Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tiểu Luận Tài chính tiền tệ NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.14 KB, 45 trang )

NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
TRONG NƯỚC
I. Đặc điểm và vai trò nguồn vốn đầu tư trong nước:
Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết
kiệm nhà nước, của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết
kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội.
Theo kinh nghiệm phát triển thì nguồn vốn trong nước là nguồn cơ bản, có vai trò
quyết định chi phối mọi hoạt động đầu tư phát triển trong nước. Trong lịch sử phát
triển của các nước và trên phương diện lý luận chung, bất kỳ nước nào cũng phải sử
dụng lực lượng nội bộ là chính. Sự chi viện bổ sung từ bên ngoài chỉ là tạm thời, chỉ
bằng cách sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước có hiệu quả mới nâng cao được vai
trò của nó và thực hiện được các mục tiêu quan trọng đề ra của quốc gia.
Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa có tính kế hoạch nhiều thành phần,
định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất của xã hội, khai
thác và sử dụng có tiềm năng vốn của đất nước đã đặt nền kinh tế nước ta đến một
loạt các mâu thuẫn giữa nhu cầu đầu tư và nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu ấy. Việc
đánh giá đúng nguồn vốn và việc sử dụng nó trong thời gian vừa qua nó cho chúng ta
những cơ sở để tạo ra chiến lược tạo vốn nhằm khai thác mọi tiềm năng về vốn và
định hướng chính sách sử dụng vốn có hiệu quả.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 1
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
II. Các bộ phận cấu thành nguồn vốn trong nước:
2.1. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (NSNN):
Ngân sách Nhà nước là một bảng tổng hợp các khoản thu và các khoản chi của
Nhà nước trong một năm tài chính theo dự toán ngân sách đã duyệt.
Về bản chất thì Ngân sách nhà nước thể hiện các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước
với các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tầng lớp dân cư, các tổ
chức trung gian tài chính, thị trường tài chính.
Vốn huy động từ Ngân sách Nhà nước là bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối


lượng đầu tư, nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi
nhằm thúc đẩy mạnh dầu tư cho mọi thành phần kinh tế theo định hướng chung của
kế hoạch, chính sách và pháp luật. Đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất trong
một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo theo đúng định hướng của chiến
lược và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Ngân sách Nhà nước có vai trò quản lý,
điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội. Nó được thể hiện trong ba nội dung cơ bản sau:
• Kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Nhà nước sẽ sử dụng thuế và chi đầu tư để
hướng dẫn kích thích và tạo sức ép đối với các chủ thể của các hoạt động kinh
tế. Vận dụng thuế suất hợp lý sẽ có tác dụng hướng dẫn, kích thích các thành
phần kinh tế mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo ra môi trường cạnh tranh lành
mạnh, thu hút vốn đầu tư và định hướng đầu tư của khu vực doanh nghiêp.
• Điều tiết thị trường giá cả, chống lạm phát. Nhà nước sẽ can thiệp vào thị
trường thông qua các khoản chi của ngân sách Nhà nước dưới hình thức tài trợ
vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ Nhà nước về hàng hóa và tài chính.
• Điều tiết thu nhập để thực hiện công bằng xã hội bằng cách áp dụng mức thuế
thu nhập.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 2
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
2.1.1. Thu ngân sách Nhà nước:
Thu ngân sách Nhà Nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập
trung một phần nguồn tài chính quốc gia nhằm thoả mãn các nhu cầu của nhà nước.
Thu ngân sách Nhà nước bao gồm các nội dung sau:
(1) Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật
(2) Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước như:
- Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế.
- Tiền thu hồi vốn của Nhà nước từ các cơ sở kinh tế.
- Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước ( cả gốc và lãi).
(3) Thu từ hoạt động sự nghiệp.
(4) Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

(5) Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ
chức, cá nhân nước ngoài, từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước.
(6) Thu khác: như thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản
Phân loại thu ngân sách Nhà nước:
a. Phân loại theo nội dung kinh tế:
+ Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc gồm thuế, phí, lệ phí với nhiều
hình thức cụ thể do luật định.
+ Nhóm thu không thường xuyên: các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà
nước, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước và các khoản thu
khác.
b. Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào ngân sách Nhà nước:
+ Thu trong cân đối ngân sách Nhà nước: bao gồm các khoản thu thường
xuyên và thu không thường xuyên.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 3
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
+ Thu bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước: Khi số thu ngân sách Nhà nước
không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu và nhà nước phải đi vay, bao gồm: vay trong
nước từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội, vay từ nước ngoài.
2.1.2. Chi ngân sách Nhà nước:
Chi ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước
nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất
định.
Chi ngân sách Nhà nước bao gồm các nội dung sau:
a.Căn cứ theo mục đích chi tiêu, nội dung chi ngân sách Nhà nước được chia
thành hai nhóm:
- Chi tích luỹ của ngân sách Nhà nước: là những khoản chi làm tăng cơ sở vật
chất và tiềm lực cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế, bao gồm: chi đầu tư
xây dựng cơ bản, chi cấp vốn lưu động, chi dự trữ vật tư của nhà nước, và các khoản

chi tích luỹ khác.
- Chi tiêu dùng của ngân sách Nhà nước: là các khoản chi không tạo ra sản
phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai, bao gồm chi sự nghiệp kinh tế, chi sự
nghiệp văn hoá xã hội, chi quản lý hành chính Nhà nước, chi quốc phòng an ninh và
chi tiêu dùng khác .
b.Căn cứ vào lĩnh vực chi tiêu, nội dung chi ngân sách Nhà nước bao gồm:
- Chi đầu tư kinh tế.
- Chi cho y tế.
- Chi cho giáo dục, đào tạo, khoa học.
- Chi cho văn hoá, thể dục thể thao.
- Chi về xã hội.
- Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 4
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
- Chi cho an ninh, quốc phòng.
- Chi khác.
c.Căn cứ theo yếu tố và phương thức quản lý Nhà nước, nội dung chi ngân
sách Nhà nước được chia thành các nhóm:
- Chi thường xuyên: là các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của
Nhà nước. Về cơ bản, nó mang tính chất tiêu dùng, không trực tiếp tạo ra của cải vật
chất để tiêu dùng trong tương lai. Ví dụ: các khoản chi lương, tiền công, chi mua sắm
hàng hoá và dịch vụ
- Chi đầu tư phát triển: là các khoản chi làm tăng cơ sở vật chất của đất nước
và góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Nó là các khoản chi mang tính chất chi tích luỹ
như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước,
chi cho các dự án, chương trình quốc gia.
- Chi trả nợ và viện trợ: bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ
trả nợ các khoản đã vay trong nước và vay ngoài nước khi đến hạn ( bao gồm cả nợ
gốc và lãi) và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.

2.2. Nguồn vốn từ dân doanh:
Đây là nguồn vốn tích lũy từ các Doanh Nghiệp Tư Nhân, Hợp tác xã và cả phần
tiết kiệm của dân cư. Đây là nguồn vốn có tiềm năng rất lớn nhưng vẫn chưa được
huy động triệt để.
Nguồn tiết kiệm hay tích lũy của các Doanh Nghiệp là phần tiết kiệm được lấy từ
lợi nhuận để lại.Vì vậy để huy động có hiệu quả nguồn vốn này Nhà Nước phải xây
dựng các định hướng đầu tư có hiệu quả để giúp các chủ đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu
tư, đồng thời Nhà Nước phải tạo môi trường pháp lý, môi trường đầu tư thuận lợi để
khuyến khích đầu tư
Đối với nguồn vốn huy động từ nguồn tiết kiệm của các Hợp tác xã và dân cư, để
thu hút nguồn vốn này Nhà Nước huy động thông qua hệ thống Ngân hàng, tổ chức
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 5
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
tín dụng, hoặc thông qua thị trường vốn. Vì vậy đòi hỏi Nhà Nước phải có chính sách
ổn định tiền tệ, chính sách điều chỉnh lãi suất hợp lý, chính sách khuyến khích đầu tư,
tạo môi trường pháp lý và kinh tế thuận lơi để có thể huy động được tối đa nguồn vốn
này.
Vốn đầu tư của tư nhân và dân cư có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát
triển nông nghiệp, mở mang ngành nghề ở nông thôn, phát triển tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ, vận tải…Nhờ có lượng vốn này mà đã góp phần giải quyết được
một phần lớn cộng ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi nhàn rỗi, thúc đẩy quá trình
tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân .Khi thu nhập quốc dân trên đầu
người tăng lên thì lượng vốn trong dân cũng tăng theo. Trong tương lai đây là một
nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn vốn trong nước:
Nguồn ngân sách bao gồm: nguồn thu trong nước và nguồn thu bổ sung từ bên
ngoài, chủ yếu thông qua vốn ODA va một số ít nợ vay từ tư nhân nước ngoài. Do
thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước cho nên việc huy động vốn ngân
sách Nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thuế. Cải cách thuế có tác động

trực tiếp tới ngân sách Nhà nước. Việc miễn giảm thuế cần đi đôi với việc mở rộng
phạm vi và đối tượng nộp thuế nhằm đảm bảo quy mô của ngân sách Nhà nước. Các
biện pháp quan trọng để tăng thu là thu đúng và thu đủ thuế và các khoản vay trong
nước.
Cải tiến hệ thống thuế, làm cho diện thu thuế tăng lên, nhưng thuế suất đơn giản
hóa. Kết quả là: giảm được tỷ lệ trốn lậu thuế, tăng nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng
được nhu cầu chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển, đồng thời tránh được các
khoản lạm thu gây khó khăn, phiền hà đến sinh hoạt và các hoạt động khác của đời
sống dân cư.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 6
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
Quản lý tốt vấn đề nợ, đảm bảo tốt đối tượng trả nợ và tính kỹ các điều kiện trả
trước khi ký hợp đồng khung vay vốn và hiệp định vay cho từng công trình, chương
trình dự án đầu tư.
Để tăng cường sử dụng nguồn vốn cuả nhân dân hay vốn ngoài vùng ngân sách thì
cần phải có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm giàu
chính đáng, tạo lòng tin cho nhân dân yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Tiềm lực trong dân
còn rất lớn muốn khai thác nguồn vốn này Nhà nước phải ổn định chính sách tiền tệ,
củng cố tín dụng theo hướng đảm bảo mục tiêu an toàn vốn cho gửi tiết kiệm.

GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 7
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TỪ TRONG NƯỚC
I. NGUỒN VỐN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
1.1. Tình hình huy động và sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước
1.1.1. Thu NSNN :
Dự kiến tổng thu cân đối NSNN năm 2009 là 389.900 tỷ đồng, đạt tỷ lệ động viên

23% GDP, trong đó từ thuế và phí là 21,5% GDP. Gồm:
(1) Dự toán thu nội địa (không kể dầu thô): 233.000 tỷ đồng, tăng 23,1% so với dự
toán năm 2008.
Về cơ cấu thu theo khu vực, dự toán thu từ khu vực kinh tế quốc doanh tăng 15,6%
so với dự toán năm 2008; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng
28,4%; thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 21,5% (tốc độ tăng
thu thấp là do việc đưa nhóm các hộ kinh doanh sang nộp thuế thu nhập cá nhân làm
giảm đối tượng nộp thuế, qua đó giảm thu từ khu vực này khoảng 6.000 tỷ đồng, nếu
không kể yếu tố giảm thu này thì thực chất tăng thu 29,5%); thu thuế thu nhập cá
nhân tăng 46% (chủ yếu do đối tượng nộp thuế tăng so trước đây).
Về quy mô, năm 2009 có 11 địa phương thu nội địa đạt trên 3.000 tỷ đồng, trong đó
5 địa phương thu trên 5.000 tỷ đồng, tăng 1 địa phương so với ước thực hiện năm
2008 (Hải Dương); 25 địa phương thu đạt từ 1.000 - 3.000 tỷ đồng, tăng 2 địa phương
(Thái Bình, Thái Nguyên); chỉ còn 15 địa phương thu dưới 500 tỷ đồng, giảm 2 địa
phương (Đắk Nông, Hoà Bình).
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 8
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
(2) Dự toán thu dầu thô: 63.700 tỷ đồng, bằng 97,1% so với dự toán năm 2008, trên
cơ sở dự kiến sản lượng dầu thô khai thác và thanh toán 15,86 triệu tấn, dự kiến giá
thanh toán bình quân năm 2009 đạt 70 USD/thùng.
(3) Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu:
Dự toán thu NSNN năm 2009 từ hoạt động xuất nhập khẩu được xây dựng trên cơ
sở dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2009 tăng 13%, kim ngạch nhập khẩu tăng 16%
so với ước thực hiện 2008. Đồng thời, năm 2009 tiếp tục sử dụng các công cụ thuế để
hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu nhằm hạn chế nhập siêu,
hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, thực hiện điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu các
mặt hàng xăng, dầu theo diễn biến giá dầu thô thế giới. Dự toán thu cũng đã tính tới
yếu tố giảm thu do phải thực hiện giảm thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện các cam
kết quốc tế; tích cực đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, thủ tục hải quan và

công tác kiểm tra sau thông quan, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, chống gian
lận thương mại và trốn thuế.
Trên cơ sở đó, dự toán thu cân đối NSNN năm 2009 từ hoạt động xuất nhập khẩu là
88.200 tỷ đồng, tăng 36,7% so với dự toán năm 2008, trong đó thu từ thuế xuất nhập
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu là 56.600 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so dự
toán năm 2008; dự toán thu từ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là 64.600 tỷ đồng,
tăng 10,8% so dự toán năm 2008.
(4) Thu viện trợ không hoàn lại: 5.000 tỷ đồng, bằng ước thực hiện năm 2008.
Tổng hợp chung, dự toán thu cân đối NSNN năm 2009 là 389.900 tỷ đồng, tăng
20,7% so dự toán năm 2008, mức động viên thu NSNN đạt 23% GDP (thuế và phí đạt
21,5% GDP). Trong điều kiện tình hình kinh tế còn khó khăn, đồng thời việc thực
hiện các Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa
đổi), Luật Thuế thu nhập cá nhân với nhiều ưu đãi hơn nhằm khuyến khích sản xuất
kinh doanh phát triển, nhưng trước mắt làm giảm thu ngân sách, một số khoản thu
tăng đột xuất trong năm 2008 sẽ không phát sinh trong năm 2009, thì dự toán thu nêu
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 9
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
trên là mức cao, còn nhiều rủi ro, đòi hỏi sự phấn đấu rất quyết liệt của các ngành, các
cấp, các địa phương.
Về cơ cấu thu năm 2009, dự toán thu nội địa chiếm 59,8% tổng thu NSNN thu dầu
thô chiếm 16,3%, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 22,6% tổng thu cân
đối NSNN.
1.1.2. Chi NSNN:
Dự toán chi NSNN năm 2009 được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại chi ngân sách,
hướng tới mục tiêu góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, đảm bảo các nguyên
tắc:
- Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, đảm bảo kinh phí thực hiện các chính
sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương, các khoản tăng chi theo tiền lương
- Bố trí tăng chi dự phòng, dự trữ quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực và

chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bố trí đảm bảo chi trả
nợ theo đúng cam kết;
- Bố trí kinh phí cho các lĩnh vực giáo dục- đào tạo- dạy nghề, y tế, khoa học-
công nghệ, văn hoá thông tin, bảo vệ môi trường, nông nghiệp- nông thôn, theo các
Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.
- Đáp ứng nhu cầu chi cho các nhiệm vụ khác trên tinh thần triệt để tiết kiệm;
tiếp tục rà soát thắt chặt chi đầu tư XDCB, bố trí dự toán chi thường xuyên cho các
Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương cơ bản không tăng so với năm 2008; giảm
mức bội chi NSNN dưới 5% GDP.
Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc nêu trên, dự toán chi NSNN năm
2009 là 491.300 tỷ đồng, tăng 23,1% so với dự toán năm 2008; số tăng chi này tập
trung cho các nhiệm vụ chính như sau:
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 10
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
(1) Bố trí 61.600 tỷ đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều
chỉnh tiền lương. Trong đó:
- Bố trí 25.000 tỷ đồng để tăng chi thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách, như: mua bảo hiểm y tế cho
người nghèo, người cận nghèo; nâng mức chi bảo trợ xã hội; mở rộng đối tượng thực
hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí; bù chênh lệch lãi suất cho vay hộ nghèo, học sinh,
sinh viên,
- Bố trí 36.600 tỷ đồng để thực hiện điều chỉnh tiền lương. Từ 01/01-
30/04/2009, tiếp tục thực hiện trợ cấp khó khăn 270.000 đồng/người cho các đối
tượng có thu nhập thấp; thực hiện lương hưu, trợ cấp đối với người có công với cách
mạng theo mức đã điều chỉnh tăng 15% từ quý IV/2008. Từ tháng 5/2009, điều chỉnh
lương tối thiểu lên 650.000 đồng/tháng, tăng 20,3%; điều chỉnh tăng lương hưu, trợ
cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công thêm 5,3%. Mức điều chỉnh tiền
lương như vậy cơ bản bù được tốc độ tăng giá; đồng thời tránh điều chỉnh tiền lương
vào dịp Tết Nguyên đán, hạn chế cộng hưởng gây tăng giá; trong khi vẫn thực hiện

trợ cấp khó khăn cho các đối tượng có thu nhập thấp, điều chỉnh lương, trợ cấp cho
người về hưu, người có công với cách mạng.
(2) Tăng chi trả nợ 7.600 tỷ đồng, đảm bảo đủ để trả các khoản nợ đến hạn, kể
cả nợ gốc và lãi trái phiếu Chính phủ.
(3) Tăng chi các lĩnh vực giáo dục - đào tạo - dạy nghề, khoa học - công nghệ,
sự nghiệp môi trường, văn hoá - thông tin khoảng 4.900 tỷ đồng, để đảm bảo dự toán
chi của lĩnh vực giáo dục - đào tạo - dạy nghề đạt 20% tổng chi NSNN, lĩnh vực khoa
học công nghệ đạt 2%, lĩnh vực văn hoá thông tin đạt trên 1,5%, chi sự nghiệp bảo vệ
môi trường đạt trên 1% tổng chi NSNN; tăng chi cho lĩnh vực y tế để đảm bảo tốc độ
tăng chi cho lĩnh vực này tăng cao hơn so với tốc độ tăng chi chung của NSNN theo
Nghị quyết của Quốc hội, tăng chi đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn,
thanh niên, trí thức, hợp tác xã, để thực hiện Nghị quyết của Đảng.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 11
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
(4) Tăng chi 3.000 tỷ đồng để tăng dự phòng và dự trữ quốc gia, bảo đảm an
ninh lương thực và chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
Theo nguyên tắc và dự kiến bố trí một số nhiệm vụ chi lớn như nêu trên, dự kiến
cơ cấu chi ngân sách nhà nước năm 2009 như sau:


Dự toán chi đầu tư phát triển: 112.800 tỷ đồng, tăng 13,1% so dự toán năm
2008, chiếm 23,0% tổng chi cân đối NSNN. Số tăng chi so với dự toán năm 2008 kiến
nghị tập trung ưu tiên bố trí tăng ở mức cao để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng:
- Tăng chi thực hiện chính sách an sinh xã hội như: Tăng chi cấp bù chênh lệch
lãi suất tín dụng Nhà nước do thực hiện chính sách cho người nghèo, đồng bào dân
tộc vay vốn phát triển sản xuất, cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay để
học tập; bố trí vốn đầu tư thực hiện phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới Việt
Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia; tăng kinh phí vốn đầu tư thực hiện Chương trình
135, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; bổ sung

vốn thực hiện chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm
cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn,…
- Tăng chi bổ sung dự trữ quốc gia để đảm bảo dự trữ lương thực, tăng mức dự
trữ xăng dầu, vật tư cứu hộ cứu nạn.
- Tăng chi đầu tư phát triển cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo - dạy nghề, khoa
học công nghệ, văn hoá thông tin, nông nghiệp - nông thôn
Phát hành khoảng 36.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để thực hiện các dự án
giao thông, thuỷ lợi và kiên cố hoá kết hợp chuẩn hóa trường lớp học, thực hiện đầu
tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện, trạm y tế xã, bệnh
viện lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc
vùng miền núi, khó khăn. Tính cả đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và thu xổ số
kiến thiết thì tổng chi đầu tư phát triển năm 2009 chiếm khoảng 29,1% tổng chi
NSNN. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, cùng với vốn của các nhà đầu tư trong và
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 12
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
ngoài nước sẽ góp phần đưa tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2009 đạt
khoảng 39,5% GDP.

Dự toán chi trả nợ, viện trợ: Bố trí 58.800 tỷ đồng, tăng 14,8% so dự toán
2008, chiếm 12,0% tổng chi ngân sách nhà nước đảm bảo trả các khoản nợ trong và
ngoài nước đến hạn, chi viện trợ.

Dự toán chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
quản lý hành chính: 269.300 tỷ đồng, tăng 28,9% so dự toán năm 2008, chiếm
54,8% tổng chi NSNN; kể cả chi điều chỉnh tiền lương trong năm 2009 thì chiếm
62,3% tổng chi NSNN. Số tăng chi so với dự toán năm 2008 kiến nghị tập trung ưu
tiên bố trí tăng ở mức cao để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng:
- Tăng chi thực hiện chính sách an sinh xã hội như: Tăng kinh phí thực hiện các
chế độ, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ

nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân; kinh phí nâng mức khám chữa bệnh miễn phí cho
trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, hỗ trợ người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế; tăng
kinh phí để thực hiện mở rộng đối tượng miễn giảm thuỷ lợi phí; hỗ trợ kinh phí thực
hiện các chế độ, chính sách mới về an sinh xã hội theo các Quyết định số
24/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 26/2008/QĐ-TTg,
Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số cơ chế,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với các vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ đến năm 2010; bổ sung kinh phí thực hiện chế độ cán bộ xã; bổ sung
kinh phí do thực hiện chính sách bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí; hỗ trợ đất ở, đất sản
xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn,

- Tăng chi thường xuyên để đảm bảo tỷ trọng chi ngân sách cho các lĩnh vực
theo các nghị quyết của Đảng và Quốc hội (lĩnh vực giáo dục - đào tạo - dạy nghề đạt
20%, lĩnh vực khoa học - công nghệ đạt 2%, lĩnh vực văn hoá thông tin đạt trên 1,5%,
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 13
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
sự nghiệp bảo vệ môi trường trên 1% tổng chi NSNN), tăng chi lĩnh vực y tế, tăng chi
thực hiện Đề án nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
- Tăng chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia và tăng kinh phí bố trí cho các
chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới tăng thêm của năm 2009.
Trên cơ sở đó định hướng phân bổ chi thường xuyên theo từng lĩnh vực chủ yếu như
sau: .
- Dự toán chi sự nghiệp lĩnh vực giáo dục- đào tạo- dạy nghề: 67.330 tỷ đồng, tăng
10,1% so với dự toán năm 2008. Cùng với chi đầu tư XDCB, chi đầu tư từ nguồn thu
xổ số kiến thiết, chi đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và chi điều chỉnh tiền
lương, đảm bảo tổng chi giáo dục-đào tạo-dạy nghề đạt mức 20% tổng chi NSNN.
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ lớn là: Chi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia giáo dục - đào tạo (4.000 tỷ đồng, tăng 14,9%); củng cố, duy trì kết quả phổ cập

giáo dục tiểu học và chống mù chữ; đẩy mạnh phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi,
phổ cập giáo dục trung học cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương,
đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục thực chất; nâng cao năng lực của hệ thống quản
lý giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục; phát
triển mạng lưới trường, lớp; củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục;
phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; đẩy mạnh dạy nghề, đặc biệt cho các đối
tượng nông dân theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá X); đảm bảo kinh phí
thực hiện “Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”
theo mức sinh hoạt phí mới và Đề án “Đào tạo chuyên gia pháp luật, luật sư phục vụ
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2008-2010”; đảm bảo kinh phí đào tạo bồi
dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ngoài bằng NSNN; triển khai ở cấp quốc gia 3
chương trình: Phổ cập một năm mẫu giáo 5 tuổi, xây dựng hệ thống các trường trung
học phổ thông chuyên, phát triển hệ thống các trường dân tộc nội trú và nội trú dân
nuôi; ưu tiên mở rộng quy mô chương trình định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; mở
rộng các chương trình giảng dạy theo chương trình tiên tiến và đào tạo theo tín chỉ; hỗ
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 14
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
trợ nhằm khuyến khích sử dụng giáo trình điện tử; triển khai chương trình đào tạo
20.000 tiến sỹ; triển khai xây dựng 4 trường đại học đẳng cấp quốc tế: Đại học Việt
Đức (TP Hồ Chí Minh), Đại học Khoa học công nghệ (Hà Nội), Đại học Đà Nẵng,
Đại học Cần Thơ, Đối với chi thường xuyên, các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp, thu
phí dịch vụ phải phấn đấu nâng mức tự trang trải nhu cầu chi từ nguồn thu phí của
mình, để dành nguồn ưu tiên bố trí cho những đơn vị hoạt động chủ yếu bằng nguồn
NSNN đảm bảo.
- Dự toán chi lĩnh vực sự nghiệp y tế: 23.360 tỷ đồng, tăng 21,8% so với dự toán
năm 2008. Cùng với chi đầu tư XDCB và chi điều chỉnh tiền lương, đảm bảo tổng dự
toán chi NSNN cho lĩnh vực y tế tăng 28,9% so dự toán năm 2008, cao hơn so với tốc
độ tăng chi chung của NSNN theo đúng Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội
về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hoá để nâng cao chất lượng chăm

sóc sức khoẻ nhân dân. Trong đó, số tăng chi tập trung để đảm bảo chi cho công tác
khám chữa bệnh, chi phòng chống dịch bệnh, chi vốn đối ứng tiếp nhận các dự án
ODA; chi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống bệnh xã hội và
bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS (1.220 tỷ đồng, tăng 23,2%), Chương trình Vệ
sinh an toàn thực phẩm (130 tỷ đồng, tăng 18,2%); bố trí kinh phí mua thẻ bảo hiểm y
tế cho người nghèo, trẻ em dưới sáu tuổi, người cận nghèo do dự kiến nâng lên 3%
mức lương tối thiểu; kinh phí do sửa đổi chế độ phụ cấp trực và phụ cấp cho nhân
viên y tế thôn bản, Đối với chi thường xuyên, các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp,
thu phí dịch vụ phải phấn đấu nâng mức tự trang trải nhu cầu chi từ nguồn thu phí của
mình, để dành nguồn ưu tiên bố trí cho những đơn vị hoạt động chủ yếu bằng nguồn
NSNN đảm bảo.
- Dự toán chi lĩnh vực khoa học và công nghệ: 4.390 tỷ đồng, tăng 12,9% so với
dự toán năm 2008. Cùng với chi đầu tư XDCB và chi điều chỉnh tiền lương, đảm bảo
tổng dự toán chi NSNN cho khoa học và công nghệ đạt mức 2% tổng chi NSNN, số
kinh phí tăng thêm tập trung ưu tiên bố trí để đảm bảo thực hiện các chương trình
khoa học - công nghệ trọng điểm cấp nhà nước; đề tài, dự án độc lập cấp nhà nước;
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 15
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
dự án khoa học - công nghệ quy mô lớn; nghiên cứu cơ bản; chương trình xây dựng
mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội nông thôn, miền núi; hợp tác theo Nghị định thư; chi phát triển thị trường khoa
học - công nghệ; các Trung tâm nghiên cứu khoa học lớn, các phòng thí nghiệm trọng
điểm; triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Nghị quyết Trung ương 7 về
phát triển tri thức,
- Dự toán chi lĩnh vực văn hoá - thông tin: 2.740 tỷ đồng, tăng 8,4% so với dự
toán năm 2008. Cùng với chi đầu tư XDCB và chi điều chỉnh tiền lương, đảm bảo
tổng dự toán chi NSNN cho lĩnh vực văn hoá đạt 1,62% tổng chi NSNN, để tập trung
thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu: bố trí kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu
văn hoá (210 tỷ đồng, tăng 16,7%), kinh phí hỗ trợ sáng tạo tác phẩm văn học nghệ

thuật, báo chí chất lượng cao; kinh phí thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây
dựng và phát triển văn hoá nghệ thuật trong thời kỳ mới; kinh phí tổ chức Liên hoan
phim Việt Nam lần thứ XVI; kinh phí tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn; kinh phí tham
gia EXPO Thượng Hải; kinh phí tổ chức Festival cồng chiêng quốc tế; hỗ trợ một
phần kinh phí hoạt động thường xuyên và chi quỹ giải thưởng cho các hội văn học
nghệ thuật ở Trung ương, kinh phí trao giải báo chí quốc gia; kinh phí hỗ trợ dự án
điều tra, sưu tầm, biên soạn tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”,
- Dự toán chi sự nghiệp phát thanh- truyền hình- thông tấn: 1.560 tỷ đồng,
tăng 5,5% so với dự toán năm 2008. Đảm bảo hoạt động thường xuyên và nâng cao
chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, đổi mới phương thức sản xuất
tin; kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích về phát thanh, truyền hình trên mạng
internet phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài; kinh phí hoạt động cho hệ phát thanh
có hình; kinh phí tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội phát thanh truyền hình các
nước nói tiếng Pháp.
- Dự toán chi sự nghiệp thể dục thể thao: 1.320 tỷ đồng, tăng 47,3% so với dự
toán năm 2008. Số tăng chi so năm 2008 tập trung để thực hiện một số nhiệm vụ lớn
phát sinh mới năm 2009 như kinh phí tổ chức Đại hội thể thao Châu Á trong nhà AI
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 16
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
Games 2009; kinh phí tham dự Seagames năm 2009 tại Lào của đoàn thể thao Việt
Nam; kinh phí nâng mức tiền ăn cho vận động viên, huấn luyện viên thể dục thể thao;
kinh phí dự kiến nâng chế độ cho một số giải thi đấu thể thao.
- Dự toán chi lương hưu và đảm bảo xã hội: 51.931 tỷ đồng, tăng 19,2% so với
dự toán năm 2008. Bố trí nhằm đảm bảo chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
cho các đối tượng do NSNN đảm bảo (25.910 tỷ đồng, tăng 13,3%); chi trợ cấp
thường xuyên cho thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng
(15.630 tỷ đồng, tăng 15,4%); chi trả một lần cho thân nhân người có công với cách
mạng đã chết trước 19/8/1945; chi cho công tác tìm kiếm qui tập mộ liệt sỹ; bố trí
kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu phòng chống ma tuý (280 tỷ đồng, tăng

40%), Chương trình phòng chống tội phạm (80 tỷ đồng, tăng 11,1%), chi phòng
chống các tệ nạn xã hội (phòng chống mại dâm, phòng chống tội phạm buôn bán phụ
nữ trẻ em qua biên giới); chi mua bảo hiểm y tế cho thân nhân của cán bộ, sỹ quan,
chiến sỹ phục vụ trong lực lượng vũ trang; chi thực hiện chính sách trợ giúp các đối
tượng bảo trợ xã hội; chi mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm thuyền viên cho ngư
dân; bảo vệ và chăm sóc trẻ em và các chính sách an sinh xã hội khác,
- Dự toán chi lĩnh vực sự nghiệp kinh tế: 22.230 tỷ đồng, tăng 39,8% so với dự
toán năm 2008. Ưu tiên bố trí chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù 7.441 tỷ đồng (để
chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội như miễn thu thuỷ lợi phí (khoảng 3.500
tỷ đồng); hỗ trợ địa phương do thực hiện bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí; hỗ trợ thực
hiện phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam -
Campuchia; đảm bảo kinh phí chi thực hiện các nhiệm vụ, dự án quan trọng như: Đề
án ổn định quy hoạch lại dân cư (150 tỷ đồng); kinh phí thực hiện phân giới cắm mốc
biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia
(400 tỷ đồng); kinh phí thực hiện một số dự án thuộc Chương trình 135, Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình việc làm (657 tỷ đồng); Chương trình
mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (25 tỷ đồng); Chương
trình quốc gia về bảo hộ lao động; bố trí kinh phí chi thực hiện phòng chống dịch lở
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 17
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
mồm long móng, cúm gia cầm (160 tỷ đồng); kinh phí sự nghiệp thực hiện kế hoạch
lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, ; Đối với chi thường xuyên của
các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tập trung ưu tiên bố trí tăng kinh phí
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; tăng kinh phí thực hiện nhiệm
vụ quản lý và bảo vệ rừng; kinh phí thực hiện chương trình giống; tăng ngân sách
thực hiện tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư; tăng chi duy tu
bảo dưỡng các công trình hạ tầng quan trọng: đê điều, cầu cống, công trình thuỷ lợi,
giao thông; thực hiện các nhiệm vụ đề án quan trọng về quản lý đất đai; bổ sung kinh
phí thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch và quản lý ngành, lĩnh vực.
Đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên khác của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa
phương cơ bản giữ bằng mức dự toán năm 2008.
- Dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: 5.150 tỷ đồng, tăng 32,6% so với dự
toán năm 2008 và chiếm trên 1% tổng chi NSNN để thực hiện một số nhiệm vụ trọng
tâm theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ
Chính trị; triển khai Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, Chương trình hành động của Chính phủ cho hoạt động bảo vệ
môi trường; kinh phí hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương xử lý các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường thuộc khu vực công ích, Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường
đến năm 2010; chi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn (97 tỷ đồng); chi thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo thuộc
các xã 135 di dời nhà vệ sinh, chuồng trại (50 tỷ đồng); Chương trình mục tiêu quốc
gia về biến đổi khí hậu; bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
(100 tỷ đồng); triển khai thực hiện bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái,
cảnh quan các lưu vực sông; đảm bảo hoạt động quan trắc và phân tích môi trường.
- Dự toán chi quản lý hành chính: 33.629 tỷ đồng, tăng 8,6% so với dự toán
năm 2008. Đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ mới: Kinh phí thực hiện Tổng
điều tra dân số; kinh phí thực hiện lộ trình cải cách tư pháp và các hoạt động tăng
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 18
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
thêm của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp; kinh
phí thành lập mới và hoạt động tăng thêm của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài; kinh phí hoạt động đối ngoại, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
và đoàn ra hội nhập quốc tế; Đại hội của một số đoàn thể và kinh phí tổ chức Diễn
đàn Du lịch ASEAN; tăng chi do biên chế tăng thêm của các Bộ, cơ quan trung ương;
kinh phí đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế; tăng chi hỗ trợ nhân sỹ và tổ chức
tôn giáo,…Số kinh phí bố trí cho hoạt động thường xuyên của các Bộ, cơ quan Trung
ương cơ bản bằng dự toán năm 2008.

- Dự toán chi trợ giá các mặt hàng chính sách: 930 tỷ đồng, tăng 21,9% so với
dự toán năm 2008. Bố trí đảm bảo kinh phí thực hiện chính sách cấp không thu tiền
một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó
khăn; bổ sung kinh phí để bổ sung có mục tiêu cho các địa phương thực hiện thay đổi
phương thức trợ cước, trợ giá đối với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở các vùng đặc
biệt khó khăn; đảm bảo trợ giá báo, tạp chí thường xuyên theo quy định; tài trợ báo,
tạp chí, trợ cước vận chuyển ấn phẩm văn hoá, sách báo ra nước ngoài.

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, dự án trồng
mới 5 triệu ha rừng: Bố trí kinh phí để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
(9.168 tỷ đồng) đảm bảo cho các dự án, hoạt động của các chương trình mục tiêu
quốc gia đã được phê duyệt. Bố trí kinh phí thực hiện chương trình 135 (3.284 tỷ
đồng) cho các dự án, chính sách được thực hiện trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt
khó khăn đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Bố trí vốn thực hiện Dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng (1.000 tỷ đồng) căn cứ các nhiệm vụ và mức chi điều chỉnh
theo Nghị quyết số 73/2006/QH11 của Quốc hội.

Dự toán chi thực hiện điều chỉnh tiền lương: 36.600 tỷ đồng, chiếm 7,4%
tổng chi ngân sách nhà nước.

Dự toán chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương: 100 tỷ đồng.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 19
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH

Dự phòng NSNN: Bố trí 13.700 tỷ đồng, bằng 2,8% tổng chi ngân sách nhà
nước.
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Đơn vị : Tỷ đồng
A B 1 2 3

A
CHI CÂN ĐỐI NSNN
398,980 474,280 491,300
I Chi đầu tư phát triển 99,730 117,800 112,800
Trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ bản 96,110 110,050 107,540
II Chi trả nợ và viện trợ 51,200 51,200 58,800
1 Trả nợ trong nước 39,700 39,700 47,630
2 Trả nợ ngoài nước 10,700 10,700 10,370
3 Chi viện trợ 800 800 800
III Chi thường xuyên 208,850 262,580 269,300
Trong đó:
1 Chi SN giáo dục - đào tạo 54,060 67,330
2 Chi Y tế 16,643 23,360
3 Chi dân số KHH gia đình 615 710
4 Chi khoa học, công nghệ 3,827 4,390
5 Chi văn hoá, thông tin 2,440 2,740
6 Chi phát thanh và truyền hình 1,420 1,560
7 Chi thể dục, thể thao 880 1,320
8 Chi đảm bảo xã hội 35,793 52,931
9 Chi sự nghiệp kinh tế 15,622 24,730
10 Chi sự nghiệp môi trường 3,883 5,150
11 Chi quản lý HC, Đảng đoàn thể 28,438 33,629
12 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 763 930
IV Hỗ trợ tài chính kinh doanh xăng dầu 28,500
V Chi dự phòng 10,700 13,700
VI Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100 100 100
VII Chi cải cách tiền lương 28,400 36,600
VIII Chi chuyển nguồn 14,100
B
CHI QUẢN LÝ QUA NSNN

47,698 31,059 46,960
C
VAY NN VỀ CHO VAY LẠI
12,800 12,425 25,700

TỔNG CỘNG (A+B+C)
459,478 517,764 563,960

GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 20
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
Diễn biến chi NSNN qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc huy động và sử dụng vốn từ ngân
sách Nhà nước:
1.2.1. Những thuận lợi trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư từ
NSNN:
1.2.1.1. Huy động vốn đầu tư từ NSNN:
- Huy động nguồn vốn từ NSNN nhanh và tập trung thống nhất.
Nguồn thu NSNN chủ yếu thông qua các loại thuế, phí và lệ phí. Ngành thuế thường
xuyên và liên tục cải cách thủ tục nộp thuế nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi , nhanh
chóng và đơn giản nhất cho người nộp thuế
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 21
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
- Hệ thống chính sách thuế đồng bộ, phù hợp với nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động
trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Thủ tướng vừa phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010.
Mục tiêu là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, phù hợp với nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội
và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Cụ thể, theo Thủ tướng Phan Văn Khải, chính sách thuế phí và lệ phí phải là
công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, động viên được
các nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhanh sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, đầu tư,
đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng
cao, bền vững góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, chính sách thuế phải huy động đầy đủ các nguồn thu vào ngân
sách nhà nước bình quân hằng năm 20-21% GDP
1.2.1.2. Sử dụng vốn đầu tư từ NSNN:
- Phân bổ kinh phí nhanh, kịp thời theo tiến độ thực hiện.
Hàng năm khi có Quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính, các địa phương
khẩn trương tiến hành thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản
hướng dẫn để tiến hành phân bổ vốn đầu tư kịp thời, nhanh chóng cho các chủ đầu tư
thông qua hệ thống Kho bạc nhà nước.
- Đã có các chế độ quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ NSNN : Quốc hội đã ban
hành Luật ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã ban hành các chế độ quy định về
quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn vốn đầu tư theo từng lĩnh vực.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 22
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
1.2.2. Những khó khăn trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư từ
NSNN:
• Hệ thống pháp lý chưa thật sự chặt chẽ, hoàn thiện :
+ Bán lẻ, bán trực tiếp cho người tiêu dùng chưa kiểm soát được doanh thu
(VAT)
+ Quy định người nộp thuế (chịu thuế) tự kê khai và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc kê khai của mình trong khi trình độ dân trí chưa cao, trong
nhân dân chưa hình thành thói quen tự giác, đội ngũ cán bộ thuế không thể
kiểm tra lại hết số hồ sơ nhận được nên số thuế thu được vẫn còn phụ thuộc

vào tính tự giác của người nộp thuế hoặc khi có tổ chức thanh tra, kiểm tra mới
truy thu.(điển hình thuế thu nhập cá nhân)
+ Trường hợp kiểm tra phát hiện gian lận thuế đa số người nộp thuế chịu trách
nhiệm trước pháp luật, chưa thấy truy cứu trách nhiệm cán bộ thuế vì thiếu
trách nhiệm đã gây thất thu thuế.
• Cán bộ thuế chưa thật sự tận tình, nhiệt tình phục vụ tạo thuận lợi cho người
dân trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
• Nguồn thu NSNN còn phụ thuộc nhiều yếu tố bên ngoài và hoạt động bán tài
nguyên (yếu tố bên ngoài : thị trường thế giới và khu vực, bán tài nguyên: dầu
thô, nguyên liệu thô…)
• Các ngành, địa phương chưa chủ động trong việc thu chi ngân sách.
• Quy mô, hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế còn hạn chế, mức tăng
trưởng thấp nên cơ cấu thu chưa vững chắc, thu nội địa chưa thực sự giữ vai
trò chủ đạo, quyết định trong tổng thu NSNN.
• Các công ty nhà nước hoạt động hiệu quả thấp, Các công ty nhà nước lớn
thường hoạt động trong các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 23
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
của mình→ nguồn thu tiền sử dụng vốn nhà nước từ các Cty nhà nước chưa
cao.
• Công tác quản lý đầu tư xây dựng phối hợp các ngành, địa phương chưa đồng
bộ → đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trốn thuế
hiệu quả chưa cao (đặc biệt trong các lĩnh vực mua bán chuyển nhượng nhà
đất, thuế thu nhập, thuế trong lĩnh vực XDCB…)
• Tình trạng nợ đọng thuế, thất thu thuế còn xảy ra ở một số địa phương
• Việc phân giao nhiệm vụ thu chi NSNN đến từng cấp ở một số ngành, lĩnh vực
còn chậm
• Thiếu cơ chế ngăn ngừa, phát hiện từ xa, chưa kết hợp xử lý tài chính với xử lý
cán bộ vi phạm

• Bố trí vốn đầu tư dàn trải, phân tán → hiệu quả sử dụng vốn NSNN chưa cao
• Vẫn còn tình trạng lãng phí, kém hiệu quả trong việc thực hiện tiết kiệm chi
ngân sách.
II. NGUỒN VỐN TỪ DÂN DOANH:
1.1. Tình hình huy động và sử dụng vốn từ dân doanh:
1.1.1. Khái quát tình hình hoạt động của khối kinh tế dân doanh
Kể từ sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường
dưới sự kiểm soát của nhà nước với sự đa dạng của các hình thức kinh tế thì kinh tế
dân doanh đang giữ một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các nguồn lực trong dân
đang được giải phóng và phát huy mạnh mẽ. Hàng trăm ngàn tỷ đồng đã được người
dân dùng vào việc mở nhà xưởng, kinh doanh xuất nhập khẩu, xây dựng khách sạn,
khu du lịch, nhà nghỉ, mở cửa hàng, lập trang trại
Bên cạnh khối kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn nước ngoài thì kinh tế dân
doanh đã và đang có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Kinh tế dân doanh đã có
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 24
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19
NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH
những đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
cả nước, đẩy nhanh chuyển dịch lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công
nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, khơi dậy nhiều ngành nghề truyền
thống ở nông thôn và miền núi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa …. Đáng chú ý là các
doanh nghiệp dân doanh đang tạo công ăn việc làm cho gần ba triệu lao động, đóng
góp hơn 40% GDP, chiếm tỷ trọng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng
góp gần 15% tổng thu ngân sách Nhà nước. Trong nhiều ngành sản xuất, các DNDD
công nghiệp đang giữ vị trí khá quan trọng, ví dụ như: Trong ngành sản xuất, phân
phối điện, nước, khí đốt, DNDD chiếm trên 61%; Khai thác mỏ là trên 83%; Công
nghiệp chế biến trên 86%; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng 93%; Sản
xuất giấy 88% ….
Hiện tại, khối dân doanh vẫn không ngừng lớn mạnh. Theo Cục Công nghiệp
địa phương thuộc Bộ Công Thương, tính trong 5 năm gần đây, số lượng doanh nghiệp

vừa và nhỏ nói chung và doanh nghiệp công nghiệp dân doanh nói riêng đã “phát triển
mạnh về lượng”.
1.1.2. Tình hình huy động và sử dụng vốn từ dân doanh
1.1.2.1. Nguồn vốn dân doanh:
Huy động vốn từ dân doanh cho phát triển kinh tế đã không ngừng tăng
trưởng. Theo số liệu từ “Việt Nam đổi mới” (tháng 02/2003) việc phát triển mạnh
mẽ DNDD và huy động vốn từ dân doanh cho phát triển kinh tế là một hiện tượng
mới, rất đáng phấn khởi. Với khoảng 55.200 doanh nghiệp mới thành lập theo Luật
Doanh nghiệp và trên 18.000 doanh nghiệp mở rộng đầu tư và quy mô kinh doanh,
cùng số vốn đăng ký khoảng 101.400 tỷ đồng, nâng tỷ trọng vốn đầu tư của dân cư
và tư nhân trong tổng vốn đầu tư xã hội từ 21% năm 2000 lên 23,4% năm 2001 và
28,5% năm 2002.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 25
Nhóm thực hiện: 05 Ngày 03 - K19

×