng trưởng một cách mạnh mẽ và đỉnh điểm năm 2008 FDI đạt tới 64 tỷ USD.
Sau đây chúng ta cùng điểm qua tình FDI vào Việt Nam trong 20 năm qua.
4
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

Giai đoạn từ (1988- 1990): Đây là giai đoạn đầu tiên nên FDI vào Việt Nam rất khiêm
tốn, tổng 3 năm chỉ đạt 1,79 tỷ USD và chưa có tác động rõ rệt đến nền kinh tế- xã hội
Việt Nam.
Giai đoạn (1991- 1996): Đây là giai đoạn FDI tăng trưởng nhanh và góp phần quan
trọng vào việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Giai đoạn này đã thu hút 25,179 tỷ USD
vốn đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao. Vốn đăng ký năm 1991 là 1,322 tỷ USD
thì năm 1996 là 8,497 tỷ USD, bằng 6,43 lần.
Giai đoạn (1997- 2003);
Đây là thời kỳ suy thoái của FDI. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
năm 1997. Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1997 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo.
Năm 1996 vốn đăng ký là 8,498 tỷ USD, thì năm 1997 chỉ bằng 50%, còn 4,649 tỷ USD.
Tồi tệ hơn là năm 1999 chỉ còn 1,568 tỷ USD và tiếp tục ngưng trệ cho đến năm 2003.
Giai đoạn (2004- 2006):Đây là giai đoạn FDI phục hồi và phát triển. Năm sau tăng
gấp đôi so với năm trước. Năm 2004 chỉ mới đạt 2,084 tỷ USD thì năm 2006 lên tới
10,200 tỷ USD tăng 400% so với 2004.
Giai đoạn (2007-2008): Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO các
chính sách ngoại thương cởi mở hơn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhờ
đó đã tạo ra một hiệu ứng rất tốt trong việc thu hút FDI, nó được phản ánh qua năm 2007,
2008. Năm 2007 Việt Nam đã thu hút 1544 dự án và 21,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần năm
2006, đó mới chỉ là kết quả của 1 năm gia nhập WTO. Chưa dừng lại ở đó qua năm 2008
Việt Nam đã thu hút một con số cực kỳ ấn tượng với 64 tỷ USD gấp gần 3 lần so với năm
2007. Qua đó lọt vào top 10 nền kinh tế hấp dẩn vốn đầu tư FDI nhất.
1.1.2. Nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Ưu thế về phương pháp quản lý và công nghệ tiên tiến khiến FDI làm tăng hiệu
quả công tác quản lý hay tổ chức sản xuất;
- Nhu cầu tăng thu nhập từ thương mại quốc tế;
- Cạnh tranh giữa các công ty.
1.1.3. Các hình thức FDI
 Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh (thường gọi tắt là liên doanh) là một hình thức tổ chức
kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc
tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự
đóng góp của các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận
cũng như rủi ro có thể xảy ra.
5
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

Hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung
ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai.
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp
nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại; hoạt động theo
sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều
kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế
luật pháp, văn hoá, mức độ cạnh tranh…
 Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giứa đại diện có thẩm quyền
của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực hiện phân chia
kết quả kinh doanh cho mỗi bên.
Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong qúa trình kinh
doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực
hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức hợp doanh
không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo

tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận giữa các bên. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ
tài chính đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể
kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở
tại. quyền lợ và nghĩa vụ của các bên hơp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh
doanh.
 Đầu tư theo hợp đồng BOT
BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số mô hình
hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhan để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn được
dành riêng cho khu vực nhà nước. Trong một dự án xây dựng BOT, một doanh nhân tư
nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công trình mà thường do chính phủ thực
hiện. Công trình này có thể là nhà máy điện, sân bay, cầu, cầu đường… Vào cuối giai
đoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyển quyền sở hữu dự án về cho chính phủ.
Ngoài hợp đồng BOT còn có BTO, BT.
 Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)
Holding company là một trong những mô hình tổ chức quản lí được thừa nhận
rộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
6
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ để
kiểm soát hoạt động quản lí và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc
lựa chọn thành viên hợp đồng quản trị.
 Hình thức công ty cổ phần
Công ty cổ phần (công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn)là doanh nghiệp trong đó
vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần các cổ đông chỉ chịu
trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã
góp vào doanh nghiệp cổ đông có thể là tổ chức cá nhân với số lượng tối đa không hạn
chế, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về số cổ đông tối thiểu. Đặc trưng của công ty cổ phần
là nó có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng và các cổ đông có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác

 Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài
Hình thức này được phân biệt với hình thức công ty con 100% vốn nước ngoài ở
chỗ chi nhánh không được coi là một pháp nhân độc lập trong khi công ty con thường là
một pháp nhân độc lập. Trách nhiệm của công ty con thường giới hạn trong phạm vi tài
sản ở nước sở tại, trong khi trách nhiệm của chi nhánh theo quy định của 1 số nước,
không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của chi nhánh, mà còn được mở rộng đến cả
phần tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài.
 Hình thức công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài
các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá
nhân có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh
không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Các thành viên hợp danh có quyền
ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty, còn thành viên góp vốn có quyền
được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy định tại điều lệ công ty nhưng không được tham gia
quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.
 Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A)
Phần lớn các vụ M&A được thực hiện giữa các TNC lớn và tập trung vào các lĩnh
vự công nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các nước phát triển.
Mục đích chủ yếu :
7
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

Khai thác lợi thế của thị trương mới mà hoạt động thương mại quốc tế hay đầu tư
mới theo kênh truyền thống không mang lại hiệu quả mong đợi. Hoạt động M&A tạo cho
các công ty cơ hội mở rộng nhanh chóng hoạt động ra thị trường nước ngoài.
Bằng con đường M&A, các TNC có thể sáp nhập các ty của mình với nhau hình
thành một công ty khổng lồ hoạt độg trong nhiều lĩnh vự hay các công ty khác nhau cùng
hoạt động trông một lĩnh vực có thể sáp nhập lại nhằm tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu

của tập đoàn.
Các công ty vì mục đích quốc tế hoá sản phẩm muốn lấp chỗ trống trong hệ thống
phân phối của họ trên thị trường thế giới.
Thông qua con đường M&A các công ty có thể giảm chi phí từng lĩnh vực nghiên
cứu và phát triển sản xuất, phân phối và lưu thông.
M&A tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp và cơ
cấu ngành công nghiệp ở các quốc gia, do đó, hình thức này đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển công nghiệp ở mọi quốc gia.
1.2. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
* Tác động tích cực:
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển vốn
là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì các
nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ
bên ngoài, trong đó có FDI.
FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp với
các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây chuyền sản
xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này sẽ cho phép các nước đang
phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại. Tuy nhiên, việc có tiếp
cận được các công nghệ hiện đại hay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát
triển lại tuỳ thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trường
đầu tư hay không.
FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trò này của
FDI không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển, đặc biệt là
khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu kỳ.
8
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanh

nghiệp thông qua trao đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển thì FDI giúp thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp tự túc.
FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý dây
chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức lao động công
nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước.
* Tác động tiêu cực:
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làm mất tính độc
lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài;
- FDI chính là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan, làm mất tác dụng của công cụ
này trong bảo hộ thị trường trong nước;
- Tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, có
thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước;
- Gây ra tình trạng chảy máu chất xám, phân hoá đội ngũ cán bộ, tham nhũng
1.2.2. Đối với nước chủ đầu tư:
* Tác động tích cực:
- Giúp các doanh nghiệp khắc phục xu hướng tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm
dần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm khi ở thị trường trong nước đã chuyển sang
giai đoạn suy thoái, giúp nhà đầu tư tăng doanh số sản xuất ở nước ngoài trên cơ sở khai
thác lợi thế so sánh.
- Phá vỡ hàng rào thuế quan ở các nước có xu hướng bảo hộ.
- Bành trướng sức mạnh về kinh tế và chính trị.
* Tác động tiêu cực:
- Vốn đầu tư chảy ra nước ngoài sẽ làm giảm tăng trưởng GDP và việc làm trong
nước;
- Khi các công ty lớn đầu tư ra nước ngoài sản xuất trong nước sẽ không được tập
trung đầu tư phát triển.
9
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3


1.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh, vốn con người có vai trò quan trọng
trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước phát triển. Đầu tư nước ngoài thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn bởi “tính tràn công nghệ”. Các công ty đa quốc gia
được đánh giá là một trong những kênh chuyển giao công nghệ và làm tăng khả năng tích
tụ vốn con người tại các nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư thông qua các khoá đào tạo kỹ
năng cho đội ngũ lao động địa phương, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, các hỗ trợ
kỹ thuật và công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương (các doanh nghiệp cung cấp các
yếu tố đầu vào)…
Theo lý thuyết triết chung được phát triển bởi Dunning đã cung cấp một phương
pháp phân tích khác về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên phân tích
về lợi thế cạnh tranh, lý thuyết này chỉ ra rằng việc thu hút vốn FDI phụ thuộc rất nhiều
vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại. Một trong những nhân tố đó là tăng trưởng
kinh tế.
Dựa trên lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh và lý thuyết triết chung, các nhà
phân tích kinh tế đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều của FDI và tăng trưởng kinh tế. Điển
hình có nghiên cứu kiểm định mô hình của Tsai (1994) tại 62 quốc gia trong thời kỳ
1975-1978; kết quả kiểm định của Berthelemy và Demurger (2000) tại 24 tỉnh thành của
Trung Quốc.
Mô hình về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được ước lượng qua hệ
phương trình có dạng:
Trong đó: i được định nghĩa là tỉnh, thành hoặc quốc gia
t: được định nghĩa là thờ i gian
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
2.1. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Trong những năm qua, nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển, tăng trưởng của đất nước, Nhà nước đã có
nhiều biện pháp tích cực nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
10

Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

Trước hết đó là đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng cùng những cố gắng và
tiến bộ trong công tác quản lý của Nhà nước đã phát huy được nhân tố có ý nghĩa quyết
định là ý chí kiên cường, tính năng động, sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các
ngành.
Thứ hai, nước ta duy trì được ổn định chính trị xã hội, an ninh được đảm bảo,
được đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn, đồng thời kiên trì thực hiện đường lối đổi mới,
đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư. Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự
quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường
trong nước của trên 80 triệu dân.
Thứ ba, công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành và chính
quyền địa phương đã tích cực, chủ động hơn (đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một
giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính,
quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai dự án).
Thứ tư, hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng hoàn
thiện.
Từ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) 20
năm qua, đến nay có thể nói trong điều kiện của thế giới và khu vực hiện nay, ĐTNN
thực sự trở thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu quả đối với các nước đang
phát triển.
Nhìn lại 20 năm trước, trong bối cảnh quốc tế: chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
và Đông Âu tan vỡ; các thế lực thù địch tìm cách chống phá Việt Nam trên nhiều mặt.
Thế giới có những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc tế, sự phục
hồi chậm của nền kinh tế thế giới và biến động giá cả trên thị trường quốc tế Các nước
đang phát triển ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á thực hiện cải cách kinh tế, trở thành
khu vực phát triển năng động của thế giới. Tình hình trong nước: Việt Nam là một nước
nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém phát
triển, sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung quan liêu

bao cấp, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mức lạm phát lên tới
trên 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào tình trạng
thiếu vốn trầm trọng.
Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế-xã
hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc “đổi mới” toàn diện,
11
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành bộ Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam năm 1987, đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương, đường lối mở
cửa nền kinh tế của Đảng, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới
trong chặng đường vừa qua.
Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường
pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung và chi tiết hoá
các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành Luật
Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu cho
việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm đa dạng hoá, đa
phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội
lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần
với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000; cùng với các văn bản
dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về
cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật ĐTNN và các văn bản pháp luật liên quan
đến ĐTNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động ĐTNN
tại Việt Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song phương
và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng không ngừng được mở rộng và hoàn thiện với
việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng
lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện,
các nhà ĐTNN vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không

có sự khác biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống
nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt
đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút
và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế;
tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban
hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và
Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn ĐTNN, một bộ phận quan trọng của nền
kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời
sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong
từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập,
12
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN. Thực tế đã chứng minh việc
ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích
cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay.
Từ thực tiễn thu hút ĐTNN 20 năm qua cho thấy việc tạo dựng môi trường pháp
lý cho ĐTNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thu
hút vốn ĐTNN ở khu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành
“đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam trong 20 năm qua, đảm
bảo cho việc thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN của Đảng và Nhà nước để phát triển
kinh tế-xã hội đất nước ta vừa qua.
Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban
quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây gọi
là Ban quản lý) cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu
tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ
chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc
chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều

kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do
UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp GCNĐT.
Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý là một chủ trương
thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế và đã được tổng kết trong nhiều năm
qua, đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý thực hiện được trách
nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và ĐTNN trên địa bàn. Việc phân cấp mạnh
cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tập
trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát.
Cho tới nay, công tác quản lý hoạt động ĐTNN ở địa phương, nhất là các địa
phương có nhiều doanh nghiệp ĐTNN đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã được đơn
giản hóa,…được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp phần cải thiện
môi trường đầu tư-kinh doanh của địa phương.
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá
trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động ĐTNN, từ thẩm định cấp GCNĐT đến hỗ
trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương từ việc tổ
chức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, ban
hành văn bản hướng dẫn về ĐTNN tại địa bàn,…. đưa hoạt động quản lý ĐTNN ở các
địa phương đi vào nề nếp. Mô hình “một cửa, liên thông”, cách làm “trải thảm đỏ đón
13
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

nhà đầu tư” tiếp tục xuất hiện và có tác động lan toả rộng khắp trong cả nước, đã góp
phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ĐTNN vào Việt Nam.
Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý là
các yếu tố và động lực góp phần đưa lại kết quả đáng khích lệ của hoạt động ĐTNN tại
Việt Nam, góp phần xác định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong
sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước ta.
Thứ năm, công tác vận động xúc tiến đầu tư ngày càng được cải tiến, tiến hành ở
nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài dưới hình thức đa dạng, kết hợp với

các chuyến thăm, làm việc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gắn với việc quảng bá
rộng rãi hình ảnh Việt Nam và vận động đầu tư - xúc tiến thương mại và du lịch. Chính vì
vậy, mà hiệu quả đã được nâng dần với kết quả minh chứng là nhiều nhà đầu tư nước
ngoài đã vào tìm kiếm cơ hội đầu tư và ký kết số lượng lớn dự án quy mô lớn, mở đầu
cho làn sóng đầu tư mới lần 2 vào Việt Nam, kể từ năm 1987 đến nay.
2.2. Thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (2000 – 2008)
2.2.1. Về số dự án và vốn đầu tư
Tính đến cuối năm 2008, cả nước có hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài được cấp
phép với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trong đó, có 8.590
dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD với gần 4.100 dự án tăng vốn đầu
tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD. (Theo Bộ kế hoạch và đầu tư)
Trong giai đoạn 2000-2003, tổng vốn đăng ký dao động trong khoảng từ 2,8 tỷ
USD đến 3,1 tỷ USD; vốn thực hiện dao động trong khoảng từ 2,4 tỷ USD đến 2,6 tỷ
USD và biến động không đáng kể. Tuy nhiên từ năm 2004 đến nay, vốn đầu tư nước
ngoài tăng mạnh cả về vốn đăng ký và vốn thực hiện, đặc biệt là năm 2008 và những
tháng đầu năm 2009, tốc độ tăng vốn đầu tư nước ngoài đạt trên dưới 50%. Ta có thể
nhận thấy theo bảng biểu số liệu sau:
Năm
Số
dự
án
Vốn
đăng

Vốn
thực
hiện
Vốn TH/
vốn ĐK
Tốc độ tăng

Số dự án
Vốn
đăng ký
Vốn thực
hiện
2000

391 2,839 2,414 85.0%
2001 555

3,143 2,451 78.0% 41.9% 10.7% 1.5%
2002 808 2,999 2,591 86.4% 45.6% -4.6% 5.7%
14
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

2003

791

3,191 2,650 83.0% -2.1% 6.4% 2.3%
2004

811 4,548 2,853 62.7% 2.5% 42.5% 7.6%
2005 970

6,840 3,309 48.4% 19.6% 50.4% 16.0%
2006 987 12,004 4,100 34.2% 1.8% 75.5% 23.9%
2007 1,544
21,34
8 8,030 37.6% 56.4% 77.8% 95.8%

11 tháng 2008 2,344 59,000 11,000 18.6% 51.8% 176.4% 37.0%
11 tháng 2009 766
19.74
6 9.000 45,6%
Bảng 1: Số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN (từ 2000 đến nay)
Biểu 1: Số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN (từ 2000 đến nay)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Trong 11tháng năm 2009, luồng vốn FDI tiếp tục giảm so với năm 2008 và giảm
rất mạnh. Tính đến ngày 21/11/2009 cả nước đã thu hút đến 766 dự án đầu tư mới được
cấp phép với số vốn đăng ký là 14.656 tỷ USD thấp hơn 0,5 lần mức thu hút của cả năm
2008, giảm 32,4% về số dự án nhưng giảm 22,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2008.
Nếu tính cả 5.090 triệu USD vốn bổ sung của 213 lượt dự án đã được cấp phép trước đây
và đang hoạt động thì tổng số vốn đầu tư trong 11 tháng đầu năm đạt 19.7 tỷ USD, giảm
hơn 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước, không vượt xa con số 70,5 tỷ USD đầu tư nước
ngoài của cả năm 2008. Số vốn đầu tư đã thực hiện trong 11 tháng năm 2009 đạt 9,0 tỷ
USD (Bảng 2). Riêng trong tháng 11/2009 số vốn cấp mới lên đến 14.656 triệu USD, số
vốn thực hiện đạt 89,6% tỷ USD.
15
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

Bảng 2: Vốn FDI nửa đầu năm 2008 và 2009
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
TÍNH
11 THÁNG ĐẦU
NĂM 2008
11 THÁNG ĐẦU
NĂM 2009
TỶ LỆ%
Vốn đầu tư thực hiện Triệu USD 10.050 9.000 89,6%

Số dự án cấp mới Dự án 1.479 766 52,5%
Vốn đăng ký cấp mới Triệu USD 65.413 14.656 22,4%
Số dự án tăng vốn Lượt dự án 383 213 55,6%
Vốn tăng thêm Triệu USD 5.176 5.090 98,3%
Vốn cấp mới và tăng thêm Triệu USD 70.589 19.746 120,7%
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Số vốn đăng ký cao chủ yếu là do nhiều dự án rất lớn đã được cấp giấy phép, tiêu
biểu là 8 dự án FDI có vốn lớn nhất, trong đó dự án của Formosa với tổng vốn đăng ký
7,78 tỷ USD và Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn với tổng vốn đăng ký 6,2 tỷ USD là lớn nhất.
2.2.2. FDI chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên mức gần 44% GDP
năm 2007, và 42% GDP trong nửa đầu năm 2008, tỷ trọng này được đánh giá là rất cao
trong khu vực cũng như toàn cầu. Qua đó, có thể thấy kinh tế Việt Nam tăng trưởng dựa
nhiều vào đầu tư, trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn.
Năm
FDI Tổng vốn
đầu
tư cả nước
Tỷ trọng
FDI/Tổng VĐT
Giá trị
hiện tại
Giá trị ss
1994
2000 27,172 20,685 151,183 18.0%
2001 30,011 22,797 170,496 17.6%
2002 34,795 26,182 200,145 17.4%
2003 38,300 28,499 239,246 16.0%
2004 41,342 30,702 290,927 14.2%
2005 51,102 35,893 343,135 14.9%

2006 65,604 43,802 404,712 16.2%
2007 129,300 84,620 521,700 24.8%
2008 (ước tính) 24.70%
16
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

Bảng 3: FDI và tổng vốn đầu tư toàn xã hội Việt Nam (2000-2008)
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tổng vốn FDI giải ngân đang tăng cao, từ 16,2%
tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2006 lên 24,8% năm 2007 và ước đạt 24,7% năm 2008.
Biểu 2: Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội Việt Nam (2000-2008)
Vốn FDI luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam, đặc biệt
trong 2 năm gần đây, con số này đã lên tới trên 20%, điều này ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng bền vững của kinh tế Việt Nam.
2.2.3. FDI đóng góp phần đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm GDP Mức tăng GDP
Kinh tế có
vốn FDI
Mức tăng
vốn FDI
Mức đóng
góp GDP
2000 441,646 10.4% 58,626 19.7% 13.3%
2001 481,295 9.0% 66,212 12.9% 13.8%
2002 535,762 11.3% 73,697 11.3% 13.8%
2003 613,443 14.5% 88,744 20.4% 14.5%
2004 715,307 16.6% 108,256 22.0% 15.1%
2005 839,211 17.3% 134,166 23.9% 16.0%
2006 974,266 16.1% 165,456 23.3% 17.0%
2007 1,144,015 17.4% 202,080 22.1% 17.7%

Bảng 4: Giá trị đóng góp của khu vực FDI và GDP Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
17
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

Qua bảng số liệu có thể thấy, trong giai đoạn 2000-2007, kinh tế Việt Nam luôn
giữ được mức tăng GDP tương đối cao. Nếu trong giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng GDP
bình quân của Việt Nam là 6.9%, thì con số này đã tăng dần trong các năm tiếp theo năm
2002: 7%; năm 2003: 7,3%; năm 2004 là 7,7%; năm 2005 là 7,5%; năm 2006 là 8,2%;
năm 2007 là 8,5%; dự kiến 2008 là 6,5%.
Biểu 3: Mức đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (2000-2007)
Biểu 4: Giá trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài so với tổng thu nhập quốc dân
Hiện nay kinh tế FDI là thành phần kinh tế có đóng góp quan trọng trong tổng giá
trị sản phẩm quốc dân. Mức đóng góp của khu vực kinh tế nhiều tiềm năng này ngày
càng tăng, từ 6% năm 2000 lên tới hơn 17% năm 2007, tăng gần 3 lần. Đó là nỗ lực của
Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài với những cải cách, hoàn thiện về chính
sách và môi trường đầu tư; cũng như những ưu điểm về công nghệ, về quản lý trong
sản xuất và đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài.
18
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

2.2.3. FDI và cán cân thương mại của Việt Nam
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Xuất khẩu
Cả nước 14,483 15,029 16,706 20,149 26,485 32,447 39,826 48,561
Khu vực kinh tế trong nước 7,672 8230,9 8,834 9,988 11,997 13,893 16,765 20,786
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(*)
6,810 6,798 7,872 10,161 14,488 18,554 23,061 27,776
Tỷ trọng XK của KV có vốn ĐTNN 47.0% 45.2% 47.1% 50.4% 54.7% 57.2% 57.9% 57.2%

Nhập khẩu
Cả nước 15,637 16,218 19,746 25,256 31,969 36,761 44,891 62,682
Khu vực kinh tế trong nước 11,285 11,233 13,042 16,441 20,882 23,121 28,402 40,967
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 4,352 4,985 6,704 8,815 11,087 13,640 16,489 21,715
Tỷ trọng XK của KV có vốn ĐTNN 27.8% 30.7% 33.9% 34.9% 34.7% 37.1% 36.7% 34.6%
Cán cân thương mại
Cả nước (1,154) (1,189) (3,040) (5,107) (5,484) (4,314) (5,065) (14,121)
KV có vốn đầu tư nước ngoài 2,458 1,813 1,168 1,346 3,401 4,914 6,572 6,060
Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam theo thành phần kinh tế (2000-2007)
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoaì có mức đóng góp cao trong GDP của
cả nước đồng thời thể hiện vai trò của mình trong cán cân thương mại của Việt Nam.
Kinh tế FDI chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và không ngừng tăng
lên trong những năm qua, đạt 57,2% năm 2007, không tính dầu thô thì khoảng 40%;
chiếm gần 28% kim ngạch nhập khẩu năm 2000 và tăng lên gần 35% năm 2007.
Có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, khu vực FDI còn góp
phần làm giảm thiểu thâm hụt thương mại của Việt Nam những năm qua, bởi nếu tính
riêng khu vực FDI thì hàng năm mức thặng dư thương mại cao khi so sánh tương đối với
thâm hụt thương mại cả nước.
Biểu 5: FDI và kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
19
Xuất khẩu
Nhập khẩu Cán cân TMại
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

2.2.4. FDI theo lĩnh vực kinh tế
Vốn FDI tăng và cấp mới 6 tháng 2008 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công
nghiệp.Trong số 478 dự án mới được cấp phép, khu vực công nghiệp – xây dựng xó 298
dự án với số vốn đăng ký là 17,15 tỷ USD, chiếm 62,3% tổng số dự án và chiếm 55,4%
tổng vốn cấp mới. Khu vực dịch vụ có 155 dự án với 13,6 tỷ USD chiếm 32,4% tổng số

dự án và chiếm 44% tổng số vốn, số còn lại thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chỉ có 25 dự án với 167,3 triệu USD, chiếm 5,3% số dự án và chiếm 0,5% tổng số vốn.
Trong cơ cấu đầu tư vào khu công nghiệp-xây dựng, luồng vốn FDI chủ yếu đổ
vòa các phân ngành công nghiệp nặng (50%) và công nghiệp dầu khi(40%), từ đầu năm
đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản tăng mạnh.
Công nghiệp FDI chiếm 39,07% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, không
tính dầu khí là 34,06% (theo Tổng cục thống kê Việt Nam). Đây là tỷ trọng tính theo giá
so sánh 1994, nếu tính theo giá thực tế thì tỷ trọng này đạt trên 45% do sản phẩm FDI
thường có hàm lượng công nghệ cao, giá trị thương mại lớn. Đặc biệt ở một số địa
phương, tỷ trọng này cao hơn nhiều, từ 60-70% như Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc
Trong một số ngành hàng trọng yếu, FDI đang chiếm tỷ trọng lớn như 100% sản lượng
dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, máy điều hoà nhiệt độ, bột ngọt, chiếm trên 90%
lượng ti vi lắp ráp, xe đạp; chiếm trên 84% sản lượng quần áo may sẵn; trên 73% sản
lượng ô tô lắp ráp; 76% dụng cụ y tế; 65% sản lượng xe máy, 55% sản lượng sợi, 49%
sản phẩm da giầy (Theo tạp chí Công nghiệp)
Với những đóng góp của kinh tế FDI trong công nghiệp Việt Nam có thể khẳng định
vai trò không thể thiếu của FDI trong công cuộc phát triển đất nước, đặc biệt là trong việc
thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp năm 2020.
20
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

Trong lĩnh vực dịch vụ, các dự án chủ yếu đầu tư vào các công trình bất động sản.
Tính đến hết quý II/2008 có 13,323 tỷ USD vốn FDI vào bất động sản chiếm 43% tổng
vốn đăng ký 6 tháng đầu năm, chủ yếu vào các dự án bất động sản như xây dựng văn
phòng và căn hộ để bán hoặc cho thuê….Một lượng vốn FDI không nhỏ được dùng để
đầu cơ đất đai chờ tăng giá theo quy hoạch. Việc này dẫn đến trên danh nghĩa là có đầu
tư nhưng thực tế thì không tạo được việc làm cho người dân, không tạo được việc làm
cho người dân, không tạo giá trị thực cho nền kinh tế. Xét theo tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ
tăng đầu tư mạnh nhất trong các phân ngành dầu khi, công nghiệp thực phẩm và công
nghiệp năng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 6: Vốn FDI phân theo ngành trong 11 tháng đầu năm 2009
CHUYÊN NGÀNH SỐ DỰ ÁN
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ
11THÁNG ĐẦU NĂM
2009(USD)
TỶ LỆ TĂNG SO VỚI
CÙNG KỲ NĂM 2008
Toàn ngành công nhiệp
Công nghiệp dầu khí
Công nghiệp nặng
Công nghiệp nhẹ
Công nghiệp thực phẩm
Xây dựng
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Thực trạng luồng vốn FDI ít đổ vào khu vực nông nghiệp chủ yếu do các nguyên
nhân:
- Việt Nam chưa có chiến lược hữu hiệu trong thu hút và quy hoạch sử dụng FDI
cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, chưa có cơ chế lựa chọn, đề xuát các dự án FDI
ưu tiên trong ngành, chưa có cơ quan của ngành theo dõi và giúp đỡ giải quyết vướng
mắc trong quá trình xúc tiến và thực hiện dự án.
- Kết cấu hạ tầng và tay nghề ở khu vực nông thôn chưa đủ hấp dẫn để thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài, rủi ro khi đầu tư vào ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn là
tương đối cao, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chưa đủ năng
lực để chủ động kêu gọi FDI theo ý đồ phát triển sản phẩm và thị trường riêng mình.
- Chưa có chính sách ưu đãi hữu hiệu đối với đầu tư nước ngoài vào khu vực nông
nghiệp và nông thôn, ngoài ra chính sách đất đai, thuế, các chế độ ưu đãi đầu tư trong
nông nghiệp và các vùng nông thôn chưa rõ ràng.
21
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3


Trong một vài năm gần đây, dòng vốn FDI có sự chuyển dịch từ lĩnh vực công
nghiệp (chế biến xuất khẩu) sang bất động sản. Chỉ trong nửa đầu năm 2008, có tới 89%
vốn đăng ký liên quan đến sử dụng tài nguyên khan hiếm như căn hộ, văn phòng, dầu
khí, khách sạn và du lịch, sắt thép. Với trên 57% tổng kim ngạch xuất khẩu, FDI giúp
Việt Nam cân bằng cán cân thương mại trong suốt những năm qua. Khi dòng vốn đổ sang
bất động sản, ngành không tạo ra của cải, việc làm, thu ngoại tệ và chuyển giao công
nghệ, trong khi các khoản lãi khổng lồ chuyển ra nước ngoài, có thể ảnh hưởng thiếu tích
cực đến kinh tế Việt Nam thời gian tới.
2.2.5. FDI phân bổ chưa đồng đều theo vùng, địa phương
 FDI theo vùng lãnh thổ
Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Đài Loan dẫn đầu
về vốn đăng ký với tổng số vốn đạt 21,3 tỷ USD, chiếm 26,4% tổng vốn đăng ký, tiếp
đến là Hàn Quốc với 20,4tỷ USD chiếm 23%, Malaysia đạt 18 tỷ USD chiếm 13% được
thể hiện ở bảng sau:
22
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

Bảng 7: FDI phân theo vùng lãnh thổ
TT NƯỚC ĐẦU TƯ SỐ DỰ ÁN TỔNG VỐN ĐẦU TƯ TỶ LỆ %
1 Đài Loan 2.013 21.335.587.525 26,40%
2 Hàn Quốc 2.294 20.489.808.116 22,97%
3 Malayxia 339 18.063.414.601 13,68%
4 Nhật Bản 1.158 17.810.924.080 11,51%
5 Singapore 766 16.990.950.113 8,76%
6 BritishVirginIslands 451 13.194.810.649 5,07%
7 Hoa Kỳ 485 12.810.051.313 4,37%
8 Hồng Kông 562 7.699.906.135 1,99%
9 Cayman Islands 44 6.630.072.851 1,74%
10 Các Quốc gia khác 1.670 30.839.650.475 3,5%
Tổng 9.782 165.865.175.878 100%

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Cùng với sự gia tăng về số lượng vốn dăng ký, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp nước
ngoài là sự gia tăng về số nước, quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ kinh tế với Việt Nam.
Đây là cơ hội để Việt Nam có thể mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị,
thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI, cũng như các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài khác trong
thời gian tới.
 FDI theo địa phương
Trong 11 tháng đầu năm 2009 đã có 38 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có
dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép mới trong đó TP.HCM có số vốn
đăng ký đầu tư lớn nhất với gần 27,2 tỷ USD, chiếm 35,7% tổng vốn đăng ký, tiếp đến là
Bà Rịa – Vũng tàu đạt 23,6 tỷ chiếm 27,24% như bảng sau:
Bảng 8: FDI phân theo địa phương
TT ĐỊA PHƯƠNG SỐ DỰ ÁN TỔNG VỐN ĐẦU TƯ
1 TP.Hồ Chí Minh 3.113 27.173.410,143
23
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

2 Bà Rịa- Vũng Tàu 210 23.636.917,748
3 Hà Nội 1.620 19,469,325,864
4 Đồng Nai 1.027 16,323,129,459
5 Bình Dương 1.932 13,386,604,076
6 Ninh Thuận 24 9,996,426,566
7 Hà Tĩnh 10 7,990,105,000
8 Thanh hóa 33 6,996,148,144
9 Phú Yên 47 6,377,956,438
10 Các Tỉnh khác 1.145 28.264.908.923
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Khu vực kinh tế FDI có đóng góp lớn trong sự phát triển kinh tế, xã hội của nhiều
địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tài, Hà Nội, Đồng Nai, Bình
Dương, Ninh Thuận, Hà Tỉnh, Thanh Hóa, Phú Yên…Đây cũng là những khu vực kinh tế

trọng điểm của nước ta. Trong khi đó, còn nhiều tỉnh, vùng còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo
còn lớn không thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như Hà Giang, Lai Châu,
Điện Biên…
2.2.6. FDI góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
Bảng 9: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Giá trị (nghìn người)
Kinh tế Nhà nước 3,501 3,604 3,751 4,035 4,108 4,039 4,035 3,975
Kinh tế ngoài NN 33,735 34,511 35,167 35,763 36,526 37,355 35,763 38,658
KV có vốn FDI 374 449 590 776 953 1,133 776 1,540
Cả nước 37,610 38,563 39,508 40,574 41,586 42,527 40,574 44,172
Cơ cấu (%)
Kinh tế Nhà nước 9% 9% 9% 10% 10% 9% 10% 9%
Kinh tế ngoài NN 90% 89% 89% 88% 88% 88% 88% 88%
KV có vốn FDI 1% 1% 1% 2% 2% 3% 2% 3%
Cả nước 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Khu vực kinh tế FDI cùng với việc tạo giá trị trong tổng thu nhập quốc dân; góp
phần làm giảm thâm hụt thương mại còn tạo công ăn việc làm, thu hút người lao động,
làm tăng thu nhập bình quân người lao động Việt Nam.
24
Tiểu Luận Tài chính tiền tệ Nhóm 7 - Lớp CHK19-N3

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN FDI THỜI GIAN TỚI
3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các
cơ quan quản lý nhà nước sẽ gấp rút hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi
hành nghị định 24 của Chính phủ ban hành ngày 31//7/2000 quy định chi tiết thi hành
luật Đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, để tạo thêm kênh thu hút vốn đầu tư và linh hoạt
các hình thức đầu tư, các cơ quan quản lý cũng đang nghiên cứu và dự kiến sẽ trình Nhà

nước phương án thí điểm thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này tham gia thị trường chứng khoán và thị trường
vốn. Về lâu dài, nghiên cứu xây dựng bộ Luật đầu tư áp dụng chung cho cho cả doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến FDI theo
hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ
quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hướng:
- Thiết lập một mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài nhằm tạo lập môi trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh; đồng thời
áp dụng các quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực
trong từng thời kỳ.
- Đa dạng hoá các hình thức FDI để khai thác thêm các kênh đầu tư mới, nghiên
cứu và thực hiện thí điểm các hình thức đầu tư như Công ty hợp danh, Công ty quản lý
vốn; sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/1999/NĐ-CP (10-9-1999) của Chính phủ về giao,
bán, khoán, cho thê doanh nghiệp nhà nước, theo hướng cho phép nhà đầu tư nước ngoài
mua, nhận khoán kinh doanh, quản lý, thuê các doanh nghiệp trong nước.
Nâng cao trình độ thực thi luật pháp của các cấp chính quyền, thể chế hoá các
quy định về đầu tư sang hình thức luật để có giá trị pháp lý cao hơn. Đồng thời có biện
pháp phổ biến các văn bản dưới luật nhanh chóng, không nên để tình trạng Nghị định đã
có nhưng các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành chưa được triển khai.
Việc phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương để cải cách một bước
thủ tục hành chính, đơn giản hoá thủ tục đàu tưu cũng là một yêu cầu cấp thiết để nâng
cao vai trò quản lý nhà nước. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang rà soát tình hình
thực hiện chủ trương phân cấp, uỷ quyền để có hướng dẫn thích hợp, đặc biệt là qui trình
đăng ký, thẩm định dự án và phân công, phân nhiệm trong quản lý dự án đàu tư nước
25

×