Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

thực trạng thị trường lâm sản việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.62 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: Kinh Tế Lâm Nghiệp
Đề tài : Tình Hình Thị Trường Lâm Sản Việt Nam
Giai đoạn 2005-2013
SINH VIÊN THỰC HIỆN: GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
Nguyễn Thị Thùy Phương Trần Đoàn Thanh Thanh
Cao Chí Quốc
Trương Hoàng Minh Thiện
Trần Thị Thu Trang
Đoàn Thị Hồng Hiệp
Nguyễn Thị Kim Cúc
Đỗ Quốc Cường
Hoàng Thị Như Quỳnh
Huế, ngày 25 tháng 11 năm 2014

MỤC LỤC
I.Đặt Vấn Đề
1.Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một nước có vị trí địa lí,khí hậu thuận lợi và nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú,đồng thời cũng là quốc gia có lượng lâm sản lớn và có nhiều giá trị.
Với địa hình chia cắt phức tạp lại trải dài trên nhiều vĩ độ địa lý, đã tạo cho Việt Nam
có nhiều kiểu rừng có những đặc trưng về đa dạng sinh học. Trong hầu hết các kiểu rừng ở
Việt Nam ngoài thành phần các loài gỗ còn có rất nhiều lâm sản ngoài gỗ. Đó không chỉ là
nguồn sống của cư dân sống xung quanh khu vực có rừng mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu
từ các lâm sản ngoài gỗ.
Hơn thế,tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai,
mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác.


Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử dụng tài
nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục
vụ cho nhu cầu đời sống.
Tuy nhiên có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp,
đó là áp lực về dân số của các vùng tăng nhanh, nghèo đói, người dân sinh kế chủ yếu
dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp kiến
thức bản địa chưa được phát huy hoạt động khuyến nông khuyến lâm chua phát triển,
chính sách nhà nước về quản lý rừng còn nhiều bất cập cơ cấu xã hội truyền thống có
nhiều thay đổi…
Vì vậy vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Một trong những đòi
hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích hợp thu hút sự
tham gia tích cực của cộng đồng dân cư và công tác quản lý bảo vệ phát triển. Trong những
năm gần đây nhà nước đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách tác động mạnh đến đời
sống nhân dân như: giao đất lâm nghiệp, khoán quản lý bảo vệ rừng, quy chế về quản lý
rừng phòng hộ quy chế hưởng lợi vv…
Qua những tìm hiểu nhóm chúng em quyết định “phân tích các vấn đề về thị trường
lâm sản Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay”, đề nhằm hiểu thêm thị trường lâm sản nước ta
4
đã,đang và sẽ có những ưu thế gì, thực trạng hiện nay về lâm sản,những vấn đề tồn tại, và
đưa ra các giải pháp nhằm mục đích đẩy mạnh sự phát triển cho thị trường lâm sản Việt
Nam một cách hiệu qủa và toàn diện.
2.Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng thị trường lâm sản của Việt Nam.
- Cung – cầu thị trường gỗ
- Thuận lợi và khó khăn của thị trường gỗ và lâm sản việt nam .
- Đề xuất các ý kiến khuyến nghị về mặt chính sách nhằm phát triển thị trường và đưa ra các định hướng để
phát triển thị trường lâm sản Việt Nam.
3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:

Thị trường lâm sản Việt Nam từ 2005 đến nay
• Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu các số liệu và tài liệu liên quan đến thị trường lâm sản Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay.
- Thực trạng thị trường và tình hình sản xuất,chế biến lâm sản của Việt Nam.
- So sánh với một số nước trên khu vực và thế giới.
- Tìm hiểu về cung – cầu thị trường gỗ Việt Nam.
- Những thuận lợi và khó khăn của thị trường lâm sản Việt Nam.
- Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đang triển khai trong thực tiễn đến thị trường lâm sản.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường và sản xuất chế biến lâm sản xuất khẩu.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu, kế thừa tài liệu.
+ Sử dụng các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như các tạp chí và các thông tin báo cáo của các
bộ, các ngành.
+ Kế thừa các kết quả của các nghiên cứu khoa học, các khoá luận có liên quan.
+ Điều tra khảo sát thực tế để thu thập thông tin, số liệu về tình hình thị trường lâm sản giai đoạn 2005 đến
nay.
+ Sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế để tổng hợp và phân tích các số liệu thông tin thu thập được.
+ Sử dụng phương pháp phân tích chính sách để đánh giá tác động của các chính sách.
5.Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Thu thập số liệu liên quan từ 2005 đến nay.
5
II. Nội Dung Chính
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm lâm sản
Lâm sản bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được
từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, ở tất cả các hình thái của
nó.
Trước đây người ta khái niệm lâm sản chủ yếu là gỗ, ít quan tâm đến các thành phần
khác gỗ. Ngày nay, trong các chiến lược phát triển bền vững của các dự án lâm nghiệp xã
hội, nông lâm kết hợp người ta còn chú ý nhiều đến các lâm sản khác ngoài gỗ.

1.2. Khái niệm thị trường lâm sản
Thị trường Lâm Sản là nơi gặp gỡ giữa cầu và cung Lâm Sản ở một thời điểm nhất
định. Hay nói một cách khác, thị trường lâm sản là nơi diễn ra các hoạt động mua bán,
chuyển nhượng, trao đổi hàng hóa lâm sản.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tổng quan về thị trường lâm sản thế giới
2.1.1. Thị trường tiêu thụ trên thế giới
Thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ chủ yếu vẫn là các nước phát triển như các nước Bắc Mỹ (Mỹ),
Châu Âu EU và Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản). Thị trường các nước phát triển có lợi thế cơ bản như: Nền
kinh tế phát triển ổn định; sức mua thị trường lớn và nhu cầu tăng liên tục; các thể chế về kinh doanh thương
mại tương đối hoàn thiện, hệ thống phân phối lại tiêu thụ rộng khắp và năng động.
Theo các chuyên gia thì khuynh hướng tiêu dùng hiện nay của các nước phát triển đang có sự thay đổi
theo hướng có lợi cho các nước đang phát triển. Cụ thể là, không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm,
nhưng phải có nhãn hiệu thể hiện sự đọc đáo của sản phẩm với giá cả vừa phải. Cách lựa chọn những sản
phẩm này ở mỗi thị trường, mỗi nước có những đặc điểm riêng biệt, không giống nhau.
- Thị trường Mỹ : Các nhà nhập khẩu Mỹ cho biết, hằng năm người tiêu dùng Hoa Kì
sử dụng 75 tỷ USD cho mua sắm các mặt hàng gỗ, trong đó 15 tỷ USD hàng gỗ được
cung ứng từ các nhà xuất khẩu nước ngoài. Họ chỉ muốn giao dịch tập trung ở một,
hai nhà cung cấp số lượng lớn, thường sử dụng đồ gỗ có thêm những chi tiết bằng vật
liệu khác như kim loại, nhựa, da, vải. Người tiếu dùng mỹ có tính cách: không chờ
đợi lâu, quyết định mua bán theo ngẫu hứng, không thích các hàng hóa đại chúng dễ
6
bắt chước, chỉ thích loại hàng mang vẻ độc đáo, thể hiện các tính của người mua và
coi trọng đến giá cả.
Nhu cầu tiêu thụ gỗ tại mỹ những năm gần đây không ngừng tăng, ước tính từ 1996 đến năm năm
2001 nhu cầu này tăng 33,6%. Do trong nước không đáp ứng đủ nên đồ gỗ nhập khẩu vào Mỹ liên tục tăng,
từ mức 4,988 triệu USD năm 1996 lên 10.200 triệu USD năm 2001. Nó cách khác, đồ gỗ nhập khẩu chiếm
1/3 thị phần đồ gỗ tại Mỹ.
Những mặt hàng đồ gỗ được tiêu thụ chính: đồ gỗ (chiếm 445 thị phần) gồm giường ngủ, bàn ăn, đò
gỗ phòng khách, bếp; đồ gỗ nhồi(bọc) chiếm 37,8%, chủ yếu là salong, soopha; đồ bọc nệm chiếm 12.5%;

đồ làm từ kim loiaj chiếm 5.8%, chủ yếu là đồ ngoài trời và nhà bếp, phòng ăn.
- Thị trường Châu Âu: Ngành công nghiệp đồ gỗ tại EU là một trong những ngành sản
xuất lớn nhất (tổng trị giá 82 tỉ euro năm 2000, tương đương 73 tỉ USD) và chiếm ½
sản lượng đồ gỗ thế giới. Trong đó, Đức chiếm 27% tổng sản lượng, tiếp theo là ý,
Pháp và Anh.Toàn EU có khoảng 90.000 cơ sở chế biến đồ gỗ, trong đó 80.000 cơ sở
có dưới 20 nhân công/cơ sở.
Đồ gỗ được xem là mặt hàng lâu bền, và 70% người dân EU mua đồ gỗ là để
thay cho đồ cũ.Sức mua đồ gỗ phụ thuộc vào thu nhập của hộ gia đình, và theo tỉ lệ
1,5 (khi thu nhập tăng 1 thì nhu cầu đồ gỗ tăng 1,5 lần) .ngoài ra sức mua này còn
phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở, quảng cáo tiếp thị.
Trong những năm gần đây khi chất lượng sản phẩm đồ gỗ được nâng cao thì thị
phần ngành sản xuất đồ gỗ ở Châu Âu bị thu hẹp do giá thành sản xuất cao, thị phần
đồ gỗ nội thất Châu Âu gần như đang bỏ ngỏ cho hàng nhập khẩu.
Nhìn chung các nước Đông Âu và Châu Á chiếm thị phần lớn nhất tại EU. Đồ
gỗ nhập khẩu tập trung vào các mặt hàng dành cho phòng ngủ và các lĩnh vực khác.
Hiện nay mặt hàng đồ gỗ chưa đươc EU bảo hộ, nên các yêu cầu về mặt hàng này
chưa quá khắt khe, đặc biệt là vấn đề thuế theo chế độ ưu đẫ thuế quan phổ cập.
- Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản từ nhiều năm nay là nước “ăn hàng” khá lớn của các
nước xuất khẩu hàng gỗ chế biến và thủ công mỹ nghệ.Theo Jetro nhu cầu nhập khẩu
đò gỗ của Nhật đang gia tăng, năm 1998 Nhật nhập khẩu trên 306.000 tấn đồ gỗ trị
giá 138 tỷ yên đến năm 2002 con số gia tăng đã lên gấp đôi.
Người Nhật giời đây đang chuyển lựa chọn hàng cao cấp của Châu Âu sang
hàng trung bình với giá cạnh tranh của khu vực Châu Á, vì vậy hàng đồ gỗ vào Nhật
phần lớn xuất phát từ Châu Á. Trên 90% lượng đồ gỗ nhập khẩu vào Nhật Bản có
xuất xứ từ các nước trong khu vực này. Trung Quốc là nước xuất khẩu vào Nhật
7
nhiều nhất và chiếm đến 32,2% thị phần đồ gỗ của quốc gia này; kế đến là Thái Lan
17,4%, Malaysia 9,2%, Indonesia 8,2% và Việt nam đứng thứ năm với 7,3 %.
- Thị trường Trung Quốc: Trong những năm gần đây, Trung Quốc là một hiện tượng
mới, một đối tác lớn trên thị trường lâm sản thế giới. Cá sản phẩm gỗ của Trung

Quốc có sức cạnh tranh lớn do chất lượng tot, giá bán rẽ, phù hợp với thị hiếu khách
hàng và được đánh giá là thân thiện với môi trường.
2.1.2 Thị trường nguyên liệu
Trong những năm gần đây nguồn cung cấp gỗ nhiệt đới cho thị trương thế giới là khu vực Đông Nam
Á, Amazon, Châu Phi và các nguồn cung cấp gỗ ôn đới là chủ yếu Nga, Canada
Tình hình xuất nhập khẩu gỗ tròn, gỗ hộp trên thế giới những năm vừa qua có
những chuyển biến quan trọng. trong khi các nước xuất khẩu chủ yếu như Mỹ,
Malaysia đang có xu hướng giảm xuất khẩu các mặt hàng này những nước đang khôi
phục lại nền kinh tế sau một thời gian dài trì trệ Như Liên bang Nga lại có xu hướng
tăng lượng xuất khẩu hằng năm lên một cách rõ rệt. Giá trị xuất khẩu gỗ của Liên
bang Nga đã tăng từ 945,296 triệu USD năm 1996 lên 1.338,269 triệu USD năm
2000.
Về nhập khẩu, Nhật Bản và Hàn Quốc đang dần dần giảm lượng nhập khẩu
xuống.Nếu như năm 1996, giá trị nhập khẩu gỗ tròn và gỗ hộp của Nhật Bản lên tới
gần 4,5 tỷ tức là giảm gần một nửa.Ngược lại, Trung Quốc là nước có nền kinh tế
đang phát triển với tốc độ cao lại có xu thế tăng nhanh lượng gỗ nhập khẩu.
Về địa lý, hơn 90% tổng diện tích rừng có chứng chỉ nằm ở Bắc bán cầu trong
đó một nữa ở tại Châu Âu và 41% ở Bắc Mỹ Các nước đang phát chỉ chiếm không
quá 10% tổng diện tích có chứng chỉ chủ yếu do FSC cấp, trong đó Brazil có 0,9 triệu
ha và nam Phi có toàn bộ 0,81 triệu ha được cấp chứng chỉ là rừng trồng
Các nước cung cấp lâm sản có chứng chỉ quan trọng nhất hiện nay là các nước
Bắc Âu, Tây Âu, Canada và Châu Á. Thị trường về lâm sản có chứng chỉ chủ yếu tập
trung ở các nước Tây Âu, Nhật Bản, Mỹ.
2.2. Thị trường lâm sản một số nước trong khu vực
2.2.1. Thị trường lâm sản ở Trung Quốc
- Thị trường lâm sản gỗ.
Trung Quốc là một trong bốn thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn nhất Việt
Nam, một thực tế có thể thấy ở những năm gần đây là xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị
8
trường Trung Quốc tăng nhiều. Năm 2012 xuất khẩu sang thị trường này đạt khoảng

740 triệu đô la Mỹ, năm 2013 xấp xỉ 1 tỉ đô la Mỹ.
Năm 2013, tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Trung Quốc
chiếm khoảng 14% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ.
Trung Quốc tuy là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới nhưng cũng là thị
trường tiêu thụ đồ gỗ. Trong khi nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ ởTrung Quốc đang tăng mạnh
thì ngành gỗ nước này lại có dấu hiệu thoái trào. Đây là cơ hội tốt cho ngành gỗ Việt
Nam. Nhiều doanh nghiệp gỗ Trung Quốc đã phải tính tới chuyện dẹp nhà máy trong
nước, đi mở nhà máy ở nước ngoài để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu trở lại vào nước này.
Một trong những địa chỉ mà các doanh nghiệp gỗ Trung Quốc đang tìm tới là Việt
Nam, do có giá nhân công rẻ hơn. Sự gần gũi về mặt địa lý cũng giúp cho doanh
nghiệp gỗ nước ta thuận lợi hơn trong việc kiểm tra, sửa chữa hàng.
Hiện nay, ngành chế biến gỗ vẫn đang đối diện không ít hạn chế và thử thách,
kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng lợi nhuận và giá trị gia tăng sản phẩm đồ gỗ
chưa cao do chi phí đầu vào tăng, nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ chủ yếu là nhập
khẩu, giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu thấp.
Trung Quốc, nước chiếm vị thế số 1 về xuất khẩu gỗ, chi phí lương ở Trung
Quốc chỉ chiếm 14% doanh thu, trong khi Việt Nam gần 20%. Trung bình một công
nhân sản xuất trong ngày ở Trung Quốc là 4,5 cái ghế nhưng Việt Nam chỉ 1,9 cái,
chi phí sản xuất đồ gỗ ở Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với Việt Nam.
Năm 2012, Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng sản xuất bột gỗ cùng với tăng nhập
khẩu dăm gỗ để làm bột giấy, xu hướng chi phí gỗ ở phía nam Trung Quốc gia tăng sẽ
đẩy các nhà sản xuất bột giấy nước này tăng cường mua gỗ dăm với khối lượng ngày
càng tăng.
Trung Quốc gặp một số khó khăn nhiều vốn bị tồn đọng do gỗ khó bán,cụ thể ở
Hà Bắc, thị trường gỗ hồng sắc đang bị khủng hoảng. Nhu cầu đồ nội thất gỗ hồng
sắc đã giảm mạnh. Người tiêu dung Trung Quốc bây giờ ít quan tâm đến đồ nội thất
gỗ hồng sắc vì giá quá cao. Các thương nhân giờ đây không thể đẩy được hàng.
Trung Quốc bất ngờ thông báo giảm giá thu mua gỗ bóc đối với các chủng loại gỗ keo, bồ đề, bạch
đàn. Cụ thể, gỗ keo giảm từ 1,1 triệu đồng xuống còn 1 triệu đồng hoặc 900.000đ/m3, bạch đàn giảm từ 1,2
triệu đồng xuống còn 1,1 triệu đồng/m3, bồ đề giảm từ 1,3 triệu đồng xuống còn 1,1 triệu đồng/m3. Việc

giảm giá bất ngờ này gây thiệt hại nặng nề cho hàng ngàn hộ nông dân làm nghề bóc gỗ.
- Thị trường lâm sản ngoài gỗ.
9
Mở rộng trao đổi , buôn bán lưu thông hàng hóa các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ
chính trên thị trường quốc tế, Trung Quốc đã làm phong phú them chủng loại các sản
phẩm lâm sản ngoài gỗ. Có nhiều sản phẩm lâm sản ngoài gỗ chính trước đây chưa
từng được khai thác và buôn bán như lá quế, lá hồi, hoa thảo quả…
Thị trường lâm sản ngoài gỗ làm gia vị của Việt Nam có những bước phát triển
nhưng vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, có hơn 80% số lượng
các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ làm gia vị ở Việt Nam đều xuất khẩu sang Trung
Quốc, chính sách nhập khẩu của Trung Quốc liên tục thay đổi.
2.1.2. Thị trường lâm sản ở Lào.
Đất nước Lào không có biển nên rừng là nguồn sống của hàng triệu người dân.
Lào có đầy đủ tiềm năng để khai thác và kinh doanh gỗ. Hiện nay kim ngạch xuất
khẩu gỗ từ Lào đang cao nhất trong số các nước mà Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên
liệu. Lào muốn xuất khẩu sang các nước phải qua con đường của Việt Nam và Thái
Lan vì họ không có đường bờ biển.
Năm 2011 đến nay, kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Lào tăng mạnh. Năm
2011 đạt 734,1 triệu USD, tăng 49,8% so với năm 2010. Năm 2012, con số này đạt
866,1 triệu USD tăng 18% so với 2011. Năm 2013 đạt 1.126 triệu USD tăng 30% so
với năm 2012. Hàng nhập khẩu từ Lào chủ yếu là gỗ và các sản phẩm gỗ, chiếm
khoảng 65-70% kim ngạch Việt Nam nhập khẩu từ Lào. Gỗ ở thị trường Lào chủ yếu
là gỗ tự nhiên, cứng, kích thước lớn, giá thành nguyên liệu cao, các doanh nghiệp
nhập khẩu gỗ từ Lào sản xuất thành các sản phẩm như ván sàn, của đi, của sổ, cầu
thang, tủ bếp…
Lào là thị trường cung cấp gỗ tự nhiên lớn cho Việt Nam, nguồn tài nguyên rừng
tự nhiên của Lào còn rất phong phú. Theo thống kê của Tổng kê của Tổng cục Hải
Quan, 9 tháng đầu năm 2007 kim ngchj nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Lào
đạt 77 triệu USD, tăng 80% so với cùng kỳ 2006. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên
liệu từ thị trường Lào tăng mạnh cho thấy nhu cầu gỗ nguyên liệu từ rừng tự nhiên ở

mức cao.
- Chủng loại gỗ được nhập từ thị trường Lào.
+ Gỗ hương: Trong 9 tháng đầu năm 2007, các doanh nghiệp đã nhập khẩu
36,98 nghìn m3 gỗ hương các loại với kim ngạch đạt 17 triệu USD, giá nhập khẩu gỗ
10
dáng hương trung bình ở mức 512 USD/m3, giá nhập khẩu gỗ hương tía trung bình ở
mức 444 USD/m3, giá nhập khẩu gỗ đinh hương trung bình ở mức 305 USD/m3.
+ Gỗ chò: Với 34 nghìn m3, kim ngạch 5,8 triệu USD, bằng hơn 4 lần so với
cùng kì 2006. Giá nhập khẩu chò từ đầu năm 2007 trung bnhf ở mức 171 USD/m3,
giảm 25% so với cùng kỳ 2006.
+ Gỗ trắc: là loại gỗ có im ngạch nhập khẩu lớn thứ 3, đạt gần 5,79 triệu USD.
+ Gỗ lim: Nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2007 đạt 12,5 nghìn m3, với kim ngạch
đạt 5,15 triệu USD.
+ Gỗ dỗi: Đạt trên 22 nghìn m3 với kim ngạch trên 3,77 triệu USD, tăng 35,8%
về lượng và tăng 30% về giá trị so với cùng kỳ 2006.
+ Gỗ cụ: 2007 tăng 21% về lượng và tăng 19% về giá trị so với cùng kỳ 2006.
3. Thị trường lâm sản Việt Nam
Tổng quan thị trường lâm sản việt nam:
Như nhóm em đã đề cập ở phần đặt vấn đề thì Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên rất thuận
lợi để phát triển ngành lâm nghiệp, và trên thị trường nhu cầu về sản phẩm gổ và ngoài gỗ là rất cao, nó đóng
vai trò là nguồn nguyên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp khác không chỉ trong Việt Nam mà còn trên
toàn thế giới. Chính những yếu tố này làm cho thị trường lâm sản của việt nam trở nên rất năng động. Cụ thể
như thế nào thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần dưới đây:
3.1. Cung hàng hóa lâm sản của Việt Nam
3.1.1 Trong nước
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ nhiều nguồn như Tổng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Viện Điều tra Quy hoạch rừng…. Nhóm chúng em đã tổng hợp được tổng giá trị sản xuất của
ngành Lâm Nghiệp trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013 theo bảng dưới đây:
Bảng 1: Tổng giá trị sản xuất của ngành Lâm Nghiệp 2005 – 2013
Giá trị (Tỷ đồng) Tổng số

Trồng và chăm
sóc rừng Khai thác lâm sản
Dịch vụ và các hoạt động
lâm nghiệp khác
2005 9.496,2 1.403,5 7.550,3 542,4
2007 12.108,3 1.637,1 9.781,0 690,2
2009 16.105,8 2.287,0 12.916,9 901,9
2010 18.714,7 2.711,1 14.948,0 1.055,6
2011 23.016,7 2.943,0 18.844,3 1.229,4
2012 26.800,4 2.764,7 22.611,1 1.424,6
Sơ bộ 2013 29.043,1 2.949,4 24.555,5 1.538,2
11
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp ngày càng tăng và đóng vai trò
rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động khai thác lâm sản và chủ yếu là khai thác gỗ
Bảng 2 : sản lượng khai thác gỗ của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013
Năm 2005 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013
Sản lượng
(nghìn m3)
2.996,4 3.776,7 4.042,6 4.692,0 5.251,0 5.608,0
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN & PTNT
Các con số thống kê chắc chắn còn thấp hơn sản lượng khai thác gỗ hàng năm, bởi không thống kê
được hết các sản phẩm do các hộ gia đình và cá nhân khai thác, và những sản phẩm khai thác trái pháp luật.
Ta thấy từ năm 2005 đến năm 2013 sản lượng Lâm sản khai thác được có xu hướng tăng ( tăng 2611,6
nghìn m3 ), cho thấy mặc dù công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang tàn phá rừng nặng nề, tuy nhiên
sản lượng Lâm Sản khai thác vẫn tăng mạnh nhờ tăng năng suất lao động và trình độ thâm canh cao.
3.1.2 Nhập khẩu
Nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại của Việt Nam trong quý II/2014 ước đạt trị giá khoảng 1.229 triệu
USD, tăng 85,3% so với cùng kỳ 2013. Lào là nguồn cung gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam, chiếm
34,4% giá trị kim ngạch nhập khẩu, tiếp đến là Campuchia (15%), Mỹ (8,5%), Trung Quốc (8,2%).
12

Bảng 3:Giá trị nhập khẩu nguyên liệu gỗ 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 (đơn vị:
1000 USD)
3.2. Thị trường tiêu thụ hàng hóa lâm sản chính hiện nay
3.2.1 Các kênh thị trường tiêu thụ lâm sản trong nước
Kênh lưu thông phân phối hay còn gọi là kênh thị trường là dòng của một sản phẩm từ nơi mà sản
phẩm đó được sản xuất ra đến người sử dụng cuối cùng: Từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Kênh thị
trường lâm sản được thể hiện qua sơ đồ sau:
 Các chủ rừng: Lâm trường, hộ gia đình, cá nhân, trang trại,…
 Các đầu mối trung gian: Công ty, đại lý, tư thương
 Công ty lâm sản
 Cơ sở chế biến, nhà máy
 Cửa hàng buôn bán
 Cơ sở xuất khẩu
 Người tiêu dùng
Những kênh chính tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp như sau:
Kênh số 1:
Các chủ rừng bán lâm sản cho các đầu mối trung gian của Nhà nước và các công ty tư nhân hay
thương nhân. Từ đây họ bán lâm sản cho các công ty lâm sản, tiếp theo các công ty này bán cho các cơ sở
chế biến hoặc các cửa hàng buôn bán lâm sản. Lâm sản sau khi được chế biến ở các cơ sở và nhà máy, họ
bán cho người tiêu dùng và các công ty xuất khẩu. Hiện nay kênh lưu thông này tiêu thụ khối lượng lâm sản
chiếm tỷ lệ lớn. Đây là biểu hiện sinh động về sự rắc rối và vòng vèo trong lưu thông phân phối lâm sản vì
phải trải qua nhiều khâu trung gian, làm tăng chi phí dịch vụ thương mại, ảnh hưởng đến giá bán nguyên liệu
của các chủ rừng.
Kênh số 2:
13
Các chủ rừng bán lâm sản cho các công ty lâm sản và sau đó công ty lâm sản bán cho các cơ sở chế
biến hay các cửa hàng buôn bán lâm sản. Nếu là cơ sở chế biến thì họ sẽ chế biến và nếu là cửa hàng buôn
bán thì họ bán ngay. Kênh lưu thông này tỏ ra thích hợp hơn hiện nay ở Việt Nam vì hệ thống giao thông và
phương tiện vận chuyển lâm sản kém. Tuy nhiên, kênh này lại không tiêu thụ được khối lượng lâm sản nhiều
bằng kênh số 1.

Kênh số 3:
Các chủ rừng bán trực tiếp lâm sản cho các cơ sở chế biến và cửa hàng buôn bán. Sau khi đã chế biến,
các nhà máy bán cho người tiêu dùng qua mạng lưới tiêu thụ của họ hoặc bán cho công ty xuất khẩu. Hiện
nay, đây là kênh thị trường rất khó thực hiện vì cơ sở sản xuất nguyên liệu (chủ rừng) không đủ khả năng tiếp
thị và vận chuyển, hơn nữa nhà máy không muốn mua những khối lượng nhỏ lẻ, rải rác hàng ngày.
Kênh số 4:
Các chủ rừng(lâm trường, trang trại, hộ gia đình,…) tự chế biến và bán qua mạng lưới tiêu thụ của họ,
kênh tiêu thụ này hiện nay chiếm thị phần rất nhỏ nhưng tránh được các khâu trung gian. Muốn thực hiện
được, người sản xuất (chủ rừng) phải có vốn lớn và có khả năng cũng như kinh nghiệm sản xuất và tiếp thị.
Tiêu thụ gỗ
Hiện nay việc tiêu thụ gỗ ở nước ta tập trung ở 1 số lĩnh vực sau:
- Cung cấp cho công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy khoảng 860.000 m
3
- Cung cấp cho công nghiệp mỏ khoảng 170.000 m
3
- Cung cấp cho các nhà máy sản xuất ván nhân tạo: 470.000 m
3
- Cung cấp cho các nhà máy dăm mảnh xuất khẩu khoảng 300.000 – 500.000 m
3
- Làm nguyên liệu cho xây dựng cơ bản, dân dụng như làm nhà ở, giàn giáo, cừ tràm, cừ đước.
- Sử dụng cho chế biến hàng mộc dân dụng và xuất khẩu.
Từ những nhu cầu thiết yếu trên, chúng ta có thể xác định:
Tiêu thụ gỗ trong nước cho sản xuất than, giấy và ván nhân tạo khoảng 60%. Tiêu thụ gỗ xây dựng cơ
bản, dăm mảnh và đồ mộc khoảng 40%. Trong những năm gần đây, ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu phát
triển nhảy vọt, sản lượng gỗ tròn khai thác trong nước không cung cấp đủ cho ngành sản xuất đồ gỗ xuất
khẩu và phục vụ nhu cầu nội địa. Vì thế, Việt Nam đã phải nhập khẩu nhiều gỗ nguyên liệu với các chủng
loại khác nhau từ các nước trên thế giới.
Tiêu thụ sản phẩm ngoài gỗ
 Tiêu thụ nhựa thông
Nhựa thông được cung cấp cho các nhà máy chế biến và 1 phần xuất khẩu dạng nhựa thô và Colophan

sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. ở Việt Nam có 3 nhà máy chế biến nhựa thông liên doanh với
nước ngoài, trong đó 2 cơ sở liên doanh với Nhật (tại Quảng Ninh và Quảng Bình với công suất trên 17.000
tấn/năm) và 1 cơ sở liên doanh với Trung Quốc tại Hà Tĩnh, công suất 14000 tấn/năm.
Ngoài ra Lạng Sơn là một trong những tỉnh có diện tích rừng thông lớn với diện tích khoảng 80.000
ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Đình Lập, Cao Lộc, Lộc Bình, Chi Lăng và Tràng Định. Hàng năm, sản
lượng khai thác nhựa thông đạt 12.000 – 13.000 tấn, đem lại nguồn lợi hàng trăm tỷ đồng cho người dân nơi
đây.
14
Sản phẩm được chế biến từ nhựa thông (colophan và dầu thông) phần lớn được sử dụng trong nước
cho ngành giấy 1000 tấn colophan/năm, ngành hóa chất 400 tấn colophan và khoảng 100 tấn dầu thông/năm;
xuất khẩu colophan bình quân khoảng 4.500 tấn/năm sang các nước Nhật, ấn Độ, Hồng Công, Pháp, Đức,…
 Tiêu thụ quế
Lượng vỏ quế khai thác hàng năm chủ yếu được dùng để xuất khẩu và 1 phần nhỏ được sử dụng làm
dược phẩm, thực phẩm trong nước. Việt Nam xuất khẩu quế ra 14 nước trên thế giới, trong đó xuất khẩu
nhiều nhất tới các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Singapo, Hà Lan, Hungary…Sản lượng quế
xuất khẩu hàng năm khoảng 2500 tấn. Ngoài việc xuất khẩu vỏ quế, Việt Nam đã và đang tìm hiểu thị trường
để xuất khẩu cọng lá quế (có ký hiệu là YBC) ra 1 số nước trên thế giới, hàng năm xuất khẩu được hơn 10
tấn cọng lá quế.
 Tiêu thụ quả hồi
Sản phẩm của cây hồi là quả hồi và tinh dầu hồi (tinh dầu hồi được chưng cất từ quả hồi). Hàng năm
nước ta sản xuất được từ 3 đến 5 ngàn tấn quả hồi. Hồi của nước ta được xuất sang các thị trường Pháp, Anh,
Đức, Hồng Công, Singapo với khối lượng bình quân hàng năm khoảng 1500 tấn quả khô và 80 tấn tinh dầu
hồi. Quả hồi và tinh dầu hồi tiêu thụ ở trong nước với khối lượng nhỏ cho ngành dược liệu và làm chất phụ
gia cho ngành thực phẩm.
 Tiêu thụ tre, nứa
Ở Việt Nam phần lớn tre nứa được sử dụng làm hàng thủ công, mỹ nghệ, vật liệu xây dựng và làm
nguyên liệu cho công nghiệp giấy.
bên cạnh đó Măng tre nứa được sử dụng làm thực phẩm dưới dạng tươi, măng muối chua hoặc măng khô.
Hầu hết các loài tre nứa đều cho măng ăn được. Từ năm 1997 Việt Nam đã nhập nội 1 số loài tre để trồng lấy
măng như: Điền trúc, Bát độ, Tạp giao, Lục trúc, Mạnh tông cho năng suất măng khá cao. Điều này đã mở ra

một khả năng lớn về xuất khẩu măng tươi.
 Tiêu thụ song mây
Song mây là nguyên liệu để làm nhiều mặt hàng như đồ gia dụng, sản phẩm mỹ nghệ dùng trong nước
và xuất khẩu. Hàng năm ta xuất khoảng 2 triệu sản phẩm đan lát, 500.000 – 600.000 m
2
mây đan và nhiều
mặt hàng khác chế biến từ song mây (Nguyễn Quốc Dựng, 2000). Hàng song mây của Việt Nam chủ yếu
xuất sang các nước Đức, ý, Nhật, Hồng Công, Singapo và Cu Ba… Nhu cầu của thị trường ngày càng lớn,
chúng ta không có đủ nguyên liệu để cung cấp cho 36 xí nghiệp và nhiều làng nghề chế biến song mây (làm
hàng xuất khẩu) đang hoạt động ; vì vậy 1 phần nguyên liệu được nhập qua đường tiểu ngạch từ Lào và
Campuchia.
15
3.2.2. Các thị trường tiêu thụ lâm sản nước ngoài (xuất khẩu)
Theo thống kê, ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam hiện đang có khoảng 2.500 doanh nghiệp trong nước và
khoảng 400 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Mặc dù các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đang gặp phải những khó khăn do cơn bão khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, nhưng hoạt động xuất khẩu đồ gỗ, đồ nội ngoại thất của các doanh nghiệp Việt Nam trong
năm 2012 vẫn có sự tăng trưởng. Và điều đó đang được nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục lặp lại, thậm chí
có thể tốt hơn trong năm 2013…
Tại hội thảo do Dun&Bradstreet (D&B) và Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP Hồ Chí Minh (Hawa) vừa
tổ chức sáng ngày 28/3/2013 ở Thành phố, Giám đốc Phát triển Kinh doanh D&B – ông Đàm Huy Bình –
cho biết, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ nội-ngoại thất VN đạt 4,67 tỷ USD, tăng 19% so với năm
2011.
Với kết quả này, Việt Nam đang xếp hạng xuất khẩu thứ 6 trên thế giới và thứ 2 trong khu vực Đông
Nam Á. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam năm qua, có tỷ lệ đóng góp vào kim ngạch này
lần lượt: 39% tại Mỹ, Trung Quốc 15%, EU 14%, Nhật Bản 14%, các thị trường khác 13% và đặc biệt năm
nay còn có thị trường mới nổi là Hàn Quốc chiếm 5%. Riêng thị trường nhập khẩu chủ lực của Việt Nam là
Mỹ, với doanh số nhập khẩu toàn cầu năm 2012 lên tới 60 tỷ USD, có 60% đồ gồ nội thất, 30% đồ gỗ văn
phòng và 10% còn lại thuộc sản phẩm dành cho trường học, bệnh viện, nhà thờ.
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 2,87 tỷ USD,

tăng 15,3% so với cùng kỳ 2013. Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, kế đến là châu Âu, sau
đó là các thị trường khác, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi thị trường Trung Quốc gặp trục
trặc thì ngành gỗ cũng không gặp khó khăn nhiều. Mặt khác, đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến
16
gỗ trong nước giành lại thị trường nội địa cũng như đẩy mạnh xuất khẩu. Dự kiến cả năm sẽ xuất khẩu
khoảng 4,9 tỷ USD, tăng gần 25% . Xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ hiện đứng thứ 5 trong 10 ngành
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nếu có giải pháp đúng và chính sách hỗ trợ hiệu quả thì Việt Nam có thể
xuất khẩu đạt 15 đến 20 tỷ USD trong 10 năm tới
Bảng 3: Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong quí II/2014 (đơn vị: 1000 USD)
Nhìn chung giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng tăng hơn so
với 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân là do Trong sáu tháng đầu năm 2014, các tỉnh miền Bắc có mưa sớm
trên diện rộng nên khá thuận lợi trong công tác triển khai trồng rừng. Bên cạnh đó, tình hình khai thác lâm
sản cũng đạt được kết quả khả quan. Tính đến ngày 24/06, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 71,2
nghìn ha, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước; Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 2.616 nghìn m3, tăng 8,5% so
với cùng kỳ năm trước.
3.3. Giá một số loại gỗ
TT Tên nhóm, loại gỗ
Đơn vị
tính
Gỗ tròn (đường kính >30cm,
dài >1m
Gỗ xẻ các quy cách dài
>3m
I Nhóm I m
3
1 Trai 5.000.000 8.000.000
2 Muồng đen 3.000.000 4.500.000
3 Sơn huyết 4.500.000 7.000.000
4 Cẩm liên 3.800.000 5.700.000
5 Pơ mu 48.000.000

6 Trắc 80.000.000 150.000.000
7 Cẩm lai, cẩm thị 45.000.000
8 Cà te 38.000.000
9 Gỗ hương 16.000.000 30.000.000
10 Gõ mật 15.000.000
11 Gỗ mun 30.000.000 8.000.000
17
12 Gỗ lát 11.500.000 15.000.000
13 Gỗ gõ 6.600.000 10.000.000
14 Gỗ dạ hương 7.200.000 10.000.000
15 Gỗ lim 12.000.000 16.000.000
16 Gỗ táo, sến 3.500.000 5.000.000
II Nhóm II
1 Sao 5.600.000 9.000.000
2 Căm xe 6.000.000 10.000.000
3 Kiền kiền 4.400.000 7.000.000
4 Nhóm II khác 3.500.000 5.200.000
III Nhóm III
1 Bằng lăng 4.400.000 7.000.000
2 Vên vên 3.000.000 4.500.000
3 Dầu gió 5.000.000 8.000.000
4 Cà chít, Chò chỉ 4.000.000 6.500.000
5 Nhóm III khác 2.500.000 3.750.000
IV Nhóm IV
1
Dầu các loại, bạch
tùng
3.100.000 5.000.000
2 Sến bo bo 2.800.000 4.200.000
3 Thông 2.200.000 3.500.000

4 Nhóm IV khác 1.800.000 2.700.000
V Nhóm V
1 Dầu đỏ, dầu nước 3.100.000 5.000.000
2 Dầu đồng 2.500.000 4.000.000
3 Nhóm V khác 2.000.000 3.000.000
VI Nhóm VI
1
Trám hồng, xoan
đào
2.200.000 3.500.000
2 Nhóm VI khác 1.800.000 2.700.000
VII Nhóm VII
1
Gáo vàng, trám
tráng
2.200.000 3.000.000
2 Nhóm VII khác 1.500.000 2.250.000
VIIINhóm VIII
1
Nhóm VIII các
loại
1.200.000 1.800.000
18
4. Những thuận lợi và khó khăn của thị trường lâm sản và thị trường gỗ ở Việt
Nam
 Thuận lợi:
- Kinh tế đang ấm dần tại các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản khiến cho nhu cầu nhập
khẩu gỗ tăng cao.
- Việc chống bán phá giá của Hoa Kì đối với các sản phẩm gỗ của Trung Quốc là ưu
thế thuận lợi mà nếu tận dụng cơ hội thì Việt Nam có thể gia tăng giá trị xuất khẩu

của mình trong những năm tới.
- Nhiều Hiệp định song phương, đa phương dự kiến được ký kết sẽ tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho ngành này: Hiệp định đối tác tự nguyện Việt- EU về việc quản lý, khai
thác, chế biến và vận chuyển gỗ hợp pháp được ký kết, cùng với triển vọng từ TPP
được kì vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng cho ngành gỗ Việt Nam.
- Với lợi thế giá rẻ cùng với đội ngũ thợ nghề cần cù sang tạo và tài hoa. Hàng đồ gỗ
gia dụng Việt Nam đã thâm nhập thị trường 120 nước vượt qua các nước trong khu
vực.
19
 Khó khăn:
- Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu dưới dạng thô, ít qua chế biến vẫn còn cao, điều này làm
cho sản phẩm của ta chẳng những phải bán giá thấp.
- Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là những mặt hàng trên thị trường quốc tế
mang tính cạnh tranh cao, đội thủ cạnh tranh và còn thiếu kinh nghiệm trong khâu
quảng cáo.
- Sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam chưa cao, sản phẩm gỗ Việt Nam phải cạnh
tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc, Indonesia, Philippines,Đông âu và trên thực tế
thì thị phần đồ gỗ Việt Nam trong danh mục thị phần đồ gỗ nhập khẩu của nước
ngoài còn quá nhỏ bé…
- Sản phẩm gỗ Việt Nam còn mắc phải một số nhược điểm như: quy mô sản xuất nhỏ,
còn manh mún, thiếu đầu tư cho sản xuất mẫu mã đến chất lượng, công tác xúc tiến
thương mại, nghiên cứu thị trường còn thấp, kém hiệu quả.
- Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, ngành gỗ nói riêng còn chưa biết liên kết lại
khi chưa đủ mạnh.
- Các doanh nghiệp còn xuất khẩu đồ gỗ vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn
nguyên liệu nhập khẩu.
- Tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ.
5. Định hướng và giải pháp
5.1. Định hướng
 Công nghiệp chế biến và thương mại gỗ phải trở thành mũi nhọn kinh tế của

ngành lâm nghiệp.
 Tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất,
đồ gỗ ngoài trời và đồ mộc mỹ nghệ.
 Thực hiện nghiêm túc chiến lược phát triển và quy hoạch chế biến gỗ đã được
ban hành.
 Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô lớn.
 Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu.
 Khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ rừng trồng.
5.2. Giải pháp
5.2.1. Giải pháp về chính sách.
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách ở cả cấp vĩ mô và cấp vi mô nhằm đầu
tư, hỗ trợ, thúc đẩy đồng thời giám sát kiểm tra việc khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản
cả trong và ngoài nước.
20
5.2.2. Giải pháp về quản lý, bảo vệ
Các cấp, các ngành có liên quan từ Trung ương đến địa phương cần phải tổ chức quản
lý, bảo vệ rừng chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc khai thác, săn bắn trái phép,
từ đó sẽ triệt tiêu được thị trường phi chính ngạch.
5.2.3. Giải pháp về kỹ thuật
- Thực hiện việc quy hoạch, phân vùng (có thể tiến hành quy hoạch những vùng chuyên
môn hoá sản xuất lâm sản), chọn các loại cây có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa thích,
thích hợp với chất đất của từng vùng để đưa vào trồng.
- Để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh, thì các sản
phẩm lâm nghiệp phải đa dạng về chủng loại, mẫu mã, và có giá trị sử dụng cao. Muốn vậy
thì thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến phải hiện đại.
5.2.4. Các giải pháp về kinh tế
- Tổ chức lại mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, chú trọng đến các kênh tiêu thụ lâm sản ở cả
trong và ngoài nước, từ đó đánh giá hiệu quả của từng kênh tiêu thụ để có những giải pháp
thiết thực nhất.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện những mô hình Sản xuất – Chế biến – Tiêu thụ sản phẩm

(thực chất của mô hình này là tạo ra một chu kỳ khép kín từ đầu vào đến đầu ra làm sao để
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất).
- Có chính sách qui định “giá trần” cho từng loại lâm sản trong từng địa phương, khu vực
để có thể điều tiết mức lợi nhuận hợp lý giữa người sản xuất, khai thác và lưu thông lâm
sản, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
- Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào ngành chế biến lâm sản sử dụng nguyên liệu tận thu
như ván ép nhân tạo, gỗ dán, chế biến măng xuất khẩu… để tăng thu nhập cho người trồng
rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng.
- Khuyến khích hộ gia đình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp bằng trồng rừng và khai thác
rừng trồng với chính sách cho vay vốn, miễn giảm thuế lâm sản.
5.2.5. Giải pháp về môi trường
- Việc khai thác không đúng kỹ thuật, phương pháp, cũng như không đúng với chỉ tiêu cho
phép đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây ra các diễn biến thời
tiết thất thường (lũ lụt, hạn hán ). Vì vậy ngoài mục tiêu về kinh tế thì rất cần chú ý đến môi
trường. Các cơ quan có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, kể cả trong và ngoài ngành lâm
21
nghiệp cũng như bản thân những người trực tiếp khai thác cần phải có những phương pháp,
giải pháp cụ thể nhằm kết hợp hài hoà giữa mục đích kinh tế và môi trường.
22
III. Kết Luận
những năm qua, thị trường lâm nghiệp Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với lợi thế về tài
nguyên thiên nhiên là ở vùng vĩ độ cao, nên sở hữu một hệ động thực vật rất phòng phú
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của rừng trong đời sống của con người về tác dụng điều hòa không khí,
hạn chế tác hại của thiên tai, cung cấp lâm sản gổ và ngoài gỗ, nên lâm nghiệp việt nam sẽ ngày càng phát
triển, nhu cầu về sản phẩm lâm nghiệp ngày càng tăng cao.
Và trong quá trình phát triển để đảm bảo tính bền vững của tài nguyên lâm nghiệp thì việt nam cần chú ý
bảo tồn các khu rừng nguyên sinh. Quy hoạch khai thác những khu rừng một cách hợp lý.
23

×