Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

thực trạng nghèo đói và các chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.12 KB, 33 trang )

Tên đề tài: Thực trạng nghèo đói và các chính sách
xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm
hiện nay
Môn: Kinh Tế Phát Triển
GVHD: Nguyễn Ngọc Châu.
Nhóm: NO3.
Tên Nhóm: Pikachu.
Danh sách nhóm:
1. Nguyễn Thị Thùy Phương
2. Đoàn Thị Hồng Hiệp
3. Trần Thị Thu Trang
4. Đỗ Thị Thiên Trang
5. Lê Thị Tuyết Cầm
6. Phạm Thị Thùy Dung
7. Lê Thị Nhật Phương
8. Trần Thị Thanh Tâm
1
Mục lục:
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 4
1. Tính tất yếu của đề tài (lý do chọn đề tài) 4
2. Mục tiêu nghiên cứu 5
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.2. Cơ sở thực tiễn 8
Chương 2: Thực trạng nghèo đói và các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn hiện nay 12
2.1. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 12
2.2. Các chính sách XĐGN ở Việt Nam hiện nay 24
Phần III: Kết luận và kiến nghị 30
3.1 kết luận: 30
3.2 Kiến Nghị 31
Tài liệu tham khảo: 32


2
DANH MỤC VIẾT TẮT:
TCTK: Tổng cục thống kê.
XĐGN: Xóa đói giảm nghèo.
BLĐTB & XH: Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội.
NHTG: Ngân hàng thế giới.
ĐBSH: Đồng bằng Sông Hồng.
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long.
KHPTKT – XH: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
3
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính tất yếu của đề tài (lý do chọn đề tài)
Thế giới ngày nay đang bước vào kỉ nguyên của công nghệ và phát triển, con người ngày
càng được thỏa mãn hơn về mọi nhu cầu của cuộc sống bao gồm cả đời sống vật chất lẫn tinh
thần. Bên cạnh những quốc gia với tiềm lực kinh tế hùng mạnh như Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc
đang dùng tiền để khuất trương thân thế và cả chính trị lẫn quân sự thì vẫn còn đó những nước
mà phần đông dân số không có lương thực để ăn, thiếu một mái nhà để nương thân như nhiều
quốc gia ở châu Phi, châu Mĩ La Tinh, Ấn Độ Đây có thể coi là một trong những mâu thuẫn
của thế giới hiện đại. Trong bối cảnh đó, nghèo đói đang là một vấn đề mang tính chất toàn cầu,
bởi vì nghèo đói không những là lực cản lớn nhất cho sự phát triển mà nó còn có ý nghĩa chính
trị đặc biệt quan trọng, là nhân tố có khả năng gây nhiều bất ổn chính trị, xã hội và nếu trầm
trọng hơn có thể dẫn tới bạo động và chiến tranh.
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại nhanh trong khu vực và là nước đang phát
triển nhưng Việt Nam vẫn là nước thuộc diện nghèo trên thế giới. Do đặc điểm của một nền kinh
tế nông nghiệp với phần đông dân số sinh sống ở vùng nông thôn và lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp, là một nước giàu truyền thống văn hóa với hơn 54 dân tộc anh em cùng sinh sống
thì vấn đề XĐGN lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là làm sao cho tỉ lệ hộ nghèo giảm
xuống và sự chênh lệch, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng ngày càng được rút ngắn, đã trở
thành một trong những mục tiêu hàng đầu của đảng trong công tác lãnh đạo đất nước.
Từ nhiều năm qua, Đảng và nhà nước luôn coi trọng công tác XĐGN là một chủ trương lớn,

là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, mục tiêu kinh tế -xã hội cấp thiết, các chính sách
XĐGN qua các chương trình 134, 135, 257 đã được nhà nước cùng các chính quyền địa
phương tổ chức triển khai hết sức chặt chẽ, được đông đảo người dân hưởng ứng và đồng tình
thực hiện, vì vậy đời sống nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, công tác XĐGN đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: Kết quả giảm
nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo hàng năm còn cao, nhất là trong điều kiện khi có thiên tai,
bão lụt xảy ra, khả năng tự ứng cứu khả năng và phục hồi tại chỗ là rất hạn chế, tốc độ giảm
4
nghèo không đồng đều, nhận thức về trách nhiệm của một bộ phận người nghèo chưa cao, còn tư
tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu ý thức tự giác vươn lên Bên cạnh đó việc triển khai thực hiện các
chính sách XĐGN đến các vùng khó khăn còn nhiều lúng túng, bất cập và thiếu đồng bộ nên
không đạt được kết quả và mục tiêu đề ra .
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về công tác XĐGN.
- Nghiên cứu thực trạng nghèo đói ở Việt Nam.
- Phân tích đánh giá thực trạng nghèo đói ở Việt Nam và từ đó tìm ra nguyên nhân và những
nhân tố ảnh hưởng đến đời sống người nghèo.
- Đánh giá tình hình thực hiện của công tác XĐGN ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác XĐGN trong giai đoạn hiện nay và hướng đến năm 2020.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề kinh tế - xã hội của người dân nói chung và dân số nghèo ở Việt Nam nói riêng,
những chính sách XĐGN ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 đến nay.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Tìm hiểu thực trạng nghèo đói và các chính sách XĐGN ở Việt Nam.
Phạm vi thời gian: nghiên cứu tình trạng nghèo đói và các chính sách XĐGN giai đoạn từ năm
2005 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

b) Phương pháp phân tích thống kê
c) Phương pháp so sánh
d) Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
5
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nghèo đói
a. Khái niệm:
Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu không thỏa mãn nhu cầu về ăn,
mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp.
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản
cho cuộc sống con người, nhu cầu này được xã hội thừ nhận tùy theo mức độ phát triển của xã hội.
Nghèo tương đối: Là tình trạng được xác định khi so sánh mức sống của cộng đồng dân cư này
với cộng đồng dân cư khác.
Đói :là tình trạng con người không có ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết cho
con người.
b. Đặc điểm của người nghèo:
Thứ nhất: Hộ nghèo chủ yếu là các hộ nông dân, chiếm trên 80% số người nghèo. Hộ nghèo với
trình độ học vấn thấp, trình độ tay nghề thấp, nguồn vốn bị hạn chế, có rất ít hoặc không có đất canh
tác.
Thứ hai: Hộ nghèo là những hộ không có khả năng thu nhập ổn định từ công ăn việc làm hay từ
các khoản chuyển nhượng của phúc lợi xã hội.
Thứ ba: Hộ nghèo là những hộ có trình độ học vấn thấp, do vậy bản thân các hộ nghèo đều hiểu
được rằng trình độ học vấn là chìa khóa để thoát nghèo.
Thứ tư: Các hộ có nhiều trẻ em và phụ nữ sống độc thân thường là hộ nghèo, vì có ít người tham
gia lao động nhưng nhu cầu về dinh dưỡng, ăn uống lại nhiều.
Thứ năm: Các hộ nghèo thường là nạn nhân của tình trạng nợ nần
Cuối cùng: Hộ nghèo là các hộ rất dễ bị tổn thương, nguy cơ chịu tổn thương là bởi những khó
khăn theo thời vụ, bởi những đột biến xảy ra với các hộ gia đình và những cuộc khủng hoảng xảy ra

với cộng đồng là một khía cạnh của quá trình nghèo đói.
1.1.2. Các chỉ tiêu để đánh giá, xác định hộ nghèo đói
6
a) Quan niệm của thế giới:
Chỉ tiêu thu nhập: Ngân hàng thế giới đưa ra khuyến nghị thang đo đói nghèo như sau:
- Đối với các nước nghèo, các cá nhân được gọi là nghèo đói khi có thu nhập dưới 0,5
USD/ngày.
- Đối với các nước đang phát triển là 1USD/ngày.
- Đối với các nước thuộc châu Mĩ La Tinh và Caribe là 2USD/ngày.
- Đối với các nước Đông Âu là 4USD/ngày.
Chỉ tiêu HDI:
Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, giáo
dục và các tiêu chuẩn cuộc sống của các quốc gia trên thế giới. Nó là chỉ số tiêu chuẩn của chất
lượng cuộc sống, đặc biệt là phúc lợi trẻ em. Là chỉ số cho ta cái nhìn tổng quát và không kém phần
xâu sắc.
Thế giới chia mức HDI như sau;
- Mức độ phát triển con người cao có giá trị HDI từ 0,799 trở lên
- Mức độ phát triển con người trung bình có giá trị HDI từ 0,500 - 0,799.
- Mức độ phát triển con người thấp có giá trị HDI nhỏ hơn 0,500.
Hiện nay có 83/187 nước đạt mức độ phát triển con người cao, đứng đầu là Nauy với giá trị HDI
là 0,995 ( năm 2013 ), có 75/187 nước đạt mức độ phát triển con người trung bình, và 24/182 nước
đạt mức độ phát triển con người thấp, Nigie là nước thấp nhất với HDI là 0,340. Việt Nam đang nằm
trong nhóm nước có mức độ phát triển con người trung bình, HDI của Việt Nam hiện nay là 0,617
đúng thứ 7 Đông Nam Á và đứng thứ 127/187 quốc gia và vùng lãnh thổ.
b) Quan điểm của Việt Nam:
Ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về nghèo đói và các phương
pháp xác định chuần nghèo khác nhau, dưới đây là chỉ tiêu về thu nhập và chi tiêu:
Giai đoạn 2006-2010:
Theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 08 tháng 07
năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 là:

Ở khu vực nông thôn thì những hộ gia đình có thu nhập BQĐN từ 200.000 đồng/tháng/người
(2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Ở khu vực thành thị thì những hộ gia đình có thu nhập từ 260.000 đồng/người/tháng
(3.120.000/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
7
Giai đoạn từ năm 2011-2015:
Theo QĐ số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 về chuẩn nghèo và cận nghèo
Việt Nam giai đoạn 2011-2015:
Ở khu vực nông thôn thì những hộ gia đình có thu nhập BQĐN từ 400.000 đồng/người/tháng
(4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Ở khu vực thành thị thì những hộ gia đình có thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng
(6.000.000 đồng /người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là những hộ có mức thu nhập BQĐN từ 401.000-520.000/người/
tháng.
Hộ cận nghèo ở thành thị là những hộ có mức thu nhập BQĐN từ 501.000-650.000đồng
/người/tháng.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về tình hình nghèo đói trên thế giới
1.2.1.1 Thực trạng
Theo số liệu do Liên hợp quốc công bố ngày 16-10-2010 trên thế giới có khoảng 1 tỉ người thiếu
ăn. Theo các báo cáo của FAO, khu vực có số người đói nhiều nhất là châu Á - Thái Bình dương với
578 triệu người. Tỷ lệ người đói cao nhất ở khu vực tiểu vùng Sa-ha-ra châu Phi, chiếm 30% trong
năm 2010 (239 triệu). Trong số 925 triệu người bị đói trên toàn cầu có tới 2/3 tập trung ở 7 quốc gia
là Băng-la-đét, Trung Quốc, Công-gô, Ê-thi-ô-pi-a, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Pa-ki-xtan và đây là
một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Nguyên nhân ở đây là do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hiện đại làm thu hẹp diện tích
đất nông nghiệp và ô nhiễm nguồn nước dẫn đến tỷ lệ đói nghèo tăng cao.
Hình 1: số lượng người cực nghèo trên thế giới năm 2010
8

1.2.1.2 Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân Hàng Thế Giới đang tổ chức nhiều hội nghị thường niên
vào mùa xuân trong tuần này và một trong những chủ đề chính là chiến dịch đấu tranh chống đói
nghèo. Trong nội dung hội nghị, Ngân Hàng Thế Giới đã phát hành một báo cáo về tình hình nạn
nghèo đói toàn cầu vào tuần trước, mà trong đó có các số liệu khá thú vị
Đây là một thực tế là quá trình phát triển kinh tế lâu dài nhưng thiếu công bằng đã đẩy một bộ
phận dân chúng của nhiều quốc gia phát triển rơi vào tình trạng nghèo


9
Hình 2: số lượng người cực nghèo trên thế giới năm 2010.
Nhìn vào hình ảnh trên ta thấy được một sự thật bất ngờ về nghèo đói: đó là số lượng người cực
nghèo trên toàn thế giới không nằm ở các nước có thu nhập thấp mà nó nằm chủ yếu ở các nước có
thu nhập cao và thu nhập trung bình.
So với năm 1990, tỉ lệ % dân số thế giới sống trong nghèo khó đã giảm từ 36% xuống còn 18%.
Những nền kinh tế đang phát triển, thậm chí phát triển rất mạnh điển hình cho thực trạng này là
Ấn Độ và Trung Quốc, mỗi quốc gia sở hữu số dân hơn 1 tỷ người và chỉ cần 1 bộ phận nhỏ của 2
người khổng lồ này cũng đủ tương đương dân số cả châu Âu.
Theo UNICEF, mỗi ngày có khoảng 22.000 trẻ em chết do nghèo đói, không có cơm bánh để ăn,
và thuốc men cần thiết. Con số khoảng 22.000 trẻ em chết do nghèo đói, không có cơm bánh để ăn,
và thuốc men cần thiết mỗi ngày cho ta những suy nghĩ về sự bất công trong việc phân chia và sở
hữu lợi tức, của cải, cùng với chủ nghĩa cá nhân hưởng thụ, khuynh hướng co cụm, ích kỷ, dửng
dưng của một thời đại công nghiệp số hóa và hưởng thụ hóa. Khoảng từ 27 cho đến 28% tất cả các
trẻ em ở các nước đang phát triển (The Developing Countries) đều là những em thiếu cân, còi cọc.
1.2.2. Kinh nghiệm rút ra từ công tác XĐGN ở một số nước trên thế giới
10
1.2.2.1 Hàn Quốc
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, chính phủ Hàn Quốc không chú ý đến việc phát triển nông
nghiệp nông thôn mà đi vào tập trung phát triển ở các vùng đô thị, xây dựng các khu công nghiệp tập
trung ở các thành phố lớn, thế nhưng 60% dân số Hàn Quốc sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống

nghèo đói, tuyệt đại đa số là tá điền, ruộng đất tập trung vào sở hữu của giai cấp địa chủ, nhân dân
sống trong cảnh nghèo đói tột cùng. Để ổn định tình hình chính trị - xã hội, chính phủ Hàn Quốc
buộc phải xem xét lại các chính sách kinh tế - xã hội của mình, cuối cùng đã phải chú ý đến việc
điều chỉnh các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn và một chương trình
phát triển nông nghiệp nông thôn được ra đời.
Với chương trình đó, chính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp nhân dân có việc làm, ổn định cuộc
sống, giảm bớt tình trạng di dân các thành phố lớn để kiếm việc làm. chính sách này đã được thể
hiện thông qua kế hoạch 10 năm cải tiến cơ cấu nông thôn nhằm cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa nền kinh tế phát triển nhằm xoá đói
giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn.
Tóm lại, Hàn Quốc đã trở thành 1 nước công nghiệp phát triển nhưng chính phủ vẫn coi trọng
những chính sách có liên quan đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm xoá đói giảm
nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn, có như vậy mới xoá đói giảm nghèo cho nhân dân tạo
thế ổn định và bền vững cho nền kinh tế.
1.2.2.2 Trung Quốc
-Ngay từ khi Đại Hội Đảng XII của Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1984, chính phủ Trung
Quốc đã thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực, nhưng cái chính là cải cách cơ cấu nông nghiệp nông
thôn
- Sau khi áp dụng một loạt các chính sách cải cách kinh tế ở khu vực nông thôn, Trung Quốc đã
thu được những thành tựu đáng kể và Trung Quốc đã thực hiện thành công việc chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
-Trong những năm Trung Quốc thực hiện chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường thì sự phân
hoá giàu nghèo đã tăng lên rõ rệt trong xã hội. Để khắc phục tình trạng nghèo khổ cho khu vực nông
thôn chính phủ đã đưa ra một loạt các giải pháp cơ bản nhằm xoá đói giảm nghèo cho nhân dân,
trong đó có các giải pháp về tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, xây dựng các vùng
định canh, định cư, khu dân cư mới, chính sách này đã đem lại những thành công đáng kể cho nền
kinh tế, xã hội Trung Quốc trong những năm qua.
11
Chương 2: Thực trạng nghèo đói và các chính sách xóa đói giảm nghèo ở
Việt Nam giai đoạn hiện nay

2.1. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
2.1.1.Thu nhập – kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm qua
Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng tương đối khá, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình.
Tính ra, trong mười năm 2001-2010, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 7,26%,
trong đó kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 tăng 7,51%/năm; kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 tăng 7,01%/năm. So với giai đoạn 1991-2000, quy mô nền kinh tế
đã tăng lên đáng kể cả về mức của lượng tuyệt đối của 1%, cũng như tốc độ tăng trưởng bình quân
mỗi năm vẫn đạt 7,26%, xấp xỉ tốc độ tăng 7,56%/năm của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-
xã hội 1991-2000, đây là một thành tựu rất quan trọng
Bảng 1: GDP&GNI thời kỳ 2005-2010
Tổng số (triệu USD) Bình quân đầu người(USD)
GDP GNI GDP GNI
2005 52899 51841 642 629
2006 60819 59420 730 713
2007 71003 68802 843 817
2008 89553 86687 1052 1018
2009 91533 87207 1064 1027
2010 101623 97404 1169 1114
Nhìn vào số liệu ở bảng 1 ta thấy: thu nhập bình quân đầu người của nước ta từ năm 2005 –
2010 có xu hướng tăng dần theo thời gian, cho đến năm 2010, đạt 101623 triệu USD.
2.1.2. Thực trạng nghèo đói của Việt Nam trong những năm vừa qua
2.1.2.1 Các chỉ số đánh giá nghèo đói.
a) Chỉ số HDI của Việt Nam
Công thức tính: HDI = 1/3(chỉ số tuổi thọ bình quân + chỉ số giáo dục + chỉ số GDP bình
quân đẩu người.
Bảng 2: Các chỉ số thống kê HDI của Việt Nam từ năm 1990-2012
1990 1995 2000 2005 2010 2011 2012
0,499 0,565 0,534 0,573 0,612 0,614 0,617
Nguồn: báo cáo của UNDP (liên hợp quốc tại Việt Nam)

12
/>Nhìn chung chỉ số HDI của Việt Nam từ năm 1990 – 2012 có xu hướng tăng lên qua các năm,
nhưng tốc độ tăng của HDI Việt Nam lại ngày càng chậm.
Nguyên nhân của HDI Việt Nam tăng qua các năm là: tuổi thọ tăng lên 71.5 năm, số năm đi học
bình quân 5,5 năm và số năm đi học kỳ vọng 11,9 năm, và GNI bình quân đầu người 4.892 đô la Mĩ.
b) Hệ số Gini
Hệ số Gini (hay còn gọi là hệ số Loren): là hệ số dựa trên đường cong Loren (Lorenz) chỉ ra
mức bất bình đẳng của phân phối thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh tế trong một nền kinh tế.
Bảng 3: Xét về sự phân hóa giàu nghèo thông qua hệ số Gini (lần).
Năm 2002 2004 2006 2008 2010
Hệ số Gini 0.42 0.42 0.42 0.43 0.43
Mức chênh lệch 8.1 8.3 8.4 8.9 9.2

Hệ số Gini ngày càng cao, đồng thời mức chênh lệch ngày càng lớn cho thấy ở Việt Nam sự phân
hóa thu nhập và hiện tượng bất bình đẳng có xu hướng tăng lên theo thời gian. Năm 2010 có mức
chênh lệch cao nhất trong các năm là 9.2 (lần)
Bất bình đẳng thu nhập cả nước đã có chiều hướng gia tăng kể từ năm 2002 đến nay, tuy nhiên,
xét theo vùng miền, bất bình đẳng thu nhập ở khu vực nông thôn, vùng Đông Bắc, Duyên hải Nam
Trung bộ đang gia tăng liên tục bởi chênh lệch về thu nhập giữa nhóm có thu nhập thấp nhất và cao
nhất cũng được giản ra. Nếu năm 2002, chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất khu
vực nông thôn và vùng Tây Bắc chỉ là 6 lần; vùng Đông Bắc là 6,2 lần; vùng Tây Nguyên là 6,4 lần
thì đến năm 2010, mức chênh lệch này ở vùng nông thôn là 7,5 lần, còn đối với các vùng Tây Bắc,
Đông Bắc, Tây Nguyên tương ứng là 8,2, 7,2, và 8,3 lần.
c) Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam qua các năm
-Với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân đạt
14%/năm, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 2008 đã vượt qua mốc 1.000
USD. Nếu tính thêm yếu tố giảm giá của đồng USD, thì từ năm 2010 Việt Nam đã chuyển vị thế từ
nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình .
Bảng 4: Mức tăng GDP bình quân đầu người thực:
13

Năm GDP/người (%). Tỷ lệ
Lạm phát (%)
Tốc độ tăng
GDP/người
thực (%)
GDP/người(USD)
2005 640
2006 725 13,3 6,6 +6,7
2007 835 15,1 12,6 +2,5
2008 1052 25,9 22,9 +3
2009 1064 1,1 6,88 -5,78
2010 1170 9.9 11,2 -1,3
Nguồn: tổng cục thống kê.
Nhìn vào bảng 4 cho t thấy GDP/người thực tăng đều qua các năm, tăng mạnh nhất là vào giai
đoạn năm 2007 – cho đến năm 2008: 22,9 % nguyên nhân ở đây là do năm này có cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu, làm tỷ lệ lạm phát tăng cao.
Đến năm 2010 GDP/người của nước ta đạt trên 1000 USD, và chính thức là quốc gia đạt mức
thu nhập trung bình.

2.1.2.2 Thực trạng nghèo đói
Trong những năm vừa qua, tỷ lệ nghèo đói trên toàn quốc có xu hướng giảm, tuy nhiên lượng
tăng giảm này không đều và khoảng cách nghèo giữa các vùng ngày càng giãn rộng ra.
Hình 3: Biểu đồ nghèo các khu vực trên toàn quốc giai đoạn 2010 - 2013
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy:
14
- Xu hướng nghèo của các khu vực trong cả nước đang có xu hướng giảm từ năm 2010 cho đến
năm 2013.
- Các khu vực nghèo tập trung chủ yếu ở miền núi: miền núi Tây bắc, Đông Bắc, bắc Trung Bộ
trong đó miền núi Tây Bắc có tỉ lệ nghèo cao nhất cả nước trong giai đoạn này năm 2010 lên đến
39%, ngược lại ở những vùng đồng bằng thì tỉ lệ nghèo rất thấp, và thấp nhất là Đông Nam Bộ chỉ

chiếm khoảng 1 – 2 % tỉ lệ người nghèo trong cả nước.
- Vì vậy đảng và nhà nước cần có các chính sách đầu tư nhiều hơn cho những vùng trung du và
miền núi đặc biệt là cá vùng đặc biệt khó khăn, để tạo điều kiện cho người dân vươn lên thoát nghèo
cũng như thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền.
- Nếu căn cứ theo chuẩn nghèo của Chính phủ cho từng giai đoạn và điều chỉnh theo trượt giá thì
kết quả điều tra mức sống hộ gia đình chỉ ra rằng tỉ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm
1993 xuống còn 10,7% năm 2010.
- Tuy nhiên, căn cứ theo chuẩn nghèo chung của TCTK-NHTG, thì tỉ lệ nghèo chung theo chi
tiêu ở Việt Nam mặc dù đã có xu hướng giảm, nhưng vẫn ở mức cao và tốc độ giảm nghèo đang
chậm dần. - Đáng lưu ý, tỉ lệ nghèo ở khu vực nông thôn rất lớn, khoảng cách nghèo giữa nông thôn
và thành thị ngày càng giản ra: nếu năm 1998, tỉ lệ nghèo ở khu vực nông thôn cao gấp 4,9 lần khu
vực thành thị thì đến năm 2006, tỉ lệ này là 5,2 và đến năm 2008 tăng lên mức 5,7.
- Tăng trưởng kinh tế không ổn định trong những năm gần đây là do sự bất ổn vĩ mỗ diễn ra liên
tục và lạm phát tăng nhanh. Trong những nhiệm vụ quan trọng, thì nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo đã
trở nên khó khăn hơn. Thành công của Việt Nam đã tạo ra những thách thức mới. Đó là vấn đề khó
tiếp cận những người nghèo còn lại hơn; họ phải đối mặt với những thách thức khó khăn như sự cô
lập, hạn chế về tài sản, trình độ học vấn thấp, sức khỏe kém – và tốc độ giảm nghèo hiện nay không
còn cùng nhịp với tăng trưởng kinh tế như trước.
-Khoảng cách giàu – nghèo giữa các vùng ngày càng gia tăng.
Khoảng cách giữa các nhóm dân tộc thiểu số (chiếm 15% dân số) và người Kinh tiếp tục giãn
rộng. Báo cáo ghi nhận mức độ đa dạng lớn giữa 53 dân tộc thiểu số của Việt Nam và một số những
tín hiệu tiến bộ đáng khích lệ của một số nhóm dân tộc thiểu số ở một số vùng. Khoảng cách về mức
sống giữa các nhóm dân tộc thiểu số và người Kinh đa số rất lớn: tới 66,3% người dân tộc thiểu số
vẫn nghèo vào năm 2010, trong khi tỉ lệ này ở dân tộc Kinh chỉ là 12,9%, và 37,4% người dân tộc
thiểu số thuộc diện nghèo cùng cực
15
Nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số thành một thách thức ngày càng tăng và kéo dài, Dù 53
dân tộc thiểu số ở Việt Nam chiếm dưới 15% tổng dân số của cả nước nhưng lại chiếm tới 47% tổng
số người nghèo vào năm 2010, so với 29% vào năm 1998. Sử dụng chuẩn nghèo mới phản ánh tốt
hơn các điều kiện sống của người nghèo, trong năm 2010, 66,3% người dân tộc thiểu số được phân

loại nghèo, so với chỉ 12,9% ở người Kinh.
Hình 4: tỷ lệ nghèo (%) nghèo tính cho nhóm dân tộc thiểu số năm 2009.
Các bản đồ nghèo mới được xây dựng trên cơ sở kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm
2009 và năm 2010. Bản đồ này cho thấy hiện nay tình trạng nghèo chủ yếu tập trung ở các vùng cao
của Việt Nam, gồm miền núi Đông Bắc và Tây Bắc và một số khu vực ở Tây Nguyên. Ngược lại,các
bản đồ “giàu có” hộ bổ xung cho thấy:các hộ giàu chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng (gần
Hà Nội) và Đông Nam bộ, cũng như các trung tâm đô thị dọc bờ biển.Người dân tộc thiểu số chiếm
15% dân số Việt Nam và gần nửa trong số họ vẫn ở diện nghèo.
Việt Nam đang đối mặt với một số nguy cơ đe dọa phá hoại thành quả phát triển. Trong đó có
thể kể đến thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng nhanh từ 1,7% giai đoạn 2000 – 2007 lên 6,45% giai
đoạn 2007 – 2011.
16
Bảng 5: Ước tính tỉ lệ nghèo mới cho năm 2010 theo khu vực thành thị và nông thôn
Tỉ lệ nghèo của TCTK-NHTG Tỉ lệ nghèo chính thức Tỷlệ dân
số (%)
Tỉ lệ (%) Mức đóng góp cho
tỉ lệ chung (%)
Tỉ lệ (%) Mức độ độ
Đóng góp cho
Tỷ lệ chung.
Tỉ lệ chung của
quốc gia
20.7 100 14.2 100 100
Thành thị 6.0 9.0 6.9 6.0 30
Nông thôn 27.0 91.0 17.4 94.0 70
Nguồn: báo cáo giảm nghèo năm 2011 của word bank .
- Theo phương pháp và chuẩn nghèo mới của TCTK-NHTG: 20,7% dân số Việt nam vẫn thuộc
diện nghèo vào năm 2010, bao gồm 27% ở khu vực nông thôn và 6% ở khu vực thành thị, và 8% dân
số vẫn thuộc diện cực nghèo. Con số này cần so với tỷ lệ nghèo chính thức 14,2% vốn được xác định
theo các chuẩn nghèo chính thức áp dụng cho khu vực nông thôn và thành thị của Việt Nam nêu

trong KH PTKT-XH giai đoạn 2011–2016. Mặc dù phân bố nghèo theo vùng là tương tự nhau giữa
hai cách tiếp cận, các mức nghèo tính theo tổng số theo phương pháp của TCTK – NHTG cao hơn
nhiều.
- Việt Nam hiện đứng thứ 11 thế giới về số lượng người nghèo:
Số người nghèo của Việt Nam tính đến năm 2011 là: 14,3 triệu người, chiếm 16,9% dân số và
cũng nằm trong số nước có lượng người nghèo cao nhất khu vực. Lâu nay Việt Nam được xem là
một trong những nước thành công nhất về giảm nghèo, tuy nhiên đó là đo theo chuẩn nghèo cũ, thấp
hơn chuẩn quốc tế. Nếu tính theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam (1,61 USD cho khu vực thành thị
và 1,29 USD cho khu vực nông thôn) thì tỷ lệ nghèo trên toàn quốc là 20,7%. Còn nếu so với chuẩn
của quốc tế 2 USD Mỹ một ngày (tính theo PPP) thì có hơn 40% người Việt Nam nằm dưới mức
nghèo. Một bản phân tích của Viện Brookings (một trong những nhóm nghiên cứu hàng đầu của
Mỹ) năm 2011 cho thấy 70,4% người Việt Nam sống dưới mức 5 USD một ngày.
17
Hình 5: Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam giai đoạn từ 2001 – 2011.
Nhìn vào hình 5: tỷ lệ nghèo của Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 – 2011 có rất nhiều biến
động, cao nhất là năm 2006 tỷ lệ nghèo lên đến 18%, đứng sau đó là năm 2001. Tỷ lệ hộ nghèo từ
năm 2006 đến 2010 đang có xu hướng giảm, tuy nhiên lại tăng đột ngột vào năm 2011.
Nhìn chung tỷ lệ nghèo đói nước ta vẫn còn cao và xu hướng nghèo đang giảm chậm dần qua
các năm.
Nghèo về dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam đang đứng vị trí số một:
Theo số liệu Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm 2006 (MICS), để
ước tính số trẻ em không được đáp ứng 7 loại nhu cầu cơ bản của con người, thì nghèo về dinh
dưỡng là vấn đề lớn nhất, với tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng lên tới 35,8% (chỉ tiêu suy
dinh dưỡng tính theo chiều cao, mức độ vừa). Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, năm
2007, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng tính theo cân nặng là 21,2%; tính theo chiều cao là
33,9%. Với con số này, thì vấn đề nghèo về dinh dưỡng đứng ở vị trí số 1 trong tất cả các lĩnh vực
thiếu thốn nhu cầu cơ bản và nước ta đang phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đến năm 2010 còn
20% và năm 2015 xuống còn 15%.
Nghèo về nơi ở và thường đi kèm theo đó là thiếu các công trình vệ sinh cơ bản đứng ở vị trí thứ 2
và thứ 3 về mức độ nghiêm trọng, với tỷ lệ 20 – 30% số trẻ em đang chịu những thiếu thốn này. Con

18
số 8,7% trẻ em thiếu nước sạch có thể quá thấp. Về yếu tố dân tộc, những dân tộc ít người, sống
phân tán ở vùng cao, điển hình là người Mông trong mẫu điều tra, có tỷ lệ trẻ em nghèo cao về tất cả
các lĩnh vực. Trẻ em thuộc các dân tộc có dân số đông, sống tập trung và ở vùng núi thấp, vùng đồng
bằng như Tày, Nùng, Mường, Thái… thì mức độ nghèo về thông tin là điều đáng chú ý.
-Tóm lại:
Sau 10 năm nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã công nhận
Việt Nam có thành tích trong xóa đói giảm nghèo. Việt Nam nằm trong nhóm 18 quốc gia được trao
bằng khen chứng nhận việc sớm đạt được Mục tiêu Phát triển thiên niên kỉ 1 (MDG1) – hướng tới mục
tiêu giảm một nửa số người bị đói vào năm 2015. Điều đó khẳng định Định hướng Chiến lược toàn
diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân và phù hợp với xu
thế chung của thế giới.
- Đặc biệt, tham luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020, dẫn báo cáo “Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn
thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới” của Ngân hàng
Thế giới (WB), công bố đầu năm 2013, cho biết: WB đã đánh giá tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ
gần 60% xuống 20,7% trong 20 năm qua (1990-2010) với khoảng 30 triệu người. Bên cạnh đó, Việt
Nam cũng đạt được thành tựu ấn tượng về giáo dục và y tế. Tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học của người
nghèo hơn 90% và ở bậc trung học cơ sở là 70%.
- Tuy nhiên, tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững, khoảng cách giàu – nghèo giữa các
vùng, nhóm dân cư còn lớn; nhiều vùng còn nhiều khó khăn, có vùng còn trên 50% hộ nghèo, cá biệt
có vùng còn 60% -70% hộ nghèo. Tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ
nghèo trong cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình
quân cả nước. Với mục tiêu cụ thể đặt ra, đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm
2%/năm (từ 9,6% xuống còn 7,6%), riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 4%/năm
(từ 43,89% năm 2012 xuống còn 38,89% năm 2013), đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước
giảm còn dưới 5% theo chuẩn nghèo hiện hành, tỷ lệ nghèo các huyện nghèo còn dưới 30%.
2.1.3. Thành tựu đạt được:
a) Tỷ lệ giảm nghèo:
- Theo tổng kết của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội về chương trình mục tiêu quốc gia

giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2013, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm. Bình quân cả
nước giảm 2% mỗi năm trong khi đó tỷ lệ này ở các huyện, xã nghèo giảm trên 5% mỗi năm.
19
- Người nghèo đã có cơ hội tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản. Điều đó thể hiện qua tỷ lệ
huy động trẻ em đến trường đúng độ tuổi tăng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất dân sinh như thủy lợi
nhỏ, công trình điện sinh hoạt, đường giao thông đến thôn bản được tăng cường…Một số địa
phương như Kom Tum, Đắk Lắk, Yên Bái đã có chính sách hỗ trợ cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó
khăn về sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng. Có 18 tỉnh, thành hỗ trợ 100% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế
và thực hiện đồng chi trả chi phí khám chữa bệnh đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bảng 6: Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2004-2010
Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2004-2010 (%)
2004 2006 2007 2008 2009 2010
Cả nước 18,1 15,5 14,8 13,4 12,3 10,7
Đồng bằng Sông Hồng 12,7 10,0 9,5 8,6 7,7 6,4
Trung du và miền núi
phí bắc
29,4 27,5 26,5 25,1 23,5 22,5
Bắc trung bộ & duyên
hải miền trung
25,3 22,2 21,4 19,2 17,8 16,0
Tây nguyên 29,2 24,0 23,0 21,0 19,5 17,1
Đông nam bộ 4,6 3,1 3,0 2,5 2,1 1,3
Đồng bằng sông cửu
long
15,3 13,0 12,4 11,4 10,4 8,9
- Nhìn vào bảng 6, ta thấy tỷ lệ giảm nghèo của cả nước giai đoạn từ năm 2004 – 2010 giảm dần
qua từng năm, giảm từ 18,1 %( năm 2004) xuống còn 10,7 %(năm 2010).
- Tỷ lệ đói nghèo ở nước ta đã giảm một cách tích cực, tính đến năm 2012, đã có 500 nghìn lượt
hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở, 542 triệu lượt người được hỗ trợ bảo hiểm xã hội. Điều kiện sống
của người nghèo được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo và các huyện nghèo giảm nhanh, hoàn thành vượt

mục tiêu Quốc hội đề ra từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 9,6% (năm 2012). Thông qua thực hiện
Chương trình 135 giai đoạn II, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 47%
(năm 2006) xuống còn 28,8% (năm 2010), thu nhập bình quân đầu người là 4,2 triệu
đồng/người/năm.
- Theo Báo cáo Đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012 mới công bố của Ngân hành thế giới World
Bank, hơn 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo trong hai thập kỷ qua. Nghèo đói ở Việt
Nam đã giảm nhanh chóng từ 60% hồi đầu những năm 1990 xuống 20,7% trong năm 2010. Việt
Nam đã đạt được tỷ lệ nhập học tiểu học và trung học cơ sở cao, lần lượt hơn 90% và 70%.
Theo đánh giá gần đây nhất của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc FAO, Việt Nam là một trong
những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm số người bị đói từ 46,9% (32,16 triệu người)
trong giai đoạn 2010 – 2012, và đã đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 1 (MDG1) – hướng
20
tới mục tiêu giảm một nửa số người bị đói vào năm 2015.
b) Thu nhập bình quân đầu người.
- Do kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá; đồng thời, các ngành, các địa phương triển khai
thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và nhiều chương trình liên quan
khác nên đời sống dân cư nhìn chung được cải thiện rõ rệt.
- Theo kết quả Khảo sát mức sống hộ gia đình do Tổng cục Thống kê tiến hành 2 năm một lần
thì thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của dân cư đã tăng từ 356,1 nghìn đồng năm 2002 lên 484,4
nghìn đồng năm 2004; 636,5 nghìn đồng năm 2006; 995,2 nghìn đồng năm 2008 và 1387,2 nghìn
đồng năm 2010. Chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng vào các năm tương ứng cũng tăng từ 293,7
nghìn đồng lên 396,8 nghìn đồng; 511,4 nghìn đồng; 792,5 nghìn đồng và 1210,7 nghìn đồng Cũng
theo kết quả của các cuộc Khảo sát mức sống hộ gia đình nêu trên thì tỷ lệ hộ có nhà kiên cố tăng từ
17,2% năm 2002 lên 27,8%năm 2008 và 49,2% năm 2010.Tỷ lệ hộ sinh sống trong nhà tạm giảm từ
24,6% năm 2002 xuống còn 13,1% năm 2010. Tỷ lệ hộ có xe máy tăng từ 32,3% năm 2002 lên
64,8% năm 2008; tỷ lệ hộ có tủ lạnh tăng từ 10,9% lên 31,5%; tỷ lệ hộ có ti vi màu tăng từ 52,7%
lên 86,6%; tỷ lệ hộ có máy vi tính tăng từ 2,4% lên 10,9%; tỷ lệ hộ có máy giặt tăng từ 3,8% lên
13,1%; tỷ lệ hộ có máy điều hòa nhiệt độ tăng từ 1,1% lên 4,4%; tỷ lệ hộ có ô tô tăng từ 0,1% lên
0,4%; tỷ lệ hộ có điện thắp sáng tăng từ 86,5% lên 97,6%; tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh cho ăn
uống tăng từ 78,1% lên 92,1%.Tỷ lệ nghèo chung (tính theo chuẩn chi tiêu của NHTG-TCTK) đã

giảm từ 28,9% năm 2002 xuống còn 19,5% năm 2004; 16,0% năm 2006 và 14,5% năm 2008.
c) Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế tiếp tục thu được thành tựu mới
- Đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện; sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và các
lĩnh vực xã hội khác có những tiến bộ đáng kể.
- Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (1/4/2009), tỷ lệ biết chữ của dân số từ
15 tuổi trở lên đạt 94%, tăng 4 điểm phần trăm so với 1/4/1999. Trong những năm vừa qua, ngoài
việc tiếp tục duy trì và củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đạt được từ năm 2000, tất cả 63
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn hoàn thành mục tiêu phổ cập trung học cơ sở đề ra trong
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010. Trong đào tạo đại học và cao đẳng, 209 sinh viên
năm 2009 và 249 sinh viên năm 2010, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2010 là 200 sinh viên/1
vạn dân. Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp từ 255,4 nghìn học sinh năm 2000 đã tăng lên 500,3
nghìn học sinh năm 2005; 699,7 nghìn học sinh năm 2009 và 686,2 nghìn học sinh năm 2010; học
sinh học nghề tăng từ 792 nghìn lượt học sinh năm 2000 lên 1748 nghìn lượt học sinh năm 2010.
21
- Việc tăng cường và nâng cao chất lượng công tác y tế những năm vừa qua đã giảm thiểu đáng
kể tình trạng mắc và lây lan dịch bệnh trong cộng đồng
2.1.4. Khó khăn hạn chế:
- Tuy đạt được những thành tích đáng mừng nhưng công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam
lại đang đối mặt với những thách thức mới. Phần lớn những người nghèo còn lại sống ở vùng nông
thôn xa xôi, hạn chế về tài sản, trình độ học vấn và điều kiện sức khỏe kém. Nghèo trong các nhóm
dân tộc thiểu số là một thách thức kéo dài. Tuy chỉ chiếm 15% dân số cả nước nhưng chiếm tới 47%
tổng số người nghèo vào năm 2010, so với 29% năm 1998. Hơn nữa, những người nghèo ngày càng
khó tiếp cận với các điều kiện giảm nghèo chung do không theo kịp tốc độ gia tăng của các điều kiện
giảm nghèo, đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số.
- Bên cạnh những thách thức giảm nghèo mang tính lâu dài thì công cuộc giảm nghèo ở nước ta
còn phải tính đến một số thách thức mới như: Bất ổn vĩ mô ngày càng tăng khiến cho tốc độ giảm
nghèo có xu hướng chậm lại; nghèo tại khu vực thành thị gia tăng do tốc độ đô thị hóa nhanh khiến
người dân gặp khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi và nguy cơ tái nghèo mới ở khu vực nông thôn,
ven biển…Đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được khắc
phục

- Trong những năm vừa qua, tỷ lệ nghèo của nước ta đã giảm đáng kể nhưng đến nay vẫn còn
tương đối cao. Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới5) của một số vùng vẫn trên 20%
(Vùng Trung du và miền núi phía Bắc còn 29,4%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 20,4%;
Tây Nguyên 22,2%). Đến năm 2010 ở nhiều vùng số hộ nghèo vẫn lớn đến mức bình quân cứ 4-5 hộ
có 1 hộ nghèo.
- Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là dân cư sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng thường
xuyên bị thiên tai vẫn rất khó khăn
- Những hộ cận nghèo và vừa mới thoát nghèo có thể lại rơi vào nhóm các hộ nghèo một khi gặp
khó khăn trong sản xuất và đời sống. Trên ý nghĩa đó mà xét thì kết quả xoá đói giảm nghèo vẫn
chưa thật vững chắc.
- Thu nhập của các tầng lớp dân cư đều tăng trong những năm vừa qua, nhưng thu nhập của một
bộ phận dân cư tăng chậm, làm cho khoảng cách chênh lệch giàu nghèo tương đối cao và có xu
hướng ngày càng doãng ra. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2002 của 20% số hộ thuộc
nhóm thu nhập cao nhất đạt 872,9 nghìn đồng, gấp 8,1 lần thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của
20% số hộ thuộc nhóm thu nhập thấp nhất; năm 2004 đạt 1182,3 nghìn đồng; gấp 8,3 lần; năm 2006
22
đạt 1541,7 nghìn đồng, gấp 8,4 lần; năm 2008 đạt 2458,2 nghìn đồng, gấp 8,9 lần; năm 2010 đạt
3411,0 nghìn đồng, gấp 9,23 lần.
2.1.5: Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở Việt Nam
2.1.5.1 Nguyên nhân khách quan:
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian
khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ
gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia
chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài.
Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông
nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn
đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như
thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm.
Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư
liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất.

Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị
trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn,
thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân
số tăng cao.
Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào
tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành
chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố.
Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và
thiếu hiệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước.
2.1.5.2 Nguyên nhân chủ quan:
Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhưng số lượng người
nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau:
Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của
thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên.
Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ
lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh
lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.
23
Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa
hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,
thất nghiệp
Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu
tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn
thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường
còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước.
Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của tuổi thơ. Các em
không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm
gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình.
Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc cao.
Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp.

Hiệu năng quản lý chính phủ thấp.
2.2. Các chính sách XĐGN ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát
Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân
tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu
vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác
tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù với đặc điểm của
từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch;
xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh. Tăng cường năng lực cho
người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư,
từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển
sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản
xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao
24
động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.
c) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu vực. Giải quyết cơ bản vấn
đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 – 6 lần so
với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua
đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Phát
triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới
tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu,
cây công nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô
tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản
điều kiện học tập; chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
2.2.2. Các chính sách XĐGN của đảng và nhà nước

Hỗ trợ sản xuất –tạo việc làm –tăng thu nhập:
Thứ nhất: Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để
trồng rừng sản xuất:
Hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là
rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng) được hưởng tiền khoán chăm sóc,
bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha/năm. Đối với hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao
rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất, ngoài chính sách được hưởng theo quy định tại các điểm a,
b nêu trên còn được hỗ trợ. Được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được
lương thực (thời gian trợ cấp gạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định, nhưng tối đa không quá 7 năm).
Được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha/hộ để tận dụng tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích
nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, rừng và đất được giao để trồng rừng sản xuất;.
Thứ hai : Chính sách hỗ trợ sản xuất
Bố trí kinh phí cho rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng huyện, xã, nhất là những nơi có
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên bị thiên tai.
Thứ ba : Đối với hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới trong thời gian chưa tự túc được
lương thực thì được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng.
Thứ tư: Tăng cường, hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư: dịch vụ bảo vệ thực
25

×