Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thái Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.61 KB, 14 trang )

1. Giới thiệu chung
- Thái Lan được biết đến như "vùng đất tự do", "quê hương của nụ cười", "đất
nước của những chiếc áo cà sa". Tên gọi cuối cùng này đã mô tả một cách sâu sắc
về một tôn giáo lớn mà dân tộc Thái đang tôn thờ.
- Diện tích 514,000 km²
- Dân số Thái Lan ước lượng hơn 65 triệu người
- Là một quốc gia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, có đường biên giới phía bắc và
đông bắc giáp Lào, phía đông nam giáp Campuchia, phía nam giáp Vịnh Thái Lan
và Mã Lai, phía bắc và tây bắc giáp Myanma, phía tây nam giáp biển Andaman.
( Thái chiếm 80%, người Hoa 10%, người Mã Lai 3%, còn lại là các nhóm thiểu số
(Môn, Khmer và dân tộc người vùng cao).
- Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng đạo Phật - tôn giáo chính
thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ
hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng
đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.
- Thái Lan là một trong những nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Điều này được lí giải bởi những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của miền
đồng bằng miền Trung Thái Lan, là nơi tập trung sản xuất nông nghiệp với thiết bị
máy móc, công nghệ hiện đại và với nguồn nhân lực khá dồi dào. Gạo Thái Lan
nổi tiếng với chất lượng cao và được nhiều nước trên thế giới biết đến và tiêu thụ.
Điều này nói lên rằng, nền sản xuất nông nghiệp, cụ thể là sản xuất gạo cuả Thái
Lan cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự quảng bá hình ảnh về đất nước
đó.
2. Sự ảnh hưởng của địa lý và văn hóa đến giao tiếp kinh doanh.
2.1 Sự giao thoa giữa địa lý và văn hóa.
Do cơ cấu của địa lý, Thái Lan tiếp giáp với nhiều quốc gia nên nền văn hóa
Thái ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các quốc gia tiếp giáp, cụ thể là Ấn Độ và Trung
Quốc cũng như những nước láng giềng ở Đông Nam Á. Theo sử sách Thái Lan có
ghi lại, người Thái xuất xứ từ vùng núi An-Tai, đông bắc tỉnh Tứ Xuyên.
Do ảnh hưởng của tư tưởng Phật Giáo bắt nguồn từ Trung Quốc nên phong
cách trong quan hệ kinh doanh ở Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng nhiều của lối kinh


doanh ở Trung Quốc. Không nghi lễ như ở Nhật Bản, hay Hàn quốc..mà cũng
không khách sáo như các nước phương Tây. Quan hệ giao tiếp kinh doanh được
thiết lập chủ yếu dựa trên nền tảng quan hệ cá nhân, xã hội, gia đình hay bạn bè.
Người Thái sẽ trở nên dễ lĩnh hội hơn và khách quan hơn nếu như bạn tới một cơ
quan nào đó mà có sự giới thiệu hay thư của một quan chức chính phủ hay của giới
kinh doanh có tiếng tăm. Người Thái rất tin tưởng lẫn nhau và thường kinh doanh
theo hội, theo phường.
Thái Lan có chung đường biên giới với Myanmar nơi mà luôn có quân nổi
dậy, dân tị nạn và thuốc phiện. Điều này tạo nên ảnh hưởng xấu đến quá trình phát
triển của đất nước hay sự giao tiếp về những vấn đề xung quanh đường biên giới
giữa hai quốc gia.
Ví dụ :
+ Ảnh hưởng từ Trung Quốc : Thời gian trở thành yếu tố cần thiết, tính đúng giờ
được xem là tối quan trọng. Rất hiếm khi giao dịch với những người họ không biết
hoặc họ không tin tưởng.
+ Giữ cho mắt bạn luôn tiếp xúc với mắt đối tác, sự né tránh nhìn vào mắt đối
phương thì được nghĩ như là sự không thành thật. v.v.
+ Miền Trung: người dân thích ăn các loại cơm gạo tẻ thơm. Đồ ăn Thái –
Trung Quốc phổ biến ở các thành phố như Bangkok, đặc biệt là các món mì.
Tom yam - canh chua tôm, món ăn khá phổ biến
+ Miền Bắc: Ẩm thực miền Bắc hầu như mang đậm phong cách Myanma. Món
ăn miền Bắc được nấu theo hương vị riêng, bữa ăn thông thường gồm có xôi, nhiều
loại nước chấm khác
Món Hor Mok.

+ Miền Đông Bắc: Nhiều món ăn của miền Đông Bắc thể hiện những ảnh hưởng
của nước láng giềng Lào. Xôi là món ăn chính, thường ăn cùng với thịt, tiết lợn,
nộm đu đủ, cá nướng, gà nướng....

Ớt sừng trâu- loại gia vị phổ biến trong hầu hết các món ăn Thái

+ Miền Nam: Ẩm thực miền Nam là sự kết hợp ảnh hưởng của các nước như Ấn
Độ hay Inđônêxia như món kaeng matsaman, món cà ri mang phong cách Ấn Độ
nấu cùng bạch đậu khấu, đinh hương, quế và những xiên thịt nướng với nước xốt
đậu phộng cay bắt nguồn từ Inđônêxia. Món ăn miền Nam có xu hướng cay nóng
hơn nhiều so với món ăn ở các vùng khác của Thái Lan. Các món ăn mang hương
vị đặc biệt của miền Nam là các món canh.
→ Loại thức ăn giàu đạm này được tìm thấy rất nhiều trên đất nước
Campuchia, Thái Lan và Lào. Người Thái Lan rất thích dùng côn trùng đẻ chế biến
nhiều món ăn. Từ dế cơm, trứng kiến đến con cà cuống, nhền nhện trong các món
chiên, xào, dồn đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon.
+ Văn hoá Thái lan đánh giá cao tính kiên nhẫn, lòng kính trọng với địa vị, thân thế
(tuổi tác, danh vọng...) và không giữ thể diện. Đây là những yếu tố quan trọng
trong quan hệ kinh doanh ở Thái lan. Người Thái rất tự hào về đất nước mình và
kính trọng truyền thống dân tộ.
2.2 Các nét văn hóa đặc trưng của Thái Lan ảnh hưởng đến giao
tiếp kinh doanh
* Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là một phần của văn hóa ở bất kì nước nào. Mỗi ngôn nhữ mang
đặc điểm riêng biệt với những ngôn ngữ khác. Tiếng Thái là sự kết hợp giữa thanh
điệu, qui tắc chính tả phức tạp, tạo liên hệ và sự phân biệt trong hệ thống thanh
điệu khiến tiếng Thái trở nên khó học với những người chưa từng sử dụng ngôn
ngữ có liên quan.
Sự đa dạng và phức tạp của tiếng Thái trong cách nói và viết đã tạo ra một
bức tường vô hình cho quá trình giao tiếp hội nhập. Ví dụ, tên địa danh luôn luôn
được viết dưới dạng phiên âm (cho người ngoại quốc) và tiếng địa phương. Điều
này vô hình đã tạo sự thúc đẩy cho việc sử dụng ngôn ngữ phiên âm nhiều hơn khi
đất nước có sự đầu tư từ nước ngòai, có nghĩa là tiếng Thái địa phương sẽ mất dần
đi vị thế của nó và cách giao tiếp của người dân sẽ dần dần thay đổi.
* Sự tôn kính đối với hoàng gia:
Người Thái rất tôn kính Vua, Hoàng Hậu và Hoàng gia. Vì vậy trong quá

trình giao tiếp chúng ta nên thận trọng khi bày tỏ lòng kính trọng, không nên có
thái độ bất kính đối với họ. Nếu nói chuyện với người Thái ta nên nhớ rằng Hoàng
Cung là đề tài cấm kỵ, tốt nhất nên tránh trao đổi về các vấn đề này.
Người Thái sáng sớm và chiều tối bao giờ cũng đọc kinh để tỏ lòng tôn kính
đức vua của họ. Nếu bạn có mặt khi người Thái đọc kinh bạn cần phải đứng
nghiêm theo họ
Người Thái xem ngày sinh nhật của Hoàng hậu và đức vua như là những
ngày quốc lễ. ( Hoàng hậu: 12/08, nhà vua: 5/12)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×