Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

ODA & CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH ĐỂ TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.58 KB, 21 trang )


ODA & CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH
ĐỂ TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Nhóm4 - Lớp ngày 2 – CHKT K19

TỔNG QUAN

Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển, còn nhiều lạc hậu và gặp
nhiều khó khăn cần rất nhiều vốn cho phát triển kinh tế.

Một trong những nguồn vốn quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn
này là vốn viện trợ chính thức (ODA). Đây là nguồn vốn phát triển xã
hội và đảm bảo cho xã hội phát triển một các bền vững đặc biệt là đối
với những nước đang phát triển như Việt Nam.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để huy động và sử dụng nguồn vốn này
một cách có hiệu quả, phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển kinh tế.

ODA là nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản
viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn
dành cho các nước đang và kém phát triển được các các cơ quan chính
thức của chính phủ trung ương và điạ phương hoặc các cơ quan thừa
hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính
phủ tài trợ. Theo cách thức hoàn trả ODA có ba loại:

TỔNG QUAN

Viện trợ không hoàn lại: Là loại ODA mà bên nước nhận không
phải hoàn lại, nguồn vốn nầy nhằm để thực hiện các dự án ở nước
nhận vốn ODA, theo sự thoả thuận trước giữa các bên. Có thể xem
viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà nước,


dược cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.Viện trợ không hoàn lại chiếm 25% tổng số ODA trên thế giới
và được ưu tiên cho những dự án về các lãnh vực như y tế, dân số,
giáo dục, môi trường

Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi): Vốn ODA với một
lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp, tín dụng ưu đãi
chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thê giới. Nó
không được sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường mà thường
được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lãnh vực giao
thông vân tải, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng làm nền tảng vững
chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế.

TỔNG QUAN
+ Các điều kiện ưu đãi bao gồm:

· Lãi suất thấp

· Thời gian trả nợ dài

· Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ

ODA cho vay hỗn hợp: Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm
một phần không hoàn lại và tín dụng ưu đãi.

TỔNG QUAN

Thông qua các dự án phát triển cộng đồng đóng góp trực tiếp vào các
tiến bộ của toàn đất nước thông qua các dự án hỗ trợ vào cơ sở, y tế
giáo dục, phát triển hạ tầng, công nghệ vào các cải cách hành chính.

Song, ODA cũng bao gồm các khoản vay cần phải trả vì thế ngoài
vịêc thu hút được nhiều nguồn vốn này chúng ta cần phải có cơ chế
quản lý và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất, tránh tình trạng phụ
thuộc quá nhiều vào nước ngoài thông qua các khoản viện trợ

Mỗi năm Việt Nam nhận được khoản vốn này là tương đối lớn đặc
biệt ở các nước phát triển, song nguồn vốn này có được sử dụng và
giải ngân thực sự hiệu quả hay không? Có thực sự đảm bảo được phát
triển và nâng cao được đời sống của nhân dân hay không? Và xu
hướng, giải pháp nào tốt nhất để phát huy hiệu quả hơn nữa việc sử
dụng nguồn vốn này?

TNG QUAN

Kinh nghiệm thu hút sử dụng vốn từ bên ngoài của nhiều n
ớc trên thế giới cho thấy không phải lúc nào ODA cũng
mang lại hiệu quả tốt. ODA có hai mặt, nếu sử dụng khéo
sẽ hỗ trợ thật sự cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hộị
Nếu ng ợc lại sẽ dẫn đến hậu quả gánh nặng nợ nần khó trả
cho nhiều thế hệ.

Trong một số tr ờng hợp, viện trợ đã không làm giảm đ ợc
tình trạng nghèo khổ, mà trái lại có khi nó còn làm trầm
trọng thêm tình trạng này do tệ quan liêu, tham nhũng,
cũng nh việc xử lý và phân bổ không hợp lý nguồn viện trợ
ở các n ớc nhận viện trợ.

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ODA
1/ Những thành tựu:
Đánh giá một cách tổng thể, việc thu hút và sử dụng ODA của

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã được thực hiện theo đúng chủ
trương của Đảng và Nhà nước ta là ưu tiên sử dụng nguồn lực này để
hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng
kinh tế, xoá đói, giảm nghèo.

Nguồn vốn ODA đã bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách nhà
nước để đầu tư phát triển,

Những công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đa góp phần cải
thiện cơ bản và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là
giao thông vận tải và năng lượng điện, góp phần khơi dậy nguồn vốn
trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ODA

ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và
nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo. Số liệu các cuộc điều tra
mức sống dân cư trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ hộ nghèo đã
giảm từ mức 58% vào năm 1983 xuống còn 37% năm 1998; 28,9%
năm 2002 và dưới 10% năm 2004 Điều này được thể hiện rõ nét
thông qua các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, kết hợp
xoá đói giảm nghèo, trong đó nguồn vốn ODA đã giúp nông dân
nghèo tiếp cận nguồn vốn vay để tạo ra các ngành nghề phụ, hỗ trợ
phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển
giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, phát triển lưới
điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ODA


Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ phát triển các tỉnh và thành phố, nhất là hỗ
trợ xoá đói giảm nghèo, phát triển hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng
nông thông miền núi; hầu hết các tỉnh và thành phố có các dự án hệ
thống cấp nước sinh hoạt, trường học, bệnh viện hệ thống thuỷ lợi,
một số dự án thoát nước, phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ.

ODA đóng góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, tác động tích
cực đến việc cải thiện chỉ số phát triển con người ở Việt Nam. Tổng
nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo đã góp phần cải thiện chất
lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật
chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, như các dự án
ODA hỗ trợ cải cách giáo dục tiểu học, trung học và đại học, tự án tạo
nghề

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ODA

ODA đã góp phần tăng cường năng lực và thể chế thông qua các
chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành
chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế theo lịch trình phù hợp
với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và lộ trình chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường năng lực con người
Thông qua các dự án ODA, hàng ngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo
và đào tạo lại; nhiều công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý hiệnđại
được chuyển giao.

Quan hệ giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ đã được thiết lập trên
cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODA
thông qua các hoạt động hài hoà và tuân thủ các quy trình và thủ tục
ODA.


THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ODA
2/ Hạn chế và khó khăn thách thức:

Chậm trễ trong quá trình giải ngân, làm giảm hiệu quả sử dụng ODA
và làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ của ta. Nguyên nhân chủ yếu
là quy trình và thủ tục trong nước cũng như của các nhà tài trợ còn
phức tạp, lại có sự khác biệt giữa các nhà tài trợ và phía Việt Nam;
chậm trễ trong việc di dân tái định cư và giải phóng mặt bằng; công tác
đấu thầu; năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các Ban
quản lý còn hạn chế và bất cập.

Thiếu quy hoạch vận động và sử dụng ODA; các văn bản pháp quy về
quản lý và sử dụng ODA còn thiếu tính đồng bộ, nhất quán, minh
bạch, nhất là trong các vấn đề liên quan tới quản lý đầu tư và xây
dựng; thực thi các văn bản pháp luật về quản lý ODA chưa nghiêm.
thiếu thông tin ODA nhất là các dự án cụ thể làm mất đi tính thanh
bạch của dự án. Khung pháp lý cho các nhà tài trợ còn nhiều bất cập,
thiếu đồng bộ, chưa tiếp cận thực tế, chưa tạo được động lực khuyến
khích hào hoà cho các giai đoạn trong nước và quốc tế. quả của chúng
còn thấp.

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ODA

Công tác theo dõi và đánh giám sát dự án buông lỏng. Thiếu một
cơ quan thực sự có năng lực trong việc đánh giá hiệu quả. Nhiều
cơ quan chủ quản ở Trung ương và các tỉnh chưa quản lý được
các dự án của mình. Kỷ luật báo cáo về tình hình thực hiện các
chương trình, dự án ODA thực hiện thiếu nghiêm túc. Làm cho
hiệu quả của các dự án không cao.


Năng lực cán bộ ở các cấp còn nhiều bất cập và thiếu tính
chuyên nghiệp trong quản lý và sử dụng ODA. ODA được coi là
nguồn thu dồi dào của ngân sách chi tiêu và đầu tư kém hiệu quả
bị chi phối rất nhiều bởi các mục đích ngoài kinh tế.

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ODA

Nguyên nhân:

Khách quan

Yêu cầu của nhà tài trợ khi cung cấp ODA thường có những điều kiện
rất khắt khe và phức tạp nên việc triển khai đấu thầu, qui trình đấu
thầu, xét thầu, giao thầu kéo dài hơn so với kế hoạch. nhiều dự án đòi
hởi những công nghệ mới khó khăn trong việc sử dụng và đào tạo cần
có thời gian chờ đợi.

Thuế thu nhập đánh vào các nhà tài trợ thực hiện dự án tại Việt Nam.
Trong khi các nhà tài trợ không đồng ý khiến cho có sự mâu thuẫn
giữa hai bên làm cho tiến đội của các dự án chậm lại.

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ODA

Cạnh tranh giữa các nước trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay các
nước đang phát triển thực hiện rất nhiều các biện pháp thu hút ODA
phát triển kinh tế vì thế mà ảnh hưởng khả năng cung cấp ODA của
thế giới cho Việt Nam

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ODA


Chủ quan:

Khuôn khổ pháp lý cho việc thu hút và sử dụng ODA còn chưa đồng
bộ và tồn tại nhiều thiếu sót: Vốn đối ứng bố trí chưa kịp thời, vấn đề
quy hoạch vận động và sử dụng ODA đến thời điểm này vẫn chưa
được hoàn chỉnh để định hướng cho các cơ quan, địa phương chủ
động thu hút và sử dụng nguồn vốn này.

Thủ tục của các nhà tài trợ còn rườm rà chưa thức sự tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà tài trợ: các chính sách thuế, chính sách sử dụng
lao động

Việc giải phóng mặt bằng chính sách đề bù còn chưa thực sự công
bằng, chưa thoả đáng nên diễn ra rất chậm làm cho các dự án không
thể đẩy nhanh tiến độ.

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ODA

Chậm trễ trong công tác đấu thầu và sau đấu thầu: khâu này thường
phát sinh nhiều vướng mắc do việc chuẩn bị tài liệu chưa tốt, không
đáp ứng được những tiến độ của dự án. Có sự khác biệt về giá nên
thường xuyên phải điều chỉnh để thống nhất vì thế gây ra những chậm
trễ.

Khảo sát thiết kế chất lượng chưa cao các nhà thiết kế và các nhà tài
trợ không thống nhất được với nhau. Một số trường hợp các nhà tài
trợ chấp nhận đầu tư nhưng sau khâu nghiên cứu khả thi các nước này
lại rút lại vốn do dự án không khả thi.

Năng lực quản lý còn nhiều hạn chế trong nhiều mặt cả về công tác

quản lý và thực hiện dự án.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói, giảm nghèo:
ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để thực hiện các chương trình và dự
án nhằm tăng năng suất nông nghiệp; phát triển hạ tầng nông thôn quy
mô nhỏ thiết yếu cho người nghèo (giao thông nông thôn, cấp nước
sinh hoạt, trường học, trạm y tế,

Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại: Về điện,
ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để tiếp tục phát triển ngành điện, đặc
biệt là phát triển lưới điện và trạm phân phối, nhất là phát triển lưới
điện nông thô

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Về giao thông: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cho các lĩnh vực sau:
Phát triển hệ thống đường cao tốc Bắc Nam, các đường trục chính của
các vùng kinh tế; phát triển các tuyến hành lang giao thông trong
khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS), xây dựng một
số cảng nước sâu, cảng trung chuyển; xây dựng một số sân bay quốc
tế ở một số tỉnh, thành phố phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống
các sân bay của cả nước;

Về bưu chính, viễn thông: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA hỗ trợ
đầu tư phát triển một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật bưu chính viễn thông
có ý nghĩa quốc gia, phục vụ nhu cầu khai thác chung của mọi thành
phần kinh tế, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp và
lợi ích của người sử dụng; phát triển điện thoại nông thôn.


MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội: Ưu tiên thu hút và sử dụng ODA
để hỗ trợ nâng cấp và tăng cường trang thiết bị y tế cho các bệnh viện,
cải thiện chất lượng và phổ cập giáo dục; hỗ trợ xây dựng và thực hiện
chính sách, phát triển thể chế và tăng cường năng lực quản lý ngành.

Về môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên: ưu tiên thu hút và
sử dụng ODA để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội về môi trường, bao gồm thực hiện các quy hoạch
về quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững; hỗ trợ thực hiện các mục
tiêu quốc tế về môi trường và giảm ô nhiễm; cải thiện môi trường đô
thị; tăng cường khả năng phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực;
chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển
khai: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế, quản lý xã hội
sau; xây dựng và thực hiện chính sách quản lý kinh tế, cải cách hệ
thống tài chính, ngân hàng; đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về
kinh tế đi đôi với tăng cường năng lực ở cơ sở; tăng cường năng lực
cho các cơ quan dân cử ở các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước ở
trung ương và địa phương; tăng cường năng lực toàn diện quản lý các
chương trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, kể cả hệ thống
theo dõi và đánh giá chương trình, dự án; đẩy mạnh cải cách hành
chính công theo hướng chú trọng đến người nghèo; giảm thiểu quan
liêu, đẩy lùi tham nhũng, thực hiện quản lý nhà nước dân chủ có sự
tham gia của người dân.



Xin chân thành cảm ơn Thầy cùng tập thể lớp đã quan tâm theo dõi

Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp

×