Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tom tat van ban thuyet minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.99 KB, 7 trang )

SỞ GD & ĐT TỈNH PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
  
GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY
NĂM HỌC 2010 - 2011
Họ và tên GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích Hậu Tổ chuyên môn: Văn
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Ngân Môn dạy : Văn
SV của trường đại học: Quy Nhơn Năm học: 2010 – 2011
Ngày soạn : 16/2/2011 Thứ/ngày lên lớp: Thứ 3/22/2/2011
Tiết dạy : Lớp dạy: 10 CD2
SỞ GD & ĐT TỈNH PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
  
Họ và tên GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích Hậu Tổ chuyên môn: Văn
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Ngân Môn dạy : Văn
SV của trường đại học: Quy Nhơn Năm học: 2010 – 2011
Ngày soạn : 16/2/2011 Thứ/ngày lên lớp: Thứ 3/22/2/2011
Tiết dạy : Lớp dạy: 10 CD2
BÀI DẠY: TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức trọng tâm:
- Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng:
Tóm tắt một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản.
Củng cố kĩ năng tổng hợp ở học sinh.
3. Tư tưởng, thực tế:
- Thấy được tầm quan trọng và vai trò của văn bản thuyết minh trong nhà trường và trong
cuộc sống.
- Tạo hứng thú đọc, viết và tóm tắt các văn bản thuyết minh
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


- Kết hợp các phương pháp: phân tích, gợi tìm, đàm thoại, thảo luận và trả lời câu hỏi…
- Đồ dùng dạy học:
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc sgk, tham khảo các tài liệu liên quan, soạn giáo
án, dự báo các tình huống có thể xảy ra trong quá trình HS tiến hành bài học trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới, đọc và tìm hiểu trước bài
học.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
 Giới thiệu bài: Văn bản thuyết minh là loại văn bản thông dụng trong học tập
và trong đời sống. Cho nên, tóm tắt loại văn bản này là nhu cầu rất thiết thực đối với
mỗi người. Để hiểu rõ những yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh cũng như
hình thành cho các em kĩ năng vận dụng các thao tác cơ bản để tóm tắt, chúng ta đi
vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay “Tóm tắt văn bản thuyết minh”.
 Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu mục 1.
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm văn bản thuyết minh
HS suy nghĩ và trả lời: Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày, giới
thiệu một sự vật, hiện tượng, vấn đề của tự nhiên, xã hội, con người
nhằm cung cấp tri thức khách quan, chính xác cho người đọc. Nội dung
của văn bản thuyết minh là trình bày cấu tạo, tính chất, quan hệ, công
dụng,… của đối tượng.
- GV nhận xét và diễn giảng:+ Trong đời sống, chúng ta có thể thường
xuyên tiếp xúc với các văn bản thuyết minh đề cập đến các vấn đề về
môi trường, về giáo dục, về kinh tế, về công nghệ, nghệ thuật, văn hóa –
thể thao, … Nói cách khác, hầu hết những tri thức mà chúng ta thu nhận
hàng ngày là nhờ vào các văn bản thuyết minh ở dạng báo hình, báo nói

và báo viết đang lưu hành.
+ Đối với việc học tập môn Ngữ văn thì các
bài khái quát, các bài tiểu dẫn, các bài giới thiệu về tác giả hoặc tác
phẩm, đều là những văn bản thuyết minh. Thông qua việc tìm hiểu,
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Yêu cầu của việc tóm tắt văn
bản thuyết minh:
nghiên cứu những văn bản này mà chúng ta có được những hiểu biết cơ
bản, chính xác và hệ thống về môn ngữ văn.
Tóm lại, trong đời sống cũng như trong học tập, văn bản thuyết minh
đều đóng 1 vai trò rất quan trọng, nó được coi là một kênh thông tin chủ
yếu để chúng ta tích lũy tri thức, mở rộng tầm hiểu biết của mình. Tuy
nhiên, do khả năng ghi chép và ghi nhớ của con người là có hạn, cho nên
chúng ta phải thường xuyên thực hiện thao tác tóm tắt văn bản thuyết
minh để tiện cho việc sử dung. Nói cách khác, trong đời sống và trong
học tập, thao tác tóm tắt văn bản thuyết minh đồng thời diễn ra với việc
tiếp nhận văn bản thuyết minh. Vì vậy, ở 1 khía cạnh nào đó, việc rèn
luyện kĩ năng tóm tắt văn bản thuyết minh cũng có thể coi là rèn luyện kĩ
năng sống.
- GV hỏi: Nêu mục đích tóm tắt văn bản thuyết minh?
HS trả lời.

- GV hỏi: Để tóm tắt văn bản thuyết minh cần những yêu cầu nào?
HS suy nghĩ kết hợp với sgk trả lời: Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn,
đảm bảo tính khách quan, trung thực so với văn bản gốc. Lời văn của văn
bản phải rõ ràng, trong sáng, trình bày chính xác những ý chính của văn
bản gốc.
GV nhận xét, nhấn mạnh nội dung của bài học.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu mục 2.
- GV hỏi: Muốn tóm tắt một văn bản thuyết minh, ta phải làm theo trình

tự nào?
HS bám sát sgk trả lời.
- GV nhận xét, nhấn mạnh nội dung bài học: Tóm tắt văn bản thuyết
minh thực chất là rút gọn một văn bản thuyết minh, giúp cho người đọc,
người nghe có thể nhanh chóng nắm được những thông tin chính xác,
khách quan về đối tượng được thuyết minh.
- Mục đích: * ghi nhớ những nội
dung cơ bản của văn bản thuyết
minh.
* giới thiệu với
người khác về đối tượng, về văn
bản thuyết minh.
-Yêu cầu: * tóm tắt đúng với ý
của nguyên bản.
* tóm tắt phải ngắn
gọn, sáng rõ.
2. Cách tóm tắt một văn bản
thuyết minh:
- Xác định mục đích, yêu cầu
tóm tắt.
- Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt;
- Nắm ý chính, lược bỏ ý phụ;
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập.
- GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ.
+ Tổ 1 và tổ 2 : thảo luận bài tập 1.
+ Too3 và tổ 4 :thảo luận bài tập 2.
* Bài 1: GV cho HS đọc văn bản “Tri thức về văn hóa”. Tiến hành gợi ý,
hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản theo các bước, đồng thời lần lượt trả lời
các câu hỏi trong sgk/84.
- GV gợi ý: Bài viết của Chu Hảo vốn là một bài báo dài, do yêu cầu của

luyện tập nên chỉ trích 1 đoạn. Nội dung chính của đoạn trích nêu lên
quan điểm: Các tri thức lớn xuất hiện làm thay đổi đời sống của con
người. VD: quan niệm của Cô-péc-ních xác định trái đất xoay xung
quanh mặt trời thì các quan niệm duy tâm trái đất là trung tâm của vũ trụ
mới thay đổi. Hoặc trước khi có Thuyết tương đối, mọi người đều tin có
chân lí tuyệt đối. Nhưng từ khi có Thuyết tương đối của Anh-xtanh, vấn
đề chân lí tương đối ngày càng được mọi người chấp nhận. Như thế là hệ
tri thức thay đổi làm văn hóa thay đổi.
- Các HS lần lượt đại diện trả lời các câu hỏi, nhóm bổ sung.
- GV nhận xét, củng cố.
- Làm văn bản tóm tắt ý chính;
- Đọc soát lại xem văn bản tóm
tắt đã chính xác chưa.
II. LUYỆN TẬP:
 Bài 1:
a. a. Bài gồm 3 đoạn:
- Câu then chốt đoạn 1: “Đâu là
của nhân loại”. Các câu còn lại là
dẫn dắt, đưa đẩy.
- Câu then chốt đoạn 2: “ Kết
luận ấy … thời Phục Hưng.”
Câu then chốt đoạn 1: “Với trí
tưởng tượng… bất hủ của mình”.
b. Tóm tắt:
Vấn đề then chốt day dứt nhân
loại xưa nay là: “Đâu là điểm tựa
của đức tin duy trì sự tồn tại của
nhân loại”. Đó là những tri thức
cơ bản về thế giới mà con người
dựa vào. Tri thức về thế giới thay

đổi thì văn hóa xã hội sẽ thay đổi
theo.
Cô-péc-ních bác bỏ thuyết “TĐ
là trung tâm vũ trụ”, xé tan các
nhận thức mê tín, đưa loài người
sang thời Phục hưng.
Anh-xtanh bác bỏ các chân lí
khoa học tuyệt đối của khoa học
cổ điển là không gian tuyệt đối
và thời gian tuyệt đối, mở đầu
thời đại của chân lí tương đối,
* Bài 2. Phần Tiểu dẫn bài “Phú sông Bạch Đằng” có ba đoạn:
Đoạn 1:giới thiệu về tác giả Trương Hán Siêu.
Đoạn 2 và 3: giới thiệu về bài phú.
 Tóm tắt phải nêu được ý chính về tác giả (là người sống vào thời nào,
có tài đức, công lao gì nổi bật?) và tác giả (bài “Phú sông Bạch Đằng”
có nội dung và hình thức như thế nào?)
- HS đại diện đọc bài tóm tắt.
- Nhóm và lớp nhận xét.
- GV nhận xét: Có thể tóm tắt:
- GV nhắc nhở HS về nhà hoàn thành 2 bài tập vào vở.
một thời đại văn hóa mới.
 Bài 2: Trương Hán Siêu (? –
1354), tự là Thăng Phủ, quê ở
làng Phúc Am, phủ Yên Khánh,
nay thuộc phường Phúc Thành,
thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh
Bình. Do có tài, có đức nên khi
qua đời, THS được thờ ở Văn
Miếu, Hà Nội.

Bài “Phú sông Bạch Đằng”
không chỉ nổi tiếng ở thời Trần
mà còn là một trong những bài
phú viết bằng chữ Hán hay vào
bậc nhất nước ta thời trung đại.
Bài phú vừa chứa chan lòng tự
hào dân tộc, vừa đọng lại một
nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng
triết học sâu sắc.
4. Củng cố kiến thức:
- Nhắc lại ngắn gọn mục đích, yêu cầu và các bước tiến hành tóm tắt văn
bản thuyết minh.
5. Dặn dò HS, bài tập về nhà:
- Hoàn chỉnh các bài tập ở phần luyện tập vào vở.
- Soạn câu hỏi Sgk/92 bài “ Hồi trống Cổ Thành” (Nguyễn Dữ).
V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
VI. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Ngày tháng năm 2011 Ngày tháng năm 2011
DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Bích Hậu Nguyễn Thị Thanh Ngân

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×