Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

QUA TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH NẮM CHẮC CÁC VẦN CƠ BẢN LỚP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.76 KB, 9 trang )

Đề tài :
QUA TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH NẮM CHẮC
CÁC VẦN CƠ BẢN LỚP 1
*******
Năm học : 2009- 2010
Thực hiện : Trần Thị Xá
Trường Tiểu học Trần Phước
I/ Đặt vấn đề
Thực hiện QĐ số 16/2006/QĐ-BGDDTban hành chương trình giáo dục phổ
thông cấp tiểu học , về việc thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng của từng môn học
trong đó có môn Tiếng Việt . việc đổi mới phương pháp giáo dục và phát huy tính
tích cực của học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục - đào tạo với học
sinh lớp 1, yêu cầu trọng tâm của môn Tiếng Việt cần đạt là bốn kỹ năng : nghe, nói,
đọc, viết đặc biệt là kĩ năng đọc và viết. Ví vậy để học sinh “đọc thông viết thạo”
người giáo viên phải có nhiệm vụ giúp học sinh nắm chắc 143 vần cơ bản. Vậy làm
thế nào để học sinh ghi nhớ được đầy đủ, chính xác các vần cơ bản đã học mà tiết dạy
vẫn đảm bảo yêu cầu nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả theo tinh thần đổi mới của Bộ.
Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.
II/ Mục tiêu :
Chúng ta đều biết rằng lớp 1 là lớp học đầu tiên của bậc Tiểu học, là lớp thừa
hưởng trực tiếp kết quả học tập của các em từ Mẫu giáo lên. Ở lứa tuổi Mẫu giáo các
em được hình thành kiến thức dưới hình thức “Học mà chơi, chơi và học“ qua hình
thức trên các em tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng và rất hiệu quả
III/ Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh lớp 1A Trường tiểu học Trần Phước năm học : 2009 – 2010
IV. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Thực trạng :
Lớp 1A cho tôi giảng dạy có : 36 em . Trong đó nữ 15 em .Đại đa số thuộc con
em nông dân Phụ huynh phần lớn là lao động, lam lũ làm ăn quanh năm với nương
rẫy nên sự quan tâm đến việc học tập của các em còn nhiều hạn chế.
Qua khảo sát đầu năm, chất lượng môn Tiếng Việt của lớp tôi như sau :



số
G K TB Y
SL TL SL TL SL TL SL TL
36 5 13,9 10 27,8 16 44,4 5 13,9
Cho nên lên lớp 1, lớp đầu cấp của Tiểu học cũng như các lớp trên do đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi nên việc học tập của các em phải được tổ chức sao cho các em
“được”, “học mà vui”. Vì vậy, vui chơi cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt
động học tập của các em. Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng nếu biết tổ cức cho
học sinh vui chơi một cách hợp lý, đúng đắn đều mang lại hiệu quả giáo dục cao.
V/ Phạm vi đề tài :
Vận dụng trò chơi để giúp học sinh nắm chắc phần vần lớp 1
VI /Một số biện pháp :
1/ Tạo sự hưng phấn cho học sinh trong học tập :
Với ưu điểm trên tôi vận dụng các trò chơi vào việc củng cố 143 vần cơ bản các
em cần ghi nhớ bằng cách suy nghĩ tìm ra 10 trò chơi phục vụ cho việc tổ chức các
tiết dạy ôn tập (ở bất cứ nhóm vần nào cũng như áp dụng cho các tiết dạy cung cấp
kiến thức có 2 vần và phải tuân theo một số nguyên tắc sau :
- Trò chơi phải mang rõ tính chất học tập. Cụ thể là phải xác định rõ mục đích
nhằm hình thành khắc sâu, củng cố kiến thức, kỹ năng gì ?... Và giáo viên cần phải
luôn bám sát mục đích đó khi đánh giá.
- Hình thức và nội dung trò chơi phải đa dạng, phong phú luôn được thay đổi
cách thức hoạt động để gây sự hứng thú hấp dẫn.
- Điều kiện tổ chức thực hiện trò chơi cần đơn giản, phương tiện dễ chơi, dễ
làm, sao cho giáo viên có thể tự chuẩn bị và tự tổ chức ngay trong lớp học.
- Cách chơi cần đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thựchiện, thu hút được nhiều
học sinh tham gia.
- Trò chơi phải có luật chơi và luật chơi phải được giới thiệu rõ ràng trước hi
hướng dẫn trò chơi mới.
- Lệnh đưa ra phải gọn, rõ về nội dung, dứt khoát về lời nói.

- Nhận xét phải kịp thời công khai, phải có bảng theo dõi các đội khi chơi, ghi ở
góc bảng.
- Trò chơi phải được tổ chức một cách hợp lý và phải trở thành một bộ phận của
quá trình tổ chức giờ học và được tổ chức hoạt động theo cá nhân, nhóm, lớp và mang
tính thi đua để tiết học thêm hào hứng sôi nổi.
- Trò chơi không dừng lại ở bước củng cố bài học mà nó còn có thể tổ chức
trong phần kiểm tra bài cũ hay tùy theo sự sáng tạo của giáo viên có thể tổ chức hình
thành kỹ năng mới.
Sau đây là các nhóm vần cơ bản mà học sinh cần được củng cố, ôn luyện, kiểm
tra qua các trò chơi và các nhóm vần này được áp dụng cho tất cả các trò chơi, cũng
như có thể xáo trộn các vần cơ bản khi áp dụng vào các trò chơi.
TT (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)
1 ia oi eo on ong om ot oc op oa uê
2 ua ôi ao an ông am at ac ap oe uy
3 ưa ơi au ân ăng ăm ăt ăc ăp oai ươ
4 ai âu ôn âng âm ât âc âp oay uya
5 ui iu ơn ung ôm ôt uc ôp oan uân
6 ưi êu en ưng ơm ơt ưc ơp oăn uyên
7 uôi iêu ên eng em et ôc ep oang uât
8 ươi yêu in iêng êm êt uôc êp oăng uyêt
9 ay ưu un uông im ut iêc ip aonh uynh
10 ây ươu iên ương um ưt ươc up oach uych
11 yên ang iêm it ach iêp oat
12 uôn anh yêm iêt ich ươp oăt
13 ươn inh uôm uôt êch
2
14 ênh ươm ươt
Sau khi khảo sát nắm được chất lượng của lớp, của từng cá nhân học sinh, tùy
theo trình độ cũng như đặc điểm của lớp mà tôi đã suy nghĩ và tổ chức các trò chơi
như sau :

1. Trò chơi : “Khoanh vần, từ”.
a. Mục tiêu :
- Giáo dục tính nhanh nhẹn và sự chú ý ghi nhớ.
- Giúp học sinh nhận diện và phát âm đúng các vần cần ôn.
b. Chuẩn bị :
- 2 hoặc 4 bảng phụ có viết sẵn nhóm vần ôn hoặc từ có nhóm vần ôn, có vị trí
lộn xộn.
- Phấn, bảng ghi điểm.
c. Luật chơi : Dùng phấn khoanh đúng vần hay từ có vần ôn mà cô yêu cầu.
d. Tổ chức chơi : Hoạt động cá nhân theo nhóm
Mỗi lần 4 học sinh lên bảng chơi. Cho học sinh chuẩn bị tư thế cô phát lệnh
“vần uyên” thì lập tức 4 em dùng phấn khoanh vần “uyên” hay bảng của mình. Sau
mỗi lần phát lệnh giáo viên cho học sinh nhận xét và ghi điểm thi đua ở bảng.
Tương tự với 5, 6 vần khác. Giáo viên và lớp tính điểm thi đua học sinh nào
khoanh nhanh và đúng, có số điểm cao nhất là thắng.
- Tương tự với 4 em khác và các vần on, từ ôn khác trong nhóm ôn.
2. Trò chơi : “Chuyền hộp” :
a. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận diện, phát âm đúng các vần ôn và các từ ngữ có tiếng
mang vần ôn
b. Chuẩn bị :
- 3 hộp hoặc 3 vở nhựa nhỏ
- Thẻ mang các vần ôn và từ có tiếng mang vần ôn
Ví dụ : Đối với nhóm (2) có i - y ơ cuối như : ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, ay,
ây hay thẻ có từ : vây cá, trái ổi, bơi lội, ngói mới, vui vẻ, cái túi, tuổi thơ, ngày hội,
máy bay, nhảy dây, đồi núi được chia đều cho 3 hộp.
c. Luật chơi :
- Yêu cầu học sinh đọc đúng và nhanh các vần, từ trong hộp khi bắt được.
d. Tổ chức chơi : hoạt động cả lớp.
Ngồi theo 3 dãy bàn hoạc đội hình vòng tròn ngoài sân. Chia cho 3 tổ mỗi tổ 1

hộp.
Khi cô phát lệnh cả lớp hát kết hợp chuyền hộp chữ từ em này sang em khác
theo nhịp bài hát. Khi có lệnh thì cả lớp ngưng bà hát và dừng chuyền hộp, hộp dừng
ở em nào thì em đó đứng lên đọc to các vần (từ) trong các thẻ chữ (lần lượt 3 học
sinh).
- Trò chơi lại tiếp tục “lệnh” dừng bài hát có thể bất kỳ : giữa bài hát, gần cuối
hoặc cuối bài hát.
- Học sinh nào đọc nhanh và đúng được lớp biểu dương.
3. Trò chơi : “Gọi bạn”.
3
a. Mục tiêu :
- Rèn phản ứng nhanh, nhận diện và ghi nhớ được các vần ôn.
- Củng cố vần ôn
b. Chuẩn bị :
- Lớp 33 em thì chọn cho mỗi em một vần ôn bất kỳ đã học được ghi vào thẻ và
dùng ghim, ghim vào ngực áo của mỗi em.
Vd: 33 vần thì chọn những vần đã học có kết thúc vần là m, n, ng hoặc những
vần khác.
c. Luật chơi :
Khi nghe bạn gọi đến tên mình, thì mình vỗ tay 2 cái theo nhịp rơi gọi lại tên
mình, đến tên bạn kết hợp xòe tay lần lượt sang 2 bên, chú ý không để rơi nhịp. (tác
dụng của việc xòa tay sáng 2 bên là để giữ nhịp và học sinh kịp nói được tên vần
(bạn) cần gọi).
d. Tổ chức chơi : Hoạt động cả lớp.
Trước khi chơi cả lớp làm động tác vỗ tay theo nhịp 3/4 có nghĩ là cả lớp cùng
vỗ tay 2 cái rồi lần lượt :
- Xòe tay phải sang nói tên mình, rồi xòe tay trái sang gọi tên bạn, cứ thế tiếp
tục.
Trò chơi bắt đầu : cả lớp vỗ tay theo nhịp 3/4 và nói “Cô gọi ai” thì cô sẽ vỗ tay
2 cái và nói “cô” kết hợp xòe tay sang phải và nói “gọi ưng” xòe tay sang trái.

- Học sinh mang thẻ vần “ưng” cùng với lớp vỗ tay 2 cái và nói “ưng” xòe tay
phải sang phải, gọi “ương” xòe tay trái.
- Học sinh có vần “ương”vỗ tay theo nhịp lớp 2 cái và gọi “ương” xòe tay sang
phải “gọi uyên” xòe tay sang trái.
- Học sinh mang thẻ vần “uyên” sẽ vỗ tay và gọi tên vần các bạn khác, trò chơi
cứ thế tiếp tục rất hào hứng, em nào không nhớ ra tên vần bạn đeo để rơi nhịp thì
bịnhảy cóc.
4. Trò chơi : “Trí nhớ giỏi”
a. Mục tiêu : Giúp học sinh phát triển năng lực quan sát, tăng cường sự nghi
nhớ có chủ định, tái hiện lại các vần ôn.
b. Chuẩn bị : 3 - 4 bảng phụ có ghi sẵn các vần ôn khăn lau, phấn cho học sinh.
c. Luật chơi :
Học sinh quan sát ghi nhớ và viết lại đúng các vần cô ghi ở bảng.
d. Tổ chức chơi : Hoạt động cả lớp.
Trước khi vào trò chơi cho học sinh chơi “Trời tối, trời sáng” khi giáo viên hô
“trời sáng” học sinh vỗ 2 cánh tay 2 bên như gà đập cánh và 2 tay để lên miệng gáy “ò
ó o ..o”. Giáo viên hô “trời tối” học sinh đáp lại “gà đi ngủ” kết hợp chắp 2 tay để 1
bên má nhắm mắt lại.
Vào trò chơi :
- Giáo viên hô “trời sáng” học sinh làm động tác kết hợp nhìn bảng phụ giáo
viên ghi 2 vần ôn.
- Giáo viên hô “trời tối” các em nhắm mắt cô quay úp bảng lại
- Khi nghe hiệu lệnh “trời sáng” học sinh mở mắt và ghi lại các vần ôn ở bảng
con đưa lên.
4
Giáo viên quay bảng phụ lại để học sinh tự kiểm tra. Học sinh nào ghi lại đúng
các vần ôn thì được giáo viên biểu dương.
Trò chơi lại tiếp tục và nâng cao dần yêu cầu bằng cách ở bảng phụ giáo viên
tăng dần số vần lên từ 2, 3, 5, 7 vần để học sinh tự ghi nhớ và ghi lại số vần ở bảng
con. Giáo viên biểu dương những học sinh ghi đúng các vần ở bảng phụ.

5. Trò chơi : “Tìm từ trong tranh”
a. Mục đích :
Giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, khả năng tạo nhiều từ mới trong
một hình ảnh
- Khuyến khích học sinh mở rộng từ, bồi dưỡng vốn từ cho học sinh.
b. Chuẩn bị :
Một số tranh vẽ cảnh thôn quê, cảnh núi, cảnh biển, Tết Trung thu, Tết nguyên
đán, chợ búa ... bảng con, phấn cho học sinh hoặc giấy, bút, viết vào bảng con.
c. Luật chơi : Tìm được từ có hình ảnh trong tranh (kiểm tra kỹ năng viết : nhớ
mặt chữ tránh trường hợp học sinh đọc được nhưng không viết được).
d. Tổ chức chơi : Hoạt động cả lớp. Thời điểm tổ chức ở HKII.
Giáo viên đính bức tranh Hồ Gươm lên bảng cho học sinh quan sát, nhận xét.
Sau đó yêu cầu học sinh tự ghi lại những hình ảnh có trong tranh, Ví dụ : Hồ Gươm,
Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa ...
Khi cô ra hiệu lệnh, học sinh đưa bảng con lên, em nào ghi được đúng và nhiều
các từ thì được cô biểu dương.
Hoặc cho hoạt động nhóm. Mỗi nhóm 1 tờ giấy viết. Học sinh dùng bút lông
ghi lại các từ mà nhóm phát hiện qua tranh. Xong dán lên bảng lớp, nhóm nào nhiều
và đúng là thắng.
Tương tự với các tranh khác. Ví dụ : tranh phong cảnh làng quê, giáo viên có
thể nâng cao yêu cầu bằng cách đính tranh lên bảng cho học sinh quan sát và tự tìm ra
các từ có trong tranh ghi vào bảng con qua thực tế học sinh tìm được các từ như sau :
lũy tre, đàn bò, cánh đồng ... khi có hiệu lệnh học sinh đưa lên giáo viên nhận xét sửa
số từ hay hơn.
Đối với học sinh giỏi có thể đặt câu có từ trong tranh giáo viên biểu dương
những em có từ hay.
6. Trò chơi : “tìm từ tiếp sức” :
a. Mục đích :
Rèn luyện năng lực tạo được nhiều tiếng mới trên cơ sở các vần đã học.
- Mở rộng vốn từ cho học sinh.

b. Chuẩn bị : giáo viên chuẩn bị số bông hoa cài ở bảng phụ trong mỗi bảng
phụ có chứ 1 vần ôn được xếp lại.
c. Luật chơi :
Tìm được từ có tiếng chứa vần ôn và đọc to từ tìm được.
- Khi bạn trong nhóm lên bảng viết xong chạy về chạm nhẹ tay vào bạn kế tiếp,
bạn kế tiếp mới được lên viết.
d. Tổ chức chơi : Hoạt động nhóm
5

×